Ngày27/9/2010 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Tiếng Anh, là bộ môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông. Môn Tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế. Môn Tiếng Anh ở trường phổ thông góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ) và bổ trợ cho việc học tiếng Việt. Với đặc trưng riêng, môn Tiếng Anh góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép và chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác ở trường phổ thông. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Tiếng Anh giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông. Với mục tiêu dạy học của bộ môn là giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết; Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về Tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi; Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói Tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đệp đối với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các nước nói Tiếng Anh, biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có rất nhiều em học sinh phổ thông chưa thể tiếp cận và theo kịp chương trình Tiếng Anh phổ thông. Sự chênh lệch về trình độ Tiếng Anh của học sinh ở thành thị và nông thôn, vùng sâu,vùng xa còn quá lớn. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp để từng bước giúp các em học tốt và hiệu quả môn Tiếng Anh.Sau đây là một vài đề xuất các giải pháp: I. Đối với người giáo viên trong quá trình giảng dạy: Giáo viên là người tạo điều kiện và giúp đỡ cho các hoạt động học tập của học sinh theo những định hướng mang tính giao tiếp như: - Tạo điều kiện, hướng dẫn và khuyến khích học sinh chủ động diễn đạt ý tưởng của mình bằng Tiếng Anh trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau mà không sợ mắc lỗi vì đó là việc đương nhiên khi học ngoại ngữ. - Học sinh luyện tập độc lập theo cặp hoặc nhóm, do giáo viên tổ chức và hướng dẫn chung. - Khi thực hành theo nhóm, học sinh sẽ tự đưa ra các quyết định (decision), giả thuyết (hypothesis), thương lượng (negotiation) về các ý tưởng của mình và các giải quyết các vấn đề đặt ra. - Nội dung học và các hoạt động học tập cần mang tính đích thực (authenticity) phản ánh được các tình huống và nhu cầu thực tế. - Các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ được tích hợp (intergated) trong quá trình dạy và học. Việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ như từ ngữ và ngữ pháp (chức năng) được xem như đầu vào (input) nhằm giúp cho học sinh có thể giao tiếp một cách có hiệu quả và sau đó sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp đích thực đầu ra (out put). - Giáo viên cần linh động thay đổi phần giới thiệu và tổ chức, hướng dẫn thực hiện bài học cho phù hợp với trình độ và nhu cầu thực tế của học sinh. Tuỳ vào từng thời điểm nhất định mà trọng tâm dạy có thể tập trung vào các bài tập phát triển kĩ năng giao tiếp trôi chảy (fluency), hoặc các bài tập phát triển kĩ năng giao tiếp chính xác (accuracy). - Các hoạt động thực hành trong lớp cần được tổ chức nhằm tạo cho học sinh có những nhu cầu giao tiếp cụ thể với nhau. Thông qua các hoạt động học tập, khuyến khích học sinh trao đổi thông tin với nhau (information gap), có những suy nghĩ sáng tạo, đóng góp ý kiến và cùng nhau xử lí những tình huống được đặt ra (problem solving). - Các hoạt động học tập và thực hành tương tác (interaction) cần được tổ chức có hệ thống từ kiểm soát chặt chẽ đến ít kiểm soát hơn và sau cùng là tự do. - Trong khi tổ chức thực hành các bài tập, cần khuyến khích học sinh chọn lựa và sử dụng ngữ liệu đã học thích hợp với mục đích giao tiếp của bài luyện. - Việc lựa chọn các bài luyện cần căn cứ vào hứng thú, kiến thức nền và trình độ ngôn ngữ cụ thể của học sinh trong lớp. Giáo viên có thể sử dụng một số kĩ thuật (technique) và chiến lược (strategy) làm cho nội dung chủ điểm trở nên dễ hiểu với học sinh bằng cách : điều chỉnh đầu vào (modifying input); sử dụng gợi ý theo ngữ cảnh (using contextual clue); kiểm tra mức độ hiểu (checking for understanding); thiết kế bài dạy phù hợp với trình độ của học sinh(designing appropriate lesson). II. Đối với học sinh phổ thông trong việc học từ vựng: Để quá trình học ngoại ngữ đạt được kết quả tốt, mỗi học sinh cần biết huy động và vận dụng nhuần nhuyễn giữa việc học và hành; cần có những phương pháp học tối ưu, mang lại hiệu quả ngôn ngữ trong cả quá trình học, kiểm tra cũng như quá trình giao tiếp hàng ngày. Một vấn đề nan giải trước nay đối với nhiều học sinh đó là việc học từ vựng. Làm thế nào để có một vốn từ vựng phong phú để có thể sử dụng linh hoạt trong các tình huống giao tiếp, làm thế nào để dựa vào cấu trúc của từ mà bạn có thể đoán nhanh được nghĩa của từ khi mà học sinh chưa biết trong khi nghe hay đọc Điều đó đòi hỏi học sinh phải có những phương pháp học từ vựng thích hợp cho riêng mình. Để biết một từ mới hiệu quả, học sinh cần chú ý: . Chỉ biết nghĩa thôi thì chưa đủ, học sinh cần phải biết: những từ nào hay đi kèm với từ đó; từ đó có đặc tính ngữ pháp khác thường nào không; cách phát âm của từ đó. . Không chỉ học từ riêng biệt mà còn học theo cụm từ; viết những tính từ thường đi kèm với danh từ ( beautiful girl, royal family .); viết các động từ với cấu trúc sử dụng và các danh từ đi kèm với chúng (to broaden one’s knowledge, to have difficulty in doing something .); viết các danh từ theo các thành ngữ của chúng (In my opinion, for a moment .); viết các giới từ đi kèm với chúng (thanks to your help, in no circumstance). . Ghi chú lại cách phát âm của những từ đặc biệt (chaos; pneumonia .) Việc học từ vựng có thể được thực hiền bằng nhiều cách khác nhau tuỳ theo người học: - Kết hợp tay ghi từ ra giấy, miệng phát âm từ, ghi nhớ nghĩa của từ trong đầu (ghi: bleed; phát âm: bli:d; nghĩa: chảy máu .) - Viết một hai câu ví dụ kèm theo từ để ghi nhớ ( Play an important part in : đóng vai trò quan trọng - ex: Reading plays an important part in broadening our knowledge). - Viết từ và cách sử dụng của nó lên miếng giấy nhỏ để đem theo học hoặc dán ở nhà để học bất cứ lúc nào. - Gạch chân hoặc tô đậm chỉ những từ quan trọng cần học để ghi nhớ những từ quan trọng một cách hiệu quả. - Việc ôn tập từ là cần thiết, nếu học sinh muốn học thuộc 10 từ trong 2 ngày thì có thể học 5 từ ngày đầu, ngày sau học tiếp 5 từ còn lại; hoặc ngày đầu học 10 từ, ngày sau ôn lại 10 từ đó. - Có thể học từ vựng qua việc đọc và nghe các bản tin, băng đĩa . Khi đọc tiếng Anh, học sinh đừng nên tra nghĩa mọi từ mới hay thành ngữ, vì như vậy sẽ dễ nhàm chán. Chỉ nên tra nghĩa vài chữ thật sự cần thiết để hiểu được bài. Sau khi đọc xong, học sinh nên xem lại những gì vừa đọc và có thể tra nghĩa thêm một vài từ, đồng thời ghi lại những thành ngữ mới cần quan tâm. Khi tập nghe tiếng Anh, đừng quá lo lắng về một vài từ ngữ chưa biết. Cứ tiếp tục lắng nghe và cố gắng đoán nghĩa và từ bằng cách liên hệ từ với nội dung toàn bài, xác định vị trí, chức năng của từ trong câu để hiểu bài. - Cần tổ chức một cuốn sổ tay ghi từ vựng để ghi chép những từ cần học bằng cách: + Sắp xếp các từ vào cùng nhóm dựa vào nghĩa của chúng theo các chủ đề, chủ điểm được học: giáo dục(education), thể thao (sports), bảo tồn thiên nhiên (conservation) . + Sử dụng các loại biểu đồ khác nhau để dễ ghi nhớ.School (schoolboy, teacher, student, cirriculum, timetable, subject .) + Sắp xếp, phân loại từ theo từng loại (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ ) + Khi gặp từ đồng nghĩa hay trái nghĩa của những từ đã có trong sổ tay của mình, viết chúng kế bên các từ với các ghi chú nếu cần. (polite # impolite, urban # rural ) - Cần kết hợp việc sử dụng từ gốc với các hậu tố và tiền tố từ để làm phong phú về từ và giúp nhận ra từ loại để sử dụng hiệu quả (hậu tố: - er, ist, ion, tion, ment, ness ., able, ible, al, ous, ful, less .);(tiền tố: anti, auto, mis, over, re, sub, under, mono, multi .). III. Việc ôn tập, kiểm tra, đánh giá: Việc định hướng nội dung ôn tập cho học sinh và xác định đúng mục tiêu, yêu cầu của bài kiểm tra là rất quan trọng và cũng là chìa khoá để thu hoạch kết quả cao trong quá trình dạy học. Một vấn đề đặt ra đối với học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp để thi tốt nghiệp và thi đại học, là phải xác định được trọng tâm của việc học để có tri thức, có khả năng sử dụng tiếng Anh cho việc giao tiếp và thi cử. - Đối với học sinh 12 nói riêng và học sinh các khối lớp 10,11 nói chung, học sinh cần xác định được các nội dung chính thường ra trong đề thi để có được nội dung học ôn hiệu quả đối với từng đối tượng học sinh. Học sinh cần hiểu được và có giới hạn kiến thức dùng cho việc giải quyết từng nội dung thường ra như sau: 1.Phần phát âm: - Học sinh cần chú trọng phát âm cho các nguyên âm (a,e,i,o,u) và phụ âm. Khi làm ở phần này, học sinh cần chú ý: + cách kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm tạo ra sự khác nhau khi phát âm. Ex: A. slow B. power C. town D. how Phương án lựa chọn là A vì có cách cấu tạo khác 3 từ còn lại. + các âm câm thường dùng như: h (hour), k (know), b (climber), p (psychology) . + các nhóm âm với th: think, this, though ; ch: child, chrismast, choir + những từ tận cùng bằng s hoặc ed. Books, hats, cars; wanted, needed, loved, produced, teased - Học sinh cần nắm cách nhấn trọng âm của từ. Thường dùng một số nguyên tắc với các từ 2 âm tiết, 3 hoặc 4 âm tiết . như là: Danh từ và tính từ 2 âm thường nhấn âm 1 (CHIna, HAppy); động từ 2 âm thường nhấn âm 2 (beGIN, deCIDE). Nhấn âm 2 kể từ cuối nếu từ tận cùng bằng -ic, -sion, -tion; nhấn âm thứ 3 kể từ sau nếu từ tận cùng bằng -cy, -ty, -phy, gy và -al. (reVIsion, deMOcracy, ecoNOmic, geoLOGical) 2. Phần từ vựng và cấu trúc: - Học sinh cần ôn tập và nắm các từ vựng cần thiết trong chương trình, chú trọng chức năng từ loại như danh từ , động từ, tính từ, trạng từ và vị trí của các từ đó. - Nắm và sử dụng được các dạng câu như câu điều kiện, câu bị động, câu gián tiếp, câu so sánh, đại từ và trạng từ quan hệ, các thì cơ bản, động từ có to, thêm ing, các tính từ đi với giới từ - Các từ nối although, because, so that, so .that, such . that, too . to, enough to . - Các cụm từ thông dụng như used to + v /be used to + v-ing; need + V-ing = need + to be V(pp) 3. Phần sửa lỗi : - Học sinh cần chú ý phát hiện những lỗi thông dụng về từ loại như danh từ số nhiều và danh từ không đếm được, động từ có to và thêm ing, tính từ có ing và ed, trạng từ, giới từ sau tính từ - Các từ nối although, because, so that, so .that, such . that, too . to, enough to . - Các từ chỉ số lượng, các thì, hình thức của động từ sau stop, remember . - Theo qui luật song hành về so sánh, từ nối and, or 4. Phần đọc hiểu: - Học sinh cần tham khảo cách làm các đề thi, học từ theo từng chủ đề để có sự so sánh về từ và ngữ nghĩa khi làm bài. - Lưu ý hình thức câu hỏi với các từ để hỏi why, what . for, how và thì được sử dụng trong từng câu hỏi, xác định động từ chính của câu hỏi đưa ra để chọn được phương án trả lời chính xác. - Cần có quá trình luyện tập cách làm từ các bài dễ về từ vựng cho đến các bài khó hơn có sự suy diễn và liên hệ thực tế cho bài đọc. 5. Phần viết câu: - Phải phân biệt được dạng cấu trúc câu đưa ra để có lựa chọn đúng. Ex: The captain to his men : “Abandon the ship immediately!” A. The captain invited his men to abandon the ship immediately. B. The captain suggested his men abandon the ship immediately. C. The captain ordered his men to abandon the ship immediately. D. The captain requested his men to abandon the ship immediately. Chọn câu C vì đây là câu gián tiếp và ở dạng ra lệnh dùng “order” - Tìm được dạng đảo ngữ, cụm thành ngữ, cụm từ có nghĩa tương đương cần viết. Để làm được dạng này cần chú ý ghi chú những trường hợp như vậy trong quá trình học, đặt câu để ghi nhớ và sử dụng. Mỗi học sinh đều có một cách học riêng cho mình, rất mong các em sẽ tìm thấy một phương pháp phù hợp cho quá trình học tập để đạt kết quả ngày càng cao hơn cho việc học và làm bài thi môn tiếng Anh. Giải pháp, kiến nghị trong việc nâng cao chất lợng dạy học ngoại ngữ Tổ chức học sinh học tập _Thực hành theo cặp , nhóm. Nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, nâng cao chất lợng kịp thời với các bộ môn khác. Qua theo dõi chất lợng và cách học của học sinh, tôi thấy rằng học sinh cha đáp ứng đợc nhu cầu môn học và giáo viên cũng khó điều chỉnh trong cách dạy các em học bộ môn này.Qua nghiên cứu và tìm ra phơng pháp tích cực hoá của mình là làm sao để chất lợng học tập của học sinh ngày một nâng cao hơn, kết hơp theo dõi và tiến hành dạy thử ở các lớp mà tôi đảm nhận tôithấy cách học theo cặp, nhóm là một giải pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh tiến bộ nhanh, đáp ứng đợc nhu cầu của bộ môn. Sau đây là mmột số giải pháp để thực hiện tốt biện pháp Tổ chức học sinh học tập _ Thực hành theo cặp, nhóm. *Các giải pháp thực hiện. 1. Tạo ra tình huống phù hợp với từng chủ đề cụ thể, xây dựng kế hoặch để hớng dẫn học sinh cùng nhau làm việc, cùng trao đổi học hỏi lẫn nhau 2. Cần linh hoạt trong việc dùng SGK để hớng dẫn học sinh lấy số liệu, tự rút ra cấu trúc riêng cho từng loại bài tập thực hành 3. Làm mẫu cho học sinh xem là biện pháp giúp cho học sinh tiếp thu nhanh nhất rồi làm tơng tự cho bài tập riêng của mình 4. Sử dụng đồ dùng minh hoạ để yêu cầu nhóm, cặp phải sử dụng vật chất, tranh vẽ để thực hành dễ dàng. Có nh thế các em mới nhớ đợc từng cấu trúc câu, mẫu câu và sẽ làm bất cứ cấu trúc nào nếu giáo viên yêu cầu 5. Tăng cờng các hoạt động tìm tòi, quan sát sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức cho từng bài học ,tiết học. 6. Tạo điều kiện không khí thích hợp để học sinh tranh luận bất cứ tiết học nào. 7. Tận dụng tối đa đồ dùng ở từng cặp, nhóm, yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ dùng cho từng tiết thực hành Ví dụ: Khi thực hành hỏi và trả lời Vật này/ vật kia, Những vật này/ những vật kia có màu sắc gì (Unit 9_ Lesson 4) thì giáo viên cần tiến hành theo cặp, nhóm 2 ngời: Chia lớp thành từng cặp cụ thể (Hai em ngồi cùng bàn/ cạnh nhau) yêu cầu thảo luận và hỏi _ đáp theo từng phần S1: (takes a red pen and asks): What color is this pen ? S2: ( looks at the pen and answers): It is red. Sau đó đổi lại: Học sinh 2 hỏi _ Học sinh 1 trả lời. giáo viên gọi 3 đến 5 cặp đứng dậy hỏi và trả lời trớc lớp. Trong khi học sinh thực hành hỏi- đáp, giáo viên phải bao quát và theo dõi lớp để nhận xét từng cặp, lắng nghe và sửa lỗi cho các em, lu ý những cặp có học sinh yếu kém Chia lớp thành từng nhóm, trong nhóm có học sinh khá, giỏi,trung bình, yếu để các em có thể hỏi và bày cho nhau. Nh vậy học sinh nào cha có cơ hội trả lời thì sẽ có cơ hội trả lời những câu tiếp theo giúp cho các em mạnh dạn ,tự tin với mức độ hiểu biết của mình và có cách ứng xử tốt hơn Đối với học sinh yếu của từng nhóm, giáo viên hớng dẫn nhóm trởng- ngời học tốt giúp đỡ để các em có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng, góp ý để giúp bạn học và các em phát huy hết khả năng của mình trong việc học ngoại ngữ 8. Yêu cầu đối với giáo viên: Theo dõi các em thực hành, nhận xét từng lỗi sai nhỏ chỉ ra cho các em biết cách để tránh lặp lại những lỗi mà mình đã mắc phải Khi học sinh luyện ỵâp theo cặp, nhóm giáo viên đến từng cặp nhóm để theo dõi và nhận xét để sửa lỗi kịp thời cho học sinh. Đối với những lỗi phổ biến, giáo viên nên đặt câu hỏi cho cả lớp và cho học sinh tự phát hiện ra lỗi sai của mình để sửa và tránh lặp lại. Làm nh thế các em sẽ tránh đợc lỗi, hiểu và nhớ lâu. Giáo viên hiểu đợc trình độ các đối tợng, mức độ tiếp thu bài của từng em để giáo viên có hớng điều chỉnh cách dạy của mình. Phân công nhiệm vụ cho nhóm trởng để các em theo dõi giúp đỡ các thành viên trong nhóm của mình. Giáo viên động viên, khích lệ kịp thời những học sinh làm tốt nhiệm vụ của mình. Tạo không khí phấn khởi để các em có hứng thú khi mình đợc khen. Yêu cầu học sinh phải chuẩn bị tốt cho tiết thực hành theo cặp, nhóm 9. Yêu cầu đối với học sinh: Đa hết khả năng để tiếp cận kiến thức, tạo thành cho mình một thói quen thực hành nhóm, cặp để các tiết sau khi giáo viên chỉ ra hiệu bằng tay và nói câu lệnh (Group/Pair works) thì các em tự quay ngời và thực hiện một cách có kỷ xảo và ai vào việc nấy. Tạo ra không khí ngoại ngữ trong lớp học để thấy đợc môn học ngoại ngữ có đặc thù riêng. Xây dựng phong cách ngoại ngữ cho mình. Thực hành theo từng mẫu câu để rồi sau đó vận dụng làm bài tập ở sách bài tập , nâng cao, viết câu, viết đoạn. Tự giác thực hành bất kỳ tình huống nào của giáo viên yêu cầu. Phát huy đồng bộ bốn kỷ năng nghe nói- đọc- viết. . Ngày27 /9/2 010 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Tiếng Anh, là. dụng ngữ liệu đã học thích hợp với mục đích giao tiếp của bài luy n. - Việc lựa chọn các bài luy n cần căn cứ vào hứng thú, kiến thức nền và trình độ ngôn