1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

70 106 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 800,5 KB

Nội dung

Kể từ khi bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực đến này, có nhiều bài viết nghiên cứu về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, tuy nhiên các bài nghiên cứu chỉ đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

MAI THỊ DUYÊN

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

MAI THỊ DUYÊN

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Văn Dũng

Hà Nội – 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Mai Thị Duyên

Trang 4

(thương mại) phạm tội 10 1.1.2 Các tiêu chí phân loai tội phạm đối với pháp nhân thương mại 14 1.2 Sự cần thiết của việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân phạm tội 22 1.3 Phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong pháp luật hình sự một số nước 24 1.3.1.Phân loại tội phạm đối với pháp nhân trong bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 24 1.3.2 Phân loại tội phạm đối với pháp nhân trong bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp 28 Kết luận chương 1 32 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM ĐỐI VỚI PHÁP

NHÂN THƯƠNG MẠI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 39 2.1 Quy định về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại của

Trang 5

bộ luật hình sự năm 2015 39

2.2 Nhận xét, đánh giá quy định về phân loại tội phạm phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự 2015 41

2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự 2015 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịu hình phạt Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau, nên cần có

sự phân biệt để có chính sách xử lý phù hợp Nói cách khác, hành vi phạm tội

có mức độ nguy hiểm đến đâu thì mức độ nghiêm khắc của các biện pháp xử phạt tương ứng đến đó Chính vì vậy, trong cuốn “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung)” sách chuyên khảo sau đại học của nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội GS.TSKH Lê Văn Cảm đã viết: “Phân loại tội phạm trong luật hình sự là chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm thành từng loại (nhóm) nhất định theo những tiêu chí này hoặc những tiêu chí khác để làm tiền đề cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt hoặc tha miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt”

Phân loại tội phạm có nhiều ý nghĩa Thứ nhất, là tiền đề cơ bản cho việc

áp dụng chính xác các biện pháp trong hoạt động tư pháp hình sự như: truy cứu trách nhiệm hình sự, khởi tố bị can, xác định thẩm quyền điều tra, thẩm quyền truy tố và thẩm quyền xét xử, cá thể hóa hình phạt; lựa chọn loại trại cải tạo đối với người bị kết án… Thứ hai, phân loại tội phạm đúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một cách chính xác và khoa học các chế tài pháp lý hình

sự trong phần riêng của nó Thứ ba, ở một chừng mực nhất định việc nhà làm luật ghi nhận trong pháp luật hình sự thực định quốc gia một chế định phân loại tội phạm có nhiều ưu điểm với các quy phạm khả thi sẽ là điều kiện quan trọng cho việc thực hiện một số nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự trong nhà nước pháp quyền và bằng cách đó, góp phần bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự [2, Tr.316]

Trang 7

Trong lịch sử lập pháp hình sự từ trách nhiệm hình sự năm 1985 đến nay, việc phân loại tội phạm đã có sự phát triển có tính chất kế thừa Cụ thể, khoản

2 điều 8 bộ luật hình sự năm 1985 chia tội phạm thành 02 loại tội là tội phạm

ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng Đến bộ luật hình sự năm 1999, trước yêu cầu "hạn chế sự lạm quyền" của các cơ quan tiến hành tố tụng và để thuận tiện cho việc áp dụng, điều 8 bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định tội phạm thành 04 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Kế thừa những quy định này của bộ luật hình sự năm 1999, bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi là bộ luật hình sự 2015, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm đã quy định tội phạm được phân loại thành 04 loại tội phạm: tội phạm

ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, mức độ gây nguy hại cho xã hội của tội phạm và chế tài do luật quy định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng Việc bộ luật hình sự 2015 bổ sung chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại, với những căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đặc thù, dẫn đến việc nhà làm luật phải quy định phân loại tội phạm đối với chủ thể này Trong quá trình xây dựng và chỉnh lý dự án bộ luật hình sự (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/QH13/2015, vấn đề phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia, các nhà khoa học Luật hình sự hàng đầu Việc phân tích và lựa chọn giải pháp như quy định tại Khoản 2 Điều 9 bộ luật hình sự 2015, theo chúng tôi chỉ là giải pháp mang tính tạm thời Do đó, việc lựa chọn đề tài phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội là việc làm hết sức cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu:

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Trang 8

Làm rõ bản chất của việc phân loại tội phạm nói chung như: căn cứ, nội dung, ý nghĩa của việc phân loại tội phạm; chỉ ra bản chất của việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại theo quy định của bộ luật hình sự 2015, phân tích một số bất cập của việc quy định này trong bộ luật hình sự 2015 để

từ đó đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại tội phạm đối với

pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự năm 2015

- Nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số nước có quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại;

- Chỉ ra những bất cập trong cách phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại trong bộ luật hình sự năm 2015;

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định phân loại tội phạm đối với pháp

nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự năm 2015

3 Tính mới và những đóng góp cụ thể

Phân loại tội phạm là hoạt động chia các tội phạm thành những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định Có nhiều cách phân loại tội phạm khác nhau Mỗi cách phân loại dựa trên tiêu chí nhất định và nhằm những mục đích khác nhau Phân loại tội phạm là tiền đề cơ bản cho việc áp dụng chính xác các biện pháp trong hoạt động tư pháp hình sự như: Truy cứu trách nhiệm hình sự, khởi tố bị can, xác định thẩm quyền điều tra, thẩm quyền truy tố và thẩm quyền xét xử, cá thể hóa hình phạt; lựa chọn loại trại cải tạo đối với người bị kết án… Thứ hai phân loại tội phạm đúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng

Trang 9

một cách chính xác và khoa học các chế tài pháp lý hình sự trong phần riêng của nó Thứ ba, ở một chừng mực nhất đinh việc nhà làm luật ghi nhận trong pháp luật hình sự thực định quốc gia một chế định phân loại tội phạm có nhiều

ưu điểm với các quy phạm khả thi sẽ là điều kiện quan trọng cho việc thực hiện một số nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự trong nhà nước pháp quyền và bằng cách đó, góp phần bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự

Như vậy, phân loại tội phạm không chỉ có ý nghĩa trong khoa học luật hình sự, mà nó còn có ý nghĩa trong cả tố tụng hình sự, đòi hỏi việc quy định chế định phân loại tội phạm phải chính xác, phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước

Điểm mới của bộ luật hình sự 2015 quy định chủ thể của tội phạm không chỉ là thể nhân mà còn quy định thêm pháp nhân thương mại cũng là chủ thể của tội phạm Đến nay, trên thực tế chưa có một pháp nhân thương mại nào bị đưa ra xét xử đồng thời có nhiều ý kiến trái chiều về quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại

Về mặt kỹ thuật lập pháp của nước ta hiện nay còn nhiều thiếu sót nhất là quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại chưa thực sự rõ ràng

do đó cần phải sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại tội phạm tại điều 9 của

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Quy định của bộ luật hình sự năm 2015 về phân loại tội phạm đối với pháp

Trang 10

nhân thương mại

- Quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại của một số quốc gia trên thế giới

- Một số quy định liên quan đến pháp nhân thương mại trong bộ luật hình sự

5 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Pháp nhân thương mại phạm tội là vấn đề mới được quy định trong bộ luật hình sự 2015 và từ thời điểm có hiệu lực đến nay cũng chưa có một vụ án nào được xét xử trên thực tế Hiện tại, một số tư liệu của một số nhà khoa học có

đề cấp đến tính mới của chủ thể này ví dụ như:

- Trong cuốn “Nhận thức khoa học về phần chung pháp luật hình sự việt nam sau pháp điển hóa lần thứ ba của GS.TSKH Lê Văn Cảm Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.” có đề cập đến điểm mới của bộ luật hình sự 2015, tuy nhiên cũng không có phần phân loại tội phạm đối với chủ thể này

- Trong Bài viết bàn về trách nhiệm dân sự của pháp nhân, của tác giả Nguyễn Văn Lâm, Tạp chí dân chủ và pháp luật online ngày 19/02/2019, tác giả cũng đề cập đến trách nhiệm dân sự của pháp nhân và một số vấn đề vướng mắc trong việc xử lý

- Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của bộ luật hình sự 2015 của tác giả Võ Văn Trung tạp chí Dân chủ và pháp luật online (ngày 20/06/2016) đề cập đến trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

Trang 11

- Hoàn thiện quy định về Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa tạp chí luật học số đặc biệt về bộ luật hình sự năm 2015 ngày 27 tháng 11 năm

2016 đề cập những vấn đề còn vướng mắc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại và một số ý kiến để hoàn thiện

- Khái niệm tội phạm và việc quy định Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong bộ luật hình sự năm 2015 của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí luật học số 2/2016 viết về điểm mới khái niệm tội phạm và trách nhiệm hình

sự của pháp nhân thương mại

- Tính thống nhất giữa các quy định về Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong bộ luật hình sự năm 2015 của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí luật học số 3/2017, tác giả đề cập đến mối liên hệ giữa các quy định liên quan trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

- Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo bộ luật hình sự năm

2015 của tác giả Nguyễn Văn Hương tạp chí luật học số 4/2016, tác giả phân tích trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

- Bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) (phần chung) của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa; tác giả bình luận các chế định phần chung của bộ luật hình sự 2015

- Trong bài viết “Bất cập trong quy định về phân loại pháp nhân thương mại phạm tội” của tác giả Nguyễn Thị Hằng, tác giả đề cập những bất cập trong quy định phân loại tội phạm

- Trong bài viết “Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội” được đăng tải trên tạp chí tòa an nhân dân ngày 27 tháng 05 năm

2019, tác giả ThS.NCS.Bạch Ngọc Du phân tích những vấn đề liên quan đến vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

- Trong bài viết “Vướng mắc trong xử lý trách nhiệm hình sự của pháp

Trang 12

nhân thương mại phạm tội” của tác giả Quan Tuấn Nghĩa được đăng tải ngày

24 tháng 10 năm 2019 tạp chí điện tử Tòa án nhân dân, tác giả kiến nghị hoàn thiện một số điều luật liên quan đến pháp nhân thương mại

Hoặc có một số vụ án lớn có đề cập đến phần trách nhiệm của một số pháp nhân, ví dụ điển hình vụ án xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ có đề cập đến trách nhiệm của ngân hàng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một vụ án nào cụ thể liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Mặc dù việc quy định trách nhiệm của pháp nhân thương mại đã được nhiều học giả nghiên cứu, bình luận khoa học ở góc độ chuyển sâu, hay góc độ tạp chí khoa học, tuy nhiên chưa có những công trình nghiên cứu hay tư liệu đề cập đến phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại, cho dù việc phân loại tội phạm cũng là một vấn đề quan trọng trong việc điều tra, truy tố xét xử, đảm bảo công bằng đối với các pháp nhân Một phần lý do chính là do pháp nhân thương mại là vấn đề mới, chưa có pháp nhân thương mại nào bị xử lý trên thực tế do vậy quy định này chưa được kiểm nghiệm, do đó nghiên cứu về vấn đề này chưa được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin trong việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá đối với đối tượng nghiên cứu Thực chất của phương pháp này là việc vận dụng quan điểm biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin trong việc đánh giá sự vật, hiện tượng

- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết, thu thập các quan điểm liên quan đến pháp nhân thương mại trên thế giới Liên hệ vào với quy định tại Việt Nam

- Phân tích, đánh giá quy định về phân loại tội phạm có thực sự hợp lý thông qua mối liên hệ giữa việc phân loại tội phạm với các vấn đề liên quan như quyết định hình phạt, xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, xóa án tích đối

Trang 13

với pháp nhân thương mại

7 Nội dung nghiên cứu:

Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, luận văn bao gồm 02 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phân loại tội phạm đối với pháp nhân (thương mại) phạm tội

Chương 2: Quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại trong

bộ luật hình sự năm 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN (THƯƠNG MẠI) PHẠM TỘI 1.1 Khái niệm, đặc điểm và các tiêu chí phân loại tội phạm đối với pháp nhân (thương mại) phạm tội

Mặc dù trên thế giới, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại không phải là vấn đề mới, tuy nhiên ở Việt Nam việc quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là một bước ngoặt mới trong lịch sử lập pháp của nước ta Trước đây, do còn nhiều tranh luận về yếu tố lỗi - một trong các dấu hiệu của tội phạm, các nhà khoa học cho rằng pháp nhân thương mại không phải là một thể nhân, nó không thể có bộ não, các hành vi nguy hiểm cho xã hội do người điều hành nó gây ra Tuy nhiên, hiện nay với chính sách mở của, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa đặt ra đỏi hỏi, pháp luật Việt Nam cần phải có sự tiến bộ, học hỏi và rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới, phù hợp với các công ước và luật quốc tế, do vậy mà trong lần pháp điển hóa lần thứ ba này, nhà làm luật đã thừa nhận pháp nhân thương mại cũng là một chủ thể của tội phạm Việc quy định thêm chủ thể của tội phạm đã làm phát sinh thêm những vấn đề liên quan đến chủ thể này, trong đó vấn đề phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại đang gây ra nhiều tranh luật trái chiều trong khoa học luật hình sự

Trong khi đó, phân loại tội phạm là một trong những chế định quan trọng,

nó có ý nghĩa rất lớn trong cả lĩnh vực lập pháp và tư pháp, tuy nhiên hiện nay quy định về chế định này chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều

và cần phải được sửa đổi rõ ràng hơn trong lần pháp điển hóa bộ luật hình sự lần tiếp theo

Hiện nay, việc nghiên cứu phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại về mặt lý luận chưa thực sự chuyên sâu, mà dừng lại nghiên cứu về phân

Trang 15

loại tội phạm đối với cá nhân, do vậy cần làm rõ những vấn đề lý luận về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm phân loại tội phạm đối với pháp nhân (thương mại) phạm tội

Kể từ khi bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực đến này, có nhiều bài viết nghiên cứu về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, tuy nhiên các bài nghiên cứu chỉ đề cập đến những bất cập liên quan đến các quy định về chủ thể này, mà chưa có bài viết phân tích chuyên sâu đến khái niệm phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại, hay trong giáo trình luật hình sự hiện nay, các nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại nghiên cứu khái niệm thế nào là phân loại tội phạm Lý giải về việc không có bài viết nào đề cập đến khái niệm thế nào là phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại, tác giả cho rằng pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm, do vậy từ quá trình nghiên cứu thế nào là phân loại tội phạm, chúng ta có thể rút ra được khái niệm phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại

Trong cuốn “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung)” GS.TSKH Lê Văn Cảm có nêu khái niệm của phân loại tội phạm trong từng lĩnh vực khác nhau

Thứ nhất, phân loại tội phạm trong tư pháp hình sự là sự phân loại dựa trên những tiêu chí (căn cứ) nhất định tương ứng với các lĩnh vực hoạt động của nó nhằm đảm bảo cho hiệu quả của công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.[2, Tr.317]

Thứ hai, phân loại tội phạm trong tội phạm học là sự phân hóa dựa trên những tiêu chí như các dấu hiệu thể hiện tính chất và xu hướng (định hướng) trái xã hội của nhân thân người phạm tội hoặc cơ chế hay phương pháp (thủ đoạn) xâm hại của tội phạm.[2, Tr.317-Tr.318]

Thứ ba, phân loại tội phạm trong luật tố tụng hình sự là sự phân loại dựa

Trang 16

trên những tiêu chí quy định thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng tụng.[2,Tr.318]

Thứ tư, phân loại tội phạm trong luật thi hành án hình sự là sự phân loại dựa trên những tiêu chí phản ánh các đặc điểm của việc chấp hành hình phạt và cải tạo nạn nhân.[3, Tr.318]

Theo GS.TSKH Lê Văn Cảm, phân loại tội phạm trong luật hình sự là chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm thành từng loại (nhóm) nhất định theo những tiêu chí này hoặc những tiêu chí khác để làm tiền

đề cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt hoặc tha miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt.[2, Tr.318]

Như vậy, phân loại tôi phạm dù ở góc độ khoa học nào thì đều là hoạt động phân hóa tội phạm thành từng nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau nhằm mục đính nhất định ví dụ như trong tố tụng hình sự nhằm mục đích xác định thẩm quyền điều tra truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, hay phân loại tội phạm trong thi hành án hình sự nhằm mục đích cải tạo phạm nhân, giúp họ mau chóng hòa nhập cộng đồng… Do vậy theo quan điểm

của tác giả thì “Phân loại tội phạm là hoạt động chia các tội phạm thành những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt”

Từ khái niệm trên chúng ta có thể kết luận phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại là hoạt động chia các tội phạm là pháp nhân thương mại thành những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt đối với pháp nhân thương mại đó

Cũng từ khái niệm, phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại có những đặc điểm sau: Đặc điểm thứ nhất, phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại là hoạt động chia tội phạm, đặc điểm thứ hai là kết quả của hoạt động chia tội phạm đó thành những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí

Trang 17

khác nhau, mục đích nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại là đặc điểm cuối cùng của việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại

Đặc điểm phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại là hoạt động chia các tội phạm Những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội là khác nhau, tội phạm bao gồm những hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đến những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội không lớn Mỗi loại tội phạm lại có sự khác nhau ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hậu quả do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng như

ở nhiều tình tiết khách quan và chủ quan khác Do vậy đỏi hỏi phải phân loại tội phạm từ đó phân hóa trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại trong những trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo nguyên tắc mọi pháp nhân thương mại đều bình đẳng trước pháp luật được quy định tại khoản 2 điều 3 quy định trong bộ luật hình sự 2015 Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu như không được phân loại, mà truy cứu trách nhiệm hình sự như nhau, áp dụng hình phạt như nhau sẽ dẫn đến không đảm bảo tính công bằng đối với chủ thể thực hiện hành vi, bởi lẽ mỗi hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ thể hiện tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau, hậu quả của mỗi loại tội phạm khác nhau Đòi hỏi việc áp dụng hình phạt đối với mỗi loại tội phạm cũng khác nhau

Ngoài ra, trong bộ luật hình sự có một số chế định liên quan đến kết quả của việc phân loại tội phạm, cụ thể như chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của mỗi loại tội phạm là khác nhau, chẳng hạn 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng,

15 năm với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Một trong những điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp

Trang 18

nhân thương mại đó là còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, do vậy khi phát hiện hành vi phạm tội của chủ thể là pháp nhân thương mại, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định được hành vi đó còn thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Từ những lý do trên cần phải phân loại tội phạm để phân hóa trách nhiệm hình sự từ đó phân hóa hình phạt phù hợp với từng loại tội phạm

Trong bộ luật hình sự hiện hành, quy định chia tội phạm thành bốn loại tội

đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và khung hình phạt để phân loại tội phạm thành bốn loại tội được nêu ở trên, mỗi loại tội phạm sẽ có căn cứ vào khung hình phạt khác nhau Những tội có tính chất, mức độ nguy hiểm càng lớn thì khung hình phạt tương ứng với loại tội phạm đó càng cao Hiện nay, việc quy đinh khung hình phạt để phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại được áp dụng căn cứu vào khung hình phạt của khoản 1 điều 9 là chưa thực sự hợp lý, khi khung hình phạt chủ yếu của khoan 1 điều 9 là hình phạt tù, trong khi đó pháp nhân thương mại

có hình phạt chính là hình phạt tiền, do đó mà quy định này đang gây ra nhiều tranh luận trái chiều giữa các nhà luật học

Đặc điểm thứ hai, kết quả của hoạt động chia tội phạm đó thành những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau Trong bộ luật hình sự 2015 quy định căn cứ phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại là căn cứ vào khoản 1 điều 9 và điều 76 của bộ luật hình sự 2015, cụ thể căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi để chia tội phạm thành 04 loại tội phạm

đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuy nhiên, khoản 1 điều 9 của bộ luật hình sự còn căn cứ vào khung hình phạt để phân loại tội phạm, theo tác giả quy định này chưa thực sự hợp lý bởi lẽ hình phạt được quy định tại khoản 1 bao

Trang 19

gồm hình phạt tù – hình phạt được áp dụng đối với cá nhân chứ không áp dụng đối với pháp nhân và điều 76 quy định mang tính chất liệt kê các loại tội phạm

mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự Cũng vì quy định chưa thực sự hợp lý này dẫn đến hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều trong khoa học luật hình sự về quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại Hiện nay, chưa có pháp nhân thương mại nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên thực tế, nhưng rõ ràng nếu thực tế cần phải áp dụng việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại thì quy định này sẽ trở thành bất cập trong việc áp dụng

Đặc điểm cuối cùng của việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại là mục đích của việc phân loại tội phạm nhằm phân hóa trách nhiệm hình

sự và các thể hóa hình phạt đối với pháp nhân thương mại Phân hóa trách nhiệm hình sự là nội dung quy định đường lối xử lý được thể hiện trong luật để phân biệt đối với từng loại trường hợp phạm tội nhất định[8] Cá thể hóa hình phạt là từ việc phân biệt từng loại trường hợp phạm tội nhất định để quyết định

áp dụng hình phạt hợp lý Mỗi hành vi phạm tội khác nhau sẽ gây ra hậu quả pháp lý khác nhau, do đó vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt cho mội loại tội phạm sẽ khác nhau mới đảm bảo được tính công bằng Do vậy đòi hỏi việc phân loại tội phạm cần phải chính xác, mới có thể phân hóa đúng trách nhiệm hình sự cho đối tượng cụ thể và áp dụng hình phạt đúng cho từng trường hợp cụ thể

1.1.2 Các tiêu chí phân loai tội phạm đối với pháp nhân thương mại

Căn cứ phân loại tội phạm là những căn cứ làm cơ sở để phân chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm thành các loại tội nhất định

Ở Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về dấu hiệu (căn cứ) để phân loại tội phạm, như GS.TSKH.Lê Văn Cảm chỉ ra có sáu tiêu chí cơ bản để phân loại tội phạm[2,Tr.319], trong khi đó giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường

Trang 20

Đại Học Luật Hà Nội lại cho rằng các loại tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về nội dung và dấu hiệu về hậu quả pháp lý (tức là có 2 tiêu chí)[7,Tr.69] còn quy định tại điều 9 bộ luật hình sự 2015 về phân loại tội phạm như sau:

“1 Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

2 Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”

Như vậy, bộ luật hình sự 2015 quy định căn cứ phân loại tội phạm bao gồm: tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, căn cứ thứ hai là dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng cho loại tội phạm tương ứng

Trang 21

Căn cứ thứ nhất căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi: Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi là dấu hiệu về nội dung của tội phạm Hành vi nguy hiểm cho xã hội là đặc điểm khách quan mà nhà làm luật ghi nhận trong định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm theo bộ luật hình sự Việt Nam Vì bất kỳ tội phạm nào đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên tính nguy hiểm cho xã hội phản ánh nội dung của tội phạm Khi một hành vi nguy hiểm cho xã hội gây nên (hoặc đe dọa gây ra thiệt hại trên thực tế) thiệt hại đáng kể cho các lợi ích của con người, của xã hội và của Nhà nước với tính chất

là các khách thể được bảo vê bằng pháp luật hình sự, thì hành vi đó bị luật hình

sự cấm – bị nhà làm luật tội phạm hóa[2,Tr.398]

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có sự thể hiện về chất và về

lượng, mà cụ thể: tính chất nguy hiểm cho xã hội là sự thể hiện về chất và là đại lượng để so sánh tính nguy hiểm cho xã hội của các nhóm tội phạm khác nhau về khách thể loại, thông thường nó được xác định bằng ý nghĩa và tầm quan trọng của các nhóm khách thể (loại) tương ứng bị tội phạm xâm hại đến

và mức độ nguy hiểm cho xã hội – sự thể hiện về lượng và là đại lượng để so sánh tính nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm cụ thể cùng khách thể loại, thông thường nó được xác định bằng thiệt hại do chính mỗi tội phạm tương ứng được thực hiện gây nên hoặc có thể gây nên[2,Tr.298-Tr.299]

Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là tiêu chí khách quan về lượng, phản ánh thuộc tính vật chất và cơ bản nhất của hành vi phạm tội và thể hiện trong khả năng gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại cho các quan hệ xã hội (khách thể) - các lợi ích của con người, của xã hội và của nhà nước, được bảo vệ bằng pháp luật hình sự vì tiêu chí này chính là dấu hiệu khách quan khẳng định bản chất xã hội (nội dung vật chất) của tội phạm mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà làm luật[2,Tr.319-Tr.320]

Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là tiêu chí khách quan về số,

có tính chất bổ sung để phân biệt rõ hơn từng loại tội phạm, đồng thời là sự

Trang 22

biểu hiện cụ thể của tiêu chí thứ nhất và nó có thể cho các cơ quan thực tiễn tư pháp hình sự thấy rằng: Hậu quả của sự gây nguy hại cho xã hội của tội phạm đến chừng mực nào (không lớn, lớn, rất lớn hay là đặc biệt lớn) cho các khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự (riêng trong các cấu thành tội phạm vật chất, thì chính tiêu chí này xác định mức độ gây nguy hại cho xã hội của hậu quả phạm tội xẩy ra đến đâu?)[2,Tr.320]

Như vậy, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là hai phạm trù khoa học có mối quan hệ biện chứng với nhau, cụ thể là hai phạm trù này có mối quan hệ lượng chất, trong

đó tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là chất, còn mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là lượng Hai phạm trù này bổ sung cho nhau, mức độ nguy hiểm bổ sung để phân biệt từng loại tội phạm, là sự biểu hiện tính chất nguy hiểm của hành vi, ngược lại tính chất nguy hiểm của hành vi càng lớn thì hậu quả gây ra trên thực tế hoặc đe dọa gây ra trên thực tế càng lớn, tức là mức

độ nguy hiểm của hành vi càng lớn Hay nói cách khác tính chất nguy hiểm của hành vị và mức độ nguy hiểm của hành vi không thể tách rời, hỗ trợ lẫn nhau

để phân loại tội phạm

Điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 so với bộ luật hình sự 1999 đó là thay vì quy định chung chung, thì bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định nhấn mạnh vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vị, cụ thể:

Bộ luật hình sự 1999 quy định tội ít nghiêm trọng là tội phạm gây ra

nguy hại không lớn cho xã hội trong khi đó bộ luật hình sự 2015 quy định tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội không lớn, bộ luật hình sự 2015 khẳng định mối quan hệ giữa tính chất nguy hiểm

và mức độ nguy hiểm của hành vi, không chỉ quy định về hậu quả tác động của hành vi như bộ luật hình sự 1999

Về tội phạm nghiêm trọng, trong khi bộ luật hình sự 1999 quy định về hậu quả pháp lý của hành vi gây nguy hại lớn cho xã hội, thì bộ luật hình sự

Trang 23

2015 nhấn mạnh mối quan hệ giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tác động lớn đến xã hội

Về tội phạm rất nghiêm trọng, bộ luật hình sự 1999 quy định đó là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội Trong khi đó, bộ luật hình sự 2015 quy định tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn

Cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, theo quy định của bộ luật hình sự 2015, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức

độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn trong khi đó bộ luật hình sự 1999 lại quy định tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây ra nguy hại đặc biệt lớn

Như vậy quy định phân loại tội phạm trong bộ luật hình sự năm 2015, nhà làm luật đã nhấn mạnh hơn căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành

vi để phân loại tội phạm thành bốn loại tội, sự thay đổi về mặt kỹ thuật lập pháp, thỏa mãn tiêu chí chặt chẽ về mặt cấu trúc, nhất quán về mặt logic pháp

lý, chính xác về mặt khoa học do GS.TSKH.Lê Văn Cảm đưa ra

Căn cứ thứ hai căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt được áp

dụng: Khung hình phạt được áp dụng là chế tài mà người thực hiện hành vi

hoặc PNTM phải chịu khi thực hiện hành vi được cho là tội phạm Chế tài do luật quy định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng là tiêu chí pháp lý

có tính chất bổ sung như là thước đo để các cơ quan tư pháp hình sự phân biệt được rõ ràng nhất từng loại tội phạm, đồng thời phản ánh cụ thể nhất kỹ thuật lập pháp, niểm tin nội tâm, trình độ khoa học, sự hiểu biết về pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội của nhà làm luật trong việc nhận thức ba tiêu chí trên đây như thế nào, vì khi xây dựng các chế tài pháp lý hình sự trong các Cấu thành tội phạm ở phần riêng pháp luật hình sự tiêu chí này hoàn toàn phụ thuộc vào

ý chí chủ quan của chính nhà làm luật[2,Tr.320-Tr.321]

Tuy nhiên với pháp nhân thương mại và một cá nhân cụ thể thì chế tài cho hai loại chủ thể này cũng khác nhau, một pháp nhân thương mại thì không thể

Trang 24

có chế tài là hình phạt tù, do vậy mà căn cứ khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại để phân loại tội phạm chưa thực sự hợp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định căn cứ khung hình phạt có sự thay đổi đối với bộ luật hình sự 1999, trong khi bộ luật hình sự 1999 chỉ quy định mức hình phạt cao nhất, thì bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức hình phạt tối thiểu và cao nhất cho từng loại tội, cụ thể:

Bộ luật hình sự 1999 quy định tội phạm ít nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là đến ba năm tù trong khi đó bộ luật hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm tù

Đối với tội phạm nghiêm trọng, bộ luật hình sự 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù, không quy định mức tối thiểu như vậy đôi khi với những tội phạm bị tuyên án là 2 năm tù vẫn có thể là tội phạm nghiêm trọng Bộ luật hình sự 2015 đã khắc phục nhược điểm này, quy định rõ mức tối thiểu và mức cao nhất của loại tội phạm này cụ thể: Tội phạm nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định đối với tội phạm ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù

Tội phạm rất nghiêm trọng theo quy định của bộ luật hình sự 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là mười lăm năm tù, bộ luật hình sự

2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù

Cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, bộ luật hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định đối với tội ấy

là từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình còn bộ luật hình sự

1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Mặc dù là bộ luật hình sự 2015 đã có sự phát triển, khắc phục những hạn

Trang 25

chế quy định của bộ luật hình sự trong việc xác định loại tội phạm căn cứ vào khung hình phạt tù, tuy nhiên lại có nhược điểm về căn cứ phân loại tội phạm của pháp nhân thương mại Khi quy định tội ít nghiêm trọng, khung hình phạt cao nhất là hình phạt tiền, Trong khi đó pháp nhân có hình phạt chủ yếu là hình phạt tiền và không có hình phạt tù

Mối quan hệ giữa căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và căn

cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt có mối quan hệ biện chứng với nhau, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi càng lớn thì khung hình phạt áp dụng cho chủ thể đó càng lớn và ngược lại

Từ việc xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có thể ước lượng được khung hình phạt có thể được áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi Ngược lại, ở phần riêng của bộ luật hình sự, mỗi loại tội danh cụ thể nhà làm luật không nêu rõ hành vi nào là hành vi gây thiệt hại lớn cho xã hội, hành vi nào có tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi là rất lớn mà chỉ quy định khung hình phạt cụ thể cho từng loại tội, từ khung hình phạt mà đọc giả có thể phân loại được thế nào là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Như vậy khung hình phạt là phạm trù hình thức còn tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi là phạm trù nội dung, khung hình phạt càng cao thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi càng lớn

Tiêu chí phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại quy định tại khoản 2 điều 9 của bộ luật hình sự 2015 về mặt lý luận cũng tương tự như căn

cứ phân loại tội phạm đối với cá nhân, cụ thể:

Căn cứ thứ nhất, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi

để phân loại tội phạm thành bốn loại tội phạm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Trang 26

Căn cứ thứ hai là căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt Theo quy định của khoản 1 điều 9 của bộ luật hình sự, căn cứ khung hình phạt để phân loại tội phạm chưa hợp lý, bởi khung hình phạt làm căn cứ để phân loại tội phạm chủ yếu được áp dụng với cá nhân, còn pháp nhân thương mại thì không

có hình phạt tù Nếu cho rằng theo quy định của khoản 1 thì pháp nhân thương mại chỉ phạm vào loại tội phạm ít nghiêm trọng do pháp nhân thương mại chỉ

có hình phạt tiền thì không hợp lý bởi lẽ mỗi hành vi nguy hiểm khác nhau sẽ cần phải có biện pháp xử lý khác nhau, mức độ răn đe khác nhau mới đảm bảo giữa các pháp nhân Mặt khác kết quả của việc phân loại tội phạm còn ảnh hưởng trực tiếp đến xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự, do vậy không thể cho rằng mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều phạm vào loại tội phạm ít nghiêm trọng

Theo quy định tại điều 83 bộ luật hình sự 2015 quy định căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.” Như vây, khung hình phạt được áp dụng cho từng loại tội phạm cụ thể, và nó cũng căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi để cơ quan tư pháp quyết định hình phạt cho phù hợp với hành vi

Do vậy, căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và căn cứ vào khung hình phạt có mối quan hệ biện chứng với nhau, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi càng lớn thì khung hình phạt áp dụng cho chủ thể đó càng lớn và ngược lại Từ việc xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi

mà cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có thể ước lượng được khung hình phạt có thể được áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi Ngược lại, ở phần riêng của bộ luật hình sự, mỗi loại tội danh cụ thể nhà làm luật không nêu rõ hành vi

Trang 27

nào là hành vi gây thiệt hại lớn cho xã hội, hành vi nào có tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi là rất lớn mà chỉ quy định khung hình phạt cụ thể cho từng loại tội, từ khung hình phạt mà đọc giả có thể phân loại được thế nào là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Như vậy khung hình phạt là phạm trù hình thức còn tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi là phạm trù nội dung, khung hình phạt càng cao thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi càng lớn

1.2 Sự cần thiết của việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân phạm tội

Việc phân loại tội phạm mang lại rất nhiều ý nghĩa cụ thể phân loại tội phạm để xác định tội phạm theo tính chất và mức độ nguy hiểm từ đó quy định hình phạt và áp dụng hình phạt, phân loại tội phạm để xác định thười hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của từng tội phạm cụ thể; từ việc xác định được thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình

sựđối với từng trường hợp cụ thể của pháp nhân thương mại, chúng ta xác định được hành vi trái pháp luật đó của pháp nhân thương mại có đủ điều kiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? phân loại tội phạm để sắp xếp, hệ

thống hóa các tội phạm trong bộ luật hình sự theo từng chương, bảo đảm tính khoa học, thuận lợi cho công tác nghiên cứu và áp dụng

Thứ nhất phân loại tội phạm để xác định tội phạm theo tính chất và mức

độ nguy hiểm, từ đó quy định hình phạt và áp dụng hình phạt Bộ luật hình sự

2015, nhà làm luật kế thừa quy định về phân loại tội phạm của bộ luật hình sự

1999 quy định tội phạm được chia thành bốn loại tội bao gồm tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Sự phân hóa thành bốn nhóm tội phạm nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự, là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cho các tội cụ thể, là căn cứ cho các chủ thể áp dụng pháp luật thực hiện được

Trang 28

nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự khi áp dụng luật hình sự

Thứ hai, phân loại tội phạm để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của từng tội phạm cụ thể mỗi một loại tội phạm với chủ thể là pháp nhân thương mại cũng được nhà làm luật quy định thời thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau Theo quy định tại khoản d điều 75 bộ luật hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 của bộ luật hình sự này chiếu đến khoản 2 và khoản 3 của bộ luật hình

sự, quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng, 15 năm với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể

từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới Như vậy, từ hoạt động phân loại tội phạm thành 04 loại tội được quy định trong bộ luật hình sự, chúng ta có thể xác định được thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sựđối với các hành vi trái pháp luật của pháp nhân thương mại trong từng trường hợp cụ thể

Ý nghĩa thứ ba xuất phát từ ý nghĩa thứ hai vừa được nêu ở trên Từ việc xác định được thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng trường hợp

cụ thể của pháp nhân thương mại, chúng ta xác định được hành vi trái pháp luật

đó của pháp nhân thương mại có đủ điều kiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 75 của bộ luật hình sự 2015, một trong những điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

đó là chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Như vậy, khi phát hiện hành vi trái pháp luật của pháp nhân thương mại, nếu đã đủ 03 dấu hiệu được

Trang 29

quy định tại điểm a, b, c của khoản 1 điều 75, nhưng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết, thì pháp nhân thương mại đó cũng không bị truy cứu

trách nhiệm hình sự và ngược lại, nếu còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình

sự thì pháp nhân thương mại đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Như vậy việc phân loại tội phạm có ý nghĩa trong việc xác định pháp nhân thương mại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không

Thứ tư, phân loại tội phạm để sắp xếp, hệ thống hóa các tội phạm trong bộ luật hình sự theo từng chương, bảo đảm tính khoa học, thuận lợi cho công tác nghiên cứu và áp dụng Từ quá trình phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa trách nhiệm hình sự thành 04 loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biêt nghiêm trọng, dựa trên quá trình áp dụng trên thực tế là cơ sở thống nhất cho nhà làm luật sắp xếp, hệ thống hóa các tội phạm trong luật hình sự thành từng chương, đảm báo tính khoa học, thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, học tập và áp dụng, tránh quy định trồng chéo lên nhau, khiến bộ luật hình sự trở nên khó hiểu, khó áp dụng

Trên thực tế có quá nhiều vấn đề liên quan đến việc phân loại tội phạm như xác định thẩm quyền điều tra, xét xử, xác định thời hiệu truy cứu trách

nhiệm hình sự… nếu việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại không được quy định rõ ràng sẽ khó có thể phân loại đúng tội phạm dẫn đến việc áp dụng hình phạt không đúng người đúng tội, đồng thời không phù hợp với nguyên tắc đảm bảo sự công bằng được quy định trong bộ luật hình sự, dẫn đến việc không bảo vệ được quyền lợi của con người, nhiệm vụ chính của nhà nước pháp quyền

1.3 Phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong pháp luật hình sự một số nước

1.3.1 Phân loại tội phạm đối với pháp nhân trong bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trang 30

Mặc dù bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không quy định

rõ ràng phân loại tội phạm (cả pháp nhân và cá nhân) thành một chế định như một số quốc gia trên thế giới, nhưng khi nghiên cứu bộ luật này, chúng

ta có thể đưa ra kết luận bộ luật hình sự cộng hòa nhân dân trung hoa quy định việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại theo loại tội phạm mà cá nhân là người có liên quan (người trực tiếp phụ trách hoặc người chịu trách nhiệm trực tiếp khác)

Cụ thể các điều khoản quy định hình phạt đối với đơn vị có hành vi phạm tội ở điều 152 bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định

“ Đơn vị nào phạm tội như quy định ở 2 khoản nói trên thì sẽ bị phạt tiền, người trực tiếp phụ trách và người chịu trách nhiệm trực tiếp khác thì sẽ bị

xử phạt theo quy định tại hai khoản nói trên”[3] hoặc điều 153 quy định như sau: “ Đơn vị nào phạm tội nói trên thì phạt tiền đơn vị đó: Người phụ trách trực tiếp và người chịu trách nhiệm khác thì bị phạt tù đến dưới 3 năm hoặc cải tạo lao động nếu có tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm trở lên Đối với những trưởng hợp đã buôn lậu nhiều lần những chưa bị xử lý thì căn

cứ và mức tiền trốn thuế mà xử phạt”.[3]

Nhà làm luật nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thông qua người có liên quan, bởi lẽ pháp nhân không có bộ não như một con người, không thể tự thực hiện hành vi mà thông qua một cá nhân để thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, do vậy nhà làm luật ngầm quy định người trực tiếp phụ trách và người chịu trách nhiệm trực tiếp bị tuy cứu trách nhiệm hình sựở loại tội phạm nào thì pháp nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở loại tội phạm đó

Từ việc nghiên cứu bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, theo quan điểm của tác giả nhà làm luật chia tội phạm thành bốn loại

Trang 31

Rõ ràng nhà làm luật của nước này đang ngầm quy định tội phạm được chia thành bốn loại tội, tương ứng với từng loại tội phạm là khung hình phạt khác nhau từ ít nghiêm khắc đến rất nghiêm khắc

Mặt khác, nhà làm luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không quy định rõ ràng căn cứ để phân loại các loại tội phạm thàng 04 loại tội, tuy

nhiên khi nghiên cứu điều 61 của bộ luật hình sự nước này có thể thấy được

căn cứ phân loại tội phạm là căn vào tính chất, tình tiết và mức độ gây nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội Cụ thể:

Điều 61 quy định như sau: “Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cần phải căn cứ vào thực tế, tính chất, tình tiết và mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội theo những quy định có liên quan trong Bộ luật này[3].”

Trang 32

Như vậy thực tế, tính chất, tình tiết của hành vi phạm tội càng nguy hiểm

và mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội càng lớn thì hình phạt áp dụng cho hành vi đó càng nghiêm khắc

Kết hợp hai quy định được trích dẫn ở trên, ta hoàn toàn có thể kết luận được rằng nhà làm luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội và khung hình phạt tương ứng mà hành vi phạm tội đó phải chịu để phân loại tội phạm thành bốn loại tội phạm khác nhau

Như vậy, theo tác giả nước ta đã có sự học hỏi từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về căn cứ phân loại tội phạm, và ở một khía cạnh nhất định cho thấy nhà làm luật nước ta cũng có sự học hỏi về mặt hình thức, mặc dù Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không quy định rõ ràng thành một chế định phân loại tội phạm như nước ta, tuy nhiên Việt Nam quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại và cá nhân trong cùng một chế định để thấy được mối liên hệ giữa hai chủ thể này

Mặt khác, căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi để phân loại tội phạm cũng là điểm tương đồng giữa hai bộ luật hình sự Tuy bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không quy định rõ ràng căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi để phân chia tội phạm thành các loại tội phạm khác nhau như bộ luật hình sự nước ta, tuy nhiên ở một số điều luật của

bộ luật hình sự nước này, có quy định thể hiện việc căn cứ vào tính chất, mức

độ nguy hiểm của hành vi trên thực tế để phân chia tội phạm thành các loại tội phạm khác nhau

Về số lượng loại tội phạm cũng được chia thành bốn loại tội phạm, và khung hình phạt của bốn loại tội phạm này cũng thể hiện nhà làm luật của nước

ta có sự học hỏi từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua việc quy định mức hình phạt tối thiểu của từng loại tội phạm, sửa đổi so với bộ luật hình sự

Trang 33

trước đây chỉ quy định khung hình phạt tối đa

1.3.2 Phân loại tội phạm đối với pháp nhân trong bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp

Điều 111-1 bộ luật hình sự Pháp quy định như sau: “Criminal offences are categorised as according to their seriousness asfelonies misdemeanours or petty offences” Được hiểu là tội phạm hình sự được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của chúng, mà phân loại tội phạm là trọng tội, tội nhẹ (khinh tội) hoặc vi phạm nhỏ

Theo quy định của chế định phân loại tội phạm trong bộ luật hình sự cộng hòa pháp, thì căn cứ duy nhất để phân loại tội phạm đó là mức độ nghiêm trọng của hành vi để phân chia tội phạm thành ba loại đó là trọng tội, tội nhẹ (khinh tội) và vi phạm nhỏ Tuy nhiên, trong bài viết “Tìm hiểu pháp luật hình sự của cộng hòa pháp”, tác giả Phạm Thị Thảo có viết: “trong thực tế, việc phân loại tội phạm thành ba nhóm nói trên còn dựa vào thẩm quyền xác định các loại tội phạm đó Thẩm quyền quy định trọng tội và thường tội thuộc về cơ quan lập pháp dưới hình thức ban hành các đạo luật (bộ luật hình sự hoặc các đạo luật chuyên ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống trong đó có xác định tội phạm và hình phạt) Thẩm quyền quy định tội vi cảnh thuộc về Hội đồng Nhà nước dưới dạng các điều lệ”[9] Theo quy định tại điều 111-2 bộ luật hình

sự pháp quy định:

“Statute defines felonies and misdemeanours and determines the penalties applicable to their perpetrators

Regulations define petty offences and determine the penalties applicable

to those who commit them, within the limits and according to the distinctions established by law.”

Có thể hiểu là việc xác định trọng tội và tội nhẹ, xác định hình phạt cho các loại tội mà người thực hiện hành vi phải chịu được quy định trong đạo luật

Trang 34

Còn xác định hành vi đó có phải là vi phạm nhỏ và xác định hình phạt đối với chủ thể hành vi đó sẽ do các quy định do các luật lệ.”

Như vậy, trọng tội, khinh tội hay vi phạm nhỏ còn được phân biệt do thẩm quyền xác định của từng loại tội phạm Hơn nữa khi nghiên cứu Điều 121-3 bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp quy định: “There is no felony or misdemeanour in the absence of an intent to commit it.” Được hiểu là không có trọng tội hoặc tội nhẹ (khinh tội) trong trường hợp không có ý định thực hiện nó Hay nói cách khác, trong trường hợp này nhà làm luật còn khẳng định có yếu tố lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội, một hành vi phạm tội được cho là trọng tội hoặc tội nhẹ khi hành vi đó được thực hiện bằng lỗi cố ý

Ngoài ra điều 131-37 bộ luật hình sự Cộng Hòa Pháp quy định:

“Penalties for felonies and misdemeanours incurred by legal persons are: 1° a fine;

2° in the cases set out by law, the penalties enumerated under Article 131-39.” Được hiểu là: “Hình phạt cho trọng tội và tội nhẹ do pháp nhân gây ra là: 1 phạt tiền, 2 trong trường hợp được quy định bởi pháp luật, các hình phạt được liệt kê theo điều 131-39”

Điều 131-38: “The maximum amount of a fine applicable to legal persons is five times that which is applicable to natural persons by the law sanctioning the offence Where this is an offence for which no provision is made for a fine to be paid by natural persons, the fine incurred by legal persons is €1,000,000.” Được hiểu là: “Số tiền phạt tối đa áp dụng đối với pháp nhân là năm lần áp dụng đối với thể nhân theo luật xử phạt hành vi

phạm tội Trong trường hợp đó là hành vi phạm tội mà không có điều khoản nào được đưa ra để phạt tiền theo cá nhân, thì tiền phạt mà pháp nhân phải chịu là 1.000.000 Euro”

Như vậy, nhà làm luật quy định chế định phân loại tội phạm được áp

Trang 35

dụng cho cá nhân và pháp nhân, và căn cứ duy nhất để phân loại tội phạm căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để phân loại tội phạm, tuy nhiên trong một số điều luật nhà làm luật ngầm quy đinh thẩm quyền xác định loại tội phạm Ngoài ra, nhà làm luật Cộng hòa Pháp có quy định các hình phạt đối với pháp nhân được cho là có hành vi phạm tội là trọng tội và tội nhẹ, và số tiền mà pháp nhân phải chịu bằng năm lần được áp dụng đối với thể nhân theo luật xử phạt hành vi phạm tội Hay nói cách khác, ngoài căn chính là căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành để phân loại tội phạm, chúng ta có thể dựa vào thẩm quyền xác định loại tội phạm và hình phạt để phân loại tội phạm

Về mặt hình thức cho thấy, điểm tương đồng giữa bộ luật hình sự nước

ta và bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp có điểm tương đồng quy định phân loại tội phạm thành một chế định riêng biệt, về mặt nội dung, trong chế định phân loại tội phạm của nước ta có quy định căn cứ phân loại tội phạm đối với cả hai chủ thể của tội phạm là cá nhân đối với khoản 1 và pháp nhân được quy định ở khoản 2, còn bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp lại quy định chung chung căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi để phân loại tội phạm thành trọng tội, khinh tội và vi phạm nhỏ Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ bộ luật hình sự của Cộng hòa Pháp không thể phủ nhận điểm tưởng đồng giữa

bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp và Việt Nam về phân loại tội phạm đối với chủ thể là pháp nhân đó là căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành

vi để xác định loại tội phạm

Từ nghiên cứu trên về phân loại tội phạm của Cộng hòa Pháp, không thể phủ nhận nhà làm luật đã có sự học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới khi quyết định quy định pháp nhân thương mại cũng là chủ thể của tội phạm, kể cả về mặt kỹ thuật lập pháp và nội dung Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm trên thực tế vì ở Việt Nam kể từ khi bộ luật hình sự ra đời đến

Ngày đăng: 12/05/2020, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w