ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1 ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1 ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1 ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1 ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1 ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1 ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1 ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1
Trang 1ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1
MỤC LỤC
I NHÓM CÂU HỎI 1 4
1 Luận giải quan điểm cho rằng: “Lưu thông hàng hóa ra đời phủ định trao đổi hàng
hóa trực tiếp, thương mại ra đời không phủ định lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển” 4
2 Phân biệt trao đổi dưới hình thái lưu thông hàng hóa và thương mại Tại sao nói thương mại ra đời không phủ định lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển? 5
3 Trình bày các cách phân loại tác động của thương mại Ý nghĩa nghiên cứu vấn đềnày trong quản lý nhà nước về thương mại ở Việt Nam? 7
4 Trình bày khái niệm, các cách phân loại thương mại hàng hóa? Ý nghĩa nghiên cứuvấn đề này trong hoạt động kinh doanh thương mại? 9
5 Trình bày khái niệm, sự cần thiết và các cách phân loại dự trữ hàng hóa trong lưuthông Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động kinh doanh/quản lý nhà nước vềthương mại? 10
6 Trình bày khái niệm chi phí và tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa Các cách phân loạichi phí lưu thông hàng hóa và ý nghĩa hạ thấp tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa? 12
7 Trình bày khái niệm và các cách phân loại thương mại dịch vụ Cho biết 12 ngànhchính theo phân loại thương mại dịch vụ của WTO/GATS Ý nghĩa nghiên cứu vấn đềnày trong quản lý vĩ mô của nhà nước với hoạt động thương mại ở Việt Nam? 13
8 Trình bày các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ nói chung và trongthương mại dịch vụ quốc tế Hãy chỉ ra xu hướng phát triển của các phương thức trên Ý
Trang 2nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước với hoạt động thươngmại ở Việt Nam 14
9 Trình bày khái niệm, tính tất yếu khách quan hội nhập kinh tế thương mại Các nộidung chủ yếu của hội nhập kinh tế thương mại? 16
10 Trình bày khái niệm và các cách phân loại nguồn lực thương mại? Ý nghĩa nhậnthức vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước về thương mại ở Việt Nam? 17
11 Trình bày các cách phân loại hiệu quả kinh tế thương mại Ý nghĩa nghiên cứu vấn
đề này trong quản lý nhà nước về thương mại? 19
II.NHÓM CÂU HỎI 2 19
Câu 1: Trình bày cách tiếp cận nghiên cứu bản chất của thương mại Ý nghĩa nghiên cứucách tiếp cận này trong quản lí nhà nước về thương mại 19Câu 2: Phân tích chức năng chung và biểu hiện chức năng thương mại trong lĩnh vựcthương mại hàng hóa/thương mại dịch vụ Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lýnhà nước về thương mại 22Câu 4: Phân tích tác động về kinh tế, xã hội và mội trường của thương mại? Liên hệ vấn
đề này với thực tiễn ở Việt Nam Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý nhà nước
về thương mại? 25Câu 5: Các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa? Hãy cho biết xuhướng phát triển của các phương thức mua bán này trong giai đoạn hiện nay 31Câu 6 : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ trong lưu thông Mối quan hệ giữa
dự trữ hàng hóa và thời gian lưu thông hàng hóa, giải pháp rút ngắn thời gian lưu thônghàng hóa? 34Câu 7:Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lưu thông hàng hóa Hãy cho biếtmột số giải pháp giúp tiết kiệm chi phí lưu thông hàng hóa? 36Câu 8: Phân tích khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động thương mại hànghóa Lấy ví dụ minh họa các chỉ tiêu này trong thực tiễn phát triển thương mại hàng hóa
ở Việt Nam 38A.Khái niệm kết quả thương mại 38
Trang 3Câu 9:Phân tích các xu hướng phát triển của thương mại hàng hóa Liên hệ các xuhướng này với thực tiễn ở Việt Nam 40Câu 10:Phân tích những đặc điểm có tính đặc thù và vai trò của thương mại dịch vụ.Liên hệ giải pháp của nhà nước nhằm phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam giaiđoạn hiện nay? 42Câu 11: Phân tích các xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ Ý nghĩa nhận thứcvấn đề này trong quản lý nhà nước về thương mại? 47Câu 12: Phân tích vai trò của nguồn lực với sự phát triển thương mại Ý nghĩa nghiêncứu vấn đề này trong quản lý nhà nước về thương mại ở Việt Nam? 50Câu 13: Phân tích vai trò của nguồn lực lao động thương mại, nguồn lực tài chínhthương mại, nguồn lực cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật thương mại với phát triển thươngmại Liên hệ thực tiễn vai trò này trong phát triển thương mại ở Việt Nam 52
14 Phân tích những nguyên tắc cơ bản nhằm khai thác và sử dụng nguồn lực thươngmại theo hướng phát triển bền vững Ý nghĩa của việc nhận thức vấn đề này trong khaithác và sử dụng nguồn lực thương mại ở Việt Nam? 55
15 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế thương mại Hãy cho biếtmột số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại 57
Trang 4I NHÓM CÂU HỎI 1
1 Luận giải quan điểm cho rằng: “Lưu thông hàng hóa ra đời phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp, thương mại ra đời không phủ định lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển”.
*) Lưu thông hàng hóa ra đời phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp:
Trao đổi trực tiếp:
+ Sự trao đổi ngang giá giữa vật với vật, hàng hóa với hàng hóa giản đơn , trực tiếpngười mua và người bán
+ Chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hh khi phân công lao động XH đã tương đối phát triển
và chế độ tư hữu hình thành
+ CT chung: H-H’
+ Có những giới hạn về phạm vi không gian và điều kiện trao đổi
Khi XH phát triển, xuất hiện tiền tệ; trao đổi trực tiếp không còn đáp ứng nhu cầu traođổi hh của XH loài người, thì trao đổi được tiến hành qua môi giới của tiền tệ và lưuthông hàng hóa ra đời
- Lưu thông hh:
+ Là hình thái phát triển của trao đổi hàng hóa
+Là hình thái trao đổi hàng hóa thông qua môi giới tiền tệ
+ CT chung: H-T-H’
+ Mở ra kỉ nguyên mới cho hoạt động trao đổi hh, khắc phục hạn chế trao đổi trực tiếp+ Tạo sự tách rời quá trình mua và bán cả về không gian, thời gian, số lượng
=>Lưu thông hh ra đời phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp.
*) Thương mại ra đời không phủ định lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lưu thônghàng hóa phát triển:
Thương mại hh- hình thức pt cao nhất của trao đổi:
+ Khác vs trao đổi hh trực tiếp và lưu thông hh, hoạt động TM bắt đầu bằng tiền vớihành vi mua và kết thúc bằng tiền vs hành vi bán
+ Mục đích nhằm thu lợi nhuận
Trang 5+ CT chung: T-H-T’
+TM ra đời và pt như kết quả tất yếu của sự pt trao đổi và phân công lao động XH
+ TM ra đời vừa là 1 tiến bộ của lịch sử , 1 nấc thang phát triển của trao đổi hh vừa là đkthúc đẩy sự pt của sxhh
=>TM ra đời không phủ định lưu thông mà còn thúc đẩy lưu thông pt
2 Phân biệt trao đổi dưới hình thái lưu thông hàng hóa và thương mại Tại sao nói thương mại ra đời không phủ định lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển?
Mục đích trao đổi Giá trị sử dụng Không phải là giá trị sử dụng mà
là giá trị, cụ thể là nhằm vào lợi
nhuậnChủ thể trao đổi Là những người sản xuất và
những người tiêu dùng
Là những thương gia , nhữngngười làm nhiệm vụ mua rồi lạibán nhằm mục đích kiếm lời
Bắt đầu bằng tiền với hành vimua và kết thúc cũng bằng tiền
Trang 6về không gian , số lượngthuận lợi hơn
Vói sự phát triển ngày càng cao ,
TM ra đời là một nấc thang củatrao đổi hàng hóa , thúc đấy sản
xuất hàng hóa
b, tại sao… ? chép câu 1
*) Lưu thông hàng hóa ra đời phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp:
Trao đổi trực tiếp:
+ Sự trao đổi ngang giá giữa vật với vật, hàng hóa với hàng hóa giản đơn , trực tiếpngười mua và người bán
+ Chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hh khi phân công lao động XH đã tương đối phát triển
và chế độ tư hữu hình thành
+ CT chung: H-H’
+ Có những giới hạn về phạm vi không gian và điều kiện trao đổi
Khi XH phát triển, xuất hiện tiền tệ; trao đổi trực tiếp không còn đáp ứng nhu cầu traođổi hh của XH loài người, thì trao đổi được tiến hành qua môi giới của tiền tệ và lưuthông hàng hóa ra đời
- Lưu thông hh:
+ Là hình thái phát triển của trao đổi hàng hóa
+Là hình thái trao đổi hàng hóa thông qua môi giới tiền tệ
+ CT chung: H-T-H’
+ Mở ra kỉ nguyên mới cho hoạt động trao đổi hh, khắc phục hạn chế trao đổi trực tiếp+ Tạo sự tách rời quá trình mua và bán cả về không gian, thời gian, số lượng
=>Lưu thông hh ra đời phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp.
*) Thương mại ra đời không phủ định lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lưu thônghàng hóa phát triển:
Trang 7Thương mại hh- hình thức pt cao nhất của trao đổi:
+ Khác vs trao đổi hh trực tiếp và lưu thông hh, hoạt động TM bắt đầu bằng tiền vớihành vi mua và kết thúc bằng tiền vs hành vi bán
+ Mục đích nhằm thu lợi nhuận
+ CT chung: T-H-T’
+TM ra đời và pt như kết quả tất yếu của sự pt trao đổi và phân công lao động XH
+ TM ra đời vừa là 1 tiến bộ của lịch sử , 1 nấc thang phát triển của trao đổi hh vừa là đkthúc đẩy sự pt của sxhh
=>TM ra đời không phủ định lưu thông mà còn thúc đẩy lưu thông pt
3 Trình bày các cách phân loại tác động của thương mại Ý nghĩa nghiên cứu vấn
đề này trong quản lý nhà nước về thương mại ở Việt Nam?
- Các cách phân loại tác động của thương mại.
Tác động của thương mại rất phức tạp và đa chiều Chúng ta có thể phân loại tác độngthương mại trên một số tiêu chí cơ bản sau:
a, Theo xu hướng ảnh hưởng của tác động : được phân thành các tác động tích cực vàtác động tiêu cực
+ tác động tích cực : Những tác động của thương mại mà kết quả của ảnh hưởng có thể
là những lợi ích (vật chất hoặc tinh thần) hoặc tạo ra sự thúc đẩy vận động của các quá trình kinh tế-xã hội theo chiều hướng tiến bộ
+ tác động tiêu cực: tác động mang lại là những tổn thất (về vật chất và tinh thần) hay tạo ra xu hướng kìm hãm, đẩy lùi sự vận động của các quá trình kinh tế - xã hội
b, Theo phạm vi ảnh hưởng: được phân thành các tác động vi và vĩ mô
+ tác động vi mô : là ảnh hưởng của thương mại trong phạm vi doanh nghiệp, hộ gia đình
+tác động vĩ mô : là những tác động mà ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài khuôn khổ các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, những tác động này có thể ở phạm vi toàn cầu,
Trang 8hoặc một khu vực kinh tế (ASEAN, EU, ), phạm vi quốc gia hoặc địa phương trong mỗi quốc gia.
c, Theo lĩnh vực tác động :
+Tác động kinh tế bao gồm những ảnh hưởng của thương mại đến tốc độ tăng trưởng kinh tế , sự thay đổi cơ cấu kinh tế, hoạt động đầu tư, các cân đối kinh tế vi mô trong nền kinh tế
+ Tác động xã hội bao gồm những ảnh hưởng của thương mại tới sự ổn định chính trị quốc gia, tới thực hiện đường lối, chính sách của nhà nước, ảnh hưởng tới hệ thống luật pháp của quốc gia
+Tác động môi trường tự nhiên bao gồm những ảnh hưởng của thương mại tới môi trường sống: bảo tồn các yếu tố tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, hệ thực vật, động vật ), các yếu tố hạ tầng (giao thông vận tải, hệ thống thông tin, truyền thông )
d, Ngoài các cách phân loại cơ bản trên, người ta còn có thể phân loại tác động thương mại theo nhiều tiêu thức khác như:
Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tác động có thể lượng hóa được (đo lường được) và những tác động khó đo lường được.
- Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý nhà nước về thương mại ở Việt Nam?
+ Đây là những cơ sở cần thiết và quan trọng cho các lựa chọn về kinh tế trong pháttriển thương mại ở nước ta , gắn với mục miêu phát triển bền vững trong điều kiện hiệnnay
+ Từ những tác động tích cực và tiêu cực của tác động thương mại , nhà nước ta có thểđưa ra những chính sách hợp lí , phát triển đầu tư để thúc đẩy kinh tế , bên cạnh đó cóthể hạn chế những tiêu cực mà thương mại mang lại
+từ những tác động theo phạm vi ảnh hưởng nhà nước đưa ra những chính sách và phốihợp quản lí ở phạm vi rộng ví dụ như các dịch bệnh gia súc , gia cầm , dịch bò điên,.+ theo lĩnh vực tác động : về kinh tế , cso thể phát triển kinh tế , nâng cao đời sông nhândân, ngàu bước hội nhập kinh tế thế giới , thay đổi cơ cấu kinh tế pt, bảo vệ môi trường
Trang 9nhằm tới sự pt bền vững, tăng trưởng GDP , xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới nhờtác động phạm vi rộng của thương mại ….
4 Trình bày khái niệm, các cách phân loại thương mại hàng hóa? Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động kinh doanh thương mại?
- Khái niệm : TMHH là lĩnh vực cụ thể hơn của thương mại , đó là lĩnh vực trao đổi
sản phẩm tồn tại ở dạng vật thể , định hình.TMHH ra đời khá sớm trong lịch sử kinh tế
và thương mại thế giới…, kể từ khi hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra gắn liền với sựxuất hiện của tiền tệ và tầng lớp thương nhân
- Các cách phân loại thương mại hàng hóa:
+ theo công dụng của hàng hóa thương mại hàng được chia thành thương mại hàng sản
xuất và thương mại hàng tiêu dùng
Thương mại sản xuất bao gồm các quan hệ trao đổi hàng hóa là các yếu tố đầu vào củasản xuất như : vật tư , nguyên liệu , phụ liệu , máy móc,
Thương mại hàng tiêu dùng : bao gồm các quan hệ trao đổi hàng hóa là các tư liệu tiêudùng nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt và tái xuất sức lao động
+ theo đặc điểm hàng hóa , TMHH được chia thành thương mại hàng lương thực –thựcphẩm và thương mại hàng phi lương thực – thực phẩm
Thương mại lương thực –thực phẩm là các sản phẩm ngành nông nghiệp nhằm đáp ứngnhu cầu ăn uống , chế biến nộng nghiệp
Thương mại phi lương thực thực phẩm bap gồm các sản phẩm công nghiệp như vật tư ,máy móc và nhu cầu hàng công nghiệp tiêu dùng của dân cư , xã hội
+theo các khâu đặc điểm của lưu thông hàng hóa thương mại hàng hóa được chia thànhhai khâu là TMHH bán buôn và TMHH bán lẻ
+ theo phạm vi trao đổi/ hoạt động của thương mại hàng hóa, TMHH chia làm 2 bộ phận
là TMHH nội địa và TMHH xuất nhập khẩu
+ theo mức độ tham gia quá trình tự do hóa thương mại , TMHH chia là hai khu vực làTMHH có bảo hộ và TMHH tự do
Trang 10- Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động kinh doanh thương mại:
+ ở tầm vĩ mô của quản lí nhà nước :
Giúp nhà nước có căn cứ xây dựng các quy định chính sách , luật pháp nhằm tạo khuônkhổ , hành lang pháp lí để hương dẫn điều tiết hoặc điều chỉnh hoạt động kinh doanhthương mại
+ ở tầm vi của doanh nghiệp :
Phâm loại thương mại hàng hóa giúp các doanh nghiệp nhận diện , phân tích để có cáclựa chọn quyết định kinh doanh, đầu tư hoặc sử dụng các nguồn lực trong lĩnh vựcthương mại hàng hóa cụ thể phù hợp với khả năng và không trái quy định pháp luật
Nghiên cứu vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn giúp nhà nước dễ quản líđưa ra những chiến lược chính sách phù hợp , đồng thời giúp doanh nghiệp đưa ranhững hướng đầu tư đúng đắn
5 Trình bày khái niệm, sự cần thiết và các cách phân loại dự trữ hàng hóa trong lưu thông Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động kinh doanh/quản lý nhà nước về thương mại?
- khái niệm : dự trữ hàng hóa trong lưu thông là một hình thái dự trữ sản phẩm xã hội
, bao gồm toàn bộ hàng hóa đã kết thúc qua trình sản xuất, đang vận động trong lưuthông nhưng chưa đi tới lĩnh vực tiêu dùng
- Sự cần thiết của dự trữ hàng hóa :
+Dự trữ trong lưu thông là điều kiện cần thiết , đảm bảo cho quá trình trao đổi , mua bánhàng hóa diễn ra bình thường liên tục, thông suốt Không có dự trữ hàng hoá thì không
có lưu thông hàng hoá Tuy nhiên, dự trữ hàng hoá phải hợp lý mới rút ngắn thời gianlưu thông, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và tiết kiệm chi phí
+ Dự trữ trong lưu thông hình thành một cách khách quan là do yêu cầu xử lí mâu thuẫnhay sự không ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng
+ Dự trữ trong lưu thông là cần thiết cofnm do vai trò của nó được sử dụng nhưu công
cụ , biện pháp của chính sách điều tiết thị trường
Trang 11- Các cách phân loại dự trữ hàng hóa trong lưu thông :
+ Theo công dụng của hàng hóa , dự trữ lưu thông bao gồm : dự trữ tư liệu sản xuất và
dự trữ hàng vật phẩm tiêu dùng (ví dụ :…)
+ Theo mục đích sử dụng : DTHH bao gồm
Dự trữ thường xuyên là dự trữ hàng hóa thường xuyên có bán trên thị trường
Dự trữ thời vụ là dự trữ hàng hóa được hình thành do tính chất thời vụ của sản xuất vàtiêu dùng nhằm tận dụng tối đa các cơ hội mua và bán
Dự trữ bảo hiểm là dự trữ nhằm phòng ngừa rủi ro bắt trắc xảy ra như do nhanh bán hếthàng ,do vận chuyển hàng về chậm , do thiên tai chiến tranh
Ngoài ra theo quy mô người ta còn phân loại dự trữ trong lưu thông thành Theo quy môgồm có dự trữ thấp nhất, cao nhất và bình quân Theo thời gian gồm có dự trữ đầu kỳ,cuối kỳ Theo hình thức biểu hiện có dự trữ hiện vật, trị giá dự trữ và thời gian (số ngày)
dự trữ hàng hoá Theo quá trình vận động gồm hàng hoá dự trữ trong các kho hàng, hànghoá đang trên đường đi, hàng gửi bán hoặc quảng cáo tại các hội chợ thương mại
- Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động kinh doanh/quản lý nhà nước
về thương mại:
+Về phía doanh nghiệp : Do quan hệ cung-cầu , giá cả cạnh tranh thị trường từ việc
nghiên cứu này các doanh nghiệp có thể chủ động tổ chức dữ trữ hàng hóa như một biệnpháp , công cụ để tận dung cơ hội thị trường , tăng khả năng cạnh tranh về sự sẵn có ,tính đa dạng của hàng hóa kinh doanh , tạo thuận lợi thu hút và lực chọn, mua sắm hànghóa của khách hàng,
+ Về phía nhà nước : từ việc nghiên cứu này nhà nước có thể đưa ra những chính sách
điều tiết thị trường trên tầm vĩ mô nhằm điều hòa cung cầu hàng hóa , dập tắt những cơnsốt giá , ổn định thị trường , kinh tế vĩ mô và đời sống xã hội
Trang 126 Trình bày khái niệm chi phí và tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa Các cách phân loại chi phí lưu thông hàng hóa và ý nghĩa hạ thấp tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa?
- khái niệm chi phí lưu thông hàng hóa : Chi phí lưu thông hàng hóa trong nền kinh
tế là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phục vụcho việc tổ chức và quản lý quá trình lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế
- khái niệm tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa : phản ánh quan hệ so sánh giữu
tổng số tiền chi phí lưu thông hàng hóa và kết quả tổng giá trị hay tổng mức lưu chuyểnhàng hóa bán lẻ xã hội đạt được của quá trình lưu thông đó
- Các cách phân loại chi phí lưu thông hàng hóa :
+Theo đặc điểm chi phí , chi phí lưu thông hàng hóa bao gồm : Chi phí về vật chất hao
mòn tài sản , vật tư, nguyên liệu, ; chi phí về sức lao động; chi phí khác
+Theo hao phí gắn liền với thực hiện các chức năng của thương mại , CPLTHH bao
gồm : chi phí lưu thông thuần túy ; chi phí tiếp tục sản xuất trong lưu thông
+theo tính chất chi phí , CPLTHH bao gồm chi phí bất biến ; chi phid khả biến
+ theo tính thời gian : chi phí lưu thông hàng hóa bao gồm chi phí nhất thời và chi phí
thường xuyên
- ý nghĩa hạ thấp tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa :
Hạ thấp chi phí lưu thông không phải là cắt giảm chi phí phục vụ quá trình lưu thông mànâng cao hiệu quả sử dụng các chi phí bỏ ra cho việc tổ chức và quả lí quá trỉnh lưuthông đó
Ý nghĩa của hạ thấp tỷ suất chi phí lưu thông thể hiện các mặt sau :
+ Giảm chi phí tái sản xuất và vốn đầu tư vào lĩnh vực lưu thông, dành vốn cho các lĩnhvực khác trong nền kinh tế
+ nâng cao tính hiệu quả , sức cạnh tranh trên các cấp độ : Sản phẩm hàng hóa, doanhnghiệp và nền kinh tế
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí cho người tiêu dùng, xã hội trong việc mua sắm hànghóa và tự tổ chức tiêu dùng
Trang 137 Trình bày khái niệm và các cách phân loại thương mại dịch vụ Cho biết 12 ngành chính theo phân loại thương mại dịch vụ của WTO/GATS Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước với hoạt động thương mại ở Việt Nam?
- Khái niệm : thương mại dịch vụ Là toàn bộ những trao đổi , cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận
- Các cách phân loại thương mại dịch vụ :
+ Theo WTO thương mại dịch vụ được phân thành 12 ngành:
1 Các dịch vụ kinh doanh
2 Dịch vụ bưu chính viễn thông
3 Dịch vụ xâu dựng và các dịch vụ kĩ thuật liên quan
12 Các dịch vụ chưa được thống kê ở trên
+ Dựa vào mục tiêu của dịch vụ được cung ứng , người ta có chia làm 4 ngành :
Trang 14- Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước với hoạt động thương mại ở Việt Nam :
Từ việc nghiên cứu thương mại dịch vụ và phân loại giúp nhà nước dễ dàng cụ thể hóacác loại hình dịch vụ từ đó tìm ra thế mạnh phát triển kinh tế góp phần tăng thu nhậpquốc dân , giúp nhà nước đưa ra những chính sách phù hợp để thúc đẩy phân công laođộng xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời tạp công ăn việc làm cho nhân dân Bên cạnh đó từ nghiên cứu này nhà nước có thể nhận định rõ hơn về hội nhập kinh tếkhu vực , cải thiện cái can thương mại quốc gia
8 Trình bày các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ nói chung và trong thương mại dịch vụ quốc tế Hãy chỉ ra xu hướng phát triển của các phương thức trên Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước với hoạt động thương mại ở Việt Nam.
- các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ nói chung:
Việc cung ứng dịch vụ nói chung trên thị trường được thực hiện qua các phương thứcsau :
+ Phương thức cung cấp mà chỉ có sự di chuyển của dịch vụ Ở phương thức này , nhàcung cấp và người tiêu dùng không cần có sự di chuyển vật lí , mà quá trình cung ứngnhờ có sự di chuyển của dịch vụ từ nhà cung ứng đến nơi tiêu dùng dịch vụ Phươngthức cung ứng đòi hỏi sự phát triển của khoa học – công nghệ để có thể tạo ra đườngdẫn cho sự vận động của dịch vụ
+ Phương thức cung ứng dịch vụ diễn ra tại nơi nhà cung ứng Đây là phương thức cungứng dịch vụ đòi hỏi người tiêu dùng phải đến tận nơi mà các dịch vụ được sản xuất đểtiêu dùng Thường việc cung cấp ở đây gắn liền với những điều kiện cung ứng có tính cốđịnh, không có khả năng di chuyển
+ phương thức cung ứng dịch vụ diễn ra tại nơi người tiêu dùng Phương thức này đòihỏi nhà cung ứng phải đến tận nơi người tiêu dùng có nhu cầu để cung cấp dịch vụ VDnhư gai sư , bác sĩ tạ nhà ,
Trang 15+phương thức cung ứng diễn ra tại địa điểm thứ 3 phương thức này đòi hỏi cả nhà cungứng dịch vụ và người tiêu dùng đều phải đến một địa điểm khác VD như dịch vụ xebuýt, biểu diễn văn hóa , nghệ thuật
- các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ trong thương mại dịch vụ quốc tế:
+ phương thức 1 : Phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới.Phương thức dịch vụ này
được cung cấp từ lãnh thổ của nước thành viên này vào lãnh thổ của nước thành viênkhác Vd : dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn,fax,điện thoại,…
+ Phương thức 2 :Phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài Là phwuogn thức mà
dịch vụ được cung cấp ở một nước thành viên và người tiêu dùng dịch vụ phải sangnước đó để sử dụng dịch vụ Vd như dịch vụ du lịch, dịch vụ chữa bệnh , dịch vụ đàotạo,
+ phương thức 3 : Phương thức hiện diện thương mại nhà cung cấp dịch vụ thiết lập sự
có mặt của mình ở một nước thành viên khác để cung cấp dịch vụ thông qua hình thứcpháp nhân nhưu thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty con,…
+ Phương thức 4 : phương thức hiện diện của thể nhân(nhà cung cấp dịch vụ cử đại diệncủa mình sang nước thành viên khác để cung cấp dịch vụ thông qua hình thức chuyêngia, làm công làm thuê.VD : 1 bác sĩ chuyển đến nước khác để cung ứng dịch vụ y tếchuyên môn
- xu hướng phát triển của các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ:
+ xu hướng tăng nhanh quy mô và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong trong cơ cấuthương mại của quốc gia
+ xu hướng ngày càng gia tăng tỉ trọng những loại dịch vụ sử dụng hàm lượng tri thứcdịch vụ cao
+xu hướng thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ
+ xu hướng phát triển dịch vụ thương mai quốc tế
- Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước với hoạt động thương mại ở Việt Nam
Trang 16+ Là cơ sở để tiếp cận và nghiên cứu và các quan hệ kinh tế , cũng như lựa chọn quyếtđịnh tối ưu trong phát triển và quản lí lĩnh vực kinh tế thương mại dịch vụ
+ Từ việc nghiên cứu này nhà nước cần phải có chiến lược , chính sách phát triển, mởcửa và hội nhập kinh tế hiệu quả các ngành dịch vụ nhằm đặt được đứng lợi ích tuyệt đối
mà ngành thương mại dịch vụ mang lại
+ đồng thời nhận định được những mặt không phù hợp của thương mại dịch vụ với nềnkinh tế trong nước từ đó phát triển kinh tế , tăng trưởng GDP , ngày càng phát triển
9 Trình bày khái niệm, tính tất yếu khách quan hội nhập kinh tế thương mại Các nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế thương mại?
- Khái niệm : Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình ở đó có sự liên kết, hợp tác giữa
hau hay nhiều quốc gia với nhau nhằm xây dựng và thực hiện một cơ chế chung , thốngnhất điều chỉnh dòng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố liên quan quá trìnhsản xuất theo hướng ngày càng tự do, thông thoáng, thuận lợi, góp phần hình thành thểchế kinh tế khu vực hoặc thế giới
- Tính tất yếu khách quan :
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế vận động tất yếu khách quan của các nền kinh tế trênthế giới, gắn với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa và là trình độ cao của quan hệhợp tác kinh tế quốc tế
Cuộc cách mạng KHKT-CNTT phát triển như vũ bão góp phần đẩy nhanh quốc tế hóa sản xuất và tạo ra những mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia
Các nền kinh tế dù lớn hay nhỏ dù đang phát triển hay phát triển ngày càng trở nên tùythuộc lẫn nhau
Hội nhập kinh tế thương mại là một nhu cầu tất yếu Và tình hình đó vừa đặt ra yêucầu, vừa tạo ra khả năng tổ chức lại thị trường trên phạm vi toàn cầu
- Các nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế thương mại :
+Đàm phán , kí kết và tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế thương mại khu vực vàtoàn cầu , cùng các thành viên đàm phán, xây dựng luật chơi chungvaf thực hiện các quyđịnh , cam kết vowiwsi các thành viên tổ chức liên kết đó
Trang 17+ Tiến hành các bước đi cần thiết nhằm cải cách, điều chỉnh chế độ thương mại trongnước và các lĩnh vực khá có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện cam kết hội nhậpkinh tế ; điều chỉnh chsinh sách theo hướng tự do hoá và mở cửa , cắt giảm và tiến tới rỡ
bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan
10 Trình bày khái niệm và các cách phân loại nguồn lực thương mại? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước về thương mại ở Việt Nam?
Khái niệm : nguồn lực thương mại được hiểu là tất cả các yếu tố, vị trí địa lí,tài nguyên
thiên nhiên , vốn, nhân lực ,… có khả năng huy động và sử dụng để thực hiện mục đích
tổ chức và phát triển lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường
Các cách phân loại nguồn lực thương mại :
a) Căn cứ vào pvi hđ:
-Nguồn lực bên trong: bhien tiềm lực của 1 QG đối với sự ptr của TM
VD: Nguồn lực lao động, CS-HT, cơ sở Vật chất-kĩ thuật,…
-Nguồn lực bên ngoài: nguồn tài chính, nguồn khoa học- công nghệ,, nguồn lực conngười , được coi là quan trọng nhất
b) Căn cứ vào quy mô nghiên cứu:
-Nguồn lực của quốc gia: bao gồm cả nguồn lực bên trong & bên ngoài của toàn bộ XH
KT Nguồn lực của địa phương: Là 1 bộ phận của nguồn lực QG được xem xét trong phạm
vi 1 tỉnh, 1 thành phố hoặc 1 khu vực nhất định
c) Căn cứ vào hình thái biểu hiện:
-Nguồn lực vật chất (hình thái hữu hình) bao gồm: các tài sản lưu động; các tài sản cốđịnh; lực lượng laodoojng hoạt động trong lĩnh vực TM
-Nguồn lực phi vật chất (hình thái vô hình):bgom hệ thống thông tin thi trường và TM;các chính sách ptr KT & TM;…
d) Căn cứ vào khả năng huy động:
-Nguồn lực hiện hữu:những điều kiện hiện tại sử dụng vào mục đích pt TM
Trang 18-Nguồn lực tiềm ẩn: ẩn chứa đứng những yếu tố tiềm năng
e) Căn cứ vào các yếu tố cấu thành bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài lực
Ý nghĩa nhận thức vấn đề này trong quản lý vĩ mô của nhà nước về thương mại ở Việt Nam:
- Giúp nhà nước quản lí, Sd hợp lí nguồn lực:
+)KT: Tiết kiệm chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ ptr các hđ trao đổi, nâng cao giá trịgia tăng của hàng hóa, dịch vụ…
+)VH- XH: thu hút lđ; tạo việc làm; nâng cao ptr các gtri văn hóa, , đáp ứng kịp thời vàtốt nhất nhu cầu của dân cư , , cải thiện các quan hệ xã hội, mở mang phát triển các qhekinh tế, tác động tích cực đến môi trường xung quanh
+)CT: bve AN QG & chủ quyền dt
+Đưa nền TM VN ptr mạnh mẽ, đem lại các tác động tích cực và to lớn trong qtr đổimới và ptr đất nước
11 Trình bày các cách phân loại hiệu quả kinh tế thương mại Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý nhà nước về thương mại?
- các cách phân loại hiệu quả kinh tế thương mại:
+ Hiệu quả bộ phận và hiệu quả tổng hợp : Để đạt được các kết quả , ngành thương mại
phải sử dụng tổng hợp các loại chi phí hoặc các nguồn lực và phụ thuộc vào từng licnhvực hoạt động của ngành
+ Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh: trong công tác quản lí hoạt động thương mại
việc xđ hiệu quả kinh tế nhằm hai mục đích: thứ nhất, thể hiện và đánh giá trình đố sửdụng các nguồn lực; thứ hai, để phân tích lựa chọn các phương án ptr thương mại hiệuquả
+Hiệu quả kinh tế thương mại ở cấp độ nền kinh tế quốc dân, ngành và doanh nghiệp:
một nền kinh tế khoong có hiệu quả kinh tế cao nếu các ngành , các doanh nghiệp hoạtđộng không đạt được một hiệu quả kinh tế nào đó và ngược lại
- Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý nhà nước về thương mại
Trang 19+ Mỗi dạng hiệu quả kinh tế thương mại được nghiên cứu là cơ sở cung cấp những căn
cứ giúp cho các nhà quản lí đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế này+ Từ việc nghiên cứu giúp nhà nước có thể đưa ra những chính sách biện pháp hợp lí đểhài hòa với sự phát triển của các lĩnh vực hoạt động khác trong nền kinh tế quốc dân+ nâng cao sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực phụ thộc tùy vào lĩnh vực haojt động , từ đó đẩy mạnh hiệu quả kinh tế , mở rộng thi trường pt kinh tế
II NHÓM CÂU HỎI 2
Câu 1: Trình bày cách tiếp cận nghiên cứu bản chất của thương mại Ý nghĩa nghiên cứu cách tiếp cận này trong quản lí nhà nước về thương mại
- Cách tiếp cận bản chất của thương mại:
a) Tiếp cận thương mại với tư cách là một hoạt động kinh tế
+ Xem xét dưới góc độ hoạt động kinh tế: TM là 1 trong những hoạt động kinh tế cơ bản
và rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường Mọi hoạt động đều bắt nguồn từ hành vi mua và kết thúc bằng hành vi bán
+ Mục đích: Tìm kiếm lợi nhuận
+ CT: T-H-T’
+ Đối tượng mua bán hoạt động TM: hàng hóa và dịch vụ
+ Chủ thể: người bán( người sản xuất, người cung ứng, thương gia) và những người mua( người sx, thương gia, người tdung) Bên cạnh đó tham gia vào hoạt động TM còn có: những người môi giới, đại lý TM,…
+TRong hành vi mua: chuyển đổi hình thái giá trị của hàng hóa từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật và cùng với quá trình này là sự chuyển đổi về sở hữu , người mua đổi quyền sở hữu tiền tệ để có được quyền sở hữu hàng hóa Nhờ vậy mà có được quyền sử dụng snar phẩm cho việc thỏa mãn nhu cầu Trong hành vi bán hàng, quá trình diễn ra hoàn toàn ngược lại
+ Hoạt động thương mại là 1 quá trình bao gồm các hoạt động cơ bản mua và bán Ngoài ra còn có hoạt động hỗ trợ mua bán, gọi chung là dv TM
Trang 20+ DV TM bao gồm tất cả những hoạt động TM ngoài hoạy động TM cơ bản ( hd mua vàbán), chúng phát sinh gắn liền với hoạt động mua bán, hỗ trợ cho hd mua bán được thựchiện nhanh chóng và có hiệu quả
Nhờ hdTM mà sản xuất và tiêu dung dc nối liền vs nhau , thúc đẩy lẫn nhau trong đk kinh tế hàng hóa
b) Tiếp cận TM vs tư cách là 1 khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
+Tái sản xuất XH gồm 4 khâu cơ bản: sản xuất- phân phối-trao đổi và tiêu dung Bốn khâu có mqh mật thiết với nhau , trong đó quan hệ sx và td là quan hệ cơ bản nhất
+ Là hthai pt của trao đổi và lưu thông hh, TM là khâu cban và qtrong của qtrinh tái sx ,
đó là khâu trao đổi- khâu trung gian giữa sx và td.Trong dk xã hội hóa và lưu thông pt,
hh đc tạo ra trong khâu sx , sau đó đc chuyển sang khâu lưu thông : mua, vận chuyển, dựtrữ bán,… Kết thúc khâu lưu thông, hh đc chuyển sang lĩnh vực td
+ Trước đây TM vận động theo CT T-H-T’ Lúc này lưu thông chưa chi phối đc sx màcoi sx như 1 tiền đề có sẵn của lưu thông Sau này với nhiệm vụ quan trọng là thực hiện tái sx sp nhanh chóng trong đk thị trg không ngừng mở rộng và cạnh tranh quyết liệt thì
TM đã thực sự trở thành 1 khâu không thể thiếu phục vụ cho sx Sự có mặt của TM đem lại lợi ích cho khâu sx , các thương nhân và xã hội
c) Tiếp cận TM vs tưu cách là một ngành kinh tế
+ Nếu xem xét dưới góc độ lao đọng XH thì TM đc coi là 1 ngành kinh tế quốc dân độc lập Đó là ngành đảm nhận cnang tổ chức lưu thông hh và cung ứng các dịch vụ cho XHthông qua việc thực hiện mua bán nhằm sinh lợi
+ Nếu xem dưới góc độ cơ bản: TM là 1 hoạt động kinh tế , 1 khâu của quá trình tái sx
xh, góc độ 1 ngành kinh tế cảu nền kinh tế quốc dân Đặc trưng chung là buôn bán, trao đổi hh và cung ứng dv gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lượi nhuận
Bản chất chung của kttm là là tổng thể các hiện tượng, hoạt động và quan hệ kinh tế gắn liền và phát sinh cùng với trao đổi hh và cung ứng dv nhằm md lượi nhuận
Ý nghĩa nghiên cứu cách tiếp cận này trong quản lí nhà nước về thương mại
Trang 21Thương mại vừa là một kệ hàng vừa là cả một bộ máy Là một “kệ hàng”, nó tác động
trực tiếp đến đám đông, là một“bộ máy”, nó tham gia vào quá trình tổ chức không gian
Hai yếu tố này kết hợp với nhau tạo cho thương mại trở thành một yếu tố thực sự làm thay đổi xã hội
Như vậy, thương mại là sự hòa trộn đồng thời của kinh tế, xã hội, văn hóa, là một trong những yếu tố quan trọng trong tổ chức không gian, cảnh quan, tạo lập các mối quan hệ
xã hội, tác động lên sự tiêu dùng, thay đổi giá trị của vùng đất và góp phần vào chất lượng cuộc sống
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam đang đặt ra yêu cầu về sự phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt tại các đô thị Mỗi đô thị, mỗi vùng đất có những đặc trưng riêng về văn hóa-xã hội, kinh tế, cấu trúc đô thị, vì vậy cần có cái nhìn tổng thể và những nghiên cứu đa ngành về Thương mại, và thương mại được xem như một trong những công cụ khoa học quan trọng
Câu 2: Phân tích chức năng chung và biểu hiện chức năng thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa/thương mại dịch vụ Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản lý nhà nước về thương mại
A.Chức năng chung:
Được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội nên chức năng của thương mại mang tính khách quan
Thương mại đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau Bản chất kinh tế xã hội của các hình thái kinh tế xã hội này mặc dù có sự khác nhau nhưng chức năng chung của thương mại là giống nhau Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các chức năng của thương mại chứ không thể tùy tiện áp đặt hoặc thay đổi các chức năng đó
Trong mọi hình thái kinh tế xã hội còn tồn tại sản xuất và lưu thông hàng hóa chức năngcủa thương mại là thực hiện lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ thông qua mua bánbằng tiền
Trang 22Tuy nhiên cũng cần phân biệt chức năng thương mại với các tư cách là khâu của tái sản xuất, hoạt động kinh tế và ngành kinh tế
Là hoạt động kinh tế thương mại thực hiện chức năng mua bán hàng hóa và các dịch vụ bằng tiền
Là một khâu của tái sản xuất thương mại thực hiện chức năng cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua trao đổi, đảm bảo thực hiện tái sản xuất nhanh chóng, hiệu quả trong điều kiện của kinh tế hàng hóa
Là một ngành kinh tế, thương mại thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ, thông qua mua bán để gắn liền sản xuất với thị trường trong và ngoài nước nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường về hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp nhất
*) Biểu hiện chức năng của thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
Trong thương mại hàng hóa, chức năng của thương mại có thể được chia thành 2 nhóm chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thay đổi hình thái giá trị, thực hiện giá trị
Thương mại có chức năng thay đổi hình thái giá trị từ tiền sang hình thái vật chất trong hành vi mua (T - H) và ngược lại trong hành vi bán
Cùng với việc thay đổi hình thái giá trị là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu về hàng hóa và tiền tệ Quyền sở hữu tiền tệ chuyển từ người mua sang người bán và ngược lại, quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua
Nhờ chức năng này của thương mại mà người bán đạt được giá trị nhằm tìm kiếm lợi nhuận, người mua có được các giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng khác nhau của họ
Để thực hiện được chức năng này, thương mại phải tiến hành hàng loạt những hoạt động gắn với việc thay đổi hình thái giá trị và chuyển đổi quyền sở hữu như: mua hàng, bán hàng, xúc tiến thương mại, tiếp thị, quảng cáo
Về lý thuyết, các hoạt động này không tạo ra giá trị mới, không làm tăng giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng nó rất cần thiết và có ích cho xã hội
Trang 23- Chức năng tổ chức quá trình phân phối hàng hóa, đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến thị trường và tiếp tục hoạt động sản xuất trong lĩnh vực lưu thông
Sản xuất với tiêu dùng thường không ăn khớp với nhau về không gian, thời gian, số lượng, chủng loại Vì vậy, thương mại cần thực hiện việc đưa các sản phẩm được sản xuất ra đến các thị trường nơi mà con người có nhu cầu phù hợp các đòi hỏi của thị trường về số lượng, cơ cấu, thời gian và không gian với chi phí thấp nhất
Nhờ có chức năng này mà thương mại có thể tiếp tục thực hiện chức năng thay đổi hình thái giá trị, thực hiện giá trị hàng hóa mà chúng ta vừa đề cập ở trên Cũng thông qua chức năng này thương mại giải quyết được những mâu thuẫn vốn có giữa cung, cầu, sản xuất và tiêu dùng trong điều kiện kinh tế hàng hóa
Chức năng này của thương mại được thực hiện qua hàng loạt những hoạt động khác nhau
Hoạt động vận tải nhằm di chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường và những dịch vụ có liên quan đến vận tải như: làm các thủ tục vận tải, giao nhận hàng hóa Hoạt động giữ gìn, bảo quản hàng hóa Những hoạt động này nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa về số lượng, chất lượng trong quá trình vận chuyển cũng như lưu khophát sinh do sự không ăn khớp giữa sản xuất và đòi hỏi của thị trường về không gian và thời gian
Các hoạt động tiếp tục sản xuất trong lĩnh vực lưu thông như: phân loại, chia nhỏ, đónggói, bao bì sản phẩm và các hoạt động gia công, chế biến, hoàn thiện sản phẩm trước khibán cho người tiêu dùng
Các hoạt động thương mại thực hiện nhóm chức năng này là các hoạt động sản xuất Chúng xảy ra trong khâu lưu thông và được thực hiện bởi ngành thương mại Chúng gópphần làm tăng giá trị hàng hóa, bảo vệ và làm tăng giá trị sử dụng Hoạt động thương mại xét về góc độ này trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập quốc dân
*) Biểu hiện các chức năng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ
Trang 24Do những đặc tính riêng biệt của dịch vụ: tính vô hình, sản xuất và tiêu dùng đồng thời, nên chức năng của thương mại cũng có sự biểu hiện khác so với thương mại hànghóa
Thương mại dịch vụ thực hiện đồng thời cả chức năng sản xuất, chức năng lưu thông và chức năng tổ chức tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ Nghĩa là trong thương mại dịch vụ các doanh nghiệp không chỉ thuần túy thực hiện việc mua bán, ngoài việc thực hiện chứcnăng thương mại nó còn đồng thời thực hiện chức năng sản xuất ra các dịch vụ và tổ chức cả quá trình tiêu dùng các dịch vụ cho khách hàng Các chức năng này vế cơ bản được thực hiện đồng thời ở cung một không gian và trong cùng một thời gian
Trong thương mại dịch vụ về cơ bản không có các hoạt động vận tải, bảo quản, dự trữ Việc thay đổi hình thái giá trị, quá trình chuyển đổi sở hữu tiền tệ và sở hữu sản phẩm cónhững đặc thù so với thương mại hàng hóa
Việc nhận thức đúng và vận dụng đúng các chức năng của thương mại có ý nghĩa to lớnkhông chỉ trong tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ ở phạm vi doanh nghiệp mà nó còn
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ ở phạm vi vi mô
B.Ý nghĩa nghiên cứu trong quản lí nhà nước
Việc phân tích các chức năng của thương mại giúp nhà nước có những biện pháp thích hợp để quản lí từng loại hình thương mại , đưa ra những hướng đi phù hợp để phát triển thương mại Nhà nước có thể thu thập, xử lí thông tin dự báo và định huwonsg về thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp Nắm đc chức năng , thực trạng của thương mại, nhà nước sẽ ban hành các điều luật quản lí phù hợp , xây dựng những chính sách , chiến lược, kế hoạch để phát triển TM
Hiểu rõ đc sự khác biệt đó, giúp nhà nước điều tiết lưu thông hh theo định hướng pt ktxhcủa nhà nước , giảm tình trạng lạm phát , cân bằng thương mại Hiểu được chức năng thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giúp nhà nước khai thác đc những lợi thế của mình để hội nhập và cải thiện cán cân thanh toán
Trang 25Nhờ có sự khác biệt chức năng thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ mà cho thấyđược sự cần thiết của mỗi loại vì vậy mà giúp nhà nước nâng cao tầm quan trọng của 2 loại ngành này lên nhanh chóng, mạnh mẽ hơn.
Câu 4: Phân tích tác động về kinh tế, xã hội và mội trường của thương mại? Liên
hệ vấn đề này với thực tiễn ở Việt Nam Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này trong quản
lý nhà nước về thương mại?
a)Tác động về kinh tế
Thương mại với tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là mức tăng lượng của cải vật chất của cải của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định Mức gia tăng của cải có thể được tính bằng hiện vật hoặc tiền (giátrị)
Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: lao động, vốn đầu tư, khoa học công nghệ, thông tin, cơ chế chính sách
Thương mại có thể tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong một giai đoạn nhất định trên các mặt: số lượng và chất lượng của tăng trưởng;
Tác động của thương mại đến tăng trưởng thể hiện ở chỗ: Thương mại tạo khả năng huy động các nguồn lực sẵn có của quốc gia cũng như tác động tới việc di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia Nhờ vậy mà góp phần to lớn vào mở rộng quy mô sản xuất của mỗi quốc gia
Thương mại còn tác động đến tăng khả năng tiêu dùng của một nước và gián tiếp sản xuất ra các sản phẩm có hiểu quả hơn là tự sản xuất
Thương mại tác động đến chất lượng của tăng trưởng ở phương diện nâng cao hiệu quả sản xuất
Thương mại một mặt trực tiếp làm gia tăng GDP nhờ chính hoạt động của mình, mặt khác gián tiếp tác động đến việc gia tăng GDP của các ngành khác nhờ ảnh hưởng có tính chất lan truyền như đã phân tích trong các lí thuyết của kinh tế học hiện đại
Thương mại với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 26Cơ cấu kinh tế được hiểu là cách thức liên kết, phối hợp giữa các phân tử cấu thành hệ thống kinh tế biểu hiện quan hệ tỷ lệ cả về mặt lượng và chất của các phần tử hợp thành của hệ thống kinh tế Cơ cấu kinh tế thường được xem xét trên các phương diện: cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần của nền kinh tế.
Thương mại có thể tác động làm thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng đa dạng hóa thành phần kinh tế, thay đổi vai trò của các thành phần kinh tế xu hướng biến đổi có thể không giống nhau trong các nền kinh tế
Thương mại có thể tác động làm biến đổi cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế theo xu hướng làm xuất hiện những vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế đặc biệt có tác động lớn tới nền kinh tế, làm thay đổi cơ cấu kinh tế thành thị, nông thôn, kích thích phát triển kinh tế của các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế biên giới
Thương mại có thể tác động làm biến đổi cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế Xu hướng chung tác động thương mại là kích thích phát triển những ngành kinh tế có lợi thế
so sánh, kích thích phát triển các ngành dịch vụ đặc biệt là các ngành dịch vụ hạ tầng của nền kinh tế như: vận tải, viễn thông, ngân hàng và các ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống: y tế, giáo dục, thể thao, giải trí, du lịch
Thương mại với cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc gia là một bảng cân đối hay một bản báo cáo thống kê tổng kết tất cả các giao dịch tài chính với nước ngoài mà một quốc gia tham gia trong 1 thời gian nào đó Cán cân thanh toán quốc gia mô tả mối quan hệ giữa 2 luồng thanh toán vận hành liên tục một vào và một ra mà một đất nước phải có
Thương mại quốc tế là một nhân tố quan trọng góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia
Thông thường chính sách của các quôc gia đều cố gắng khai thác tối đa các lợi thế so sánh của đất nước mình nhằm đẩy mạnh xuất khẩu không chỉ hàng hóa mà cả các dịch
vụ kể cả trên thị trường quốc tế và xuất khẩu tại chỗ nhằm tăng nguồn thu về ngoại tệ Với nguồn ngoại tệ này có thể bù đắp được những nhu cầu nhập khẩu của quốc gia
Trang 27mình Và nếu thặng dư thì nguồn ngoại tệ dư thừa có thể bù đắp về thâm hụt ngoại tệ do những nhu cầu khác hoặc tăng cường dự trữ quốc gia.
Những tác động kinh tế khác của thương mại
Ngoài những tác động nói trên, thương mại còn có những tác động kinh tế khác như: thúc đẩy phân công lao động quốc tế, thúc đẩy quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực
Tác động của thương mại hết sức to lớn tới quá trình phân công lao động không chỉphạm vi từng quốc gia mà ảnh hưởng tới quá trình phân công lại lao động sâu hơn giữa các quốc gia trong phạm vi toàn cầu và phạm vi các khu vực của nền kinh tế thế giới.Thương mại thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình phát triển đan xen của các nền kinh tế trên thế giới, hình thành nên các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
b)Những tác động về xã hội của thương mại
Thương mại và các vấn đề văn hóa
Thương mại và văn hóa có mối quan hệ rất mật thiết Một mặt các yếu tố văn hóa chi phối các hoạt động thương mại của mọi cá thể, địa phương và từng quốc gia Tuy nhiên
sự phát triển thương mại cũng có tác động ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa của từng cá thể, cộng đồng và mỗi quốc gia ở những mức độ rất khác nhau
Các yếu tố văn hóa chứa đựng trong bản thân các hàng hóa và các dịch vụ cụ thể, các thông tin quảng cáo, hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại cũng như trong các hoạt động giao dịch thương mại của con người Các yếu tố này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán, phong cách, lối sống, đạo đức, niềm tin, hệ thống các giá trị của mỗi cá thể, cộng đồng và các quốc gia
Thương mại và các vấn đề luật pháp
Các hoạt động thương mại bao giờ cũng diễn ra trong môi trường luật pháp và thể chế nhất định Luật pháp và thương mại có mối quan hệ rất chặt chẽ
Tác động của thương mại tới luật pháp có thể nhận thấy rất rõ trong quá trình hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế Sự phát triển của các mối quan hệ thương mại giữa các
Trang 28quốc gia, quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong từng khu vực kinh tế và ở phạm vitoàn cầu đang hình thành nên 1 hệ thống đa dạng những định chế, những luật lệ thương mại mới ở phạm vi toàn cầu, khu vực cũng như đối với các quốc gia để điều chỉnh
những mối quan hệ thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp và không ngừng biến đổitrong nền kinh tế thị trường của xã hội hiện đại
Thương mại và các vấn đề chính trị
Thương mại và chính trị cũng có mối liên hệ rất chặt chẽ
Sự ổn định chính trị là điều kiện hết sức quan trọng trong sự phát triển thương mại, nó tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về đầu tư, vềquyền sở hữu các tài sản Đó là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thương mại phát triển.Thương mại là nhân tố tạo nên sự ổn định chính trị thế giới và khu vực Tuy nhiên thương mại mà bản chất của nó là vì lợi nhuận luôn đi cùng với cạnh tranh khốc liệt, đó
là những cuộc cạnh tranh không khoan nhượng giữa các quốc gia nên cũng là nguyên nhân trực tiếp hoặc sâu xa của nhiều mâu thuẫn và xung đột chính trị
Thương mại và các vấn đề xã hội
Các yếu tố xã hội như các đặc điểm về dân số (quy mô, cơ cấu dân cư, mức tăng dân số),hôn nhân và tổ chức gia đình, mức sống và chất lượng cuộc sống của dân cư đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại Ngược lại thương mại cũng có những ảnh hưởng rất to lớn đến các yếu tố xã hội nói trên
Thứ nhất, thương mại tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, những việc làm mà thương mại tạo ra trực tiếp và trước hết là ở những doanh nghiệp thương mại và các đơn vị liên quantrực tiếp tới các hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hoá và những đơn vị cung ứngdịch vụ vì mục đích lợi nhuận trong nền kinh tế
Thứ hai, sự phát triển thương mại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều vùng lạc hậu, vùng sâu, vùng xa của đất nước, tạo cơ hội thuận lợi và thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều quốc gia đang phát triển, nhiều khu vực kinh tế kém phát triển của kinh tế thế giới Những tác động xã hội của thương mại không chỉ bao gồm những yếu tố tích cực
c) Những tác động môi trường của thương mại