5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.3.2. Hành hiệp trƣợng nghĩa
Hiệp khách mãi võ lập thân, tu tập võ công cao cường bước ra võ lâm thì phải cảm thông với người yếu đuối, đánh kẻ cường bạo phù hợp với lý tưởng hiệp nhân. Võ công cao thâm hô mưa gọi gió, ích kỷ chỉ khư khư giữ bên mình thì đâu giống nam tử hán đại trượng phu, đáng bị chê trách. Đức độ của hiệp nhân được đo bởi tinh thần tương thân tương ái. Bên cạnh những hiệp khách, đệ tử các tông phái tung hoành dọc ngang, chí khí ngất trời ta còn thấy tấm lòng vị tha của các hiệp tăng Phương Sinh, đại sư Phương Chứng, đạo sĩ Xung Hư lấy viêc tu hành cảm hóa nhân sinh, bào chế dược thuốc chữa trị bệnh tật. Họ dùng võ lực khắc chế kẻ ác đem về tự quán tu tâm dưỡng tính. Người hành đạo dùng thiện đãi bôi cùng người, võ lực đổ máu chẳng qua để khắc toan cường nhân, về mặt này cũng không thể nói họ đi trái với lương tâm người hiệp đức. Thấy việc nghĩa biết không thể làm được nhưng cũng phải làm, bổn phận lo việc thiên hạ. Một đoạn trong Tam hiệp ngũ nghĩa đời Đường có viết rằng: Người hành hiệp
trượng nghĩa, đâu cũng là nhà, tùy ngộ nhi an. Không phải họ cố tình gây sự, mà chỉ vì thấy chuyện bất bình không nhịn được, coi như đó là việc của mình, như thế mới không thẹn với chữ “hiệp”. [12; tr. 24]
Tổ Thiên Thu vì muốn lấy lòng Lệnh Hồ Xung đi trộm Tục mệnh bát hoàn đơn của người bạn tâm giao Lão Đầu Tử pha loãng vào rượu mời chàng trai vui tính chén chú chén anh. Lão Đầu Tử mới phát hiện ra dược đơn của mình dành cho con gái bị người anh em trộm mất đem cho vị Lệnh huynh đệ cạn sạch. Lão tức giận vô cùng vác thiếu hiệp trẻ tuổi về nhà điều tra hỏi tội. Đơn dược là tâm sức mười mấy năm trời lão lăn lộn rừng sâu cực khổ chế luyện mà thành. Chàng trai trẻ đã “ngót” vào bao tử không còn một giọt. Đau lòng cho người cha sắp mất con, anh cắt gân tay lấy máu cứu cô gái tội nghiệp trước sự can ngăn của nhiều người
Thiếu nữ đang lúc mơ màng chợt nghe mùi máu tanh. Cô mở mắt ra thấy máu trên cổ tay Lệnh Hồ Xung đang chảy, kinh hãi lớn tiếng la lên.
Lệnh Hồ Xung thấy máu trong bát đã gần đầy liền bưng đến để gần bên miệng cô nhỏ nhẹ nói
- Mau uống đi trong máu có linh dược, có thể trị bệnh được cho cô. [2; tr.425]
Trước đó, thân mang trọng bệnh chưa biết có khả năng dứt, phải chăng chàng trai quá ngu ngốc, lấy máu cho người trong khi thân mình giữ cũng chẳng xong. Không. Đầu tiên anh là người tốt bậc nhất đã chịu ơn người thì phải trả ơn, cho đi cũng chính là cách nhận lãnh tuyệt vời nhất, vả lại đây là một sự hiểu lầm, một tai nạn ngoài ý muốn. Tiếp theo, thời điểm này Lệnh Hồ Xung lao tâm lao lực nhiều thứ, tình duyên đứt gánh giữa đường, sư phụ đuổi đi, tâm trạng bất cần đời nên xem sinh mệnh mình vô nghĩa. Cảm nghĩa cho hành vi nghĩa cử đẹp đẽ ấy, Lam Phượng Hoàng tìm đến chỉ mong nhìn được mặt vị anh hùng xuất thiếu niên vì người quên thân. Sắc mặt anh tái xanh do chảy quá nhiều máu. Tức tốc giáo chủ Ngũ tiên giáo lệnh cho các cô gái Miêu bắt hơn hai trăm con đĩa hút máu dưới chân, sau đó tiếp máu. Cô rắc lên các con đĩa một thứ bột trắng kích thích chúng nhả toàn bộ máu vào người anh. Cô chỉ cần người cô ái mộ một tiếng gọi hảo muội tử là cô vừa lòng. Lệnh Hồ Xung cảm kích hành động
đó, gọi cô ba tiếng hảo muội tử, hồn vía cô sướng như tiên. Vì ba tiếng đó nếu gọi ở Trung Nguyên thì có nghĩa là em gái nhưng trong văn hóa Miêu có nghĩa là tiếng gọi của người tình. Lam Phượng Hoàng còn rộng lượng kính anh một loại rượu tên là Ngũ tiên đại bổ dược tửu bên trong có năm con trùng độc chứa rất nhiều chất đại bổ khí huyết để giải độc trong cơ thể ốm yếu, gầy mòn, gia tăng công lực, thêm tuổi thọ, kịch độc không thể xâm nhập được. Tình cảm đã chớm nảy nở từ cô gái không phải dòng Hán tộc, tình yêu ấy vô cùng cao thượng, lớn lao. Không thua gì vị hiệp nữ, lão nhân gia Mạc đại tiên sinh thể hiện nghĩa cử cao cả nhậm lời hộ giá phái nữ yếu đuối để chàng trai Lệnh Hồ không còn bận tâm, tự do mà đi đón Nhậm tiểu thư, người mà anh đã nhận ân trọng như núi Thái Sơn
Mạc đại tiên sinh nói: Lão đệ cứ đi đi!
Lệnh Hồ Xung vui mừng nói: - Tiểu điệt đi được chứ?
Mạc đại tiên sinh không đáp, lão cầm cây hồ cầm để dựa bên chân bàn gảy lên tình tang. Lệnh Hồ Xung biết lão nói như vậy nghĩa là lão đã đồng ý chăm sóc bọn đệ tử phái Hằng Sơn. Vị Mạc đại sư bá này võ công, kiến thức đều phi phàm, bất luận lão ra mặt hay âm thầm bảo vệ thì phái Hằng Sơn không có gì đáng lo ngại nữa. Chàng liền cúi đầu hành lễ, nói:
\Cảm tạ đại đức của Mạc sư bá Mạc đại tiên sinh nói:
Ngũ Nhạc kiếm phái đồng khí liên chi. Ta giúp phái Hằng Sơn trong lúc ngặt nghèo mà lão đệ đa tạ cái gì? Vị Nhậm đại tiểu thư đó mà biết được chỉ e ăn phải ớt cay. [3; tr.365]
Có thể nói hiệp khách hành hiệp với cái tâm của người yêu thương đồng loại hết mực. Mục đích cao nhất của họ là đem lại hạnh phúc cho người khác, thông qua sự hạnh phúc của người khác họ cũng được vui lây hạnh phúc của cuộc đời. Thước đo kết
quả giá trị của hành hiệp chính là thước đo hạnh phúc của người nhận được hồng ân tuôn tràn. Hiệp tăng Phương Sinh và Phương Chứng trong tác phẩm trở thành mẫu người lý tưởng thực thi đạo đời, dùng thuốc giải bệnh, dùng nội công tiêu trừ độc tính cho người. Cũng từ tâm như họ, Tế công toàn truyện đời Thanh, nhân vật tăng nhân từ trời giáng thế làm người, hòa thượng Tế Công hàng phục yêu ma, cứu đời độ thế có một câu cửa miệng nổi tiếng: “Ta không vào địa ngục thì ai vào đây?” Tất cả hiệp khách ấy chịu nhiều ma nạn, thân mình sẵn sàng nhảy vào chỗ khó nguy, ác hiểm nhất, trở thành tấm gương chói lọi cho người kính ngưỡng.