Đối tượng nghiên cứu Với đề tài: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh, qua điền dã, chúng tôi thu thập được 4091 từ ngữ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh và đã phân loạith
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS HOÀNG TRỌNG CANH
NGHỆ AN - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu và
số liệu được trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa có aicông bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ
rõ nguồn gốc
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Phước Mỹ
Trang 4Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong tổ Bộ môn Ngôn ngữ, Viện Sưphạm Xã hội, Trường Đại học Vinh vì đã giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết đểhoàn thành chương trình nghiên cứu sinh cũng như hoàn thiện luận án.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và tạođiều kiện tốt nhất từ Viện Sư phạm Xã hội, Phòng Đào tạo Sau đại học, các phòng banliên quan và đặc biệt là Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh để hoàn thành chươngtrình Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng vì những giúp đỡ quý báu đó
Bên cạnh đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ nhiều mặt của lãnh đạoTrường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An; các thầy cô ở Khoa Trung học cơ sở, nơi tôi côngtác; các bạn bè, đồng nghiệp vì những sự ủng hộ, động viên, chia sẻ công việc của mọingười trong suốt quá trình thực hiện luận án
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới những người thân, gia đình vàbạn bè, những người luôn sát cánh bên cạnh tôi, ủng hộ tôi trên tất cả các phương diện
để tôi hoàn thành tốt công tác học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án
Thành phố Vinh, tháng 05 năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Phước Mỹ
Trang 5Kí hiệu những nội dung trích dẫn trong Tài liệu tham khảo được dùng dấu [, tr ], cụthể: số thứ tự của tài liệu ở phần Tài liệu tham khảo; số trang của nội dung trích dẫn.
Ví dụ: [6,tr.12] Trong trường hợp nếu nội dung trích dẫn có nhiều trang liên tục thì sốtrang được tiếp nối bằng dấu gạch ngang (-) Ví dụ: [24, tr.244 -245]
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do lựa chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của luận án 5
6 Cấu trúc của luận án 6
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
1.1 Tiểu dẫn 7
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp 7
1.2.2 Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nông 12
1.2.3 Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh 12
1.3 Cơ sở lí thuyết của đề tài 14
1.3.1 Những vấn đề chung về từ ngữ 14
1.3.2 Những vấn đề chung về từ ngữ nghề nghiệp 23
1.3.3 Văn hóa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 36
1.3.4 Định danh và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của định danh 39
1.4 Khái quát về nghề nông ở Nghệ Tĩnh 42
1.4.1 Nghệ Tĩnh và môi trường canh tác nghề nông ở Nghệ Tĩnh 42
1.4.2 Về nghề nông ở Nghệ Tĩnh 44
1.5 Tiểu kết chương 1 45
Trang 7Chương 2 ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ NGHỀ NÔNG Ở
NGHỆ TĨNH 47
2.1 Tiểu dẫn 47
2.2 Các kiểu loại từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh xét về cấu tạo 47
2.2.1 Từ đơn 49
2.2.2 Từ ghép 52
2.2.3 Từ láy 57
2.2.4 Ngữ định danh 58
2.3 Các kiểu quan hệ cấu tạo từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh 60
2.3.1 Các kiểu quan hệ cấu tạo từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh, xét theo số lượng thành tố trực tiếp 61
2.3.2 Các kiểu quan hệ cấu tạo từ nghề nông ở Nghệ Tĩnh, xét theo tính chất độc lập hay không độc lập của các thành tố 75
2.3.3 Các kiểu quan hệ tạo từ nghề nghiệp nghề nông ở Nghệ Tĩnh, xét theo tính chất phạm vi sử dụng của yếu tố cấu tạo 77
2.4 Tiểu kết chương 2 82
Chương 3 ĐẶC TRƯNG ĐỊNH DANH CỦA TỪ NGỮ NGHỀ NÔNG Ở NGHỆ TĨNH 84
3.1 Tiểu dẫn 84
3.2 Các kiểu định danh được lựa chọn ở từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh 88
3.2.1 Định danh theo cách thức, chức năng 88
3.2.2 Định danh theo đặc điểm cấu tạo, hình dáng, kích thước 89
3.2.3 Định danh theo đặc điểm màu sắc 90
3.2.4 Định danh theo số hoặc tên chữ cái viết tắt 90
3.2.5 Định danh theo đặc điểm chất liệu cấu tạo 91
3.2.6 Định danh theo tính chất, vị trí bộ phận trong chỉnh thể 91
3.2.7 Định danh theo đặc điểm, phương thức tạo ra sản phẩm 92
3.2.8 Định danh theo nguồn gốc 92
3.2.9 Định danh theo tính chất, mùi, vị, trạng thái 92
Trang 83.2.10 Định danh theo vị trí 93
3.2.11 Định danh theo thời kì sinh trưởng 93
3.2.12 Định danh theo môi trường, điều kiện sinh trưởng 94
3.2.13 Định danh theo đặc điểm thời gian - thời vụ 94
3.2.14 Định danh theo đặc điểm đất canh tác 94
3.2.15 Định danh theo giống 94
3.2.16 Các loại định danh khác 95
3.3 “Độ sâu phân loại” trong định danh của từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh 96
3.3.1 Thống kê định lượng 97
3.3.2 Nhóm từ ngữ biểu thị khái niệm chủng 98
3.3.3 Nhóm từ ngữ biểu thị khái niệm loại 100
3.4 Tiểu kết chương 3 106
Chương 4 ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA BIỂU HIỆN QUA TỪ NGỮ NGHỀ NÔNG Ở NGHỆ TĨNH 108
4.1 Tiểu dẫn 108
4.2 Đặc trưng văn hóa biểu hiện qua cấu tạo từ ngữ 108
4.3 Đặc trưng văn hóa biểu hiện qua nguồn gốc từ ngữ 116
4.4 Đặc trưng văn hóa biểu hiện qua định danh 123
4.4.1 Đặc trưng văn hóa biểu hiện qua đặc điểm của đối tượng được lựa chọn làm cơ sở định danh 124
4.4.2 Đặc trưng văn hóa biểu hiện qua độ sâu phân loại trong định danh 131
4.4.3 Đặc trưng văn hóa biểu hiện qua trường định danh thực tại và ý nghĩa biểu trưng 133
4.5 Tiểu kết chương 4 143
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 2.1 Số lượng, tỉ lệ các loại từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh xét theo cấu tạo 48
Bảng 2.2 Các loại từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh xét về cấu tạo và nội dung
Bảng 2.5 Bảng số liệu thể hiện từ ghép chỉ nghề nông trên địa bàn Nghệ
Tĩnh xét theo từng loại từ cấu tạo 53
Bảng 2.6 Bảng thống kê số lượng, tỉ lệ từ ghép phân nghĩa trong các nhóm
từ ngữ nghề nông trên địa bàn Nghệ Tĩnh 54
Bảng 2.7 Bảng thống kê số lượng, tỉ lệ từ ghép hợp nghĩa trong các nhóm từ
ngữ nghề nông trên địa bàn Nghệ Tĩnh 55
Bảng 2.8 Tổng hợp số lượng, tỉ lệ các kiểu mô hình cấu tạo từ ngữ nghề
nông trên địa bàn Nghệ Tĩnh xét theo số lượng thành tố trực tiếp 73
Bảng 2.9 Tổng hợp số lượng, tỉ lệ các từ ghép phân nghĩa nghề nông trên
địa bàn Nghệ Tĩnh xét theo kiểu quan hệ cấu tạo giữa các thành tố
Bảng 3.2 Số lượng, tỉ lệ các loại từ ngữ nghề nông trên địa bàn Nghệ Tĩnh
phân theo các dạng cấu trúc định danh 85
Bảng 3.3 Các kiểu định danh của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh 88
Bảng 3.4 Số lượng, tỉ lệ từ ngữ nghề nông trên địa bàn Nghệ Tĩnh biểu thị
qua “độ sâu phân loại” 97
Trang 10Bảng 3.5 Bảng tổng hợp nhóm từ ngữ nghề nông trên địa bàn Nghệ Tĩnh
biểu thị khái niệm loại 101
Bảng 4.1 Lớp từ biến thể ngữ âm trong từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh 114
Bảng 4.2 Bảng thống kê số lượng, tỉ lệ từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh xét
theo nguồn gốc 117
Bảng 4.3 Bảng thống kê số lượng, tỉ lệ từ ngữ vay mượn trong các nhóm từ
ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh 119
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, hình thành, tồn tại, phát triển gắn liền với
sự hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội Trên bình diện xã hội, ngôn ngữ khôngchỉ phản ánh đặc điểm chung của cộng đồng dân tộc, mà còn phản ánh hiện tượngriêng của các vùng dân cư, các ngành nghề khác nhau… Có thể nói, vì lẽ sinh tồn vàphát triển, sự ra đời, hoạt động của các làng nghề, sự hình thành các tầng lớp ngườikhác nhau trong xã hội đã tạo nên những khác biệt về ngôn ngữ Trong những sự khácbiệt đó, có tiếng nghề nghiệp, tiếng địa phương, được phản ánh tạo thành những lớp từvựng phương ngữ xã hội, từ ngữ nghề nghiệp Đây cũng là một trong những biểu hiện
về tính xã hội của ngôn ngữ, tính nghề nghiệp của ngành nghề tự nhiên và cũng là mộttrong các biểu hiện của tính đa dạng, thống nhất của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc
1.2 Như một tất yếu, vốn từ của một ngôn ngữ bao chứa trong đó nhiều lớp từvựng khác nhau Xét về phạm vi sử dụng và nội dung định danh, theo ranh giới địa lí,
ta có từ toàn dân và từ địa phương Xét theo tính chất xã hội của người sử dụng và hoạtđộng sinh tồn, vốn từ của một ngôn ngữ có thể chia thành các lớp: từ toàn dân, từ địaphương, từ nghề nghiệp, thuật ngữ và tiếng lóng Vì vậy, khi nghiên cứu sự thống nhất
và đa dạng của ngôn ngữ dân tộc, trên bình diện chung cũng như đi vào những phươngdiện cụ thể, tìm hiểu từ vựng ngôn ngữ toàn dân hay khảo sát lớp từ phương ngữ địa lícũng như từ vựng phương ngữ xã hội để thấy được đặc điểm chung, sự giao thoa vànhững khác biệt về mặt từ vựng giữa các loại vốn từ là điều hết sức cần thiết Trongbối cảnh nghiên cứu chung ấy, tiếp sau việc nghiên cứu lớp từ toàn dân, từ ngữ địaphương, thuật ngữ có nhiều thành tựu thì việc nghiên cứu từ nghề nghiệp cũng cầnđược chú ý thích đáng
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều nghề truyềnthống đã mất đi, một số ngành nghề cổ truyền cũng dần mai một, kéo theo đó, một số
từ ngữ nghề nghiệp cũng dần đi vào quên lãng Cho nên việc khảo sát, thu thập vốn từnghề nghiệp và nghiên cứu đặc điểm lớp từ này trong liên hệ với văn hóa là việc làmkhông những cần thiết mà còn là cấp thiết, không chỉ về mặt ngôn ngữ mà cả về mặtvăn hóa đặc trưng
Trang 121.3 Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời Văn hóa củangười Việt gắn liền với văn hóa nông nghiệp Trong đó, nghề nông đóng vai trò quantrọng và có vị trí đặc biệt trong sự phát triển của xã hội Vì vậy, từ chỉ nghề nông cũngtrở thành lớp từ được dùng phổ biến góp phần tạo nên thành quả chung của nền nôngnghiệp Tuy nhiên, nghề nông truyền thống của người Việt là nghề sản xuất thô sơ, lạchậu và phân tán theo đặc điểm đất đai khí hậu tập quán canh tác của từng vùng Vì thế,bên cạnh lớp từ chỉ nghề chung đã trở thành quen thuộc với người khác nghề trongtoàn quốc thì mỗi địa phương còn có những lớp từ ngữ mang đặc điểm nghề nghiệp,chỉ quen dùng giữa những người làm nghề, trong vùng phương ngữ Cho nên khảo sát,nghiên cứu từ nghề nghiệp nói chung, từ ngữ nghề nông nói riêng của một vùng nhấtđịnh là rất cần thiết Những từ ngữ nghề nông đã quen thuộc với mọi tầng lớp đượcdùng rộng rãi khắp các vùng đã được thu thập đưa vào Từ điển từ tiếng Việt một phầnnhưng số lượng từ nghề nghiệp chỉ nghề nông chưa được thu thập, nghiên cứu còn rấtnhiều Vì vậy, việc thu thập, nghiên cứu từ ngữ nghề nông ở một vùng miền là rất quantrọng, cần thiết trong việc nắm được đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa nghề nghiệp nóichung và nghề nông của một địa phương nói riêng.
1.4 Nghệ Tĩnh hay còn gọi là xứ Nghệ là vùng có đặc điểm phương ngữ, văn hóariêng Do đặc điểm thổ nhưỡng, đặc điểm canh tác và khí hậu giữa các vùng làm nôngnghiệp khác nhau nên tập quán nghề nghiệp cũng không giống nhau Khảo sát, thuthập, nghiên cứu từ ngữ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh không chỉ cho thấy đặc điểm ngônngữ - văn hóa của một lớp từ nghề nghiệp mà kết quả nghiên cứu còn góp phần chothấy sự phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ dân tộc Đó cũng là lí do chúng tôi chọn
nghiên cứu đề tài: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh, qua
điền dã, chúng tôi thu thập được 4091 từ ngữ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh và đã phân loạithành những lớp từ ngữ theo những tiêu chí nhất định, từ đó nghiên cứu từng lớp từ cụ thểtrên các phương diện cơ bản (cấu tạo, định danh, văn hóa) Đó là các lớp từ ngữ:
- Lớp từ chỉ công cụ, phương tiện, các loại giống, các loại đất canh tác nghề nông;
- Lớp từ chỉ qui trình, hoạt động sản xuất nông nghiệp;
Trang 133 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh
nhằm cho thấy một cách khái quát về đặc điểm chung của vốn từ chỉ nghề nông Nghệ Tĩnh, về độ phong phú từ vựng, các lớp từ ngữ nghề nông
- Qua nghiên cứu, luận án nhằm chỉ ra đặc điểm của từ ngữ nghề nông Nghệ
- Luận án cũng nhằm chỉ ra được các đặc điểm định danh của từ ngữ nghề nông
ở Nghệ Tĩnh;
- Qua phân tích miêu tả đặc điểm từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh, luận án hướngtới mục đích rút ra được các nét sắc thái văn hóa của người Nghệ Tĩnh được phản ánhqua lớp từ ngữ đó
Với bảng từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh đã được thu thập, sắp xếp, nghiên cứu,giải thích, luận án sẽ góp phần cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu phương ngữ xãhội và biên soạn từ điển từ nghề nghiệp cũng như đặc trưng văn hóa liên quan đến từngữ nghề nghiệp
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Bằng việc nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa từ ngữ nghề nông trên địabàn Nghệ Tĩnh, trong luận án này, chúng tôi triển khai những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Điều tra, điền dã, thu thập vốn từ ngữ chỉ nghề nông ở trên địa bàn Nghệ Tĩnh,giải thích nghĩa chung và sắp xếp thành bảng từ theo dạng từ điển Để minh họa, làm rõ
hơn nội dung miêu tả, trong luận án có sử dụng các bức ảnh về công cụ, hoạt động, sảnphẩm nghề nông hoặc hình ảnh một số công cụ được phác vẽ hoặc ảnh chụp minh họa
- Trình bày một cách tổng quan tình hình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp,
từ ngữ chỉ nghề nông nói chung và từ ngữ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh nói riêng;
Trang 14xác định và làm rõ các khái niệm, các vấn đề lí thuyết có liên quan làm cơ sở cho đề tài(khái niệm từ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa; định danh và đặc trưng ngônngữ - văn hóa); khái quát về Nghệ Tĩnh và nghề nông ở Nghệ Tĩnh;
- Miêu tả, phân tích đặc trưng cấu tạo của từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh theo kiểu loại và quan hệ cấu tạo giữa các thành tố tham gia cấu tạo;
- Miêu tả, phân tích đặc trưng định danh của từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnhtheo mục đích hoạt động, mục đích sử dụng và cách thức tiến hành; đặc điểm cấu tạo,hình dáng, kích thước; theo đặc điểm màu sắc; theo đặc điểm chất liệu cấu tạo; theotính chất, vị trí bộ phận trong chỉnh thể; theo hình thức, cách thức thực hiện; theo quyước cùng các loại định danh tự do khác
- Miêu tả và phân tích đặc trưng văn hóa biểu hiện qua cấu tạo từ, qua nguồngốc từ ngữ, qua định danh của từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh
4 Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điều tra điền dã
Phương pháp này thường được gọi chung là “điều tra điền dã”, ở đây, do tính
chất, đối tượng nghiên cứu của luận án, chúng tôi muốn hiểu và nhấn sâu hơn về điền
dã và điều tra Như tên gọi, điền dã là nơi ruộng đồng, nông thôn; trong hoàn cảnh
hiện nay mà việc nghiên cứu cần phải về nông thôn, đồng ruộng, với một địa bàn rấtrộng, gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, để điều tra thu thập ngữ liệu là thực sự khókhăn, công phu, mất nhiều thời gian công sức để vượt qua Để thực hiện đề tài, chúngtôi tiến hành điều tra điền dã nhiều lượt trên cùng một địa phương, ở các làng, xã cónghề nông lâu đời, tại các huyện của Nghệ Tĩnh như: Thanh Chương, Anh Sơn, NghĩaĐàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn,Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Yên Thành, Nam Đàn, (15 huyện thuộc tỉnhNghệ An) và Nghi Xuân, Kỳ Anh, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn (6 huyệnthuộc tỉnh Hà Tĩnh) Cùng với vốn từ ngữ thu thập ở đó, chúng tôi còn chụp ảnh, phác
vẽ một số công cụ, hoạt động nghề nông, khai thác tư liệu trong sách, báo, từ điển, vănhọc dân gian, và các luận án, công trình có liên quan đến đề tài
4.2 Phương pháp thống kê
Trên cơ sở kết quả thu thập qua điều tra, điền dã, chúng tôi đã xử lý số liệu,thống kê, phân loại, hệ thống từ ngữ nghề nông được người dân trên địa bàn Nghệ
Trang 15Tĩnh sử dụng để giao tiếp và hành nghề Các kết quả thống kê được tổng hợp dướidạng các bảng biểu, biểu đồ để làm cứ liệu cho việc phân tích, đánh giá các nội dungcủa luận án.
4.3 Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp được vận dụng một cách thường xuyên, xuyên suốt trong
đề tài để làm rõ các đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa từ ngữ nghề nông trên địa bàn NghệTĩnh xét theo ba phương diện chính: cấu tạo; ngữ nghĩa; định danh và văn hóa
4.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Đề tài, không chỉ tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ bình diện ngôn ngữ mà cònđược soi chiếu theo các quan hệ ngôn ngữ - văn hóa, phương ngữ - xã hội
4.5 Thủ pháp so sánh
Trong luận án, ở một mức độ nhất định có sự so sánh đối chiếu từ ngữ nghề nông ởNghệ Tĩnh với các vốn từ có liên quan như từ ngữ toàn dân, từ địa phương, tiếng lóng vàthuật ngữ để chỉ ra được những nét đặc trưng vừa chung vừa riêng của từ ngữ chỉ nghềnông ở Nghệ Tĩnh so với ngôn ngữ chung trong hệ thống vốn từ tiếng Việt
5 Đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp nhất định vào nghiêncứu ngôn ngữ - văn hóa của tiếng Việt nói chung, phương ngữ nói riêng về các mặtchủ yếu sau đây:
- Vốn từ nghề nông ở một phương ngữ cụ thể là Nghệ Tĩnh đã được thu thập,sắp xếp, giải thích cùng với những đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa - định danh của lớp
từ này được nghiên cứu công bố sẽ là đóng góp về mặt lí luận, góp phần làm sáng rõnhững vấn đề cụ thể về phương ngữ xã hội nói chung, từ nghề nghiệp nói riêng cũngnhư vấn đề mối quan hệ giữa phương ngữ xã hội và phương ngữ địa lí, cũng như cáchthức nghiên cứu từ nghề nghiệp và từ địa phương ở một vùng phương ngữ cụ thể
Kết quả của luận án cũng góp tư liệu cho việc làm từ điển từ nghề nghiệp, phục vụgiảng dạy từ vựng tiếng Việt nói chung, phương ngữ xã hội nói riêng trong các trường đạihọc, cao đẳng và chương trình địa phương tại các trường phổ thông trên địa bàn
- Bên cạnh đó, việc nghiên cứu từ ngữ nghề nông theo hướng tiếp cận mở, liênngành, trên bình diện ngôn ngữ - văn hóa, luận án đã không những chỉ ra được giá trị
về mặt ngôn ngữ mà còn góp phần thấy được nét đặc trưng về tư duy, nhận thức, sắc
Trang 16thái văn hóa địa phương xứ Nghệ qua từ nghề nghiệp; kết quả đó sẽ góp phần thúc đẩynghiên cứu từ vựng theo những hướng mở liên ngành khác nhau.
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được triển khai thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2 Đặc trưng cấu tạo của từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh Chương 3 Đặc trưngđịnh danh của từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh Chương 4 Đặc trưng văn
hóa biểu hiện qua từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tiểu dẫn
Từ ngữ nghề nghiệp là sản phẩm giao tiếp mang tính nghề nghiệp giữa nhữngngười cùng làm nghề Nó vừa mang giá trị về mặt ngôn ngữ, vừa mang giá trị về mặtlịch sử, văn hóa Có thể nói, cho tới nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có một
số công trình nghiên cứu về từ nghề nghiệp Trong các công trình nghiên cứu đã có,quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ngoài nước nói chung và các nhàViệt ngữ học về từ nghề nghiệp nói riêng vẫn chưa có sự thống nhất Bởi vậy, nghiêncứu về từ nghề nghiệp là một đòi hỏi mang tính cấp thiết, không chỉ góp phần chothấy sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ dân tộc mà còn đóng góp vào lí luận, cáchthức vận dụng nghiên cứu từ nghề nghiệp đối với một ngành nghề, ở một địa phương
cụ thể, cùng với việc bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc
Với đề tài Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh,
trong chương 1, chúng tôi sẽ trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn
đề có tính chất lý thuyết liên quan đến từ ngữ nghề nghiệp nói chung, từ ngữ nghềnông ở Nghệ Tĩnh nói riêng Đây cũng là định hướng nghiên cứu cho luận án
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp
1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong nghiên cứu về cơ cấu vốn từ, các nhà chuyên môn thường phân biệt cáclớp từ: từ toàn dân, từ địa phương, tiếng lóng, từ nghề nghiệp, thuật ngữ [140], [142]
Từ điển Bách khoa Ngôn ngữ học (1990) định nghĩa từ ngữ nghề nghiệp theo hướng
đối lập từ nghề nghiệp với thuật ngữ Cuốn sách đã nêu được đặc điểm nghĩa, thuộctính, phạm vi sử dụng hạn chế và phong cách khẩu ngữ của lớp từ này: từ ngữ nghề
nghiệp là: “Các từ và tổ hợp từ được các nhóm người thuộc cùng một nghề nghiệp
hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó sử dụng (…) Từ nghề nghiệp thường có sắc thái biểu cảm Thuật ngữ có nghĩa chính xác và trung hòa về sắc thái, từ nghề nghiệp
là kết quả của chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ Từ nghề nghiệp thường sử dụng trong khẩu ngữ” [151, tr 403].
Trang 18Các nhà nghiên cứu nước ngoài về tên riêng, về địa danh cũng rất quan tâm đến
từ nghề nghiệp Nhà nghiên cứu L.A Kapanađze cho rằng: “Từ ngữ nghề nghiệp
thường vốn mang một số tính hình ảnh, hình tượng "so sánh" (Dẫn theo [68, tr 6]).
Tác giả A.V Superanskaja khi bàn về thuật ngữ và danh pháp, khi dẫn ra một sốtên gọi dài dòng, biểu cảm đã cho rằng: Tên gọi kiểu này (tên gọi dài dòng không đượcthừa nhận do yêu cầu tính hệ thống của việc miêu tả khoa học - khi đi vào phạm
vi từ vựng thông thường không tránh khỏi bị rút gọn đi) "vốn sinh ra từ trong phạm vi của sự biểu đạt trong khoa học, đã biến thành yếu tố của lời nói thông thường hoặc ngôn từ nghề nghiệp" (Dẫn theo [68, tr 6]) Bà diễn giải thêm: “Để việc bán hàng được thuận lợi, các mặt hàng phải có tên gọi đặc biệt của mình nhiệm vụ chủ yếu đề
ra cho các từ này là biểu đạt các hàng hoá với tất cả các thuộc tính vật chất của nó Nhờ điều đó mà, hoặc dù là những sự vật muôn màu muôn vẻ ( ) và dường như trong chúng lại có tính duyên dáng, đầy tính biểu cảm" (nhất là vào những thời điểm sáng
tạo ra chúng) Về sau này, những sắc thái biểu cảm sẽ nhanh chóng mất đi, chỉ còn gắnvới tính vật chất của hàng hoá - và tuỳ thuộc vào tính vật chất ấy mà có sự đánh giálại” (Dẫn theo [68, tr 6])
Như vậy, qua các quan điểm nêu trên, ta thấy rằng các nhà nghiên cứu nướcngoài khi bàn đến thuật ngữ hay danh pháp, địa danh, thường có nói đến từ ngữ nghềnghiệp Từ ngữ nghề nghiệp được chỉ ra là từ ngữ của một nhóm người làm nghề,thường được sử dụng trong nhóm nghề đó; khác thuật ngữ mang tính chính xác vềnghĩa, từ nghề nghiệp thường mang nghĩa chuyển, được dùng trong phong cách khẩungữ và mang tính biểu cảm
1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, quan niệm của các nhà Việt ngữ học về từ nghề nghiệp chưa có sựthống nhất; hiện nay vẫn có các cách hiểu khác nhau về phạm vi sử dụng của loại từ này
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của nhóm tác giả Nguyễn Như
Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ [136], các tác giả sách
này cho rằng: từ ngữ nghề nghiệp là: “các từ ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ của các
nhóm người thuộc cùng một nghề nghiệp hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó”
[136, tr.389] Từ nghề nghiệp ở đây được hiểu theo phạm vi hẹp, nó sinh ra và tồn tại
Trang 19trong quá trình sản xuất của nghề, được hình thành và sử dụng chỉ trong phạm vi ngườilàm nghề và phụ thuộc vào các yếu tố do hoạt động sản xuất của nghề qui định.
Cũng bàn về từ nghề nghiệp, Nguyễn Văn Tu cho rằng: “những từ nghề nghiệp
khác thuật ngữ ở chỗ được chuyên dùng để trao đổi miệng về chuyên môn chứ không phải dùng để viết Từ nghề nghiệp cũng khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh, có nhiều sắc thái vui đùa” [125, tr.126] Như vậy, tác giả đã phân biệt từ nghề
nghiệp với thuật ngữ, ông nhấn mạnh đến tính “đặc trưng” của ngôn ngữ nghề nghiệp,
đó chính là phương thức truyền miệng của từ nghề nghiệp và điều này làm cho từ nghềnghiệp mang tính khẩu ngữ
Nghiên cứu từ nghề nghiệp ở phạm vi rộng hơn và cụ thể hơn, Mai Ngọc Chừ,
Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong sách Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [39],
Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt [28], Nguyễn Thiện Giáp trong Từ
vựng học tiếng Việt [51] và Nguyễn Văn Khang trong Tiếng lóng Việt Nam [67], trong
các công trình nghiên cứu của mình các tác giả đã nhìn nhận, đánh giá từ nghề nghiệpdưới các góc độ khác nhau như sau:
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến cho rằng
“Từ nghề nghiệp là lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong
phạm vi của những người cùng làm một nghề nào đó”, [39, tr.223] Theo các tác giả,
lớp từ nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở những nghề mà xã hội ít quen như nghề làmgiấy, làm đồ gốm, làm sơn mài, nghề đúc đồng, nghề chài lưới… Tuy nhiên hoạt độngcủa các từ nghề nghiệp lại không đồng đều, có từ sử dụng hạn chế trong phạm vi mộtnghề, nhưng có những từ ngữ đi vào vốn từ vựng chung, được dùng trong toàn dân,phổ biến trong xã hội
Từ góc độ nghiên cứu của mình, Đỗ Hữu Châu khẳng định: “từ vựng nghề
nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư v.v…)” [28, tr.253] Đỗ Hữu Châu
cho rằng từ nghề nghiệp bao gồm cả những từ được dùng rộng rãi trong xã hội như
cày, bừa, cuốc, cào (nghề nông), đục, cưa, bào,… (nghề mộc) bởi đây là những từ chỉ
công cụ của nghề
Trang 20Đồng quan điểm với Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ ngữ
nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội Những từ ngữ này thường được người trong ngành nghề đó biết và sử dụng Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng…” [51, tr.265] Tác giả đã nêu được hai đặc điểm cơ bản của từ ngữ nghề
nghiệp đó là: từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ chỉ công cụ, hoạt động và sản phẩmcủa một nghề và từ ngữ nghề nghiệp có phạm vi sử dụng hạn chế về mặt xã hội
Nguyễn Văn Khang thì gọi từ nghề nghiệp là tiếng nghề nghiệp và xem nó
thuộc phương ngữ xã hội, “nghề nghiệp là cơ sở để tạo ra những hệ thống từ ngữ nghề
nghiệp riêng và cùng với đó là hình thành một phong cách ngôn ngữ có dấu ấn nghề nghiệp” [67, tr.24].
Cũng nghiên cứu về ngôn ngữ, ở một góc độ khác, Nguyễn Văn Khang, trong
hai công trình Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản [70] và Ngôn ngữ học xã
hội [70] đã đề cập đến vấn đề từ nghề nghiệp và loại từ ngữ này được nhìn nhận trong
nhiều quan hệ hơn Tác giả đã đề cập một cách toàn diện các lĩnh vực, các phươngdiện của lí luận ngôn ngữ học xã hội và những vấn đề cụ thể của ngôn ngữ học xã hộiViệt Nam ở chương 5 [66] và chương 8 [70] Đây có thể xem là hai công trình đầu tiênbàn về mối quan hệ giữa phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội và có đề cập đến từngữ nghề nghiệp Tuy nhiên, vì là chuyên khảo nghiên cứu các vấn đề cơ bản của ngônngữ học xã hội nên từ ngữ nghề nghiệp chỉ được tác giả giới thiệu vài nét khái quátnhưng lại có sự gợi mở định hướng nghiên cứu mở rộng về đối tượng này
Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu từ nghề nghiệp được các nhàngôn ngữ, các nhà nghiên cứu khác quan tâm, đã có nhiều công trình công bố trên cáctạp chí chuyên ngành cũng như các hội thảo khoa học về từ ngữ nghề nghiệp của cáctác giả như: Nguyễn Văn An [2], Hoàng Trọng Canh [19], Lê Viết Chung [38], PhạmHùng Việt [133] Bên cạnh đó, còn có một số luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận cónghiên cứu các đề tài liên quan đến lĩnh vực này Có thể điểm một số công trình của
Trang 21các tác giả: Võ Chí Quế [93]; Triều Nguyên [85]; Phan Thị Tố Huyền [65]; Đoàn Nô[90]; Trần Thị Ngọc Hoa [63]; Hoàng Trọng Canh [18], [25]; Lê Thị Hương Giang[46] Các công trình nghiên cứu này bước đầu đã nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp trêncác phương diện cấu tạo, định danh và chỉ ra những yếu tố đặc trưng, đồng thời nhìnnhận từ ngữ nghề nghiệp trong mối quan hệ với văn hóa chung của cộng đồng dân tộcnhưng chỉ ở phạm vi cụ thể, chủ yếu là làng nghề truyền thống của một địa phương,chứ chưa nghiên cứu sâu từ nghề nghiệp ở góc độ ngôn ngữ - văn hóa một cách quy
mô và có hệ thống
Trong số các nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp, đề tài khoa học cấp Viện của
Viện Ngôn ngữ học Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng [68] Nguyễn Văn Khang
làm chủ nhiệm đề tài là đáng chú ý Trong công trình của mình, tác giả đã chỉ ra môhình cấu tạo, trường từ vựng - ngữ nghĩa, nguồn gốc các đơn vị định danh và thống kêđược 861 đơn vị từ ngữ nghề gốm Bát Tràng Tuy nhiên, công trình lại chưa đi sâunghiên cứu ở phương diện định danh - một nhân tố quan trọng cho thấy những nét vănhóa làng nghề được phản ánh vào ngôn ngữ
Khoảng 15 năm lại đây, nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp một số nghề ở mộtvùng phương ngữ cụ thể, nhiều nhất là vùng Thanh - Nghệ Tĩnh, đó là một trongnhững hướng nghiên cứu được quan tâm Những công trình tiêu biểu cho hướngnghiên cứu này có thể kể đến là: Nguyễn Viết Nhị [87]; Phan Thị Mai Hoa [62]; BùiThị Lệ Thu [116]; Nguyễn Đăng Ngọc [82]; Trần Thị Ngọc Hoa [63]; Hoàng TrọngCanh [16]; [17], [18], [23], [24], [25]; Trần Hoàng Anh [6]; Nguyễn Văn Dũng [42];Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh [11]; Trần Thị Phương Thảo [103]; Mai ThịNhuỵ [88]; Bùi Thị Thu Dung [41]; Nguyễn Thị Quỳnh Trang [121]; Trong số cáccông trình kể trên, đáng chú ý hơn cả là hai công trình khoa học cấp Bộ và cấp Nhà
nước do tác giả Hoàng Trọng Canh làm chủ nhiệm đề tài: Từ ngữ nghề nghiệp trong
phương ngữ Nghệ Tĩnh (Bước đầu khảo sát các lớp từ nghề cá, nước mắm, muối) [18]; Nghiên cứu từ ngữ - văn hóa nghề biển Thanh - Nghệ Tĩnh [26] và hai luận án tiến sĩ
của các tác giả Trần Hoàng Anh: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nghề cá vùng Đồng
Tháp Mười [6]; Nguyễn Văn Dũng: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa) [42] Cả bốn công trình nêu trên đã đề
Trang 22cập một cách hệ thống, chi tiết từ ngữ nghề biển Thanh - Nghệ Tĩnh, Đồng ThápMười Trên cơ sở một khối lượng lớn các từ ngữ nghề biển thống kê được ở Thanh-Nghệ Tĩnh, Đồng Tháp Mười; các tác giả đã đối sánh từ ngữ nghề biển ở đây với từtoàn dân; đồng thời phân tích các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, sự phản ánh thực tạicủa các từ ngữ; chỉ ra nét đặc trưng về ngôn ngữ - văn hóa của các lớp từ ngữ chỉ nghềnghiệp nghề biển ở địa phương Thanh - Nghệ Tĩnh, Đồng Tháp Mười.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều xem từ ngữ nghề nghiệp là những đơn vị từvựng biểu đạt phương tiện, công cụ, hoạt động, sản phẩm… của nghề, được sử dụngphổ biến trong phạm vi một ngành nghề nhất định
1.2.2 Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nông
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy vừa qua đã có một số công trình nghiên cứu
về từ ngữ chỉ nghề nông đã được công bố: Ngôn Thị Bích, Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản
phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt), [12]; Lê Viết Chung,
“Đặc điểm của lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động trong tiếng Tày [38]; Phan Thị Tố
Huyền, Đặc điểm tên gọi các nông cụ qua các thổ ngữ Quảng Bình [65]; Đỗ Thị Thảo,
Từ ngữ chỉ nghề nông ở một số vùng trồng lúa của Thanh Hóa [102] Qua các công
trình đã nêu, chúng tôi thấy rằng từ ngữ chỉ nghề nông chưa được quan tâm, nghiêncứu đúng mức, chưa có công trình nào thu thập, nghiên cứu về từ chỉ nghề nông mộtcách đầy đủ, hệ thống trên các bình diện về ngôn ngữ - văn hóa
1.2.3 Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu từ nghề nghiệp trong phương ngữNghệ Tĩnh với quy mô lớn nhỏ khác nhau, có liên quan đến đề tài đã được công bố như:
Nguyễn Viết Nhị, Vốn từ vựng chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh [87]; Nguyễn Thị Như Quỳnh, Đặc điểm lớp từ chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ
Tĩnh [94]; Bùi Thị Lệ Thu, Tên gọi các công cụ sản xuất nông nghiệp qua các thổ ngữ thuộc phương ngữ Nghệ Tĩnh [116]; Nguyễn Thị Hiền, Khảo sát vốn từ chỉ nghề nông ở huyện Kỳ Anh [60]; Văn Thị Hiền, Khảo sát vốn từ chỉ nghề nông ở huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An [61]; Nguyễn Hồng Yến, Từ nghề nông trong tiếng Hà Tĩnh [137]; Nguyễn Thị
Phước Mỹ, Từ chỉ nông cụ và hoạt động nghề nông trong các thổ ngữ tiếng Việt ở miền
Tây Nghệ An [80]; Hoàng Trọng Canh, Phương thức định danh một số nhóm từ
Trang 23chỉ nghề cá và trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh [16]; Từ ngữ gọi tên các nông
cụ trong tiếng Nghệ Tĩnh [21]; Các lớp loại trong từ vựng nghề nông ở Nghệ Tĩnh
[23]; Một vài đặc điểm lớp từ chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh [20]; Nguyễn Viết Nhị, Vốn từ chỉ nghề trồng lúa trong phương ngữ Nghệ Tĩnh [87]; Phan Thị Mai Hoa, Thế giới thực tại trong con mắt người Nghệ Tĩnh qua tên gọi và cách gọi
tên xét trên một số nhóm từ cụ thể [62] Các công trình nghiên cứu, các bài viết dẫn
trên chủ yếu đề cập đến một vài nét khái quát về nghề nông ở Nghệ Tĩnh hoặc đi vàokhảo sát một số tên gọi nông cụ, phương tiện sản xuất nghề nông; tên gọi các loạigiống, sản phẩm, đất đai được dùng trong sản xuất nông nghiệp; các loại sâu bệnh hạicây nông nghiệp; các qui trình và hoạt động sản xuất nông nghiệp Các bài viết, cácluận văn nêu trên tuy chưa đi sâu và khảo sát miêu tả toàn diện các đặc điểm, phươngdiện khác nhau của từ nghề nông nhưng đã khảo sát từ ngữ nghề nông trên một vàiphương diện về cấu tạo, ngữ nghĩa, định danh, sự phản ánh thực tại của các từ, chỉ ranét độc đáo của các lớp từ chỉ nghề nông ở một số địa phương cụ thể ở Nghệ Tĩnh (10huyện miền tây Nghệ An, Quỳnh Lưu, Kì Anh, )
Qua những công trình đó, chúng tôi thấy việc nghiên cứu từ nghề nghiệp ngày càngđược quan tâm, chú ý và nghiên cứu mở rộng, đi sâu một cách cụ thể hơn Tuy các côngtrình này nghiên cứu về từ nghề nông ở một số địa phương cụ thể của Nghệ Tĩnh từphương diện ngôn ngữ học nhưng mới chỉ bước đầu khảo sát ở một vài huyện riêng lẻ
ở Nghệ Tĩnh Các tác giả cũng mới miêu tả khái quát vấn đề cấu tạo, định danh nhưngchưa cụ thể, hệ thống và nhìn chúng trong mối liện hệ chỉnh thể cũng như chỉ mới cảmnhận một số nét đặc trưng về ngôn ngữ - văn hóa nghề nông của cư dân Nghệ Tĩnhnhìn từ khía cạnh định danh Qua đó cho thấy rằng, cho tới nay chưa có công trình nàođược công bố thu thập, nghiên cứu vốn từ này một cách đầy đủ, hệ thống trên tổng thểcác bình diện của ngôn ngữ, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện
từ nghề nông Nghệ Tĩnh nhìn từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa
Từ tình hình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu Đặc trưng
ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh là đề tài có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn, cần mở rộng, đi sâu và nhìn nhận một cách hệ thống Vì vậy, chúng tôi tiếnhành triển khai nghiên cứu đề tài này
Trang 241.3 Cơ sở lí thuyết của đề tài
1.3.1 Những vấn đề chung về từ ngữ
1.3.1.1 Quan niệm về từ và các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt
a Quan niệm về từ tiếng Việt
Trong công trình của mình, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
Phiến quan niệm về từ như sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm
bền vững hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để đặt câu” [39, tr 142] Định nghĩa này, đã bao quát nhiều đặc điểm
của từ và các mặt khác nhau của từ được nhìn không tách rời nhau, chúng cùng làm
nên đơn vị chỉnh thể là từ Đồng quan điểm trên, Nguyễn Tài Cẩn cũng cho rằng: “Từ
là đơn vị nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập ở trong câu” [27, tr 326] Ở đây, ông nhấn
mạnh hai điểm căn bản liên quan chi phối nhau của đơn vị được gọi là từ, là về kíchthước cấu tạo và khả năng sử dụng trong câu
Theo hướng đối lập từ với các đơn vị khác của ngôn ngữ, bao quát nhiều đặcđiểm về cấu tạo, chức năng và khả năng hoạt động của từ, Nguyễn Kim Thản khẳng
định: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách ra khỏi đơn vị khác của lời nói
để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [100, tr 64].
Trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu là một trong sốtác giả có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về từ; ông cũng là một trong sốnhững tác giả nêu nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt nhất Mỗi lần định nghĩa, mức độkhái quát nhấn mạnh từng đặc điểm của từ có khác nhau ít nhiều nhưng điểm chungtrong quan niệm của ông là từ của mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng và cần phảibao quát được tất cả các đặc điểm, các mặt khác nhau của từ, về độ lớn, cấp độ, tính cốđịnh bất biến, về ngữ âm, ngữ nghĩa, cấu tạo, ngữ pháp Định nghĩa sau đây của tác giả
về từ tiếng Việt đã cho thấy điều đó: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố
định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [28, tr.14].
Như vậy, khi bàn về khái niệm từ tiếng Việt, mặc dầu có rất nhiều quan niệmkhác nhau, mức độ khái quát và cụ thể về các phương diện của từ cũng khác nhau
Trang 25nhưng các tác giả đã cung cấp cho những người quan tâm về từ tiếng Việt một cáchhiểu tương đối đầy đủ về các phương diện của từ Đứng ở một phương diện, góc nhìnnào đó, nhấn mạnh mặt này hay mặt kia của từ đều đúng Tuy nhiên trong đề tài này đểlàm cơ sở cho việc thu thập và nghiên cứu từ nghề nghiệp nghề nông Nghệ Tĩnh,chúng tôi chỉ vận dụng các quan điểm của các tác giả, rút ra cách hiểu chung về từ:
“Từ là một chỉnh thể nhỏ nhất, cố định, có nghĩa được dùng độc lập để tạo câu”.
b Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt
Trong tiếng Việt, có nhiều công trình bàn về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt Tiêubiểu là công trình của Nguyễn Tài Cẩn [27], Nguyễn Văn Tu [125], Hồ Lê [77], ĐỗHữu Châu [28], Nguyễn Thiện Giáp [47], Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn VănKhang, Hà Quang Năng [53]…
Về yếu tố cấu tạo từ, không dừng lại ở việc nêu đặc điểm của yếu tố cấu tạo từ
trong tiếng Việt là tiếng hay hình vị (như trong các ngôn ngữ khác), trong cuốn Từ
tiếng Việt: hình thái - cấu trúc - từ láy - từ ghép - từ chuyển loại [53], các tác giả đã chỉ
ra hai loại yếu tố cấu tạo, gồm hình vị và hình tố
Hình vị gồm hai loại:
- Hình vị gốc là những yếu tố thường dùng cấu tạo từ với tư cách là từ đơn theo
phương thức từ hóa hình vị và nó có thể tham gia cấu tạo nên từ phái sinh theo phươngthức ghép và láy
- Tha hình vị vốn là những hình vị gốc nhưng nay biến đổi về âm, về nghĩa, và
khả năng cấu tạo từ Vì thế, có thể chia tha hình vị làm 3 loại:
+ Tha hình vị cổ: má (trong chó má); sá (trong đường sá)… loại tha hình vị này
do láy lại nghĩa trong quan hệ yếu tố đứng đầu nên mất nghĩa (vì vậy nó còn được gọi
là tha hình vị láy nghĩa) và không còn khả năng cấu tạo từ để sản sinh ra từ mới
+ Tha hình vị hư hóa về nghĩa: đây là những tha hình vị vốn có nghĩa từ vưng
(hình vị gốc) nhưng nay đã hư hóa về nghĩa, chỉ mang nghĩa ngữ pháp song chúng lại
có khả năng cấu tạo từ mới mang tính đồng loạt Vì thế chúng còn có tên gọi là tha
hình vị tựa phụ tố Chẳng hạn: viên, từ chỗ dùng độc lập trong các kết hợp từ như: viên thanh tra, viên cảnh sát… nay được dùng để cấu tạo hàng loạt từ theo một kiểu; ví dụ;
viên trong báo cáo viên, sinh viên, lập trình viên, cổ động viên, trật tự viên,…
Trang 26+ Tha hình vị biến đổi ngữ âm từ hình vị gốc, chẳng hạn: đẽ trong đẹp đẽ, đèm trong đèm đẹp đều là tha hình vị biến đổi từ hình vị gốc đẹp theo phương thức láy âm;
chúng không có khả năng cấu tạo từ mà chỉ phối hợp âm thanh với yếu tố gốc theo quytắc hòa phối ngữ âm để tạo ra nghĩa chung của từ láy
một loại cơm - nguyên liệu dùng để nấu rượu; còn nếu hai yếu tố này kết hợp theo
quan hệ đẳng lập thì cơm rượu là từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa), có nghĩa khái quát, chỉ
sự ăn uống đầy đủ, có nhiều thức ăn ngon
* Quan hệ suy phỏng: các từ được tạo ra từ một yếu tố gốc theo quan hệ suy phỏng
có hai hình thức tiêu biểu, đó là: tạo ra từ chuyển loại (cày trong cái cày và cày trong đi
cày) và tạo ra từ biến âm (chẳng hạn: chắn - chặn, bóp - móp, xô - đổ, đập - dập…) Các
từ mới được tạo ra theo quan hệ suy phỏng có quan hệ ngữ nghĩa và ngữ âm với yếu tốgốc Đối với loại từ chuyển loại thì đơn vị phái sinh và đơn vị gốc đồng nhất về ngữ âm,
có quan hệ nghĩa nhưng cấu trúc nghĩa của đơn vị phái sinh đã khác, kéo theo sự chuyểnloại về ngữ pháp Đối với từ biến âm, đơn vị phái sinh có quan hệ ngữ âm với đơn vị gốctheo hình thức điệp, đối và nghĩa của chúng có quan hệ, liên hệ với nhau
* Quan hệ liên hợp (đẳng lập): liên kết các yếu tố cùng một phạm trù ngữ nghĩa,
có quan hệ nghĩa với nhau (đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa) theo quan hệ đẳng
lập, tạo cho từ có nghĩa khái quát Chẳng hạn: đợi + chờ → đợi chờ, con + cháu →
con cháu, gang + thép → gang thép; son + sắt → son sắt.
* Quan hệ tiếp hợp: Đó là quan hệ không bình đẳng giữa yếu tố chỉ loại với yếu
tố phân loại, trong đó yếu tố chỉ loại có nghĩa chung, yếu tố phân loại mang nghĩa chỉ đặc trưng của loại vì thế mà tạo cho từ có nghĩa biệt loại
Trang 27Ví dụ các từ được tạo ra theo quan hệ tiếp hợp: bánh gai, bánh xèo, bánh rán,
bánh đậu… đây đều là từ ghép chính phụ (phân nghĩa)
* Quan hệ phụ gia: đó là quan hệ có giá trị hình thái trong cấu tạo từ giữ yếu tố
có đặc điểm, vai trò cấu tạo từ như phụ tố với yếu tố mang nghĩa từ vựng Ví dụ các từ
được tạo ra theo quan hệ này trong tiếng Việt như: nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà
giáo,… ngói hóa, nông thôn hóa, đại học hóa,…
- Hình tố trật tự: Có hai loại
* Yếu tố trật tự trong từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa)
Mặc dù quy tắc cấu tạo từ ghép đẳng lập là quy tắc bình đẳng, các yếu tố có vaitrò như nhau về ngữ pháp nhưng trong tiếng Việt, cấu tạo của loại từ này ít nhiều vẫn
bị chi phối bởi trật tự Thường các yếu tố mang nghĩa chung hơn, khái quát hơn, đượcdùng rộng rãi phổ biến hơn (yếu tố không đánh dấu) thì đứng trước, yếu tố ít dùng,
nghĩa hẹp hơn hoặc mờ, mất nghĩa (yếu tố đánh dấu) thì đứng sau Chẳng hạn: mương
máng, ruộng nương, nhà cửa, đất đai, sông ngòi, chó má, vành đai… hoặc nếu từ chỉ
quan hệ xã hội thì yếu tố đứng đầu thường là yếu tố chỉ giới nam, tuổi tác, địa vị, vaicao hơn yếu tố đứng sau Ví dụ: Ông bà, anh chị, thầy trò, cha con, ông cháu, vua tôi,
…
* Yếu tố trật tự trong từ ghép phân nghĩa
Trong cấu tạo từ ghép phân nghĩa thuần Việt, yếu tố chính đứng trước, yếu tố
phụ đứng sau; còn từ ghép Hán Việt thì có hai loại: chính trước, phụ sau (nhân tài,
thần nông, đế Nghiêu ) và yếu tố phụ trước, chính sau (dân ý, dân tình,…)
- Hình tố ngữ âm: Yếu tố ngữ âm cũng đóng vai trò về hình thái trong tạo từ
tiếng Việt Biểu hiện rõ nhất của loại hình tố này là trong cấu tạo từ láy tiếng Việt.Trong từ láy, yếu tố láy được tạo ra từ yếu tố gốc theo quan hệ điệp và đối về ngữ âm,
nó không có nghĩa từ vựng nhưng nhờ quan hệ hòa phối ngữ âm giữa nó với yếu tốgốc mà tạo nên giá trị biểu trưng hóa, sắc thái hóa về nghĩa cho từ láy Chẳng hạn:
Từ yếu tố gốc nhỏ, theo quy tắc điệp đối tạo ra hàng loạt yếu tố láy có quan hệ hòa phối ngữ âm với yếu tố gốc Ví dụ: Nho nhỏ (nhỏ nhắn, xinh xắn, vẻ ưa nhìn); nhỏ
nhắn (gợi hình dáng, đường nét sự vật nhỏ hài hòa, nhỏ xinh, nhỏ đẹp); nhỏ nhen (tính
cách ích kỉ, hẹp hòi); nhỏ nhoi (không đáng kể, không là gì so với xung quanh).
Trang 28Ngoài ra, quan hệ ngữ âm giữa các yếu tố trong từ biến âm cũng được xem là
yếu tố có giá trị hình thái về cấu tạo từ, như: chắn/ chặn; xô /đổ, dọi /chói, dứt/ đứt,
bóp/ móp…
c Mô hình cấu tạo từ tiếng Việt
Từ được tạo ra từ hình vị (trong Việt ngữ học, có tác giả gọi là “nguyên vị”)[77], “từ tố” [125], “tiếng” [27]) theo những phương thức cấu tạo nhất định Dù cónhững điểm không gặp nhau trong quan niệm về đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt làhình vị hay tiếng, đặc biệt là cách hiểu về nghĩa của hình vị (nên đã dẫn đến hiệntượng một đơn vị nhưng được xếp vào các loại từ cụ thể khác nhau) nhưng nhìn chungcác nhà nghiên cứu từ tiếng Việt đều cho rằng tiếng Việt có 4 loại từ: từ đơn, từ ghép,
từ láy, từ ngẫu hợp (cà phê, a xít, xà phòng, ca la thầu [27]) Mỗi loại từ được tạo ratheo một phương thức khác nhau Đi sâu và cụ thể hơn vào cấu tạo từ, tuy giữa các từtrong một loại từ có sự khác nhau nhưng chúng được tạo ra có tính đồng loạt Mỗikiểu, mỗi loại từ như thế được tạo ra đều theo một khuôn nhất định và có thể khái quát
thành mô hình cấu tạo “Mô hình cấu tạo là cái khuôn đúc mà có thể đưa vào những
loại chất liệu, từ đó để tạo ra hàng loạt các đơn vị khác nhau” [112, tr.225] Ta có thể
hình dung, từ khuôn đúc ấy sẽ tạo ra sản phẩm là các từ khác nhau, điều đó tùy thuộcvào tính chất của thành tố tham gia cấu tạo và quan hệ giữa chúng Mô hình cấu tạo từ
có thể sẽ khác nhau ít nhiều, tùy thuộc vào “chất liệu”, đó là thành tố độc lập haykhông độc lập, là thành tố dùng rộng rãi trong ngôn ngữ toàn dân hay chỉ trong phươngngữ,…Vì thế, khi xét cấu tạo từ nghề nông trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, tùy theo mụcđích nghiên cứu từng khía cạnh nội dung cụ thể, có thể vận dụng các mô hình cấu tạo
từ trong tiếng Việt khác nhau Trên đại thể, có thể hình dung các mô hình được vậndụng như sau:
- Căn cứ vào tính độc lập hay không độc lập của yếu tố cấu tạo từ và trật tự giữachúng có thể hình dung trong tiếng Việt sẽ có các kiểu mô hình cấu tạo từ phức:
(1) Thành tố độc lập + thành tố độc lập;
(2) Thành tố độc lập + thành tố không độc lập;
(3) Thành tố không độc lập + thành tố độc lập;
(4) Thành tố không độc lập + thành tố không độc lập;
Trang 29- Nếu căn cứ vào số lượng các thành tố trực tiếp tham gia cấu tạo từ và tínhchất, vai trò về ngữ nghĩa trong cấu tạo từ giữa các thành tố để cấu tạo các tổ hợp như
từ ghép [27] thì mô hình cấu tạo từ có thể khác nhau bởi số lượng thành tố trực tiếpluôn chỉ có hai nhưng số lượng đơn vị cơ sở - đơn vị gốc tham gia có thể là 2,3,4 nên
sẽ tạo thành các bậc quan hệ khác nhau
- Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, điều đó cũng có nghĩa là xét về phạm vi sửdụng, có những yếu tố được dùng rộng rãi trong toàn quốc, mang tính toàn dân nhưngcũng có những yếu tố chỉ dùng trong một địa phương hay trong một ngành nghề nhấtđịnh Điều đó cũng cho phép ta hình dung về các mô hình cấu tạo từ được dùng trongphương ngữ Đó có thể là các kiểu mô hình kết hợp tạo từ chủ yếu sau:
(1) Thành tố toàn dân + thành tố phương ngữ;
(2) Thành tố phương ngữ + thành tố phương ngữ;
(3) Thành tố phương ngữ + thành tố toàn dân;
(4) Thành tố toàn dân + thành tố toàn dân (với tư cách là từ thì chúng chỉ được
dùng trong phương ngữ; ví dụ; cày trỉa, bừa đạp,…).
Trong chương 2 của luận án, chúng tôi sẽ áp dụng các dạng mô hình cấu tạo từ ngữ chỉ nghề nông Nghệ Tĩnh nêu trên làm cơ sở để nghiên cứu đề tài
d Các loại từ, xét về cấu tạo
Đề tài nghiên cứu về từ nghề nông Nghệ Tĩnh cho nên chúng tôi không đi sâunghiên cứu lí thuyết về các loại từ mà chỉ vận dụng quan niệm về các loại từ mà
Nguyễn Tài Cẩn đã đưa ra trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt [27] để làm cơ sở cho
việc thu thập, phân loại và nghiên cứu Cụ thể hơn, loại từ mà một số tác giả gọi là từđơn đa tiết (bao gồm từ phiên âm mượn ở các ngôn ngữ Ấn Âu, những từ thuần Việt
mà các yếu tố trong từ đều không có nghĩa thực,… Trong đề tài này, chúng tôi đi theocách phân loại của Nguyễn Tài Cẩn, gọi chúng là từ ngẫu hợp Đối với từ “láy âm”,theo cách gọi của Nguyễn Tài Cẩn, chúng tôi xin gọi như cách gọi phổ biến là từ láy.Như vậy, trong luận án này, các loại từ nghề nông đã được khảo sát sẽ phân loại thànhcác loại từ theo cơ sở sau:
d1 Từ đơn
Từ đơn là những từ do một hình vị (một tiếng) tạo nên Chẳng hạn như: anh,
chị, bàn, ghế, thước, bút…
Trang 30d.2 Từ ghép
Từ ghép là loại từ được tạo ra từ hai hoặc hơn hai hình vị (tiếng) theo quan hệ nghĩa Theo quan hệ nghĩa, từ ghép được chia làm hai loại:
- Từ ghép hợp nghĩa là những từ do các hình vị có nghĩa cùng chỉ một phạm trù
ngữ nghĩa kết hợp với nhau theo quan hệ đẳng lập (như đất nước, giang sơn, đợi chờ,
mong nhớ, thương yêu, )
- Từ ghép phân nghĩa là những từ do các hình vị có nghĩa, kết hợp với nhautheo quan hệ chính phụ, trong đó có một thành tố mang nghĩa chỉ loại và thành tố còn
lại phân loại (phân nghĩa) như xe đạp, xe máy, bánh gai, bánh mì,
d.3 Từ láy
Từ láy là lớp từ có vị trí đặc biệt trong tiếng Việt vì nó thể hiện đặc điểm loại
hình trong tiếng Việt Theo quan điểm của Hoàng Văn Hành: Láy là sự hòa phối ngữ
âm có giá trị biểu trưng hóa [53] Cụ thể hơn, từ láy là những từ được tạo ra do yếu tố
láy lặp lại toàn bộ hay bộ phận âm thanh của yếu tố cơ sở, trong đó thanh điệu giữnguyên hoặc biến đổi theo luật hài thanh
Có thể căn cứ vào mức độ và bộ phận âm thanh lặp lại giữa các tiếng mà chia từláy thành láy hoàn toàn hay bộ phận, hoặc căn cứ vào số lần tác động của phương thứcláy mà chia từ láy thành láy bậc 1 và láy bậc 2
d.4 Từ ngẫu hợp
Từ ngẫu hợp là những từ mà các tiếng kết hợp tạo từ không theo quy tắc ngữ
nghĩa cũng không theo quy tắc ngữ âm (như cà phê, a xít, bù nhìn, bồ hóng,…) Đây là
loại từ mà sự phân định chúng trong giới Việt ngữ không giống nhau Trong vốn từnghề nông thu thập được, số lượng từ thuộc loại này không nhiều nhưng vì chúng cóđặc điểm riêng về cấu tạo nên chúng tôi tách chúng thành một loại riêng theo cáchphân các loại từ như trong sách của Nguyễn Tài Cẩn đã dẫn
1.3.1.2 Quan niệm về ngữ và các kiểu cấu tạo ngữ tiếng Việt
a Quan niệm về ngữ tiếng Việt
Trước năm 1945, việc nghiên cứu về cụm từ (ngữ) chưa được quan tâm Sau
1954, việc nghiên cứu cụm từ đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm
và đi sâu miêu tả như Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Lưu Vân Lăng, Phan
Trang 31Thiều, Diệp Quang Ban… Hiện nay quan niệm về ngữ giữa các nhà nghiên cứu chưahoàn toàn gặp nhau, song sự khác biệt là không lớn Để làm cơ sở cho việc khảo sátnghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin dựa theo quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn về ngữ
mà ông gọi là đoản ngữ: Đoản ngữ là loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các
thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ [27, tr 148] Cũng theo tác giả, đoản ngữ là một
loại tổ hợp tự do có ba đặc điểm: Thứ nhất, nó gồm một thành tố trung tâm và một hay
một số thành tố phụ quây quần xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt ý nghĩa; thứ hai, quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ có nhiều kiểu loại chi tiết rất khác nhau, nhưng nói chung đều thuộc vào loại quan hệ chính phụ; thứ ba, toàn đoản ngữ có tổ chức phức tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình trung tâm nhưng nó vẫn giữ được các đặc trưng ngữ pháp của trung tâm [27, tr 150].
Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong cuốn “Cơ
sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” cũng gọi ngữ là đoản ngữ và có cùng quan điểm với
Nguyễn Tài Cẩn khi khẳng định đoản ngữ là tổ hợp từ có quan hệ chính phụ [39, tr 275].
Có hai loại ngữ, ngữ cố định (quán ngữ, thành ngữ) và ngữ tự do Ngữ tự dobao gồm ngữ chính - phụ, ngữ đẳng lập và ngữ chủ - vị Trong ba loại ngữ tự do này,ngữ đẳng lập và ngữ chủ vị ít được nghiên cứu Điều đó một phần là do đặc điểm cấutạo và vai trò của nó trong câu Ngữ đẳng lập thường đơn giản về cấu tạo, tuy do các từkết hợp tạo nên nhưng tính chất của nó không khác từ bao nhiêu; còn ngữ chủ vịthường là bộ phận trong câu, là thành phần phụ hay là một bộ phận của nòng cốt câu.Ngược lại, ngữ chính phụ thường có mặt trong các thành phần của câu, chúng chiếm
số lượng lớn, đa dạng về cấu tạo, đóng vai trò quan trọng trong tổ chức câu nên đượcnghiên cứu sâu rộng hơn
Những năm gần đây, khi khoa học danh học (onomastics) được chú ý nghiêncứu nhiều, nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến đặc điểm định danh của ngữ Họ phân biệtngữ danh học và ngữ ngữ pháp học Trong ngữ danh học người ta phân biệt ngữ biểutrưng biểu cảm như quán ngữ, thành ngữ với ngữ định danh Chức năng định danh củangữ được nhấn mạnh, coi trọng nên có tên gọi là ngữ định danh (denominative phrase;term) để nhấn mạnh chức năng nghĩa định danh (gọi tên) của ngữ Nhiều luận án
Trang 32nghiên cứu về thuật ngữ, khi xét về đặc trưng định danh đã chú ý vận dụng quan niệmmới này ở ta.
Với cách hiểu trên về ngữ, trong phạm vi đề tài nghiên cứu và tư liệu điều tra cóđược, ngữ chính phụ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh là loại đơn vị mà luận án này sẽ miêu
tả cùng với các loại từ nghề nghiệp khác bởi vì các ngữ định danh chính phụ thườngđược cấu tạo để định danh trong ngữ chỉ nghề nghệp
So với ngữ tự do dùng phổ biến trong giao tiếp, ngữ định danh nghề nghiệp cónhững khác biệt nhất định Là ngữ nên chức năng của ngữ giống từ, đều là đơn vị địnhdanh Song ngữ định danh nghề nghiệp, gần giống thuật ngữ, chúng mang tính chuyênmôn cao Vì thế, về cấu tạo, tuy có cấu tạo như ngữ tự do nhưng tính chất tồn tại, sẵn
có của nó trong nghề lại giống như từ hoặc ngữ cố định Cho nên ngữ chỉ nghề đượcNguyễn Văn Khang gọi là “ngữ chuyên môn” [68, tr.41], cách gọi này cho ta thấy rõđặc trưng của ngữ chỉ nghề trong vốn từ ngữ nghề nghiệp
b Các kiểu mô hình cấu tạo ngữ tiếng Việt
Về mô hình cấu tạo của các ngữ danh từ, ngữ động từ và ngữ tính từ đã đượcnhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp đưa ra và miêu tả trong các công trình ngữ pháp đượccông bố Mục đích của luận án không nhằm miêu tả mô hình cấu tạo các ngữ tiếng Việt
mà chỉ vận dụng các mô hình đã có của các nhà nghiên cứu nên trong luận án này, cụthể, khi xác định và miêu tả ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh, chúng tôi đều vận dụng mô
hình cấu tạo đoản ngữ mà Nguyễn Tài Cẩn đã khái quát trong trong sách Ngữ pháp
tiếng Việt [27] Tuy nhiên, trong thực tế, ngữ chỉ nghề nông là từ ngữ chuyên môn nên
thường có dạng ngắn gọn, không đầy đủ ba phần (phần phụ trước, phần trung tâm,phần phụ sau) như mô hình ngữ tự do danh ngữ, động ngữ, tính ngữ) mà Nguyễn TàiCẩn đã nêu
Từ và ngữ trong tiếng Việt được phân biệt với nhau về khái niệm và cấu tạonhư nêu trên nhưng chúng đều là đơn vị định danh nên trong trong thực tế, việc phânđịnh từ và ngữ thường không dễ dàng Đối với từ ngữ nghề nghiệp, việc phân biệt từ
và ngữ càng phức tạp, khó khăn hơn Trong tiếng Việt, nếu như gặp tổ hợp mà khiphân tích thành tố trực tiếp tổ hợp đó, các thành tố đều có nghĩa và độc lập thì việc xácđịnh tổ hợp đó là từ hay ngữ tự do là việc không hề đơn giản; đối với các đơn vị định
Trang 33danh nghề nghiệp càng phức tạp hơn Tuy vậy, việc nhận diện tổ hợp nào đó là từ ghéphay ngữ tự do đối với ngôn ngữ toàn dân là không quá phức tạp, song việc phân biệt từghép và ngữ định danh trong vốn từ ngữ nghề nghiệp lại rất nan giải Bởi, nếu ngữ tự
do là những đơn vị không có sẵn thì từ ghép là tổ hợp cố định, sẵn có, mặt khác, do từ
là đơn vị được sử dụng rộng rãi quen thuộc, lại đã được phản ánh vào từ điển nên việcnhận diện tư cách từ của nó cũng có thể xác định được Đối với từ và ngữ định danhchuyên môn nghề nghiệp, từ ghép nghề nghiệp thường sử dụng những thành tố vốn làyếu tố có sẵn, dùng độc lập trong ngôn ngữ toàn dân trong khi đó ngữ định danh nghềnghiệp là ngữ chuyên môn, quen dùng trong nghề với tính chất sẵn có cố định như từ,cho nên việc phân định từ ghép nghề nghiệp với ngữ nghề nghề nghiệp càng khó khăn
Vì thế, chúng tôi cho rằng, việc xác định từ hay ngữ đối với từ ngữ nghề nghiệp chỉ làtương đối (vì có thể có trường hợp, một tổ hợp được xác định là từ ghép nhưng cũng
có thể xếp chúng vào loại ngữ chuyên môn và ngược lại) Trong luận án của chúng tôichắc cũng không tránh được điều đó
1.3.2 Những vấn đề chung về từ ngữ nghề nghiệp
1.3.2.1 Quan niệm từ nghề nghiệp
Khi bàn về từ ngữ nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu đã có nhiều quan niệm khácnhau (như đã nói tới ở phần tổng quan) Trong luận án này, chúng tôi không đi sâu bàn vềtất cả các vấn đề liên quan đến khái niệm từ nghề nghiệp mà chỉ vận dụng quan niệm củacác tác giả đi trước, đưa ra một cách hiểu, áp dụng vào đề tài này như sau:
Thứ nhất, từ nghề nghiệp là kết quả sáng tạo, tích lũy về ngôn ngữ của nhân dânlao động, đó là những đơn vị từ vựng được sử dụng phổ biến trong phạm vi nhữngngười cùng làm một nghề nào đó
Thứ hai, từ ngữ nghề nghiệp biểu thị - gọi tên toàn bộ những công cụ, phươngtiện, các hoạt động, sản phẩm,… của nghề Chúng tôi cho rằng đối với từ ngữ nghềnghiệp thì nội dung định danh mang tính nghề nghiệp - tính chuyên môn là nội dungquan trọng để xác định tư cách từ ngữ nghề nghiệp của một ngành nghề trong xã hội
Dĩ nhiên đặc điểm này không tách rời đặc điểm người sử dụng lớp từ ngữ này, đó là sự
sử dụng từ ngữ nghề nghiệp giữa những người cùng làm nghề, trong hoạt động nghềnghiệp như một tất yếu và tự nhiên
Trang 34Thứ ba, từ nghề nghiệp có nội dung chuyên môn - định danh nghề nghiệpnhưng mức độ, phạm vi sử dụng của các từ nghề nghiệp không giống nhau, vì những
lý do như: mức độ phổ biến của từng nghề, mức độ quen thuộc của các đối tượng trongnghề được gọi tên; thói quen ngôn ngữ (phát âm, từ dùng và cách dùng từ trong tronggiao tiếp tự nhiên của cư dân trong vùng)… Điều đó cũng nói lên rằng, khi xét từ nghềnghiệp cần đặt nó trong quan hệ với từ địa phương và từ toàn dân
Với cách nhìn như vậy, theo quan điểm của nhà nghiên cứu Hoàng Trọng Canh
thể hiện trong công trình nghiên cứu về từ nghề nghiệp: Qua khảo sát từ nghề biển
Thanh Nghệ Tĩnh, suy nghĩ về việc thu thập và nghiên cứu từ nghề nghiệp [24, tr 3
-12], có thể thấy có 3 loại từ nghề nghiệp như sau:
Thứ nhất, mỗi nghề nghiệp thường gắn với một vùng địa lí dân cư nên tiếngnói của người làm nghề cũng chịu tác động của tiếng nói địa phương nơi mình cư trú,
vì thế có những từ nghề nghiệp có phạm vi sử dụng hạn chế chỉ trong một vùng thổngữ nhất định Đây là những từ thường là của những nghề không phổ biến, nhữngnghề tạo thành một làng nghề biệt lập, nên chỉ người trong nghề mới hiểu, ví dụ một số
từ nghề muối: giát, nhăng, nước khắt, bầu diệu, muối lằng ô, nước ót, thống… Hoặc những nghề mà nhiều vùng có nhưng mỗi thổ ngữ lại có những từ ngữ riêng Ví dụ: lái
rùng, lái rẹo, nác đưng, kệu, khuyếc, rụm, ọe, vực, bắc… (vãi hạt giống), cày vọoc, cày vè… (nghề biển và nghề nông vùng huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) Nếu nhìn từ góc độ
phương ngữ địa lí thì đây là những từ thổ ngữ
Thứ hai, lớp từ chỉ công cụ hoạt động sản phẩm nghề nghiệp mà người hành nghề
sử dụng trong hoạt động của nghề nhưng người ngoài nghề trong phương ngữ địa lí đó
cũng hiểu và sử dụng trong giao tiếp Ví dụ các từ: lái (lưới), nốốc (thuyền), ghẹ (cua biển), nác rặc, mói, mói nam, mói nồm… (nghề biển Nghệ Tĩnh), má (mạ), toóc (rạ), ló (lúa, thóc), gắt (gặt), rọng (ruộng)… (nghề nông Nghệ Tĩnh) Những từ nghề nghiệp loại
này nếu nhìn từ góc độ phương ngữ địa lí thì cũng có thể xem là từ địa phương
Thứ ba, những từ có nội dung chỉ công cụ phương tiện, hoạt động sản phẩm củanghề được người làm nghề sử dụng để hành nghề nhưng do mức độ phổ biến quenthuộc của các công cụ, hoạt động sản phẩm này đối với xã hội nên các từ nghề nghiệploại này cũng được người ngoài nghề khắp nơi sử dụng tự nhiên trong giao tiếp hàng
Trang 35ngày Đây là những từ nghề nghiệp đã trở thành từ toàn dân, hay nói cách khác là
những từ toàn dân gốc là từ nghề nghiệp Đó là những từ như cày, bừa, cuốc, cấy,
gặt… (nghề nông), vôi, vữa, xi, cát, hồ, trát, xây… (nghề xây dựng) Lớp từ này tuy
phạm vi sử dụng không còn bị hạn chế nhưng xét về nội dung định danh mang tínhchuyên môn nghề nghiệp, và người trong nghề muốn hành nghề thì buộc phải sử dụng
nó như từ công cụ nghề, mà không thể thay thế chúng bằng từ đồng nghĩa như các lớp
từ toàn dân khác Nói cách khác, tính chuyên môn, tính công cụ, tính nghề nghiệp củalớp từ này vẫn là nét trội (ít nhất là đối với người làm nghề) chứ không phải là đặc tính
sử dụng phổ biến trong giao tiếp toàn dân Vì thế khi nói đến từ nghề nghiệp không thểkhông nhắc tới lớp từ thứ ba này Có thể liên hệ hình dung những từ nghề nghiệp nàytrong vốn từ nghề nghiệp như bộ phận thuật ngữ cấu tạo do thuật ngữ hóa từ dùng
chung như: nước, góc cạnh, đường thẳng, đường tròn Cũng có thể gọi bộ phận từ
nghề nghiệp loại này như nghề nghiệp hóa từ thường dùng Đây cũng có thể là conđường cấu tạo, sử dụng từ nghề nghiệp thứ hai ngược với toàn dân hóa
Một phương diện khác, khi nói đến từ nghề nghiệp cũng cần thấy từ ngữ nghềnghiệp thể hiện văn hóa nghề nghiệp Từ ngữ nghề nghiệp vừa mang tính đặc trưngcủa nghề lại vừa mang dấu ấn, tiếng nói của một vùng dân cư, địa phương đó sinhsống, chính điều này đã tạo nên sự hài hòa và đặc trưng nghề nghiệp cũng như nét đặcthù về ngôn ngữ và văn hóa trong một ngành nghề cụ thể Ví dụ, đọc một số câu ca daosau đây, chúng ta sẽ nhận ra nét đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa Nghệ Tĩnh, ngôn ngữ -văn hóa của những người làm nghề nông:
“Khi mô chiêm ngả màu vàng
Tin cho nhau biết ta sang gắt (gặt) cùng.”
(Ca dao Nghệ Tĩnh)
“Rồi mùa toóc rạ rơm khô
Bạn về xứ bạn biết nơi mô mà tìm?”
(Ca dao Nghệ Tĩnh), (Dẫn theo [22; tr 331]).Hay: “Ló tốt như mây
Ló sây như hèo (cây họ mây)
Một lát ngoèo (ngoéo, ngoặc)
Trang 36Ba lát cắt
Một người gắt (gặt) Chín người sương (gánh)”
(Dẫn theo [22; tr 358])
Về đặc trưng ngôn ngữ văn hóa thể hiện qua lớp từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh
sẽ được chúng tôi trở lại ở chương 4 của luận án
1.3.2.2 Vị trí của từ nghề nghiệp trong từ vựng một ngôn ngữ
Tùy vào từng góc độ nghiên cứu về vốn từ vựng của một ngôn ngữ mà vị trí từnghề nghiệp trong từ vựng một ngôn ngữ sẽ được xác định khác nhau Nguyễn Thiện
Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” đã dựa vào phạm vi sử dụng để phân chia vốn từ vựng ngôn ngữ như sau: “từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội
và lãnh thổ Trong từ vựng hạn chế về mặt xã hội có từ nghề nghiệp, tiếng lóng, thuật ngữ; còn từ địa phương là từ dùng hạn chế về mặt lãnh thổ” [51].
Cũng đứng ở góc độ phạm vi sử dụng, trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến,Vũ Đức Nghiệu đã có sự phân chia: “Trừ những
từ ngữ thuộc các lớp từ được sử dụng hạn chế về mặt lãnh thổ (từ địa phương) hoặc
về mặt “phương ngữ xã hội” (thuật ngữ, tiếng lóng, từ nghề nghiệp), số còn lại được gọi là lớp từ vựng chung hoặc từ vựng toàn dân” [39, tr.226] Trong sự phân chia này,
các tác giả đã xếp từ nghề nghiệp vào “phương ngữ xã hội”.
Đồng quan điểm với Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu,
Nguyễn Văn Khang trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản, cho rằng:
“Có thể gọi phương ngữ xã hội những trường hợp như tiếng lóng, biệt ngữ, tiếng nghề
nghiệp được sử dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm hay một tập đoàn người nhất định” [66, tr.119].
Khác với các tác giả nêu trên, Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng- ngữ nghĩa
tiếng Việt [28] đã xếp từ nghề nghiệp vào cùng một một hệ thống với thuật ngữ khoa
học kỹ thuật để nghiên cứu đối chiếu
Qua các quan điểm đã trình bày, có thể thấy rằng có rất nhiều quan điểm khácnhau về vị trí từ nghề nghiệp trong từ vựng của một ngôn ngữ Khi nghiên cứu về vấn
đề này, các nhà nghiên cứu đã đứng ở những khía cạnh khác nhau để nhìn nhận về vị
Trang 37trí của từ nghề nghiệp nhưng điều quan trọng là các tác giả đều cơ bản thống nhất ở mấy điểm như sau:
- Xét về mặt phạm vi sử dụng, từ nghề nghiệp thuộc vào lớp từ hạn chế về mặt
xã hội hay là phương ngữ xã hội; cũng có thể hiểu từ nghề nghiệp dùng hạn chế ở phạm vi nghề và gắn bó với địa bàn phương ngữ
- Xét về phong cách, từ nghề nghiệp thuộc vào phong cách nói
Cần nói thêm rằng dù mức độ chuyên môn còn thấp, chưa được phổ biến rộng,song chức năng đặc trưng dân dã gắn với tri thức dân gian cũng là nét trội của từ nghềnghiệp, cần chú ý khai thác
Qua đó ta thấy rằng lớp từ nghề nghiệp đóng một vai trò nhất định trong từvựng của một ngôn ngữ, nhất là về mặt xã hội, về chức năng nghề nghiệp đặc trưng,loại biệt góp phần làm phong phú và đa dạng hơn hệ thống từ vựng tiếng Việt nóichung, phương ngữ nói riêng cũng như khía cạnh văn hóa - ngôn ngữ
1.3.2.3 Đặc điểm của từ nghề nghiệp
Từ nghề nghiệp là toàn bộ những từ ngữ của người làm nghề nào đấy trong xãhội dùng phục vụ cho sản xuất hành nghề của nghề đó và từ nghề nghiệp dù có sự khácbiệt, mang đặc điểm riêng nhưng nó cũng không nằm ngoài quy luật đặc điểm chungcủa từ tiếng Việt Vì vậy, xét về cấu tạo của từ, từ ngữ nghề nghiệp nói chung, từ nghềnông ở Nghệ Tĩnh nói riêng cũng gồm ba loại từ cơ bản như trong tiếng Việt là từ đơn,
từ ghép và từ láy
Tuy vậy, do sự phát triển của nghề là gắn với một vùng nhất định và cư dân làmnghề cũng nói tiếng nói chung quen thuộc mang tính phương ngữ của vùng và việcdùng từ nghề nghiệp là nhằm phục vụ cho công việc thuận tiện trong một nghề nào đónên từ nghề nghiệp cũng có sự biến đổi về mặt ngữ âm như các từ địa phương và có sựbiến đổi riêng, tạo thành những lớp từ ngữ riêng đặc trưng cho nghề
1.3.2.4 Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với các lớp từ khác
Ngôn ngữ là một sự thống nhất trong cộng đồng dân tộc Về mặt biểu hiện,ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng Xét về từ vựng, vốn từ của một ngôn ngữ cũngbao chứa trong nó nhiều lớp từ vựng khác nhau Nói cách khác, nếu vốn từ là một hệthống thì trong vốn từ của ngôn ngữ dân tộc có nhiều tiểu hệ thống Xét về phạm vi sử
Trang 38dụng, theo ranh giới địa lý, ta có vốn từ toàn dân và vốn từ địa phương Xét về tínhchất xã hội người dùng, đối lập với vốn từ toàn dân, ta có vốn từ nghề nghiệp, vốn từthuật ngữ, tiếng lóng,… Tuy phân chia vậy nhưng giữa các vốn từ có quan hệ giaothoa, qua lại Sự phân chia thành các lớp từ chỉ là tương đối, bởi đường ranh giới mờvới nhiều lối thông đi qua, như giữa lớp từ nghề nghiệp với các lớp từ: từ toàn dân, lớp
từ địa phương và thuật ngữ Vì vậy, sự phân định từ nghề nghiệp là mang tính chấtchung nhưng xét cụ thể với một từ nào đó thì không phải là bất biến, có thể chỉ mangtính tương đối, nhất là xét về mặt lịch sử
a Từ nghề nghiệp và từ toàn dân
Từ nghề nghiệp là những từ hạn chế về đối tượng người sử dụng, chủ yếu làgiữa những người làm nghề, phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của một cộng đồngngười nhất định
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học đã định nghĩa về từ toàn dân là: “Từ được sử dụng hàng ngày, chung cho mọi người trong một dân tộc, một quốc gia; còn gọi là từ toàn dân Các từ thường dùng thuộc lớp từ tích cực” [136, tr 397] Từ toàn
dân thuộc lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất trong mọi ngôn ngữ bởi nó là lớp từđược toàn dân hiểu và sử dụng thường xuyên, là lớp từ đóng vai trò nồng cốt cho sựthống nhất ngôn ngữ quốc gia, là hạt nhân cho các hoạt động ngôn ngữ đa dạng trong
xã hội
Nếu từ toàn dân là những từ biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, tínhchất, phổ biến, quan trọng, thiết yếu thuộc các lĩnh vực đời sống khác nhau của cảcộng đồng dân tộc thì từ nghề nghiệp là những từ có nội dung chuyên môn, gọi tên cáccông cụ phương tiện, hoạt động, sản phẩm của nghề nên nội dung thường xa lạ vớingười khác nghề trong xã hội Chẳng hạn, trong nghề nông ở Nghệ Tĩnh có những từ
như biềng (còn gọi là biềng hái, thân hái: được làm bằng gỗ hoặc tre có cắm lưỡi hái
để gặt lúa), hãm (còn gọi là cự răng bừa: là thanh gỗ xâu ngang lỗ để giữ chắc răng bừa), nẻn (nia: dụng cụ hình tròn, đan khít bằng tre, đường kính khoảng 1,2m, nhỏ hơn nống, dùng để phơi lúa hoặc giê, sảy lúa), nguồng (vòi hái: bộ phận như cái ngoắc của
hái thường gọi là “vòi hái” dùng để gom các bông thành nắm lúa để cắt, gặt),… Những
từ như vậy, nếu không phải người làm trong nghề nông, dù ở trong cùng vùng dân cư
Trang 39thì cũng không hiểu Mặc dù vậy, giữa từ nghề nghiệp và từ toàn dân có mối quan hệqua lại mật thiết với nhau trong sự phát triển và vận động của ngôn ngữ Từ nghềnghiệp là một trong các nguồn từ vựng góp phần cùng các bộ phận từ vựng khác làmphong phú vốn từ toàn dân Các sự vật, hoạt động, sản phẩm của một nghề nào đó càngngày càng trở nên quen thuộc với xã hội thì cùng với nó các từ ngữ đó cũng gia nhậpvào vốn từ toàn dân một cách tự nhiên Nhất là đối với các nghề mà phạm vi sản xuấtrộng rãi, diễn ra trên nhiều vùng như nghề nông, nghề ngư, nghề mộc, nghề xây,… thì
số từ nghề nghiệp gia nhập, trở thành từ toàn dân càng nhiều, như: cày, bừa, cấy, gặt,
lúa, thóc, gạo mạ, trấu, cám… (nghề nông), thuyền, cá, tôm, mực, cua, chài, lưới,…
(nghề đánh cá), bào, đục, cưa, xẻ,… (nghề mộc) Nói cách khác, đó là những từ toàn
dân có nguồn gốc là từ nghề nghiệp
Mặt khác cũng cần thấy, để cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp thì phải sử dụng môhình chung về cấu tạo từ của tiếng Việt nhưng về yếu tố cấu tạo, ngoài các yếu tố cóthể tự tạo hoặc yếu tố địa phương thì phần lớn các yếu tố được dùng để tạo từ ngữ
nghề nghiệp là những yếu tố có sẵn, thuộc ngôn ngữ toàn dân Ví dụ: cày chìa vôi, cày
trại, cày vỡ, cày lấp, cày vun, cày luống, cày vạt, cày trỉa, cày hoang, cày cải tiến, bừa đạp, bừa lấp, bừa xốc,… (nghề nông).
Ngoài ra, qua các hoạt động giao tiếp diễn ra trong cuộc sống thường ngày củacác thành viên trong xã hội, khi cần diễn đạt, biểu thị các nội dung liên quan đến nghềnghiệp, để giao tiếp hiệu quả, bên cạnh từ toàn dân, không thể không dùng từ ngữnghề nghiệp Cho nên, từ nghề nghiệp không chỉ là phương tiện giao tiếp trong nghềcủa người làm nghề mà nó cũng có thể được mở rộng phạm vi giao tiếp ra ngoài nghề,tùy theo nhu cầu, mục đích của các cuộc giao tiếp Đôi khi từ nghề nghiệp cũng được
sử dụng trong vốn từ của ngôn ngữ văn học, trong thành ngữ tục ngữ:
Chẳng hạn: “Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
Lẩn như chạch, ngang như cua, Giật đầu cá vá đầu tôm, thóc cao gạo kém, cổ cày vai bừa,…
Cuối cùng cũng cần thấy rằng, do ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ tất yếu không tách rời nên ta cũng có thể thấy vai trò của từ toàn dân và từ nghề nghiệp về mặt
Trang 40văn hóa Văn hóa của một dân tộc rất phong phú và đa dạng được biểu hiện cụ thể trên cácphương diện về vật chất, tinh thần của xã hội, trên các vùng miền, lĩnh vực khác nhau củađời sống Nếu lớp từ ngữ toàn dân là thành tố và đồng thời là phương tiện quan trọng biểuthị văn hóa chung của cộng đồng dân tộc thì từ ngữ nghề nghệp là thành tố và là phươngtiện biểu thị văn hóa nghề nghiệp của cư dân làm nghề Như vậy, văn hóa nghề nghiệp làmột trong biểu hiện của tính đa dạng văn hóa dân tộc và văn hóa nghề nghiệp góp phầntạo nên tính đa dạng nhiều sắc màu của văn hóa dân tộc.
Như vậy, khi nghiên cứu mối quan hệ giao thoa giữa từ nghề nghiệp và từ toàndân, chúng ta càng hiểu hơn sự phong phú và đa dạng của từ vựng tiếng Việt Đồngthời, chúng ta thấy được những nét chung cũng như nét đặc trưng của từ nghề nghiệp
và mối quan hệ khăng khít giữa từ vựng toàn dân và từ nghề nghiệp Qua đó ta cũngthấy được sự hình thành phát triển của từ vựng nghề nghiệp và thấy được từ nghềnghiệp góp phần làm cho vốn từ toàn dân phong phú, đa dạng
b Từ nghề nghiệp và từ địa phương
Hiện nay, trong Việt ngữ học, các công trình viết về từ vựng tiếng Việt, củaNguyễn Văn Tu [125], Đỗ Hữu Châu [28], Nguyễn Thiện Giáp [51], Nguyễn Thiện
Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết [48] hay Cơ sở ngôn ngữ
học và tiếng Việt của Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
[39] tới các bài viết về phương ngữ như của Nguyễn Quang Hồng [64], các từ điển
như Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ [136], Từ điển tiếng địa phương Nghệ
Tĩnh, Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài
Nguyên [10], hoặc trong các chuyên luận viết về từ địa phương của một vùng như Từ
địa phương Nghệ Tĩnh về một khía cạnh ngôn ngữ văn hóa của Hoàng Trọng Canh
[22]… đều đưa ra định nghĩa về từ địa phương Tuy nhiên các quan niệm của các tácgiả không hoàn toàn giống nhau Mỗi tác giả có thể nhấn mạnh về một đặc điểm nào
đó nhưng nhìn chung có hai điểm cơ bản mà các tác giả gặp nhau trong quan niệm về
từ địa phương, đó là:
- Từ địa phương là biến thể của ngôn ngữ toàn dân - tức có sự khác biệt nào đó(về âm, nghĩa, ngữ pháp) so với từ toàn dân;