Mẫu số 01CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a Tác giả sáng kiến hoặc các đồng t
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số: ……….
- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên dạy trẻ kỹ năng
vệ sinh cá nhân”.
- Tác giả: Nguyễn Thị Thịnh
- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Phượng
- Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non
Bá Hiến, tháng 02 /2020
Trang 2Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có):
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thịnh
- Ngày tháng năm sinh: 01/02/1980 Giới tính: Nữ
- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường Mầm non Hoa Phượng
- Chức danh; Phó Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn; Đại học sư phạm Mầm non
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có): Không
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thịnh
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên dạy trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân”.
- Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng công tác quản lý đối với giáo viên trường mầm non Hoa Phượng, giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Phượng
- Mô tả sáng kiến:
Trang 3+ Về nội dung của sáng kiến: Áp dụng các giải pháp dưới đây để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên của nhà trường:
1 Giải pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức và xây dựng các tiết dạy mẫu về kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là Chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ
Để trẻ có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về Đức – trí – thể - mỹ thì trẻ cần phải
có một cơ thể khỏe mạnh
Chính vì lý do đó bản thân tôi là một Cán bộ quản lý, tôi luôn tìm hiểu kiến thức giáo dục vệ sinh cho trẻ để bồi dưỡng cho giáo viên để chăm sóc trẻ Muốn chăm sóc được trẻ tốt, muốn dạy trẻ có kỹ năng vệ sinh tốt thì bản thân người giáo viên cũng phải có kiến thức, phải có kỹ năng vệ sinh và dạy trẻ vệ sinh
Thông qua buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn của tổ để cùng giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm kiến thức vệ sinh và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
Giao cho các tổ xây dựng các tiết học dạy trẻ kỹ năng vệ sinh cho trẻ mẫu giáo và vệ sinh cho trẻ đối với trẻ nhà trẻ để toàn thể giáo viên trong trường được học tập, trao đổi kinh nghiệm kỹ năng và nhất là hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ
Đưa các nội dung giáo dục vào kế hoạch thực hiện các chủ đề, kế hoạch tuần, ngày để cung cấp kiến thức, kỹ năng vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh
Đối với nhà trẻ giáo viên thực hành các kỹ năng rửa tay, rửa mặt, chải tóc buộc tóc cho trẻ…., dạy trẻ cách xúc miệng, cách đi tất, đi dép…
Đối với trẻ mẫu giáo thì trẻ đã được làm quen ở nhà trẻ, lên đến tuổi mẫu giáo trẻ đã có những kỹ năng cơ bản nên cô giáo phải dạy trẻ thực hiện những kỹ
Trang 4năng vệ sinh đó như: dạy trẻ rửa tay, rửa mặt, xúc miệng, tự thay quần áo khi bị bẩn, cách ăn uống văn minh…
2 Giải pháp 2: Tổ chức thực hiện kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ cùng các hoạt động trong và ngoài lớp học.
Ngay từ đầu năm học, tôi trao đổi với giáo viên khi xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cần phải lựa chọn những nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để đưa các nội dung giáo dục vệ sinh cho phù hợp
Đưa các nội dung lồng ghép vào trong các hoạt động trong lớp và các hoạt động ngoài lớp cụ thể với từng độ tuổi:
* Đối với trẻ nhà trẻ:
Giáo viên tổ chức các bài dạy thực hành các kỹ năng vệ sinh cho trẻ như: rửa mặt cho trẻ, rửa tay cho trẻ, chải tóc cho trẻ, thay quần áo cho trẻ, dạy trẻ cách ngồi
ăn, cách xúc thức ăn, cách nhai thức ăn trong giờ ăn, cách lấy nước để uống nước
Giáo viên phải thực hiện thường xuyên để tạo thành một thói quen cho trẻ,
kỹ năng thực hiện của cô phải rõ ràng, nhẹ nhàng, thuần thục Thông qua các hoạt động cô giáo dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân đơn giản để trẻ biết và có thể thực hiện được
* Đối với trẻ mẫu giáo:
Trẻ mẫu giáo đã được làm quen các kỹ năng vệ sinh từ khi còn ở nhà trẻ, nên trẻ cũng đã biết một số kỹ năng đơn giản mà cô giáo đã làm cho trẻ
Ở lứa tuổi này cô giáo không làm cho trẻ nữa mà cô giáo phải đưa ra các hình thức để dạy trẻ thực hiện được các kỹ năng đó thông qua các hoạt động hàng ngày Giáo viên phải đưa các nội dung phù hợp với bài dạy, phù hợp với lứa tuổi để dạy trẻ
+ Dạy trẻ rửa tay
Trang 5- Cô giáo phải là người tạo cơ hội cho trẻ biết tầm quan trọng của việc rửa tay để giữ cho đôi bàn tay luôn sạch sẽ, trẻ sẽ đưa ra một số câu hỏi mà cô phải giải quyết như: Cô ơi tại sao phải rửa tay? Rửa tay để làm gì? Rửa tay như thế nào? cô
là người giải quyết những vấn đề đó và dạy trẻ biết các thao tác rửa tay, lợi ích của việc rửa tay, rửa tay vào những thời điểm nào?
- Cô lồng ghép vào các hoạt động tiết học trong và ngoài lớp, mọi lúc mọi nơi để dạy trẻ, sử dụng các động tác rửa tay kết hợp với bài hát, bài nhạc để trẻ hứng thú hơn, tổ chức cho các nhóm trẻ thi đua nhau xem nhóm nào thực hiện đúng các bước và rửa tay sạch hơn
+ Dạy trẻ rửa mặt:
- Trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc rửa mặt, biết vì sao phải rửa mặt, rửa mặt khi nào? Dùng gì để rửa mặt? đó là những kỹ năng cơ bản mà đầu tiên cô phải giúp trẻ tập làm, quá trình được lặp đi lặp lại nhiều lần trẻ biết cách rửa mặt, lau mặt Khăn mặt của trẻ phải được giặt sạch sẽ sấy hấp hàng ngày, đảm bảo vệ sinh
- Lồng ghép vào các tiết học để giáo dục trẻ, củng cố khắc sâu kiến thức kỹ năng, thói quen cho trẻ Trao đổi phối hợp với phụ huynh học sinh tiếp tục thực hiện những công việc đó khi ở nhà để trẻ có kỹ năng thuần thục
+ Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học.
- Dạy cho trẻ hiểu tại sao phải giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ thơm tho chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân, thường xuyên rửa tay, lau mặt, tắm rửa thay quần áo Chính những việc làm thường xuyên này giúp cho các con luôn sạch sẽ, thơm tho được mọi người yêu mến, có sức khỏe cường tráng, không bị ốm đau
Trang 6- Dạy cho trẻ các kỹ năng giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học, không vứt rác ra lớp, ra sân trường hay ở chính trong ngôi nhà của các con Dạy các con biết bỏ rác đúng nơi quy định, đây là một thói quen tốt cho đứa trẻ
Muốn thực hiện được điều đó tốt, to phân công cho các tổ chuyên môn giao cho giáo viên lên tiết dạy mẫu để các thành viên trong tổ được dự, nhận xét, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để được một bài học hoàn chỉnh
Đánh giá kết quả sau mỗi giai đoạn áp dụng để so sánh với những giai đoạn trước xem kết quả thu được có khác nhau không? Có thay đổi nhiều không để có định hướng bổ sung, hay thay đổi hình thức tổ chức, nội dung kiến thức cần cung cấp cho trẻ
Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến này tôi đã thực hiện và áp dụng tại Trường Mầm non Hoa Phượng trong năm học 2018 – 2019 và ngay từ đầu năm học 2019 – 2020, kết quả sau khi áp dụng rất khả quan, được giáo viên trong nhà trường đánh giá tốt, có thể
áp dụng cho những năm học tiếp theo và cho các trường mầm non
* Lợi ích thu được hoặc dự kiến do áp dụng sáng kiến
Kết quả nghiên cứu khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Những giải pháp nêu trên đã giúp cho giáo viên ở Trường Mầm non Hoa Phượng hiểu rõ được tầm quan trọng về giáo dục vệ sinh, có kỹ năng vệ sinh cho trẻ nhà trẻ và dạy trẻ mẫu giáo tự vệ sinh cá nhân trong năm học 2018 – 2019 và học kỳ I của năm học 2019 – 2020 được cải thiện rõ rệt, đội ngũ giáo viên vững vàng hơn nhiều trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nhiều giáo viên là giáo viên giỏi cấp trường và cấp Huyện, hàng năm đều có giáo viên đạt Chiến sỹ thi đua cơ sở và giáo viên đạt Lao động tiên tiến Hiện nay đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn 100% Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn là: 93.3%
Trang 7Năm học 2018 – 2019 có 01/15 Giáo viên được Chủ Tịch UBND Tỉnh tặng Bằng khen đạt 6.7%; 01/15 giáo viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở đạt 7%; 10/15 giáo viên đạt Lao động tiên tiến đạt 67%
BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
+ Tổng số giáo viên: 13 người
+ Tổng số học sinh: 328 trẻ ( Nhà trẻ: 37; Mẫu giáo: 291 trẻ)
T
T
Nội dung đánh giá Trước khi thực
hiện đề tài
Kết quả sau khi thực hiện đề tài
So sánh kết quả thực
Ghi chú
Trang 8hiện Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Tăng Giảm
1 Giáo viên thực hiện
thường xuyên các kỹ
năng vệ sinh cá nhân
cho trẻ
2 Giáo viên thực hiện
thường xuyên việc
dạy trẻ các kỹ năng
vệ sinh cá nhân
0
3 Trẻ mẫu giáo 5 tuổi
thực hiện được các kỹ
năng rửa tay, rửa mặt,
giữ gìn vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi
trường
4 Trẻ mẫu giáo 4 tuổi
thực hiện được các kỹ
năng rửa tay, rửa mặt,
giữ gìn vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi
trường
57 63 34 37 79 87 12 13 24
5 Trẻ mẫu giáo 3 tuổi
thực hiện được các kỹ
năng rửa tay, rửa mặt,
giữ gìn vệ sinh cá
54 54 46 46 73 73 27 27 19
Trang 9nhân, vệ sinh môi
trường
* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Giáo viên đã nắm chắc chuyên môn và thực hiện thuần thục các kỹ năng dạy trẻ vệ sinh cá nhân và vệ sinh cá nhân cho trẻ, biết xây dựng môi trường học tập tại lớp học của mình sắp xếp khoa học, bố trí các góc đẹp mắt, vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài lớp học
Biết xây dựng kế hoạch cụ thể cho các hoạt động trong ngày lồng ghép các nội dung giáo dục vệ sinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ
Thường xuyên trau dồi kiến thức, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí thi đua cuối năm, không có giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn
Được sự ủng hộ của BGH nhà trường và của tập thể giáo viên đã giúp đỡ tôi, đóng góp ý kiến để tôi áp dụng đề tài này vào Trường mầm non Hoa Phượng trong năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 - 2020
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Không có
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Các trang thiết bị cần thiết: Môi trường trang trí trong và ngoài lớp đầy đủ
đồ dùng cá nhân phục vụ cho trẻ Đồ dùng vệ sinh tại các nhóm lớp
- Phòng học rộng rãi, các lớp được trang trí theo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ
Điều kiện về giáo viên:
Trang 10- Giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, linh hoạt sáng tạo
- Giáo viên thường xuyên thực hiện các hoạt động giáo dục vệ sinh cho trẻ, trao đổi với phụ huynh học sinh cùng phối hợp
- Các giáo viên làm Tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên thực hiện các tiết dạy mẫu
- Thời gian tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
Điều kiện về trẻ:
- Trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo của trường mầm non Hoa Phượng
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có); Không
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
Bá Hiến, ngày 02 tháng 02 năm 2020
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
Nguyễn Thị Thịnh
Trang 11
Mẫu số 02
PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 12TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG
Số: /BNX - MNHP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bá Hiến, ngày 02 tháng 02 năm 2020
BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Phượng nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của bà: Nguyễn Thị Thịnh
- Ngày tháng năm sinh: 01/02/1980 Nam, nữ: Nữ
- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường mầm non Hoa Phượng
- Chức danh: Phó Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật thì ghi rõ thông tin này; không có
- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên dạy trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân”.
- Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng đối với giáo viên trường mầm non Hoa Phượng, giải quyết vấn đề nâng cao kỹ năng giáo dục giữ gìn vệ sinh cá nhân của trẻ cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Phượng
Trang 13Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến
- Tôi tên là: Dương Thị Hà
- Chức vụ: Hiệu trưởng
Thay mặt Trường Mầm non Hoa Phượng nhận xét, đánh giá như sau:
1.Đối tượng được công nhận sáng kiến: Là giải pháp nào trong các giải pháp
nêu dưới đây:
- Giải pháp quản lý: trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non
2 Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá nhân theo
các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: vì
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại lợi ích xã hội: nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường, rèn cho trẻ có kỹ năng vệ sinh cá nhân sau này
Trang 14c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức: Áp dụng trong trường mầm non
3 Kiến nghị đề xuất:
- Nêu rõ đề xuất của mình (công nhận hay không công nhận sáng kiến): Sáng kiến được công nhận
- Trường Mầm non Hoa Phượng Đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến
Xin trân trọng cảm ơn./.
HIỆU TRƯỞNG
Dương Thị Hà