1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các phương thức ưu đãi dành cho khách hàng và hợp đồng xây dựng

23 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 224,05 KB

Nội dung

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT – KIỂM TOÁN HỌ VÀ TÊN MSV 1 2 3 4 5 CHỦ ĐỀ BÀI TẬP LỚN 6 CÁC PHƯƠNG THỨC ƯU ĐÃI DÀNH CHO KHÁCH HÀNG VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN TIẾN ĐẠT HÀ NỘI - 2019 CHỦ ĐỀ 1 : CÁC PHƯƠNG THỨC ƯU ĐÃI DÀNH CHO KHÁCH HÀNG I Các phương thức ưu đãi dành cho khách hàng 1 Tặng hàng hóa dịch vụ cho khách hàng không kèm điều kiện mua hàng 1.1 Chính sách kế toán: Theo quy định tại Điều 91 khoản 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC, đối với hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, cho biếu tặng không thu tiền, không kèm điều kiện mua hàng thì: - Không ghi nhận doanh thu - Toàn bộ chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa được hạch toán vào chi phí bán hàng 1.2 Các chứng từ liên quan - Chứng từ liên quan đến tiền măt: Phiếu thu/ Phiếu chi/ Giấy đề nghị thanh toán - Chứng từ liên quan đến mua bán hàng: Hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra/ Phiếu nhập kho, xuất kho/ Đơn đặt hàng/ Hợp đồng kinh tế - Chứng từ liên quan đến chi phí, doanh thu: Phiếu kế toán 1.3 Hạch toán kế toán - Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, có đăng ký chương trình khuyến mại với Sở Công thương thì đơn vị xuất hóa đơn với giá tính thuế bằng 0: Nợ TK 641- Chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá (TT 200) Nợ TK 6421- Chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá (TT 133) Có các TK 155, 156 - Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, nhưng không đăng ký chương trình khuyến mại với Sở Công thương thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho Tức là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ (theo Khoản 5 Điều 7 chương II Thông tư 219/2013/TT- BTC):  Trường hợp sản phẩm, hàng hóa mua về nhập kho sau đó xuất khuyến mại: o Khi xuất cho biếu tặng: Nợ TK 641 - Chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá (TT 200) Nợ TK 6421 - Chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá (TT 133) Có TK 152, 153, 155, 156 => Nếu phải kê khai thuế GTGT đầu ra, ghi: Nợ TK 133 (theo Khoản i, Mục 3, Điều 91, Thông tư 200/2014/TT-BTC) Nợ TK 6421 (theo hướng dẫn tại phần Tài khoản 642, mục 3.15, Thông tư 133/2016/TT-BTC) Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp  Trường hợp sản phẩm, hàng hóa mua về tặng ngay: Nợ TK 641 - Chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá (TT 200) Nợ TK 6421 - Chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá (TT 133) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331 Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp 2 Khuyến mại kèm điều kiện mua hàng 2.1 Chính sách kế toán Theo quy định tại Điều 79 khoản 1 và Điều 91 khoản 3 Thông tư 200/2014/TT- BTC quy định, nếu hàng khuyến mại kèm theo điều kiện mua hàng thì - Doanh thu bán hàng được ghi nhận và phân bổ khi cung cấp hàng khuyến mại - Chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong ky 2.2 Các chứng từ liên quan - Chứng từ liên quan đến tiền măt: Phiếu thu/ Phiếu chi/ Giấy đề nghị thanh toán - Chứng từ liên quan đến mua bán hàng: Hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra/ Phiếu nhập kho, xuất kho/ Đơn đặt hàng/ Hợp đồng kinh tế - Chứng từ liên quan đến chi phí, doanh thu: Phiếu kế toán 2.3 Hạch toán kế toán + Trường hợp khuyến mại kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm ) và có đăng ký chương trình khuyến mại với Sở công thương thì phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán) Đồng thời hoá đơn xuất ra, đối với hàng khuyến mại sẽ có giá tính thuế= 0  Ghi nhận doanh thu : Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng số tiền thanh toán ( của 2 mặt hàng ) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (phân bổ cho cả hàng khuyến mại) Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp  Ghi nhận giá vốn Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán trong ky Có TK 152, 156 – Giá vốn của 3 sản phẩm + Trường hợp khuyến mại kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm ) nhưng không đăng ký chương trình khuyến mại với Sở công thương thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho:  Ghi nhận doanh thu và thuế GTGT: Nợ TK 111, 112, 131- Tổng tiền thanh toán của các mặt hàng bán Có TK 511- Doanh thu của các mặt hàng bán Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp của các mặt hàng bán  Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632 -Giá Nợ TK 641(TT200), vốn 6421(TT133)- hàng Giá vốn hàng bán khuyến mại Có TK 155, 156  Hạch toán thuế GTGT hàng khuyến mại Nợ TK 133(TT200) (theo Khoản i, Mục 3, Điều 91, Thông tư 200/2014/TT-BTC) Nợ TK 6421(TT133) (theo hướng dẫn tại phần Tài khoản 642, mục 3.15, Thông tư 133/2016/TT-BTC) Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp 3 Khuyến mại cho khách hàng truyền thống 3.1 Chính sách kế toán : Theo Điều 79 khoản 1 điểm 1.6 mục 1.6.10,a Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định điều kiện, nguyên tắc ghi nhận doanh thu khuyến mãi khách hàng truyền thống : + Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ Tại thời điểm bán hàng và cung cấp dịch vụ xác định giá trị hợp lý của hàng hóa dịch vụ miễn phí và ghi nhận doanh thu là tổng tiền thu trừ giá trị hợp lý 3.2 Các chứng từ liên quan - Chứng từ liên quan đến tiền măt: Phiếu thu/ Phiếu chi/ Giấy đề nghị thanh toán - Chứng từ liên quan đến mua bán hàng: Hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra/ Phiếu nhập kho, xuất kho/ Đơn đặt hàng/ Hợp đồng kinh tế - Chứng từ liên quan đến chi phí, doanh thu: Phiếu kế toán 3.3 Hạch toán kế toán : a) Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong chương trình dành cho khách hàng truyền thống, kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho khách hàng: Nợ TK 112, 131 Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước b) Khi hết thời hạn quy định của chương trình, nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện để hưởng các ưu đãi như nhận hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá, người bán không phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán cho khách hàng, kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ c) Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng ưu đãi, khoản doanh thu chưa thực hiện được xử lý như sau: – Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ với khách hàng (đã chuyển giao hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc đã chiết khấu, giảm giá cho khách hàng): Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Trường hợp bên thứ ba là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng thì thực hiện như sau: + Trường hợp doanh nghiệp đóng vai trò là đại lý của bên thứ ba, phần chênh lệch giữa khoản doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba đó được ghi nhận là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán với bên thứ ba, ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (phần chênh lệch giữa doanh thu chưa thực hiện và số tiền trả cho bên thứ ba được coi như doanh thu hoa hồng đại lý) Có các TK 111, 112 (số tiền thanh toán cho bên thứ ba) + Trường hợp doanh nghiệp không đóng vai trò đại lý của bên thứ ba (giao dịch mua đứt, bán đoạn), toàn bộ khoản doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba, số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba được ghi nhận vào giá vốn hàng bán, ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba là giá vốn hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có các TK 112, 331 ” Xác định giá vốn hàng khuyến mại khách hàng truyền thống Kết chuyển giá vốn hàng bán trong ky: Nợ TK 632 Có TK 152, 156, 111, 112 4 Khuyến mại từ nhà sản xuất : 4.1 Chính sách kế toán : Theo quy định tại Điều 91 khoản 3 TT 200/2014, trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối: + Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ) Theo quy định trên, trường hợp doanh nghiệp tiếp tục chương trình khuyến mại của nhà sản xuất, khi nhận hàng (không phải trả tiền) dùng cho chương trình khuyến mại, thì hàng hóa được theo dõi chi tiết số lượng trên sổ sách quản trị và được thể hiện trên bản Thuyết minh báo cáo tài chính, không hạch toán vào sổ sách kế toán Trường hợp doanh nghiệp nhận hàng hóa khuyến mại (không phải trả tiền) dùng cho chương trình khuyến mại, mà không thực hiện khuyến mại, thì hạch toán ghi tăng thu nhập khác 4.2 Các chứng từ liên quan - Chứng từ liên quan đến mua bán hàng: Hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra/ Phiếu nhập kho, xuất kho/ Đơn đặt hàng/ Hợp đồng kinh tế - Chứng từ liên quan đến chi phí, doanh thu: Phiếu kế toán 4.3 Hạch toán kế toán : + Khi hết chương trình khuyến mại nếu không trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa dùng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi : Nợ TK 156 – Hàng hóa (theo giá trị hợp lý) Có TK 711 – Thu nhập khác 5 Khuyến mại cho quyền trả lại hàng của khách: 5.1 Chính sách kế toán : Tại Điểm 2.8, Phụ lục 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 : + Nếu người mua là đối tượng có hóa đơn, khi hàng trả lại trên hóa đơn phải ghi rõ “hàng trả lại do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có) và bên bán hàng không cần thu hồi hóa đơn đã lập + Nếu người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hai bên phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, thuế theo hóa đơn bán hàng, lý do trả hàng, và bên bán phải thu hồi hóa đơn đã lập Doanh thu được ghi nhận vào thời điểm bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, sau khi hàng hóa nhập về do khách hàng trả lại sẽ ghi nhận bổ sung điều chỉnh doanh thu 5.2 Các chứng từ liên quan - Chứng từ liên quan đến mua bán hàng: Hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra/ Phiếu nhập kho, xuất kho/ Đơn đặt hàng/ Hợp đồng kinh tế - Chứng từ liên quan đến chi phí, doanh thu: Phiếu kế toán 5.3 Hạch toán kế toán : (1) Trường hợp ghi nhận doanh thu khi hết thời hạn trả lại hàng: Căn cứ vào số thực tế bán được, kế toán ghi: Nợ TK 111 Nợ TK 131 Có TK 511 Nợ TK 33311 (2) Trường hợp ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng: Phản ánh giá bán trên hoá đơn: Nợ TK 111 Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 33311 Khi phát sinh hàng bị trả lại, kế toán ghi nhận doanh thu đã bán bị trả lại Nợ TK 5213 – Hàng bán bị trả lại Nợ TK 33311 Có TK 111 (3) Nếu ghi nhận theo doanh thu ước tính vào thời điểm giao hàng: Nợ TK 131 Có TK 511 - Doanh thu thuần ước tính Có TK 33311 Khi kết thúc thời hạn trả hàng, nếu doanh thu thực tế chênh lệch so với số ước tính, kế toán ghi bút toán điều chỉnh Nợ TK 511 Nợ TK 33311 Có TK 131 II Liên hệ với doanh nghiệp Việt Nam 1 Ưu đãi dành cho hội viên: Đây là hình thức ưu đãi khá phổ biến, được áp dụng ở rất nhiều các doanh nghiệp với các loại mặt hàng khác nhau Có thể kể đến Vinmart, BigC áp dụng hình thức tích điểm qua các lần mua hàng, sau khi khách hàng tích đến một số điểm nhất định, họ có thể trừ ở hóa đơn mua hàng sau nếu có nhu cầu Một số cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, rạp phim,…thì lựa chọn hình thức phát hành thẻ hội viên có các bậc khác nhau như: vàng, bạc, đồng hay khách hàng vip, vvip Khi khách hàng mua hàng đến một số tiền nhất định sẽ được nâng hạng thẻ và nhận các ưu đãi dành riêng cho loại thẻ đó như giảm giá 5% hay 10% cho tất cả các hóa đơn sau, giảm 15% vào ngày sinh nhật, tặng vé xem phim hay combo vào tháng sinh nhật…       Khách hàng thành viên: Khách hàng mới đăng ký tài khoản mua hàng tại webiste bitis.com.vn và sẽ được tích lũy điểm cho mỗi đơn hàng thành công Thành viên Silver: Đạt mức doanh thu mua hàng từ 2.000.000đ – dưới 4.000.000đ Chiết khấu 3% cho mỗi đơn hàng sau khi được thăng hạng Thành viên Gold: Đạt mức doanh thu mua hàng từ 4.000.000đ – dưới 8.000.000đ Chiết khấu 5% tổng giá trị đơn hàng sau khi được thăng hạng Thành viên Platinum: Đạt mức doanh thu mua hàng từ 8.000.000đ Chiết khấu 7% tổng giá trị đơn hàng sau khi được thăng hạng Như vậy, nếu khách hàng chưa đủ điểm tích lũy nhưng đã hết hạn chương trình thì toàn bộ giá trị trước đó ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện sẽ ghi nhận vào doanh thu Đối với các khách hàng đã đủ điều kiện (từ 1.000 điểm trở lên) thì khi nhận thưởng kế toán kết chuyển doanh thu (TK511) và giá vốn (TK632) Vậy theo Thông tư 200, khi phát sinh giao dịch bán hàng theo chương trình khách hàng truyền thống, DN sẽ không ghi nhận toàn bộ giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào doanh thu mà phải ghi nhận doanh thu chưa thực hiện đối với phần nghĩa vụ còn phải thực hiện với khách hàng là giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc giảm giá Phần doanh thu chưa thực hiện này, chỉ được kết chuyển vào doanh thu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối chương trình, khi có kết luận khách hàng không đạt điều kiện để hưởng ưu đãi hoặc khi DN đã thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ưu đãi cho khách hàng đủ điều kiện 2 Khuyến mãi ra mắt sản phẩm mới Để chào mừng sự ra mắt của dòng sản phẩm vòi gạt đồng Avento, tổng Công ty Cổ phần Vật tư ngành nước TâmThành áp dụng chương trình khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho dòng sản phẩm mới : - Chiết khấu 3% khi đặt từ 2 thùng vòi trở lên - Chiết khấu 6% khi đặt từ 5 thùng vòi trở lên - Đặc biệt hơn, với những khách hàng thanh toán ngay sẽ được chiết khấu thêm 2% tổng giá trị đơn hàng Như vậy, đối với hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, cho biếu tặng không thu tiền, không kèm điều kiện mua hàng thì kế toán không ghi nhận doanh thu mà toàn bộ chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa được hạch toán vào chi phí bán hàng 3 Khuyến mại với đối tác Nhân dịp ra mắt hệ thống mới và hưởng ứng ngày lễ Quốc Khánh 02/09, bên cạnh khuyến mãi “Tặng ngay 100,000VND khi nạp tiền sử dụng dịch vụ“, Boxme tiếp tục mang đến cho Quý khách hàng chương trình siêu ưu đãi về giá từ đối tác vận chuyển DHL E-commerce Nội dung và quy định chi tiết:  Tuyến nội thành Hà Nội: Đồng giá 10,000 VND/ đơn hàng trọng lượng dưới 3 kg  Tuyến nội thành TP Hồ Chí Minh: Đồng giá 10,000 VND/ đơn hàng trọng lượng dưới 3 kg  Tuyến TP Hồ Chí Minh – các tỉnh miền Nam: Đồng giá 20,000 VND/ đơn hàng trọng lượng dưới 3kg  Tuyến Hà Nội – các tỉnh miền Bắc: Đồng giá 20,000 VND/ đơn hàng trọng lượng dưới 3kg * Giá này đã bao gồm phí thu hộ, đã bao gồm phí vùng sâu vùng xa, chưa bao gồm VAT CHỦ ĐỀ 2: HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 1 Giới thiệu về Chuẩn mực kế toán số 15: -Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng, gồm: Nội dung doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng; ghi nhận doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính 1.1: Doanh thu của hợp đồng xây dựng: -Các doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng -Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng , các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định một cách đáng tin cậy - Doanh thu của hợp đồng có thể tăng, giảm ở từng thời kì, ví dụ : + Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng, giảm doanh thu của hợp đồng trong ky tiếp theo so với hợp đồng được chấp nhận lần đầu tiên + Doanh thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả tăng lên + Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thỏa thuận hợp đồng + Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hàn thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm + Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng khi: + Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã được ghi trong hợp đồng + Khoản tiền thưởng được xác định một cách đáng tin cậy - Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng - Ví dụ: + Sự chậm trễ do khách hàng gây nên + Sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế + Các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng - Việc xác định doanh thu tăng thêm từ các khoản thanh toán trên còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều đàm phán Do đó, các khoản thanh toán khác chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng khi: + Các cuộc thỏa thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường + Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và có thể xác dịnh được một cách đáng tin 1.2: Điều kiện ghi nhận doanh thu: - Xảy ra 2 trường hợp: + trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính, thì doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu + trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kì phản ánh trên hóa đơn đã lập 1.3: Thời điểm ghi nhận doanh thu: -Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều ky thì doanh thu được ghi nhận trong ky theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của ky đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả 4 điều kiện sau + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; + Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán; + Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó 1.4: Xác định doanh thu của hợp đồng xây dựng: -Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được Việc xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tuy thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời ky Ví dụ: + Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng hoặc giảm doanh thu của hợp đồng trong ky tiếp theo so với hợp đồng được chấp thuận ban đầu + Doanh thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả tăng lên + Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng + Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm - Phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành Theo phương pháp này, doanh thu được xác định phù hợp với chi phí đã phát sinh của khối lượng công việc đã hoàn thành thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Theo phương pháp này, doanh thu và chi phí của hợp đồng được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu và chi phí của phần công việc đã hoàn thành trong ky báo cáo - Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành Tuy thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một trong 3 phương pháp sau để xác định phần công việc hoàn thành: + Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng + Đánh giá phần công việc đã hoàn thành + Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng Việc thanh toán theo tiến độ và những khoản ứng trước nhận được từ khách hàng thường không phản ánh phần công việc đã hoàn thành Ví dụ: - Doanh thu hợp đồng xây dựng với giá cố định được xác định theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) công việc hoàn thành, được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa giờ công lao động đã thực hiện đến thời điểm hiện tại so với tổng số giờ công lao động dự tính cho hợp đồng đó - Doanh thu hợp đồng xây dựng được xác định theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh tính đến thời điểm hiện tại so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng *Doanh thu hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo 2 trường hợp: - Khi kết quả thực hiện HĐXD được ước tính một cách đáng tin cậy (khi doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng) : TH1: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch - Doanh thu và Chi phí ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập BCTC - Không phụ thuộc vào HĐ và số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch thì: a) Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và giao trách nhiệm cho các bộ phận liên quan xác định giá trị phần công việc đã hoàn thành và lập chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong ky: - Nếu áp dụng phương pháp "Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng" thì giao cho bộ phận kế toán phối hợp với các bộ phận khác thực hiện: - Nếu áp dụng phương pháp "Đánh giá phần công việc đã hoàn thành" hoặc phương pháp "Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng" thì giao cho bộ phận kỹ thuật thi công phối hợp với các bộ phận khác thực hiện b) Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành trong ky (không phải hóa đơn) làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong ky kế toán Đồng thời nhà thầu phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng để lập hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng đòi tiền Kế toán căn cứ vào hóa đơn để ghi sổ kế toán số tiền khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch TH2 Thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện - Doanh thu và Chi phí ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong ky được phản ánh trên hóa đơn đã lập Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, được khách hàng xác nhận thì nhà thầu phải căn cứ vào phương pháp tính toán thích hợp để xác định giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành trong ky Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơn gửi cho khách hàng đòi tiền và phản ánh doanh thu và nợ phải thu trong ky tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận Việc trích lập dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình xây lắp và được hạch toán vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập và được hạch toán vào TK 711 “Thu nhập khác” ∙ Khi kết quả thực hiện HĐXD không ước tính được đáng tin cậy: - Doanh thu chỉ được ghi nhận tương ứng với chi phí thực tế của HĐXD đã phát sinh mà việc được hoàn trả là tương đối chắc chắn - Các chi phí của hợp đồng chỉ đượ ghi nhận là chi phí trong ky khi các khoản chi phí này đã phát sinh 1.5: phương pháp hoạch toán doanh thu hợp đồng xây dựng: Phương pháp hạch toán doanh của hợp đồng xây dựng: Được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp (sử dụng TK133, TK 154, TK3331, TK 337, TK 352, TK511…) Bổ sung Tài khoản 337 – “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” để kế toán doanh thu và chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp thanh toán theo tiến độ kế hoạch: Tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” dùng để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch và số tiền phải thu theo doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác nhận của hợp đồng xây dựng dở dang Phương pháp kế toán cụ thể: 1.5.1.Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch: - Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải hoá đơn) do nhà thầu tự xác định, ghi: Nợ TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp - Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng 1.5.2 Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện - Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì kế toán phải lập hóa đơn trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hóa đơn, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Một số khoản khác Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng), ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng - Một nhà thầu có thể phải bỏ ra các chi phí liên quan đến việc hình thành hợp đồng, đây được coi là khoản ứng trước nếu chúng được hoàn trả Đối với hợp đồng thi công xây dựng: Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng; hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng; hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng Hợp đồng dưới 1 tỷ không được tạm ứng - Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết Ví dụ minh họa : Công ty cổ phần Thanh Bình đang thực hiện một hợp đồng xây dựng trong 3 năm, tổng doanh thu của hợp đồng là 5.000.000.000 đồng, tổng chi phí thực tế phát sinh trong 3 năm là 4.050.000.000 đồng Trong hợp đồng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch Tình hình chi phí và số tiền thanh toán ba năm như sau: Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Chi phí thực tế đến năm 1.500.000 3.600.000 4.050.000 2 Chi phí ước tính để hoàn thành 3.000.000 400.000 3 Số tiến phải thanh toán trên hóa đơn theo tiến độ kế hoạch ghi trong hợp đồng 1.000.000 3.700.000 300.000 4 Số tiền đã thanh toán bằng TGNH 750.000 3.000.000 1.250.000 Yêu cầu: Xác định doanh thu và chi phí hợp đồng xây dựng và ghi sổ kế toán của từng năm Biết rằng doanh thu được ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng, và hợp đồng xây dựng trên không thuộc diện chịu thuế GTGT, đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Tình huống kế toán ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng Trả lời: 1 Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng năm 2016: + Chi phí thực tế năm 2016 là 1.500.000; chi phí ước tính hoàn thành là 3.000.000, vậy tổng chi phí dự toán của hợp đồng năm 2016 là: Tổng chi phí dự toán của hợp đồng = Chi phí thực tế + Chi phí ước tính để hoàn thành = 1.500.000 + 3.000.000 = 4.500.000 + Doanh thu hợp đồng xây dựng năm 2016 được xác định như sau: Doanh thu = Chi phí thực tế năm 2016/ Tổng chi phí dự toán của HĐ x Giá trị hợp đồng = 1.500.000/4.500.000 x 5.000.000 = 1.670.000 + Căn cứ vào số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng năm 2016 là 1.670.000, kế toán lập hóa đơn, ghi: Nợ TK 131: 1.000.000 Có TK 337: 1.000.000 + Căn cứ vào doanh thu được xác định theo phương pháp tỷ lệ chi phí năm 2016 là 1.670.000, kế toán lập chứng từ phản ánh doanh thu, căn cứ ghi chứng từ: Nợ TK 337: 1.670.000 Có TK 511: 1.670.000 Đồng thời kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh năm 2016: Nợ TK 511: 1.670.000 Có TK 911: 1.670.000 + Khi nhận được tiền thanh toán, ghi: Nợ TK 111: 750.000đ Có TK 131: 750.000đ + Ghi nhận chi phí vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016: Nợ TK 632: 1.500.000đ Có TK 154: 1.500.000đ Đồng thời kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh năm 2016: Nợ TK 911: Có TK 632: 1.500.000đ 1.500.000đ 2 Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng năm 2017: + Chi phí thực tế đến cuối năm 2017 là 3.600.000; chi phí ước tính hoàn thành là 400.000, vậy tổng chi phí dự toán của hợp đồng năm 2016 là: Tổng chi phí dự toán của hợp đồng = Chi phí thực tế + Chi phí ước tính để hoàn thành = 3.600.000 + 400.000 = 4.000.000 + Doanh thu hợp đồng xây dựng năm 2017 được xác định như sau: Doanh thu của 2 năm = Chi phí thực tế của 2 năm/ Tổng chi phí dự toán của HĐ x Giá trị hợp đồng = 3.600.000/4.000.000 x 5.000.000 = 4.500.000 Doanh thu năm 2017 = Doanh thu của 2 năm – Doanh thu đã ghi nhận năm 2016 = 4.500.000 – 1.670.000 = 2.830.000 + Căn cứ vào số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng năm 2017 là 3.700.000, kế toán lập hóa đơn, ghi: Nợ TK 131: 3.700.000 Có TK 337: 3.700.000 + Căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trong năm 2017 ghi: Nợ TK 337: 2.830.000 Có TK 511: 2.830.000 + Khi nhận được tiền thanh toán, ghi: Nợ TK 111: 3.000.000đ Có TK 131: 3.000.000đ + Ghi nhận chi phí vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017: 3.600.000 – 1.500.000 = 2.100.000 Nợ TK 632: 2.100.000đ Có TK 154: 2.100.000đ 3 Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng năm 2018: + Đến cuối năm 2018 hợp đồng đã hoàn thành 100% trong đó phần công việc hoàn thành của 2 năm trước là 90% 3.600.000/4.000.000 x 100% = 90% Vậy phần công việc hoàn thành của năm 2018 là 10% = 100 % – 90% + Doanh thu hợp đồng xây dựng năm 2018 được xác định như sau: Doanh thu năm 2018 = Tỷ lệ công việc hoàn thành năm 2015 x Giá trị hợp đồng = 10% x 5.000.000 = 500.000 + Căn cứ vào số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng năm 2018 là 300.000, kế toán lập hóa đơn, ghi: Nợ TK 131: 300.000 Có TK 337: 300.000 + Căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trong năm 2018 ghi: Nợ TK 337: 500.000 Có TK 511: 500.000 + Khi nhận được tiền thanh toán, ghi: Nợ TK 111: Có TK 131: 1.250.000đ 1.250.000đ + Ghi nhận chi phí vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018: 4.050.000 – 3.600.000 = 450.000 Nợ TK 632: 450.000đ Có TK 154: 450.000đ Tình huống kế toán ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng ... HÀ NỘI - 2019 CHỦ ĐỀ : CÁC PHƯƠNG THỨC ƯU ĐÃI DÀNH CHO KHÁCH HÀNG I Các phương thức ưu đãi dành cho khách hàng Tặng hàng hóa dịch vụ cho khách hàng khơng kèm điều kiện mua hàng 1.1 Chính sách kế...HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT – KIỂM TOÁN HỌ VÀ TÊN MSV CHỦ ĐỀ BÀI TẬP LỚN CÁC PHƯƠNG THỨC ƯU ĐÃI DÀNH CHO KHÁCH HÀNG VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG... 131 - Phải thu khách hàng 1.5.2 Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu toán theo giá trị khối lượng thực - Khi kết thực hợp đồng xây dựng xác định cách đáng tin cậy khách hàng xác nhận

Ngày đăng: 21/05/2020, 11:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w