Việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ra NĐTP cấp với các triệu chứng ồ ạt dễ thấy, nhưng nguy hiểm hơn là sự tích luỹ dần các chất độc trong cơ thể gây bệnh lý mãn tính như:
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
ĐỖ XUÂN SƠN
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
VÀ NĂNG LỰC ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
CỦA HỆ THỐNG Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ TẠI TỈNH SƠN LA NĂM 2013
LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
THÁI BÌNH - 2014
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
ĐỖ XUÂN SƠN
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
VÀ NĂNG LỰC ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
CỦA HỆ THỐNG Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ TẠI TỈNH SƠN LA NĂM 2013
Chuyên ngành: Quản lý Y tế
Mã số: 62 72 76 05
LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Ninh Thị Nhung
2 TS Đặng Văn Nghiễm
THÁI BÌNH - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng quản lý đào tạo Sau
đại học, khoa Y tế Công cộng, trường Đại học Y Dược Thái Bình đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ninh Thị
Nhung; TS Đặng Văn Nghiễm, những người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và cung cấp những kiến thức khoa học cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận án
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám Đốc Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh, Chi cục ATTP tỉnh Sơn La Ban Giám Đốc và cán bộ viên chức
Trung tâm Y tế thành phố Sơn La Ban Giám đốc Trung tân y tế 11 huyện,
UBND các xã, cán bộ trạm y tế xã và cộng tác viên y tế thôn bản đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thu thập số liệu tại thực địa và
hoàn thành luận án
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới toàn thể gia
đình, những người thân yêu của tôi đã luôn động viên, chia sẽ với tôi về tinh
thần, thời gian và công sức để tôi vượt qua những khó khăn, trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận án tốt nghiệp
Thái Bình, tháng 12 năm 2014
Đỗ Xuân Sơn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, những kết quả và số liệu trong Luận án được thực hiện tại tỉnh Sơn La, không sao, chép bất kỳ nguồn nào, dưới bất cứ hình thức nào Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên chính là PGS.TS Ninh Thị Nhung Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung có trong công trình nghiên cứu này
Thái Bình, tháng 12 năm 2014
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đỗ Xuân Sơn
Trang 6MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Khái niệm 3
1.1.1 Ngộ độc thực phẩm 3
1.1.2 Nhiễm trùng thực phẩm 3
1.1.3 Bệnh truyền qua thực phẩm 4
1.1.4 Ô nhiễm thực phẩm 4
1.2 Tình hình ngộ đô ̣c thực phẩm 4
1.2.1 Tình hình ngộ độc thực phẩm trên thế giới 4
1.2.2 Tình hình ngộ đô ̣c thực phẩm ở Việt Nam 7
1.2.3 Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Sơn La 10
1.3 Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm 11
1.4 Thực trạng công tác điều tra ngộ đô ̣c thực phẩm ở Việt Nam 17
1.5 Năng lực điều tra ngộ độc thực phẩm của hệ thống y tế Việt Nam 20
1.5.1 Hệ thống quản lý 20
1.5.2 Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm 22
1.5.3 Hệ thống kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1 Địa bàn 26
2.1.2 Đối tượng 28
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 28
2.2 Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 29
Trang 72.2.3 Phương pháp thu nhập thông tin trong nghiên cứu 31
2.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 33
2.2.5 Các biện pháp khắc phục sai số 34
2.2.6 Phương pháp xử lý số liê ̣u 34
2.2.7 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Mô tả đặc điểm dịch tễ học các vụ ngộ độc thực phẩm năm 2013 và năng lực điều tra ngộ độc thực phẩm của hệ thống y tế tuyến cơ sở tại tỉnh Sơn La 36
3.2 Đánh giá kiến thức, thái độ của nhân viên Y tế thôn bản về phòng chống ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Sơn La năm 2014 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61
4.1 Mô tả một số đặc điểm các vụ ngộ độc thực phẩm và năng lực điều tra ngộ độc thực phẩm của hệ thống y tế tuyến cơ sở Sơn La 61
4.2 Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế thôn bản về phòng chống ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Sơn La năm 2014 73
KẾT LUẬN 81
KIẾN NGHI ̣ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Phân bố ngô ̣ đô ̣c thực phẩm ta ̣i tỉnh Sơn La năm 2013 theo
từng huyê ̣n 36Bảng 3.2 Diễn biến ngô ̣ đô ̣c thực phẩm ta ̣i tỉnh Sơn La năm 2013 phân bố
theo quý 37Bảng 3.3 Nguyên nhân gây ngô ̣ đô ̣c thực phẩm ta ̣i tỉnh Sơn La năm 2013
phân bố theo quý 38Bảng 3.4 Cơ sở nguyên nhân gây ngô ̣ đô ̣c thực phẩm ta ̣i tỉnh Sơn La năm
2013 38Bảng 3.5 Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm /100,000 dân ta ̣i tỉnh Sơn La năm
2013 40Bảng 3.6 Trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia công tác ATTP tại
tuyến huyện, tỉnh 41Bảng 3.7 Trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia công tác ATTP tại
tuyến xã 42Bảng 3.8 Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác kiểm nghiệm
tuyến huyện, tỉnh 42Bảng 3.9 Công tác đào ta ̣o và đào ta ̣o la ̣i cho cán bô ̣ tuyến tỉnh , huyện 43Bảng 3 10 Số lượt cán bô ̣ được tâ ̣p huấn về công tác phòng chống ngộ độc
thực phẩm 43Bảng 3.11 Thực tra ̣ng thiết bi ̣ kiểm nghiê ̣m thực phẩm ta ̣i các tuyến 44Bảng 3.12 Khả năng tham gia kiểm nghiệm thực phẩm tại các tuyến 44Bảng 3.13 Các nội dung đã thực hiện trong điều tra ngộ độc thực phẩm của
tuyến Tỉnh , huyện, xã 45Bảng 3.14 Các tuyến tham gia lấy mẫu thực phẩm xét nghiê ̣m ta ̣i các thời
điểm trong năm 2013 46Bảng 3.15 Tỷ lệ mẫu đươ ̣c trả lời kết quả xét nghiê ̣m thực phẩm điều tra
ngộ độc thực phẩm 47Bảng 3 16 Các hình thức báo cáo của các tuyến về tình hình ngộ độc tại địa
phương trong năm qua 47
Trang 9Bảng 3.17 Số lươ ̣ng các hình thức truyền thông phòng chống ngộ độc thực
phẩm đươ ̣c thực hiê ̣n trong năm 2013 48Bảng 3.18 Các hình thức thanh, kiểm tra, giám sát phòng chống ngộ độc
thực phẩm ta ̣i đi ̣a phương 48Bảng 3.19 Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 49Bảng 3.20 Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 49Bảng 3 21 Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản được nghe tuyên truyền và nguồn
tiếp nhận thông tin về ATTP 50Bảng 3.22 Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản biết về các biểu hiện của NĐTP 51Bảng 3 23 Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản biết các yếu tố gây ô nhiễm thực
phẩm 53Bảng 3.24 Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản biết điều kiện bắt buộc để phòng ô
nhiễm thực phẩm 54Bảng 3.25 Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản biết thực phẩm có nguy cơ cao 55Bảng 3.26 Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản biết đơn vị thông báo trước tiên
khi có NĐTP xảy ra 55Bảng 3.27 Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản biết hậu quả của không đảm bảo
ATTP đến sức khỏe 56Bảng 3 28 Thái độ của nhân viên Y tế thôn bản khi có ngộ độc thực phẩm
xảy ra 57Bảng 3.29 Đánh giá của nhân viên Y tế thôn bản về công tác tuyên truyền
ATTP 58Bảng 3 30 Đánh giá nhân viên Y tế thôn bản về vai trò của thanh, kiểm tra
ATTP 58Bảng 3 31 Thái độ của nhân viên Y tế thôn bản đối với việc cải thiện chất
lượng ATTP 59
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Nguyên nhân gây NĐTP ta ̣i các huyê ̣n của tỉnh trong năm 37Biểu đồ 3.2 Phân bố cơ sở nguyên nhân NĐTP theo địa bàn huyê ̣n 39Biểu đồ 3.3 Thức ăn nguyên nhân ngộ độc thực phẩm ta ̣i tỉnh Sơn La năm
2013 39Biểu đồ 3 4 Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đ ược chẩn đoán ngộ
độc thực phẩm 41Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản biết các bệnh truyền qua thực
phẩm 52Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản cho biết UBND có trách nhiệm
trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả do NĐTP 56Biểu đồ 3 7 Tỷ lệ nhân viên Y tế xã và thôn bản được tập huấn về phòng
chống ngộ độc thực phẩm 60
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm an toàn góp phần to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế [4]
Việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ra NĐTP cấp với các triệu chứng ồ ạt dễ thấy, nhưng nguy hiểm hơn là sự tích luỹ dần các chất độc trong cơ thể gây bệnh lý mãn tính như: ung thư, tim mạch và các bê ̣nh lý ác tính, dị tật, dị dạng cho thế hệ sau Công tác bảo đảm ATTP đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thách thức
Ở những nước phát triển có tới 10% dân số bị NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm mỗi năm, với những nước kém phát triển con số này còn cao hơn nhiều Nhiều nước có quy định về báo cáo các vụ NĐTP nhưng
tỷ lệ báo cáo chỉ đạt 1% số ca bị NĐTP Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 2002 đến năm 2005 cho thấy, mỗi năm ở Việt Nam
có khoảng trên 2 triệu lượt người bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, chi phí chữa bệnh ước tính trên 2000 tỉ đồng/ năm [1], [4] Trong năm 2014, ngay từ đầu năm, các ngành chức năng và các địa phương đã tích cực triển khai công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng tình trạng vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra tại một số địa phương Tính chung ba tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 288 người bị ngộ độc, trong đó 5 trường hợp tử vong
Ở Việt Nam công tác điều tra khắc phục NĐTP đã phân cấp cho các đơn vị trong hệ thống y tế, mạng lưới kiểm nghiệm chất lượng ATVSTP đã
Trang 12được hình thành từ trung ương đến địa phương Hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tuy được hình thành trong nhiều năm, các Bộ đều có phòng thí nghiệm đã và đang từng bước đạt chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 nhưng khi có sự cố an toàn thực phẩm xẩy ra thì sự phối hợp giữa các phòng thí nghiệm trong công tác kiểm tra xác định nguyên nhân thường gặp rất nhiều khó khăn, chưa có cơ chế điều hành một cách thông thoáng Trang thiết bị kiểm nghiệm đã được Nhà nước đầu tư cho một số phòng thí nghiệm đầu ngành của các Bộ nhưng còn mang tính dàn trải và thiếu đồng bộ, nguồn nhân lực còn quá mỏng, năng lực chưa đáp ứng với nhu cầu do ít được đào tạo bài bản và đào tạo nâng cao Kinh phí đầu tư mua thiết bị không cân đối với kinh phí đào tạo cán bộ sử dụng thiết bị cũng như kinh phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị nên thường không phát huy hiệu quả Vì vậy, theo đánh giá của các chuyên gia y tế năng lực kiểm nghiệm thực phẩm của nước ta vẫn còn rất hạn chế [2], [27]
Nghiên cứu thực trạng năng lực điều tra vụ NĐTP có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trong việc cung cấp những bằng chứng khoa học để đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp và kịp thời góp phần hạn
chế NĐTP, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm dịch tễ học ngộ độc thực phẩm và năng lực điều tra ngộ độc thực phẩm của hệ thống y tế tuyến
cơ sở tại tỉnh Sơn La năm 2013” với mục tiêu:
1 Mô tả đặc điểm dịch tễ học các vụ ngộ độc thực phẩm năm 2013 và năng lực điều tra ngộ độc thực phẩm của hệ thống y tế tuyến cơ sở tại tỉnh Sơn La
2 Đánh giá kiến thức, thái độ của nhân viên y tế thôn bản về phòng chống ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Sơn La năm 2014
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
- Ngộ độc thực phẩm mạn tớnh:
Là hội chứng rối loạn cấu trỳc và chức năng của tế bào, tổ chức dẫn tới những hội chứng bệnh lý mạn tớnh hoặc cỏc bệnh mạn tớnh do sự tớch lũy dần cỏc chất độc do ăn uống [4]
Vụ ngộ độc thực phẩm: Khi có 2 người trở lên có biểu hiện một bệnh
giống nhau sau khi ăn cùng một loại thực phẩm, tại cùng một địa điểm [4]
1.1.2 Nhiễm trựng thực phẩm (Food Borne Infection)
Thuật ngữ nhiễm trựng thực phẩm đề cập đến những hội chứng của một bệnh do sự xuất hiện cỏc tỏc nhõn lõy nhiễm vi sinh vật cú trong thực phẩm gõy ra (vi khuẩn, virus, ký sinh trựng) mà khụng cú cỏc độc tố được hỡnh thành trước đú Cỏc tỏc nhõn vi sinh vật được ăn uống vào cựng với thực phẩm, sinh sụi, phỏt triển trong ruột, tiết ra độc tố hoặc lan truyền đến cơ quan
hệ thống khỏc [4]
Trang 141.1.3 Bệnh truyền qua thực phẩm (Food Borne Disease – FBDs)
Thuật ngữ bệnh truyền qua thực phẩm bao gồm cả ngộ độc thực phẩm
và nhiễm trùng thực phẩm, biểu hiện là một bệnh hay hội chứng do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm các tác nhân gây bệnh, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cá thể và cộng đồng [4] [22]
1.1.4 Ô nhiễm thực phẩm
Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm
gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người [4]
1.2 Tình hình ngô ̣ đô ̣c thƣ̣c phẩm
1.2.1 Tình hình ngộ độc thực phẩm trên thế giới
Xu hướng ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm xẩy ra ở quy mô rộng nhiều quốc gia càng trở nên phổ biến, việc phòng ngừa và xử lý vấn đề này càng ngày càng khó khăn với mỗi quốc gia trở thành một thách thức lớn của toàn nhân loại Hàng loạt các vấn đề liên quan đến ATTP xẩy ra liên tục trong thời gian gần đây đã cho thấy rõ vấn đề này, như là: vấn đề melamine (năm 2008)
Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1/3 dân
số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm Đối với các nước đang phát triển, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hàng năm gây tử vong hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em Cuộc khủng hoảng gần đây (2006) ở Châu Âu là 1.500 trang trại sử dụng cỏ khô bị nhiễm Dioxin gây nên tình trạng tồn dư chất độc này trong sản phẩm thịt gia súc được lưu hành ở nhiều lục địa Việc lan tỏa thịt và bột xương từ những con bò điên (BSE) trên khắp thế giới làm nổi lên nỗi lo ngại của nhiều quốc gia Cũng theo báo cáo của WHO (2006) dịch cúm gia cầm H5N1 đã
Trang 15xuất hiện ở 44 nước ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Trung Đông gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế Ở Pháp, 40 nước đã từ chối không nhập khẩu sản phẩm thịt gà từ Pháp gây thiệt hại 48 triệu USD/ tháng Tại Đức, thiệt hại
vì cúm gia cầm đã lên tới 140 triệu Euro Tại Ý đã phải chi 100 triệu Euro cho phòng chống cúm gia cầm Tại Mỹ phải chi 3,8 tỷ USD để chống bệnh này [22] ,[24], [52]
Vấn đề ô nhiễm vi sinh và sự tồn lưu kháng sinh trong thực phẩm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người [45], [51],[54] Các bệnh truyền qua thực phẩm là nguyên nhân làm tăng gánh nặng bệnh tật, tử vong
và giảm chất lượng cuộc sống của người dân [54], [61] Việc tồn lưu và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn trong thực phẩm sẽ dẫn đến tăng nguy
cơ kháng thuốc ở người [51], [53]
Các vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng Nước Mỹ hiện tại mỗi năm vẫn có 76 triệu ca NĐTP với 325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết Trung bình cứ 1.000 dân có 175 người bị NĐTP mỗi năm
và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 1.531 đôla Mỹ (US - FDA 2006) [67] Nước
Úc có Luật thực phẩm từ năm 1908 nhưng hiện nay mỗi năm vẫn có khoảng 4,2 triệu ca bị NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm, trung bình mỗi ngày
có 11.500 ca mắc bệnh cấp tính do ăn uống gây ra và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 1.679 đôla Úc Ở Anh cứ 1.000 dân có 190 ca bị NĐTP mỗi năm và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 789 bảng Anh [54], [58] Tại Nhật Bản, vụ NĐTP do sữa tươi giảm béo bị ô nhiễm tụ cầu trùng vàng tháng 7/2000 đã làm cho 14.000 người ở 6 tỉnh bị NĐTP Công ty sữa SNOW BRAND phải bồi thường cho 4.000 nạn nhân mỗi người mỗi ngày 20.000 yên và Tổng giám đốc phải cách chức Bệnh bò điên (BSE) ở Châu Âu (năm 2001) nước Đức phải chi 1 triệu USD, Pháp chi 6 tỷ France, toàn EU chi 1 tỷ USD cho biện pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng (2001), các nước EU chi cho 2
Trang 16biện pháp “giết bỏ” và “cấm nhập” hết 500 triệu USD Tại Trung Quốc, ngày 7/4/2006 đã xẩy ra vụ NĐTP ở trường học Thiểm Tây với hơn 500 học sinh mắc, ngày 19/9/2006 vụ NĐTP ở Thượng Hải với 336 người mắc do ăn phải thịt lợn bị tồn dư hormone Clenbutanol Tại Nga, mỗi năm trung bình có 42.000 chết do ngộ độc rượu Nước và các bệnh truyền qua thực phẩm cũng là vấn đề an toàn thực phẩm khá nan giải ở Nga [50] Tại Hàn Quốc, tháng 6 năm
2006 có 3.000 học sinh ở 36 trường học bị ngộ độc thực phẩm [22],[63], [67]
Thông thường, một chuỗi sự kiện sẽ là nguyên nhân tạo ra một trận ngộ độc hàng loạt; tỉ như thực phẩm để ở nhiệt độ phòng trong thời gian quá lâu khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở cùng với việc chế biến không kỹ các thực phẩm này sau đó đã không thể tiêu diệt hết các vi khuẩn nguy hiểm gây ngộ độc cho người
Một trận ngộ độc hàng loạt thường được nhận diện khi các nạn nhân quen biết lẫn nhau Tuy nhiên theo thời gian chúng được nhận diện bởi các nhân viên y tế từ các dấu hiệu tăng sinh bất thường của các dòng vi khuẩn nào
đó theo các kết quả xét nghiệm Việc điều tra và nhận diện ngộ độc hàng loạt tại Hoa Kỳ được thực thi bởi các cơ quan thẩm quyền ở địa phương, việc tiến hành này có nhiều khác nhau ở từng địa phương Theo ước tính, 1–2% các ca ngộ độc hàng loạt được nhận diện [9], [55], [63]
Ngộ độc hàng loạt: Phần lớn các ca ngộ độc đều xảy ra một cách lẻ tẻ
và mang tính cá nhân Nguyên nhân của các ca này thường không được xác định Ở Hoa Kỳ - nơi người dân thường xuyên ăn ở các quán xá, cửa hàng - phần nhiều các ca ngộ độc hàng loạt (58%) có nguyên nhân từ các nhân tố liên quan đến các thực phẩm thương mại (theo số liệu năm 2004 của FoodNet) [67] Một trận ngộ độc hàng loạt được xác định là xảy ra khi từ ba người trở lên mắc cùng một loại ngộ độc do dùng chung một nguồn thức ăn [65]
Trang 171.2.2 Tình hình ngô ̣ độc thực phẩm ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (có 54 dân tộc) với những nét đặc thù
về truyền thống văn hóa riêng biệt Vấn đề ăn uống luôn gắn liền với sự phát triển và mang tính truyền thống của mỗi dân tộc trong mỗi vùng miền của Việt Nam
Nếu chúng ta ăn phải thực phẩm không an toàn, không chỉ gây ra ngộ độc cấp tính mà còn tích lũy dần các chất độc trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh, gây tác hại lâu dài về sức khỏe, thể chất và giống nòi Các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người có sức đề kháng kém hoặc đang có bệnh thường dễ bị mắc bệnh nhiều hơn Thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn không những làm giảm tỷ lệ bệnh tật, tăng cường khả năng lao động mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của một dân tộc [2], [5], [9]
Thực phẩm có vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế, chất lượng ATTP làm tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh và dịch vụ ăn uống Việc tăng cường chất lượng ATTP đã mang lại uy tín cùng lợi nhuận lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm cũng như dịch
vụ du lịch và thương mại Thực phẩm đảm bảo chất lượng an toàn sẽ tăng nguồn thu xuất khẩu sản phẩm có tính cạnh tranh lành mạnh và thu hút thị trường thế giới Ở nước ta hiện nay kim ngạch xuất khẩu thực phẩm đang phát triển nhưng có nhiều sản phẩm còn chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm mà khả năng còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến nguồn thu xuất nhập khẩu nông sản và tính ổn định, bền vững của Quốc gia
Mặt khác, hiện nay cùng với quá trình công nghiệp và đô thị hóa, các cơ
sở nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể đã và đang phát triển rất nhanh, ngoài việc tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tạo điều kiện để mọi người
Trang 18được ăn uống, sinh hoạt thuận tiện hơn Tuy nhiên để cạnh tranh về giá cả và thu được lợi nhuận nhiều hơn, các cơ sở này sử dụng nguồn nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không đảm bảo chất lượng VSATTP, cùng với điều kiện vệ sinh trong chế biến không đảm bảo, điều kiện vệ sinh của người chế biến không đạt yêu cầu đây là những yếu tố có tác động và là nguyên nhân xảy ra hàng loạt các vụ ngộ độc trong thời gian vừa qua
Tại Việt Nam, xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc tập thể, rơi nhiều vào đối tượng công nhân (khi ăn, uống tại các bếp ăn tập thể không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm không đảm bảo chất lượng).Theo thống kê mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 250- 500 ca ngộ độc thực phẩm với 7.000 - 10.000 nạn nhân và 100 - 200 ca tử vong Nhà nước cũng phải chi trên
3 tỉ đồng cho việc điều trị, xét nghiệm và điều tra tìm nguyên nhân Tiền thuốc men và viện phí cho mỗi nạn nhân ngộ độc do vi sinh vật tốn chừng 300,000 – 500,000 đồng, các ngộ độc do hóa chất (thuốc trừ sâu, phẩm màu…) từ 3 – 5 triệu đồng, nhưng các chi phí do bệnh viện phải chịu và hậu quả để lại cho người bệnh thì còn lớn hơn nhiều [1],[26]
Trong năm 2012, báo cáo của Cục ATTP năm 2012 cả nước xảy ra 168
vụ NĐTP với 5.541 người mắc làm chết 34 người và số người phải nhập viện
là 4.335 người, so với năm 2010 tăng 20 vụ, tăng 841 người mắc, 7 người tử vong và số người phải nhập viện 672 người [22] Một số vụ việc được nhắc đến gồm: Trong tháng 8 năm 2012 đã xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH giày Uy Việt (KCN Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu) làm
179 người bị ngộ độc, trong đó 2 trường hợp tử vong Ở quận 12, TP HCM,
148 công nhân Công ty Terratex, cùng có triệu chứng đau bụng, buồn nôn và chóng mặt Đây là lần thứ ba công ty này xảy ra ngộ độc tập thể Kết quả kiểm định trên phạm vi cả nước năm 2012 cho thấy 16/244 mẫu thịt lợn (gần 7%) còn tồn dư chất cấm; 170/250 mẫu rượu các loại (68%) không đạt chỉ
Trang 19tiêu aldehyte và methanol; 89/134 mẫu ô mai, xí muội các loại (hơn 66%) không đạt chỉ tiêu chì, đường hóa học, chất bảo quản Ngoài ra, 130/244 mẫu chà bông thịt lợn các loại (trên 53%) không đạt chỉ tiêu vi sinh, chất bảo quản, đường hóa học; 16/320 mẫu rau tươi (5%) và 3/310 mẫu quả tươi (gần 1%) tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật
Năm 2013, Theo Thống kê của Cục An toàn thực phẩm toàn quốc có
163 vụ NĐTP khiến gần 5 ngàn người phải nhập viện và 28 trường hợp tử vong, giảm hơn nhiều so với năm 2012 Các vụ điển hình như: Tại Bình Dương: 200 ca bị ngộ độc thực phẩm Vụ ngộ độc xảy ra tại công ty sản xuất giày da xuất khẩu Liên Phát (KCN Sóng Thần, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) vào sáng ngày 18/10/2013, khi hàng trăm công nhân được đưa vào cấp cứu tại bệnh viên quận Thủ Đức, TPHCM trong tình trạng nôn ói, chóng mặt, ngất xỉu [41],[43] Theo thống kê của Bệnh viện, số lượng công nhân nhập viện vì ngộ độc lên đến gần 200 trường hợp, không có ca tử vong
Quảng Trị: 382 người nhập viện do ngộ độc bánh mì Ngày 16/10/2013,
trên địa bàn thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm số nạn nhân bị ngộ độc đã lên tới 382 người Trong đó, 160 người mắc và phải nhập viện, không có ca tử vong Hầu hết các bệnh nhân đều có các triệu chứng như đau quặn bụng, sốt, đi ngoài liên tục và buồn nôn Qua điều tra sơ bộ của cơ quan chức năng, các bệnh nhân này trước đó đều đã ăn bánh mỳ tại tiệm Quang Trung (139 Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa)
Tại tiền Giang, hơn 600 công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa ngày 03/10/2013, hàng trăm công nhân ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) kêu gào vì đau bụng dữ dội, đến sáng 4/10, có trên 600 công nhân bị tiêu chảy, sốt, chóng mặt… kêu la vì không ngừng đau đau đầu, đau bụng Nguyên nhân chính dẫn đến việc ngộ độc là do nhiễm vi khuẩn Shigella do ăn uống phải loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên
Trang 20Tại Bắc Giang, gần trăm cháu nhỏ theo học tại trường có dấu hiệu
ngộ độc thực phẩm và phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch Nguyên nhân chính dẫn đến việc ngộ độc của các cháu là do nhiễm vi khuẩn Shigella xâm nhập vào đường tiêu hóa, thông qua việc ăn uống ăn phải loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tích tụ lâu ngày gây nên
Tại Quảng Ninh, 6 người tử vong vì ngộ độc rượu Đầu tháng
12/2013, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra liên tiếp các vụ ngộ độc rượu khiến 6 người tử vong Loại rượu này đã được lấy mẫu xét nghiệm có chứa hàm lượng Methanol cao gấp gần 2000 lần so với tiêu chuẩn cho phép Đây là một loại cồn công nghiệp có độc tính cao, cấm sử dụng trong ăn uống [16]
1.2.3 Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Sơn La
Thống kê số vụ ngộ độc thực phẩm từ năm 2011-2013, toàn tỉnh đã ghi nhận có 54 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có 223 người mắc, 198 người vào viện điều trị, 05 người tử vong, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) ở tỉnh Sơn La diễn biến vô cùng phức tạp, các vụ gian lận thương mại trong an toàn thực phẩm ngày càng trở nên tinh vi, khó kiểm soát như mực khô không đảm bảo chất lượng; rượu không rõ nguồn gốc; nội tạng gia súc, gia cầm không qua kiểm soát và một số nguyên liệu thực phẩm trong nông sản bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; các sản phẩm bún, bánh, giò chả truyền thống sử dụng phụ gia thực phẩm không cho phép… thực trạng trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm cụ thể là: Trong năm 2011, toàn tỉnh Sơn La đã ghi nhận 17 vụ ngộ độc thực phẩm, với 80 người mắc 02 người tử vong:
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên là 07 vụ chiếm (41,2 %) Số vụ ngộ độc do vi sinh vật là 06 vụ chiếm (35,3 %) số vụ ngộ độc
do hóa chất là 04 vụ chiếm (23,5 %) Tuy nhiên, các vụ ngộ độc thực phẩm do
Trang 21độc tố tự nhiên thường xảy ra tại các xã, bản vùng sâu, vùng xa nên khi cán
bộ làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp cận hiện trường thường muộn, không lấy được mẫu thực phẩm
Điển hình như huyện Quỳnh Nhai trong tháng 08/2011 liên tiếp có 03 vụ ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân do biến đổi Protein ở Tôm muối chua do gia đình tự chế biến và huyện Phù Yên có tới 07 vụ ngộ độc thực phẩm chiếm gần 42% các ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2011 Ngoài 17 vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra theo quy định của Bộ Y tế thì có 679 ca ngộ độc thực phẩm rải rác được thống kê báo cáo, không được điều tra theo quy định
Trong năm 2012, toàn tỉnh đã ghi nhận 13 vụ ngộ độc thực phẩm, 62 người
mắc, 01 người tử vong Theo số liệu giám sát tại Trung tâm Y tế các huyện,
thành phố có 38 ca ngộ độc rải rác xảy ra; trong đó: 10 ca ngộ độc thực phẩm
do độc tố tự nhiên; 21 ca ngộ độc thực phẩm không rõ nguyên nhân; 02 ca ngộ độc thực phẩm do thực phẩm biến chất; 05 ca ngộ độc thực phẩm do hoá
chất
Trong năm 2013, ghi nhận 24 vụ ngộ độc thực phẩm, 223 người mắc,
94 người nhập viện, 02 người tử vong, cụ thể: huyện Mai Sơn: 23 ca; huyện Thuận Châu: 01 ca; huyện Mộc Châu: 60 ca; huyện Bắc Yên: 01 ca; Thành Phố: 01 ca; huyện Phù Yên: 03 ca; huyện Quỳnh Na: 02 ca; Mường La: 02 ca; Yên Châu: 01 ca
1.3 Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân gây NĐTP rất đa dạng và biểu hiện cũng rất phức tạp, các nhà khoa học phân chia nguyên nhân NĐTP thành 04 nguyên nhân chính [4]
- NĐTP do ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, do vi rút, do ký sinh trùng (KST), do nấm mốc và nấm men
Trang 22- NĐTP do thực phẩm bị ô nhiễm các chất hóa học: Kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y (thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh ), phụ gia thực phẩm (phẩm màu, chất bảo quản ) và các chất phóng xạ
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn có sẵn chất độc: Thường do ăn phải các loại nhuyễn thể, cá nóc, cóc, mật cá trắm hoặc nấm độc, khoai tây mọc mầm, sắn, một số loại đậu quả
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn biến chất, thức ăn ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường sinh ra các chất độc, trong thức
ăn giàu đạm (các chất amoniac, các hợp chất amin), trong dầu mỡ để lâu hoặc rán đi rán lại nhiều lần (các peroxyt)
Trong các nguyên nhân gây NĐTP thì NĐTP do vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất Vi khuẩn thường nhiễm vào thực phẩm từ bốn nguồn chủ yếu:
+ Do môi trường không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn từ đất, nước bẩn, không khí, dụng cụ, vật dụng khác nhiễm vào thực phẩm
+ Do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến, vệ sinh cá nhân người chế biến không đảm bảo, tiếp xúc với thực phẩm trong thời gian đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính; do thức ăn không được nấu chín kỹ; do ăn thức ăn sống
+ Do quá trình bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không che đậy
để côn trùng, vật nuôi tiếp xúc vào thức ăn mang theo các vi khuẩn gây bệnh
+ Do bản thân thực phẩm bị hỏng (ôi, thiu); gia súc, gia cầm bị mắc bệnh trước khi giết mổ nên thịt của chúng mang các vi trùng gây bệnh (Lao, thương hàn, sán ) hoặc bản thân thực phẩm tươi tốt nhưng trong quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản, chế biến thực phẩm bị nhiễm khuẩn và các chất độc hại khác
Trang 23Ngộ độc thực phẩm ở nước ta chủ yếu là do nguyên nhân nhiễm tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) hoặc độc tố của chúng và do Salmonella Vi khuẩn tụ cầu có nhiều trên da, họng khi bị viêm nhiễm và có trong không khí, nước nên quá trình chế biến và bảo quản không hợp vệ sinh rất dễ nhiễm các vi khuẩn này vào thực phẩm Một loại vi khuẩn nữa cũng hay gây ngộ độc
là Escherichia Coli (E Coli), vi khuẩn này có nhiều trong phân người và gia súc, có thể nhiễm vào thực phẩm trong quá trình chế biến do thiếu vệ sinh; không có thói quen rửa tay trước khi ăn hay khi chế biến thực phẩm; bảo quản thực phẩm không tốt để các loại côn trùng xâm nhập mang theo vi khuẩn E Coli từ phân, rác vào thức ăn [67], [68]
Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường chiếm tỉ lệ tương đối cao, trong
đó thịt cá là thức ăn chủ yếu gây ngộ độc, tuy vậy tỉ lệ tử vong thấp, ngược lại, ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn tuy ít xảy ra hơn nhưng tỉ lệ tử vong lại cao hơn nhiều Ngộ độc thức ăn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa hè thường xảy ra nhiều hơn mùa đông Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào khụ vực địa lí, tập quán ăn uống, điều kiện sinh hoạt ăn uống của từng nơi khác nhau chẳng hạn ở vùng biển ăn phải cá độc, miền núi ăn nấm độc, sắn độc, rau dại độc [22], [27]
Vi khuẩn E.coli - thường hiện diện một cách tự nhiên trong ruột của
chúng ta cũng như của động vật Có cả hằng trăm chủng E.coli Đa số đều là những chủng ít độc hại, tuy nhiên cũng có vài chủng rất độc hại, chẳng hạn như E.coli 0157:H7, có thể được tìm thấy trong ruột và trong phân của các loài gia súc, đặc biệt là trong phân bò Thịt băm, thịt xay, thịt hamburger, thường
có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao nhất, ngoài ra E coli cũng còn có thể nhiễm vào nguồn nước (nếu nước không được khử trùng bằng chlorine), vào rau cải, trái cây, giá sống, rượu cidre, sữa và các loại nước trái cây trong lon trong hộp nếu chúng không được hấp khử trùng trước khi bán ra Ở những người bình thường,
Trang 24E coli 0157: H7 sẽ gây rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, nôn, thân nhiệt
có thể tăng chút ít Bình thường bệnh khỏi sau 1 tuần hay 10 ngày Bệnh có thể rất nặng ở trẻ em, ở những người cao tuổi, và ở những người mà hệ miễn dịch
đã bị suy yếu sẵn vì bệnh tật Từ 3% đến 5% trường hợp có thể gây biến chứng sau vài ba tuần lễ Độc tố verotoxin của E.coli 0157: H7 gây sung huyết, hủy hoại niêm mạc ruột gây tiêu chảy có máu, làm hư thận và đồng thời làm giảm lượng nước tiểu Đây là hội chứng HUS (Hemolytic Uremic Syndrome), rất nguy hiểm có thể gây tử vong, hoặc phải lọc thận suốt đời [18], [64]
Vi khuẩn Campylobacter jejuni - thường hiện diện trong ruột của các
loài gia súc và gia cầm Phân có thể nhiễm vào nguồn nước và các loại thức
ăn, như thịt gà, sữa và rau cải Có thể nói ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Campylobacter là bệnh tiêu chảy thường hay xảy ra nhất Triệu chứng của bệnh phát hiện ra sau khi ăn từ 2 đến 5 ngày, và thường là đau bụng, nôn và tiêu chảy có thể có máu Bệnh sẽ dứt sau 1 tuần lễ
Vi khuẩn Listeria monocytogenes - Gặp trong ruột của động vật và
trong đất cát Vi khuẩn Listeria có thể nhiễm vào trong các loại rau cải tươi Đặc biệt hơn nữa là nó có thể âm thầm tăng trưởng trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC Listeria cũng có thể nhiễm vào thịt nguội, jăm-bông, pho mát, sữa tươi nếu không được hấp khử trùng trước khi bán
Vi khuẩn Staphylococcus aureus - Thường được tìm thấy trên da, từ
các nốt ghẻ lở có mủ, trong mũi và trong họng của chúng ta Vi khuẩn có thể nhiễm vào thức ăn lúc chúng được chế biến, hoặc lây truyềtn từ người này sang người khác lúc họ tiếp xúc với nhau Staph aureus gây bệnh bằng độc tố Đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa dữ dội là những biểu hiện chính Vi khuẩn này rất dễ bị hủy sức nóng, nhưng ngược lại độc tố của nó có thể tồn tại nhiệt
độ cao 110o
C trong vòng 26 phút
Trang 25Vi khuẩn Clostridium perfringens - Có trong đất cát, cống rãnh và cả
trong ruột của động vật Vi khuẩn này phát triển trong điều kiện không cần có không khí hoặc chỉ cần có rất ít không khí mà thôi Người ta gọi chúng là vi khuẩn của nhà ăn vì chúng thường hiện diện trong các thực phẩm nguội lạnh của các cửa hàng ăn uống Việc nấu nướng không cẩn thận không thể diệt hết mầm bệnh được, một số vi khuẩn có thể vẫn còn sống sót, tiếp tục sinh sôi nảy nở phát triển và sản xuất ra độc tố
Vi khuẩn Clostridium botulinum - Hiện diện trong đất cát, trong ruột
của gia súc và của các loài cá Vi khuẩn này chỉ phát triển trong điều kiện hoàn toàn không có không khí Các loại thực phẩm thường bị nhiễm là các loại đồ hộp, mật ong, củ tỏi ngâm dầu và các loại thịt đã được đóng gói vô bao bằng kỹ thuật chân không Ăn phải những thức ăn vừa kể, độc tố của vi khuẩn C.botulinum sẽ gây ra bệnh Botulism rất nguy hiểm: nuốt khó, ăn nói khó khăn, xệ mí mắt, tê liệt dần dần hệ hô hấp và có thể nhìn thấy cả 2 ảnh cùng một lúc Cẩn thận đối với các lon hộp móp méo và nhất là nắp đã bị phồng lên Nấu chín ở nhiệt độ cao sẽ hủy diệt được bào tử của vi khuẩn và độc tố của chúng
Vi khuẩn Shigella – Lây truyền từ những người chế biến thức ăn không
rửa tay kỹ trước khi sờ vào rau cải và thực phẩm tươi sống Khuẩn Shigella có thể được tìm thấy trong thịt gà, trong sa lát và trong sữa Triệu chứng phát hiện
ra sau khi ăn 1 vài ngày: đau bụng quặn thắt, sốt nóng, và tiêu chảy thường có máu Khỏi bệnh sau 5-7 ngày Trường hợp nặng có thể thấy ở các trẻ em dưới 2 tuổi Các cháu có thể bị động kinh và co giật Một số người bị nhiễm mà không
bị bệnh gì hết nhưng họ lại có thể lây nhiễm cho các người khác
Vi khuẩn Vibrio vulnificus - Gặp ở những vùng ven biển Người có thể
bị nhiễm qua các vết trầy trên da từ nước biển, hoặc do ăn phải những loại đồ biển, như nghêu sò, có chứa vi khuẩn V vulnificus Đau bụng, nôn và tiêu
Trang 26chảy là những triệu chứng chính Ở những người già cả hoặc ở những người
có sức miễn dịch kém, họ có thể bị nhiễm trùng huyết, nổi mụn nước ngoài
da, giảm huyết áp động mạch và chết vì bị sốc
Vi khuẩn Calicivirus - Virut này cũng thường gây ngộ độc thực phẩm,
nhưng ít khi được người ta định bệnh một cách chính xác được Triệu chứng
là đau bụng và ói mửa dữ dội nhiều hơn là tiêu chảy Bệnh thường dứt sau 2-3 ngày Virut được tìm thấy trong chất nôn mửa và trong phân của người bệnh Khác với các mầm bệnh thường gặp đều có nguồn gốc từ thú vật, Calicivirus thường lây truyền từ người này sang người khác qua việc sờ mó, chuẩn bị và chế biến món ăn
Vi khuẩn Vibrio parahemolyticus - Vi khuẩn được tìm thấy ở vùng
biển Ăn tôm, cá, nghêu và sò nấu không thật chín có thể bị ngộ độc
Vi khuẩn Cryptospora và Giardia lamblia - Đây là ba loại ký sinh trùng
thuộckhu vực nguyên sinh vật có trong phân súc vật và có thể nhiễm vào nguồn nước (kể cả nước giếng) và rau cải Vibrio vulnificus - Gặp ở những vùng ven biển Người có thể bị nhiễm qua các vết trầy trên da từ nước biển, hoặc do ăn phải những loại đồ biển, như nghêu sò, có chứa vi khuẩn V vulnificus Đau bụng, nôn và tiêu chảy là những triệu chứng chính Ở những người già cả hoặc
ở những người có sức miễn dịch kém, họ có thể bị nhiễm trùng huyết, nổi mụn nước ngoài da, giảm huyết áp động mạch và chết vì bị sốc
Vi khuẩn Calicivirus - Virut này cũng thường gây ngộ độc thực phẩm,
nhưng ít khi được người ta định bệnh một cách chính xác được Triệu chứng
là đau bụng và ói mửa dữ dội nhiều hơn là tiêu chảy Bệnh thường dứt sau 2-3 ngày Virut được tìm thấy trong chất nôn mửa và trong phân của người bệnh Khác với các mầm bệnh thường gặp đều có nguồn gốc từ thú vật, Calicivirus thường lây truyền từ người này sang người khác qua việc sờ mó, chuẩn bị và chế biến món ăn
Trang 27Vi khuẩn Vibrio parahemolyticus - Vi khuẩn được tìm thấy ở vùng
biển Ăn tôm, cá, nghêu và sò nấu không thật chín có thể bị ngộ độc
Vi khuẩn Cryptospora và Giardia lamblia - Đây là ba loại ký sinh
trùng thuộckhu vực nguyên sinh vật có trong phân súc vật và có thể nhiễm vào nguồn nước (kể cả nước giếng) và rau cải
Trong những năm gần đây việc sử dụng rộng rãi hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp, các chất phụ gia trong công nghiệp thực phẩm cũng đang là mối quan tâm lớn đối với những người làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh thực phẩm chấp hành luật vệ sinh ăn uống trong nhân dân trên toàn cầu OMS đã đưa ra một chương trình giáo dục vệ sinh thực phẩm phổ cập rộng rãi bằng mọi phương tiện như báo chí, truyền thanh, truyền hình để thức tỉnh dân chúng ở mọi nơi, mọi chỗ
1.4 Thực trạng công tác điều tra ngô ̣ đô ̣c thƣ̣c phẩm ở Việt Nam
Theo thống kê của của Bộ Y tế, từ năm 2004 - 2009 đã có 1.058 vụ NĐTP, trung bình 176,3 vụ/năm, số người bị NĐTP là 5.302 người/năm, số người chết là 298 người (49,7 người/năm), tính trung bình tỷ lệ người bị
NĐTP cấp tính là 7,1 người/100 ngàn dân/năm Năm 2009, có 152 vụ ngộ độc
thực phẩm với 5.212 người mắc và 31 người tử vong So sánh với năm 2008,
số vụ ngộ độc/năm 2009 giảm 53 vụ (25,9%); số người mắc giảm 2.616 người (33,4%); số người đi viện giảm 1.888 người (31,3%); và số người bị tử vong giảm 26 trường hợp (42,6%) Về nguyên nhân NĐTP, 29,6% số vụ do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, 5,2% số vụ do hóa chất, 24,7% do thực phẩm có sẵn độc tố tự nhiên, 40,5% số vụ không xác định được nguyên nhân [17]
Năm 2010, cả nước đã xảy ra 175 vụ ngộ độc (trong đó có 34 vụ ngộ độc trên 30 người) làm 5.664 người mắc và 42 trường hợp tử vong So sánh
Trang 28với số liệu trung bình/năm của giai đoạn 2006-2009, số vụ NĐTP giảm 9,1%,
số mắc giảm 17,6% và số người tử vong giảm 19,2% Đáng chú ý là trong số
42 người chết, có tới 14 người do uống rượu có Methanol (cồn công nghiệp) chiếm 33,3%, tiếp theo là do ăn phải nấm (23,8%) Ngộ độc do cá nóc cũng còn khá cao (16,7%)
Năm 2011, theo thống kê của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, tính đến 15/12/2011, toàn quốc ghi nhận 142 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.533 người mắc, 3.562 người đi viện và 25 trường hợp tử vong Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chính là vi sinh vật 40 vụ (28,1%), độc tố tự nhiên 38 vụ (26,8%) Ngộ độc thực phẩm ghi nhận xảy ra tại 45/63 tỉnh/thành phố So với cùng kỳ năm 2010, tình trạng ngộ độc thực phẩm có chiều hướng giảm, cụ thể
số vụ ngộ độc giảm 31 vụ (17,9%), số mắc giảm 864 người (16%), số trường hợp phải nhập viện giảm 194 người (4%) và số tử vong giảm 24 người (48,9%) Trong đó, số vụ trên 30 người mắc giảm 17 vụ (36,1%)
Năm 2012, theo báo cáo của Cục ATTP cả nước xảy ra 168 vụ NĐTP với 5.541 người mắc làm chết 34 người và số người phải nhập viện là 4.335 người, so với năm 2010 tăng 20 vụ, tăng 841 người mắc, 7 người tử vong và
số người phải nhập viện 672 người
Riêng trong năm 2013 (tính đến 20/12/2013), cả nước đã xảy ra 175 vụ ngộ độc (trong đó 34 vụ ngộ độc trên 30 người) làm 5.664 người mắc và 42 trường hợp tử vong So sánh với số liệu trung bình/năm của giai đoạn 2006 -
2009, số vụ NĐTP giảm 9,1% số mắc giảm 17,6% và số người tử vong giảm trong quản lý ngộ độc thực phẩm đó là hệ thống thông tin ghi nhận ngộ độc thực phẩm đã thực hiện nhanh chóng, xử lý 19,2% Đáng chú ý là trong số 42 người chết, có tới 14 người do uống rượu có Methanol (cồn công nghiệp) chiếm 33,3%, tiếp theo là do ăn phải nấm (22,8%) Ngộ độc do cá nóc cũng còn khá cao (16,7%)
Trang 29Theo báo cáo Sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 vừa được Bộ Y tế công bố, đáng chú ý số người chết do ngộ độc thực phẩm tăng cao , tính đến ngày 30/6/2014, toàn quốc ghi nhận có 90 vụ ngộ độc thực phẩm với 2636 người mắc, 2035 người đi viện và 28 trường hợp tử vong So với cùng kỳ năm 2013,
số vụ giảm 05 vụ (5,3%), tuy nhiên số mắc tăng 528 người (25%), số đi viện tăng 213 người (11,7%) và số tử vong tăng 10 người (55,6%)
Số vụ ngộ độc thực phẩm lớn (≥ 30 người mắc/vụ) tăng 02 vụ (11,8%), ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể tăng 10 vụ, ngộ độc thực phẩm do thức
ăn đường phố giảm 05 vụ (62,5%)
Nguyên nhân ngộ độc là do vi sinh vật, độc tố tự nhiên là 27 vụ (30%)
và hóa chất Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu do độc tố tự nhiên có trong nấm, cóc, cá nóc, sò biển, rượu ngâm củ ấu tầu, ve sầu, côn trùng dạng bọ xít đen, độc tố vi nấm trong bánh trôi ngô mốc [22], [43]
Những tiến bộ đáng kể kịp thời và các doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc tập thể được nhắc nhở, theo dõi, có cam kết và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, cải thiện điều kiện ATTP đối với cơ sở nấu nướng và quy trình chế biến thức
ăn Đã thiết lập được mạng lưới cảnh bảo nhanh có liên hệ chặt chẽ với WHO, FAO, EU và các nước trên Thế giới; bước đầu xây dựng hệ thống phân tích nguy cơ phục vụ quản lý
Bệnh truyền qua thực phẩm là nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người và giống nòi do sử dụng lâu dài thực phẩm không bảo đảm ATTP Hiện có tới 400 các bệnh truyền qua thực phẩm, chủ yếu là tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm gia cầm
Tỷ lệ mắc bệnh giun sán ở nước ta còn rất cao Có tới hơn 60.000,000 người đang mang giun sán trong người do tập quán ăn uống mất vệ sinh (ăn gỏi
cá, ăn rau sống, ăn tiết canh, nộm ) Nhiều bệnh ký sinh trùng gây tác hại rất lớn cho sức khỏe: gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, viêm và áp xe gan, rối loạn
Trang 30tiêu hóa, thần kinh và vận động Bệnh sán lá gan lớn có ở 18 tỉnh, tỷ lệ mắc có nơi tới 37% như Nam Định, Phú Yên Bệnh sán lá gan nhỏ có ở 24 tỉnh, tỷ lệ nhiễm rất cao như Hà Tây (40%), Thanh Hóa (38%), Nam Định (37%), Ninh Bình (30%), Phú Yên (37%), Bình Định (30%) Ngoài ra, các bệnh ký sinh trùng khác như: giun đũa, giun xoắn, giun kim, bệnh ấu trùng sán, giun cũng còn phổ biến Đây là các bệnh mà nguồn lây truyền chủ yếu qua đường thực phẩm, ăn uống [29]
Mặc dù đã có quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm ATTP, quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm nhưng việc tuân thủ các quy định này còn chưa nghiêm túc Ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng còn chưa cao Còn thiếu quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc khắc phục, xử lý hậu quả ngộ độc thực phẩm tập thể và truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể gây ra ngộ độc thực phẩm
Tại Sơn La, Kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2013 toàn tỉnh đã xảy ra
24 vụ NĐTP với 223 người mắc, 94 người phải nhập viện, 02 người tử vong Nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn ôi thiu và nhiễm hóa chất Thức ăn gây NĐTP là rau/quả chiếm 55,5% và thịt/các sản phẩm từ thịt chiếm 44,5%/ NĐTP xảy ra ở bữa ăn gia đình chiếm 66,7% tổng số vụ Cán bộ làm công tác ATTP chủ yếu là trình độ y sĩ, trình độ bác sĩ chỉ có 16,2% chỉ tập trung ở tuyến tỉnh và tuyến huyện 100% số cán bộ tuyến xã làm công tác vệ sinh ATTP là kiêm nhiệm và chưa được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực ATTP
1.5 Năng lực điều tra ngộ độc thực phẩm của hệ thống y tế Việt Nam
1.5.1 Hệ thống quản lý
Tại tuyến Trung ương, công tác quản lý ATTP được giao cho 3 Bộ quản lý: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương Tại Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm được thành lập để giúp
Trang 31Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP (theo Nghị định 79/2008/NĐ-CP) Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tính chất
đa ngành, để bao quát toàn bộ quá trình sản xuất nông lâm thủy sản, công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản hiện nay được phân công cho nhiều đơn vị thuộc Bộ thực hiện như Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật và Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối Tại Bộ Công thương, công tác quản lý ATTP giao cho Vụ Khoa học Công nghệ làm đầu mối [4]
Tại tuyến tỉnh, thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trực thuộc Sở Y tế với trung bình khoảng 11 biên chế hành chính; 47/63 tỉnh đã thành lập Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản với bình quân 12-15 biên chế hành chính/Chi cục, các địa phương còn lại có Phòng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đầu mối tổ chức các nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm với số lượng biên chế 4-6 người Tại tuyến huyện, ước cả nước số người tham gia quản lý chất lượng ATTP là 1.949 người (trung bình là 3,0 người/huyện)
Tại cấp xã, cả nước số người tham gia quản lý chất lượng ATTP là 11.516 người (trung bình là 1,05 người/xã) (không chuyên trách) nên chưa được trả lương vì hiện tại cấp xã/phường không được giao chức năng quản lý
về ATTP [6]
Trang 32Tại Sơn La: Nhân lực làm công tác an toàn thực phẩm ở các tuyến
trung bình (người)
Biên chế cho quản lý ATTP (người)
Tuyến tỉnh
Phòng nghiệp vụ y thanh tra Sở Y tế
Chi cục ATTP
Khoa ATTP và DD Trung tâm YTDP tỉnh
Khoa xét nghiệm Trung tâm YTDP tỉnh
* Riêng tuyến xã hiện nay chưa có biên chế chuyên trách ATTP mà chỉ
có cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác ATTP
1.5.2 Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
Tại Trung ương đã thành lập Thanh tra Chi cục ATVSTP và Thanh tra Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Tại tuyến tỉnh có Thanh tra Chi cục ATVSTP với tổng số cán bộ là 04 người tuy nhiên hiện nay chưa có cán bộ được cấp thẻ thanh tra chuyên ngành mặc dù đã có chứng chỉ thanh tra chuyên ngành về ATTP và Thanh tra Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản với 7cán bộ đã có thẻ thanh tra chuyên ngành Ngoài ra, trong Ngành nông nghiệp còn có hệ thống thanh tra chuyên ngành
về thú y, bảo vệ thực vật từ Trung ương đến địa phương cũng góp phần vào công tác thanh tra, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm
Trang 33Công tác thanh tra, kiểm tra ATTP đã được các cấp, các ngành địa phương triển khai thực hiện thường xuyên, đồng bộ Theo báo cáo của Cục
An toàn vệ sinh thực phẩm trong năm 2011 đã có 634.093 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, trong đó phát hiện 141.163 cơ sở
vi phạm (chiếm 22,26%) Số cơ sở vi phạm xử phạt là 34.807, trong đó: cảnh cáo 24.034 cơ sở, phạt tiền 10.429 cơ sở với số tiền phạt là 14.987.396.000 đồng; chuyển cơ quan chức năng xử lý 348 trường hợp; đình chỉ hoạt động
315 cơ sở; đình chỉ lưu hành 325 loại sản phẩm không đảm bảo chất lượng, tiêu huỷ 4.206 loại sản phẩm, So với năm 2010, ngộ độc thực phẩm đã giảm đáng kể: số vụ giảm 27 vụ (15,4%), số mắc giảm 964 người (17%), số tử vong giảm 24 người (47%)
Tuy nhiên, việc xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm ở tuyến huyện
và xã vẫn chưa nghiêm, chủ yếu vẫn chỉ nhắc nhở và cảnh cáo Tỷ lệ các cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm còn thấp (chiếm 33%) Việc kiểm soát an toàn thực phẩm tại các khu công nghiệp còn nhiều hạn chế
Trong 10 tháng của năm 2013, cả nước đã tổ chức 29.944 Đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP từ cấp tỉnh, huyện đến các xã phường Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra là 457.556 cơ sở, bao gồm tất cả các khu vực đối tượng và được xác định tùy theo chủ đề của từng đợt, trọng tâm thanh tra bao gồm các loại hình sản phẩm, số cơ sở vi phạm được phát hiện là 95.216 chiếm 20,08%, trong đó số cơ sở vi phạm được phát hiện bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền là 6.497 cơ sở, với số tiền phạt là 12.669.626.000 đồng (riêng Cục ATTP phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế phát hiện, xử phạt 61 cơ sở với tổng số tiền phạt 915.174.500 đồng)
Trang 34Cùng với việc xử phạt hành chính, các đoàn thanh tra đã kiên quyết xử
lý đối với sản phẩm không đảm bảo ATTP Theo số liệu báo cáo của các địa phương và các Đoàn của Trung ương đã có 5.116 cơ sở có sản phẩm không đạt bị tiêu hủy với tổng số 5.518 loại sản phẩm Hầu hết các trường hợp vi phạm đã được thông báo công khai, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng
Tại Sơn La, hệ thống thanh tra chuyên ngành về ATTP
Tuyến
Số cán bộ đã có chứng chỉ thanh tra
ATTP
Số cán bộ đã có thẻ thanh tra ATTP Tuyến tỉnh
Chi cục Quản lý chất lượng
Nông, Lâm sản, Thuỷ sản
1.5.3 Hệ thống kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm
Thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP, mạng lưới kiểm nghiệm ATTP
đang được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương Theo thống kê của Cục
An toàn vệ sinh thực phẩm, cả nước hiện có 72 cơ sở tham gia kiểm nghiệm ATTP trong ngành y tế, trong đó đã có 25 phòng kiểm nghiệm VSATTP đạt
Trang 35chuẩn ISO/IEC 17025:2005; xây dựng được 50 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống chứng nhận hợp quy cho 2 đơn
vị có khả năng kiểm nghiệm thực phẩm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, qua thực tế giám sát cho thấy, nhiều cơ sở kiểm nghiệm còn chưa đáp ứng yêu cầu về hạ tầng, nhân lực được đào tạo, hóa chất, mẫu chuẩn, thiết bị hiện đại có độ chính xác cao rất thiếu, đặc biệt là tại La bô thuộc trung tâm y tế dự phòng tỉnh đến nay cũng chưa có La bô đạt chuẩn ISO/IEC/17025:2005 là yêu cầu thiết yếu trong kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm [24]
Tại Sơn La, hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm: cán bộ tuyến huyện chỉ
ở trình độ trung cấp và kỹ thuật viên Tại tuyến tỉnh cũng có 3 cán bộ trong đó
có 2 người có trình độ đại học và 1 người có trình độ trung cấp Các cán bộ tuyến huyện 100% không có khả năng làm các xét nghiệm phân tích hóa học
và xét nghiệm vi sinh vật, đều phải gửi mẫu Cán bộ tuyến xã không đảm đương được việc lấy mẫu và triển khai được các xét nghiệm nhanh Tuyến tỉnh đảm bảo đủ dụng cụ, hóa chất phục vụ cho công tác lấy mẫu, bảo quản mẫu và làm các xét nghiệm nhanh kiểm nghiệm thực phẩm nhưng đối với tuyến huyện thì còn thiếu hóa chất Đặc biệt tuyến xã thì chưa có cán bộ chuyên trách về ATTP, không được trang bị bộ xét nghiệm kit thử nhanh và túi ghép mí để đựng mẫu Việc điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, tìm hiểu bữa ăn nguyên nhân và tổ chức
đoàn điều tra hiện trường do tuyến tỉnh và huyện thực hiện
Trang 36CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Địa bàn
Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi, diện tích tự nhiên 14.174,44 km2; Dân số trung bình: 1.152.283 người, có 12 dân tộc cùng chung sống, gồm có
1 thành phố và 11 huyện, được chia làm 3 khu vực:
- Khu vực thành phố: Là thành phố Sơn La gồm 7 phường, 5 xã;
+ Điều tra kiến thức, thực hành của nhân viên y tế xã về phòng chống NĐTP và năng lực điều tra NĐTP của tuyến xã tiến hành tại 3 khu vực:
- Khu vực thành phố: Điều tra tại 12 xã, phường thuộc thành phố Sơn La;
- Khu vực ngoại thị: Điều tra tại 31 xã gồm 14 xã của huyện Mai Sơn
và 17 xã của huyện Thuận Châu;
- Khu vực vùng sâu, vùng xa: Điều tra tại 20 xã gồm 8 xã của huyện Mai Sơn và 12 xã của huyện Thuận Châu
Trang 37Thành phố Sơn La
Thành phố Sơn La là trung tâm y tế, chính trị, văn hoá, hành chính của tỉnh Sơn La diện tích tự nhiên 32.493 ha, dân số 96.704 người gồm 12 đơn vị hành chính Phía Đông giáp huyện Mai Sơn và huyện Mường La; phía Tây giáp các huyện Thuận Châu; phía Nam giáp các huyện Mai Sơn; phía Bắc giáp huyện Thuận Châu và huyện Mường La Thành phố Sơn La hiện nay bao gồm 07 phường và 5 xã
Huyện Mai Sơn
Là huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cửa ngõ của thành phố Sơn La, Mai Sơn có điều kiện giao thông thuận lợi có các tuyến Quốc lộ 6, quốc lộ 37
và quốc lộ 4G đi qua, có sân bay Nà Sản, có cảng Tà Hộc trên sông Đà Diện tích tự nhiên 8.256,75ha; gồm 22 xã, trong đó có 8 xã thuộc vùng sâu vùng xa (Theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ) Dân
số 153.818 người, Là nơi có nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống, nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp
Huyện Thuận Châu
Thuận Châu là là một trong những vùng trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh Là huyện giáp tỉnh Điện Biên Phía Đông giáp huyện Quỳnh Nba
và huyện Điện Biên Đông; phía Tây giáp huyện Mường La, Huyện Tuần Giáo; phía Nam giáp thành phố Sơn La; phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo Thuận Châu tổng diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính là 23.014,48
ha, gồm 29 xã, trong đó có 12 xã thuộc vùng sâu vùng xa (Theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ) Dân số 163.063 người Là nơi có nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống, nhiều doang nghiệp, khu công nghiệp
Trang 38+ Tuyến tỉnh: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh;
+ Tuyến huyện: 12 Trung tâm y tế huyện/thành phố;
+ Tuyến xã: 12 Trạm Y tế phường của thành phố Sơn La, 22 xã của huyện Mai Sơn và 29 xã của huyện Thuận Châu
- Trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác đảm bảo ATTP tại các tuyến
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014
2.2 Phương pha ́ p nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu hồi cứu toàn bộ báo cáo vụ NĐTP từ 1/1/2013 đến 31/12/2013, kết hợp với điều tra cắt ngang nhằm mô tả thực trạng hệ thống y tế tham gia điều tra, khắc phục vụ NĐTP tại địa phương theo các tuyến hiện nay
(1) Thiết kế nghiên cứu hồi cứu nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ học và công tác điều tra các vụ NĐTP của tỉnh trong năm 2013:
- Thiết kế mẫu tổng hợp các chỉ tiêu dựa theo Quy định chế độ báo cáo
và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm (Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2006/QĐ- BYT ngày 09/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế); Quy chế
Trang 39Điều tra ngộ độc thực phẩm (Ban hành kèm theo Quyết định số: 39/2006/QĐ- BYT ngày 13/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Tổ chức điều tra hồi cứu tổng hợp số liệu từ sổ sách, báo cáo của các
cơ sở y tế liên quan điều tra, báo cáo vụ NĐTP tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh; Trung tâm y tế huyện/thành phố, Trạm y tế xã/phường; phân tích và đánh giá thực trạng tình hình mắc vụ NĐTP của địa phương nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ học và công tác điều tra NĐTP Phân bố số mắc, số chết, đi viện của các vụ NĐTP theo tháng
để đánh giá diễn biến của NĐTP theo tháng trong năm; biểu hiện lâm sàng và diễn biến của các vụ NĐTP, nguyên nhân của các vụ NĐTP
(2) Thiết kế nghiên cứu ngang: Tổ chức thực hiện điều tra về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, năng lực cán bộ, trang thiết bị liên quan đến bảo đảm ATTP của hệ thống y tế, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực đáp ứng của các đơn vị của ngành y tế trong điều tra vụ NĐTP của các địa phương
- Thiết kế mẫu phiếu điều tra kiến thức - thái độ về phòng chống NĐTP của nhân viên y tế tại địa bàn nghiên cứu
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
a/ Điều tra về tình hình NĐTP của địa phương:
+ 100% báo cáo về các vụ NĐTP của tỉnh được ghi nhận từ 1/1/2013 đến 31/12/2013
+ Điều tra hồi cứu qua sổ sách báo các về các triệu chứng lâm sàng chính các ca mắc NĐTP trong năm 2013
b/ Đánh giá năng lực điều tra NĐTP của hệ thống y tế
+ Tuyến tỉnh/ thành phố: khảo sát trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Sơn La
+ Tuyến huyện: 100% Trung tâm Y tế dự phòng các huyện của tỉnh Sơn
La Vậy tổng số Trung tâm y tế huyện/thành phố/ cần điều tra là 12 trung tâm
Trang 40+ Tuyến xã: Bốc thăm ngẫu nhiên 2 huyện, 1 thành phố và điều tra toàn
bộ số xã trong huyê ̣n /thành phố Cụ thể như sau:
Thành phố Sơn La có 7 phường và 5 xã;
Huyện Mai Sơn có 22 xã;
Huyện Thuận Châu điều tra 29 xã;
Vậy tổng số xã/ phường cần điều tra là 63 xã/phường
* Đánh giá năng lực của hệ thống Labo xét nghiệm ATTP thuộc hệ
c/ Điều tra KAP về phòng chống NĐTP của nhân viên y tế: Dựa vào
công thức tính cỡ mẫu cho điều tra cắt ngang
n = Z2 (1-α /2)
p.q
d2 Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu tính theo công thức
Z: Độ tin cậy ở ngưỡng α = 0,05, tra bảng ta có Z2
= 1,96
p: Tỷ lệ người nhận thức đúng về ngộ độc thực phẩm là 0,45[21] d: Sai số mong muốn( d= 0,05)
Vậy n = 381 người Thực tế chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 383 người