N h ó m nghiên cứu Các chỉ tiêu
2.3.4. Về tác dụng sinh học
Cốt toái bổ là một vị thuốc đã được dùng từ lâu trong Đông y để chữa các bệnh phong thấp, đau lưng, đau nhức gân xương,đau răng...[8], Do vậy, chúng tôi suy ngược lại từ liều lâm sàng để chọn liều dùng trong thực nghiệm. Thông thường, các liều trên súc vật được tính theo kg cân nặng tương đương từ 10-20 lần liều dùng trên người[10]. Vì vậy, chúng tôi đã dùng liều 4gCTB/kgTT là liều gấp 10 lần liều lâm sàng.
Theo Trần Văn Kỳ[17] thì cốt toái bổ có chứa flavonoid là hesperidin, naringin; tinh bột trong thực tế khi định tính các thành phần hoá học của loài Drynaria bonii thì thấy có chứa saponin. Và chúng tôi cũng sơ bộ kết luận đó
là saponin steroid. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng tác dụng giảm đau, chống viêm là tác dụng của saponin steroid và đã tiến hành thử tác dụng dược lý của dịch chiết saponin toàn phần của cốt toái bổ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác dụng giảm đau của cao lỏng cốt toái bổ sống và trích rượu là như nhau ( p > 0,05). Dịch chiết saponin toàn phần cũng có tác dụng giảm đau kém hơn dạng cao lỏng toàn phần sống và chế (p < 0,05).
Theo phương pháp Koster (gây đau bằng acid acetic), các mẫu cốt toái bổ nghiên cứu có tác dụng giảm đau từ 29,59-75,20% so với lô chứng ở các thời điểm (p < 0,01), tác dụng giảm đau của dịch chiết saponin toàn phần 21,64-48,61% so với lô chứng ở các thời điểm (p >0,05). Thí nghiệm gây quặn đau với tác nhân gây đau hoá học là thí nghiệm có ý nghĩa trong việc đánh giá đau và giảm đau rất có hiệu quả. Theo nghiên cứu của Trần Thanh Tùng[24], cho thấy cốt toái bổ loài Drynaria fortunei liều 4g/kg, số cơn quặn đau giảm từ 51,68- 55,77 so với lô chứng ở các thời điểm (p < 0,01). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trần Giáng Hương[15], alcaloid toàn phần trinh nữ và phân tằm có tác dụng làm giảm số cơn quặn đau từ 33,4-86,3% so với lô chứng. Theo Nguyễn Tiến Phượng[19], cốt khí củ liều 4g/kg có tác dụng làm giảm số cơn quặn đau từ 32,11- 73,62% so với lô chứng. So sánh tác dụng giảm đau của cốt toái bổ với các thảo dược này, chúng tôi thấy cốt toái bổ có tác dụng giảm đau tương đương với một số thảo dược mà các tác giả đã nghiên cứu.
Về tác dụng chống viêm cấp, theo phương pháp gây phù viêm bàn chân chuột cống trắng bằng carrageenin, các mẫu cốt toái bổ liều 4g/kg đã thể hiện tác dụng chống viêm cấp rõ ở các thời điểm sau gây viêm 2h, 4h, 6h. Biểu hiện ức chế viêm cấp của các mẫu cốt toái bổ thông qua việc làm giảm thể tích chân chuột so với lô đối chứng (bảng 2.8). Tác dụng ức chế phản ứng phù viêm của các mẫu cốt toái bổ ở thời điểm 2h, 4h, 6h là 23,46- 41,75% so với
lô chứng (p <0,01 và p < 0,05). Thời điểm cốt toái bổ phát huy tác dụng mạnh nhất là 4h còn aspirin là 2h sau khi gây phù viêm.
Theo nghiên cứu của Trần Thanh Tùng[24], loài Drynaria fortunei liều 4g/kg có tác dụng ức chế phản ứng phù viêm trung bình là 42,84%. Theo Lương Trần Khuê và Đào Văn Phan[16], hoè hoa tán liều 4g/kg đã thể hiện tác dụng chống viêm cấp rõ ở các thời điểm sau gây phù viêm 4h, 6h, 30h (p< 0,05). Tương tự theo Nguyễn Trần Giáng Hương[15], alcaloid toàn phần trinh nữ cũng có tác dụng chống viêm cấp, làm giảm phù chân chuột khi gây viêm bằng kaolanh từ 27-50% ( p < 0,05 và p < 0,01). Như vậy, tác dụng chống viêm cấp của loài Drynaria bonii so với loài Drynaria fortunei và các thuốc nam đã được nghiên cứu là tương đương nhau. Điều này phù hợp với việc điều trị của Đông y là hay dùng hai loài này thay thế nhau.
Trong thực nghiệm, nhóm dùng aspirin có tỉ lệ phần trăm ức chế phản ứng phù viêm cũng tương tự như các nhóm dùng cốt toái bổ sống và chế ở các thời điểm (p < 0,05 và p < 0,01). Điều đó chứng tỏ, cốt toái bổ liều 4g/kg có tác dụng chống viêm cấp vừa phải, tương đương với aspirin liều 0,05g/kg (p < 0,05).
Qua kết quả nghiên cứu, cho thấy cốt toái bổ sống và trích rượu có tác dụng giảm đau, chống viêm cấp tương tự nhau (p > 0,05); còn tác dụng giảm đau, chống viêm cấp của dịch chiết saponin kém hơn. Chứng tỏ ngoài tác dụng giảm đau, chống viêm của saponin còn có tác dụng giảm đau, chống viêm của một thành phần hoá học nào khác...
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐE XUẤT
3.1 Kết luận:
Qua những kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
+ Vê chế biến:
- Đã tiến hành chế biến cốt toái bổ theo hai phương pháp sao vàng cách cát và trích rượu sao vàng. Qua đó thấy được trích rượu sao vàng tỏ ra có
nhiều ưu điểm hơn sao vàng cách cát.
+ Về thành phần ho á học:
Thành phần hoá học của vị thuốc cốt toái bổ ở dạng sống và trích rượu đều có mặt của flavonoid, saponin, sterol, tanin, đường khử. Trong đó, các thành phần saponin, sterol, tanin chưa thấy có tài liệu đề cập đến.
Hàm lượng flavonoid và saponin của cốt toái bổ sống và chế biến có sự thay đổi: hàm lượng flavonoid, saponin của mẫu trích rượu và mẫu sao vàng cách cát giảm so với cốt toái bổ sống.
+ Về tác dụng sinh học:
Cốt toái bổ sống và trích rượu có tác dụng giảm đau, chống viêm cấp với liều (4gCTB/kgTT) và không có sự khác biệt giữa mẫu sống và mẫu trích rượu về tác dụng sinh học.
Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh việc chế biến vị thuốc cốt toái bổ là một điều cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cho việc bảo quản,chiết xuất và điều trị. Qua một số phương pháp chế biến nói trên và qua thử tác dụng sinh học có thể rút ra là đối với cốt toái bổ việc sử dụng phương pháp trích rượu là phù hợp nhất và có thể dùng phương pháp này để chế biến cho cốt toái bổ.