Nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết “tiếu ngạo giang hồ” của nhà văn kim dung (Trang 86 - 99)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.Nội tâm nhân vật

Hiệp khách trong cuộc chiến đấu tranh chống nội chiến giằng co, dai dẳng giữa các môn phái và các đại phái trong võ lâm ác liệt làm cho họ có nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa tình và lý, giữa quan điểm sống và lập trường văn hóa trong chiều sâu nội tâm của nhân vật. Cốt truyện được đẩy lên cao trào, nghẹt thở, thắt nút rồi mở nút, tạo cho người đọc cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Quá trình phát triển nội tâm nhân vật từng bước hiển hiện qua nhiều sự kiện.

Lệnh Hồ Xung vì làm việc sai trái đi uống rượu với đám phàm phu tục tử, đánh đệ tử Thanh Thành còn ngứa miệng chửi khéo dựa vào cái danh “Anh hùng hào kiệt, Thanh Thành tứ tú” cải biến thành “Cẩu, hùng, dã, trư, Thanh Thành tứ thú” gây oán với Dư Thương Hải được sư phụ viết thư xin lỗi mới thoát được nạn, chàng trai còn đi chơi bời uống rượu ở tửu quán cùng Điền Bá Quang, vô tình vào kỹ viện Hành Sơn đánh đố các anh hùng thiên hạ khiến họ phải bái phục sát đất. Thế rồi để chuộc lại tội lỗi đó anh phải ngồi diện bích một năm, quản lý chặt chẽ, cưỡng chế theo quy tắc môn phái. Lệnh Hồ Xung cũng thừa nhận những hành động đó là càng quấy, mất đi phẩm hạnh cho sư môn. Thế nhưng, những việc xảy ra tiếp theo làm cho nội tâm của anh có nhiều biến đổi mãnh liệt. Đầu tiên chàng trai trẻ cùng Nghi Lâm trốn khỏi tửu quán phát hiện ra câu chuyện đàn hát của Khúc Dương - Lưu Chính Phong, tận mắt chứng kiến Phí Bân tàn nhẫn giết một cô bé dễ thương Khúc Phi Yên, rồi tiên sinh Mạc đại kết liễu mạng sống của y. Chứng kiến việc làm đó của kẻ chính phái và đồng đạo họ giải quyết với nhau, trong suy nghĩ anh không có mấy thiện cảm với liên minh Ngũ Nhạc kiếm phái. Kế đến, trong vách hậu động, vô tình phát hiện đồ hình kiếm pháp của sư môn bị người ta phá giải.

“Lệnh Hồ Xung càng nghĩ càng kinh hãi, trán toát mồ hôi hột, lẩm bẩm: không phải, không phải. Nếu chiêu thương tùng nghênh khách thật sự có cách phá giải như thế này thì sao sư phụ không biết ? Sao sư phụ không cho ta biết trước ?” [1; tr.627].

Cùng những lời phỉ báng khó nghe trên nền vách đá. Chàng trai trẻ cứ ngỡ võ công mà sư phụ mình dạy là chân truyền, bí kíp thượng hạng, tinh anh của môn phái chính tông, những chiêu thức lâu đời, cùng chiêu kiếm do sư nương mài công sáng tạo thực

chất đã có từ lâu và bị người ta phá sạch sành sanh. Một sự kiện khiến Lệnh Hồ Xung phải đau lòng. Chẳng những kiếm pháp Hoa Sơn mà ngay cả các phái Tung Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn, Thái Sơn cũng cùng cảnh ngộ. Lòng anh dấy lên một mối hiềm nghi lớn.

- Lai lịch của Phạm Tùng, Triệu Hạt, Trương Thừa Phong, Trương Thế Vân thế nào? Sao họ lại nghĩ ra được mà khắc lên vách đá những cách phá giải các loại kiếm pháp của Ngũ Nhạc kiếm phái, mà mình lại chưa từng nghe trong võ lâm nói tới họ? Sao Ngũ Nhạc kiếm phái ta lại giữ được oai danh cho đến ngày nay? [1; tr. 639]

Thì ra núi cao còn có núi cao hơn, sông dài còn có sông dài hơn. Trong tâm khảm và tiềm thức sự kính ngưỡng dành cho kiếm phái chính thống của anh trong khoảnh khắc tuột xuống bờ dốc thất vọng tràn trề, lạc mất niềm tin quá lớn. Đỉnh điểm là mất niềm tin vào đạo đức của Hoa Sơn và khối liên minh cộng đồng chung Ngũ Nhạc, từ đó suy ra niềm tin về tinh thần đoàn kết của tập thể truyền thống cũng bị ngã ngửa. Kế tiếp đến nữa là trong khi đấu cùng Điền Bá Quang, có tiên cơ anh gặp may mắn tương ngộ cùng Phong Thanh Dương, người đem kiếm pháp hoàn toàn mới truyền cho anh, cuộc sống tự chủ cũng bắt đầu, cao thủ võ học kiểu mới xuất hiện. Cửu kiếm chú trọng tự do hoạt dụng, từ đó giúp anh xác lập một niềm tin tưởng chắc chắn ở bãn lĩnh của bản thân, niềm tin yêu vào cuộc sống. Anh không còn ngu ngốc đến nỗi sư phụ bảo gì làm nấy, việc anh tự rút kiếm giả vờ đả thương chính mình để đổi lấy sinh mạng cho Điền Bá Quang, suy xét sâu xa mà nói chính là đã chống trả quyền thế được sai bảo anh của vị sư phụ tôn quý và công nhiên đem sự hoài nghi của mình phơi bày trước mặt người thầy đại diện cho tập thể chính trị lớn. Nhạc Bất Quần đã nhận ra sự cứng đầu của đệ tử và cách tốt nhất là công bố tâm thư ra giang hồ, chính thức loại trừ anh thanh niên vẫy vùng như chú ngựa bất kham ra khỏi sư môn. Tín hiệu để nhận biết việc anh công khai thách thức giới liên minh chính đạo Ngũ Nhạc và sư phụ là việc kết bái huynh đệ cùng mấy ngàn hào sĩ tứ xứ không rõ danh tính trên Ngũ Bá Cương, đưa tinh thần chủ nghĩa tự do lên cao độ. Một điểm hết sức đặc biệt trong nội tâm Lệnh Hồ Xung mà không nhân vật nào có thể có được và đây cũng là điểm thành công nhất trong nghệ thuật Kim Dung. Chàng trai “tuấn mã bất kham” lại mang một tâm trạng

kính trọng và tôn ngưỡng Nhạc Bất Quần đến bạt nhược, ngu muội, yếu mềm có đôi lúc muốn quay về môn tường làm lại cuộc đời. Một tâm trạng luyến tiếc không nguôi đối với cô tiểu sư muội giờ đã là gái buông rèm khuê phòng mà trong thời gian dài không thể nào giải tỏa được. Hay lầm lì, do dự không dám đánh Nhật Nguyệt giáo khi Nhậm giáo chủ thừa nước đục thả câu. Làm cho bất cứ một người nào khi đọc cũng phải phát tức cho chàng trai trẻ thông minh, trí tuệ đến thế mà lại nhu nhược, hồ đồ không thể chấp nhận được. Đi ngược lại hoàn toàn với cái lô gíc tự nhiên. Đầu tiên, để lý giải cho điều này, từ hồi 138 đến hồi 155, tác giả đã tập trung toàn bộ bút lực miêu tả chân dung người thầy mực thước, đứng đắn Nhạc Bất Quần soán ngôi Tả Lãnh Thiền thì sâu tận trong lòng anh đã manh nha mối lo sợ và hối hận. Trong những chương này, tác giả để Lâm Bình Chi kể hết tội lỗi lão và thông qua Doanh Doanh thổ lộ, Lệnh Hồ Xung chính thức biết rõ thầy mình là quân tử giả mạo. Thế nhưng, sư phụ bị bắt sống anh còn mù quáng van xin: “Đừng đả thương tính mạng lão” [4; tr.457]. Thậm chí còn sẵn sàng chết đi cho đẹp lòng sư phụ: “Xin hoàng thiên chứng giám, Lệnh Hồ Xung đối với Nhạc cô nương xưa nay luôn kính trọng, quyết không có chút vô lễ với cô. Lệnh Hồ Xung chịu đại ân dưỡng dục của hai vị lão nhân gia, lão nhân gia muốn giết đệ tử thì xin động thủ” [4; tr.445]. Vì sao lại như vậy? Lệnh Hồ Xung con người bướng bỉnh, miệng năm mồm mười, cao ngạo nhưng lương tâm lại giàu lòng nhân từ, lương thiện, chất phác, thật thà, đơn giản, lại ý thức được người học trò tôn sư trọng đạo, coi thầy như cha. Ở đặc điểm này Lệnh Hồ Xung còn mang trong mình tính cách truyền thống văn hóa, một ngày là thầy, suốt đời là cha. Anh vô hạnh, từ tấm bé đã được phu phụ nuôi nấng nên người, công ơn dưỡng dục cực khổ hai mươi năm trời chưa trả sao anh nỡ tru diệt thầy, dù tiếng xấu cùng sự thật đã phơi bày mồn một. Mặt nữa, anh cùng Nhạc Linh San cùng nhau lớn lên từ nhỏ, kỷ niệm đẹp đầu đời anh còn ôm đó, lại thêm ở gần nhau lâu ngày nên tình cũng bén. Giờ đây không còn tình thì cũng còn nghĩa. Ngoài ra, cái ân cứu mạng quá lớn của Doanh Doanh và thịnh tình rộng rãi của Nhậm lão sao anh nỡ bội ân bội nghĩa. Và nội tâm biến đổi mãnh liệt nhất khi chắc biết sư phụ đã trở thành quái nhân, biến thái nhân tính do phải hủy đi bộ phận sinh dục. Cái chính là Nhạc Bất Quần thay đổi nên anh mới thay đổi. Lúc này đây anh mới vực lên thái độ, quay ngoặc một trăm tám mươi độ, không còn gọi Nhạc Bất Quần

bằng hai tiếng kính trọng “sư phụ” nữa, ngược lại còn có thâm ý khiêu khích với người có vai vế bình thường.

- Tấm lưới này của lão lấy cắp của Lão Đầu Tử. Lão đối đãi với tại hạ thật tốt, biết rõ hai vợ chồng tại hạ chia lìa nên tìm cách dùng dây thừng trói hai vợ chồng tại hạ chặt như vậy. Lão nuôi dưỡng tại hạ từ nhỏ đến lớn, biết rõ tâm ý của tại hạ. Tri kỷ trên đời này Lệnh Hồ Xung chỉ có một mình Nhạc tiên sinh lão thôi. [4; tr.655]

Kế đến, phải nói đến con người Lệnh Hồ Xung đại diện cho chủ nghĩa cá nhân và tự do. Trong cuộc đấu tranh trong mâu thuẫn nội tâm đó. Anh một mình lang thang, cô độc trong con đường hẹp đi tìm ý thức mới biến thành cái gai trong mắt của cả liên minh tập thể Ngũ Nhạc phái, tinh thần cá nhân nhưng không tự tư tự lợi, không phản bạn diệt thầy để trục lợi, vẫn giữ được hạt ngọc trong phẩm cách độ lượng, cao thượng. Cuối cùng, như đã nói ở trên nếu Phương Chứng hành động nhiều hơn nói thì Lệnh Hồ Xung lại là đại biểu cho con người có thiên tính hành động bẩm sinh, anh không phải sứ giả mang cái loa tư tưởng phát biểu cho tác giả. Từ đầu chí cuối anh đã minh chứng cho điều đó, không những hành động trong hành vi mà còn hành động trong nội tâm, lương tri con người, mang tinh thần nhân đạo tỏa sáng cho nhân gian. Thông qua việc miêu tả ngoại hình, nội tâm, tính cách nhân vật cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về hình tượng người anh hùng, cũng từ đó nổi bật lên tầng tầng lớp lớp chiều sâu nhân bản, giá trị trong quan niệm và quan điểm sống của họ. Kết thúc tác phẩm làm cho người đọc cũng vui lây cho hạnh phúc của tất cả các trang hiệp khách, họ chiếm lĩnh tâm trí người đọc, trở thành biểu tượng sống mãi trong lòng nhân loại.

PHẦN KẾT LUẬN

Trên hành trình đi tìm phi cơ về công lý, các bậc anh hào hảo hớn đã đánh cuộc ăn thua cho sinh mạng, cuộc sống, thành tâm đem sức lực, hơi mọn cống hiến cho xã hội của họ. Các “hiệp khách hành” đem nội tâm ngoại lực quyết đấu sinh tử với cái ác, cái xấu, cái phi nghĩa, một lòng bi thiên mẫn nhân. Hiệp khách đều hành động cương trực, đường đường chính chính, phò tôn đại nghĩa, giữ vững tình yêu, giữ vững nhân cách, giữ vững mục đích sống tối thượng. Họ sống bằng tất cả những gì bản thân mình có, nói hết mình, làm hết mình, thực thi công nghĩa hết mình. Họ không hề nhút nhát, chịu thu mình trong góc khuất, sống một cuộc sống tầm thường, vô nghĩa, mà họ sống làm chủ cuộc đời, làm chủ chính mình, sống oanh oanh liệt liệt để lưu danh cùng đất trời. Dũng cảm đấu tranh với số phận phi lý, cuộc đời nghiệt ngã, đi lên từ bóng tối đau thương ra ánh sáng của niềm tin và hy vọng. Các trang hiệp khách chính phái Lệnh Hồ Xung, Phương Chứng đại sư, Xung Hư đạo trưởng, Mạc đại tiên sinh, Định Nhàn sư thái, đại phu Bình Nhứt Chỉ, tiên giáo Lam Phượng Hoàng, tất cả họ đều cần mẫn, nhiệt tình, can cường, thiện tính, yêu chuộng hòa bình, tự nhiên tỏa ra hạnh đức, nét đẹp của người chính khách lương thiện, chất phác. Hiệp khách tà phái Hướng Vấn Thiên, được tình yêu thương hóa chuyển tâm tánh, phục hồi nhân tính, chuyển nghiệt hóa si, đổi mới tâm linh. Nếu trước đó thờ phụng cho tâm ma thì sau đó được cảm hóa, quay trở về thờ phụng cho tâm tiên, chất ngọc khuất lấp trong cái ác con người cũng từ đó được dần dần tiêu trừ, ngời sáng, phả chiếu ra xung quanh xã hội giang hồ.

Hầu hết các nhân vật đó khi đi vào cuộc sống đương đại có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần con người không nhỏ. Họ dám sống thực, trừ gian phù thiện cái mà con người xã hội hiện đại chưa hẳn đã làm được toàn diện, giải tỏa tâm lý uất ức, phiền muộn của con người. Các trang hiệp khách Lệnh Hồ Xung, Phương Chứng… có thể đứng sánh vai với các hiệp khách anh hùng Thiết Thủ, Trương Vô Kỵ, Không Kiến, Tiêu Phong, Hư Trúc, Lý Tầm Hoan. Trong cuộc đời hành hiệp của họ, họ luôn làm nhiều việc vĩ đại nhất, có trách nhiệm nhất và yêu thương con người nhất. Những phẩm chất nhân đức đó tồn tại vĩnh cửu cùng thời gian, cùng con cháu của chúng ta trong tương lai, trải bao thế hệ, thời đại. Các anh hùng phong ba hảo hớn có nhiều độ tuổi khác nhau, được

đọc giả ở nhiều lứa tuổi, giới tính yêu thích, ca tụng, được nhiều tri thức, bình dân say mê, tôn thờ như hình tượng của họ. Thông qua việc nghiên cứu về hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ là điều kiện cho chúng tôi góp phần sức nhỏ mọn của mình cho việc nghiên cứu tiếp cận văn hóa, con người Trung Quốc thời phong kiến cổ xưa. Về phần nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật chúng tôi chỉ làm cho vấn đề được nổi bật, phần triển khai còn có nhiều hạn chế, nguồn tài liệu hiếm hoi, trình độ người viết chưa đủ độ chín. Còn một số vấn đề người viết chưa giải quyết thỏa đáng. Trong tương lai, hy vọng đây là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho một số công trình nghiên cứu ở mức độ cao hơn.

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ... 6 2. Lịch sử vấn đề ... 7 3. Mục đích nghiên cứu: ... 9 4. Phạm vi nghiên cứu ... 9

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 9

CHƢƠNG 1

NHÀ VĂN KIM DUNG VÀ TAC PHẨM TIẾU NGẠO GIANG HỒ 1.1. Tác giả và tác phẩm ... 11

1.1.1. Nhà văn Kim Dung ... 11

1.1.1.1. Đôi nét về cuộc đời ... 11

1.1.1.2. Sự nghiệp sáng tác ... 12

1.1.2. Nhan đề tác phẩm ... 14

1.2. Giá trị tác phẩm ... 15

1.2.1. Giá trị về nội dung... 15

1.2.2. Giá trị về tƣ tƣởng ... 20

1.3. Ảnh hƣởng của tác phẩm ... 21

1.3.1. Ảnh hƣởng đối với nền văn học Việt Nam... 21

1.3.2. Ảnh hƣởng đối với nền văn học Trung Quốc ... 22

1.4. Công phu võ thuật trong tác phẩm ... 23

1.4.1. Chƣởng ... 23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2. Nội lực ... 24

1.5. Một số võ công trong tác phẩm ... 26

1.5.1. Độc cô cửu kiếm - công phu tuyệt bích ... 26

1.5.2. Hấp tinh đại pháp - Hút nội công cƣờng địch ... 28

1.5.3. Tịch tà kiếm phổ - kiếm pháp bá đạo... 29

CHƢƠNG 2

HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT TIẾU NGẠO GIANG HỒ 2.1. “Tƣ tƣởng anh hùng” trong văn học ... 31

2.2 Những đặc trƣng chung của ngƣời anh hùng trong tác phẩm ... 33

2.2.1. Bản lĩnh ... 33

2.2.1.1. Thông minh, tài trí hơn ngƣời ... 33

2.2.1.2. Võ công cao cƣờng ... 38

2.2.1.3. Quyết đoán trong mọi việc ... 41

2.2.2. Nhân cách ... 44

2.2.2.1. Hiền lành, lƣơng thiện ... 44

2.2.2.2. Tấm lòng yêu thƣơng con ngƣời ... 47

2.2.2.3. Nói đi đôi với làm ... 49

2.2.3. Đối nhân xử thế ... 52

2.2.3.1. Đấu tranh vì chính nghĩa ... 52

2.2.3.2. Hành hiệp trƣợng nghĩa ... 54

2.2.3.3. Không màng địa vị, danh lợi ... 57

2.3. Thế giới nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ ... 59

2.3.1. Lệnh Hồ Xung ... 59

2.3.1.1. Chữ tín treo cao ... 59

2.3.1.2. Coi thƣờng công danh, quyền lực ... 61

2.3.1.3. Đa tình, chung thuỷ son sắt ... 63

2.3.2.1. Cái tâm từ bi đại bác ái ... 65

2.3.2.2. Làm chủ đại cuộc hoàn hảo ... 67

2.3.3. Mạc đại tiên sinh ... 69

2.3.3.1. Từ bỏ cuộc thế tầm thƣờng ... 69

2.3.3.2. Tài năng âm nhạc ... 72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết “tiếu ngạo giang hồ” của nhà văn kim dung (Trang 86 - 99)