1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ bồi THƯỜNG THIỆT hại THEO hợp ĐỒNG tín DỤNG THỰC TIỄN áp DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PTNT VIỆT NAM AGRIBANK

111 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 672,5 KB

Nội dung

Trong Chương III “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng tại Agribank” tác giả đã gắn định hướng, mục tiêu của Agribank, với những

Trang 1

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

-VÀ PTNT VIỆT NAM - AGRIBANK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

Trang 2

NGÔ VIỆT HÀ

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PTNT VIỆT NAM - AGRIBANK

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 3

Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện vàkhông vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật Tôi cam đoan đây làcông trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu sử dụng phân tíchtrong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố công khai Các kết quảnghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực,khách quan, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp Các kết quả này chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nàokhác.

Trang 4

Nguyễn Thị Huế đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm bài Bêncạnh đó em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Luật đã tạo điều kiệncho chúng em có những môn học hay và bổ ích để có thể mở rộng kiến thức,giúp chúng em hoàn thiện hơn trong quá trình học tập và công tác.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý

Trang 5

Tổ chức Thương Mại Thế giớiTCTD Tổ chức tín dụng

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT i

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO HỢP ĐỒNG 5

TÍN DỤNG 5

1.1 Khái quát về Hợp đồng tín dụng 5

1.1.1 Khái niệm Hợp đồng tín dụng 5

1.1.2 Đặc điểm Hợp đồng tín dụng 6

1.2 Khái quát về bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng 7

1.2.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng 7

1.2.2 Đặc điểm của bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng 9

1.2.3 Bản chất của bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng 11

1.3 Vai trò của bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng 12

1.4 Khái quát pháp luật về bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng 14

1.4.1 Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm Hợp đồng tín dụng của Việt Nam 14

1.4.2 Vai trò của pháp luật về bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng 16 1.5 Nội dung pháp luật về bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng 17

1.5.1 Quy định pháp luật về căn cứ bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng 17

1.5.2 Quy định pháp luật về xác định thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng 23

1.5.3 Quy định pháp luật về chủ thể bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng 26

Trang 7

đồng tín dụng 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 45

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN TẠI AGRIBANK 46

2.1 Tổng quan về Agribank 46

2.1.1 Thành lập và hoạt động của Agribank 46

2.1.2 Tổ chức quản lý tại Agribank 50

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng tại Agribank 51

2.2.1 Căn cứ bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng tại Agribank 51

2.2.2 Xác định thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng tại Agribank 58

2.2.3 Chủ thể bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng tại Agribank 60

2.2.4 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng tại Agribank 61 2.2.5 Phương thức giải quyết tranh chấp về BTTH theo Hợp đồng tín dụng tại Agribank 63

2.3 Đánh giá về hoạt động bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng tại Agribank 64

2.3.1 Kết quả đạt được 64

2.3.2 Khó khăn, vướng mắc 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK 73

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về HĐTD và BTTH theo hợp đồng tín dụng 73

Trang 8

toàn vốn cho các tổ chức tín dụng 75

3.1.3 Hoàn thiện pháp luật hợp đồng tín dụng nhằm giải phóng mọi tiềm năng sẵn có về nguồn lực tài chính của các tổ chức tín dụng và khách hàng của họ, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển và đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế 76

3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 76

3.1.5 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng nhằm tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia và sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế 76

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng 77

3.2.1 Các giải pháp về pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật 77

3.2.2 Các giải pháp giáo dục tuyên truyền 81

3.2.3 Các giải pháp đối với cơ quan chức năng 82

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng tại Agribank 83

3.3.1 Giải pháp về tổ chức hoạt động 83

3.3.2 Giải pháp nâng cao trình độ đối với cán bộ 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 90

PHẦN KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 9

NGÔ VIỆT HÀ

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PTNT VIỆT NAM - AGRIBANK

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

Người hướng dẫn khoa học:

TS.NGUYỄN THỊ HUẾ

Trang 11

TÓM TẮT

Được thành lập từ ngày 26/3/1988, với sự cố gắng của nhiều thế hệ cán bộ,nhân viên, Agribank đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để xây dựng và pháttriển bền vững, trở thành ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam vềvốn điều lệ, tổng tài sản, quy mô mạng lưới, đội ngũ cán bộ, nhân viên và sốlượng khách hàng

Cùng với sự phát triển cả về mạng lưới và quy mô hoạt động sẽ phát sinhnhiều vi phạm hợp đồng trong quá trình hoạt động kinh doanh

Vì vậy, để giảm thiểu các tranh chấp xảy ra, Agribank rất chú trọng đếnviệc áp dụng các chế tài bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng trong hoạt

động kinh doanh Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại theo hợp

đồng tín dụng – thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam Agribank” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật.

-Trong Chương I “Những vấn đề lý luận và pháp luật về bồi thường

thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng” tác giả đã khái quát về hợp đồng tín dụng,

khái quát về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng, nêu lên vai trò của bồithường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng và pháp luật về bồi thường thiệt hại theo

hợp đồng tín dụng Thông qua luận văn của mình, tác giả nêu lên một số đặc

trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng, các đặc điểm của việc bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng tín dụng, phân loại việc bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tíndụng và nêu ra vai trò của bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng đặc biệttrong Chương I tác giả đã nêu lên được khái quát quy định của pháp luật và vaitrò của pháp luật về BTTH theo HĐTD; các căn bồi thường thiệt hại theo Hợpđồng tín dụng; các nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng; Chủthể bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng; Xác định thiệt hại theo Hợpđồng tín dụng và phương thức giải quyết tranh chấp về bồi th ường thiệt hại theoHợp đồng tín dụng Ngoài ra, tác giả còn lấy một số ví dụ và so sánh với pháp

Trang 12

luật một số nước trên thế giới về việc bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tíndụng.

Trong Chương II “Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại theo

hợp đồng tín dụng và thực tiễn tại Agribank” tác giả đã nêu tổng quan về quá

trình thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của Agribank Phân tích thực tiễn

áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng tại Agribank

Từ đó đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại theo hợpđồng tín dụng tại Agribank, cụ thể:

Những thành công đạt được

Với mạng lưới hoạt động: hơn 2.230 chi nhánh và phòng giao dịch trên toànquốc và 01 chi nhánh tại Campuchia; Số cán bộ, nhân viên: Gần 40.000 người cótrình độ, có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề nghiệp Agribank luônchú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ công tácquản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến Hiệnnay, Agribank là đối tác đáng tin cậy của trên 30.000 doanh nghiệp, 4 triệu hộsản xuất và 12 triệu khách hàng cá nhân; có quan hệ đại lý với 825 ngân hàng tại

88 quốc gia và vùng lãnh thổ [22]

Cùng với sự phát triển cả về mạng lưới và quy mô hoạt động sẽ phát sinhnhiều vi phạm hợp đồng, Trong các năm 2015, 2016, 2017 tại Agribank phátsinh gần 6.438 vụ việc vi phạm hợp đồng trong hoạt động cho vay với số tiền33.706.322 triệu đồng [22] Đa số các vụ việc đều được giải quyết bằng việcthương lượng, hòa giải Việc thương lượng, hòa giải nhìn chung được các bênlựa chọn khi phát sinh tranh chấp hợp đồng, do các bên chủ động gặp gỡ nhau đểthỏa thuận và giải quyết, đây là biện pháp đa số các bên lựa chọn vì không phảinộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng, bí mật kinh doanh không bị lộlọt ra ngoài đây là biện pháp giải quyết hiệu quả

Những khó khăn vướng mắc

Khó khăn do phát sinh các tranh chấp không thể thương lượng, hòa giảiđược (xuất phát từ ý thức của các bên trong giao kết hợp đồng, từ nội dung, hình

Trang 13

thức hợp đồng giao kết chưa đảm bảo chặt chẽ theo quy định pháp luật, từ lỗi cố

ý của một trong các bên hoặc do nhận thức của các bên trong quá trình th ươngthảo, ký kết hợp đồng hoặc một trong các bên cố tình trì hoãn việc thực hiệnkhông đúng, thực hiện không đầy đủ nội dung thỏa thuận, hòa giải dẫn đến vụviệc trở nên phức tạp, kéo dài, gây thiệt hại về hoạt động kinh doanh khônglường hết được)

Khó khăn do hệ thống pháp luật chưa cụ thể, đồng bộ

Khó khăn trong việc cung cung cấp thông tin về tài sản và xác minh điềukiện thi hành án

Khó khăn trong việc cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án

mà có tranh chấp với người khác

Vướng mắc trong kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án gắn liềnvới tài sản của người khác, hoặc xử lý tài sản xây dựng vi phạm trên đất thuộc tàisản thế chấp khi chưa có sự chấp thuận của Ngân hàng

Vướng mắc trong quá trình thay đổi Chấp hành viên của Cơ quan Thi hành án.Khó khăn trong việc định giá tài sản hoặc giảm giá tài sản

Một số khó khăn khác

Trong Chương III “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài

bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng tại Agribank” tác giả đã gắn

định hướng, mục tiêu của Agribank, với những tồn tại trong công tác bồi thườngthiệt hại theo hợp đồng tín dụng tại đơn vị trong Chương II để đưa ra định h ướnghoàn thiện pháp luật về HĐTD và BTTH theo hợp đồng tín dụng; Giải phápnhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng vàGiải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo hợp đồngtín dụng tại Agribank Cụ thể: Tại Trụ sở chính Agribank thành lập các tổ xâydựng quy chế, quy trình và hướng dẫn các nghiệp vụ và trực tiếp soạn thảo cáchợp đồng (trong đó có hợp đồng tín dụng) với chức năng nghiên cứu các quyđịnh của pháp luật, các văn bản của Ngân hàng nhà nước để tham mưu, tư vấn dựthảo văn bản, quy chế, quy định ban hành phù hợp với quy định của pháp luật,

Trang 14

các văn bản của Ngân hàng nhà nước nhằm áp dụng có hiệu quả trọng hoạt độngkinh doanh và bảo đảm an toàn vốn cho Agribank; Tại các chi nhánh trực thuộcAgribank thành lập bộ phận pháp chế với chức năng, nhiệm vụ thẩm định, chịutrách nhiệm về mặt pháp lý đối với dự thảo các quy trình, quy chế, hướng dẫnnghiệp vụ; đàm phán, ký kết các loại hợp đồng (trong đó có hợp đồng tín dụng)với đối tác trong, ngoài nước và các giải pháp nâng cao trình độ đối với cán bộtrong hệ thống Agribank.

KẾT LUẬN

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì pháp luật về hợp đồng tín dụngngân hàng còn nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng Hội nhập kinh tế quốc tếđòi hỏi phải có sự thống nhất nội tại cao giữa các quy định của pháp luật về hợpđồng tín dụng ngân hàng với các quy phạm pháp luật khác của hệ thống phápluật quốc gia cũng như pháp luật các nước khác và cam kết WTO của Việt Nam

về lĩnh vực ngân hàng

Hơn nữa, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là hoạt động tiềm ẩnnhiều rủi ro Sự rủi ro trong hoạt động cho vay không chỉ ảnh hưởng lợi ích củahai bên tham gia quan hệ mà còn có tính dây chuyền cao, ảnh hưởng trực tiếpđến quyền lợi người gửi tiền, có thể gây sụp đổ hệ thống ngân hàng và gâykhủng hoảng lớn cho nền kinh tế đất nước Hội nhập kinh tế đang diễn ra sâurộng ở Việt Nam, cạnh tranh trong kinh doanh diễn ra ngày càng khốc liệt, điềunày làm cho rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng cao Trongđiều kiện nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, lạm phát đang diễn ratrên phạm vi toàn cầu, nhiều ngân hàng Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảngnghiêm trọng, một số ngân hàng đã tuyên bố phá sản thì an toàn trong hoạt độngcho vay càng đặt ra hơn bao giờ hết Điều đó đặt ra cho Việt Nam cần phải tiếptục nghiên cứu pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng với mục tiêu tạo ra sựbình đẳng cho các chủ thể trong kinh doanh, đảm bảo quyền tự định đoạt, tự chịutrách nhiệm của chủ thể nhưng đồng thời vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt độngcho vay của tổ chức tín dụng

Trang 15

Hoàn thiện pháp luật về HĐTD và BTTH theo HĐTD của các TCTD phảitrên cơ sở nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị trong nước và thế giới, kinhnghiệm của pháp luật các nước khác và đảm bảo tính thống nhất trong hệ thốngpháp luật quốc gia.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về BTTHtheo hợp đồng tín dụng của các TCTD, chỉ ra những bất cập còn tồn tại, tác giả

đề xuất và kiến nghị một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về BTTH

theo hợp đồng tín dụng của các TCTD tại Việt Nam

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để có thể đạt được những kết quả nghiên cứunhư đã trình bày, song do trình độ còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót Do vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cácnhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn đượchoàn thiện thêm

Trang 16

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong các hoạt động của tổ chức tín dụng, cho vay là hoạt động truyềnthống, đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các tổ chức tín dụngnhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn những rủi ro vô cùng lớn, thậm chí có thể gâysụp đổ hệ thống tổ chức tín dụng, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế đấtnước Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra sâu rộng ở Việt Nam thì rủi

ro tín dụng có nguy cơ ngày càng cao Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tín dụng ở

Mỹ, một số nước Châu Âu và Nhật Bản trong thời gian gần đây là một bài họcđắt giá cho Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi rotrong hoạt động tín dụng Điều đó đã và đang đặt ra cho chúng ta phải tiếp tụcnghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về tổ chức tín dụng nói chung và đặc biệt làpháp luật về hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng nói riêng trong đó có bồithường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng

Trong những năm qua, pháp luật về hoạt động của tổ chức tín dụng nóichung và pháp luật về hợp đồng tín dụng nói riêng đã được Nhà nước quan tâm

và không ngừng hoàn thiện như: Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015), Luậtngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và nhiều văn bản hướng dẫn thihành Những văn bản pháp luật trên đã tạo ra khung pháp lý quan trọng, tạo đàphát triển cho hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, thực hiện chính sáchtiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, bên cạnhnhững thành tựu đạt được thì pháp luật về tổ chức tín dụng nói chung và phápluật về hợp đồng tín dụng và bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng nóiriêng vẫn còn nhiều bất cập

Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phải có

sự hài hoà giữa quy phạm pháp luật quốc gia với các quy phạm pháp luật quốc

tế, giữa quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng vớicác cam kết WTO về tổ chức tín dụng

Trang 17

Việc nghiên cứu về pháp luật bồi thường thiệt hại theo hợp đồng nói chung,

và bồi thường thiệt hại do vi phạm Hợp đồng tín dụng nói riêng đang là nhu cầucấp bách cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn Thông qua việc nghiên cứucác quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nóichung và HĐTD nói riêng nhằm phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, nhữngđiểm chưa phù hợp, từ đó đưa ra kiến nhằm hoàn thiện quy định của pháp luậttrong lĩnh vực này Bên cạnh đó, nghị việc tìm hiểu chế tài bồi thường thiệt hại

do vi phạm hợp đồng tín dụng còn giúp các Ngân hàng Thương mại, các doanhnghiệp nhận thức và vận dụng pháp luật một cách phù hợp và có hiệu qua hơn

Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại theo

Hợp đồng tín dụng – Thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

luật của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Đề tài có mục tiêu nghiên cứu là: những vấn đề lý luận về hợp đồng tíndụng và bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng; thực trạng quy định phápluật Việt Nam về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng và thực tiễn ápdụng chế tài BTTH theo HĐTD tại Agribank, trên cơ sở đối chiếu với kinhnghiệm pháp luật một số nước trên thế giới, từ đó chỉ ra những bất cập, tồn tạicủa hệ thống pháp luật Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng nói chung và pháp luật về bồi thườngthiệt hại theo hợp đồng tín dụng nói riêng, cũng như các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả áp dụng pháp luật về BTTH theo HĐTD tại Agribank

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng và thựctiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng tạiAgribank

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 18

+ Về không gian: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam.

+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ 2015 – 2017 và đề xuấtgiải pháp cho giai đoạn từ 2018 đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện luận văn

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích quyphạm pháp luật thực định, phương pháp so sánh (tác giả đã tiến hành so sánhnhững quy định về căn cứ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo phápluật các nước trên thế giới với quy định của pháp luật Việt Nam, so sánh nhữngquy định trong Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005); phương phápphân tích và bình luận các bản án (thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyếtnhững tranh chấp phát sinh đối với những trường hợp vi phạm hợp đồng và đặcbiệt là các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạmhợp đồng), phương pháp quy nạp và diễn giải…là những phương pháp truyềnthống của khoa học pháp lý

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn phân tích thực trạng những quy định của pháp luật Việt Nam vềbồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng nóiriêng, đồng thời có sự đối chiếu, so sánh với pháp luật các nước trên thế giới Từ

đó chỉ ra các điểm hạn chế của pháp luật về vấn đề này và đưa ra những giảipháp, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại theo hợp đồngtín dụng

Luận văn cũng tập trung nghiên cứu, phân tích về một số vụ việc BTTHtheo HĐTD đã được áp dụng tại Agribank để làm dẫn chứng cho thực tiễn ápdụng pháp luật về bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng tại đơn vị nghiêncứu, từ đó đưa ra những nhận định về sự phù hợp của quy định pháp luật với yêucầu của thực tiễn áp dụng pháp luật

Trang 19

Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người đang nghiên cứu

về pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng tín dụng nói riêng

6 Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn đượckết cấu thành 3 chương

Chương 1 Những vấn đề lý luận và pháp luật về bồi thường thiệt hại theoHợp đồng tín dụng

Chương 2 Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tíndụng và thực tiễn tại Agribank

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài bồi th ườngthiệt hại theo Hợp đồng tín dụng tại Agribank

Trang 20

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT

VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO HỢP ĐỒNG

Hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng vay, theo đó TCTD là bên cho vaygiao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong mộtthời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Cònnhững hoạt động cấp tín dụng khác như bảo lãnh, cầm cố, chiết khấu giấy tờ cógiá được gọi chung là hợp đồng cấp tín dụng

Hợp đồng tín dụng là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữaTCTD và người đi vay Đó là cơ sở pháp lý quy định cụ thể các điều khoản vàđiều kiện để thực hiện việc cho vay/cấp tín dụng, quản lý khoản vay, thu hồi nợ

và xử lý các khiếu kiện/tranh chấp (nếu có)

Cho vay vốn được ví như việc bán chịu một loại hàng hóa đặc biệt, đó làtiền tệ Vì vậy, trong quan hệ tín dụng, trước khi giải ngân, thì thế mạnh hoàntoàn thuộc về TCTD và TCTD là bên quyết định việc cho vay hay không chovay, điều này được thể hiện trong Luật các TCTD năm 2010 và Luật sửa đổi một

số điều của luật các tổ chức tín dụng năm 2017 để chỉ quá trình chuẩn bị giao kếthợp đồng, đó là những cụm từ “cấp tín dụng” và “xét duyệt cho vay” hay là “yêu

Trang 21

cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh” tính khả thi của phương án vayvốn và khả năng trả nợ Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện hợp đồng, tức là saukhi TCTD giải ngân cho khách hàng, thì TCTD không còn nắm được ưu thế, khi

ấy, bên vay là người nắm vai trò chủ động trong việc trả nợ Mặc dù TCTD cókhá nhiều quyền chi phối theo quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng,nhưng vẫn trở thành bên thụ động – bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng

Vì vậy, hợp đồng tín dụng có thể hiểu như sau: “Hợp đồng tín dụng là sựthỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cánhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuậnứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, vớiđiều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm”

1.1.2 Đặc điểm Hợp đồng tín dụng.

Bên cạnh những dấu hiệu của hợp đồng nói chung, HĐTD còn có một sốđiểm đặc trưng sau đây để phân biệt với các loại hợp đồng khác trong giao dịchdân sự và thương mại:

- Về chủ thể: một bên tham gia hợp đồng phải là tổ chức tín dụng có đủđiều kiện theo quy định của pháp luật, với tư cách là bên cho vay, đây là chủ thểbắt buộc, chủ thể đặc biệt của quan hệ hợp đồng tín dụng Còn chủ thể bên kia cóthể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật và do tổchức tín dụng quy định, với tư cách là bên đi vay

- Về hình thức: HĐTD phải được lập thành văn bản, trong đó có nội dung

về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất,thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ vànhững cam kết khác được các bên thoả thuận [16]

- Về bản chất: HĐTD là sự kết hợp giữa hợp đồng vay tài sản, hợp đồngsong vụ và hợp đồng ưng thuận Vì đối tượng của hợp đồng tín dụng là tiền (dovậy tiền là tài sản đặc biệt); Các bên khi tham gia ký kết HĐTD đều phải cónghĩa vụ với nhau, bên cho vay có nghĩa vụ giao khoản tiền nhất định cho bênvay và bên vay có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi, phí phát sinh sau khi

Trang 22

trả nợ; Quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên đã thoảthuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của Hợp đồng.

- Về đối tượng: đối tượng của HĐTD bao giờ cũng là tiền (đồng tiền chovay có thể là đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ phù hợp với quy định củaNHNN và pháp luật có liên quan) Về nguyên tắc, đối tượng của HĐTD bao giờcũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trongvăn bản hợp đồng

- Về tính rủi ro: HĐTD luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn ảnh hưởng trựctiếp tới quyền lợi của các TCTD Bởi lẽ, trên cơ sở các nghĩa vụ đã cam kếttrong HĐTD, các TCTD chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một khoảng thờigian nhất định Nếu thời hạn cho vay càng kéo dài thì nguy cơ xảy ra thiệt hạicàng lớn Do đó, các tranh chấp phát sinh từ HĐTD cũng thường xảy ra phổ biếnhơn, với tần suất và số lượng cao hơn so với các loại tranh chấp phát sinh từ hợpđồng khác

- Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: trong HĐTD, nghĩa vụ giải ngântiền vay của các TCTD luôn được thực hiện trước, trên cơ sở đó làm phát sinhquyền và nghĩa vụ của bên vay Vì vậy, khi TCTD chứng minh về việc đã giảingân cho bên vay theo đúng cam kết trong HĐTD thì khi đó TCTD có quyền yêucầu bên vay thực hiện các nghĩa vụ đối với mình

1.2 Khái quát về bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng

1.2.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng

Theo quy định của phần lớn hệ thống pháp luật trên thế giới, các hình thứctrách nhiệm theo hợp đồng bao gồm: Bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợpđồng Bồi thường thiệt hại vì vậy là một hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng.Theo đó, nó là hậu quả bất lợi mà bên vi phạm trong quan hệ hợp đồng phải gánhchịu trước phía bên kia

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về trách nhiệm theo hợp đồng trongBLDS và Luật thương mại Theo đó, Bộ luật dân sự quy định hai hình thức tráchnhiệm theo hợp đồng bao gồm: “Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm”; còn Luật

Trang 23

thương mại thì quy định sáu hình thức chế tài thương mại (về bản chất cũng làtrách nhiệm hợp đồng) gồm: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm,buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợpđồng, hủy bỏ hợp đồng”.

Trong các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng thì bồi thường thiệt hại làmột trong những chế tài phức tạp nhất về các điều kiện áp dụng Trách nhiệm bồithường thiệt hại là một dạng của trách nhiệm pháp lý, việc xem xét trách nhiệmpháp lý của các bên phải dựa trên căn cứ nhất định

Chế tài là đặc trưng cơ bản của pháp luật nói chung và pháp luật về hợpđồng nói riêng là một phương tiện để thi hành quyền hoặc ngăn cản việc vi phạmquyền hay khắc phục hậu quả của sự vi phạm quyền Trong quan hệ hợp đồng,chế tài được hiểu là các quyền trao cho một bên bởi pháp luật hoặc bởi hợp đồng

mà bên được trao quyền có thể thi hành đối với phía bên kia khi có sự vi phạm.Khi một bên trong quan hệ hợp đồng vi phạm nghĩa vụ sẽ làm ảnh hưởng trựctiếp đến lợi ích vật chất của bên kia Do đó, bên vi phạm gây thiệt hại phải cótrách nhiệm bù đắp những lợi ích vật chất và thỏa mãn những quyền lợi chínhđáng mà bên kia đáng lẽ phải được hưởng Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm chung vàđược áp dụng trong trường hợp một bên không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ hợp đồng mà gây thiệt hại Thậm chí cả trong trường hợp bên cóquyền bị vi phạm đã áp dụng các hình thức trách nhiệm khác thì họ vẫn khôngđương nhiên mất quyền đòi bồi thường thiệt hại Vì thế có thể coi bồi thườngthiệt hại là một giải pháp vạn năng cho mọi trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợpđồng Tất nhiên hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụhợp đồng không phải là hình thức riêng có ở Việt Nam mà còn có ở hệ thốngpháp luật khác Trong Bộ luật dân sự Pháp, tại Điều 1147 quy định: “Người cónghĩa vụ bồi thường thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ”.Trong Bộ luật dân sự Nhật Bản, tại Điều 415 quy định: “Người có quyền cóquyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa

Trang 24

vụ phù hợp với tinh thần và mục đích của nó” Trong Công ước Viên 1980 và Bộnguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 tương ứng tạiĐiều 74 và Điều 7.4.1 quy định: “Quyền bồi thường thiệt hại phát sinh ngay cảkhi xảy ra vi phạm bất kỳ một nghĩa vụ nào của hợp đồng” Và cuối cùng, trong

hệ thống pháp luật hợp đồng Common law: “Mọi vi phạm nghĩa vụ hợp đồngđều là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại”[29]

Theo quy định của BLDS 2015 thì bồi thường thiệt hại được thực hiện theohướng bồi thường do vi phạm nghĩa vụ vì hợp đồng là một căn cứ chủ yếu đểphát sinh nghĩa vụ BLDS với tư cách là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân

sự, trên cơ sở đó, các văn bản luật khác quy định về chế độ bồi thường thiệt hạiđược coi là pháp luật chuyên ngành, do vậy nguyên tắc áp dụng pháp luật sẽ ápdụng luật chuyên ngành trước, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật cóquy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lýcao hơn Theo Điều 229, Khoản 1 Luật thương mại: “Bồi thường thiệt hại là việcbên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do

vi phạm hợp đồng gây ra”

Như vậy có thể hiểu, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một chếtài dân sự được áp dụng nhằm bù đắp những tổn thất thực tế mà bên vi phạm đãgây ra cho bên bị vi phạm Bản chất của bồi thường thiệt hại là việc bên cóquyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ trả một khoản tiền do vi phạm hợp đồnggây ra

1.2.2 Đặc điểm của bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng

Vi phạm hợp đồng là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúngthời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dungcủa nghĩa vụ trong hợp đồng Còn tranh chấp hợp đồng là sự bất đồng, xung đột,mâu thuẫn của các bên về đánh giá hành vi vi phạm đó hoặc cách thức giải quyếthậu quả phát sinh từ sự vi phạm đó Vi phạm hợp đồng là căn cứ quan trọng để

áp dụng chế tài BTTH

Trang 25

Theo quy định của BLDS, Luật thương mại và các văn bản có liên quankhác, chế tài BTTH do vi phạm HĐTD có những đặc điểm sau:

- Giữa các bên của quan hệ BTTH tồn tại một quan hệ hợp đồng

Hợp đồng thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên tham gia, quy định rõquyền và nghĩa vụ của các bên Vì vậy, chỉ khi có hợp đồng, đối chiếu với nhữngđiều khoản quy định nội dung của nghĩa vụ hợp đồng, các điều kiện thực hiệnnghĩa vụ, mức độ thực hiện từ đó có thể đánh giá hành vi có vi phạm hợp đồnghay không Khi hợp đồng chưa hình thành, hợp đồng chưa có hiệu lực pháp luậthoặc hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ thì không làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý ràngbuộc các bên

- Có hành vi vi phạm nghĩa vụ của một bên

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể phát sinh các yếu tố chủ quanhoặc khách quan dẫn đến một bên có hành vi không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật

Do vậy, đã vi phạm nghĩa vụ đối với bên kia

- Hậu quả của hành vi đó là gây thiệt hại tới lợi ích của bên kia

Có thiệt hại vật chất thực tế là căn cứ bắt buộc đối với việc áp dụng chế tàibồi thường thiệt hại Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ có trách nhiệm bồithường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu như hành vi vi phạm của mình gây thiệthại thực tế cho bên bị vi phạm Hay nói cách khác, bên bị vi phạm chỉ có thể yêucầu bên có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại khi chứng minh có thiệt hại thực

tế do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm gây ra

- Có sự mâu thuẫn ý kiến về sự vi phạm hoặc khắc phục thiệt hại do viphạm gây ra

Ngoài những đặc điểm của BTTH theo hợp đồng nói chung, BTTH theoHĐTD có những nét khác biệt riêng Đó là:

- Chủ yếu liên quan đến nghĩa vụ thanh toán của các khách hàng vay

- Nguyên đơn phần lớn là các TCTD

- Việc khởi kiện là bước đường cùng

Trang 26

- Chủ yếu là tranh chấp kinh doanh thương mại.

Căn cứ các quy định của BLTTDS 2015 thì tranh chấp HĐTD của cácTCTD được chia làm hai loại:

- Tranh chấp HĐTD của các TCTD là tranh chấp kinh doanh thương mại:Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 quy định: “tranh chấp phát sinh trong hoạt độngkinh doanh, thương mại giữa tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh với nhau

và đều có mục đích lợi nhuận” Ngoài ra, Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005quy định: “Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịchvới thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đóchọn áp dụng”

- Tranh chấp HĐTD của các TCTD là tranh chấp dân sự: Đối với nhữngtranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa một bên là TCTD với khách hàng vay là tổchức, cá nhân không có đăng ký kinh doanh (trừ trường hợp quy định tại Khoản

3 Điều 1 Luật thương mại 2005) là tranh chấp dân sự

1.2.3 Bản chất của bồi thường thiệt hại theo hợp đồng tín dụng

Bản chất của bồi thường thiệt hại do vi phạm Hợp đồng là nhằm bù đắpnhững tổn thất đã xảy ra cho bên bị vi phạm hợp đồng Thực tế cho thấy, tráchnhiệm dân sự có thể phát sinh từ sự vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng(trách nhiệm dân sự theo hợp đồng), hoặc phát sinh từ sự vi phạm nghĩa vụ quyđịnh của pháp luật mà không liên quan đến các thỏa thuận trong hợp đồng (tráchnhiệm dân sự ngoài hợp đồng) Nghĩa là, về nguyên tắc chung, một chủ thể chỉphải chịu trách nhiệm dân sự nếu có sự vi phạm thỏa thuận hoặc vi phạm quyđịnh của pháp luật xẩy ra trên thực tế Minh chứng cho điều này, chúng ta có thể

đề cập tới rất nhiều các quy định pháp luật có liên quan như: “(i) quy định vềnguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự tại khoản 5 Điều 3 BLDS 2015; (ii) quy định

về trách nhiệm dân sự từ Điều 351 đến Điều 364 BLDS 2015; (iii) quy định vềcăn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH tại Điều 584 BLDS 2015”; Căn cứ cácquy định trên có thể thấy, trách nhiệm dân sự chỉ tồn tại khi xảy ra sự vi phạm

Trang 27

nghĩa vụ, tức là trách nhiệm dân sự giống như hệ quả tất yếu của sự vi phạm Nóiđến trách nhiệm dân sự là nói đến việc chủ thể phải chịu một hậu quả bất lợi từ

sự vi phạm của mình

1.3 Vai trò của bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng

Một là, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là điều kiện cần

thiết để các bên được thực hiện những nội dung đã cam kết trong hợp đồng,trong nền kinh tế thị trường khi mà các yếu tố cạnh tranh luôn là động lực cho sựphát triển thì BTTH giúp cho các bên tham gia giao dịch được bảo vệ quyền vàlợi ích chính đáng của chính Các chủ thể tham gia giao dịch có quyền tự do kinhdoanh những gì pháp luật không cấm, tự mình quyết định kinh doanh cái gì, kinhdoanh cùng với ai và kinh doanh như thế nào Hợp đồng là công cụ để các chủthể tham gia giao dịch tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và là cơ sở pháp

lý để áp dụng chế tài BTTH đối với bên vi phạm

Hai là, nâng cao ý thức tự giác của các bên trong việc thực hiện hợp đồng,

tính tự giác trong hợp đồng đòi hỏi các bên nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ cácquy định của pháp luật về hợp đồng cũng như tự nguyện thi hành các cam kếttrong hợp đồng mà các bên đã xây dựng Do đó, vai trò của việc nâng cao ý thứctrong việc hình thành và thái độ hợp tác, tích cực của các bên đối với nghĩa vụphát sinh từ quan hệ hợp đồng rất quan trọng

Ba là, đảm bảo quyền tự do trong giao kết hợp đồng: Tự do giao kết hợp

đồng theo pháp luật hiện hành được hiểu như sau: “các bên được tự do lựa chọnđối tác, tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, tự quyết định việc giao kết hợp đồng,

tự do xác định nội dung cụ thể của hợp đồng trên cơ sở pháp luật quy định, tự dosửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hợp đồng” Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung haychấm dứt thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nếu không có sự thỏathuận xuất phát từ ý chí của các bên tham gia giao dịch, nghĩa vụ được hìnhthành trong hợp đồng và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng là điều kiệnràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng với nhau Mọi hành vi không thực

Trang 28

hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đều

có thể áp dụng các chế tài bồi thường thiệt hại theo hợp đồng

Bốn là, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ hợp đồng

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận mà các bên có được trong giao kếthợp đồng phải là lợi ích hợp pháp, được nhận từ việc thực hiện nghiêm túc cácnội dung đã cam kết trong hợp đồng Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh docác bên có thể có nhiều mục đích kinh doanh khác nhau, do đó đã vi phạm nghĩa

vụ của hợp đồng với mục đích đã giao kết, dẫn đến việc không thực hiện hoặcthực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng, làm ảnh hưởng trựctiếp tới lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm và có thể làm phát sinh nghĩa vụ vềtài sản của bên bị vi phạm với bên thứ ba (bên có quyền lợi và nghĩa vụ liênquan) Ngoài ra, chế tài BTTH cũng bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm, hiện tạipháp luật quy định các trường hợp được miễn, giảm trách nhiệm, thủ tục ápdụng, mức phạt, các căn cứ bảo đảm cho bên vi phạm chỉ phải chịu tráchnhiệm về hành vi vi phạm của mình đúng theo mức độ vi phạm, quy định trênnhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong việc giao kết hợp đồng

Năm là, Phòng ngừa vi phạm pháp luật về hợp đồng.

Luật thương mại 2005 cho phép được áp dụng chế tài hợp đồng đối với cáchành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại, kể cả trường hợp các bên khôngthỏa thuận, tuy nhiên, chế tài hợp đồng vẫn có thể được áp dụng theo quy địnhcủa pháp luật, trừ trường hợp bên bị vi phạm từ chối quyền đối với bên vi phạmhay trường hợp được miễn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ Như vậy, trongtrường hợp một bên vi phạm hợp đồng, thì họ đều có thể bị áp dụng chế tài hợpđồng và phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản của mình Nếu chưa cóhành vi vi phạm hợp đồng, việc quy định các chế tài trong thương mại mang tính

“phòng ngừa”, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ hợp tác tích cực của cácbên trong quan hệ hợp đồng Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên viphạm hợp đồng, bên bị vi phạm có thể áp dụng chế tài hợp đồng nhằm bảo vệquyền và lợi ích chính đáng của mình Theo Luật thương mại 2005 quy định các

Trang 29

chế tài sau: “buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại,tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng để trừngphạt và bồi hoàn tổn thất do hợp đồng bị vi phạm”.

1.4 Khái quát pháp luật về bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng

1.4.1 Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm Hợp đồng tín dụng của Việt Nam

Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 2015được coi là đạo luật chung áp dụng cho mọi giao dịch có tính chất bình đẳng, tựnguyện giữa các chủ thể tham gia Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được ghinhận tại Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định những vấn đề chung nhất

về bồi thường thiệt hại như những thiệt hại nào được bồi thường, giải thích thếnào là thiệt hại về vật chất, thế nào là thiệt hại về tinh thần Luật Thương mạinăm 2005 với tính chất là luật chuyên ngành điều chỉnh các hoạt động thươngmại tại các Điều 294, Điều 295, Điều 302 đến Điều 307 quy định cụ thể các vấn

đề như: Chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại, nguyên tắc áp dụng chế tàibồi thường thiệt hại, căn cứ áp dụng, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, mối quan hệgiữa chế tài bồi thường thiệt hại với các hình thức chế tài thương mại khác.Ngoài những quy định chung mang tính chất nguyên tắc về căn cứ phát sinhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường, các loại thiệt hại thựctế được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005

và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định pháp luật về bồi thường thiệthại do vi phạm hợp đồng còn có thể tìm thấy trong các luật chuyên ngành quyđịnh trong từng lĩnh vực cụ thể

Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật quốc gia, các quy phạm pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thươngmại còn được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặctham gia và pháp luật nước ngoài (nếu các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền

và thỏa thuận lựa chọn áp dụng hoặc được điều ước quốc tế dẫn chiếu đến) Vídụ: Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bản hàng hóa quốc tế (CISC

Trang 30

1980) dành Mục 2 Chương V cho chế tài bồi thường thiệt hại; Công ước củaLiên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển năm 1978 (Các quy tắcHamburg) quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chuyên chở(Phần II và phần VI); Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc

tế (sau đây gọi tắt là Bộ nguyên tắc Unidroit) dành Mục 4 Ch ương 7 về thốngnhất các vấn đề về bồi thường thiệt hại

Nếu hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh cùng một vấn đề thì nguyêntắc áp dụng luật chung và luật chuyên ngành được xem là một nguyên tắc ápdụng pháp luật cơ bản Ví dụ: Tại Mục 1 Chương 1 Bộ luật Thương mại NhậtBản quy định: “Bộ luật Dân sự là bộ luật điều chỉnh những quan hệ trong đờisống xã hội nói chung, còn Bộ luật Thương mại thì điều chỉnh các quan hệ trongđời sống của một doanh nghiệp Tuy nhiên, một số vấn đề thuộc về doanh nghiệpvẫn được quy định từng phần trong Bộ luật Dân sự Như vậy, Bộ luật dân sự làmột đạo luật chung, còn Bộ luật Thương mại là một đạo luật chuyên ngành” [39,tr.643]

Trong từng lĩnh vực cụ thể như kinh doanh bảo hiểm, tài chính ngân hàng,hàng hải, xây dựng có các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh Đối vớiquan hệ hợp đồng, giai đoạn từ 01/01/2006 đến nay, luật chung là Bộ luật Dân sựnăm 2015, còn luật chuyên ngành là Luật Thương mại, Luật các tổ chức tíndụng, Luật Ngân hàng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật xây dựng

Trong trường hợp luật chuyên ngành có những quy định khác với luậtchung thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành Nếu những vấn đề không được quyđịnh tại luật chuyên ngành thì áp dụng quy định của luật chung Đây chính lànguyên tắc áp dụng luật chung, luật chuyên ngành

Bên cạnh đó, việc áp dụng pháp luật còn tuân theo nguyên tắc ưu tiên ápdụng điều ước quốc tế

Điều 5 Luật Thương mại năm 2005 quy định áp dụng điều ước quốc tế,pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế, theo đó: (i) Trường hợpđiều ước quốc tế mà Cộng hoà xà hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy

Trang 31

định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quyđịnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tếđó; (ii) các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận

áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nướcngoài Tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản củapháp luật Việt Nam

1.4.2 Vai trò của pháp luật về bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng

Thứ nhất, bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng Lợi ích kinh

tế là mục tiêu hàng đầu của các bên khi giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thươngmại Lợi ích đó trước hết phải là những lợi ích hợp pháp nhận được từ việc thựchiện nghĩa vụ hợp đồng như lợi nhuận từ việc mua bán hàng hóa Hành vi viphạm hợp đồng sẽ trực tiếp làm giảm sút những lợi ích hợp pháp của bên bị viphạm, thậm chí làm phát sinh những nghĩa vụ tài sản của bên bị vi phạm vớingười khác Vì mục đích áp dụng chế tài này sẽ là biện pháp hữu hiệu bảo vệ lợiích của các bên trong quan hệ hợp đồng

Thứ hai, phòng ngừa hành vi vi phạm Với nguyên tắc suy đoán lỗi, pháp

luật hiện hành buộc bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm với mọi hành vi

vi phạm hợp đồng thương mại đã ký kết có hiệu lực pháp luật dẫn đến thiệt hạicho bên kia, ngoại trừ các trường hợp miễn trách nhiệm Pháp luật mặc định rằngnếu bên vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho bên kia, đương nhiên bị coi là có lỗinếu bên vi phạm không chứng minh được mình không có lỗi và khi đó bên viphạm sẽ bị áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại Như vậy, bên vi phạm hợp đồngluôn bị đe dọa phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản Các quy định vềchế tài do vi phạm hợp đồng nói chung, chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng cótác động mạnh vào ý thức của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ đã cam kếttheo hợp đồng, ngăn ngừa và hạn chế việc vi phạm hợp đồng

Thứ ba, chức năng giáo dục Việc bị áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại

luôn mang lại hậu quả pháp lý bất lợi đối với người có hành vi vi phạm Họkhông những có thể mất đi những lợi ích nhất định về kinh tế mà còn có thể bị

Trang 32

giảm sút về uy tín Việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại không những buộcchủ thể có hành vi gây tổn thất cho cá nhân, tổ chức khác phải chịu trách nhiệm

về hành vi của mình mà còn giúp họ rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó nâng caotinh thần trách nhiệm cũng như ý thức của những chủ thể này khi tham gia vàocác quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng

1.5 Nội dung pháp luật về bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng

1.5.1 Quy định pháp luật về căn cứ bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại là mộthình thức trách nhiệm pháp lý nên chỉ phát sinh khi có những căn cứ nhất định

do pháp luật quy định

Điều 604 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sứckhoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cánhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác màgây thiệt hại thì phải bồi thường; Trong trường hợp pháp luật quy định người gâythiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy địnhđó”

Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định: Căn cứ phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tạiĐiều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ cácyếu tố sau đây: (1) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (2) có thiệt hại thực tể; (3)Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”

Theo các quy định trên, bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng dựatrên các căn cứ sau:

1.5.1.1 Có hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý cần thiết để áp dụng đối với tất

cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng

Trang 33

Nội dung của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở quy địnhcủa pháp luật và không trái đạo đức xã hội Chính vì vậy, về nguyên tắc hành vithực hiện không đúng, không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủnghĩa vụ trong hợp đồng do các bên đã cam kết, thỏa thuận hay dựa trên quyđịnh của pháp luật, khi đó hành vi vi phạm sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng Tuynhiên trong một số trường hợp, hành vi vi phạm hợp đồng không bị coi là tráipháp luật Vì vậy, họ sẽ không phải bồi thường thiệt hại:

- Nghĩa vụ trong hợp đồng không được thực hiện hoàn toàn do lỗi của bên

có quyền

- Nghĩa vụ trong hợp đồng không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng.Một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng nếu đó là sự kiện khách quan làm chongười có nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng không biết trước và cũng khôngthể tránh được và họ không thể khắc phục khó khăn do sự kiện đó gây ra dù rằng

đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép

Theo khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Vi phạm hợpđồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”

Để xem xét một hành vi có vi phạm hợp đồng hay không cần dựa trên hai căn cứ:

Một là, có tồn tại hợp đồng hợp pháp và có hiệu lực pháp luật Hợp đồng

thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên tham gia, nó quy định rõ ràng quyền vànghĩa vụ của các bên Vì vậy, chỉ khi có hợp đồng, đối chiếu với những điềukhoản quy định nội dung của nghĩa vụ hợp đồng, các điều kiện thực hiện nghĩa

vụ, mức độ thực hiện trên cơ sở đó, có thể đánh giá được hành vi đó có viphạm hợp đồng hay không Khi hợp đồng chưa hình thành, hợp đồng chưa cóhiệu lực pháp luật hoặc hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ thì không làm phát sinhnghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau, do vậy, không có hành vi vi phạmhợp đồng Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể phát sinh các tình huốngbất ngờ dẫn đến việc hai bên phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng Họ có thể thực

Trang 34

hiện việc này thông qua fax, telex, các phụ lục hợp đồng các tài liệu thỏa thuậnnày được coi như là một phần của hợp đồng

Hai là, có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật Theo Luật Thương mại,

vi phạm hợp đồng không chỉ là việc vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng màcòn là vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ những quy định của pháp luật Bởi vi, nộidung của hợp đồng không chỉ bao gồm những điều khoản do các bên thỏa thuận

mà còn bao gồm cả những điều khoản các bên không thỏa thuận nhưng theo quyđịnh của pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện Nếu các bên không thỏathuận về những điều khoản này thì coi như các bên mặc nhiên công nhận nhữngđiều khoản đó Nếu các bên thỏa thuận thì không được thỏa thuận trái pháp luật.Trong thực tế, các hành vi vi phạm hợp đồng thường gặp như:

- Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 quyđịnh quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán như sau: “Trường hợp bên viphạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ

và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiềnlãi trên số tiền chậm tra đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tạithời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏathuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”

Theo quy định trên, nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về lãi suấtchậm thanh toán thì sẽ áp dụng mức lãi suất mà các bên đã thỏa thuận Nếu cácbên không thỏa thuận thì sẽ áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thịtrường, vấn đề ở đây là việc xác định mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thịtrường như thế nào thì hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể

Thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến vấn đề này, Tòa ánnhân dân thường tính lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường là mức lãisuất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán hoặclãi suất nợ quá hạn trung bình của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank,Agribank Tuy nhiên, đây cũng chỉ là việc vận dụng các quy định liên quan để

Trang 35

hòa giải, giải quyết, chưa có hướng dẫn chính thức Do đó, để có sự thống nhấttrong việc xác định mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường, cơ quanchức năng cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để giải quyết vướng mắc trên.

Vi phạm điều khoản về thời hạn thực hiện hợp đồng: Hành vi vi phạmnghĩa vụ về thời hạn là thực hiện việc chậm trả so với thời hạn quy định tronghợp đồng (Điều 38 Luật Thương mại năm 2005)

1.5.1.2 Có thiệt hại vật chất thực tế phát sinh

Có thiệt hại vật chất thực tế là căn cứ bắt buộc đối với việc áp dụng chế tàibồi thường thiệt hại Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ có trách nhiệm bồithường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu như hành vi vi phạm của mình gây thiệthại thực tế cho bên bị vi phạm Hay nói cách khác, bên bị vi phạm chỉ có thể yêucầu bên có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại khi chứng minh có thiệt hại thực

tế do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm gây ra

Trách nhiệm dân sự nói chung cho phép bồi thường cả những thiệt hại thực

tế về tài sản, những tốn thất về tinh thần dẫn đến thiệt hại về tài sản hoặc khôngdẫn đến thiệt hại về tài sản Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân

sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt độngthương mại chỉ chấp nhận bồi thường những thiệt hại vật chất Đó là những thiệthại mang tính chất tài sản có thể tính toán được bằng con số cụ thể Như vậy, vềnguyên tắc, Luật Thương mại Việt Nam không chấp nhận việc bồi thường cácthiệt hại vô hình như mất uy tín kinh doanh, ảnh hưởng đến thương hiệu, mất thịtrường

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm do không thực hiện hay thựchiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tất cả các hệthống pháp luật trên thế giới áp dụng Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quyđịnh về chế tài bồi thường thiệt hại tại Điều 302, theo đó: (i) Bồi thường thiệt hại

là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây

ra cho bên bị vi phạm; (ii) Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tốn thấtthực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản

Trang 36

lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi viphạm.

1.5.1.3 Hành vi vi phạm hợp đồng phải là nguyên nhân trực tiếp gây rathiệt hại

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, xét theo phép duy vật biệnchứng là mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật hiện tượng Trong khoa học pháp

lý dân sự, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy

ra được hiểu là giữa chúng có mối quan hệ nội tại, tất yếu Trong đó, hành vi viphạm là nguyên nhân, thiệt hại xảy ra là kết quả Chỉ khi nào thiệt hại xảy ra làhậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật, thì người vi phạm mới phải bồithường thiệt hại

Sau khi xác định được hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế, phải xác địnhgiữa chúng có mối quan hệ nhân quả thì mới có căn cứ áp dụng trách nhiệm bồithường thiệt hại Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hạikhi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng Trên thực

tế, một hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại và mộtkhoản thiệt hại cùng có thể được sinh ra do nhiều hành vi vi phạm hợp đồng Vìvậy, việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợpđồng và thiệt hại thực tế không phải bao giờ cũng dễ dàng Điều này đòi hỏi bên

bị vi phạm khi đòi bồi thường thiệt hại cũng như các cơ quan tài phán khi quyếtđịnh áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm phải dựa trênchứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp

Luật Thương mại năm 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại do vi phạm hợp đồng so với các văn bản pháp luật trước đâykhông quy định lỗi là một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thườngthiệt hại Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định căn cứ phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quyđịnh tại Điều 294 của Luật Thương mại năm 2005, trách nhiệm bồi thường thiệthại phát sinh khi có đủ các yếu tố: (i) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) Có thiệt

Trang 37

hại thực tế; (iii) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệthại.

Như vậy, mọi hành vi vi phạm hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi (trừtrường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình không có lỗi); khi áp dụngchế tài bồi thường thiệt hại với bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơ quantài phán không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm Luật Thương mạinăm 2005 quy định như vậy là do:

Thứ nhất, hiện nay xu hướng phổ biến khá rõ nét trên thế giới là tăng cường

trách nhiệm hợp đồng của thương nhân Với nguyên tắc suy đoán lỗi, các bêntrong quan hệ hợp đồng luôn bị đe dọa phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vềtài sản nếu họ vi phạm hợp đồng và gây thiệt hại cho bên đối tác Do vậy, họphải luôn cẩn trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng

Thứ hai, xuất phát từ mục tiêu thu hẹp sự không tương thích giữa pháp luật

thương mại Việt Nam và pháp luật thương mại quốc tế Luật Thương mại năm

2005 đã tiếp nhận nhiều quy định của Công ước CISG, trong đó có các quy định

về áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa.Công ước CISC không đòi hỏi yếu tố lỗi trong các căn cứ phát sinh trách nhiệmbồi thường thiệt hại mà thiệt hại phải được bồi thường khi hành vi vi phạm hợpđồng của một bên là nguyên nhân gây ra thiệt hại đó Bên vi phạm hợp đồng chỉđược miễn trách nhiệm trong trường hợp bên đó chứng minh được rằng, lý docản trở việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nằm ngoài tầm kiểm soát của bên đó vàkhông thể đòi hỏi một cách hợp lý được rằng, bên đó phải lường trước được khixác lập hợp đồng hoặc phải khắc phục được lý do cản trở đó hoặc hậu quả củanó

Đối chiếu với phân tích trên, chỉ những thiệt hại phát sinh do hậu quả củaviệc vi phạm và có mối quan hệ nhân quả giữa sự vi phạm thực hiện hợp đồng vàthiệt hại xảy ra thì mới được công nhận bồi thường

1.5.1.4 Người vi phạm hợp đồng có lỗi

Trang 38

Theo khoản 1 Điều 364 Bộ Luật dân sự 2015 quy định “Lỗi cố ý là trường

hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác

mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy

ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.

Từ đây có thể hiểu rằng nếu không có thỏa thuận hoặc pháp luật không cóquy định khác thì chỉ khi nào người vi phạm hợp đồng có lỗi mới phải bồithường thiệt hại Tuy nhiên, về nguyên tắc, người đã được xác định nghĩa vụtrong hợp đồng mà không thực hiện, thực hiện không đúng và không đầy đủ nhưquy định của hợp đồng đương nhiên bị coi là có lỗi Khi đó, người không thựchiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu họchứng minh được rằng thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàntoàn do lỗi của bên có quyền theo quy định trong hợp đồng

1.5.2 Quy định pháp luật về xác định thiệt hại theo Hợp đồng tín dụng

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồngthì việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại có ý nghĩa rất quan trọng Theo

Khoản 2, Khoản 3 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ 2 Người có

quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa

vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại 3 Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”.

Mặt khác, Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định “giá trị bồi

thường thiệt hại bao gồm giá trị tốn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm

Trang 39

phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng

lẽ ra được hướng nếu không có hành vi vị phạm”.

Từ những quy định trên, trước hết, ta có thể thấy rằng giá trị BTTH baogồm hai yếu tố: tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi trực tiếp

Thứ nhất, về tổn thất thực tế - trực tiếp mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu

do bên kia gây ra Về bản chất, những thiệt hại thực tế - trực tiếp được hiểu lànhững thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu một cách trực tiếp từ hành vi

vi phạm hợp đồng của bên gây thiệt hại gây ra Thiệt hại này đã phát sinh, đãhiện hữu, người bị vi phạm đã phải gánh chịu chứ không phải là các thiệt hại cótrong suy tưởng của họ Đây là nguyên tắc được pháp luật nhiều nước trên thế

giới ghi nhận Chẳng hạn, Điều 1151 Bộ luật Dân sự Pháp quy định : “Ngay

trong trường hợp hợp đồng không thực hiện được do hành động lừa dối của người có nghĩa vụ thì việc thiệt hại phải bồi thường cũng chỉ bao gồm những tổn thất nào là hậu quả tức khắc và trực tiếp của việc không thực hiện nghĩa vụ”

Như vậy, thiệt hại được bồi thường không chỉ có mối quan hệ trực tiếp mà cònphải là “tức khắc” với hành vi vi phạm

Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp có thế là: số tài sàn bị mất mát, hư hỏng,chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, khoản lãi phải trả cho ngân hàng, chi phi bồithường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng đã phải trả cho bên thứ ba

- Chi phí ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra: đốivới loại chi phi này, yêu cầu của pháp luật phải là chi phí hợp lý và cần thiết màbên bị vi phạm đã sử dụng để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại Bên bị thiệt hại phảichứng minh đã áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại ngay sau khiđược biết có vi phạm Ngược lại, nếu bên gây thiệt hại chứng minh được rằngbên bị thiệt hại đã bỏ mặc cho thiệt hại xảy ra, không tiến hành các biện phápcần thiết để hạn chế thiệt hại và làm cho thiệt hại trầm trọng hơn thì việc bồithường không thể đúng như giá trị tổn thất Chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệthại rất đa dạng, có thể là chi phí thuê kho bãi để bảo quản hàng hóa, chi phí đểthực hiện giao dịch thay thế, chi phí sửa chữa hư hỏng, khuyết tật của hàng hóa

Trang 40

- Tiền phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại mà bên bị thiệt hại đã phải trảcho bên thứ ba do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng gây ra Khi xác định giá trịbồi thường trong trường hợp này thì câu hỏi đặt ra là: chỉ những thiệt hại đã xảy

ra trên thực tế (tức là thiệt hại mà bên bị thiệt hại đã trả cho bên thứ ba) hay baogồm cả thiệt hại có khả năng xảy ra trên thực tế (tức là khả năng chắc chắn sẽxảy ra) Đó là những trường hợp vào thời điểm bên bị thiệt hại yêu cầu bên viphạm bồi thường thiệt hại, thì bên thứ ba chưa yêu cầu bên bị thiệt hại bồithường và phạt vi phạm nhưng có đầy đủ chứng cứ và tài liệu chứng tỏ bên bịthiệt hại chắc chắn sẽ phải bồi thường hoặc nộp phạt cho bên thứ ba Theo quanđiểm của tác giả thì bên gây thiệt hại sẽ phải bồi thường cả hai loại thiệt hại nêutrên, vì nếu không thì sẽ không bảo đảm được lợi ích hợp pháp của bên bị thiệthại

Những phân tích trên cho thấy, Bộ luật Dân sự cũng như Luật Thương mạichỉ nhấn mạnh đến hai tính chất của thiệt hại đó là tính “thực tế” và “trực tiếp”.Điều đó có nghĩa là pháp luật không cho phép đòi bồi thường những thiệt hạigián tiếp, không là hậu quá trực tiếp của hành vi vi phạm hợp đồng Tuy nhiên,pháp luật lại không quy định thế nào là “trực tiếp” nên việc suy đoán như thế nào

là trực tiếp, như thế nào là gián tiếp đôi khi chỉ mang tính cảm tính, không có cơ

Ngày đăng: 27/05/2020, 17:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
24. Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ (2005), Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp trí Khoa học pháp lý (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về phạt vi phạm do viphạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tác giả: Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ
Năm: 2005
26. Khúc Thị Trang Nhung (2014), “Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồithường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Pháp luật Việt Nam”
Tác giả: Khúc Thị Trang Nhung
Năm: 2014
30. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2008), “Pháp luật về Hợp đồng tín dụng Ngân hàng ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Pháp luật về Hợp đồng tín dụng Ngân hàngở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thúy
Năm: 2008
31. Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạmhợp đồng trong hoạt động thương mại”
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Năm: 2013
32. Nguyễn Thị Trà (2017), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật dân sự 2015”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợpđồng của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật dân sự 2015”
Tác giả: Nguyễn Thị Trà
Năm: 2017
36. Trần Quốc Hùng (2008), “Suy thoái kinh tế Mỹ và Việt Nam”, Thời báo kinh tế Sái Gòn ngày 1/2/2008, tr 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Suy thoái kinh tế Mỹ và Việt Nam”
Tác giả: Trần Quốc Hùng
Năm: 2008
37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản công an nhân dân
Năm: 2015
38. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (1998), Chống các giao kết trục lợi trong kinh doanh, Công ty in tài chính, Hà Nội.B. Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống các giao kếttrục lợi trong kinh doanh
Tác giả: Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ tư pháp
Năm: 1998
39. Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA (2002), Luật Nhật Bản – tập II, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Nhật Bản – tập II
Tác giả: Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh niên
Năm: 2002
1. Bộ tư pháp, Bộ tài nguyên và mồi trường, Ngân hàng hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm Khác
2. Chính Phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm Khác
3. Chính Phủ (2002), Nghị định 78/2002/NĐ - CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách Khác
4. Chính Phủ (2007), Nghị định 35/2007/NĐ - CP ngày 08/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Khác
5. Hội đồng thẩm phán (2003), Nghị quyết 04/2003/NQ - HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân tối cao về hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế Khác
8. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT - NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng Khác
16. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng Khác
20. Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Khác
21. Thủ tướng (2017), Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.II. Các tài liệu khác Khác
22. Agribank (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh Khác
23. Agribank (2017), Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w