1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn địa lí ở trường THCS quang sơn

24 159 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 278,5 KB

Nội dung

Vì vậy mà nâng cao chất lượng dạy học không chỉ là nâng cao chấtlượng tỉ lệ học sinh khá giỏi mà phải giảm tối đa tỉ lệ học sinh yếu kém, giúp các em học sinh yếu kém, những học sinh có

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LẬP THẠCH

TRƯỜNG THCS QUANG SƠN

CHUYÊN ĐỀ

PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN

ĐỊA LÍ LỚP 9 ************

Người thực hiện: Vũ Thị Linh

Trang 3

Tác giả: Vũ Thị Linh

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn

Đơn vị: Trường THCS Quang Sơn- Lập Thạch -Vĩnh Phúc

- Việc nâng cao chất lượng dạy học là một chủ trương của ngành GD&ĐT, làyêu cầu khách quan của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Đặc biệt ngành giáo dục đang thực hiện “Chống tiêu cựctrong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và về “Chống học sinh ngồi nhầmlớp” Đặc biệt năm học 2019-2020 là tiếp tục “Xây dựng trường học thân thiện-Họcsinh tích cực” Vì vậy mà nâng cao chất lượng dạy học không chỉ là nâng cao chấtlượng tỉ lệ học sinh khá giỏi mà phải giảm tối đa tỉ lệ học sinh yếu kém, giúp các

em học sinh yếu kém, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong họctập, có điều kiện tiếp tục học lên ở các lớp trên đối với trường THCS nói chung vàmôn Địa lí nói riêng là rất quan trọng Để trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhautrong công tác giảng dạy, phụ đạo, hỗ trợ đối với học sinh yếu kém ở trường THCSQuang Sơn, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí ở trườngxin đưa ra một số kinh nghiệm của tôi về phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém

để có thể nâng cao chất lượng dạy học và có khả năng sánh vai với các trường bạn

trong huyện Với những lí do trên nên tôi chọn đề tài “Phương pháp phụ đạo học

sinh yếu kém môn Địa lí” ở trường THCS Quang Sơn.

2 Chất lượng môn Địa lí của trường THCS Quang Sơn năm học 2018-2019như sau:

* Chất lượng bộ môn Địa lí 9, năm học 2018 – 2019

Tổng số : 92, trong đó kết quả cuối năm học số hs đạt từ trung bình trở lên là

89 hs, đạt 96,7 %

Trang 4

* Tình hình học sinh:

- Đặc thù của học sinh miền núi điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, động

cơ học tập không được tốt, thiếu sự quan tâm của cha mẹ Do vậy, đa số em yếu thìyếu tất cả các mặt từ kiến thức đến các kĩ năng cần thiết: vẽ các dạng biểu đồ, phântích các bảng số liệu thông thường, kĩ năng tính toán số liệu chậm ngoài ra đa sốcác em đều có chữ viết xấu, trong lớp học lại thiếu chú ý và không tham gia đónggóp ý kiến xây dựng bài, nên các em thường rụt rè, e ngại trả lời

* Mục tiêu phụ đạo

Qua thời gian phụ đạo, giáo viên hướng dẫn, bồi dưỡng để:

- Số học sinh yếu có điều kiện học lại các kiến thức cơ bản thông qua nội dung họcbám sát

- Rèn luyện các kĩ năng vẽ, phân tích các dạng biểu đồ cơ bản, đặc biệt các bàithực hành

- Qua phụ đạo, còn giúp các em rèn luyện chữ viết

* Giải pháp phụ đạo giúp đỡ

Bước vào đầu năm học, giáo viên tiến hành phân loại học sinh yếu - kém bằngcách căn cứ vào hai điều kiện: kết quả học năm trước, kết quả khảo sát chất lượngđầu năm để phân loại học sinh yếu - kém môn Địa lí 9

3 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh trường THCS Quang Sơn ( dạy khối 9)

4 Dự kiến số tiết dạy: ( Nội dung)

* Thời gian dạy phụ đạo học sinh yếu - kém lớp 9: từ tuần 4 tháng 9/2019 đến

tuần 2 tháng 05/2020 (tương ứng 32 tuần, trong đó trừ 4 tuần thi, nghĩ lễ trong năm)

* Tổng số buổi dạy: 13 buổi tương ứng 26 tiết (mỗi buổi 2 tiết)

Trong đó:

Địa lí dân cư Việt Nam: 1 buổi

Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: 3 buổi

Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: 6 buổi

Địa lí kinh tế biển - đảo: 1 buổi

Địa lí địa phương: 1 buổi

Hướng dẫn các dạng bài tập: 1 buổi

* Nội dung chương trình phụ đạo cụ thể như sau (mỗi buổi soạn giáo án thành 1chủ đề học bám sát):

Buổi Ngày Nội dung chương trình dạy phụ đạo (chủ đề bám sát) tiết Số Ghi chú

1 Địa lí dân cư Việt Nam 2

Trang 5

2 Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: Nông + lâm + ngư +luyện tập 2

3 Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: Công nghiệp + dịchvụ + Giao thông vận tải + Bưu chính viễn thông. 3

5 Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng trung du vàmiền núi Bắc Bộ + thực hành 2

6 Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: Đồng bằng sôngHồng+ thực hành. 2

7 Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng Bắc Trung Bộ +vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ + thực hành. 2

8 Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng Tây Nguyên +thực hành. 2

9 Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng Đông Nam Bộ +thực hành. 2

10 Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: Vùng đồng bằng sôngCửu Long + thực hành. 2

11 Địa lí kinh tế biển - đảo 2

12 Địa lí địa phương: Địa lí Vĩnh Phúc 2

13 Hướng dẫn các dạng bài tập (chuẩn bị kiểm tra học kì II). 2

II Nội dung.

1 Cơ sở lí luận

Trung học cơ sở là cấp học mang tính chất kế thừa kiến thức ở cấp Tiểu học

và khởi đầu cho việc hình thành vốn kiến thức cơ bản cho học sinh làm nền tảngvững chắc cho cấp học THPT và cao đẳng, đại học Nó tạo mối quan hệ mật thiếtgiữa các môn học tự nhiên trong nhà trường, Địa lý là một trong những môn học

mà hiện nay Ngành đặc biệt quan tâm Do đó, cần có sự nhận thức rõ giá trị thựctiễn của môn Địa lý giúp cho học sinh vận dụng kiến thức đã học một cách sâu sắclàm nền tảng vững chắc cho các cấp học sau này Từ những cơ sở khoa học đó, dạyhọc môn Địa lý ở trường THCS là hết sức quan trọng nhưng để học sinh có đượcvốn kiến thức phổ thông đại trà, cơ bản thiết thực đầu tiên của bậc THCS Giáoviên phải hệ thống hóa kiến thức cơ bản giúp học sinh yếu kém và hiểu các kiếnthức cơ bản, giúp học sinh yếu kém nắm và hiểu các kiến thức là một vấn đề khó

Trang 6

Muốn để học sinh hiểu được giáo viên phải có quyết tâm với nghề một cách triệt để

và có một tâm lý nhẹ nhàng, phương pháp phù hợp giảng dạy cho các đối tượngnày, giáo viên phải vận dụng từ những khái niệm đơn giản, mở để học sinh nắmđược nhằm lấp lại kiến thức mà các em bị hỏng Đặc biệt, khái quát kiến thức trọngtâm cơ bản, ngắn gọn, cô đọng, làm nền tảng cho các kiến thức có liên quan vậndụng ở các lớp trên Về phương pháp đòi hỏi giáo viên phải sử dụng triệt để các đồdùng dạy học như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ liên hệ thực tế, phân chia nhóm phảiđảm bảo phải có đủ các đối tượng như (khá, giỏi, TB, yếu, kém) để có điều kiệntrao đổi học tập lẫn nhau Để giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả caothì người giáo viên gặp không ít khó khăn, vướng mắc Học sinh đã làm quen với

bộ môn như Địa lý và các môn khoa học xã hội khác Hiện nay sách biên soạn cóhình thức trình bày sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu Dướimỗi đầu đề của mỗi bài thường có các hình ảnh gắn liền với các câu hỏi hoặc câuphát biểu, câu suy đoán, nhằm kích thích tính tò mò, kiến thức khoa học, thôithúc học sinh tích cực tìm tòi khám phá, kiến thức mới, khái niệm mới Nhờ cáccâu hỏi này mà giáo viên có thể tạo ra các tình huống có vấn đề lôi cuốn học sinhyếu kém vào tiết học một cách hứng thú, nhẹ nhàng Từ đó, hình thành kiến thứcmới như hình thành các khái niệm Địa lý một cách ngắn gọn, cô đọng dễ hiểu làmnền tảng cho việc vận dụng nghiên cứu các kiến thức cơ bản ở các lớp sau

Để học sinh yếu kém học tốt thì giáo viên phải gây được hứng thú học tập.Muốn làm được như thế thì giáo viên định hướng giúp, hỗ trợ kiến thức cũ mà họcsinh đã khuyết hoặc những câu hỏi gợi mở trên cơ sở tranh ảnh, bản đồ, lược đồ,biểu đồ hoặc suy luận từ những kiến thức cũ, để học sinh có cơ sở định hướngtrao đổi tìm ra kiến thức mới như: Tự tay vẽ hình, tính toán và rút ra kết luận Côngviệc này học sinh yếu còn gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy, nhiệm vụ cần thiết củangười giáo viên là phải đầu tư, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy áp dụng phùhợp cho từng đối tượng học sinh, đặc biệt là giáo viên tổ chức nhóm học tập; họcsinh khá, giỏi phụ đạo học sinh yếu, kém nếu được như thế thì giúp ta từng bướcnâng dần chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập của học sinh yếu kém ngàyđược nângcao

2 Cơ sở thực tiễn:

Trong chương trình SGK bậc THCS hiện nay rèn luyện kỹ năng suy luận trên

cơ sở hình ảnh minh họa trực quan, sinh động hoặc mô hình, bản đồ, biểu đồ, lược

đồ, Để từ đó học sinh rút ra kiến thức và cách trình bày lập luận trên hệ thốngkiến thức trên mang tính lôgíc, tạo ra một chuỗi hệ thống lôgíc về mặt khoa học

Trang 7

Vậy làm thế nào để sử dụng phương tiện phục vụ cho việc truyền thụ kiến thức củagiáo viên cho học sinh yếu kém, lĩnh hội kiến thức, thu hút khả năng tìm tòi, nghiêncứu của học sinh một cách có hiệu quả vẫn là mối quan tâm hàng đầu, là điều kiệnkhó nhất của giáo viên tìm phương pháp dạy học Trong nhiều năm qua có nhiềugiáo viên quan tâm, nghiên cứu, tìm những giải pháp thích hợp để giảng dạy và sửdụng các dụng cụ thiết thực kết hợp với các phương pháp cũng như tổ chức phânphân bố các em học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu kém Để đảm bảo việc giảngdạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên có vốn kiếnthức vững vàng, chịu khó học hỏi ở đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến đóng góp từ cácđồng nghiệp, các giáo viên nhiều năm có kinh nghiệm Về học sinh, giáo viên phảitìm hiểu về tâm lý, hoàn cảnh gia đình, đối tượng học sinh và phải xem đây là mộtvấn đề nghiêm túc cần tìm ra những phương pháp cụ thể và áp dụng một cách đồng

bộ, phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém nhằm nâng dần chất lượng, hiệu quảgiảng dạy cũng như kết quả học tập đạt chất lượng

3 Thực trạng:

3.1 Về học sinh: Trường THCS Quang Sơn là trường thuộc cụm phía Bắc của

Huyện Lập Thạch, Đa số học sinh ngoan, nhưng khó khăn là một số học sinh cònlười học Ngoài giờ học phải phụ giúp gia đình nhiều công việc do đó thời gian tựhọc còn hạn chế Chính vì những yếu tố trên nên nó gây ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc học tập của học sinh

Chất lượng khảo sát đầu năm: 2019- 2020

Đầu năm Giữa họckì I Cuối họckì I

TB mônhọc kì I:

TB trở lên

Tiến bộ

SL % SL % SL % SL % SL %9A 40 7 7 17.5 6 15

9B 41 12 12 29,3 9 23,8

K9 81 19 19 23,4 15 19,8

Kết quả khảo sát đầu năm như vậy là do:

- Học sinh lười học: qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinhyếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việchọc, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì lại cắp sáchđến trường, nhiều khi học sinh còn không biết hôm đó học môn gì, vào lớp thìkhông chép bài vì lí do là không mang theo vở học của môn đó Còn một bộ phậnkhông ít học sinh thì không xác định được mục đích của việc học, học để có điều

Trang 8

kiện đi chơi, đến lớp thì lo chọc phá bạn bè, gọi đến thì không biết trả lời, đang giờhọc thì xin ra ngoài để chơi

- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Với một vùng nông thôn nghèonhư Quang Sơn, đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp, cuộc sống rất bấpbênh nhưng vẫn cố gắng lo cho con em đi học Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cứnghĩ học sinh đến trường, học những gì giáo viên giảng dạy là đủ rồi mà chưa chú ýđến vấn đề tự học của học sinh Một số bộ phận học sinh thì theo cha mẹ đi làmthuê, một số khác phải làm công việc nhà, chăm sóc em nhỏ…

- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận,với chương trình học tập hiện nay, để có thể học tốt, đặc biệt là môn Địa thì để việchọc tập có kết quả thì đòi hỏi trước đó học sinh phải có vốn kiến thức nhất định.Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều học sinh đã không có được những vốn kiến thức cơbản ngay từ lớp nhỏ, từ đó càng lên các lớp lớn hơn, học những kiến thức mới cóliên quan đến những kiến thức cũ thì học sinh đã quên hết cho nên việc tiếp thukiến thức mới trở thành điều rất khó khăn đối với các em Nguyên nhân này có thểnói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.Qua nhiều năm thực hiện chương trình học sinh vẫn còn lúng túng trong việctiếp thu kiến thức mới Năm nay là năm tiếp tục thực hiện cuộc vận động của BộGD&ĐT với 4 nội dung, trong đó thể hiện rõ ở hai nội dung với học sinh là "Tránhtiêu cực trong thi cử và tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp" Kiến thức họcsinh hiện nay còn hỏng rất nhiều kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới Đồngthời, ý thức chịu khó học tập và mối quan tâm của phụ huynh thể hiện chưa cao Dotình hình thực tế chung của trường, hiện nay có một số em chưa biết tính toán, thậmchí viết chữ chưa đúng và đây cũng là vấn đề khó khăn, nan giải Do thực tại tiếtdạy có 45 phút với một lượng kiến thức nhất định, đồng thời lớp học có số lượngđông, có đủ các dạng học sinh nên nếu giáo viên đầu tư nhiều cho các em học sinhyếu kém am hiểu sâu và nắm rõ kiến thức dẫn đến tiết dạy tráy giáo án, không đảmbảo truyền tải hết nội dung kiến thức Đây là một khó khăn chung của người giáoviên

- Năng lực học tập của từng đối tượng học sinh yếu, kém còn lúng túng trongviệc đọc và xác định các địa danh trên bản đồ, lược đồ

- Một số em còn lười chưa chịu khó làm các bài tập ở tập bản đồ sau mỗi bàihọc do giáo viên giao về nhà

3.2 Nhà trường:

Trang 9

* Thuận lợi:

Trường THCS đã cố gắng tạo mọi điều kiện từ trang thiết bị đến cơ sở vậtchất chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy phụ đạo họcsinh yếu kém đối với tất cả các bộ môn trong đó có môn Địa lý Các loại SGK, sáchtham khảo và các loại sách khác nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và họctập của học sinh Phòng thư viện luôn có người trực mỗi ngày nhằm tạo điều kiệnhọc và tìm hiểu kiến thức tốt vun vén cho kiến thức cũ được vững chắc Bên cạnh

đó, nhà trường còn tạo điều kiện cho học sinh nghèo mượn SGK và các sách khác

để học tập

* Khó khăn:

Về giáo viên: Việc bố trí giáo viên giảng dạy bậc THCS chưa chuyên môn,một môn dạy nhất định, một giáo viên phải đảm nhiệm đến hai, ba môn nên việcđầu tư giảng dạy còn gặp rất nhiều hạn chế Do tình hình thực tế của trường nênmột số giáo viên chỉ tập huấn chương trình thay SGK môn này và phải dạy mônkhác không được tập huấn mới dẫn đến việc giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao Domột số giáo viên chưa chịu khó đầu tư, nghiên cứu, mày mò, tìm hiểu đối tượnghọc sinh yếu kém dẫn đến giáo viên rất ngại tổ chức cho học sinh học nhóm, tronggiờ học còn hạn chế Giáo viên sợ không khống chế được thời gian nên một số giáoviên còn mang tính hình thức, áp đặt kiến thức cho học sinh khá giỏi, chưa quantâm đến học sinh yếu kém Dẫn đến việc học tập của học sinh bị thụ động và khôngphát huy được khả năng chịu khó trong học tập

- Giáo viên bộ môn rất khó khăn được phối hợp gặp phụ huynh để trao đổi cụthể về việc học tập của con em mình tại lơp để từ đó có biện pháp phù hợp cho con

em mình học tốt từ nhà đến trường, nên việc học tập của học sinh yếu kém chưađược nâng cao

3.3 Gia đình

- Đa số các gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn và trình độ nhận thứccủa phụ huynh còn hạn chế nên phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêngcủa mình như tạo điều kiện cho con em mình đến lớp Nhưng chưa có biện pháptheo dõi quá trình đi học, chưa có biện pháp giúp con học ở nhà, chưa kiểm trađược khả năng tiếp thu của con em ở trường học cũng như chưa kiểm tra thời gianhọc hành của con em tại nhà Dẫn đến chất lượng học tập không cao Đây là nhữngnguyên nhân không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên ở nhà trường Với sựđổi mới về chương trình thay SGK hiện nay và sự nhận thức của phụ huynh còn có

Trang 10

giới hạn nên không nắm được kịp thời về việc học tập của con em mình Từ đóchấp nhận thực tế chăm sóc con mình theo một phía, còn lại là giao hẳn cho thầy,

Thời gian học phụ đạo tập trung

Được tiến hành dự kiến mỗi tháng 1 đến 2 buổi vào thời gian thích hợp,như trước khi có các bài kiểm tra hoặc khảo sát

+ Phương pháp giải quyết vấn đề Gv đưa ra những câu hỏi tình huống có vấnđề

VD: ? Tại sao lao động nước ta chủ yếu không qua đào tạo

+ Phương pháp trực quan Cho các e quan sát những hình ảnh cụ thể

- Giáo viên giới thiệu chuẩn bị kiến thức mới ở nhà và phân chia thời gianhọc tập cụ thể Bên cạnh đó cần tổ chức thảo luận nhóm, trao đổi cùng các bạn ởgần nhà để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

- Ở lớp biết tổ chức nhóm thảo luận trao đổi, giúp đỡ nhau, em khá kèm emyếu để cùng nhau tiến bộ và chiếm lĩnh tri thức

* Giáo viên:

Trang 11

- Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều

mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên Phụ đạohọc sinh yếu kém phải thật sự được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình họctập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao thì đócũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu

- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh: Giáo viên phải giáo dục ý thức họctập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộmôn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên Trong mỗi tiết dạy giáo viênnên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầmquan trọng của môn học trong thực tiễn

- Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh

sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình Giáo viên khôngnên dùng biện pháp đuổi học sinh ra ngoài không cho học sinh học tiết học đó khihọc sinh không ngoan, không chép bài Vì làm như thế học sinh sẽ không được họctiết đó thế là học sinh lại có một buổi học không thu hoạch được gì Chúng ta phảitìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở học sinh giáo dục ý thức học tập của học sinh hoặcdùng một biện pháp giáo dục đó chứ đừng đuổi học sinh ra ngoài trong giờ học.Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức học tập của học sinh cũng phụ thuộc rất lớn vàogiáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh, phải tìmhiểu đối với từng đối tượng học sinh, thường xuyên theo dõi các em về cả học lực

và hạnh kiểm để kịp thời giáo dục, uốn nắn học sinh của mình

Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại trà giáo viên cần địnhhướng nội dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể

Trang 12

ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹnhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương cả nhómnhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó Đồng thời, thúc đẩy được tínhđoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập.

- Giáo viên phải nắm được tâm lý học sinh yếu kém, vì kiến thức bị hỏngkhông theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả Từnguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng khoáng, không gò

bó, không áp đặt, mọi tình huống luôn gợi mở Đồng thời, ưu tiên các bài tập dễhoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu kém làm hoặc trả lời và luôn gợi mở, nhắclại kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi Đặc biệt,khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích ngọn lửa học tập trong lòngcác em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong em

- Giáo viên tạo ra các nhóm học tập dạy kèm nhau ở nhà (phân bố các em ởnhà gần nhau), đồng thời đưa ra thi đua ở các nhóm và tổng kết tuyên dương nhómlớp đó sau tiết học Đây là một động lực mạnh thúc đẩy nhằm tạo được sự hòa nhãnhằm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

+ Tiến hành dạy: Trước khi tiến hành giảng dạy bài mới giáo viên kiểm tra lạikiến thức cũ các em yếu kém của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà (kiến thức dặn dò ởtiết trước) để nhận xét, so sánh và tuyên dương gây được hưng phấn khi bước vàotiết học mới

- Trong từng tiết dạy giáo viên cần ưu tiên tập trung vào đối tượng học sinhyếu kém để uốn nắn cho các em về những kiến thức kĩ năng mà các em còn chưalĩnh hội được

- Ngoài việc phụ đạo cho các em trong từng tiết dạy thì giáo viên cần phảiphụ đạo thêm cho các em ngoài giờ bằng các buổi học riêng, trong từng buổi họcgiáo viên cần phải có giáo án phụ đạo riêng, cần kiểm diện sĩ số từng lớp

- Giáo viên cần phải có hồ sơ theo dõi diễn biến chất lượng qua từng thángtừng kì

- Trong tiết dạy giáo viên chuẩn bị các dụng cụ, tranh ảnh, hệ thống câu hỏigợi mở sinh động, dễ hiểu cho từng đối tượng học sinh

- Giáo viên phải phân bố được thời gian và định hướng trước tình huống họcsinh trả lời để có hướng chủ động giải quyết, chỉ ra những sai sót, nhầm lẫn của học

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w