1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành thực phẩm việt nam

84 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 377,02 KB

Nội dung

Chính phủ; sự quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp và nhận thức đúng đắn củangười tiêu dùng.Nhằm mang lại cái nhìn khách quan về xu hướng tiêu dùng xanh trong ngànhThực phẩm tại Việt N

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH 5

1.1 Tổng quan về xu hướng tiêu dùng 5

1.1.1 Khái niệm về xu hướng tiêu dùng 5

1.1.2 Điều kiện hình thành xu hướng tiêu dùng 7

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng 8

1.2 Tổng quan về xu hướng tiêu dùng xanh 14

1.2.1 Một số khái niệm về tiêu dùng xanh 14

1.2.2 Nguồn gốc của xu hướng tiêu dùng xanh 19

1.2.3 Vai trò của tiêu dùng xanh 21

1.3 Xu hướng tiêu dùng xanh tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 22

1.3.1 Xu hướng tiêu dùng xanh tại Trung Quốc 22

1.3.2 Xu hướng tiêu dùng xanh tại Nhật Bản 24

1.3.3 Xu hướng tiêu dùng xanh tại Hàn Quốc 25

1.3.4 Tổng kết kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI NGÀNH THỰC PHẨM VIỆT NAM 28

2.1 Tổng quan ngành Thực phẩm Việt Nam 28

2.1.1 Xu hướng tăng trưởng ngành 28

2.1.2 Những ngành hàng thực phẩm điển hình tại Việt Nam 30

2.1.3 Vấn nạn thực phẩm bẩn tại Việt Nam 32

2.2 Thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam .34 2.2.1 Mức độ quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam về thực phẩm xanh 34

2.2.2 Nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm xanh 35

2.2.3 Nguồn cung thực phẩm xanh tại Việt Nam 37

2.2.4 Chính sách của Chính phủ về tiêu dùng xanh 39

2.2.5 Xu hướng tiêu dùng thực phẩm xanh 41

Trang 2

2.2.6 Xu hướng mua hàng xanh 44

2.2.7 Xu hướng tận dụng rác thải thực phẩm 47

2.3 Phân tích những trường hợp tiêu dùng xanh điển hình của ngành Thực phẩm 48

2.3.1 Xu hướng mua thực phẩm tại các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi 48

2.3.2 Xu hướng trà sữa “không rác thải” 49

2.3.3 Mười năm Chiến dịch Tiêu dùng xanh của Saigon Co.op 50

2.4 Đánh giá chung thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam 52

2.4.1 Những thành quả bước đầu 52

2.4.2 Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI NGÀNH THỰC PHẨM VIỆT NAM 57

3.1 Dự đoán xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam đến năm 2030 57

3.1.1 Dự đoán tổng quan kinh tế Việt Nam 10 năm tới 57

3.1.2 Dự đoán xu hướng tiêu dùng đến năm 2030 57

3.2 Triển vọng phát triển tiêu dùng xanh tại Việt Nam 60

3.2.1 Thuận lợi 60

3.2.2 Thách thức 62

3.3 Giải pháp đẩy mạnh xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam 63

3.3.1 Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội về tiêu dùng xanh 63

3.3.2 Tăng nguồn cung thực phẩm hữu cơ trong nước, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng 66

3.3.3 Hoàn thiện, thúc đẩy các chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam 71

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thay đổi trong chi tiêu cho sản phẩm xanh của người tiêu dùng Trung Quốc năm 2016 23Bảng 2.1 Top 10 quốc gia tiêu thụ gạo nhiều nhất Thế giới 30Bảng 3.1 Các văn bản quy định mua sắm xanh của khu vực công 73

Trang 4

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ

Hình 1.1 Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s hierarchy of needs) 11Hình 2.1 Tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn

2014 -2018 28Hình 2.2 Cơ cấu chi tiêu trung bình hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam 29Hình 2.3 Mối quan tâm của người tiêu dùng Việt quý 2 & quý 3 năm 2018 34Hình 2.4 Định nghĩa của người tiêu dùng Việt về thực phẩm hữu cơ 36Hình 2.5 Mức độ thường xuyên sử dụng thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam 42Hình 2.6 Kỳ vọng của người tiêu dùng để sử dụng thực phẩm hữu cơ thường xuyênhơn 43Hình 2.7 Các địa điểm chọn mua thực phẩm hữu cơ phổ biến 44Hình 2.8 Tần suất mua sắm trung bình ở các kênh thương mại trong 1 tháng của người Việt 48Hình 3.1 Dự báo tăng trưởng (%) trong chi tiêu tiêu dùng theo loại hàng giai đoạn

2019 – 2030 58Y

Sơ đồ 1.1 Mô hình tổng quát hành vi người tiêu dùng 6

Sơ đồ 1.2 Ảnh hưởng của niềm tin và thái độ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng 13

Sơ đồ 1.3 Mô hình tiêu dùng xanh 15

Sơ đồ 1.4 Mô hình đánh giá vòng đời sản phẩm 18

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và là mộttrong những thách thức lớn của nhiều quốc gia trên thế giới Không chỉ ảnh hưởngđến đa dạng sinh học, gây mất cân bằng hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường còn gây ranhững ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người đồng thời là gánh nặng lớn chonền kinh tế

Trước thực tế đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm, cân nhắc hơn trong việclựa chọn, mua sắm, sử dụng và thải loại sản phẩm nhằm giảm thiểu những tác độngtiêu cực đến môi trường Khái niệm tiêu dùng xanh ra đời để chỉ các hành vi tiêudùng đáp ứng được nhu cầu cá nhân mà vẫn thân thiện với môi trường đồng thờikhông làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ mai sau Tiêu dùng xanh được xem là

xu hướng tiêu dùng tiến bộ, tiết kiệm, hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng tiêu dùngtrong tương lai bởi lợi ích to lớn của nó đối với môi trường và xã hội

Việt Nam đang trên đà tăng trưởng kinh tế với nhiều tín hiệu tích cực nhưngkèm theo đó là những vấn đề môi trường nan giải, điển hình như sự sụt giảm mạnh

về tài nguyên, sự xuất hiện của những loại hình thiên tai, thời tiết cực đoan và giatăng ô nhiễm tại nhiều thành phố lớn Trước thực trạng này, tiêu dùng xanh đã vàđang nhận được nhiều sự quan tâm hơn của Chính phủ cũng như người dân cả nước.Điều này thể hiện rõ trong Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020 vàtầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam với việc tập trung vào các mục tiêu: xanh hóasản xuất; giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP; tăng tỷ lệ sử dụngnăng lượng tái tạo; xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững

Riêng đối với ngành Thực phẩm, trước vấn nạn thực phẩm bẩn, không rõ nguồngốc, người tiêu dùng Việt cũng dành sự quan tâm nhất định đến việc lựa chọnnhững thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe và ít gây tác hại đến môi trường Nhiềudoanh nghiệp trong ngành này đã nắm bắt cơ hội này để tăng sức cạnh tranh bằngviệc đẩy mạnh “xanh hóa” trong xây dựng thương hiệu Tuy vậy, để tiêu dùng xanhthực sự phát huy được hiệu quả trong ngành, từng bước nâng cao chất lượng sốngcủa người dân sẽ cần có thêm nhiều những chính sách hỗ trợ, khuyến khích từ

Trang 6

Chính phủ; sự quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp và nhận thức đúng đắn củangười tiêu dùng.

Nhằm mang lại cái nhìn khách quan về xu hướng tiêu dùng xanh trong ngànhThực phẩm tại Việt Nam hiện nay đồng thời tìm ra một số giải pháp đẩy mạnh, lantỏa xu hướng này để nó thực sự trở thành xu hướng tiêu dùng tiến bộ và bền vững

trong tương lai, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam” cho khóa luận của mình.

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trên thế giới hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiêu dùng xanh Điểnhình như năm 2001, Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association) đãgiới thiệu mô hình mô tả tổng thể hành vi của người tiêu dùng quan tâm đến môitrường Hay gần đây là công trình nghiên cứu “Green Consumerism: Perspectives,Sustainability, and Behavior” (Chủ nghĩa tiêu dùng xanh: quan điểm, tính bền vững

và hành vi) của tác giả Ruchika Singh Malyan và Punita Duhan (2018) đã cung cấpmột cái nhìn toàn diện về tầm quan trọng của việc sử dụng các sản phẩm xanh, thảoluận về ý định và quyết định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Một sốnghiên cứu khác có thể kể tới như “Green Consumerism: An A-to-Z Guide” (Chủnghĩa tiêu dùng xanh từ A-Z) của tác giả Juliana Mansvelt (2011) đưa ra nhữngquan điểm khác nhau về tiêu dùng xanh, dự đoán hướng phát triển của nó trongtương lai đồng thời nêu lên ý nghĩa của tiêu dùng xanh đối với môi trường và xãhội “Green consumerism: overview and further research directions” (Chủ nghĩatiêu dùng xanh: tổng quan và các hướng nghiên cứu sâu hơn) của tác giả Sharma vàJoshi (2017) đã xem xét những ảnh hưởng đến hành vi mua hàng xanh Mô hình đềxuất được điều chỉnh từ Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory Plan of Behavior),xây dựng trên tiền đề rằng kiến thức, thái độ đối với môi trường và nhận thức vềhiệu quả của người tiêu dùng sẽ dẫn đến ý định mua hàng xanh

Tại Việt Nam, gần đây, cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đềtiêu dùng xanh và đi sâu phân tích xu hướng này Các tác phẩm tiêu biểu có thể kểtới như: “Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam” củatác giả Hoàng Thị Bảo Thoa (2015) đã phân tích tình hình tiêu dùng xanh trên thế

Trang 7

giới, tập trung vào các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỷ và cácnước Liên minh châu Âu từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và một số chính sách cóthể áp dụng để thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Việt Nam Bài viết “Phát triển mô hìnhgiả định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh” của tác giả Vũ AnhDũng, Nguyễn Thu Huyền và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012) đã nêu ra các kháiniệm về tiêu dùng xanh và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêudùng xanh Bài viết “Thực trạng và đánh giá về chính sách mua sắm công xanh ViệtNam” của tác giả Lương Thị Ngọc Hà (2017) đánh giá hiện trạng mua sắm côngxanh tại Việt Nam, từ cơ sở đó đưa ra những đề xuất để thúc đẩy mua sắm côngxanh ở nước ta

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nhận thức được tầm quan trọng của tiêu dùng xanh trong phát triển kinh tế vàbảo vệ môi trường, tác giả mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuhướng tiêu dùng xanh, cụ thể là xu hướng tiêu dùng xanh trong ngành Thực phẩm

Để đưa ra giải pháp cho vấn đề này, tác giả tiến hành trả lời ba câu hỏi lớn sau:Thứ nhất, cơ sở lý luận thế nào là xu hướng tiêu dùng xanh?

Câu hỏi lớn thứ nhất bao gồm các câu hỏi nhỏ: Khái niệm về xu hướng tiêudùng xanh? Vai trò của tiêu dùng xanh là gì? Xu hướng tiêu dùng xanh ở một sốquốc gia trên thế giới hiện nay như thế nào và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam?Thứ hai, thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam?Câu hỏi lớn thứ hai được chia làm các câu hỏi nhỏ về tổng quan ngành Thựcphẩm Việt Nam, xu hướng tiêu dùng thực phẩm xanh, xu hướng mua hàng xanh và

xu hướng tận dụng rác thải thực phẩm đồng thời phân tích một số case tiêu dùngxanh điển hình của ngành Thực phẩm Từ đó, đánh giá chung về những thành quảcũng như hạn chế, yếu kém của thực trạng tiêu dùng xanh trong ngành Thực phẩm.Thứ ba, các giải pháp đẩy mạnh xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thựcphẩm Việt Nam là gì?

Để giải đáp câu hỏi lớn thứ ba, khóa luận này sẽ trả lời các câu hỏi nhỏ bao gồm:

Dự đoán xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam đến năm 2030? Những thuận lợi và thách

Trang 8

thức đối với việc phát triển tiêu dùng xanh tại Việt Nam là gì? Những giải pháp đểđẩy mạnh xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngànhThực phẩm Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết, thực tiễn liên quan đếntiêu dùng xanh và xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam

Về thời gian, nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2018

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: phương phápphân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu điển hình (case study),phương pháp diễn giải để rút ra nhận định, đánh giá và kết luận

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài các phần phụ, khóa luận có kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1 - Cơ sở lý luận về xu hướng tiêu dùng xanh

Chương 2 - Thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam

Chương 3 - Giải pháp đẩy mạnh xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam

Mặc dù đã cố gắng hết sức song do những hạn chế về mặt kiến thức cũng như thờigian thực hiện nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tác giả rấtmong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo và các bạn để khóaluận được hoàn thiện hơn Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các giảngviên trường Đại học Ngoại thương nói chung và giảng viên của khoa Quản trị kinhdoanh nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quý giá cho tác giả trong thời gianhọc tập và rèn luyện tại trường Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Bùi ThuHiền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành khóa luận.Xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG

TIÊU DÙNG XANH1.1 Tổng quan về xu hướng tiêu dùng

1.1.1 Khái niệm về xu hướng tiêu dùng

Một cách tổng quát, xu hướng tiêu dùng là những thói quen hay hành vi muasắm hiện đang phổ biến trong số đông những người tiêu dùng hàng hóa/ dịch vụ Xuhướng tiêu dùng bao gồm những xu hướng trong tìm kiếm, lựa chọn, ra quyết địnhmua sắm, sử dụng và thải loại sản phẩm Nói cách khác, xu hướng tiêu dùng biểuthị xu hướng của người tiêu dùng trong việc thực hiện một hành vi tiêu dùng nào

đó Để hiểu rõ hơn khái niệm xu hướng tiêu dùng, trước hết chúng ta cần phải phântích lý thuyết về hành vi tiêu dùng do chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.Hành vi là những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một ngườitrong một tình huống cụ thể Nghiên cứu hành vi của con người là tìm hiểu về mọiứng xử có thể quan sát được, những cách ứng xử này chịu ảnh hưởng của nhiều yếutố: yếu tố bên trong (như tính cách, di truyền ) và các yếu tố bên ngoài (như kinh

tế, văn hóa, chính trị ) Còn khái niệm người tiêu dùng theo như định nghĩa trong

Từ điển kinh tế học hiện đại đó chính là “bất cứ đơn vị nào có nhu cầu tiêu dùnghàng hóa, dịch vụ cuối cùng, thông thường người tiêu dùng được coi là các cá nhânnhưng trên thực tế, người tiêu dùng có thể là các cơ quan hay các nhóm cá nhân”.Tổng hợp từ hai định nghĩa trên, ta có thể hiểu hành vi tiêu dùng là những biểuhiện ra bên ngoài của các chủ thể có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng.Tuy nhiên, cách hiểu này vẫn còn hạn chế và chưa bao quát hết được vấn đề Trongcông trình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng (Consumer behavior: Concepts and

Applications), David L.Loudon & Albert J Della Bitta đưa ra định nghĩa “Hành vi

người tiêu dùng là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hóa và dịch vụ.” Cuốn

“Hành vi tiêu dùng” (Consumer behavior) của Leon G.Schiffman & Leslie Lazar

Kanuk đưa ra định nghĩa hành vi tiêu dùng là “toàn bộ hành động mà người tiêu

dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: tìm kiếm, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ”.

Trang 10

Hai định nghĩa trên đã mở rộng khái niệm hành vi tiêu dùng thay vì bó hẹp vàonhững biểu hiện bên ngoài, có thể quan sát được của người tiêu dùng thì còn đề cậpđến quá trình tư duy, cân nhắc của họ trước và sau khi mua sản phẩm.

Quá trình ra quyết định

Quyết định của người tiêu dùng

+ Ý thức được nhu cầu

+ Tìm kiếm thông tin+ Đánh giá cácphương án+ Quyết định mua

+ Hành vi hậu mua hàng

+ Lựa chọn sản phẩm+ Lựa chọn thương hiệu+ Lựa chọn đại lý

+ Thời điểmmua

+ Số lượng mua

Sơ đồ 1.1 Mô hình tổng quát hành vi người tiêu dùng

Nguồn: Philip Kotler, 2004

Theo Philip Kotler, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu về cáchthức, chủng loại sản phẩm, thời điểm và nguyên nhân ra quyết định mua hàng của

họ Cơ sở phân tích hành vi tiêu dùng là tổng hợp của nhiều yếu tố như tâm lý học,xã hội học, dân tộc học và đặc biệt là kinh tế học hành vi Nó xem xét cảm xúc, thái

độ và sở thích ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng như thế nào Các đặc điểm củangười tiêu dùng như lối sống, cá tính và các biến số hành vi như tỷ lệ sử dụng, dịp

sử dụng, lòng trung thành cũng được đưa vào trong các nghiên cứu về hành vi tiêudùng Bên cạnh đó, những ảnh hưởng từ các nhóm như gia đình, bạn bè hay từnhững hoạt động xúc tiến bán của nhãn hàng đến người tiêu dùng cũng được sửdụng để phân tích

Về xu hướng tiêu dùng, thuật ngữ “xu hướng” lần đầu tiên được sử dụng vào

thế kỷ 16 như một động từ có nghĩa là chạy hoặc uốn cong theo một hướng nhất

định Thuật ngữ này bắt nguồn từ một từ cổ trong tiếng Anh “Trendan” có nghĩa là

Trang 11

quay vòng hay lặp lại Đến thế kỷ thứ 18, xu hướng được sử dụng như một danh từ

để chỉ cách mà một cái gì đó bị uốn cong Mới đầu, khái niệm xu hướng chỉ đượccác nhà khoa học sử dụng để mô tả các hiện tượng tự nhiên của bờ biển hay dãy núisau đó dần trở nên phổ biến hơn ở thế kỷ thứ 19 dùng để chỉ cách mọi thứ thay đổi

Đến nay, thuật ngữ “xu hướng” xuất hiện trong nhiều lĩnh vực với nhiều cách

định nghĩa khác nhau Với các đối tượng khác nhau trong từng hoàn cảnh khácnhau, xu hướng được hiểu theo những nghĩa không giống nhau Đối với các nhàkhoa học, xu hướng có nghĩa là hướng của một đường cong Đối với ngành côngnghiệp thời trang, xu hướng là những mốt mới nhất trên thị trường Còn đối với các

nhà kinh tế học, “xu hướng là một thành tố dài hạn, cơ bản trong số liệu về dãy số

thời gian, biểu thị hướng thay đổi dài hạn của một biến số” (Nguyễn Văn Ngọc, Từ

điển kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân)

Trong khóa luận này, tác giả tiếp cận khái niệm xu hướng như một danh từ chỉ

sự thay đổi theo một chiều hướng chung trong tiêu dùng Một hành vi mới, một thái

độ, quan điểm hay kỳ vọng mới của người tiêu dùng đều có thể là cơ sở tạo nên xu

hướng tiêu dùng “Xu hướng tiêu dùng cho thấy cách mà người tiêu dùng đang

thay đổi thái độ và hành vi tiêu dùng của mình” (Wayne Garvie, Giám đốc sản

xuất và nội dung của BBC) Xu hướng tiêu dùng là cơ sở để các nhà khoa học phântích, dự đoán cách hành xử của người mua trong tương lai Tuy nhiên, những thayđổi trong thái độ và hành vi của họ đòi hỏi một lượng thời gian nhất định mới có thểtrở thành xu hướng Những thay đổi nhỏ trong thời gian ngắn không được coi làmột xu hướng tiêu dùng mới mà chỉ là trào lưu tại một thời điểm Như vậy, xuhướng tiêu dùng chỉ được xác lập khi có sự thay đổi dài hạn về thái độ và hành vicủa người tiêu dùng

1.1.2 Điều kiện hình thành xu hướng tiêu dùng

Những gì xảy ra xung quanh người tiêu dùng đều ảnh hưởng đến suy nghĩ vàhành động của họ Xu hướng bắt đầu khi sự thay đổi môi trường phá vỡ thái độ vàhành vi thông thường của người tiêu dùng khiến cho họ nhận thức được những nhucầu mới của bản thân Ví dụ khi họ cần sản phẩm an toàn hơn, nhiều tính năng hơn,hiện đại hơn; họ sẽ tìm kiếm những sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu này Khi

Trang 12

số đông người tiêu dùng có chung những kỳ vọng mới về sản phẩm, dịch vụ; nhàcung cấp sẽ dựa trên cơ sở này để phát triển, đổi mới tính năng, thiết kế hay thậmchí sản xuất một sản phẩm mới nhằm đáp ứng mong muốn đó Hoặc theo một diễnbiến khác, người tiêu dùng tìm thấy sản phẩm có sẵn trên thị trường đáp ứng tốt hơnnhu cầu của họ với mức giá hợp lý và chuyển sang sử dụng sản phẩm đó

Xu hướng tiêu dùng chỉ hình thành khi có một số lượng lớn người tiêu dùng tỏ

ra yêu thích và chi tiêu các nguồn lực cho cùng một sản phẩm hay một nhóm sảnphẩm nhất định Khi xu hướng xuất hiện, người tiêu dùng sẽ cùng chia sẻ một thóiquen tiêu dùng, một khuynh hướng “ưa chuộng sản phẩm A hơn sản phẩm B” Thái

độ, hành vi của người tiêu dùng là nhân tố cốt lõi để quyết định sự thay đổi trongtiêu dùng này có trở thành xu hướng hay không

Xu hướng tiêu dùng phát triển khi có điều kiện thị trường thuận lợi và người tiêudùng sẵn sàng chấp nhận chúng Từ một điểm nhỏ vào thời điểm hình thành, đồ thị

xu hướng tiêu dùng sẽ phát triển theo dạng đường cong có đỉnh hướng lên trên(hình chữ U ngược) khi số lượng người tiêu dùng thay đổi theo xu hướng tăng lên.Đường xu hướng sẽ đạt đến đỉnh khi số lượng người theo xu hướng là lớn nhất vàbắt đầu đi xuống khi có một xu hướng mới thay thế Một trường hợp khác, khi xuhướng phát triển mạnh và ổn định, đường xu hướng không đi xuống mà sẽ chạysang ngang

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng

Tương tự như hành vi tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng cũng chịu tác động củanhiều yếu tố, trong nghiên cứu này tác giả tập trung phân tích 2 nhân tố chính: tácnhân môi trường và đặc điểm của người tiêu dùng (bao gồm: động cơ, lối sống,nhận thức, sự hiểu biết, niềm tin và thái độ)

 Tác nhân môi trường

Các tác nhân môi trường tác động mạnh mẽ nhất đến xu hướng tiêu dùng baogồm: kinh tế, tầng lớp xã hội, văn hóa và các nhóm tham khảo

Tình hình kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chi tiêucủa người tiêu dùng Một nền kinh tế mạnh với dấu hiệu tăng trưởng tích cực sẽ

Trang 13

khiến cho người dân tự tin chi trả, sức mua cao hơn so với nền kinh tế đang gặpnhiều khó khăn Những thay đổi của kinh tế thị trường ngay lập tức tác động đến xuhướng tiêu dùng của người dân Khi kinh tế phát triển, người tiêu dùng có xu hướngmua sắm nhiều hơn hoặc lựa chọn những sản phẩm cao cấp, đáp ứng tốt hơn nhucầu của họ

Về cơ bản, tất cả các quốc gia đều có sự phân tầng xã hội Tầng lớp xã hội lànhững giai tầng tương đối bền vững, đồng nhất; theo đó các thành viên trong cùngmột tầng lớp xã hội thường chia sẻ những giá trị, mối quan tâm và cách ứng xử giốngnhau Sự phân tầng xã hội không chỉ dựa trên yếu tố thu nhập mà còn được đánh giátrên cơ sở: nghề nghiệp , trình độ nhân thức và các yếu tố khác Cách thức phân tầng

cơ bản chia xã hội thành 3 tầng lớp chính: tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.Những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội sẽ có xu hướng hành động giống nhauhơn so với những người thuộc tầng lớp xã hội khác Ví dụ, tầng lớp trung lưu thường

có xu hướng tiêu dùng hàng hóa cao cấp nhằm duy trì và khẳng định vị thế của họtrong xã hội Người tiêu dùng trung lưu trước khi đưa ra quyết định mua hàng sẽ sosánh, thu thập thông tin và cân nhắc kỹ lưỡng Tầng lớp hạ lưu mua sắm ít hơn vàthưởng chỉ quan tâm đến những mặt hàng thiết yếu Như vậy, ở mỗi tầng lớp xã hộikhác nhau, thái độ và hành vi mua của người tiêu dùng là khác nhau

Văn hóa cũng là một yếu tố môi trường ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng.Nghiên cứu cho thấy những người đến từ các nền văn hóa khác nhau sẽ có xuhướng lựa chọn sản phẩm và tiêu thụ khác nhau bởi những giá trị văn hóa mà họ kếthừa không giống nhau Giá trị văn hóa xác lập nên hệ thống niềm tin từ đó tác độnglên mong muốn cá nhân của người tiêu dùng Bên cạnh đó, tính đa dạng hay đồngnhất của một nền văn hóa cũng ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng Ví dụ như ởNhật Bản hay Trung Quốc, người dân thường có xu hướng lựa chọn sản phẩm dịch

vụ theo số đông thì ở một số quốc gia phương Tây như Anh, Mỹ các quyết địnhđược đưa ra phần lớn phụ thuộc vào sở thích và thị hiếu cá nhân

Theo Kotler và Amstrong (2012), hành vi của con người bị tác động bởi nhiềunhóm tham khảo Các nhóm tham khảo là những nhóm người gây ảnh hưởng đếnthái độ và hành vi của một cá nhân theo hướng trực tiếp hoặc gián tiếp Trên thực

Trang 14

tế, chúng ta luôn tìm kiếm sự xác nhận, ủng hộ của những người xung quanh vì sợ

đi ngược lại với chuẩn mực chung Các nhóm tham khảo ảnh hưởng đến suy nghĩ,hành động của một cá nhân theo ba cách: hướng cá nhân đi theo cách ứng xử vàphong cách sống mới; ảnh hưởng đến quan điểm và thái độ sống của cá nhân; tạo racác áp lực buộc phải tuân thủ theo các chuẩn mực chung từ đó định hình cách thứclựa chọn sản phẩm của cá nhân đó

Bên cạnh các nhóm tham khảo, nhóm thành viên trong gia đình hay những ngườithân thiết, như: bạn bè, đồng nghiệp… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thói quen tiêudùng của mỗi cá nhân, trong đó gia đình là nhóm có tác động mạnh mẽ nhất Các yếu

tố như truyền thống gia đình, xu hướng hành vi của các thành viên lớn tuổi dần tạocho thế hệ sau nếp suy nghĩ và thói quen tiêu dùng một cách tự nhiên

Xét đến các yếu tố nội tại, bắt nguồn từ bản thân người tiêu dùng, xu hướng tiêudùng phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Mức độ thúc đẩy của động cơ sẽ phụ thuộc vào tầm quan trọng và tính cấp thiếtcủa nhu cầu Năm 1943, nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow đã đưa ra Thápnhu cầu Maslow (Maslow’s hierarchy of needs) phân chia nhu cầu của con ngườitheo các cấp bậc khác nhau từ những nhu cầu cơ bản đến những nhu cầu cao hơn ởbậc cao hơn

Trang 15

Hình 1.1 Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s hierarchy of needs)

Nguồn: Abraham Maslow, 1943

Năm cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow bao gồm nhu cầu sinh lý (ăn uống, ngủ,nghỉ ngơi, tình dục ); nhu cầu được bảo vệ (an toàn cho bản thân, công việc, giađình ); nhu cầu xã hội (các mối quan hệ như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp ); nhucầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện mình Các nhu cầu cơ bản sẽ được ưutiên đáp ứng trước vì nếu thiếu đi những nhu cầu cơ bản này, con người sẽ khôngthể tồn tại và những nhu cầu cao hơn bên trên cũng không thể xuất hiện Khi nhucầu bên dưới đã được thỏa mãn và không còn động cơ thúc đẩy nữa, người tiêudùng sẽ hướng đến thỏa mãn những nhu cầu tiếp sau

 Lối sống

Lối sống là một thuật ngữ được giới thiệu bởi nhà tâm lý học người Áo AlfredAdler vào năm 1929 đề cập đến cách một cá nhân tồn tại trong xã hội Lối sống củamột người thể hiện qua các hành động, quan điểm, sở thích hoặc hành vi của người đó Trong tiêu dùng, lối sống ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hành vi tiêu dùng củamột cá nhân Những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội, một nền văn hóa vẫn cóthể có những lối sống khác nhau Lối sống phản ánh sự lựa chọn của con người vềcách phản ứng với môi trường xung quanh, hay trong tiêu dùng là cách họ sử dụng

Nhu cầu được thể hiện mình(Self - actualizationneeds)

Nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs)Nhu cầu xã hội (Love and belonging needs)Nhu cầu được bảo vệ (Safety needs)Nhu cầu sinh lý (Physiological needs)

Trang 16

thời gian và tiền bạc của mình Điển hình như có những người lựa chọn những món

đồ cao cấp để khẳng định vị thế của mình còn những người khác lại có xu hướngmua sản phẩm chất lượng, bền đẹp và giá cả hợp lý

Các nhà nghiên cứu thị trường đã đưa ra một mô hình tiêu thụ dựa trên nhữngphân tích về đặc điểm lối sống của người tiêu dùng: mô hình AIO Mô hình này phụthuộc vào 3 khía cạnh chính đó là hành động, sở thích và quan điểm (activities,interests and opinions) Khi kết hợp với các đặc điểm nhân khẩu học, AIO cung cấpmột cái nhìn tổng quan về xu hướng tiêu dùng của từng phân khúc khác nhau

 Nhận thức

Nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quyết địnhmua hàng của họ Người tiêu dùng có xu hướng tổng hợp các thông tin về sảnphẩm: qua quảng cáo, qua chia sẻ của những người đã từng sử dụng làm cơ sở đưa

ra quyết định có mua sản phẩm đó hay không Người tiêu dùng chỉ có được nhậnthức toàn diện về một sản phẩm, dịch vụ khi họ đã sử dụng nó Nếu họ cảm thấy hàilòng sau quá trình sử dụng, họ sẽ có khuynh hướng mua lại sản phẩm đó trongnhững lần tiếp theo Trong trường hợp người tiêu dùng không xem xét các sảnphẩm thay thế hoặc tìm kiếm những mặt hàng cao cấp hơn, việc đánh giá và xuhướng mua của họ hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm trước đó

Những người khác nhau thường có những nhận thức khác nhau về cùng một loạisản phẩm, dịch vụ do trải qua quá trình nhận thức riêng biệt: sự quan tâm có chọnlọc, sự bóp méo có chọn lọc và ghi nhớ có chọn lọc Hằng ngày, mỗi người tiếp xúcvới hàng tá quảng cáo, tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau Do lượng thông tin tiếpcận quá lớn dẫn đến tâm lý khó chịu và xu hướng né tránh quảng cáo, người tiêudùng sẽ chỉ để tâm đến những sản phẩm nổi bật, đáp ứng đúng nhu cầu của họ Sựquan tâm có chọn lọc là bước khởi đầu trong quá trình hình thành nhận thức củamột cá nhân về một sản phẩm cụ thể Giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức,

sự bóp méo có chọn lọc thể hiện khuynh hướng sửa đổi, điều chỉnh những thông tintiếp nhận được theo nhận thức sẵn có của người tiêu dùng Điều này có thể tạo ra sựsai lệch hoặc thiên vị của người dùng về những gì mà doanh nghiệp cung ứng cho

họ Sự ghi nhớ có chọn lọc là khuynh hướng giữ lại những thông tin củng cố cho

Trang 17

quan điểm của mình Trên thực tế, con người thường chỉ ghi nhớ những thông tin

mà họ ưa thích, phù hợp với quan điểm và niềm tin của họ

 Niềm tin và thái độ

Niềm tin và thái độ đóng vai trò thiết yếu trong việc ảnh hưởng đến quyết định muahàng của người tiêu dùng Thông qua những tác động của môi trường và sau quá trìnhlĩnh hội, mỗi cá nhân sẽ có niềm tin và thái độ của riêng mình về thế giới xung quanh

Từ niềm tin và thái độ đó, người tiêu dùng sẽ có những hành vi tương ứng

Sơ đồ 1.2 Ảnh hưởng của niềm tin và thái độ đến quyết định mua hàng

của người tiêu dùng

Nguồn: Del I Hawkins, Roger J Best và Kenneth A Coney, 1998

Niềm tin thể hiện thái độ tích cực hoặc tiêu cực của một cá nhân đối với một đốitượng nào đó Ví dụ, với một số người, trà là tốt cho sức khỏe vì nó giúp tỉnh táo vàlàm giảm căng thẳng nhưng những người khác lại cho rằng uống trà gây mất ngủ,ảnh hưởng xấu đến tinh thần Niềm tin của mỗi người có thể chính xác hoặc không

và có thể thay đổi trong những tình huống khác nhau Giống như niềm tin, thái độcũng phản ánh cảm giác, suy nghĩ của người tiêu dùng về một sản phẩm dịch vụ cụthể Đây thường là những suy nghĩ cảm tính và khó thay đổi Phân tích niềm tin vàthái độ của người tiêu dùng là cơ sở cần thiết để dự đoán xu hướng tiêu dùng trongtương lai

Thái độ

Quyết định tiêu

dùng Niềm tin

Trang 18

1.2 Tổng quan về xu hướng tiêu dùng xanh

1.2.1 Một số khái niệm về tiêu dùng xanh

 Tiêu dùng xanh (Green Consumerism)

Khái niệm tiêu dùng xanh được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980, đề cập đếnmột cách thức tiêu thụ hàng hóa mới mà không gây ra bất kỳ tác động xấu nào tớimôi trường Dần dần khái niệm này đã được tiếp cận sâu hơn và phát triển thành

“Tiêu dùng xanh là việc thực hành sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây rủi ro cho sức khỏe con người, không đe dọa chức năng và sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên” (Haliza Abdul Rahman, 2018) Người tiêu dùng có

ảnh hưởng đáng kể và tác động trực tiếp đến cung và cầu trên thị trường Chủ nghĩatiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ tài nguyên cho các thế hệ tương lai

và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

Xu hướng tiêu dùng xanh có thể được coi là xu hướng tiêu dùng của tương laikhi người tiêu dùng nhận thức được mong muốn của họ về các sản phẩm phù hợphơn, an toàn và thân thiện với môi trường Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩakhác nhau về tiêu dùng xanh với những cách tiếp cận khác nhau Theo Kollmuss &Agyeman (2002), tiêu dùng xanh là hành vi tiêu dùng có ý thức nhằm giảm thiểucác tác động tiêu cực đến thế giới tự nhiên và xã hội Năm 2004, Alfredsson đưa raquan điểm rằng “Tiêu dùng xanh liên quan đến những chỉ số khoa học về sử dụngnăng lượng và thải khí CO2” Theo Carrigan và cộng sự (2004), những người muasản phẩm thân thiện với môi trường được gọi là người tiêu dùng xanh Một cáchtoàn diện hơn, tiêu dùng xanh theo nhận định của Mansvelt & Robbins (2011) làmột quá trình bao gồm một chuỗi các hành vi: mua sản phẩm thân thiện với môitrường, tái sử dụng, tái chế và sử dụng cách thức vận chuyển thân thiện

Tại Việt Nam, khái niệm tiêu dùng xanh còn khá mới mẻ tuy nhiên cũng đã cómột số tác giả đưa ra nhận định tương đối đầy đủ về vấn đề này Theo tác giảNguyễn Thị Huyền & Nguyễn Thị Ngọc Anh (2012) tiêu dùng xanh bắt đầu từ việcmua sản phẩm xanh, sử dụng theo hướng “xanh” (tiết kệm, tái chế, phân loại rácthải ) đồng thời lan tỏa những hành vi trên tới cộng đồng và những người xungquanh Nhận định này khá giống với quan điểm của Mansvelt & Robbins nhưng

Trang 19

được mở rộng thêm tính lan tỏa, tác động để nhân rộng hành vi tiêu dùng xanhtrong xã hội.

Tóm lược lại, tuy chưa có một định nghĩa chung nhất về tiêu dùng xanh nhưngphần lớn các quan điểm đều đề cập tới việc chọn mua sản phẩm, dịch vụ xanh và tối

ưu hóa hiệu quả sử dụng Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng bao gồm sử dụng sản phẩmmột cách tiết kiệm, thân thiện với môi trường và không gây tác động xấu đến sứckhỏe con người Trong khuôn khổ khóa luận này, tác giả đưa ra khái niệm tiêu dùngxanh là chuỗi các hành vi từ mua sắm sản phẩm xanh, sử dụng xanh (tiết kiệm, táichế, tái sử dụng) đến thải loại xanh nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đếnmôi trường và an toàn cho sức khỏe con người

Sơ đồ 1.3 Mô hình tiêu dùng xanh

Nguồn: Young, Hwang, McDonald & Oates, 2010

 Người tiêu dùng xanh (Green Consumer)

Theo cuốn Green Consumerism: An A-to-Z Guide của tác giả Juliana Mansvelt

& Paul Robbins, người tiêu dùng xanh là người nhận thức được nghĩa vụ bảo vệmôi trường của mình bằng cách mua có chọn lọc các sản phẩm hoặc dịch vụ xanh.Người tiêu dùng xanh luôn cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, an toàn, không gâyảnh hưởng tới hệ sinh thái và tương lai của nhân loại Người tiêu dùng có tính đến

1 Nhận thức chung về các giá trị xanh

2 Tiêu chuẩn tiêu dùng xanh

3 Ủng

hộ /phản đối

4 Mua

hàng

5 Đánh giá

Trang 20

tác động môi trường khi tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và sẵn sàng thay đổi hành vimua hàng của họ có thể được coi là người tiêu dùng xanh (Ritter et al., 2015, tr.46).Hay như Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor đã nhận định, người tiêudùng xanh là người luôn mua những sản phẩm ít gây tác động đến môi trường hơn.

Họ quan tâm đến những sản phẩm thương hiệu có bao bì thân thiện với môi trường

và tạo ra ít rác thải sau khi sử dụng Nik Abdul và các cộng sự cũng đã nêu ra quanđiểm rằng ý định mua hàng xanh phụ thuộc vào khả năng và sự sẵn lòng của ngườitiêu dùng khi cân nhắc lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường thay vì nhữngsản phẩm khác

Nhiều nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa rằng, người tiêu dùng xanh là nhữngngười quan tâm đến các vấn đề và nghĩa vụ đối với môi trường từ đó sẵn sàng muamột sản phẩm hay lựa chọn một nhà cung cấp khác dù cho chi phí cao hơn Mộtcách toàn diện nhất, người tiêu dùng xanh là những người tránh sử dụng các sảnphẩm có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ hoặc người khác; những sảnphẩm gây thiệt hại đáng kể với môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng hoặcthải bỏ; tiêu thụ một lượng năng lượng không cân xứng; gây lãng phí không cầnthiết hoặc sử dụng các nguyên vật liệu có nguồn gốc từ các loài động thực vật quýhiếm, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên (theo cuốn Consumerism and BuyingBehavior in Developing Nations - Ayantunji Gbadamosi)

 Sản phẩm xanh (Green Product)

Sản phẩm xanh là một nhân tố không thể thiếu trong tiêu dùng xanh Nói cáchkhác, muốn tiêu dùng xanh cần phải có sản phẩm xanh Thuật ngữ “xanh” thườngdùng để chỉ những sản phẩm cho phép phát triển kinh tế mà không làm ảnh hưởngđến môi trường và cuộc sống của thế hệ tương lai Tác giả muốn mô tả sản phẩmxanh là một sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường hay sức khỏe con người sovới những sản phẩm tương đương khác Mặc dù trên thực tế, hầu như không có mộtsản phẩm nào xanh 100% vì bất cứ sản phẩm nào từ khâu sản xuất, tiêu thụ đến thảiloại đều có tác động nhất định lên môi trường xung quanh Sản phẩm xanh là sảnphẩm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng xấu đó

Trang 21

Một số học giả đã đưa ra định nghĩa về sản phẩm xanh Peattie (1995) cho rằngsản phẩm được gọi là “xanh” khi hiệu suất sử dụng và mức độ thân thiện với môitrường của nó trong sản xuất, sử dụng và thải loại vượt trội hơn so với các sản phẩmthông thường Chính những khác biệt trong vòng đời sẽ quyết định tính “xanh” củasản phẩm Sản phẩm nào mang lại nhiều lợi ích cho môi trường hơn hoặc giảmthiểu chi phí tái tạo môi trường so với những sản phẩm khác thì đó chính là sảnphẩm xanh (Reinhardt, 1998).

Ottman và các cộng sự (2006) đã đưa ra quan điểm rằng, không có sản phẩmnào có tác động bằng không đối với môi trường, tuy nhiên, trong kinh doanh, thuậtngữ “sản phẩm xanh” hay “sản phẩm thân thiện với môi trường” được dùng đểngầm mô tả những cố gắng, nỗ lực bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách tiết kiệmnăng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu hoặc loại bỏ những tácnhân gây ô nhiễm Định nghĩa này nhấn mạnh các nhân tố chính trong phát triển sảnphẩm xanh bao gồm: năng lượng, tài nguyên, ô nhiễm và chất thải

 Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life Cycle Analysis - LCA)

LCA đánh giá tác động của một sản phẩm hay dịch vụ tới môi trường Việc đánhgiá dựa trên một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể và xem xét toàn bộ vòng đời của sản

phẩm Thuật ngữ “vòng đời” nhấn mạnh việc đánh giá một cách công bằng, toàn

diện từ nguyên liệu thô qua quá trình xử lý, sản xuất, phân phối, sử dụng, sửa chữa

và bảo dưỡng đến thải bỏ hoặc tái chế Kết quả của việc đánh giá được sử dụng đểcải thiện các quy trình sản xuất, chính sách hỗ trợ và là cơ sở để thiết kế các sảnphẩm, dịch vụ thân thiện hơn với môi trường

Trang 22

Sơ đồ 1.4 Mô hình đánh giá vòng đời sản phẩm

Nguồn: ISO 14040, 1995

Đối với tiêu dùng xanh, khi người mua cần xem xét mức độ thân thiện với môitrường của sản phẩm, LCA được coi là một công cụ hỗ trợ đánh giá hữu hiệu vàkhách quan Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng bày tỏ sự quan tâm đối vớiquy trình sản xuất, phân phối sản phẩm và mong muốn đánh giá tác động của chúngtới môi trường, các doanh nghiệp cũng sẽ dựa trên LCA để lựa chọn cách thức triểnkhai phù hợp Mô hình đánh giá vòng đời sản phẩm hiện đang được sử dụng rộngrãi trong các chính sách môi trường, ví dụ như đề án nhãn sinh thái, thiết kế sinhthái hay chính sách mua sắm công xanh

 Nhãn sinh thái (Ecolabel)

Nhãn sinh thái, còn gọi là nhãn môi trường, là loại nhãn mác cung cấp thông tincho người tiêu dùng về sự thân thiện hơn với môi trường của sản phẩm so với cácsản phẩm, dịch vụ cùng loại Đây là phương pháp chứng nhận và ghi nhãn hiệu suấtmôi trường được sử dụng trên toàn thế giới Nhãn sinh thái là một trong những biệnpháp được đề xuất để đạt các mục tiêu bền vững trong Chương trình nghị sự 21 củaLiên hợp quốc vì công cụ này có tiềm năng làm tăng nhận thức của người tiêu dùng

về các sản phẩm thân thiện với môi trường

LCA

Nguyên liệu thô

Vận chuyển nguyên liệu

Sản xuất

Phân phối

Sử dụng

Thải loại

Trang 23

Từ góc độ người tiêu dùng, nhãn sinh thái có thể được coi là một công cụ hỗ trợ

ra quyết định dựa theo mức độ thân thiện của sản phẩm Một người tiêu dùng sửdụng nhãn sinh thái như một công cụ hỗ trợ ra quyết định tuy nhiên họ vẫn có thể từchối một sản phẩm được gắn nhãn sau khi xem xét những ưu, nhược điểm của sảnphẩm đó (Thogersen & Olander, 2006) Việc thêm thông tin về mức độ thân thiệncủa sản phẩm bằng các nhãn sinh thái khác nhau sẽ tác động đến hành vi mua củangười tiêu dùng (Grankvist, Dahlstrand & Biel, 2004) Dán nhãn sinh thái đượccoi là một hướng đi đúng đắn nhằm khuyến khích người tiêu dùng xanh hơn, bềnvững hơn

Đối với doanh nghiệp sản xuất, việc dán nhãn sinh thái là một cơ hội để tăngdoanh số bằng cách khác biệt hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh củathị trường Dán nhãn sinh thái có thể bắt buộc hoặc tự nguyện tùy theo quy định củamỗi quốc gia nhưng các sản phẩm đều phải được đáng giá theo một quy chuẩnchung nhất định Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã đưa ra ba 3 lại nhãn sinhthái: nhãn loại I, nhãn loại II và nhãn loại III với các yêu cầu cụ thể được nêu trongtiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021:1999, ISO 14025:2000 Nhãn sinh thái loại

I là nhãn sinh thái tự nguyện do một bên thứ ba cấp, xem xét mức độ thân thiện vớimôi trường thông qua đánh giá vòng đời sản phẩm Nhãn sinh thái loại II là loạinhãn tự khai do các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hoặc bất cứ bên nào được lợiđưa ra Đây là sự tự công bố về môi trường mang tính doanh nghiệp nhưng vẫn phảiđảm bảo tính chính xác, được minh chứng và kiểm tra cụ thể Nhãn sinh thái loại IIIbao gồm các thông tin định lượng về sản phẩm dựa trên đánh giá chu trình sống củasản phẩm Mục đích chính của loại nhãn này là cung cấp dữ liệu môi trường đượcđịnh lượng và có thể được dùng để thể hiện sự so sánh giữa các sản phẩm Cũnggiống với nhãn loại I là việc công bố nhãn loại III phải được bên thứ ba công nhận

và các thông số môi trường của sản phẩm còn phải được thông báo rộng rãi trongBáo cáo kỹ thuật

1.2.2 Nguồn gốc của xu hướng tiêu dùng xanh

Xu hướng tiêu dùng xanh bắt nguồn từ những nhận thức của con người về tìnhtrạng khủng hoảng và suy thoái tài nguyên vào những năm 1960-1970 Đặc biệt, sau

Trang 24

cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, các nước phương Tây bắt đầu nghĩ về việc sửdụng năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch Vào những năm 1980,thương hiệu “xanh” đầu tiên của Mỹ xuất hiện lần đầu tiên và bùng nổ trên thịtrường Đến những năm 1990, các sản phẩm xanh có tốc độ tăng trưởng chậm lạinhưng vẫn là một hiện tượng đáng chú ý Sự quan tâm về các sản phẩm xanh bắtđầu tăng trở lại vào những năm 2000 mặc cho suy thoái kinh tế diễn ra.

Mối lo ngại về tác động của cả sản xuất lẫn tiêu dùng đối với môi trường đã dẫnđến các cuộc tranh luận nhằm tìm ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái tàinguyên Bốn mươi năm sau, tiêu dùng xanh được coi là một cuộc cách mạng để cứulấy môi trường ở nhiều nước phương Tây và đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU)(Buttel, 2003) Tiêu dùng xanh cho rằng người dùng có trách nhiệm hoặc đồng tráchnhiệm với các nhà sản xuất trong việc giải quyết các vấn đề môi trường thông quaviệc áp dụng lối sống thân thiện với môi trường Tuy nhiên, một số nhà tâm lý họccho rằng việc phân bổ trách nhiệm cho người tiêu dùng sẽ dẫn đến nhu cầu giảm vàcách khuyến khích cá nhân tiêu thụ ít hơn, là một cách thức không hiệu quả để đảmbảo những thay đổi của xã hội thân thiện hơn với môi trường (Buttel, 2003) Vàogiai đoạn này, tiêu dùng xanh được hiểu là tiêu dùng ít hơn mức bình thường

Dần dần, với cách tiếp cận khác đầy đủ và chính xác hơn, tiêu dùng xanh khôngcòn được hiểu theo nghĩa hạn chế tiêu dùng mà nhấn mạnh đến tính bền vững củasản phẩm và trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân Dưới tác động của toàn cầu hóa,con người ngày càng có nhiều sự kết nối hơn và nhận thức rõ ràng hơn về các vấn

đề môi trường toàn cầu đặc biệt là ở các nước phương Tây Nhiều diễn đàn lớn đãđưa vấn đề tiêu dùng xanh vào thảo luận và đưa ra định hướng cụ thể cho chính phủcủa các quốc gia như tại: Chiến lược bảo tồn Thế giới năm 1980 của Tổ chức bảotồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển năm

1983 và 1987, Hội nghị về các thành phố bền vững và Kế hoạch hành động vì môitrường của Liên minh châu Âu

Dưới sự kêu gọi của chính phủ và các tổ chức cũng như sự tự nhận thức về tầmquan trọng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay, người tiêu dùngđang thay đổi mạnh mẽ hành vi tiêu dùng của mình, tạo nên xu hướng tiêu dùng

Trang 25

xanh tại nhiều quốc gia trên thế giới Nắm bắt xu hướng đó, các doanh nghiệp, cácđơn vị sản xuất cũng hướng đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ xanh hơn, thânthiện hơn để đáp ứng kịp thời những thay đổi của thị trường.

1.2.3 Vai trò của tiêu dùng xanh

Tiêu dùng xanh có ý nghĩa to lớn đối với môi trường và xã hội

Thứ nhất, đối với môi trường:

Lợi ích lớn nhất của chủ nghĩa tiêu dùng xanh là lợi ích đối với môi trường.Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng kéo theo nhiều áp lực đối với hệ sinh thái tựnhiên Tình trạng suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường đang trở thành bàitoán nan giải của hầu hết các quốc gia Tiêu dùng xanh tuy không thể hạn chế tối đatác động của tiêu dùng lên môi trường sống nhưng sẽ là giải pháp hữu hiệu để pháttriển thị trường hàng hóa và dịch vụ xanh Chủ nghĩa tiêu dùng xanh cũng góp phầnnâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về sử dụng, khai thác hợp lý các nguồn tàinguyên và bảo vệ đa dạng sinh học

Thứ hai, đối với phát triển kinh tế:

Việc nhân rộng hành vi tiêu dùng xanh sẽ thúc đẩy nhanh quá trình “xanh hóa”nền kinh tế hướng tới phát triển bền vững Tiêu dùng xanh giúp chúng ta vừa có thểđáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng hay tổn hại đến nhu cầucủa thế hệ tương lai Chủ nghĩa tiêu dùng này cũng tạo ra nhiều cơ hội cho cácdoanh nghiệp trước những nhu cầu mới về sản phẩm xanh hơn, an toàn hơn Trongbối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm bảo vệ môi trường, các doanh nghiệpphải từng bước thay đổi mô hình sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụngcác nguồn lực đầu vào Chính sự thay đổi đó sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế,cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài

Thứ ba, đối với mỗi cá nhân:

Bên cạnh mục đích giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, qua tiêu dùng xanhchúng ta thực sự đang xây dựng một hệ sinh thái sạch hơn, lành mạnh hơn cho bảnthân, gia đình và thế hệ tương lai Sức khỏe của môi trường cũng tác động trực tiếpđến chất lượng thực phẩm, chất lượng không khí, nước sạch… và cuối cùng là sức

Trang 26

khỏe của con người Bên cạnh đó, tiêu dùng xanh còn giúp chúng ta có được mộtcuộc sống năng động, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn nhờ những hành động có tráchnhiệm với môi trường

1.3 Xu hướng tiêu dùng xanh tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Hiện nay, tiêu dùng xanh đã được nhiều quốc gia triển khai thực hiện và đangtrở thành một xu thế tất yếu trên thế giới hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.Tiêu dùng xanh đã khá phổ biến ở các nước phát triển và có những bước tiến banđầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càngtăng lên Người tiêu dùng đã dần hình thành thói quen lựa chọn và sử dụng các sảnphẩm xanh Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những hàng hóa được gắn nhãn sinhthái, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe Nhiều doanh nghiệp đã thể hiện

nỗ lực trong việc giảm thiểu những tác động xấu của chu trình sản xuất tới môitrường và xây dựng lòng tin với người mua Chính phủ các quốc gia cũng từng bướcxây dựng những chính sách nhằm khuyến khích tiêu dùng xanh gắn liền với pháttriển kinh tế bền vững

1.3.1 Xu hướng tiêu dùng xanh tại Trung Quốc

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, việc lỏng lẻo trong giám sáttác động tới môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái tự nhiên tại TrungQuốc Tình trạng này đã khiến người tiêu dùng Trung Quốc không khỏi lo ngại bởinhững vấn đề về sức khỏe và an toàn do ô nhiễm môi trường gây ra Trước thực tế

đó, chính phủ Trung Quốc đã ban hành khung tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằmthúc đẩy một Trung Quốc xanh hơn

Chương trình phát triển xanh lần đầu tiên được chính phủ Trung Quốc đề xuấtvào năm 2011 trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 Theo đó, các điều khoản bảo vệmôi trường bắt đầu được thực thi vào tháng 1 năm 2015 Các điều khoản mới nàyđưa ra một khung hình phạt nghiêm khắc cho những hành vi không tuân thủ luậtmôi trường và bắt buộc tất cả các địa phương đều phải nghiêm túc chấp hành Năm

2017, chính phủ nước này đã ban hành Chỉ số phát triển xanh (Green DevelopmentIndex) cho phép đo lường tăng trưởng kinh tế khu vực dựa trên 55 chỉ số môi

Trang 27

trường Một vài chỉ số có thể kể tới như lượng khí thải carbon, hiệu quả tiêu thụnăng lượng, chất lượng không khí Năm 2016, ba tỉnh Bắc Kinh, Phúc Kiến vàChiết Giang là 3 tỉnh có Chỉ số phát triển xanh cao nhất cả nước Những động tháicủa chính phủ Trung Quốc mở ra tương lai của một kỷ nguyên kinh tế mới bên cạnhmôi trường khi chuyển trọng tâm từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng bền vững Sựthay đổi này cũng được phản ánh qua nhận thức và hành động của người dân TrungQuốc khi họ đang nỗ lực vì một cuộc sống bền vững hơn trong tương lai.

Bảng 1.1 Thay đổi trong chi tiêu cho sản phẩm xanh của người tiêu dùng

Trung Quốc năm 2016

Tổng Nữ giới Nam giới

Thu nhập bình quân hộ gia đình

Nguồn: Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông, 2016

Mặc dù có khởi đầu tương đối muộn nhưng tiêu dùng xanh tại Trung Quốc cũngđã có những bước tiến lớn, đáng học hỏi Người tiêu dùng nước này đã dần thay đổi

xu hướng tiêu dùng của mình, họ ngày càng ưa chuộng những sản phẩm xanh nhưthực phẩm hữu cơ, thiết bị tiết kiệm năng lượng, sản phẩm không chứa hóa chất, sảnphẩm phân hủy sinh học Những mặt hàng xanh tại quốc gia này cũng rất đa dạng,

từ đồ gia dụng đến quần áo, thực phẩm, được làm từ vật liệu tái chế hoặc vật liệu cóthể tái chế, tiết kiệm năng lượng hay thân thiện với môi trường Sự gia tăng chi tiêuxanh ở Trung Quốc đứng hàng đầu trong các nền kinh tế xanh Theo báo cáo năm

2017 của Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông, 71% người tiêu dùng đãtăng chi tiêu cho các sản phẩm xanh trong năm 2016, đặc biệt với những hộ gia đình

có thu nhập trên 20.000 nhân tệ, tỷ lệ này lên tới 76%

Báo cáo từ nhà bán lẻ thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Jingdong (JD)cũng tiết lộ rằng người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng hướng tới các sảnphẩm thân thiện với môi trường dựa theo việc họ giới thiệu tích cực nhiều sản phẩm

Trang 28

xanh trên các nền tảng trực tuyến Thế hệ Y (Millenials) là thế hệ có những thay đổitích cực nhất và đóng góp tới 51,8% tổng khối lượng mua bán xanh Người tiêu dùng

nữ ít nhạy cảm nhất với giá cả khi nói đến các sản phẩm xanh cho làm đẹp và chămsóc con cái Nam giới tại Trung Quốc cũng rất sẵn sàng chi tiêu cho sản phẩm xanh

JD cho rằng xu hướng tiêu dùng xanh có khả năng phát triển mạnh mẽ tại TrungQuốc khi nhận thức về các vấn đề môi trường ngày càng ăn sâu vào ý thức cộng đồng

và nhiều công ty nước này đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu phát triển xanh

1.3.2 Xu hướng tiêu dùng xanh tại Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ môitrường nói chung và tiêu dùng xanh nói riêng tại châu Á Xu hướng tiêu dùng xanhxuất hiện khá sớm tại Nhật Bản vào cuối những năm 1980 Năm 1989, chương trìnhnhãn sinh thái Eco Mark ra đời Năm 1994, chính quyền tại một địa phương nướcNhật đã bắt đầu thúc đẩy mua sắm công xanh Tiếp theo đó, Mạng lưới mua hàngxanh – một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1996 để hỗ trợ các hoạtđộng mua xanh trên toàn nước Nhật Chính phủ Nhật Bản cũng cho ra đời chínhsách thúc đẩy mua sắm hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường (Chính sáchthúc đẩy mua xanh - Act on Promoting Green Purchasing) và Luật mua hàng xanh(Green Purchasing Law) cho Nhà nước và các tổ chức liên quan khác có hiệu lựcvào năm 2001 Mục tiêu của các chính sách này là đẩy mạnh mua sắm công xanh,cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ xanh từ đó tạo lập một xã hội bền vững,thân thiện với môi trường

Luật mua hàng xanh chỉ yêu cầu các thành phố địa phương thực hiện những nỗlực tuân thủ chính sách này, tuy nhiên trên thực tế, nhiều chính quyền địa phươngđã tự thúc đẩy việc mua sắm xanh Một vài ví dụ điển hình như, chính quyền thànhphố Tokyo đã đưa ra “Hướng dẫn mua sắm hàng hóa thân thiện với môi trường”vào năm 2000, chính quyền tỉnh Shiga đã xây dựng “Bộ nguyên tắc cơ bản trong muahàng xanh tỉnh Shiga” và hỗ trợ mạng mua hàng xanh ở tỉnh này vào năm 1999.Trong giới kinh doanh, mua sắm xanh hay ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu đầuvào thân thiện với môi trường cũng đã trở nên phổ biến tại các công ty lớn củaNhật Canon, Ricoh, Sharp, Matsushita Electric là một trong số những công ty đã áp

Trang 29

dụng các hướng dẫn mua sắm xanh và thúc đẩy mua hàng xanh như một phần trong

nỗ lực của toàn công ty Tập đoàn Công nghệ điện tử Matsushita đã tăng cường nỗlực thực hiện mua sắm xanh với hơn 3.600 nhà cung cấp chiếm đến 70 – 80% tổnggiá trị mua sắm hàng năm của tập đoàn này Bộ phận mua hàng của 11 công tytrong Tập đoàn Matsushita đã thống nhất bổ sung các tiêu chuẩn môi trường vào 3tiêu chí khi lựa chọn nguyên vật liệu: chất lượng, chi phí và vận chuyển Dựa trêncác tiêu chuẩn này, tập đoàn đã thực hiện mua sắm xanh cho tất cả các nguyên liệuđầu vào bao gồm nguyên liệu thô, nguyên liệu bổ sung, vật tư và thiết bị

Những động thái tích cực của chính phủ, chính quyền địa phương cũng như cácdoanh nghiệp sản xuất tại Nhật Bản đã tác động mạnh mẽ tới ý thức và hành vi muasắm của người dân Đặc biệt, sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm

2011 để lại nhiều hệ lụy cho môi trường, Nhật Bản càng quan tâm phát triển “kinh

tế xanh”, đẩy mạnh “tiêu dùng xanh” và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trongsản xuất Mức độ gia tăng các hoạt động mua sắm xanh ở Nhật Bản đã chuyển biến

rõ rệt trong những năm gần đây

1.3.3 Xu hướng tiêu dùng xanh tại Hàn Quốc

Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là một quốc gia tiên phong trong phát triểnmua sắm, tiêu dùng xanh Với tốc độ công nghiệp hóa nhanh, kinh tế có nhữngdấu hiệu khởi sắc, Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề về năng lượng vàmôi trường Trước tình hình đó, chính phủ Hàn Quốc đã có những thay đổi kịpthời để đảm bảo phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường Những thayđổi đầu tiên phải kể tới việc chính phủ nước này triển khai chương trình dánnhãn sinh thái vào năm 1992 với 2 loại nhãn: nhãn hiệu suất năng lượng và nhãnsinh thái Hàn Quốc

Nhãn hiệu suất năng lượng do Tập đoàn Quản lý năng lượng Hàn Quốc(KEMCO) phát hành và được giám sát bởi Bộ Thương mại, Công nghiệp và Nănglượng Hàn Quốc (MOTIE) Nhãn này cung cấp thông tin về mức độ tiêu thụ nănglượng của hàng hóa từ mức 1, mức thấp nhất đến mức cao nhất, mức 5 Những sảnphẩm không đạt tiêu chuẩn Nhãn hiệu suất năng lượng sẽ bị cấm bán Các tiêu chí

Trang 30

sử dụng để đánh giá cấp nhãn năng lượng liên tục được thay đổi bổ sung, ví dụ nhưlượng khí CO2 và chi phí năng lượng hằng năm gần đây đã được thêm vào.

Trái ngược với Nhãn hiệu suất năng lượng, nhãn sinh thái Hàn Quốc là mộtchương trình tự nguyện được vận hành bởi Viện Công nghiệp và Công nghệ Môitrường Hàn Quốc (KEITI) và được giám sát bởi Bộ Môi trường (MOE) (KEITI2014) Nhãn sinh thái Hàn Quốc được sử dụng để đánh giá vòng đời sản phẩm Nócho biết liệu sản phẩm có được sản xuất với mức độ phát thải thấp các chất ô nhiễmmôi trường hay không? Tính đến năm 2012, tổng cộng 3030 công ty đã tham giachương trình nhãn sinh thái Hàn Quốc (KEITI 2014), bao gồm 9140 sản phẩm trong

155 danh mục

Đối với người tiêu dùng, chính phủ Hàn Quốc khuyến khích họ mua các sảnphẩm xanh có nhãn sinh thái bằng cách phát hành Thẻ tín dụng xanh (Green CreditCard) vào tháng 1 năm 2011 Người dùng Thẻ tín dụng xanh sẽ nhận được điểmthưởng có thể quy đổi thành tiền mặt hoặc quyên góp cho các quỹ môi trường khi

họ mua các sản phẩm xanh, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giao dịchonline và tiêu thụ tiết kiệm điện, nước, gas Thẻ tín dụng xanh là sáng kiến toànquốc đầu tiên trên toàn thế giới sử dụng nền tảng thẻ tín dụng để cung cấp các phầnthưởng kinh tế khác nhau cho các hành vi thân thiện với môi trường

Cùng với các chính sách trên, chính phủ Hàn Quốc cũng đang nỗ lực thực hiệncác biện pháp để người tiêu dùng nước này có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn

về tiêu dùng xanh, nâng cao nhận thức cộng đồng Hiện nay, Hàn Quốc đã thiết lậpbốn Trung tâm cộng tác tiêu dùng xanh với vai trò giáo dục, cung cấp kiến thức vềtiêu dùng xanh cho người tiêu dùng

1.3.4 Tổng kết kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam

Không thể phủ nhận vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy và lan tỏa xuhướng tiêu dùng xanh tại mỗi quốc gia Bằng việc thiết lập khuôn khổ pháp lý, banhành các thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp; Chính phủ các nước tạo ra môitrường khuyến khích xanh hóa nền kinh tế và tiêu dùng bền vững Sự quản lý, giámsát của Nhà nước là công cụ cần thiết để điều tiết những hành vi thiếu bền vững có

Trang 31

hại tới môi trường, bằng cách tạo ra các tiêu chuẩn tối thiểu hoặc ngăn cấm hoàntoàn một số hoạt động.

Chương trình Nhãn sinh thái là hệ thống đánh giá đáng tin cậy nhằm củng cốniềm tin và tạo lập căn cứ để người tiêu dùng ra quyết định mua xanh dễ dàng hơn.Trên thực tế, nếu không có những tiêu chuẩn đánh giá chung phân biệt sản phẩmxanh với những sản phẩm thông thường khác, người tiêu dùng sẽ không chi tiêu chocác sản phẩm xanh ngay cả khi có ý định tiêu dùng Bên cạnh đó, nhận thức củangười dân về tiêu dùng xanh hay sản phẩm xanh đôi khi còn sai lệch và thiếu chínhxác Vai trò của Chính phủ trong việc giáo dục, tăng cường nhận thức về vấn đề này

là vô cùng quan trọng

Qua bài học kinh nghiệm phát triển tiêu dùng xanh tại nhiều quốc gia, có thểthấy hướng đi mà Chính phủ các nước lựa chọn là bắt đầu từ mua sắm công xanhcủa cơ quan Nhà nước tiếp đến là sản xuất xanh của các doanh nghiệp và cuối cùng

là tiêu dùng xanh trong xã hội Sự thay đổi từ chính hành vi tiêu dùng của bộ máyNhà nước sẽ là hình mẫu tác động tích cực đến thói quen tiêu dùng của người dân.Đồng thời, việc kiểm soát quy trình của các doanh nghiệp từ khâu xử lý nguyênliệu, sản xuất đến phân phối sẽ là nền tảng cho nhiều sản phẩm xanh ra đời Từ đó,người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn và dễ dàng ra quyết định hơn

Tại Việt Nam, để xây dựng và duy trì một xu hướng tiêu dùng xanh trong xã hội

sẽ cần sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Chúng ta phải nângcao nhận thức của người dân về thực trạng môi trường hiện nay cũng như những lợiích mà tiêu dùng xanh mang lại, đưa ra chính sách, quy định cụ thể, tạo khung pháp

lý rõ ràng để phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI NGÀNH THỰC PHẨM VIỆT NAM

2.1 Tổng quan ngành Thực phẩm Việt Nam

2.1.1 Xu hướng tăng trưởng ngành

Thực tế cho thấy, mức chi tiêu cho ngành Thực phẩm có quan hệ tỉ lệ thuận vớichiều hướng tăng trưởng của nền kinh tế Khi kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng tíchcực thì mức chi tiêu của người dân cho sản phẩm của ngành này cũng sẽ tăng lên

GDP bình quân (USD/người) Tốc độ tăng trưởng (%)

Hình 2.1 Tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người của Việt Nam

giai đoạn 2014 -2018

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

Xét trên toàn cảnh nền kinh tế, sau giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới,kinh tế Việt Nam đã dần ổn định với mức tăng trưởng đạt 5,98% năm 2014 và tiếptục tăng lên mức 6,68% và 6,21% lần lượt vào các năm 2015, 2016 Tăng trưởng

Trang 33

kinh tế đạt trung bình 6,29%/năm trong giai đoạn 2014 - 2016 cao hơn rõ rệt so vớimức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2012 – 2014: 5,52%/năm Dù phải đối mặtvới nhiều thách thức như năng suất lao động thấp hay những thiệt hại nặng nề vềthiên tai nhưng năm 2017 nền kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng 6,81%, vượt chỉ tiêu6,7% do Quốc Hội đề ra Năm 2018 là năm khởi sắc của kinh tế Việt Nam với mứctăng 7,08% so với năm 2017 – mức tăng cao nhất 11 năm qua.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, GDP bình quân đầu người liên tục tăngqua các năm đã kéo theo sức cầu thực phẩm tăng lên rõ rệt Tại Việt Nam, ngànhThực phẩm là một trong những ngành hấp dẫn nhất và nhiều tiềm năng phát triển.Theo thống kê của Bộ Công thương, thực phẩm và đồ uống hiện đang chiếm tỉ lệcao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt, chiếm khoảng35% Mức tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước đạt 15% GDP và được

dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai

Đồ điện tử, gia dụng

Y tế, sức khỏe

Hình 2.2 Cơ cấu chi tiêu trung bình hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát thói quen mua hàng thực phẩm - đồ uống

của người tiêu dùng Việt Nam, tháng 9/2018

Bên cạnh tăng trưởng kinh tế thì sức hút từ thị trường lớn với gần 100 triệu dân

và quy mô dân số trẻ cũng là những yếu tố khiến cho ngành Thực phẩm càng trở

Trang 34

nên hấp dẫn Trước bối cảnh đó, ngày càng nhiều các cửa hàng tiện lợi như Circle

K, Vinmart, Family Mart và các chuỗi siêu thị như LOTTE Mart, Emart, Big C,Co.opmart… được đầu tư mở rộng khiến cho quy mô và thị phần tiêu thụ ngànhThực phẩm tăng lên đáng kể Theo dự báo của Tổ chức Business MonitorInternational (BMI), năm 2020, ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn sẽ duytrì đà tăng trưởng mạnh, trung bình khoảng 10,9%/năm Với mức thu nhập được cảithiện, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người Việt sẽ có những chuyển biến tíchcực ở tất cả các phân khúc và hướng đến những nhóm hàng thực phẩm có giá trị caohơn trong tương lai Đây chính là cơ hội tốt để đẩy mạnh tiêu dùng thực phẩm xanh,thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe tại Việt Nam

2.1.2 Những ngành hàng thực phẩm điển hình tại Việt Nam

 Gạo

Gạo là lương thực chính ở nhiều nước châu Á và được tiêu thụ phổ biến tại ViệtNam Sản lượng gạo tiêu thụ ở Việt Nam luôn ở mức cao và khá ổn định Tuynhiên, trước những thay đổi của thị trường, thu nhập của người dân tăng và họđang có thêm nhiều lựa chọn khác bên cạnh bữa cơm truyền thống dẫn đến lượngtiêu thụ gạo bình quân trong nước có chiều hướng sụt giảm Người dân ở nôngthôn cũng có xu hướng tiêu thụ gạo nhiều hơn so với khu vực thành thị do họ có

ít sự lựa chọn hơn

Tuy lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người giảm nhưng tình trạng gia tăng dân

số mạnh mẽ khiến cho tổng sản lượng tiêu thụ gạo ở Việt Nam vẫn duy trì ở mứccao, đứng thứ 5 trong top 10 quốc gia tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới:

Bảng 2.1 Top 10 quốc gia tiêu thụ gạo nhiều nhất Thế giới

STT Quốc gia Tổng sản lượng tiêu thụ gạo (1000 tấn)

Trang 35

Quy mô thị trường sữa Việt Nam được mở rộng trong vòng năm năm qua vớitốc độ trung bình 15%/ năm Cùng với đó là doanh thu của ngành hàng này cũngtăng trưởng đáng khích lệ, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất đối với sản phẩmthực phẩm có nguồn chăn nuôi Năm 2018, doanh thu toàn ngành vào khoảng109.000 tỷ tăng 9% so với năm 2017.

Nhu cầu sữa tăng cao, tuy các doanh nghiệp trong nước đã đẩy mạnh sản xuất,chăn nuôi bò sữa nhưng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ cung ứngđược 28% nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sữa Đó cũng chính là nguyên nhânkhiến cho các hãng sữa ngoại ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam.Mỗi năm Việt Nam chi khoảng 2,7 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng sữa và cácsản phẩm từ sữa New Zealand, Singapore, Mỹ, Đức… là những thị trường có kimngạch nhập khẩu sữa vào Việt Nam cao nhất

Trong vài năm tới, tiêu thụ sữa ở nước ta sẽ tiếp tục tăng khi đời sống người dânngày một nâng cao kèm theo đó là sự gia tăng của các chuỗi bán hàng hiện đại Với

cơ cấu dân số trẻ và số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ở đô thị tăng, ngườitiêu dùng đã bắt đầu quan tâm đến những sản phẩm sữa có giá trị cao điển hình nhưsữa hữu cơ, sữa hạt

 Mì gói

Thói quen ăn mì gói vào bữa sáng đã trở nên phổ biến tại Việt Nam từ nhiềunăm qua đặc biệt là ở khu vực nông thôn Nghiên cứu cho thấy, có tới 90% hộ gia

Trang 36

đình Việt sử dụng mì gói trong năm 2018 Lượng tiêu thụ mì gói tại Việt Nam nămvừa qua lên tới 5,2 tỷ gói, tăng 2,8% so với năm 2017 và đứng thứ 5 trong top cácquốc gia tiêu thụ mì gói nhiều nhất thế giới Trung bình, một người Việt ăn 55 gói

mì mỗi năm, cao hơn cả quốc gia có lượng tiêu thụ đứng đầu là Trung Quốc với chỉ

31 gói/ người/ năm

Trong thị trường có tới gần trăm nhãn hiệu mì gói khác nhau với nhiều loạihương vị, người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn Bên cạnh nhu cầu cao,theo các chuyên gia, các nhãn hiệu đang cạnh tranh trên thị trường mì gói luôn phải

đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nắm bắt các xu hướng tiêu dùng hiện nay: bao bì,mẫu mã đẹp, an toàn cho sức khỏe… để đứng vững trên thị tường Mối quan tâm vềsức khỏe của người tiêu dùng cũng là một trở ngại đối với các doanh nghiệp sảnxuất mì gói Bên cạnh sự nhanh gọn, tiện lợi, giá hành rẻ, nhiều người đang đặt racâu hỏi về những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do ăn quá nhiều mì gói gây ra

 Bia

Bia là đồ uống có cồn được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam Theo đánh giá của

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mức tiêu thụ bia của Việt Nam cao hơn nhiều so vớicác nước trong khu vực Hiệp hội Bia Việt Nam cho biết lượng tiêu thụ bia củangười Việt tăng dần qua các năm và chính thức cán mốc 4,2 tỷ lít trong năm 2018.Ước tính, mỗi người Việt uống gần 45 lít bia mỗi năm, nhiều hơn người TrungQuốc và gấp 4 lần người Singapore

Tiềm năng phát triển của thị trường bia tại Việt Nam là rất lớn tuy nhiên nhữngphí tổn kinh tế cùng tác hại do bia, rượu gây ra rất đáng để chúng ta phải cân nhắcbài toán được và mất Đây là thách thức lớn trong việc thực hiện các mục tiêu pháttriển bền vững mà Việt Nam đã cam kết Bia, rượu là một trong ba nguyên nhânhàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông tại Việt Nam Thực tế cho thấy, bia, rượu đang

là gánh nặng kinh tế lớn đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội do những ảnhhưởng nặng nề tới sức khỏe, giảm năng suất lao động và chi phí để giải quyết cáchậu quả do bia, rượu gây ra Việc cân bằng những tổn thất trên với giá trị kinh tế thuđược từ đồ uống có cồn là một thách thức không nhỏ đối với Chính phủ hiện nay

2.1.3 Vấn nạn thực phẩm bẩn tại Việt Nam

Trang 37

Các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu củangười dân và mang tới nhiều thách thức cho Chính phủ Theo nghiên cứu của Ngânhàng Thế giới (World Bank), thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm khiến ViệtNam thiệt hại khoảng 740 triệu đô la mỗi năm Đây thực sự là con số đáng báo độngkhi vấn nạn thực phẩm bẩn không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởngnặng nề đến sức khỏe của người dân.

Nguyên nhân chính dẫn đến vấn nạn thực phẩm bẩn tại Việt Nam là do các cơ sởsản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm không tuân thủ các điều kiện về vệ sinh

an toàn thực phẩm Vì lợi nhuận, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẵn sàngdùng nhiều thủ đoạn khác nhau để che giấu, giả mạo những sản phẩm được ưuchuộng trên thị trường và bán cho người tiêu dùng Tình trạng sử dụng chất cấmtrong chăn nuôi, chế biến thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng hay đưa vào thị trườngnhững sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ đang ngày càng phổ biến

Những năm qua, nhiều trường hợp sản xuất thực phẩm bẩn bị lực lượng chứcnăng phanh phui khiến cho người dân không khỏi lo lắng Chỉ tính riêng 6 tháng đầunăm 2018, cả nước đã có hơn 68.000 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, xảy ra

44 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1.207 người bị ngộ độc, trong đó có 7 trường hợp tửvong (theo Tổng cục thống kê năm 2018) Một số vụ thực phẩm bẩn kinh hoàng, gâyrúng động dư luận có thể kể tới như vụ hàng tấn cà phê trộn lõi pin con Ó cùng nhiềunguyên liệu phụ gia bị phát hiện tại một cơ sở sản xuất cà phê ở tỉnh Đắc Nông hay

vụ thực phẩm chức năng chữa ung thư Vinaca tại Hải Phòng được làm bằng than tre.Thực phẩm bẩn đang len lỏi vào từng ngóc ngách, xuất hiện trong bữa cơm của nhiều

hộ gia đình khiến người dân giờ đây chỉ biết “tiêu dùng bằng niềm tin”

Vấn nạn thực phẩm bẩn không còn là chủ đề mới ở nước ta Nhiều giải pháp đãđược đưa ra nhằm đẩy lùi tình trạng này tuy nhiên vẫn chưa đem lại hiệu quả thiếtthực Nhiều ý kiến cho rằng, chế tài xử phạt của pháp luật đối với các cơ sở sản xuấtkinh doanh thực phẩm bẩn vẫn còn nhiều bất cập và thiếu tính răn đe khi chủ yếuthiên về xử phạt hành chính Trước ma trận thực phẩm bẩn, sự chung tay của toànxã hội kết hợp cùng hệ thống thực thi pháp luật nghiêm khắc, chặt chẽ là điều kiệncần và đủ để đẩy lùi vấn nạn này

Trang 38

Lo ngại thực phẩm bẩn, nhiều người tiêu dùngViệt đang hướng sự quan tâm củamình đến sản phẩm xanh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

2.2 Thực trạng xu hướng tiêu dùng xanh đối với ngành Thực phẩm Việt Nam

2.2.1 Mức độ quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam về thực phẩm xanh

Theo báo cáo của Nielsen về Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt quý 3năm 2018, sức khỏe là một trong những mối quan ngại hàng đầu của người Việt bêncạnh sự ổn định công việc và tình hình kinh tế quốc gia

Tăng sinh hoạt phí Sức khỏe & an khang của phụ thân

Vấn đề cân bằng cuộc sống

Tình hình kinh tế Công việc Sức khỏe

9 13

25 27

40 40

11 11

22 22

46 42

4 trong 5 người tiêu dùng tại Việt Nam cho biết họ rất quan tâm đến những tác độnglâu dài do các phụ chất nhân tạo trong thực phẩm gây ra và mong muốn biết rõthành phần của thức ăn họ sử dụng mỗi ngày

Trang 39

Như một xu hướng tất yếu, người tiêu dùng đã bắt đầu thận trọng hơn trong việclựa chọn sử dụng các loại thực phẩm và đặc biệt nhu cầu sử dụng các thực phẩmxanh, tốt cho sức khỏe đã hình thành Họ ưu tiên sử dụng những sản phẩm khôngchứa chất bảo quản, chất tạo màu và có nguồn gốc rõ ràng Qua phân tích, có thểthấy, mức độ quan tâm của người dân về thực phẩm xanh, an toàn cho sức khỏeđang tăng lên rõ rệt; là khởi nguồn cho một xu hướng tiêu dùng mới – xu hướngtiêu dùng xanh.

2.2.2 Nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm xanh

Nhận thức của người dân về thực phẩm xanh hay thực phẩm hữu cơ là nền móngquan trọng để phát triển tiêu dùng xanh Khi người tiêu dùng có những hiểu biết đầy

đủ, đúng đắn về thực phẩm hữu cơ, quá trình ra quyết định mua hàng xanh sẽ nhanhchóng và dễ dàng hơn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Anh (DEFRA), thực phẩm hữu

cơ là những sản phẩm của một hệ thống canh tác không sử dụng hóa chất, hoóc môntăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật và các giống biến đổi gen (GMO) Thực phẩmhữu cơ có nguồn gốc rõ ràng, sản xuất hoàn toàn hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinhthực phẩm Thực phẩm hữu cơ không chỉ có rau xanh mà bao gồm đa dạng các sảnphẩm khác như: trứng, thịt, sữa, bia… Để chứng minh một sản phẩm đạt chuẩn hữu

cơ theo tiêu chuẩn của châu Âu, toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm đó phải đượckiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng, chế biến, phân phối và bán hàng

Thông tin và những tiêu chuẩn dùng để đánh giá thực phẩm hữu cơ đã trở nênphổ biến tại các nước phương Tây còn ở Việt Nam, người tiêu dùng mới được tiếpxúc với khái niệm này vài năm trở lại đây Mức độ quan tâm về loại hình thực phẩmnày đang tăng lên rõ rệt trước mối nguy hại của vấn nạn thực phẩm bẩn ngày càngtrở nên khó lường

Theo khảo sát của Tập đoàn Asia Plus, phần lớn người tiêu dùng Việt hiểu vềthực phẩm hữu cơ là những thực phẩm: an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môitrường và không chứa chất bảo quản

Trang 40

Hình 2.4 Định nghĩa của người tiêu dùng Việt về thực phẩm hữu cơ

Nguồn: Asia Plus, 2018

Theo hình 2.4, có tới 92% người được khảo sát hiểu thực phẩm hữu cơ là nhữngloại thực phẩm tốt cho sức khỏe Như đã đề cập, yếu tố sức khỏe là mối quan tâmhàng đầu hiện nay Trước những nguy hại do thực phẩm bẩn gây ra, người tiêu dùngmong muốn tìm được những thực phẩm sạch hơn, an toàn hơn Kế đến, yếu tố thânthiện với môi trường cũng là một trong những cách mà người tiêu dùng Việt hiệnnay định nghĩa về thực phẩm hữu cơ (chiếm 79%) Tình trạng ô nhiễm môi trườngđang trở nên đáng báo động ở Việt Nam nói riêng cũng như trên toàn thế giới nóichung Quá trình nuôi trồng, sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm hữu cơ theongười tiêu dùng là phải thân thiện với môi trường bằng việc không sử dụng các chấtđộc hại như: thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật…Ngoài ra một số đặc điểm nhận diện khác của thực phẩm hữu cơ cũng được đưa ranhư: không chứa chất bảo quản, giá thành cao, hương vị thơm ngon và không gâyngộ độc Một cách tổng quan, thông qua khảo sát, ta nhận thấy rằng tuy người tiêudùng chưa thực sự hiểu về thực phẩm hữu cơ đúng và chính xác nhất nhưng họ đã

có những nhận thức, hình dung ban đầu về loại thực phẩm này Đây là nền tảng đểtuyên truyền, phổ biến về thực phẩm hữu cơ trong tương lai nhằm thúc đẩy tiêudùng xanh tại Việt Nam

Ngày đăng: 11/05/2020, 21:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Phương Linh, 2018, Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại – Trường Đại học Ngoại thương, số 103 tháng 5/2018, tr.11-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnhhưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang
2. Hoảng Thị Bảo Thoa, 2016, Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh số 1, tr.66- 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và hàm ý đốivới Việt Nam
4. Trịnh Thị Thanh Thủy và các cộng sự, 2008, Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất giải pháp pháttriển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viêncủa Tổ chức thương mại Thế giới
5. Vũ Anh Dũng và các cộng sự, 2012, Đánh giá nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh: Trường hợp người tiêu dùng Hà Nội, Tạp trí Kinh tế và Phát triển, số 184 tháng 10/2012, tr.43-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nhận thức và hành vi tiêu dùngxanh: Trường hợp người tiêu dùng Hà Nội
6. Vũ Huy Thông, 2014, Giáo trình Hành vi người tiêu dùng, Đại học Kinh tế quốc dân.Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hành vi người tiêu dùng
7. Aasha Sharma, Seema Joshi, 2017, Green consumerism: overview and further research directions, International Journal of Process Management and Benchmarking, 206-223 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green consumerism: overview and furtherresearch directions
8. Albert J. Della Bitta, David L. Loudon, 1993, Consumer Behavior : Concepts and Applications, McGraw-Hill Companies Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consumer Behavior : Conceptsand Applications
9. Frederick H. Buttel, 2003, Environmental Sociology and the Explanation of Environmental Reform, Sage Publications Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Sociology and the Explanation ofEnvironmental Reform
10. Gunne Grankvist, Ulf Dahlstrand, Anders Biel, 2004, The impact of environmental labeling on consumer preference: negative vs. positive labels, Journal of Consumer Policy Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impact ofenvironmental labeling on consumer preference: negative vs. positive labels
11. John Thogersen & Folke Olander, 2006, The Dynamic Interaction of Personal Norms and Environmental Friendly Buying Behavior: A Panel Study, Journal of Applied Social Psychology, 36, 1758-1780 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Dynamic Interaction of PersonalNorms and Environmental Friendly Buying Behavior: A Panel Study
13. Le Van Huy, Mai Thi Thao Chi, Antonio Lobo, Ninh Nguyen, Phan Hoang Long, Effective segmentation of organic food consumers in Vietnam using food- related lifestyles, Sustainability 2019, 11, 1237 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effective segmentation of organic food consumers in Vietnam using food-related lifestyles
14. Ruchika Singh Malyan, Punita Duhan, 2018, Green Consumerism:Perspectives, Sustainability, and Behavior, Apple Academic Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green Consumerism:"Perspectives, Sustainability, and Behavior
15. The World Bank, 2006, Food safety risk management in Vietnam: Challenges and opportunities, World Bank ReportCác Website tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Food safety risk management in Vietnam: Challengesand opportunities
16. congnghieptieudung.vn, 2019, Tiêu dùng xanh: Giải pháp hiệu quả bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững, http://congnghieptieudung.vn/tieu-dung-xanh-giai-phap-hieu-qua-bao-ve-moi-truong-va-suc-khoe-cong-dong-huong-den-phat-trien-ben-vung-dt20652[truy cập ngày 29/10/2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu dùng xanh: Giải pháp hiệu quả bảo vệ môitrường và sức khỏe cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững
17. euromonitor.com, 2018, Consumer Lifestyles in Vietnam, https://www.euromonitor.com/consumer-lifestyles-in-vietnam/report[truy cập ngày 25/11/2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consumer Lifestyles in Vietnam
18. kinhtevadubao.vn, 2017, Các quốc gia đang hướng tới kinh tế xanh như thế nào?, http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/221-9413-cac-quoc-gia-dang-huong-toi-kinh-te-xanh-nhu-the-nao.html[truy cập ngày 9/11/2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quốc gia đang hướng tới kinh tế xanh như thếnào
19. lyluanchinhtri.vn, 2018, Impacts of green consumption on Vietnamese enterprises, http://www.lyluanchinhtri.vn/home/en/index.php/practice/item/554-impacts-of-green-consumption-on-vietnamese-enterprises.html[truy cập ngày 18/11/2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impacts of green consumption on Vietnameseenterprises
20. moitruong.com.vn, 2017, Tiêu dùng xanh - xu hướng tiêu dùng hiện đại, https://moitruong.com.vn/hanh-dong-xanh/tieu-dung-xanh/tieu-dung-xanh-xu-huong-tieu-dung-hien-dai-17400.htm[truy cập ngày 05/11/2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu dùng xanh - xu hướng tiêu dùng hiện đại
21. nielsen.com, 2018, Kênh thương mại hiện đại đang thu hút người mua hàng, https://www.nielsen.com/vn/vi/insights/article/2018/shopper-trend-insights/[truy cập ngày 31/10/2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kênh thương mại hiện đại đang thu hút người mua hàng
22. qandme.net, 2018, Organic food consumption among Vietnamese 2018, https://qandme.net/report/report203[truy cập ngày 20/11/2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Organic food consumption among Vietnamese 2018

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w