1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất khối kinh tế trường học viện công nghệ bưu chính viễn thông

29 135 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 98,93 KB

Nội dung

Đối tượng, phạm vi, khách thể, mục đích nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà người nghiên cứu tiến hành đó là động cơ học tập của sinh viên năm nhất khối kinh tế trường HVCNB

Trang 1

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN 2

BẢNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 3

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Đối tượng, phạm vi, khách thể, mục đích nghiên cứu: 4

2 Lý do, giả thuyết, nhiệm vụ, sự cần thiết của nghiên cứu: 4

3 Phương pháp nghiên cứu: 6

B PHẦN NỘI DUNG 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: 6

1.1 Đặt vấn đề: 6

1.3 Các quan điểm về động cơ học tập: 12

1.4 Đặc điểm tâm-sinh lý của sinh viên: 12

1.5 Vài nét về địa bàn nghiên cứu: 15

Chương 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: 17

Chương 3: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 18

3.1 Động cơ thi đại học của sinh viên: 18

3.2 Động cơ học tập của sinh viên: 21

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên: 29

C PHẦN KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trang 3

BẢNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

HVCNBCVT Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đối tượng, phạm vi, khách thể, mục đích nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng mà người nghiên cứu tiến hành đó là động cơ học tập của sinh viên năm nhất khối kinh tế trường HVCNBCVT

 Bên cạnh đó qua kết quả nghiên cứu mà đề tài chỉ ra, khoa sẽ có những chươngtrình cụ thể để giới thiệu về mục đích đào tạo của từng khoa, công việc mà sinh viên sẽlàm sau khi tốt nghiệp nhằm giúp cho các em học sinh trung học phổ thông có nhữngđịnh hướng đúng đắn ngay từ khi có định hướng thi đại học

2 Lý do, giả thuyết, nhiệm vụ, sự cần thiết của nghiên cứu:

- Lý do lựa chọn đề tài:

 Trong tâm lý học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm Tất

cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lý giải vì sao con người hành động thếnày hay thế khác về thực chất là những công trình nghiên cứu về động cơ Khái niệmđộng cơ thường được dùng như một khái niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người

 Các nhà tâm lý học nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò quan trọngtrong quá trình hoạt động của con người Động cơ chính là lực thúc đẩy con người hànhđộng để đạt được mục đích của chính mình Nói khác đi động cơ chính là yếu tố thôi thúc

Trang 5

con người hành động để thỏa mãn nhu cầu Con người không thể đạt được mục đích củamình nếu thiếu vắng động cơ Vậy thì, trong quá trình học tập động cơ có vai trò như thếnào? Về thực chất động cơ học tập là gì? Động cơ có ảnh hưởng đến kết quả học tậpkhông?

 Khối kinh tế của trường HVCNBCVT là khoa có bề dày về công tác giảng dạy,được thể hiện rất rõ thông quan kết quả học tập cũng như những thành tích mà giảng viên

và sinh viên của các khoa đạt được Vậy thì động cơ gì thúc đẩy sinh viên khối kinh tế củatrường HVCNBCVT học tập là gì? Động cơ ấy có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọngnhư thế nào đến kết quả học tập của sinh viên? Đặc biệt là với những sinh viên năm thứnhất thì việc xác định được động cơ học tập có vai trò như thế nào trong quá trình học tậpcủa sinh viên ấy? Bởi sinh viên năm thứ nhất đa số là những người mới xa nhà lần đầunên còn rất nhiều bỡ ngỡ trong cuộc sống, không những thế khi bước vào môi trường đạihọc phải làm quen với cách học hoàn toàn mới, chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn

Với tất cả những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “ Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất khối kinh tế Trường Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông.”

- Giả thuyết nghiên cứu:

 Nếu sinh viên xác định được động cơ học tập rõ ràng thì sinh viên cố gắng học tập

để đạt được kết quả như mong muốn

 Có nhiều nhân tố khác nhau là tác động tới động cơ học tập của sinh viên khối kinh

tế, trong đó các nhân tố chủ quan như hứng thú với ngành học, tinh thần trách nhiệm vàcác nhân tố khách quan như môi trường xã hội vĩ mô, môi trường học tập là những nhân

tố tác động tới sự hình thành và phát triển động cơ học tập của sinh viên

- Sự cần thiết của việc nghiên cứu:

 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với cáctrường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đếnchất lượng đào tạo, bồi dưỡng, trong đó động cơ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng học tập, tự học của người học Khi sinh viên xây dựng được cho mình động cơ học

Trang 6

tập đúng đắn sẽ học tập một cách tích cực, hứng thú, say mê Ngược lại, việc học tậpmang tính chất đối phó, miễn cưỡng thường xuất phát từ động cơ học tập không phù hợp.

Do vậy, việc nghiên cứu để xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho người học là rất cầnthiết để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận: Phải chỉ rõ được các khái niệm có liên quan đến đềtài, các đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên cũng như là nêu được những nét sơ qua vềnghiên cứu

 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Thông qua việc sử dụng phiếu hỏi, kết hợp với tracứu tài liệu trên người nghiên cứu cần chỉ rõ những vấn đề sau:

o Động cơ thi đại học của sinh viên khối kinh tế trường HVCNBCVT

o Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất khối kinh tế trường HVCNBCVT

o Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất khốikinh tế trường HVCNBCVT

3 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng chủ yếu những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập tài liệu (số liệu, bảng điểm )

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp thống kê toán học

Trang 7

Đối với HSSV, việc hình thành và phát triển động cơ học tập trong quá trình học làvấn đề có ý nghĩa đặc biệt Hơn ai hết, HSSV cần có ý thức tốt về vấn đề này để sớm hìnhthành cho mình những động cơ học tập đúng hướng với một động lực mạnh mẽ và thườngxuyên bồi đắp, phát triển động cơ đó ngày càng thêm bền vững.

1.2 Các lý thuyết:

1.2.1 Động cơ:

Với ý nghĩa chung nhất, động cơ là một cấu trúc khi được kích hoạt một cách hợp lý

nó sẽ vận hành và tạo ra kết quả từ sự vận hành đó

Đây là cách tiếp cận theo quan điểm cấu trúc - hệ thống, từ cách tiếp cận này chúng ta

có thể phân biệt hai loại động cơ cơ bản : Động cơ cơ học và động cơ sinh học Hai loạiđộng cơ này tuy có nguyên tắc hoạt động tương đối giống nhau nhưng có hai cơ chế hoạtđộng và hai hệ thống cấu trúc khác nhau:

- Động cơ cơ học theo cơ chế kích hoạt - vận hành (các loại động cơ chạy bằng nănglượng khác nhau thì có cách kích hoạt khác nhau) Cấu trúc động cơ thuộc dạng vật thể,

có định hình (bánh răng, thanh chuyền…)

- Động cơ sinh học theo cơ chế kích thích - phản ứng (khác với cơ chế phản xạ đơnthuần và chỉ có ở động vật có hệ thần kinh cấp cao, bộ óc phát triển) Cấu trúc động cơthuộc dạng phi vật thể, không định hình, chỉ định tính (bao gồm các thuộc tính tâm lýriêng - cá nhân cấu thành)

Kết quả(cho ra sảnphẩm theothiết kế)

Tác động

có ý nghĩa

Động cơ hoạtđộng của người

Hành vihướng đích

Kết quả(đạt mụcđích hoạtđộng đề ra)

Trang 8

Sơ đồ 1: Cơ chế hoạt động của động cơ học tập và động cơ của con người

Qua sơ đồ trên, ta thấy hai cơ chế hoạt động có một số nét giống nhau Điểm khácnhau cơ bản là ở cơ chế của động cơ cơ học, vai trò trung gian của động lực được thể hiệnrất rõ nét Trong cơ chế động cơ hoạt động của người, động cơ tác động trực tiếp lên hành

vi không qua trung gian Như vậy, động cơ bao hàm cả động lực hay nói cách khác độnglực tiềm ẩn trong hoạt động của động cơ

1.2.2 Động cơ hoạt động của con người:

Hoạt động của người rất đa dạng như hoạt động sản xuất, hoạt động chính trị, hoạtđộng học tập…nhưng mỗi hoạt động đều có một đối tượng hoạt động riêng nhất định, đó

là cái cần chiếm lĩnh thông qua hoạt động Thí dụ lương thực, thực phẩm là đối tượng củahoạt động sản xuất nông nghiệp, thơ là đối tượng hoạt động sáng tác của thi sĩ, tri thức làđối tượng hoạt động học tập của người học

Dù ở bất kỳ hoạt động nào, con người cũng cần có động lực thúc đẩy để hoạt độngđược liên tục và đạt kết quả mong muốn tức là phải có động cơ hoạt động Động cơ hoạtđộng chính là nguyên nhân làm cho các hoạt động của con người được duy trì và thúc đẩythường xuyên, liên tục

Về khái niệm động cơ, theo từ điển tiếng Việt thì : "Động cơ là cái chi phối thúc đẩyngười ta suy nghĩ và hành động"

Theo Jean Piaget (1896 - 1980) một nhà tâm lý học người Thụy Sĩ " Động cơ là tất cảnhững yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạtđộng đó"

Đây cũng chính là định nghĩa cho động cơ hoạt động của người Động cơ hoạt động

là yếu tố cơ bản quyết định kết quả của hoạt động

1.2.3 Động cơ học tập:

Trang 9

Với các khái niệm dẫn dắt như trên, ta có thể suy ra "Động cơ học tập là những nhân

tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập liên tục của người học nhằm đạt kếtquả về nhận thức, phát triển nhân cách và hướng tới mục đích học tập đã đề ra"

Sơ đồ 2: Động cơ học tập

1.2.4 Phân loại động cơ học tập:

Có nhiều lý thuyết về động cơ hoạt động như: Thuyết phân tâm học của S.S.Freud,thuyết hành vi của B.F.Skinner, thuyết hoạt động của A.N.Leonchiep…Mỗi lý thuyết đều

có đặc trưng riêng xuất phát từ cách tiếp cận, phân tích, nghiên cứu khác nhau về việchình thành, duy trì, biến đổi động cơ hoạt động của con người Mỗi lý thuyết tuy cũng cótính phiến diện, đặc thù nhưng các lý thuyết nhìn chung bổ sung cho nhau về nhữngkhiếm khuyết của mỗi lý thuyết

Trong thực tế, có nhiều cách phân loại về động cơ theo nhiều cách tiếp cận, khácnhau Động cơ học tập của HSSV là động cơ hoạt động vì vậy, việc nghiên cứu nó rất

Trang 10

gần gũi với lý thuyết hoạt động của A.N.Leonchiep Về vấn đề này, A.N.Leonchiep chiađộng cơ hoạt động thành hai loại: động cơ đối tượng (động cơ tạo nhân cách) và động cơkích thích.

+ Động cơ đối tượng: Theo Leonchiep đó là đặc trưng hoạt động của con người, cáithúc đẩy con người (động lực) say mê hướng vào đối tượng chính của hoạt động nhằmchiếm lĩnh đối tượng, cải biến đối tượng Thí dụ đối với hoạt động học tập của HSSV đốitượng chính là tri thức và ứng dụng tri thức; đối tượng chính của người thợ là chất lượngsản phẩm và cải tiến sản phẩm

+ Động cơ kích thích: Là những kích thích bên ngoài đối tượng (khen, thưởng, lợiích, tự ái…) cũng có tác động làm cho chủ thể say mê trong hoạt động

Nhưng nếu quá say mê hoạt động vì động cơ kích thích, chủ thể sẽ xa rời động cơ đốitượng, không còn hứng thú hướng về đối tượng để hoạt động hoặc sẽ rất tích cực vìnhững kích thích bên ngoài đối tượng Điều đó sẽ dẫn đến chủ thể (nhân cách) dần dầnkhông còn thiết tha với đối tượng Lúc này, "sự tích cực" sẽ chỉ còn là sự giả dối, chạytheo lợi ích bên ngoài: Nếu là HSSV thì có thể có biểu hiện như: học chỉ để thi, học vìbằng cấp, nếu gặp khó khăn thì mua bằng, xin điểm…Ở người thợ, nếu chỉ vì cần cónhiều tiền, ông ta sẽ không còn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm,thậm chí có thể làm hàng gian, hàng giả

Trong môi trường học đường, nhà trường cần có định hướng để HSSV hướng đếnhình thành động cơ đối tượng, đó là loại động cơ ưu thế giúp HSSV hình thành nhân cách.Tuy vậy nhà trường và giáo viên cũng cần coi trọng đúng mức các động cơ kích thích,nhưng không lạm dụng chúng như khen thưởng quá đà, chạy theo thành tích quá mức làmtha hóa động cơ học tập của HSSV

Ngoài ra còn có các dạng động cơ học tập khác như: động cơ nghề nghiệp, động cơthực dụng, động cơ vụ lợi Việc phân chia các dạng động cơ học tập theo tên gọi nhưtrên có tính tương đối vì tùy theo cách xem xét các dạng động cơ có thể chồng lấn nhau,hoán vị lẫn nhau

1.2.5 Lý thuyết của sự tự quyết:

Trang 11

Lý thuyết về tính tự quyết làm một lý thuyết về động cơ của con người được xâydựng và phát triển bởi các nhà tâm lý học người Mỹ năm 80 của thế kỷ trước lý thuyếtnày một cách phân loại động cơ thành 3 loại trong đó động cơ bên ngoài gồm 4 mức đượcsắp xếp theo mức độ tự chủ từ thấp đến cao:

Động cơ bên ngoài:

Mức độ tự chủ thấp nhất là điều chỉnh bên ngoài với loại động cơ này các hành viđược thực hiện bởi những yêu cầu từ bên ngoài để đạt được một phần thưởng Hãy tránhmột hình phạt Tiếp theo là điều chỉnh nội nhập đây là một loại động cơ bị kiểm sát.Trong trường hợp này, đây là một loại động cơ bị kiểm soát trong trường hợp này các cánhân thực hiện hành vi bởi các chất ép từ bên trong nhưng những ảnh hưởng từ bên ngoài

để đạt được sự khen ngợi hay niềm kiêu hãnh Loại động cơ bên ngoài độ tự chủ cao nhất

đó là điều chỉnh hợp nhất Ở loại động cơ này các hành vi được thực hiện bởi vì nó hoàntoàn phù hợp với cá nhân

Động cơ bên trong:

Động cơ bên trong gắn với việc thực hiện hành vi những thứ liên quan trực tiếpđến hành động chứ không phải bởi một kết quả không có liên quan đó là sự phân biệt cơbản nhất do động cơ bên trong với động cơ bên ngoài

Không có động cơ:

Đây là trạng thái không có mong muốn và không có ý định thực hiện hành động Đốivới những người không có động cơ hành động của họ không bắt nguồn từ ý mỗi chủ quannên họ không cảm thấy mình có năng lực và vì thế mà không đạt được kết quả như mongđợi

1.3 Các quan điểm về động cơ học tập:

Có 4 quan điểm về động cơ học tập:

Quan điểm thái độ

Quan điểm nhân văn

Quan điểm tri thức

Quan điểm

xã hội Nhà nghiên

Nguồn ảnh Phần thưởng, Tự tin, tự Hứng thú Hiểu Mục đích Giá trị

Trang 12

hưởng khích lệ quyết, tinh

Động cơ bêntrong

Động cơ bên trongĐộng cơ bên ngoài

1.4 Đặc điểm tâm-sinh lý của sinh viên:

1 4.1 Khả năng thích ứng của sinh viên:

 Khả năng thích nghi với cuộc sống mới Khả năng thích ứng với hoạt động học tập

ở đại học, cao đẳng

 Khả năng thích ứng với môi trường sinh hoạt:

- Sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau, nên lối sống sinh hoạt sẽ khác nhau,thú vị và đa dạng màu sắc văn hóa, giao lưu bạn bè và xã hội phong phú

- Nhưng vẫn gặp phải những khó khăn như: mâu thuẫn tư tưởng cá nhân, môi trườngsống phức tạp, áp lực học tập, xa gia đình,…

1.4.2 Sự phát triển tự ý thức của sinh viên mạnh mẽ và sâu sắc:

 Tự đánh giá bản thân:

- Đánh giá ngoại với những câu hỏi tự đặt ra tiêu biểu như: Tôi là ai? tôi có mụcđích và lý tưởng không? tôi là người như thế nào, phẩm chất cá nhân như thế nào?…

- Đặc điểm: Mang tính chất toàn diện và khách quan

- Ý nghĩa: Tự định hướng, tự giáo dục bản thân Định hướng, điều chỉnh hoạt động,hành vi của chủ thể để đạt được lý tưởng sống một cách tự giác

 Định hướng giá trị của sinh viên trong gia đình, nghề nghiệp, tư duy, niềm tin, kinhtế

- Ý thức về các giá trị và định hướng giá trị trong sinh viên phát triển khá rõ ràng,thích nghi nhanh với hoàn cảnh, việc làm Với biểu hiện sử dụng thành thạo tình yêu, tìnhnghĩa, ngoại ngữ, dám nghĩ dám làm và chấp nhận mạo hiểm, tự do, công lý, hòa bình

- Định hướng các giá trị giúp cho sinh viên xây dựng và thực hiện kế hoạch đườngđời mang ý nghĩa tính hiện thực

Trang 13

1.4.3 Sự phát triển trí tuệ của sinh viên:

 Hoạt động nhận thức gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học

 Nhận thức của sinh viên có tính mở rộng, sở trường được bộc lộ trong nhiều lĩnhvực

 Phạm vi hoạt động về nhận thức của sinh viên đa dạng

 Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo cao, tư duytheo hướng phân tích, diễn giải, chứng minh các định đề khoa học

 Kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy bậc cao, đánh giá, phân tích, tư duy phântích, tư duy tổng hợp

 Hiểu vấn đề, kỹ năng tư duy cơ bản, ghi nhớ thông tin, tìm nhiều giải pháp cho mộtvấn đề

1.4.4 Sự phát triển động cơ học tập của sinh viên:

 Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú họctập nhằm đạt mục đích về nhận thức và phát triển nhân cách Gồm có động cơ bên trong

và động cơ bên ngoài, động cơ gần và động cơ xa, động cơ đối tượng và động cơ kíchthích

 Phân loại động cơ học tập: Động cơ quá trình và động cơ kết quả, động cơ cá nhân

và động cơ xã hội, động cơ ham kích thích và động cơ nghĩa vụ

 Hoạt động học tập của sinh viên không phải chỉ bị chi phối bởi một động cơ màthường là một hệ thống thứ bậc các động cơ khác nhau: Động cơ có tính nhận thức, động

cơ liên quan đến sự khẳng định

 Động cơ học tập của sinh viên được xếp theo hệ thống thứ bậc Tuy nhiên, hệthống động cơ này không phải cố định và biến đổi trong quá trình học tập như: Tâm lý cánhân chủ thể, phương pháp giảng dạy, ý thức về mục đích học tập, các yếu tố ảnh hưởngđến động cơ học tập, khả năng nắm bắt tri thức, tính định hướng nghề nghiệp, độ hấp dẫncủa thông tin, tài liệu khoa học

1.4.5 Sự phát triển về đời sống tình cảm của sinh viên

Trang 14

 Tình cảm trí tuệ: Tuổi sinh viên là độ tuổi phát triển tích cực nhất của các loại tìnhcảm cao cấp, như tình cảm trí tuệ là say mê học tập, nghiên cứu, lượng kiến thức tích lũy

là rất lớn

 Tình cảm thẩm mỹ: Xây dựng cho mình triết lý và cái đẹp, các quan điểm về vẻđẹp thẩm mỹ ở các sự vật, hiện tượng, được bộc lộ theo chiều sâu rõ rệt

 Tình cảm đạo đức: Thể hiện ở hành vi, phong thái đạo đức

 Tình bạn: Chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm của sinh viên, nó để lạinhững dấu ấn sâu sắc trong suốt cuộc đời của sinh viên Tình bạn làm phong phú thêmtâm hồn của sinh viên

 Tình yêu: Là một lĩnh vực rất đặc trưng Tình yêu sinh viên đẹp, lãng mạn nhưngcũng tồn tại không ít khó khăn, mâu thuẫn Có mầm mống ở giai đoạn đầu tuổi thanh niênđến thời kì này thì phát triển với một sắc thái mới

1.5 Vài nét về địa bàn nghiên cứu:

Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một trong những trường có quy

mô lớn trong cả nước về các ngành Kỹ thuật – Kinh tế Trường đã kế thừa truyền thốnghơn 65 năm của trường Đại học Bưu điện – Vô tuyến điện Trường được thành lập vàongày 11/07/1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chínhViễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam) bao gồm:

 Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 1

 Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 2

 Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện

 Viện Kinh tế Bưu điện

Đến ngày 01/07/2014 Học viện được điều chuyển từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

về Bộ Thông tin và Truyền thông, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ với vị thế là trườngđại học, trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Ngành Thông tin và Truyền thông ViệtNam

Ngày đăng: 21/05/2020, 11:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w