Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
776,5 KB
Nội dung
Tuần 8: Thứ hai, ngày tháng10 năm 2009 Tập đọc: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU : * Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui hồn nhiên * Hiểu nội dung bài : Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp - Học thuộc lòng 1, 2 khổ thơ trong bài. - HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được câu hỏi 3 * Có ước mơ tươi đẹp trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa bài TĐ trang 70,71/SGK - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ : Ở vương quốc Tương Lai - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu - Gọi 2 HS đọc lại màn 1,2 và trả lời câu hỏi : Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì ? - GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : - 1 HS đọc tốt đọc toàn bài Yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ (3 lượt). 1 hs đọc - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự. + Lượt 1(GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS). + Lượt 2 HS đọc + Lượt 3 - HS đọc cả bài HS đọc 2 HS đọc - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc : Đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp hơn. b) Tìm hiểu bài - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : - Đọc thầm, trao đổi cùng bạn và trả lời câu hỏi. + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ? + Câu thơ : Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài. + Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên + Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất 1 điều gì ? tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hòa bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. + Mỗi khổ thơ nói lên điều gì ? + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. + Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ? Khổ 1 : Ước cây mau lớn để cho quả ngọt. Khổ 2 : Ước trở thành người lớn để làm việc. Khổ 3 : Ước mơ không còn mùa đông giá rét. Khổ 4 : Ước không còn chiến tranh. + Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì ? + Nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi : Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai họa nào đe dọa con người. + Câu thơ Hóa trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì ? + Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hòa bình, không còn bom đạn. + Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ ? Vì sao ? + HS phát biểu tự do. + Bài thơ nói lên điều gì ? + Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. - Ghi ý chính của bài thơ. - 2 HS nhắc lại ý chính. c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng - Yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc - Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. - 2 HS đọc diễn cảm toàn bài. - Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS. - Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra lẫn nhau. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. - Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng toàn bài. - 5 HS thi đọc thuộc lòng. - Nhận xét và cho điểm từng HS. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu chí đã nêu. c.Củng cố dặn dò: - Hỏi : Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì ? Vì sao ? HS tự do trả lời - Nhận xét tiết học Bài sau : Đôi giày bata màu xanh. Toán : LUYỆN TẬP 2 I. MỤC TIÊU : * Tính được tổng của 3 số * Vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất * Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC I : BÀI CŨ: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập luyện tập thêm của tiết 35. - 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét và cho điểm HS B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Đặt tính rồi tính tổng các số. - Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì? - Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. - Yêu cầu HS làm bài. - 4 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Nhận xét và cho điểm HS. * Bài 2( dòng 1,2) - Hãy nêu yêu cầu của bài tập ? - Cho HS nêu cách tính thuận tiện - Tính bằng cách thuận tiện. - HS nêu - Yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. a. 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178 67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) = 67 + 100 = 167 b. 789 + 285 + 15 = 789 + (285+15) = 789 + 300 = 1089 448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 594 = 500 + 594 = 1094 - GV nhận xét và cho điểm HS. * Bài 3:HS khá giỏi - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. - 2 HS giỏi lên bảng làm bài, a) x – 306 = 504 x = 504 + 306 x = 810 b) x + 254 = 680 x = 680 – 254 x = 426 - GV nhận xét và cho điểm HS. * Bài 4a - Gọi HS đọc đề bài. - 1 em đọc. 3 - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở Bài giải Số dân tăng thêm sau hai năm là : 79 + 71 = 150 (người) Số dân của xã sau hai năm là : 5256 + 150 = 5400 (người) ĐS : 150 người 5400 người - Nhận xét và cho điểm HS. * Bài 5 dành cho HS giỏi - Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm thế nào ? - Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng được bao nhiêu nhân tiếp với 2 - Gọi chu vi hình chữ nhật là P, ta có : P = (a+b) x 2 - Phần b của bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tính chu vi hình chữ nhật khi biết các cạnh. - Yêu cầu HS làm bài. a) P = (16 + 12) x 2 = 56 (cm) b) P = (45 + 15) x 2 = 120 (m) - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò : GV cho HS nhắc lại những kiến thức vừa luyện tập.GV chốt lại bài - Nhận xét tiết học Bài sau : Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. Đạo đức : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( tiết 2 ) MỤC TIÊU : * Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của – Sử dụng tiết kiệm quần áo , sách vở , đồ dùng, điện nước, trong cuộc sống hàng ngày * Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của * Có ý thức tiết kiệm, nhắc nhở bạn bè , anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ : HS nhắc lại ghi nhớ bài học trước 2. Bài mới: * Hoạt động 1 : HS làm việc cá nhân Mục tiêu: Giúp HS hiểu trong gia đình mọi người ai cũng biết tiết kiệm. - Yêu cầu HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm. - Làm việc với phiếu quan sát. - Yêu cầu HS đếm xem số việc gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu. Nếu số việc chưa tiết 4 kiệm nhiều hơn việc tiết kiệm tức là gia đình em đó chưa tiết kiệm tiền của. * GV kết luận : Việc tiết kiệm tiền của không phải của riêng ai, muốn trong gia đình tiết kiệm em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người. Các gia đình đều thực hiện tiết kiệm sẽ rất có ích cho đất nước. - Lắng nghe. Hoạt động 2 : Em đã tiết kiệm chưa ? - Mục tiêu: Giúp hs trình bày ý kiến của mình - Tổ chức cho HS làm BT4 trong SGK. - HS đánh dấu (x) vào ô trống trước những việc em đã làm. - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. + Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết kiệm ? + HS trả lời : câu a, b, g, h, k. + Trong các việc làm đó những việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm ? + HS trả lời : câu c, d, đ, e, i. - Yêu cầu HS đổi chéo vở cho bạn và quan sát kết quả của bạn mình, đánh giá xem bạn mình đã tiết kiệm hay chưa ? - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Hoạt động 3 : Mục tiêu:Giúp HS Xử Lí Tình huống Theo Nhóm - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và xử lí tình huống. - HS chia nhóm, chọn 1 tình huống để xử lí và luyện tập đóng vai. Tình huống 1 : Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào ? Tình huống 2 : Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ đã có. Tâm sẽ nói gì với em ? Tình huống 3 : Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà ? - Yêu cầu các nhóm quan sát nhận xét xem cách xử lí nào thể hiện được sự tiết kiệm. + Cần phải tiết kiệm ntn ? + Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí, không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật. + Tiết kiệm tiền của có lợi gì ? + Giúp ta tiết kiệm công sức, để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn. Tiết kiệm củng là một biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV cho HS liên hệ - GV nhắc nhở - Nhận xét tiết học - Về nhà học bài, thực hiện tốt điều đã học Bài sau : Tiết kiệm thời giờ. Thứ ba, ngày tháng 10 năm 2009 5 Toán: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I. MỤC TIÊU : Giúp HS : * Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó * Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. * Yêu thích môn học. Cẩn thận chính xác II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập luyện tập thêm của tiết 36. - 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét và cho điểm HS B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. a) Giới thiệu bài toán. - Gọi HS đọc bài toán ví dụ trong SGK - 2 em đọc. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán cho biết tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán yêu cầu tìm hai số. - GV nêu : Vì bài toán cho biết tổng và hiệu của hai số nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. b) Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán. - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán. - 2 HS thực hiện yêu cầu c) Hướng dẫn giải bài toán (cách 1) - Em nào có thể tìm được số bé ? - HS suy nghĩ sau đó phát biểu ý kiến : Lấy tổng bớt đi 10 thì được 2 lần số bé, rồi lấy kết quả chia cho 2. - Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn ntn so với số bé ? - Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn sẽ bằng số bé. - Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số ? - Là hiệu của hai số. - Hãy tìm số bé ? - Số bé là 60 : 2 = 30 - Hãy tìm số lớn ? - Số lớn là 30 + 10 = 40 (hoặc 70 – 30 = 40). - Yêu cầu HS đọc lại lời giải đúng. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào giấy nháp. Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 d) Hướng dẫn giải bài toán (cách 2) - Yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ và suy nghĩ cách tìm hai lần của số lớn. - HS suy nghĩ sau đó phát biểu. - Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số ? - Là hiệu của hai số. - Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so - Tổng của chúng tăng thêm đúng bằng 6 với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào ? phần hơn của số lớn so với số bé. - Tổng mới là bao nhiêu ? - Tổng mới là 70 + 10 = 80 - Hãy tìm số lớn. - Số lớn là 80 : 2 = 40 - Hãy tìm số bé. - Số bé là 40 – 10 = 30 (hoặc 70 – 40 = 30) - Yêu cầu HS đọc lại lời giải đúng. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào giấy nháp. Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 3. Luyện tập thực hành * Bài 1 - Yêu cầu HS đọc đề bài toán. - 1 em đọc - Bài toán cho biết gì ? - Tuổi bố cộng với tuổi con là 58 tuổi. Tuổi bố hơn tuổi con 38 tuổi. - Bài toán hỏi gì ? - Hỏi tuổi của mỗi người. - Yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. Kết quả : Bố 48 tuổi, con 10 tuổi - Nhận xét và cho điểm HS. * Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - 1 em đọc. - Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Bài toán thuộc dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. Kết quả : Nam 10 học sinh, nữ 12 học sinh. - Nhận xét, cho điểm HS. * Bài 3:HS khá giỏi - Tiến hành tương tự như bài 1. - Nhận xét và cho điểm HS. - HS chữa bài, nhận xét. * Bài 4 dành cho HS giỏi - Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu hai số mình tìm được. - Số 8 và số 0. - Một số khi cộng, trừ với 0 cho kết quả là gì ? - Số nào cộng, trừ với 0 cũng cho kết quả là chính số đó. - Nhận xét, cho điêm HS. 3. Củng cố, dặn dò : Cho hs nhắc lại cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó- GV chốt lại bài - GV Nhận xét tiết học Bài sau : Luyện tập. Chính tả: TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU : - Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ 7 - Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần iên/yên/iêng để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho. - Có ý thức rèn chữ , giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2a hoặc 2b. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết : khai trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh vượng, rướn cổ … - HS lên bảng thực hiện yêu cầu - Nhận xét về chữ viết của HS. B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Trao đổi nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang 66/SGK. - 2 HS đọc thành tiếng. - Hỏi : - HS phát biểu + Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp ntn ? + Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa ? b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Các từ ngữ : quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn … c) Nghe viết chính tả d) Chấm bài, nhận xét bài viết của HS 3. Hướng dẫn làm bài tập * Bài 2 a) Gọi HS đọc yêu cầu - 1 em đọc - Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. - Nhận phiếu và làm việc trong nhóm. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung, chữa bài. Đáp án : Kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu, kiếm rơi, đánh dấu. b) Tiến hành tương tự phần a Đáp án : Yên tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng đàn. * Bài 3 a) Gọi HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ - Làm việc theo cặp. - Gọi HS làm bài. - Từng cặp HS thực hiện. 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ hợp với nghĩa. 8 - Gọi HS nhận xét, bổ sung. Đáp án : Rẻ, danh nhân, giường. b) Tiến hành tương tự phần a. Đáp án : Điện thoại, nghiền, khiêng. 4. Củng cố dặn dò: - GV tuyên dương những bài viết đẹp - Nhận xét tiết học - Về nhà đọc lại truyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được. Bài sau : Thợ rèn. Lịch sử: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : *Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5: + Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: buổi đầu dựng nước và giữ nước + Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập *Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về: + Đời sồng người Lạc Việt dưới thời Văn Lang + Hoàn cảnh , diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng * Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Băng và trục thời gian- Phiếu học tập cho HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài. - HS thực hiện yêu cầu - GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : 2. Các hoạt động: * Hoạt động 1 : Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. - HS đọc yêu cầu 1 trong SGK/24. - HS đọc. - Yêu cầu HS làm bài. GV vẽ băng thời gian lên bảng. - HS vẽ vào vở và điền tên hai giai đoạn lịch sử đã học vào chỗ chấm. - GV : Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc, nêu thời gian của từng giai đoạn ? - HS vừa chỉ trên băng thời gian và trả lời. Giai đoạn thứ nhất là : Buổi đầu dựng nước và giữ nước, giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN và kéo dài đến năm 179 TCN. Giai đoạn thứ hai là : Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, giai đoạn này bắt đầu từ năm 179 TCN cho đến năm 9 938. - GV nhận xét. - Vài HS nhắc lại. * Hoạt động 2 : Các sự kiện lịch sử tiêu biểu. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu 2 SGK - HS đọc trước lớp. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. - 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận, kẻ trục thời gian và ghi các sự kiện tiêu biểu theo mốc thời gian vào một tờ giấy. - GV vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian tiêu biểu lên bảng. - Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận. - 1 nhóm lên bảng báo cáo, lớp theo dõi và nhận xét. - GV kết luận bài làm đúng và yêu cầu HS đổi chéo phiếu để kiểm tra bài lẫn nhau. * Hoạt động 3 : Thi hùng biện. - Chia lớp thành 3 nhóm, phổ biến yêu cầu cuộc thi. - HS chia nhóm theo yêu cầu. + Nhóm 1 : Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. + Nhóm 2 : Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Nhóm 3 : Kể về chiến thẳng Bạch Đằng. - Mỗi nhóm cử 1 bạn làm giám khảo. - Yêu cầu nói : Đầy đủ, đúng, trôi chảy, có hình minh họa càng tốt, khuyến khích các nhóm có nhiều bạn nói, mỗi bạn nói về một phần. - Tổ chức cho HS thi nói trước lớp. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm nói tốt. 3. Củng cố dặn dò: - HS đọc lại nội dung chính của bài - Nhận xét tiết học - Ghi nhớ các sự kiện tiêu biểu trong hai giai đoạn lịch sử. Bài sau : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. LTVC: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI I. MỤC TIÊU : - Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.( ND ghi nhớ) - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến quen thuộc trong các bài tập 1,2 -Cẩn thận, chăm học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bài tập 1,3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. 10 [...]... được dùng độc lập khi lời - Lắng nghe dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ Nó được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn * Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - 2 HS đọc thành tiếng - Tắc kè là loài bò sát giống thằn lằn, sống - Lắng nghe trên cây to Nó thường kêu tắc … kè Người ta hay dùng nó để làm thuốc - Hỏi : + Từ “lầu” chỉ cái gì ? + “lầu... dẫn lời nói trực văn trên có tác dụng gì ? tiếp của Bác Hồ - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ - Lắng nghe trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật Lời nói đó có thể là một từ hay cụm từ như “người lính vâng lệnh quốc gia …” hay trọn vẹn một câu “Tôi chỉ có một …” hoặc cũng có thể là một đoạn văn * Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu - 2 HS đọc thành tiếng - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu - 2 HS... hào hứng - Cho điểm HS - Nhận xét bạn kể - Bình chọn bạn có câu chuyện hay và hấp dẫn nhất - Tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có) cho HS vừa đoạt giải C CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học - Khuyến khích HS nên tìm truyện đọc Về nhà kể lại những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe Bài sau : Lời ước dưới trăng 18 Khoa học: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I MỤC TIÊU : -Nhận biết người bệnh cần... dương, trao giải cho 2 nhóm diễn tốt nhất 3 Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết Bài sau : Phòng tránh tai nạn đuối nước Toán : Thứ sáu ngày tháng năm 20 08 Hai đường thẳng vuông góc 28 I - Mục tiêu Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc kiểm tra được hai đường thăng vuông góc với nhau bằng ê-ke Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc Giáo dục HS... quan sát H2,3,4/ 18, 19 - HS quan sát hình - Nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa ? B1 : Vạch dấu đường khâu B2 : Khâu theo đường dấu - GV nhắc : Cách vạch dấu đường khâu đột - HS nêu cách thực hiện thao tác vạch dấu thưa cũng như vạch dấu đường khâu thường đường khâu HS nêu cách thực hiện thao tác vạch dấu đường khâu - GV gọi HS đọc mục 2, quan sát H3a,b,c Nêu - HS đọc mục 2/ 18, quan sát H3a,b,c... đỉnh O, hai cạnh OA và góc này OB - GV giới thiệu : Góc này là góc nhọn - HS nêu : Góc nhọn AOB - Hãy dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc - Góc nhọn bé hơn góc vuông nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông - Yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn - 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào giấy nháp b) Giới thiệu góc tù - Vẽ lên bảng góc tù MON như SGK - HS quan sát hình - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh... đỉnh O, hai cạnh OM và góc này ON - GV giới thiệu : Góc này là góc tù - HS nêu : Góc tù MON - Hãy dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc tù - Góc tù MON lớn hơn góc vuông MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông - Yêu cầu HS vẽ 1 góc tù - 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào giấy nháp c) Giới thiệu góc bẹt 21 - Vẽ lên bảng góc bẹt COD và yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc - GV nêu... vào giấy nháp 3 Luyện tập thực hành * Bài 1 - Yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và - HS trả lời trước lớp : đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, Các góc nhọn là : MAN, UDV góc vuông, góc tù hay góc bẹt Các góc vuông là : ICK Các góc tù là : PBQ, GOH Các góc bẹt là : XEY - Nhận xét - HS nhận xét, chữa bài * Bài 2 - GV hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra các - HS dùng êke kiểm tra góc và báo... những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kếp trong khi viêt - Có ý thức trong học tập II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng lớp viết sẵn BT1 phần Nhận xét- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT3 - Tranh minh họa trong SGK /84 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A BÀI CŨ : - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết tên - 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu người, tên địa lí nước ngoài, HS dưới lớp viết vào vở 22... quan ở trang 32 SGK thành 3 câu chuyện như SGK yêu cầu và kể lại với các bạn trong nhóm Bước 3 : Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm lên kể một câu chuyện Nhóm khác bổ sung - GV đặt câu hỏi cho HS liên hệ 4 ,8, 1 : Hùng ăn mía bằng răng, bị đau răng → đến bác sĩ + Kể tên một số bệnh em đã bị mắc ? + Khi bị bệnh đó em cảm thấy thê nào ? 2,3,5 : Tắm dưới trời nắng gắt, bị cảm → + Khi nhận thấy cơ thể có những . 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 1 78 67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) = 67 + 100 = 167 b. 789 + 285 + 15 = 789 + ( 285 +15) = 789 + 300 = 1 089 4 48 + 594. 2 HS giỏi lên bảng làm bài, a) x – 306 = 504 x = 504 + 306 x = 81 0 b) x + 254 = 680 x = 680 – 254 x = 426 - GV nhận xét và cho điểm HS. * Bài 4a - Gọi HS