1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020

164 80 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luậtmới trong lĩnh vực báo chí, đồng thời đã chủ trương chỉ đạo các Sở Thông tin vàTruyền thông địa phương triển khai q

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Trang 2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

-*** -QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ

TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020

Trang 3

PHẦN I 9

TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH 9

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH 9

II CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 11

1 Các văn bản Trung ương 11

2 Các văn bản địa phương 13

III MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH 13

1 Mục tiêu: 13

2 Nhiệm vụ: 14

PHẦN II 15

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI 15

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 15

HIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM 19

A HIỆN TRẠNG CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ 19

- Sơ lược hiện trạng báo chí hiện nay ở nước ta: 19

I CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ IN 22

2 Nội dung chương trình 29

3 Hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình 30

4 Truyền dẫn và phát sóng 30

5 Dịch vụ 30

3

Trang 4

6 Phương tiện thu nghe 31

III PHÁT HÌNH VÀ TRUYỀN HÌNH 33

1 Tổng quan về truyền hình 33

2 Nội dung chương trình 33

3 Hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình: 34

4 Truyền dẫn và phát sóng 35

5 Phương tiện thu xem 36

6 Hiện trạng nguồn nhân lực 37

7 Cơ chế tài chính và doanh thu 39

IV TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN 39

V TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 40

1 Các trang tin điện tử tại Quảng Nam 40

2 Nội dung 41

3 Hiện trạng nguồn nhân lực 42

4 Dịch vụ 43

VI THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ 43

B HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 44

C CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ- XUẤT BẢN 51

I Công tác quản lý nhà nước ở Trung ương 51

II Công tác quản lý nhà nước ở địa phương 53

Trang 5

4 Trang thông tin điện tử 57

III Nguyên nhân kết quả đạt được 60

IV Nguyên nhân tồn tại 60

E TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ ĐẾN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 61

2 Định hướng về phát triển văn hóa, thông tin tại Quảng Nam 63

3 Định hướng phát triển ngành báo chí của cả nước 64

II PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO 65

III DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ QUẢNG NAM 65

1 Công nghiệp nội dung số trên nền tảng thông tin hội tụ 65

2 Các loại hình báo chí trong tương lai 65

3 Đa dạng hóa nguồn thông tin cho báo chí 66

4 Phát triển các tổ chức đa truyền thông 67

5 Số hóa phát thanh truyền hình, phân tách giữa phát triển nội dung và xây dựng

hạ tầng đối với hệ thống đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh 67

PHẦN V QUY HOẠCH BÁO CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM 68

I QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 68

II MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 68

Trang 6

1.2 Nội dung báo in 73

4 Thông tin điện tử 83

I Quan điểm phát triển 86

II Mục tiêu phát triển 86

III Nội dung quy hoạch 88

1 Hoạt động xuất bản 88

2 Hoạt động in 89

3 Hoạt động phát hành 89

IV PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN 91

C QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ 93

PHẦN VI GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH BÁO CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM 94

I GIẢI PHÁP VỀ BÁO CHÍ 94

1 Xây dựng đổi mới cơ chế, chính sách 94

2 Đổi mới tổ chức bộ máy 95

3 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực96

4 Công nghệ 97

5 Hợp tác trong nước và quốc tế trong báo chí 98

6 Nhóm giải pháp huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch 98

II GIẢI PHÁP VỀ XUẤT BẢN 98

1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, các công dân đối với hoạt động xuất bản-in-phát hành 98

2 Củng cố bộ máy tổ chức, triển khai đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán

bộ hoạt động xuất bản-in-phát hành 99

3 Đổi mới công nghệ thiết bị 99

4 Xác định rõ các nguồn lực đầu tư, mở rộng thị trường xuất bản-in-phát hành và xây dựng sản phẩm chiến lược 99

5 Công tác quản lý nhà nước 100

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN 101

6

Trang 7

1 Sở Thông tin và Truyền thông 101

2 Các sở, ban, ngành liên quan 101

3 Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí 102

IV DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM 102

IV KIẾN NGHỊ 106

1 Với Bộ Thông tin và Truyền thông: 106

2 Với Tỉnh uỷ và Hội đồng Nhân dân tỉnh: 106

Bảng 1: Nội dung báo in Quảng Nam 108

Bảng 2: Sản lượng Báo Quảng Nam 109

Bảng 3: Doanh thu Báo Quảng Nam 110

Bảng 4: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Báo Quảng Nam theo trình độ 111

Bảng 5: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Báo Quảng Nam theo vị trí 112 Bảng 6: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Tạp chí Văn hóa Quảng Nam theo trình độ 113

Bảng 7: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Tạp chí Văn hóa Quảng Nam theo

Bảng 14: Thống kê mạng lưới phát thanh cấp huyện 121

Bảng 15: Thống kê nội dung chương trình phát thanh 122

Bảng 16: Thống kê tổng thời lượng theo năm 123

Bảng 17: Thống kê thời lượng chương trình truyền hình 124

Bảng 18: Thống kê nội dung chương trình truyền hình 125

Bảng 19: Thống kê chỉ tiêu phát thanh huyện, thành phố 126

Bảng 20: Thống kê chỉ tiêu truyền hình huyện, thành phố 128

Bảng 21: Tổng hợp chỉ tiêu báo chí tỉnh Quảng Nam: 129

7

Trang 8

Bảng 22: Quy hoạch Báo Quảng Nam: 130

Bảng 24: Quy hoạch tạp chí Văn hóa Quảng Nam 132

Bảng 25: Quy hoạch tạp chí Khoa học và Sáng tạo 132

Bảng 26: Quy hoạch tạp chí Khoa học 133

Bảng 27: Quy hoạch nguồn nhân lực báo in theo trình độ 133

Bảng 28: Quy hoạch nguồn nhân lực báo in theo vị trí: 134

Bảng 29: Quy hoạch nội dung chương trình phát thanh: 135

Bảng 32: Quy hoạch nội dung chương trình truyền hình: 136

Bảng 33: Quy hoạch nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình tỉnh Quảng Nam đến 2015: 137

Bảng 34: Quy hoạch nguồn nhân lực PT-TH tỉnh Quảng Nam đến năm 2020: 139

Bảng 35: Mô hình phân cấp quyền làm việc toà soạn báo điện tử 140

Bảng 36: Mô hình kết nối và làm việc của toà soạn 141

8

Trang 9

ỦY BAN NHÂN DÂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày / /2013

của UBND tỉnh Quảng Nam)

PHẦN I TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH

Báo chí - xuất bản là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác

tư tưởng, lý luận Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Ban chấp hành Trung ươngĐảng đã nêu rõ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí là một bộ phận cấu thành đặcbiệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xâydựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và

tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vaitrò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức; thể hiệnvai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Báo chí - xuất bản là một lĩnh vực quan trọng và phức tạp, thực hiện cùngmột lúc cả hai nhiệm vụ: chính trị và kinh doanh Báo chí , xuất bản tác động mạnh

mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - vănhóa – xã hội – an ninh quốc phòng

Đối với các nhiệm vụ chính trị, báo chí góp phần truyền đạt và phổ biếnmột cách toàn diện, kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; thông tin về công tác xây dựngĐảng, chính quyền, các đoàn thể một cách nhanh nhất; tham gia vào công cuộc làmlành mạnh, dân chủ hóa trong đời sống chính trị, xã hội; động viên, phát động cácphong trào quần chúng nhân dân nhằm thực hiện tốt các cuộc vận động lớn củaĐảng; tích cực chống tham ô, lãng phí và các tiêu cực xã hội Đối với kinh tế, báochí góp phần phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh; cung cấp các loạithông tin kịp thời cho phát triển kinh tế; định hướng và dự báo các thông tin kinh tếcần thiết; chỉ ra những sai phạm và đề xuất những biện pháp giúp nền kinh tế pháttriển Đối với văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng, báo chí góp phần nâng caodân trí, xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân; cung cấp các thông tin, tư liệu,nguồn dữ liệu, các giá trị văn hóa, khoa học công nghệ cho người dân; tham gia

Trang 10

đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc thực hiện các nhiệm vụxây dựng đời sống mới cho nhân dân; tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ Tổquốc; chống lại các luận điệu xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cáchmạng.

Ngành xuất bản vừa là ngành thuộc lĩnh vực văn hoá - tư tưởng vừa làngành kinh tế - kỹ thuật, chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật Xuất bản và LuậtDoanh nghiệp, có mục tiêu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hàng hoá đặc biệtgắn liền với phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luậtmới trong lĩnh vực báo chí, đồng thời đã chủ trương chỉ đạo các Sở Thông tin vàTruyền thông địa phương triển khai quy hoạch báo chí nhằm hoàn thiện các qui địnhpháp lý; ổn định cơ cấu, tổ chức; sắp xếp, bố trí hợp lý các cơ quan báo chí phù hợpvới điều kiện phát triển mới theo Nghị quyết TW5 (Khóa X) về công tác tư tưởng, lýluận và báo chí trước yêu cầu mới

Thập niên vừa qua đánh dấu những thay đổi mang tính cách mạng trong lĩnhvực khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự thay đổi công nghệ trong lĩnh vực truyềnthông Sự thay đổi này tác động không nhỏ đến hoạt động báo chí Có thể kể đếnnhư sự thu hẹp ranh giới giữa các loại hình báo chí, xuất hiện nhiều loại hình thôngtin đa chiều có tính chất báo chí, quy trình tác nghiệp báo chí thay đổi

Từ khi tỉnh Quảng Nam được tái lập (1997) đến nay, hệ thống các cơ quanbáo chí của tỉnh đã có bước phát triển cả về hình thức, chất lượng và số lượng,trong đó các cơ quan báo chí cũng đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyềnChủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, về công tác đối ngoại, về nhiệm vụ phát triểnkinh tế, xã hội của tỉnh và đặc biệt là lĩnh vực hoạt động của ngành; phản ánh tâm

tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; phát hiện biểu dương các nhân tố mớitrong các phong trào hành động cách mạng, đi đôi với việc đấu tranh kiên quyết,chống mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và những biểuhiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phi, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác; các tạpchí cũng đã góp phần nâng cao dân trí, dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòngtin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời tích cực giúp bạn bè trong vàngoài nước hiểu rõ về văn hóa, truyền thống và cách mạng, về công cuộc đổi mới

và phát triển của Quảng Nam, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới

Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm, tích cực, hoạt động của các tạp chí củatỉnh vẫn còn một số mặt hạn chế, bất cập đó là: chất lượng thông tin còn hạn chế,trên một số báo có vụ việc được đăng tải nhiều lần, trùng lắp làm “nóng lên” khôngcần thiết; việc thông tin, phát hành có lúc, có nơi chưa đầy đủ, kịp thời, nhất là đốivới vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số do đội ngũcán bộ, cộng tác viên còn mỏng; các tạp chí chưa có cán bộ chuyên trách mà hầunhư kiêm nhiệm; cơ sở vật chất, kỹ thuật và các phương tiện khác chưa đảm bảo

Trang 11

cho tạp chí hoạt động tốt; không đủ điều kiện để tự chủ về kinh phí mà phần lớn dongân sách Nhà nước cấp từ 70 -80%…với thực trạng của tình hình trên nên hoạtđộng của các tạp chí chưa đáp ứng ngang tầm với yêu cầu đặt ra trong tình hìnhmới

Vì vậy, việc quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí- xuất bản trong tìnhhình hiện nay là cần thiết và đúng đắn, nhằm không ngừng tăng cường hơn nữa sựlãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về báo chí- xuất bản, đảm bảo cho báochí- xuất bản hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật; hạn chế tình hình mấtcân đối hiện nay giữa việc phát triển báo chí- xuất bản với công tác quản lý báochí- xuất bản, giữa yêu cầu đặt ra trong công tác thông tin, tuyên truyền với điềukiện hoạt động còn nhiều hạn chế, bất cập Giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo,quản lý lĩnh vực báo chí- xuất bản tỉnh Quảng Nam có được cái nhìn tổng thể về sựphát triển của báo chí- xuất bản, đồng thời, là cơ sở để Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dântỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, quản lý thống nhất góp phần làm chobáo chí- xuất bản trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xãhội, an ninh, quốc phòng của tỉnh

Hơn nữa, những quan điểm, định hướng, mục tiêu cụ thể trong Quy hoạch

sẽ giúp cho hoạt động báo chí- xuất bản trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng địnhhướng, đúng pháp luật và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vững chắc, phục vụ đắc lựccho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hộitỉnh Đồng thời, giúp cho hoạt động báo chí- xuất bản trên địa bàn tỉnh theo kịp sựphát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển kinh tế -

xã hội và đặc biệt khẳng định hơn nữa về vai trò của báo chí đối với sự phát triểnkinh tế xã hội Là cơ sở để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vềbáo chí- xuất bản tại địa phương

Từ trước đến nay lĩnh vực báo chí – xuất bản tỉnh Quảng Nam chưa có quyhoạch mang tính dài hạn do địa phương ban hành Với nhu cầu phát triển như hiệnnay, việc có một quy hoạch dài hạn là vô cùng cấp thiết, để báo chí- xuất bản pháthuy được các lợi thế, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xãhội tại địa phương Vì vây, việc xây dựng quy hoạch phát triển báo chí- xuất bảnQuảng Nam là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo được định hướng chính trị và để báochí xuất bản phát huy được các lợi thế, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội tại địa phương

II CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

Các văn bản Trung ương

- Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31/3/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóaVII) về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảcông tác báo chí - xuất bản;

Trang 12

- Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng(khóa VIII) về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí

- Nghị quyết Hội nghị TW5 (Khoá X) ngày 14/7/2007 về công tác tư tưởng,

lý luận và báo chí trước yêu cầu mới

- Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số biệnpháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí

- Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Chấp hành Trung ươngQuy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của Đảng bộ tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phêduyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa dổi, bổsung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ

về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/12/1989;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí số 12/1999/QH10 ngày

12 tháng 6 năm 1999;

- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Luật xuất bản số 19/2012/QH11 ngày 20/11/2012;

- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Nghị định số 51/2002/NĐ.CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hànhLuật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;

- Thông tư số 30/2006/TT-BVHTT ngày 22/02/2006 hướng dẫn thi hànhnghị định số 111/2005/ NĐ-CP;ônư

- Quy hoạch Phổ tần số vô tuyến điện quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg ngày 16/12/2005;

- Quy hoạch Truyền dẫn, Phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 doThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 22/2009/QĐ–TTg ngày16/02/2009;

Trang 13

- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủPhê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đếnnăm 2020;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phêduyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Công văn số 4295/BTTTT-CBC ngày 30/12/2008 và Hướng dẫn số4318/BTTTT-HD ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫncông tác quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới báo chí in toàn quốc

2 Các văn bản địa phương

- Nghị quyết Đại hộiđại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm2020;

- Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của Uỷ ban nhân dântỉnh Quảng Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy,biên chế của Sở Thông tin và Truyền thông;

- Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh về việc Phêduyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh QuảngNam đến năm 2020;

- Quy hoạch các ngành và địa phương của tỉnh Quảng Nam có liên quan

III MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH

1 Mục tiêu:

- Quy hoạch nhằm cụ thể hóa những mục tiêu chiến lược, định hướng pháttriển của Đảng về báo chí- xuất bản, về chiến lược phát triển thông tin Việt Nam đếnnăm 2020; gắn kết phát triển báo chí trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội tỉnh Quảng Nam

- Quy hoạch nhằm phát triển hoạt động báo chí- xuất bản của tỉnh đúng địnhhướng, đúng pháp luật và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vững chắc, phục vụ đắc lựccho sự phát triển chung của tỉnh

- Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí- xuấtbản tại địa phương, triển khai thực hiện tốt các định hướng, quan điểm, mục tiêuphát triển báo chí- xuất bản

2 Nhiệm vụ:

- Đánh giá một cách khoa học, đầy đủ, chính xác về hiện trạng phát triển báochí – xuất bản tỉnh Quảng Nam, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân nhữngtồn tại, hạn chế

Trang 14

- Xác định rõ tiềm năng, lợi thế phát triển của báo chí- xuất bản, đưa ra dựbáo xu hướng phát triển báo chí – xuất bản tỉnh Quảng Nam, từ đó định hướng quyhoạch lĩnh vực báo chí chí – xuất bản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014 – 2020.

- Xây dựng các mục tiêu, quan điểm, phương hướng phát triển của báo chí –xuất bản, giải pháp thực hiện nhằm đảm bảo báo chí – xuất bản trong tỉnh phát triểnđúng định hướng, đẩy mạnh phát triển hoạt động báo chí – xuất bản gắn liền với quátrình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2014 – 2020

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước một cách toàn diện vềhoạt động báo chí – xuất bản tại tỉnh Quảng Nam; nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổsung một số văn bản pháp luật không còn phù hợp với thực tế; xây dựng các cơ chế,chính sách về báo chí – xuất bản, tạo điều kiện cho hoạt động báo chí – xuất bảntrong tỉnh phát triển theo đúng định hướng

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí – xuất bản, đổi mớichất lượng, nội dung, hình thức, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền cácnhiệm vụ chính trị của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, nâng cao dântrí, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển

PHẦN II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1 Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọngđiểm của Miền Trung Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế,phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước Lào, phía đông

là biển Đông

Quảng Nam có diện tích tự nhiên 10.438,37 km2., có hướng địa hình nghiêndần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao

Trang 15

phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển Vùng đồi núi chiếm 72%diện tích tự nhiên Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dàicồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành Bề mặt địahình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sôngTam Kỳ và sông Trường Giang Quảng Nam được chia thành 18 huyện, thành phố Khí hậu nhiệt đới gió mùa

2 Địa hình

Tỉnh Quảng Nam nằm trong chuỗi đô thị Vùng kinh tế trọng điểm MiềnTrung : Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam – Quảng Ngãi – Bình Định Quảng Nam có

2 thành phố : Hội An (cách Đà Nẵng 25km), Tam Kỳ ( cách Đà Nẵng 70km) Dọctheo trục quốc lộ 1A trên địa bàn Quảng Nam, khoảng 20km có một thị trấn Hiệnnay Quảng Nam đang đầu tư và xây dựng những khu đô thị mới hiện đại như :

- Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc ( Huyện Điện Bàn ) : Được Thủtướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung với diện tích 2.700ha Hiện nay đãđưa vào sử dụng nhiều hạng mục công trình như : Khu biệt thự cao cấp Bồng Lai ,khu đô thị 1A,1B…

- Khu đô thị Tam Phú (Đông Tam Kỳ): quy mô sử dụng đất kêu gọi đầu tư2.500ha ; diện tích tối thiểu mỗi dự án khu đô thị là 100ha Sẽ là trung tâm hànhchính, tài chính, ngân hàng , đào tạo, thương mại dịch vụ , đô thị cao cấp

- Khu đô thị Tam Anh (thuộc kinh tế mở Chu Lai): Khu đô thị sinh thái caocấp dành cho thương nhân, nhà đầu tư, chuyên gia trong và ngoài nước Dựkiến dự án sẽ sử dụng khoảng 200-300ha

- Khu đô thị Quảng trường biển An Bàng (Tp.Hội An): quy mô 100ha mởrộng không gian thành phố Hội An về phía biển

- Khu đô thị Ái Nghĩa ( Huyện Đại Lộc ) : quy mô 200ha mở rộng thị trấn

Ái Nghĩa dành cho các thương nhân

- Khu đô thị Nam Phước ( Huyện Duy Xuyên ) : quy mô 100ha mở rộng thịtrấn Nam Phước

Đường bộ : Các tuyến đường quốc lộ huyết mạch đi qua địa phận tỉnhQuảng Nam như quốc lộ 1A , đường Hồ Chí Minh , quốc lộ 14D thông suốt vớinước CHDCND Lào qua cửa khẩu Nam Giang , đường tỉnh lộ gồm 18 tuyến vớitổng chiều dài gần 500km Đã xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn nốiQuảng Nam – Đà Lạt , đường ven biển nối Đà Nẵng – Hội An – Tam Kỳ - NúiThành và đang xây dựng đoạn còn lại Hội An – Duy Xuyên – Thăng Bình Tuyếnđường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi song song với quốc lộ 1A đi qua QuảngNam đang được thiết kế xây dựng

Đường biển : Cảng biển quốc tế Đà Nẵng (đón tàu 30.000 DWT , công suấtthiết kế 20 triệu tấn / năm , 20 phút đi từ các khu , cụm công nghiệp thuộc ĐiệnBàn , 40 phút đi từ các cụm công nghiệp thuộc huyện Đại Lộc ); Cảng Kỳ Hà tại

Trang 16

Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) đón tàu 7.000DWT, đang nạo vét luồng vàxây bến đề đón tàu 20.000DWT cảng Dung Quất tại khu kinh tế Dung Quất( Quảng Ngãi ), tiếp giáp với Khu kinh tế mở Chu Lai ( đón tàu 20.000DWT , đangxây bến để đón tàu 50.000DWT).

Đường sông : tỉnh Quảng Nam có 8 tuyến đường sông với tổng chiều dàikhoảng 200km phân bố tương đối đồng đều trên khắp địa bàn tỉnh , đảm bảo chophương tiện từ 5-25 tấn vận chuyển hàng hóa , hành khách thông suốt Trong đó,nhiều tuyến có cảnh quan rất thơ mộng phù hợp để khai thác các loại hình du lịchsong nước như tuyến sông Thu Bồn , Vu Gia , Cổ Cò , Trường Giang , Tam Kỳ …

Đường hàng không : Phía bắc là sân bay quốc tế Đà Nẵng ( đón các loạiAirbus A320, Boing 777; chỉ một giờ bay đến Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh ) , cách Hội An 20 phút và Tam kỳ 70 phút đường bộ ; sân bay Chu Lai ởphía Nam ( năm tại Khu kinh tế mở Chu Lai ) đang đầu tư nâng cấp mở rộng đảmbảo tiếp nhận máy bay A380 -800 , B777 -300 hoặc tương đương , quy mô côngsuất phục vụ khoảng 4 triệu lượt khách/ năm , 5 triệu tấn hàng/năm và sẽ trở thànhtrung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

và khu vực

Đường sắt : Tuyến đường sắt Thống Nhất chạy ngang qua Quảng Nam, songsong với quốc lộ 1A , có ga hành khách – hàng hóa tại thành phố Tam Kỳ Ngoài

ra còn dựa vào ga Đà Nẵng, một ga trung tâm của khu vực Miền Trung

II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- VĂN HÓA - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ

1 Dân số

Theo tài liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 02.4.2009 tỉnh Quảng Nam Kết quả điều tra toàn bộ, tổng dân số toàn tỉnh là 1.422.319 người với các dân tộc Việt (Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor Trong đó, cư dân đô thị là 263.898 người, nông thôn là 1.158.421; tỷ lệ dân số đô thị đạt 18,55%

TT Đơn vị hành chính Dân số

(người) TT Đơn vị hành chính

Dân số (người)

01 Thành phố Tam Kỳ 107.924 10 Huyện Phước Sơn 22.586

02 Thành phố Hội An 89.716 11 Huyện Hiệp Đức 38.001

03 Huyện Tây Giang 16.534 12 Huyện Thăng Bình 176.183

04 Huyện Đông Giang 23.428 13 Huyện Tiên Phước 68.877

05 Huyện Đại Lộc 145.935 14 Huyện Bắc Trà My 38.218

06 Huyện Điện Bàn 197.830 15 Huyện Nam Trà My 25.464

07 Huyện Duy Xuyên 120.948 16 Huyện Núi Thành 137.481

Trang 17

Tổng cộng: 1.422.319 người

2 Kinh tế

Quảng Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đã và đang được khai thác,mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh, trong đó phải kể đến: than đá ở Nông Sơn (trữlượng khoảng 10 triệu tấn), Ngọc Kinh (trữ lượng khoảng 10 triệu tấn); vàng gốc

và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; cát trắng công nghiệp với trữlượng lớn ở các huyện Thăng Bình, Núi Thành và các mỏ nước khoáng, nước ngọtchất lượng tốt Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nguồn khí metan, uranium, đávôi, đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệucung cấp cho xây dựng, sành sứ, thủy tinh

3 Văn hóa

Trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.280.587người, chiếm 93,2%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Cơ Tu có 37.310 người,chiếm 2,71%; dân tộc Xơ Ðăng có 30.231 người, chiếm 2,2%; dân tộc Mhnông có13.685 người, chiếm 0,99%; dân tộc Giẻ Triêng có 4.546 người, chiếm 0,33%; dântộc Co có 4.607 người, chiếm 0,33%; dân tộc Hoa có 1.106 người, chiếm 0,08%;dân tộc Tày có 509 người, chiếm 0,03%; dân tộc Mường có 364 người, chiếm0,02%; dân tộc Nùng có 247 người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác chiếm 0,1%

Vì vậy nền văn hoá cũng mang nhiều sắc thái Các lễ hội truyền thống của

cư dân địa phương thường được tổ chức vào sau Tết Nguyên đán với những tròchơi mang đậm bản sắc dân tộc

Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng để khai thác du lịch rất lớn Có 2 di sản vănhóa thế giới là Mỹ Sơn và Hội An tập trung nhiều thế mạnh phát triển du lịch vănhoá, cảnh quan Trong những năm gần đây, khi đô thị cổ Hội An và thánh địa MỹSơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, thì du lịch QuảngNam có nhiều cơ hội phát triển và thực tế đã có nhiều chuyển đổi trong xu thế pháttriển chung của Tỉnh Lượng du khách, cả trong nước và nước ngoài, đến QuảngNam trong những năm qua liên tục tăng (từ khoảng 357.000 người năm 2006 đến411.000 người năm 2007 và ước tính 627.000 người vào năm 2010), kéo theo sựgia tăng các cơ sở du lịch và dịch vụ du lịch Bên cạnh đó, số ngày lưu trú trungbình của du khách cũng gia tăng từ 2,10 ngày cho mỗi du khách năm 2006 lên 2,17ngày cho mỗi du khách vào năm 2010 Trong 8 năm qua, tốc độ tăng GDP của tỉnhbình quân hàng năm là 9,3%/năm Riêng năm 2004, chỉ tiêu này đạt 11,5% và lànăm thứ hai Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đạt hai con số

* Thuận lợi

Kinh tế tỉnh phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá và là tỉnh có khảnăng về thu hút vốn đầu tư công nghiệp cao Trong giai đoạn vừa qua, thu ngân sáchtrên địa bàn tỉnh tăng mạnh nên có điều kiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nguồnlực cho lĩnh vực thông tin nói chung và cho các cơ quan báo chí nói riêng

Trang 18

Vị trí địa lý thuận lợi cùng với nguồn tài nguyên, khoáng sản đa dạng mở racho Quảng Nam tiềm năng to lớn để phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội trong

xu thế hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng nhưvới các nước khác trên thế giới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển báochí với các tỉnh trong nước, khu vực và quốc tế

Quảng Nam là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, có lợi thế địa-kinh tế đặc thù, có tài nguyên thông tin phong phú nên có nhiều đề tài cho báo chíkhai thác

* Khó khăn

Tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng mức xuất phát điểm thấp nên Quảng Namvẫn là tỉnh nghèo, trình độ dân trí chưa cao, ảnh hưởng tới nhu cầu hưởng thụ thôngtin báo chí, đặc biệt là các trang thông tin điện tử

Địa hình vùng núi và trung du, không thuận lợi cho sự phát triển của một sốloại hình báo chí như: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình

Khi kinh tế xã hội phát triển, chuyển đổi cơ cấu lao động, tốc độ đô thị hoáđặt ra cho báo chí yêu cầu cao hơn về chất lượng; đa dạng về loại hình, đòi hỏi báochí phải được đầu tư đúng mức, đội ngũ làm báo phải nâng lên về kỹ năng và trìnhđộ

PHẦN 3 HIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM

A HIỆN TRẠNG CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ

- Sơ lược hiện trạng báo chí hiện nay ở nước ta:

Tính đến tháng 02 năm 2013, số lượng cơ quan báo chí trên cả nước là 812với 1.084 ấn phẩm Trong đó, có 197 cơ quan báo in (84 báo Trung ương, ban, bộ,ngành, đoàn thể, 113 báo địa phương); có 615 tạp chí (488 tạp chí Trung ương,ngành, đoàn thể trung ương và 127 tạp chí địa phương) Trong lĩnh vực thông tinđiện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tinđiện tử tổng hợp

Cả nước hiện có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương,trong đó có 2 đài quốc gia là Đài Tiếngg nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam,

01 Đài của ngành (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC); 64 đài phát thanh và truyềnhình địa phương; có 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99

Trang 19

kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh) Nhiều chương trình phát thanh, truyền hìnhđược truyền tải trên mạng Internet đã phục vụ tốt công tác thông tin đối nội, đốingoại.

Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống tiền hình trả tiền ở nước

ta tiếp tục phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh,

số mặt đất và đang bước đầu áp dụng công nghệ IPTV Cả nước có 47 đơn vị đượccấp phép hoạt động truyền hình cáp, 09 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp.Riêng 05 đài truyền hình: Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Kỹ thuật sốVTC, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ ChíMình, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương có 62 kênh truyền hình trả tiền

Cả nước còn có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ 4,4 triệu thuê bao trêntoàn quốc Các đài, nhất là đài địa phương, chủ yếu sử dụng công nghệ analog vàđang từng bước thử nghiệm công nghệ số truyền dẫn nhiều chương trình với nhiềuloại hình dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ truyền hình độ phân giải cao (HDTV)

Về đội ngũ cán bộ báo chí, cả nước hiện có gần 17.000 người làm báochuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo, số sắp được cấp thẻ do hội đủ các điều kiệncần thiết lên tới hàng trăm người; có hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo sinh hoạttrong các hội, liên chi hội và chi hội nhà báo

Thời gian qua, báo chí cả nước đã thực hiện đúng sự chỉ đạo, định hướngthông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, toàn diện mọi diễn biến củađời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế và là diễn đàn thực sự tincậy của nhân dân Đáng chú ý là báo chí đã tuyên truyền sâu rộng về những sựkiện nổi bật, những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của đất nước như Hội nghị lầnthứ 4,5,6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Kỳ họp thứ 3,4 Quốc hội khóaXIII, công tác xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhất là việc lấy ý kiến của cáctầng lớp nhân dân xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992…

Báo chí cũng phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc tuyên truyền cácgiải pháp điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ, kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnhđạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ; Tuyên truyền có hiệu quả Cuộc vậnđộng Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tuyêntruyền quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, thành tựu đổi mới củanước ta với bạn bè quốc tế

Báo chí cũng góp phần đáng kể trong việc phát hiện, đấu tranh với nhữnghành vi tham nhũng lãng phí, những việc làm tiêu cực của một số cá nhân, tập thểtrong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, xây dựng…,đấu tranh với những quan điểm, thông tin sai trái của các thế lực thù địch, tuyêntruyền nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ…

Trang 20

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, thông tin trên báo chí trong năm qua cũng

có những tồn tại cần khắc phục như một số cơ quan báo chí thực hiện khôngnghiêm túc các quy định về tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ đã được quy địnhtrong giấy phép Vi phạm này làm cho một số báo, tạp chí có nội dung giống nhau,sao chép, trùng lặp về thông tin, cách thức phản ánh thông tin; khi phản ánh thôngtin về mặt trái, mặt yếu kém thường sa đà, giật gân câu khách, tự nhiên chủ nghĩa;Một số chương trình giải trí trên truyền hình, nhất là chương trình liên kết khôngđược kiểm tra thẩm định gây dư luận không tốt cho xã hội Không ít bài viết trênbáo chí chính thống lại khai thác và sử dụng nguồn tin từ truyền thông xã hộinhưng không được kiểm chứng dẫn đến tình trạng thông tin sai sót, lệch lạc; Một

số nhà báo (chủ yếu ở các báo ngành, đoàn thể, địa phương, đại diện, cơ quanthường trú) vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quanbáo chí dọa dẫm, sách nhiễu cá nhân, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp để vụ lợi

- Hiện trạng báo chí tỉnh Quảng Nam

Đến nay, tỉnh Quảng Nam có 06 cơ quan báo chí, gồm Báo Quảng Nam (cơquan chủ quản là Tỉnh uỷ Quảng Nam), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (cơquan chủ quản là UBND tỉnh Quảng Nam), Tạp chí Đất Quảng (cơ quan chủ quản

là Hội Văn học nghệ thuật tỉnh), Tạp chí Văn hóa Quảng Nam (cơ quan chủ quản

là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Tạp chí Khoa học và Sáng tạo (cơ quan chủquản là Sở Khoa học và Công nghệ), Tạp chí Khoa học (cơ quan chủ quản làTrường Đại học quảng Nam)

Tỉnh có 18 Đài Truyền thanh, Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện, thànhphố (gọi chung là cấp huyện) trực thuộc UBND cấp huyện quản lý về nội dungchương trình hoạt động, tổ chức bộ máy và cán bộ, tài chính, cơ sở vật chất, thiết

bị kỹ thuật

Số lượng cơ quan báo chí Quảng Nam ở mức quy định

Tỉnh có 3 cơ quan và văn phòng đại diện báo chí Trung ương đóng trên địabàn, bao gồm: Báo Đại Đoàn Kết, Báo Thanh niên, Phân xã Thông tấn xã ViệtNam tại Quảng Nam Một số cơ quan báo chí chưa có cơ quan đại diện nhưng đã

có phóng viên chuyên trách theo dõi và đưa tin thường xuyên về Quảng Nam nhưcác báo: báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Vietnamnet, Đất Việt, Kinh tế nôngthôn, Lao động, Nông thôn ngày nay, Đất Việt, Dân Trí, VTC NEWS, Đại đoànkết, Thanh niên, Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ, Pháp luật thành phố HồChí Minh…

Các trang thông tin điện tử và bản tin nội bộ:

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam có cổng thông tin điện tử (portal) của tỉnh (http://www.quangnam.gov.vn), chức năng chủ yếu cung cấp các dịch vụ công và cácthông tin nội bộ trong tỉnh Báo Quảng Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Trang 21

có trang thông tin điện tử Ngoài ra, còn có các trang thông tin điện tử của các Sở,ngành, huyện, thành phố được tích hợp lên trang thông tin điện tử của tỉnh

Có 30 đơn vị đã được cấp phép hoạt động bản tin 05 năm; chủ yếu thông tincác hoạt động nghiệp vụ, các thông tin nội bộ chuyên ngành

Về loại hình: Các cơ quan báo chí hoạt động tại Quảng Nam hiện nay đã có

đủ 4 loại hình báo chí là báo in, báo hình, báo nói và trang thông tin điện tử

Về lĩnh vực: Có đủ cơ quan báo chí thông tin tổng hợp trên tất cả các lĩnhvực hoạt động của tỉnh

I CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ IN

1 Tổng quan về báo in

Báo Quảng Nam

Báo Quảng Nam là cơ quan của Đảng bộ Đảng cộ ng sản Việt Nam tỉnhQuảng Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trongtỉnh Đơn vị chủ quản là Tỉnh ủy Quảng Nam.Trong bối cảnh tình hình chính trị -kinh tế - xã hội trong nước và thế giới có nhiều biến động, tác động lớn đến cácmặt đời sống của nhân dân trong tỉnh, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt nhiệm

vụ thông tin trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi diễn biến của đời sống kinh tế - xã hộitrong tỉnh, trong nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhândân Báo Quảng Nam đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hóa, khoahọc, kỹ thuật trong tỉnh, trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quanbáo chí Thực hiện tốt chức năng là diễn đàn của nhân dân, góp phần quan trọngthực hiện chủ trương dân chủ hóa đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và biểu dươnggương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến; năng động, tích cực trong cuộc đấutranh chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác Báo QuảngNam không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân mà còn góp phần pháthiện, đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Trong công tác thông tin đối ngoại, báo chí Quảng Nam đã góp phần khôngnhỏ trong việc giới thiệu hình ảnh Quảng Nam tới các địa phương trong nước vàquốc tế Báo Quảng Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, tuynhiên, để báo Quảng Nam đến được với đông đảo người dân trong tỉnh, thông tincần đa dạng hơn nữa, có chiều sâu hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nữa những nhu cầuthông tin, giải trí của người dân

Hiện nay, Báo Quảng Nam phát hành 3 ấn phẩm là Báo Quảng Nam, ấnphẩm Quảng Nam cuối tuần và trang thông tin điện tử Báo Quảng Nam

Ấn phẩm Báo Quảng Nam xuất bản: 6 kỳ/tuần (thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ

6 và số cuối tuần)

Khuôn khổ: 42 x 29 cm

Số trang: 08 trang

Trang 22

Số lượng xuất bản mỗi kỳ: 4000 bản/kỳ.

Ấn phẩm Báo Quảng Nam cuối tuần

Đối tượng phục vụ: Mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh

Tạp chí Văn hóa Quảng Nam

Cơ quan chủ quản là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam

Kỳ xuất bản: 1 số/02 tháng

Số lượng phát hành mỗi kỳ: 1000 bản

Sản lượng phát hành năm 2012 đạt 4800 bản Số trang: 80 trang

Khuôn khổ 19 x 27cm

Đối tượng phục vụ: Mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh

Tạp chí Khoa học và Sáng tạo Quảng Nam

Cơ quan chủ quản là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam

Trang 23

Khuôn khổ 18,5 x 26,5cm.

Đối tượng phục vụ: Các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên trong tỉnh

Tính cả báo và tạp chí, tổng sản lượng năm 2012 đạt 1.278.450 bản, bìnhquân báo địa phương là 0,9 bản/người/năm Đối tượng sử dụng báo in Quảng Nam

đa phần là đối tượng cơ quan nhà nước (những đối tượng quy định phải mua báo inQuảng Nam)

2 Nội dung, nhiệm vụ báo in

Báo Quảng Nam

Kế thừa truyền thống của báo chí cách mạng Quảng Nam, qua hơn 15 nămxuất bản báo kể từ ngày tỉnh Quảng Nam được chia tách, những người làm báoQuảng Nam đã nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, ra sức khắc phục khó khăn,luôn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đạt được những kết quả quan trọng trongthực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị

Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, tiếng nói của chính quyền vànhân dân tỉnh Quảng Nam, Báo Quảng Nam đã làm tốt công tác tuyên truyền đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những chủ trương, quyết sách,giải pháp cụ thể của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Nam trong xây dựng vàbảo vệ quê hương, phản ánh trung thực, kịp thời các sự kiện xảy ra trên các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong tỉnh, trong nước và thế giới đến với đông đảobạn đọc trong và ngoài tỉnh

Đồng thời, tích cực phát hiện, tuyên truyền, cổ vũ các nhân tố mới, điển hìnhtiên tiến; dự báo và nêu lên các kiến giải xác đáng cho những vấn đề thực tiễn đặt ra;định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội Báo Quảng Nam đã thực sự góp tiếng nóiquan trọng vào công tác xây dựng Đảng, giáo dục truyền thống yêu nước, truyềnthống cách mạng của quê hương Những sự kiện quan trọng của tỉnh được báo chútrọng tập trung tuyên truyền có hệ thống theo từng chuyên đề, nội dung nhiều số báo

có chiều sâu, tác động sâu sắc trong lòng bạn đọc Báo còn chú trọng phản ánhnhững tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị của nhân dân Nhiều vấn đề báo nêu

đã được các cấp, các ngành có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và xem xét giảiquyết như: phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, phòngchống tệ nạn xã hội, những mặt trái, bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm, đấu tranhchống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác BáoQuảng Nam là kênh tuyên truyền hữu hiệu, đấu tranh, phản bác kịp thời những luậnđiệu của các thế lực thù địch xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, chống lại những tác động tiêu cực của mặt trái văn hoá nước ngoài, lối sốngngoại lai, bảo vệ nền tảng tinh thần, bản sắc văn hoá của dân tộc

Năm 2012, Báo Quảng Nam đạt một số chỉ tiêu về nội dung như sau:

Trang 24

- Tổng số tác phẩm bình quân/số là 39 tin, bài Trong đó chuyên mục chính trị

- xã hội chiếm 40%; kinh tế 25%; an ninh quốc phòng 10%; thể thao 5%, văn nghệ10% và giải trí 2%

- Thể loại tin chiếm 40%; bài chiếm 45%; phóng sự 3,9% và phỏng vấn chiếm0,2%

- Tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện là: 53%, tỷ lệ tác phẩm do cộng tácviên thực hiện là: 47%

- Tỷ lệ tác phẩm viết về địa phương là: 95%

Tạp chí Đất Quảng

Với tôn chỉ, mục đích là sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu truyền thống văn hóaQuảng Nam; góp phần xây dựng sự nghiệp văn hóa văn nghệ tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc, Tạp chí Các tạp chí đã giới thiệu những sáng tác văn học nghệ thuật củađịa phương và chọn lọc giới thiệu cho người đọc những tác phẩm văn học nghệ thuậttrong nước và thế giới theo định hướng giáo dục tư tưởng của Đảng

Tạp chí Đất Quảng đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung vàhình thức thể hiện Đội ngũ cán bộ, nhân viên Tạp chí, các hội viên văn học nghệthuật tỉnh cộng tác cho Tạp chí đã được quán triệt, học tập kịp thời các Chỉ thị, Nghịquyết của Trung ương và của địa phương, đồng thời bám sát các yêu cầu nhiệm vụchính trị của tỉnh đặt ra, từ đó tạo được niềm tin và sinh khí mới trong lao động sángtạo nghệ thuật Tạp chí đã đăng tải nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật và tư tưởngcao, phản ánh bức tranh chân thực trong quá trình đổi mới trên địa bàn tỉnh QuảngNam

Tạp chí có các chuyên mục thường xuyên:

Trang 25

- Tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện là 10%; tác phẩm do cộng tác viênthực hiện là 90%.

- Tổng số chuyên trang, chuyên mục trong tháng là 8

Tạp chí Văn hóa Quảng Nam

Trên cơ sở tôn chỉ, mục đích, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam đã bố trí dunglượng cho nhiều bài viết tuyên truyền, phản ánh các sự kiện, các hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; quảng bá các giá trị văn hóa, du lịch; giới thiệuvùng đất, con người Quảng Nam truyền thống và đương (về danh nhân đất Quảng,các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ lệ, lễ hội truyền thống, nghệ thuật dân

gian); giới thiệu và cổ vũ các nhân tố điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”; hướng dẫn cơ sở thực hiện các

hoạt động văn hóa, văn nghệ… góp phần tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa dân tộc theo đúng định hướng của Đảng

Tạp chí có 12 chuyên mục thường xuyên:

- Sự kiện chính trị - xã hội trong tỉnh, trong nước;

- Đời sống Văn hóa;

- Nghiên cứu, trao đổi;

- Bảo tồn, bảo tàng;

- Đất nước - con người;

- Văn hóa Việt Nam;

- Văn hóa – du lịch;

- Nhìn ra thế giới;

- Làng quê xưa & nay;

- Thể thao;

- Văn hóa – văn nghệ

- Diễn đàn văn hóa miền Trung

Năm 2012, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam đạt một số chỉ tiêu về nội dung nhưsau:

- Tổng số tác phẩm bình quân/số là 30 tác phẩm

- Tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện là 25%; tác phẩm do cộng tác viênthực hiện là 75%

- Tổng số chuyên trang, chuyên mục trong tháng là 12

Ngoài ra, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam có chuyên mục truyền hình Văn hóa,Thể thao và Du lịch Năm 2013, thời lượng phát sóng: 15 phút/1 chương trình, sốkỳ: 02 chương trình/tháng

Tạp chí khoa học và Sáng tạo

Trang 26

Trên Tạp chí Khoa học và Sáng tạo chủ yếu tập trung tuyên truyền về vaitrò, vị trí của khoa học, công nghệ hiện nay, về các chủ trương, chính sách, cácbiện pháp, giải pháp về lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường của Đảng,Nhà nước và của địa phương; thông tin, tuyên truyền về kết quả các công trìnhnghiên cứu khoa học, các thành tựu và kết quả của việc ứng dụng khoa học, côngnghệ vào thực tiễn trên các lĩnh vực tại các nước trên thế giới nói chung của đấtnước và của tỉnh nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức trong việc tổ chức, quản

lý, điều hành và thực hiện của các cấp, các ngành, tạo ra phong trào sâu rộng “hànhđộng làm theo khoa học”

Tạp chí có các chuyên mục thường xuyên:

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,

- Quảng Nam xưa và nay,

- Kết quả nghiên cứu khoa học khoa học và đời sống tam nông,

- Hoạt động kinh tế - Khoa học và công nghệ,

- Thơ

Ngoài ra còn có những chuyên mục không thường xuyên:

- Cơ chế, chính sách,

- Các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện

Năm 2012, Tạp chí Đất Quảng đạt một số chỉ tiêu về nội dung như sau:

3 Phạm vi phục vụ của báo in

Trong xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều kênhthông tin, loại hình thông tin, nguồn thông tin, báo Đảng địa phương là một trongnhững kênh thông tin chính thống, cần thiết để cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận

Tổ quốc và các hội, đoàn thể các cấp làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho cán bộđảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở

Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 28/12/1996 của Bộ Chính trị về việc đặt mua vàđọc báo, tạp chí của Đảng khẳng định hơn nữa vai trò quan trọng của báo Đảng

Trang 27

Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã ra Thông tri số 13/TT-TU về

việc “mua, quản lý, đọc báo, tạp chí của Đảng”

Đối với ấn phẩm báo in Quảng Nam, hiện đã phát hành từ các cơ quan, đơn

vị cấp tỉnh đến tận các chi bộ cơ sở, thôn bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn vàmột số địa chỉ ở các tỉnh, thành phố trong nước

Do đặc điểm địa hình Quảng Nam có nhiều vùng núi, địa hình bị chia cắt,giao thông đi lại khó khăn, nên công tác phát hành đối với nhiều khu vực gặp trởngại Năm 2012, 100% xã, phường, thị trấn có báo đến trong ngày

Đối với các Tạp chí, phạm vi phục vụ là các cộng tác viên, độc giả trong vàngoài tỉnh Tạp chí chỉ phát hành thông qua bưu điện, không có hệ thống phânphối, đại lý bán tạp chí

4 Nguồn nhân lực

Trong giai đoạn 2000-2012, các cơ quan báo in tỉnh Quảng Nam rất chú trọngviệc nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực Tốc độ tăng trưởng về sốlượng nguồn nhân lực báo chí in giai đoạn 2000-2012 là 2%/năm; tỷ lệ lao độngtrình độ đại học năm 2005 là 80%, năm 2012 là 82%; tốc độ tăng trưởng bình quânnhân lực trình độ đại học là 2%/năm

Số liệu thống kê về nguồn nhân lực năm 2012 đối với 06 cơ quan báo in nhưsau:

Tổng số lao động (cán bộ, phóng viên, biên tập viên) làm việc tại 6 cơ quanbáo in là 76 người Trong đó, số lượng phóng viên chiếm tỷ lệ 34%, tỷ lệ biên tậpviên 15,7%

Cụ thể lao động từng đơn vị như sau:

Tổng số lao động biên chế và hợp đồng làm việc trong cơ quan Báo QuảngNam là 57 người, trong đó 70% lao động trình độ đại học, còn lại là cao đẳng vàtrung cấp Phóng viên, biên tập viên: 23 người, 100% có trình độ đại học (trong đó7% được đào tạo chuyên ngành báo chí) Có 41 biên chế, 16 hợp đồng

Tạp chí Đất Quảng: Tổng số lao động 05 người (biên chế 3 người, 2 hợp

đồng lao động) 80% cán bộ, phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học

Tạp chí Văn hóa Quảng Nam: Tổng số lao động 10 người (biên chế 5

người, 5 hợp đồng lao động) 80% cán bộ, phóng viên, biên tập viên có trình độ đạihọc

Tạp chí Khoa học và Sáng tạo: Tổng số lao động 4 người (biên chế

04người) 50% phóng viên, biên tập viên có trình độ trên đại học đại học, 50%phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học

Tạp chí Khoa học: Tổng số lao động 4 người (biên chế 04 người) 50%

phóng viên, biên tập viên có trình độ trên đại học đại học, 50% phóng viên, biên tậpviên có trình độ đại học

Trang 28

Đánh giá:

Nguồn nhân lực báo in hiện tại cơ bản đã đáp ứng được các nhiệm vụ chínhtrị và những yêu cầu hiện tại của các ấn phẩm báo, tạp chí Tuy nhiên, nguồn nhânlực báo chí Quảng Nam trước yêu cầu phát triển báo chí trong thời kỳ hội nhập còn

có những bất cập, hạn chế Tính chuyên nghiệp, kỹ năng làm báo hiện đại, kỹ năngthực hiện truyền thông đa phương tiện…còn chưa được tăng cường đầy đủ Vì vậy,

để báo chí phát triển theo chiều sâu, phát triển theo hướng mở rộng thị trường, nâng

số lượng phát hành, nguồn nhân lực này còn thiếu và chưa chú trọng đến 2 đốitượng nguồn nhân lực, đó là: nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực pháttriển thị trường, điều tra nghiên cứu thị trường

5 Dịch vụ báo in

Đối với hệ thống Báo Quảng Nam và các Tạp chí, có 3 nguồn thu chính:Nguồn do ngân sách tỉnh cấp, nguồn thu từ hoạt động quảng cáo, nguồn thu từ hoạtđộng phát hành

Thống kê giai đoạn 2005-2012, tốc độ tăng tổng doanh thu đạt trên 10% Tuynhiên, tỷ trọng doanh thu từ 2 nguồn quảng cáo và phát hành so với tổng nguồn thugần như không đổi, chiếm khoảng 16% Điều này chứng tỏ việc tăng trưởng doanhthu không đồng nghĩa với việc giảm nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh

Thống kê năm 2012, tổng thu của báo in và tạp chí 4,8 tỷ đồng (gồm nguồnngân sách cấp, nguồn thu quảng cáo và phát hành) Trong đó, doanh thu từ dịch vụquảng cáo và hoạt động phát hành là 4,650 tỷ đồng

II PHÁT THANH VÀ TRUYỀN THANH

1 Tổng quan về phát thanh

Phát thanh Quảng Nam cũng như các tỉnh trong cả nước đều nằm trong hệthống quản lý chung giữa phát thanh và truyền hình Hiện Quảng Nam có 1 Đài Phátthanh - Truyền hình cấp tỉnh, 18 Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện và 212trạm truyền thanh cơ sở đặt ở các xã, cụm xã

2 Nội dung chương trình

Phát thanh đài tỉnh:

Nội dung các chương trình phát thanh cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụtrọng tâm các chương trình chủ yếu tập trung tuyên truyền về nhiệm vụ trọng tâmcủa ngành, phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, địaphương liên quan; hình thức thể hiện phong phú như: Phản ánh, phóng sự, tin, bài,tọa đàm, phóng sự tài liệu…Qua đó, chương trình Phát thanh của Đài PT-THQuảng Nam ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn

Đài thường xuyên thực hiện liên kết sản xuất với các Sở, Ban ngành, địaphương nhằm xây dựng nội dung các chương trình phát thanh tại địa phương.Trong năm 2012 đài đã tập trung nguồn lực thực hiện 43 chuyên mục về tất cả các

Trang 29

lĩnh vực: tình hình kinh tế, chính trị, hoạt động liên quan đến an ninh quốc phòng,giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…

Truyền thanh cấp huyện:

Tiếp phát sóng chương trình phát thanh của Đài Trung ương và Đài địaphương hàng ngày Ngoài ra các đài cũng tự sản xuất chương trình phát thanh tạiđịa phương, nội dung chủ yếu phản ánh tình hình kinh tế- xã hội, chính trị, an ninh,quốc phòng; thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước, chương trình bám sát các chương trình mục tiêu của địaphương, bám sát chỉ đạo của các cấp lãnh đạo huyện

Các trạm truyền thanh cơ sở các xã: tiếp phát sóng chương trình phát thanhcủa Đài Trung ương, Đài tỉnh, Đài huyện, tuyên truyền nội dung thông tin liênquan đến y tế, giáo dục, nông nghiệp gắn liền với đời sống và hoạt động sản xuấttại địa phương Ngoài ra còn sản xuất chương trình địa phương tuyên truyền nộidung thông tin liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước; phong trào hành dộng cách mạng của quần chúng; giới thiệu khoa học- kỹthuật trồng trọt, chăn nuôi, về chăm sóc sức khỏe, xây dựng đời sống văn hóa ở cơsở; thông tin công tác phòng chống bão lụt

- Trên sóng phát thanh FM đã thực hiện hơn 2000 chương trình với thờilượng phát sóng trên 51.000 phút

- Trên sóng phát thanh AM đã thực hiện hơn 1000 chương trình địa phương,với thời lượng phát sóng gần 30.000 phút

Đánh giá: Trong những năm qua nội dung chương trình phát thanh đã hoàn

thành tốt các nhiệm vụ được giao, không ngừng cải tiến và đổi mới về nội dung,hình thức thể hiện chương trình, nhiều chương trình, chuyên mục mới ra đời Tuynhiên, cũng như các chương trình phát thanh của đài tiếng nói Việt Nam và cáctỉnh, nội dung các chương trình gặp phải sự cạnh tranh lớn của các phương thứcthông tin hiện đại, hấp dẫn và có nhiều lợi thế hơn Vì vậy, không thu hút được sốlượng bạn nghe đài lớn

3 Hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình

Hiện Đài tỉnh có 01 máy phát sóng FM, được trang bị đầy đủ hệ thống thiết

bị thực hiện các chương trình phát thanh tại Đài, thực hiện chương trình phát thanhtrực tiếp tại hiện trường và hệ thống dựng hình công nghệ phi tuyến tính

Cấp huyện: có hơn 10 máy phát thanh FM công suất từ 100W - 500W ĐàiTT-TH các huyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất, thiết bị đượcđầu tư nhưng vẫn còn lạc hậu, không đồng bộ, xuống cấp và thiếu thốn, chưa đápứng được yêu cầu sản xuất chương trình Phát thanh-Truyền hình chất lượng cao.Một số Trạm Trạm Truyền thanh cơ sở hoạt động cầm chừng, chưa phát huy đượchiệu quả do đường dây, loa bị hỏng nhiều, diện phủ sóng hạn chế, xa khu dân cư,

đi lại khó khăn, mức phụ cấp cho công nhân vận hành quá thấp

Trang 30

Phạm vi phủ sóng: 100% địa bàn được phủ sóng Đài TNVN, diện phủ sóngphát thanh của Đài Quảng Nam đạt 100%.

5 Dịch vụ

Khi khoa học công nghệ phát triển, người dân có nhiều lựa chọn hơn để cóthể thụ hưởng thông tin Nếu như trước đây, người dân chỉ có thể nắm thông tin quacác chương trình phát với nội dung chương trình, thời lượng chương trình, số lượngnhà cung cấp nội dung hạn chế thì ngày nay, nhân dân có thể thụ hưởng thông tinbằng rất nhiều phương thức khác nhau như qua báo điện tử, diễn đàn, website cánhân, thông tin từ mạng xã hội… Bản thân trong mỗi loại hình lại có nhiều nhà sảnxuất nội dung hơn như: nội dung thông tin có nguồn gốc từ các cơ quan báo chí, từcác tổ chức, từ các cá nhân, từ các phương thức tổng hợp phân tích tự động có mụctiêu

Vì sự thay đổi như vậy, dẫn đến đối tượng nghe đài bị thu hẹp, số lượng bạnnghe đài trong từng nhóm đối tượng cũng bị hạn chế Đồng nghĩa với đó là việc thuhút các hợp đồng quảng cáo trên sóng phát thanh sụt giảm

Đối với hệ thống đài phát thanh địa phương điều này lại càng khó khăn Vìnhiệm vụ chính của hệ thống các đài phát thanh địa phương là phục vụ nhiệm vụtuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; phục vụcác nhiệm vụ chính trị tại địa phương; phạm vi phủ sóng bị giới hạn trong tỉnh vớilượng dân số thấp, mật độ thưa

Trong giai đoạn 2005-2012, doanh thu từ dịch vụ quảng cáo liên tục tăng vớitốc độ tăng bình quân khoảng 10%/năm Tuy nhiên, doanh thu này vẫn còn quáthấp so với chi phí để duy trì hoạt động của hệ thống này

Ở đài huyện có doanh thu quảng cáo nhưng không nhiều

6 Phương tiện thu nghe

Phương tiện thu nghe phát thanh hiện được Nhà nước trợ giá và giá thànhcho một thiết bị thu thanh trên thị trường không cao Ngoài ra, hệ thống thiết bị thunghe phát thanh còn được tích hợp vào rất nhiều thiết bị điện tử, đặc biệt là ở điệnthoại di động, máy tính

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, thị hiếu của người dân chuyển dần sangcác loại hình thông tin hấp dẫn hơn, thông tin cung cấp nhanh hơn, trực quan hơnnhư truyền hình, Internet Do vậy, số lượng hộ dân có thiết bị nghe phát thanh rấtthấp

Trang 31

Thống kê cụ như sau:

Về sử dụng máy thu thanh (radio) tại các hộ gia đình

+ Số hộ có máy thu thanh là 19.681/359.535 hộ (đạt 5,5%)

* Khu vực thành thị: 2.926/65.595 hộ có máy thu thanh (4,5 %)

* Khu vực nông thôn: 16.755/293.940 hộ có máy thu thanh (5,7 %)

+ Số hộ chính sách, hộ nghèo có máy thu thanh là 4.516/93.753 hộ (đạt 4,8

% so với số hộ chính sách, hộ nghèo)

* Khu vực thành thị: 441/9.183 (đạt 4,8 %)

* Khu vực nông thôn: 4.075/84.570 hộ (đạt 4,8 %)

(Chỉ tiêu sử dụng máy thu thanh tại các hộ gia đình không tính đến số hộ/số người được nghe qua loa truyền thanh, qua radio ô tô, qua mạng Internet, các máy điện thoại di động có chức năng thu óng phát thanh).

Ngoài ra, các thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng;pháp luật của nhà nước và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cònđược người dân tiếp nhận qua hệ thống loa tại các cụm phát thanh xã, phường Tỷ

lệ phủ sóng theo số hộ dân tại địa phương là 95%

* Biểu đồ Tỷ lệ hộ gia đình có máy thu thanh

* Biểu đồ Tỷ lệ hộ gia đình có máy thu thanh giữa thành thị và nông thôn

Trang 32

III PHÁT HÌNH VÀ TRUYỀN HÌNH

1 Tổng quan về truyền hình

Truyền hình Quảng Nam tiếp sóng chương trình của Đài THVN gồm cáckênh VTV1, VTV2, VTV3, 1 kênh phát sóng chương trình truyền hình QuảngNam

Tổng thời lượng tiếp, phát sóng truyền hình đạt 59h/ngày Trong đó:

- Thời lượng phát sóng chương trình truyền hình Quảng Nam năm 2012 là17h/ngày,

- Thời lượng tiếp phát sóng VTV3: 24h/ngày;

- Thời lượng tiếp phát sóng VTV1: 18h/ngày

Hệ thống đài cấp huyện: Các đài huyện đồng bằng, thành phố Tam Kỳkhông phát sóng truyền hình mà chỉ làm cộng tác viên cho Đài tỉnh

2 Nội dung chương trình

Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam bắt đầu thực hiện phát sóng cácchương trình truyền hình QRT lên vệ tinh Vianasat 1, đảm bảo thời lượng phátsóng 18giờ/ngày, trong đó có gần 40% thời lượng tự sản xuất

Nội dung các chương trình Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam tự sảnxuất bao gồm tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,gương người tốt việc tốt…Ngoài thông tin thời sự, chuyên đề, chuyên mục, Đàitỉnh thường xuyên thực hiện tường thuật trực tiếp nhiều sự kiện lớn của tỉnh, cácchương trình văn hóa văn nghệ đặc biệt của địa phương Đài tiếp tục chú trọng cảitiến nội dung, nâng cao chất lượng chương trình hằng ngày; đảm bảo đúng địnhhướng chính trị, không để xảy ra sai sót trên sóng phát thanh và truyền hình Độingũ phóng viên chủ động bám sát cuộc sống để phản ánh tâm tư nguyện vọng củacác tầng lớp trong xã hội; phát hiện và thông tin kịp thời những vấn đề bức xúc

Trang 33

trong mọi lĩnh vực đời sống, kịp thời biểu dương các gương điển hình trong cácphong trào thi đua yêu nước.

Các chuyên đề, chuyên mục, phóng sự có sự tham gia của các ngành, cáccấp, các tổ chức và đông đảo đội ngũ thông tin viên được duy trì đều đặn, có chấtlượng đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong các chương trình truyền hình

Ngoài hệ thống chương trình tiếng Kinh, Đài tỉnh còn sản xuất các chươngtrình tiếng dân tộc thiểu số

Nội dung chương trình truyền hình luôn bảo đảm đúng định hướng chính trị,thông tin nhanh chóng, kịp thời, đa dạng Hình thức thể hiện ngày càng sinh động,phong phú Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,

xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương

Nhân các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh, Đài đã chủ động phốihợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, ĐàiTruyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều chương trình truyền hình trựctiếp rất có ý nghĩa, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn xem truyền hình

Năm 2012 đã sản xuất và phát sóng 5.500 chương trình địa phương, trong đó

có 1.053 chương trình thời sự với tổng thời lượng phát sóng hơn 6.570 giờ, tănghơn năm 2011 gần 1.000 giờ

3 Hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình:

Trong giai đoạn vừa qua, Đài luôn chú trọng nâng cấp, đổi mới trang thiết bịtạo thuận lợi cho quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng chương trình để đáp ứngngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của người dân

Hiện truyền hình Quảng Nam đã số hóa thiết bị sản xuất chương trình, >80%thiết bị của Đài tỉnh Cụ thể, hạ tầng sản xuất chương trình như sau:

Camera: Tỉnh đã trang bị hơn 10 máy camera cho Đài tỉnh

Xe truyền hình lưu động: Đài tỉnh đã được trang bị xe truyền hình lưu động

và một số trang thiết bị thiết yếu trong xe, đảm bảo phục vụ cho một số hoạt động,

sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của tỉnh, của cả nước

Hạ tầng sản xuất chương trình truyền hình Đài tỉnh cơ bản đáp ứng được vớithời lượng sản xuất chương trình và nội dung chương trình hiện tại Tuy nhiên, domức độ đầu tư chưa đồng bộ, trang thiết bị đầu tư qua nhiều giai đoạn thường bịthiếu và xuống cấp, một số chỉ tiêu kỹ thuật không còn phù hợp, hạ tầng phòngdựng, studio nhỏ, xe truyền hình lưu động còn thiếu nhiều thiết bị quan trọng nhưbàn đạo diễn, thiết bị kỹ xảo, camera, cẩu camera nên chưa đáp ứng được nhucầu mở rộng sản xuất các chương trình có quy mô lớn và chất lượng nghệ thuậtcao, nhu cầu tăng thời lượng chương trình tự sản xuất

Trang 34

4 Truyền dẫn và phát sóng

Truyền dẫn:

Các thiết bị sản xuất và lưu trữ chương trình truyền hình trong nội bộ đàiđược nối mạng LAN Truyền dẫn các chương trình từ phòng thu, thiết bị lưu trữchương trình lên đài phát sử dụng qua đường truyền cáp quang

Đài đã đảm bảo việc truyền dẫn và tiếp, phát sóng các chương trình truyềnhình của Đài Truyền hình Việt Nam và địa phương đúng kế hoạch được giao Cácchương trình thời sự của Đài tỉnh được các đài Truyền thanh cấp huyện tiếp phátlại hàng ngày qua hình thức thu trực tiếp qua radio

Cuối tháng 4/2012 Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam đã phối hợp vớiCông ty truyền thông Alpha kết nối đường truyền cáp quang đấu nối tín hiệu phátthanh và truyền hình chuyển tín hiệu QRT từ Tam Kỳ vào TP Hồ Chí Minh bằngđường truyền cáp quang viễn thông để phát sóng QRT trên vệ tinh Vinasat 1 nhân

kỷ niệm 15 năm phát sóng truyền hình đầu tiên của Đài

Hiện nay tín hiệu QRT đã chuyển tiếp phát sóng đến các đơn vị truyền hìnhcáp: Truyền hình cáp Quảng Nam, Truyền hình cáp Sông Thu Đà Nẵng, MạngMyTV; Viễn thống Viettel; Hệ thống phát vệ tinh AVG; Hệ thống phát vệ tinhHTV

Các thiết bị truyền cáp quang IRT, EDBOX khai thác tốt, đảm bảo phục vụtruyền tín hiệu truyền hình trực tiếp tại các địa bàn tỉnh Quảng Nam

Ngoài ra, Đài còn lắp đặt chảo thu vệ tinh tại Đài phát sóng An Hải Đà Nẵng

để chuyển tín hiệu phát thanh từ Tam Kỳ ra Đà Nẵng trên hệ thống thu vệ tinhHTV để phát sóng phát thanh QRT trên sóng AM của Đài tiếng nói Việt Nam

Trang 35

Đã lắp đặt 02 chảo thu vệ tinh Band C (loại lớn) thiết bị mới phục vụ chocông tác phát sóng của Đài THVN.

Đối với 2 huyện miền núi, có 09 Đài tiếp phát sóng chương trình truyền hìnhcủa Đài tỉnh

Tỷ lệ phủ sóng truyền hình địa phương năm 2012 khá tốt Trong đó, tỷ lệphủ sóng truyền hình địa phương trực tiếp từ Đài tỉnh đạt 100%, tỷ lệ phủ sóngtruyền hình địa phương từ Đài tỉnh và các trạm phát lại truyền hình toàn tỉnh đạt100% địa bàn dân cư

5 Phương tiện thu xem

Do đời sống của người dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao, nhu cầu xemtruyền hình ngày càng phổ biến nên phần lớn các gia đình đều trang bị thiết bị thuxem

Các chính sách của Nhà nước thực hiện tại địa phương thông qua Chươngtrình mục tiêu về mở rộng vùng phủ sóng truyền hình được thực hiện tốt, quan tâmđầu tư các trạm thu phát sóng và trang cấp các thiết bị thu hình (đầu thu tín hiệu vệtinh DTH, chảo, ti vi ) cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùngxa

Máy thu hình sử dụng các phương thức thu:

- Số hộ gia đình có máy thu hình là 302.661/359.535 hộ (đạt 84,2 %)

* Khu vực thành thị: 61.415/65.595 hộ (đạt 93,6 %)

* Khu vực nông thôn: 241.246/293.940 hộ (đạt 82,1%)

* Biểu đồ Tỷ lệ hộ gia đình có máy thu hình

Trang 36

6 Hiện trạng nguồn nhân lực

Cơ cấu tổ chức Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam hiện phân làm 11

phòng ban

Trong giai đoạn 2005-2012, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã chú trọngphát triển đội ngũ nguồn nhân lực

Tổng số nhân sự của Đài tỉnh năm 2012 là 126 người

Thống kê nhân lực theo trình độ:

+ 78 lao động trình độ đại học và trên đại học, chiếm tỷ lệ 83% tổng số laođộng

+ 01 lao động trình độ cao đẳng, chiếm tỷ lệ 1% tổng số lao động

+ 10 lao động trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 10% tổng số lao động

+ Còn lại là lao động khác

Thống kê nhân lực theo vị trí làm việc:

+ 33 lao động ở vị trí phóng viên, chiếm tỷ lệ 35% tổng số lao động

+ 8 lao động ở vị trí biên tập viên, chiếm tỷ lệ 8% tổng số lao động

Còn lại là lao động khác

Các Đài cấp huyện: Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có 200 người.

Hệ thống Đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện:

Trang 37

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam có 18 Đài Truyền thanh – Truyền hình, trong đó,

ở đồng bằng có 09 Đài Truyền thanh, ở miền núi 09 Đài Truyền thanh – Truyềnhình, Cùng với sản xuất chương trình phát thanh địa phương, Đài Truyền thanh –Truyền hình các huyện thường xuyên sản xuất các tác phẩm báo chí nội dung liênquan đến các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địaphương cộng tác với Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam

* Biểu đồ Tỷ lệ hộ gia đình có máy thu hình giữa thành thị và nông thôn

* Đài Phát thanh-truyền hình Thành phố Tam Kỳ:

Có 13 Đài truyền thanh cơ sở Trong đó có 09 Đài có máy FM, 04 Đài HT.Sản xuất chương trình: mỗi tuần Đài sản xuất 12 chương trình phát thanh địaphương, 01 chương trình phát thanh tổng hợp và 06 chuyên đề và nhiều tiết mục,chương trình ca nhạc quần chúng, ca nhạc thiếu nhi, thời lượng mỗi chương trình

25 phút, thời lượng chương trình phát sóng 4h30’/ngày, thời lượng chương trìnhtiếp sóng 70 phút/ngày, phạm vi phủ sóng 100%

Hệ thống kỹ thuật phát thanh: đã áp dụng công nghệ truyền dẫn phát sóngtrong sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng FM bằng 1 máy phát công suất1KW 1 máy dự phòng 500W và các thiết bị đảm bảo sản xuất chương trình Phátthanh-Truyền hình

Ngoài ra đài còn sản xuất 06 chương trình truyền hình/tháng, phát trên sóngQRT Bên cạnh đó Đài còn có trang điện tử : tamkyrt.vn hoạt động rất hiệu quả với

số lượng truy cập 3500lược người/ngày

Trang 38

Nguồn nhân lực: Đài có 16 lao động, trong đó số lao động trình độ đại học là

11, đang học Đại học 1, trung cấp 2, sơ cấp 2

* Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Hội An:

Có 13 Trạm truyền thanh cơ sở Trong đó có 02 Đài có máy FM và hữutuyến, còn lại máy FM Phát sóng FM dải tần từ 88-108MHz

Sản xuất chương trình: mỗi tuần Đài sản xuất 3 chương trình phát thanh địaphương, thời lượng mỗi chương trình 30 phút với tổng số 60 tin, bài Mỗi tháng đàiduy trì 5 chuyên mục, chuyên đề

Hệ thống kỹ thuật phát thanh: đã áp dụng công nghệ truyền dẫn phát sóngtrong sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng FM bằng 1 máy phát công suất200-500W; Hệ thống truyền thanh gồm 3 máy tăng âm công suất 500W, 3 tuyếnđường dây loa truyền thanh gần 05 km

Nguồn nhân lực: Đài có 10 lao động, trong đó số lao động trình độ đại họcchiếm 50%

* Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện Duy Xuyên:

Có 14 Trạm truyền thanh cơ sở Trong đó 11 trạm vận hành 2 hệ thống vôtuyến và hữu tuyến, 03 trạm hữu tuyến Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện sảnxuất mỗi tuần 14 chương trình, thời lượng mỗi chương trình 30 phút, thời lượngchương trình phát sóng 2h45 phút/ngày, phạm vi phủ sóng 95%

Hệ thống kỹ thuật phát thanh: đã áp dụng công nghệ truyền dẫn phát sóngtrong sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng FM bằng 1 máy phát công suất500W Nguồn nhân lực: Đài có 09 lao động, trong đó số lao động trình độ đại họcchiếm 80%

* Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện Điện Bàn:

Có 20 Đài truyền thanh cơ sở Trong đó có 01 Đài có máy FM công suất100W, 1 Đài vừa có máy phát FM vừa có tăng âm và đường dây truyền thanh (HT)còn lại 18 Đài sử máy tăng âm đường dây truyền thanh Tổng số loa công cọnghoạt động ngày 3 buổi là gần 1200 loa Sản xuất chương trình:Đài huyện mỗi tuầnĐài sản xuất 14 chương trình phát thanh địa phương, thời lượng mỗi chương trình

25 phút, thời lượng chương trình phát sóng 4h20’/ngày, thời lượng chương trìnhtiếp sóng 3h70’, phạm vi phủ sóng 45%

Hệ thống kỹ thuật phát thanh: đã áp dụng công nghệ truyền dẫn phát sóngtrong sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng FM bằng 1 máy phát công suất500W Nguồn nhân lực: Đài có 10 lao động, trong đó số lao động trình độ đại họcchiếm 90%

* Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện Phú Ninh:

Có 11 Trạm truyền thanh cơ sở Trong đó có 06 Đài có máy FM, còn lại hữutuyến Sản xuất chương trình: mỗi tuần Đài sản xuất 07 chương trình phát thanh

Trang 39

địa phương, thời lượng mỗi chương trình 25 phút, thời lượng chương trình phátsóng 4h20’/ngày, thời lượng chương trình tiếp sóng 3h70’, phạm vi phủ sóng 95%

Hệ thống kỹ thuật phát thanh: đã áp dụng công nghệ truyền dẫn phát sóngtrong sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng FM bằng 1 máy phát công suất50-500W Nguồn nhân lực: Đài có 07 lao động, trong đó số lao động trình độ đạihọc chiếm 57,1%

7 Cơ chế tài chính và doanh thu

Về cơ chế tài chính: Đài tự đảm bảo một phần kinh phí (theo Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối vớiđơn vị sự nghiệp công lập)

Truyền hình tỉnh Quảng Nam có hai nguồn thu chính: Tổng thu từ nguồnngân sách nhà nước cấp và doanh thu từ hoạt động quảng cáo

IV TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

Về loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền (Pay TV), trên địa bàn tỉnh QuảngNam hiện có 07 đơn vị cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền, bao gồm: Truyềnhình Cáp Quảng Nam; Truyền hình Cáp của công ty CP truyền thông Hội an VTC;truyền hình qua Internet (MyTV) do Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC,Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp; truyền hình qua Internet(MyTV) của Viettel; Viễn thông Quảng Nam; truyền hình cáp Saigontourist(SCTV); truyền hình An Viên (AVG) tại Quảng Nam

Truyền hình cáp có chất lượng hình ảnh tốt, rõ nét, âm thanh trung thực vàsống động Tuy nhiên, do thu tín hiệu các chương trình từ vệ tinh (riêng chươngtrình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thu qua sóng mặt đất) nên vào nhữngngày mưa, chất lượng hình ảnh của một số kênh chưa đạt yêu cầu

Truyền hình qua mạng Internet (IPTV): do Viễn thông Quảng Nam, chinhánh Viettel Quảng Nam cung cấp (dịch vụ MyTV) Phạm vi cung cấp dịch vụtruyền hình qua mạng internet đến cấp xã (trùng với phạm vi cung cấp dịch vụinternet tốc độ cao) Dịch vụ truyền hình qua mạng Internet có chất lượng tín hiệu

ổn định, đây là loại hình dịch vụ tiên tiến, người dân có thể sử dụng nhiều tínhnăng ưu điểm của dịch vụ này, đặc biệt là dịch vụ truyền hình theo yêu cầu

Phát triển nhiều loại hình công nghệ hơn như đối với truyền hình có truyềnhình cáp, truyền hình số, truyền hình tương tự, truyền hình vệ tinh, truyền hình quaInternet, truyền hình qua di động; đối với phát thanh có phát thanh tương tự, phátthanh số, phát thanh trên mạng Ineternet, phát thanh qua mạng di động…

V TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

1 Các trang tin điện tử tại Quảng Nam

Trang 40

Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là Portal Quảng Nam) vớitên miền là http://www.quangnam.gov.vn cung cấp các thông tin và dịch vụ hànhchính công cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả làm việc của bộmáy hành chính trên địa bàn tỉnh; tổ chức quản lý và công bố các thông tin chínhthức của tỉnh trên Internet; là đầu mối kết nối mạng thông tin hành chính điện tửcủa tỉnh trên Internet với các Sở, Ban, ngành, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội

và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; các tổ chức, cơ quan, đơn vị liên quan vàtích hợp thông tin các dịch vụ công trên Internet

Portal Quảng Nam - cầu nối tin cậy giữa cơ quan, tổ chức doanh nghiệp vàngười dân Từ nhịp cầu này, rất nhiều thông tin về chế độ, chính sách, văn bản quyphạm pháp luật, thông báo kết luận, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh đã kịp thờiđến với người dân, doanh nghiệp và ngược lại, những khó khăn, vướng mắc củangười dân, doanh nghiệp được kịp thời phản ánh, chuyển tới các cơ quan chứcnăng giải quyết Các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của tỉnh đượcđăng tải kịp thời trên Portal Quảng Nam phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điềuhành của lãnh đạo tỉnh, đồng thời định hướng rất tốt cho người dân, doanh nghiệp,cũng như cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành cho các cơ quan quản lý nhà nước,chính quyền địa phương nắm bắt, triển khai kịp thời tại cơ sở Portal Quảng Namkhông phải là một cơ quan báo chí nhưng vẫn thực hiện theo luật báo chí Đơn vịphụ trách cổng thông tin điện tử thường xuyên theo sát và phản ánh các hoạt độngcủa lãnh đạo tỉnh, có biên tập viên sửa tin bài đưa lên website, có phóng viên phụtrách đưa tin, bài, ảnh, có chế độ nhuận bút theo quy chế do tỉnh ban hành

Trang tin điện tử báo Quảng Nam (http://www baoquangnam.com.vn) : là

ấn phẩm điện tử thuộc cơ quan báo Quảng Nam Trang tin là công cụ hỗ trợ cho ấnphẩm báo in, xuất bản các tác phẩm có tính chất thời sự, cần đưa ngay thông tinđến đông đảo bạn đọc Trang tin cũng đã đưa các tin, bài dưới dạng clip trongchuyên mục Video clip và đưa tin bài dưới dạng báo nói trong chuyên mục đọc báoAudio

Trang thông tin điện tử của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Nam(http://www.qrt.vn) chuyển tải các tin, bài có tính thời sự đến bạn đọc, cập nhậpcác chương trình phát thanh, truyền hình (thời sự, các chuyên mục) và phóng sựtrong các chuyên mục Truyền hình Online, Phát thanh Online và clip phóng sự

Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều trang thông tin điện tử của 18 huyện, thành phố

và hơn 50 sở, ban, ngành, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khác… như: Văn phòngUBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thông tin vàTruyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnhđoàn Quảng Nam, Hội Nông dân tỉnh, Đảng ủy khối các cơ quan, Bưu điện tỉnhQuảng Nam, BQL Khu kinh tế mở Chu Lai, BQL các Khu Công nghiệp, Đảng ủykhối Doanh nghiệp, Viễn thông Quảng Nam, Sở văn hóa thể thao và Du lịch, Sở

Ngày đăng: 25/05/2020, 13:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w