Do đó, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế tại các công ty sảnxuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung trong giai đoạn hiệnnay, kế toán nói chung và kế toán chi phí s
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2Trường Đại Học Thương Mại
Người hướng dẫn khoa học:
Vào hồi… giờ….…ngày…… tháng … năm … …
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Trường Đại học Thương mại
Hà Nội - 2020
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu quan trọngtrong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý của doanhnghiệp đang được chủ các doanh nghiệp rất quan tâm Kế toán chi phí sảnxuất kinh doanh với tư cách là một bộ phận của hệ thống kế toán doanhnghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về CPSXKDphục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và giúp cho nhà quản trị thực hiệnviệc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định
Ngành thép đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bởi thép là nguyên liệu của nhiều ngànhcông nghiệp Nếu không quản trị tốt, các doanh nghiệp sẽ rất dễ phá sản,giải thể và gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế vì sự lãng phí vốn, cạnkiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường Xét về cạnh tranh, thép Việt Namcòn yếu kém trên cả hai phương diện cạnh tranh ngành và cạnh tranh vềsản phẩm
Do đó, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế tại các công ty sảnxuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung trong giai đoạn hiệnnay, kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất kinh doanh nói riêngcũng cần được hoàn thiện nhằm cung cấp thông tin kịp thời, trung thực vàchính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý để phục vụ cho việc ra các quyếtđịnh kinh doanh của công ty Xuất phát từ yêu cầu mang tính khách quan
về cả lý luận và thực tiễn nói trên, tác giả nghiên cứu tìm hiểu đề tài: “Kế toán CPSXKD trong các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh Miền Trung” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dưới góc độ KTTC
Các đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu, trước đây đã có một sốcông trình nghiên cứu nhưng ở các góc độ và lĩnh vực ứng dụng hoàn toàn
khác nhau như: Tác giả Nguyễn Thu Hiền (2016) với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố Hưng Yên”, tác giả Nguyễn Thị Diệu Thu (2016) với luận án “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phần mềm trong các doanh nghiệp sản xuất phần mềm
Trang 4ở Việt Nam hiện nay”… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã phân
tích, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chi phí giá thành trên góc
độ KTTC Qua đó, khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng, đưa ranhững hạn chế cơ bản về hạch toán chi phí và giá thành trong các DN ở cácngành nghề liên quan Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài cómột số các tác giả đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến CP và CPSXKD
như: Vvchudovet (2013), “Current state and prospects of cost accounting development for sugar industry enterprise” trình bày thực trạng và những
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán chi phí trong doanh
nghiệp Naughton-Travers, Joseph P (2009) trong nghiên cứu Based Costing: The new Management Tool” đề cập đến các thông tin và
“Activity-tính ưu việt của phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động Michael R
Kinney & Cecily A Raiborn (2011), trong nghiên cứu “Cost Accounting: Foundations and Evolutions” đã đề cập đến kế toán chi phí sản xuất dưới
các góc độ: Thuật ngữ chi phí sản xuất, đo lường, nhận diện các loại chiphí, chi phí trên cơ sở hoạt động, các phương pháp tính giá thành theo đơnđặt hàng, theo quy trình sản xuất, các phương pháp phân tích chi phí làm
cơ sở ra quyết định sản xuất hay xác định giá bán
2.2 Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dưới góc độ KTQT
KTQTCP chính là một trong những nội dung cơ bản của tổ chứcKTQT doanh nghiệp nằm trong hệ thống tổ chức kế toán của đơn vị Cụthể của một số công trình nghiên cứu ở các lĩnh vực như sau: Tác giả Đàm
Phương Lan (2019) với nghiên cứu “Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa”, tác giả Phạm Thị Thuỷ (2007) với nghiên cứu "Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam", tác giả
Tô Minh Thu (2019) với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam”, … Các công trình đã
nghiên cứu lý luận cơ bản về tổ chức KTQTCP trong doanh nghiệp sảnxuất, nghiên cứu thực trạng triển khai ứng dụng tổ chức kế toán quản trịchi phí cho các loại hình doanh nghiệp Qua đó, đưa ra giải pháp nhằmhoàn thiện, mở rộng hướng nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị chi phícho tất cả các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau Các công trình
nghiên cứu ở nước ngoài có một số tác giả sau: Nhóm tác giả Kaplan,
Trang 5Robert S.; Atkinson, Anthony (2015) đã tiến hành khái quát và phát triển
KTQT trong DN theo các nội dung cơ bản của KTQT trong DN và xâydựng thành 14 nội dung bao gồm: Vai trò của KTQT, phương pháp ứng xửchi phí trong DN, phân bổ chi phí theo mô hình ABC, xây dựng các trungtâm chi phí trong DN, các khoản chi phí phục vụ cho quá trình ra quyết
định, phương pháp thẻ điểm cân bằng Nghiên cứu của tác giả Maelah R, Ibrahim D N, (2007), về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng mô hình ABC trong các DN sản xuất Nhóm tác giả A dam Paul Brunet, Steve New (2003) đã nghiên cứu chi phí Kaizen như là sự thực hành trong các DN ở Nhật bản Alkinson, Kaplan & Young (2012), trong nghiên cứu
“Management accounting” đề cập đến các khía cạnh kế toán quản trị, bao
gồm: các khái niệm quản trị chi phí, phương pháp tập hợp và phân bổ chi
phí, các phương pháp đo lường và kế toán trách nhiệm Charles T Horngren (2016), trong nghiên cứu ”Cost Accounting: A Managerial Emphasis” đã nhấn mạnh vai trò thông tin chi phí trong kế toán quản trị.
2.3 Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí và chi phí sản xuất kinh doanh dưới góc độ KTTC kết hợp KTQT
Các đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu, trước đây đã có một sốcông trình nghiên cứu nhưng ở các góc độ và lĩnh vực ứng dụng hoàn toànkhác nhau như: Tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh (2015), nghiên cứu“Hoànthiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các DNSXthép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam”, Tác giả Đào Thúy Hà (2015)với nghiên cứu “Hoàn thiện KTQTCP trong các DNSX thép ở Việt Nam”,Tác giả Đào Mạnh Huy (2016), với nghiên cứu“Hoàn thiện công tác lập
và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất trong các DNSX thép thuộc hiệphội thép Việt Nam”, Tác giả Nguyễn Thị Nga (2017), với nghiên cứu
“KTQTCP môi trường trong các DNSX thép tại Việt Nam”, Tác giả TrầnThị Quỳnh Giang (2018), với nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống thông tin
kế toán trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam” Các
công trình nghiên cứu ở nước ngoài có các tác giả như: Luận án tiến sĩ của Topor Ioan Dan (2013) “New dimensions of cost type information for
decision making in the wine industry” Luận án tập trung nghiên cứu cáckhía cạnh của thông tin chi phí cho việc ra quyết định trong lĩnh vực sản
xuất rượu vang ở Bulgaria Theo Majid Nili Ahmadabadi, Ali Soleimani (2013) với nghiên cứu “Feasibility Study for Implemention of an
Trang 6Activity - Based Costing System in Alloy Steel Indutries " đã chỉ ra có 8
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp chi phí theo hoạt
động vào các ngành sản xuất thép tại Iran Nghiên cứu của Eva Wager (2013) được thực hiện tại một DNSX thép quy mô nhỏ Theo Eva Wager (2013), ABC truyền thống là phương pháp xác định chi phí phù hợp nhất đối với các DNSX thép quy mô nhỏ Mohammad D.A1 -Tahat, AI -Refaie Abbas (2012) nghiên cứu về quy trình thực hiện ABC truyền thống trong các xưởng sx thép đúc Nhìn chung, nghiên cứu của Mohammad D.A1 -Tahat, AI -Refaie Abbas (2012) đã minh họa cụ thể ABC trên phương diện kỹ thuật phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm chứ chưa kết nối được ABC với ABM…
2.4 Khoảng trống nghiên cứu của luận án
Qua nghiên cứu các công trình đã công bố trong và ngoài nước về vấn
đề liên quan đến luận án Hầu hết, các công trình nghiên cứu đều được cáctác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Các nghiên cứu đã làm rõ vàkhẳng định tầm quan trọng của KTCPSXKD nói riêng trong doanh nghiệp.Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tìm hiểu chuyên sâu về KTCPSXKD dưới cảhai góc độ KTTC và KTQT Do đó, tác giả cho rằng khoảng trống để tácgiả nghiên cứu về KTCPSXKD trong các công ty sản xuất thép Việt Namtrên địa bàn các tỉnh miền Trung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếhiện nay là điều rất cần thiết
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện
kế toán CPSXKD tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnhmiền Trung trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung vềKTCPSXKD trong các DNSX thép trên phương diện KTTC và KTQT
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán CPSXKD tạicác công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung trên quanđiểm KTTC và KTQT Qua đó, chỉ rõ kết quả đạt được, những hạn chế vànguyên nhân hạn chế
+ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
Trang 7thiện KTCPSXKD trong các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn cáctỉnh miền Trung đảm bảo cung cấp thông tin về CPSXKD nhằm đáp ứngyêu cầu quản lý CP nguồn lực trong quá trình hội nhập quốc tế.
4 Các câu hỏi nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu tác giả đặt ra baogồm:
(1) Lý luận chung về KTCPSXKD và khuôn mẫu KTCPSXKDtrên hai góc độ KTTC và KTQT tại DN trong nền kinh tế thị trường và quátrình hội nhập quốc tế?
(2) Thực trạng KTCPSXKD tại các công ty sx thép Việt Nam trênđịa bàn các tỉnh miền Trung theo quan điểm KTTC và KTQT, những vấn
đề còn tồn tại và nguyên nhân?
(3) Các giải pháp và khuyến nghị để hoàn thiện KTCPSXKD tạicác công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung đáp ứngyêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng vềKTCPSXKD tại các công ty sx thép VN trên địa bàn các tỉnh Miền Trung
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phạm vi khảo sát là các công ty sx thép Việt Namtrên địa bàn các tỉnh Miền Trung, trừ các công ty tư nhân có quy mô sxsiêu nhỏ Giới hạn của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu KTCPSXKDthông thường với sản phẩm phôi thép và sản phẩm thép tại các công ty cổphần sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung Khôngnghiên cứu về kế toán CP tài chính và CP khác
- Về thời gian: Đề tài khảo sát thực trạng kế toán chi phí sản xuất kinhdoanh tại các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh MiềnTrung 4 năm, từ năm 2015 – 2018
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu trên phương diện KTTC và KTQT
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kỹ thuật: Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
Trang 8cứu như quy nạp, diễn giải, phân tích, tổng hợp, phân tích so sánh, điều trathực tế để phân tích, đánh giá rút ra kết luận hợp lý.
- Phương pháp thu thập thông tin: Bao gồm phương pháp thu thập dữ
liệu sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Các phương pháp chủ yếu
được tác giả sử dụng trong quá trình xử lý dữ liệu gồm: Phương phápthống kê, phương pháp phân tích định tính, phương pháp đối chiếu và sosánh…
6.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của đề tài luận án thể hiện ở sơ đồ
7 Những đóng góp mới của luận án
7.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Luận án đã hệ
thống hóa những lý luận chung về CPSXKD trong các DN dưới hai góc độ
là KTTCvà KTQT Trên cơ sở đó, rút ra bài học và kinh nghiệm về kế toánCPSXKD trong các DNSX ở Việt Nam
7.2 Những đóng góp mới về thực tiễn: Đánh giá thực trạng và đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSXKD tại các công ty sx
thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung
8 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất kinh doanhtrong các doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong cáccông ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các Tỉnh miền Trung
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh tại cáccông ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các Tỉnh miền Trung
Trang 9CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Khái niệm, bản chất, phân loại CPSXKD trong các DN sản xuất
1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất kinh doanh
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sửdụng, huy động các nguồn lực như lao động, vật tư, tiền vốn để thực hiệnviệc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, luânchuyển lưu thông hàng hóa, thực hiện hoạt động đầu tư Điều đó có nghĩa
là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao độngvật hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Cho đến nay, có nhiều khái niệm về CPSXKD Điều này chỉ ra rằngkhông có một định nghĩa duy nhất cho CPSXKD Do đó theo quan điểmcủa tác giả, CPSXKD của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về các nguồnlực mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và được biểu hiệnbằng thước đo tiền tệ
Bản chất chi phí sản xuất kinh doanh: Trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, các công ty luôn ý thức được nguyên tắc phải đảm bảo trangtrải được các phí tổn đã đầu tư để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Mặt khác,doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí cho các hoạt động khác, tất cả các chiphí này đã tạo nên chi phí của doanh nghiệp Do đó, bản chất củaCPSXKD là sự dịch chuyển các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ vào giá trị sản phẩm
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Để thuận lợi cho công tác quản lý chi phí và tổ chức kế toán chi phí,trong các doanh nghiệp thường phân loại chi phí sản xuất kinh doanh dướigóc độ KTTC và KTQT theo các tiêu thức sau: Phân loại chi phí sản xuấtkinh doanh căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí; Phân loại chiphí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng của chi phí; Phân loạichi phí sản xuất kinh doanh theo đầu vào của quá trình sản xuất ở doanhnghiệp…
1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
- Phải xác định đúng đắn nội dung, phạm vi chi phí sản xuất kinh
Trang 10doanh phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Quản lý phải thực hiện tiết kiệm chi phí trên cơ sở đẩy mạnh hoạtđộng sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Thực hiện quản lý CPSXKD theo từng hoạt động, từng đối tượng, địađiểm phát sinh, theo từng khoản mục, yếu tố chi phí…
1.2 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất theo quan điểm kế toán tài
1.2.1 Nguyên tắc kế toán chi phối kế toán CPSXKD
Kế toán CPSXKD cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc giágốc, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc thận trọng,nguyên tắc trọng yếu, nguyên tắc hoạt động liên tục…
1.2.2 Xác định chi phí sản xuất kinh doanh
Trên cơ sở nội dung, phạm vi CPSXKD được nhận diện để tính đúng,tính đủ CPSXKD, kế toán xác định CPSXKD theo từng khoản mục, loạichi phí Bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí QLDN và xác địnhchi phí sản xuất kinh doanh đối với sản phẩm dở dang Trong đó, cácphương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm: Đánh giá sảnphẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liêu chính trực tiếp (hoặc chi phínguyên vật liêu trực tiếp), đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sảnphẩm hoàn thành tương đương, đánh giá SPDD theo chi phí định mức
1.2.3 Ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh
Để ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh cần phải xác định đốitượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh: Tùy
từng loại chi phí sản xuất kinh doanh và điều kiện cụ thể mà kế toán có thểvận dụng phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho thích hợp
Bao gồm 2 phương pháp như sau:
- Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này thường được áp dụng cho
những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và
có thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng khi chi
phí có liên quan đến nhiều đối tượng, cần phải tổng hợp để phân bổ chocác đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý
Trang 11Như vậy, trên cơ sở phương pháp kế toán xác định, kế toán chi phí sảnxuất kinh doanh trong doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Chứng từ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh: Các chứng từ chi
phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm: Chứng
từ CP NVLTT, chứng từ CP NCTT, chứng từ CP SXC, chứng từ CPBH,CPQLDN Cụ thể các chứng từ liên quan đến CPSXKD đó là: Hóa đơnGTGT, Hóa đơn bán hàng, PXK, PNK, Phiếu chi tiền mặt, Giấy báo có,Giấy báo nợ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng theo dõi TSCĐ
Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh: Việc tập hợp chi phí tùy
thuộc vào doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTXhay KKĐK Kế toán CPSXKD sử dụng các TK sau: TK621 – “Chi phínguyên vật liệu trực tiếp”, TK622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK627– “Chi phí sản xuất chung”, TK641 – “Chi phí bán hàng”, TK 642 – “Chiphí quản lý doanh nghiệp”
Phương pháp kế toán CPSXKD được khái quát theo các sơ đồ sau: Sơ đồ kế toán CPSXKD dở dang trong các DNSX, Sơ đồ kế toán
CPBH trong các DNSX, Sơ đồ kế toán CPQLDN trong các DNSX
1.2.4 Trình bày thông tin chi phí sản xuất kinh doanh
Trên báo cáo tài chính, thông tin về chi phí sản xuất kinh doanh thểhiện ở các chỉ tiêu cơ bản: chỉ tiêu giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) và chỉtiêu CPSXKDD (Bảng cân đối kế toán) Đồng thời, được giải trình chi tiếttrên Bản thuyết minh BCTC
1.3 Kế toán CPSXKD trong các DN sx theo quan điểm KTQT
1.3.1 Xây dựng các định mức, lập dự toán CPSXKD
Xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh: Là sự kết tinh các
khoản chi phí sản xuất kinh doanh tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm thôngqua sản xuất thử hoặc thí nghiệm Định mức là thước đo xác định cáckhoản chi phí cho một đơn vị sản phẩm cần thiết
Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh: Là kế hoạch sử dụng
nguồn lực trong một kỳ, thể hiện là những dự kiến chi tiết về tình hình huyđộng và sử dụng các yếu tố sx, các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạtđộng của DN diễn ra một cách bình thường, góp phần nâng cao hiệu quảcủa mọi hoạt động
Trang 121.3.2 Thu thập thông tin chi phí SXKD phục vụ yêu cầu quản trị
Các phương pháp xác định chi phí sản xuất kinh doanh:Kế toán có thể
lựa chọn cách thức xác định chi phí theo công việc hoặc xác định chi phítheo quá trình sản xuất kinh doanh như sau:
- Phương pháp xác định chi phí theo công việc:
- Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất
Trên cơ sở phương pháp xác định chi phí, tùy thuộc vào trình độ, yêucầu quản lý của doanh nghiệp mà kế toán quản trị chi phí có thể sử dụngphương pháp xác định chi phí phù hợp Cụ thể:
+ Theo phương pháp chi phí thực tế
+ Theo phương pháp chi phí thông thường
+ Theo Phương pháp chi phí tiêu chuẩn
Theo tác giả, phương pháp chi phí thông thường và chi phí tiêu chuẩn
có tính ưu việt hơn phương pháp chi phí thực tế do khả năng cung cấpthông tin nhanh hơn và đơn giản hoá quá trình ghi sổ kế toán
Phương pháp thu nhận thông tin chi phí sản xuất kinh doanh
Trên cơ sở phương pháp xác định chi phí được xác định để thu thậpthông tin phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị chi phísản xuất kinh doanh sử dụng các phương pháp kỹ thuật sau:
- Chứng từ kế toán: Trên cơ sở các chứng từ của kế toán tài chính
phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh, căn cứ vào yêu cầu kếtoán quản trị kế toán bổ sung các nội dung chi tiết; lập và ghi chép đầy đủ,chính xác các sự kiện kinh tế phát sinh sẽ giúp cho các khâu tiếp theo tiếnhành thuận lợi, đảm bảo cung cấp thông tin được nhanh chóng, đáp ứngyêu cầu phù hợp, hữu ích và kịp thời
- Tài khoản kế toán: Việc tổ chức tài khoản kế toán để thu thập thông
tin quá khứ phục vụ cho việc ra quyết định cần được tiến hành một cách có
hệ thống và khoa học vừa đảm bảo cung cấp thông tin chi tiết theo yêu cầuquản trị, vừa đảm bảo khả năng đối chiếu giữa thông tin chi tiết với thôngtin tổng hợp liên quan của các đối tượng kế toán cụ thể
- Sổ kế toán: Hệ thống sổ kế toán, đặc biệt là các sổ chi tiết cần thiết
kế mẫu sổ với số lượng, chủng loại, các chỉ tiêu cần phản ánh phù hợp theoyêu cầu quản trị và trình độ trang thiết bị công nghệ xử lý thông tin tại DN
- Báo cáo kế toán quản trị CPSXKD: Trên cơ sở thông tin đã tập hợp
Trang 13trong nội bộ DN, thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị để phục vụ chocác nhà quản trị chi phí doanh nghiệp như: Báo cáo CP theo trung tâm CPtrách nhiệm; báo cáo CP theo công đoạn…
1.3.3 Phân tích các thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị
Việc phân tích thông tin phụ thuộc nhiều vào phương pháp phân loại
và phản ánh chi phí kể cả chi phí dư toán cũng như chi phí thưc hiện Tùytheo nhu cầu thông tin của nhà quản trị, kế toán sẽ phân tích các thông tin
về chi phí sản xuất kinh doanh tương ứng
1.4 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh ở các nước và bài học kinh nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
1.4.1 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh ở các nước
Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh theo hệ thống kế toán Mỹ
Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh theo hệ thống kế toán Pháp
Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh theo hệ thống kế toán của Nhật
1.4.2 Bàі học kіnh nghіệm kế toán chi phí sản xuất kinh doanh chо các doanh nghiệp sản xuất tạі Vіệt Nаm.
Qua nghiên cứu kế toán CPSXKD ở một số nước như Mỹ, Pháp, Nhật
có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho kế toán chi phí sản xuất kinh doanhtrong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 luận án đã hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ những
lý luận chung về CPSXKD trong DN như: khái niệm, bản chất, phươngpháp phân loại CPSXKD Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích làm rõ nộidung kế toán CPSXKD trong DN sx dưới góc độ KTTC và KTQT Kháiquát tình hình áp dụng KTCPSXKD trong các DN sx tại một số các quốcgia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các DN sản xuất tại VN
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT THÉP VIỆT NAM
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG.
2.1 Tổng quan về các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung
2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công
ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung
Ngành thép là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia Nềncông nghiệp thép vững mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh
tế một cách chủ động, vững chắc Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủyếu của nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xâydựng; nó có vai trò quyết định tới sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước
Các công ty sản xuất thép trên địa bàn các tỉnh miền Trung chú trọngđầu tư để phát triển bền vững; đồng thời cam kết bảo vệ môi trường và sửdụng hợp lý nguồn tài nguyên quốc gia Cơ cấu loại hình doanh ngiệp tại
các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung: Tác
giả lượng hóa các loại hình doanh nghiệp tại các công ty sản xuất thép Việt
Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung thông qua biểu đồ như sau:
Quy trình sản xuất thép: Hiện tại ở Việt Nam đang tồn tại hai quy
trình công nghệ sx thép là ngắn (hở) và dài (kín) Trong đó:
- Theo quy trình công nghệ sx ngắn hay còn gọi là quy trình sx hở(công nghệ lò điện (EAF) và lò cảm ứng (IF))
- Theo quy trình công nghệ sản xuất dài hay còn gọi là quy trình sản