Xây dựng chiến lược giá phù hợp

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu sữa của công ty cổ phần sữa việt nam – vinamilk sang thị trường campuchia (Trang 59)

Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc đưa ra được chính sách giá phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho Công ty có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Sự hình thành và vận động của giá sữa chịu sự tác động của nhiều nhân tố, nên khi đưa ra những quyết định về giá, đòi hỏi Công ty phải xem xét, cân nhắc, giải quyết nhiều vấn đề như: các nhân tố ảnh hưởng tới giá sữa, các chính sách thông dụng, thông tin về giá cả các loại sữa có trên thị trường và việc điều chỉnh giá…

Giá bán phải được xác định dựa trên các căn cứ sau:

- Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: chi phí đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất; chi phí nguyên liệu đầu vào bao gồm cho phí thu mua, vận chuyển, bảo quản, đóng gói; chi phí trong các thủ tục về xuất khẩu (chính sách thuế); chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển và đưa hàng đến Campuchia.

- Nhu cầu, tâm lý tiêu dùng sản phẩm sữa: Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng ổn định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sử dụng các sản phẩm sữa nhiều hơn. Vì vậy, phải nghiên cứu để nắm được cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của công ty trên nhiều mặt như uy tín và chất lượng sản phẩm. đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới giá bán sản phẩm. Trên thực tế, sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo, có uy tín , tạo được lòng tin cho người tiêu dùng thì sẽ cho phép doanh nghiệp có thể định giá bán cao mà không gây những phản ứng từ phía người tiêu dùng.

60

- Giá của đối thủ cạnh tranh: Căn cứ vào giá bán của các công ty xuất khẩu trong và ngoài nước của mặt hàng cùng loại. Bên cạnh đó, cần phân tích và dự đoán thái độ phản ứng của đối thủ trước chính sách giá của mình, chủ động có những giải pháp đối phó, đưa ra chính sách giá hợp lý.

4.2. Ổn định nguồn nguyên liệu

Ngành công nghiệp chế biến sữa là ngành công nghiệp thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm của ngành được chế biến từ nguồn nguyên liệu chính là sữa động vật (sữa bò, sữa dê). Ngành công nghiệp sữa có một đặc trưng là nguồn nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu. Việt Nam chúng ta không có được điều kiện khí hậu thuận lợi như ở các nước xứ lạnh khác nên việc chăn nuôi bò sữa gặp khó khăn, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng nguồn cung nguyên liệu trong nước bị thiếu hụt trầm trọng. Chính vì vậy, Công ty nên quan tâm nhiều đến yếu tố nguyên liệu đầu vào, đây là một trong những yếu tố quan trọng mà Công ty cần ưu tiên hàng đầu. Vì chủ động nguồn nguyên liệu, ổn định chất lượng và số lượng nguồn sữa đầu vào sẽ giúp quá trình sản xuất - kinh doanh xuất khẩu của Công ty không bị gián đoạn. Các giải pháp về nguồn nguyên liệu là:

4.3.1. Về nguồn cung ứng nguyên liệu

Theo thống kê Tổng đàn bò sữa của Việt Nam năm 2014 (số liệu thống kê 01/04/2014) là 200.400 con, tăng 14% so với năm 2013 và tăng 67% so với năm 2010. Nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn đang và có kế hoạch tham gia đầu tư vào ngành chăn nuôi bò sữa. Đây là bước phát triển nhảy vọt về số lượng và chất lượng của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam (khi các trang trại quy mô công nghiệp hiện đại ra đời bên cạnh những trang trại quy mô gia đình). Điều này chứng minh sự phát triển gắn kết giữa ngành chế biến sữa và ngành chăn nuôi bò sữa, và là mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như các nước đang phát triển ngành sữa là ngành chế biến sữa phát triển đi trước tạo tiền đề cho ngành chăn nuôi bò sữa phát triển đáp ứng cho nhu cầu nguyên liệu.

Vì vậy, Công ty nên tập trung đầu tư vào phát triển vùng chăn nuôi cụ thể là xây dựng các trang trại bò sữa với quy mô công nghiệp và hiện đại

61

với hàng ngàn con. Các trang trại chăn nuôi bò sữa HF thuần, áp dụng công nghệ cao để tạo nên những thế hệ con giống chất lượng tốt, tạo ra sản phẩm hàng hóa, áp dụng những tiến bộ khoa học tiên tiến như: hệ thống thiết bị chuồng trại hiện đại hệ thống nước rửa chuồng, hệ thống quạt công nghiệp, giàn phun sương làm mát cho đàn bò trong mùa hè,... Theo dõi, quản lý giống theo chương trình quản lý giống Quốc gia VDM và VDA. Bên cạnh việc tập trung phát triển các cơ sở chăn nuôi bò sữa lớn, chuyên nghiệp theo công nghệ hiện đại, cũng cần song hành phát triển hình thức chăn nuôi nông hộ thông qua các hình thức như hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ gia đình phát triển chăn nuôi bò sữa, các hộ chăn nuôi bò sữa riêng lẻ nên được tập hợp, quản lý theo hợp tác xã để đảm bảo sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu quả hơn, thuận tiện cho việc thu gom, tiêu thụ. Đồng thời, hỗ trợ ứng dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, hiện đại, trong quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò sữa. Tăng cường công tác đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia học tập và phát triển chăn nuôi bò sữa.

4.3.2. Về bảo quản nguyên liệu

Bảo quản là khâu quan trọng để duy trì số lượng và bảo đảm chất lượng nguyên liệu để chế biến sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Campuchia. Hiện nay, Việt Nam chưa có trang trại khép kín từ khâu chăn nuôi đến thu hoạch và chế biến sữa ở quy mô công nghiệp. Trong khi đó, nguồn cung cấp nguyên liệu thu mua từ nông dân gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các điều kiện như thiết bị và công nghệ bảo quản lâu dài và an toàn nguồn nguyên liệu sữa còn thiếu. Vì vậy để bảo đảm nguyên liệu sữa sạch cho chế biến cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Một giải pháp mà công ty cần xúc túc tiến là đảm bảo nguồn nguyên liệu sữa, chất lượng sữa phải được kiểm tra ngay tại các hộ chăn nuôi, áp dụng chế độ thưởng vào giá thu mua sữa cho các hộ chăn nuôi có sữa chất lượng tốt. Xây dựng các trạm trung chuyển phân bổ khắp cả nước để tạo thuận lợi nhất cho nông dân trong quá trình bán sữa cho công ty. Việc bố trí hệ thống trạm trung chuyển rải đều và rộng khắp cũng đảm bảo sữa được bảo quản và làm lạnh

62

trong thời gian sớm nhất. Với biện pháp bảo quản này, chất lượng sữa đầu vào của hệ thống thu mua của Công ty luôn đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các trang trại cần được áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ nguyên liệu cho đến khâu vắt sữa, bảo quản để vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Công ty cũng cần tăng cường hợp tác với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, áp dụng công nghệ hiện đại và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

4.3. Tăng cường hoạt động marketing

4.3.1. Tăng cường nghiên cứu và dự báo thị trường

Nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng thì công ty càng có nhiều cơ hội đưa ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công.

Trước hết, Công ty cổ phần sữa Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường Campuchia, nắm bắt các thông tin nhanh chóng và đầy đủ. Nhất là những qui định mới về chất lượng, về kiểm soát sản phẩm nhập khẩu của Campuchia. Ngoài những thông tin chung về thị trường, công ty nên có mối liên hệ trực tiếp với các đối tác nhập khẩu và thực hiện thông tin hai chiều với các đối tác. Tiến tới, công ty nên thành lập văn phòng đại diện làm đầu mối xúc tiến xuất khẩu. Bên cạnh đó, tăng cường khảo sát thị trường Campuchia để thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp với các nhà phân phối Campiuchia, đây là hướng đi cơ bản để nắm chắc thị trường và đẩy mạnh bán hàng.

4.3.2 Tăng cường các hoạt động quảng bá sản phẩm

Hiện nay, hàng Việt Nam đang có cơ hội tốt tại thị trường nước láng giềng Campuchia khi người tiêu dùng nước này ngày càng có xu hướng lựa chọn hàng Việt Nam thay cho hàng Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, hoạt động quảng bá thương hiệu của sản phẩm nói chung còn rời rạc,

63

chưa tạo được ấn tượng cho người tiêu dùng và chưa tạo được vị thế của hàng Việt Nam trong giới kinh doanh ở Campuchia.

Vì vậy, để thâm nhập sâu vào thị trường Campuchia, Công ty cần đẩy mạnh chương trình quảng bá thương hiệu và sản phẩm để khách hàng Camphuchia biết đến và tin tưởng đó là những sản phẩm có chất lượng cao thông qua các hoạt động như:

- Tăng cường các hoạt động quảng cáo: Cần xây dựng các chương trình quảng cáo phù hợp với thị hiếu và văn hóa Campuchia thông qua các phương tiện như tivi, radio, báo, tạp chí, qua hệ thống Internet,…

- Mở rộng các chương trình chào hàng: công ty nên tăng cường giới thiệu sản phẩm cho các nhà cửa hàng bán lẻ tại thị trường Campuchia. Đối với các sản phẩm mới nên có hàng mẫu để người tiêu dùng dùng thử. Đồng thời, công ty nên thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm sữa, mạnh dạn mở các cửa hàng tại Campuchia để trực tiếp phân phối hàng đến tận tay người tiêu dùng Campuchia.

4.3.3 Tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng.

Hoạt động chăm sóc khách hàng, luôn là nhiệm vụ hàng đầu, có tính chất chiến lược lâu dài và liên tục. Đây cũng chính là hoạt động mà thông qua đó Công ty mong thể hiện sự trân trọng của mình đối với sự tín nhiệm quý báu của khách hàng. Việc nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện một số dịch vụ với khách hàng, nhất là các đầu mối nhập khẩu là rất cần thiết. Các chương trình quản trị quan hệ với khách hàng (CRM) cần được đưa vào sử dụng để dần tạo nên một kênh thông tin giữa khách hàng và công ty. Đặc biệt, đối với các khách hàng mục tiêu, việc thường xuyên phải chuyển các thông tin như về sản phẩm mới, để thông báo là hết sức cần thiết.

4.4. Nâng cao hiệu quả nguồn lực quản lý

Để đạt được mục tiêu kinh doanh thì công tác quản lý nguồn nhân lực có một ý nghĩa vô cùng quan trọng nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Có thể nói, nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất, là chiếc chìa khóa dẫn tới sự thành công của mỗi công ty, của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng,

64

then chốt là trình độ quản lý của các bộ quản lý và trình độ tay nghề của công nhân sản xuất.

Vì vậy, công cần đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thồn qua việc lập các chương trình và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề. Việc đào tạo phải tiến hành theo phương châm vừa phát triển chiều rộng nhằm đáp ứng yêu câu trước mắt, đồng thời cũng phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, các cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để chuẩn bị cho phát triển ngành trong tương lai. Thực hiện chương trình đào tạo kỹ năng và đào tạo lại cho những lao động hiện có trong tổ chức để họ có thể đảm nhận những vị trí trống trong tổ chức mà không cần tuyển dụng thêm nguồn lao động từ bên ngoài. Đề bạt người từ bên trong tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng họ để học có thể đảm nhiệm những vị trí cao hơn. Đồng thời công tác đào tạo cũng cần tránh tình trạng đào tạo ồ ạt, chi phí cao nhưng hiệu quả lại thấp. Cần duy trì công tác đào tạo trong thời gian dài, mở rộng diện chuyên đề về quản lý kinh tế cho các thành viên trong công ty.

65

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng cho bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường. Trong thời gian vừa qua, Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã không ngừng nỗ lực, sau hơn 37 năm phát triển, có thể nói Vinamilk đã tạo lập được một thương hiệu uy tín và được người tiêu dùng tin tưởng. Thị phần của Vinamilk tại Việt Nam trong phân khúc sữa đặc có đường là 75%, sữa nước 50%, sữa bột 30% và sữa chua lên đến 90%. Không chỉ nỗ lực nâng cao thị phần trong nước, Vinamilk còn đang vươn ra một số thị trường khác trên thế giới. Năm 2013, tổng doanh số xuất khẩu của Vinamilk đạt khoảng 230 triệu USD, trong đó riêng thị trường Campuchia vào khoảng 40-50 triệu USD, một thị trường đủ tiềm năng để công ty tính chuyện xây một nhà máy tại đây. Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu của Công ty ở thị trường Campuchia đã đạt được nhiều kết quả đáng khen ngợi: doanh thu hàng năm đều tăng, đóng góp rất nhiều vào tổng doanh thu và việc nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường thế giới. Sản phẩm của Công ty ngày càng được nhiều khách hàng Campuchia lựa chọn, theo đó với nhiều hứa hẹn tích cực đến các mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Thông qua quá trình tìm hiểu và phân tích các số liệu cùng với sử dụng các công cụ ma trận SWOT, phân tích PEST và chiến lược 4P. Để đề ra một chiến lược cho công ty không phải là một điều dễ dàng, đó là một quá trình nghiên cứu của các nhà quản trị, khi đề ra một chiến lược cho công ty, một nhà quản trị phải tìm hiểu một cách rõ ràng những nhân tố bên ngoài tác động đến công ty và những khả năng mà công ty có thể cung ứng cho chiến lược ấy đạt được mục tiêu. Một chiến lược tốt là một chiến lược rõ ràng cụ thể phù hợp với xu thế khả năng của công ty. Khi đã đề ra được chiến lược thì việc thực hiện phải luôn sát cánh bên những chiến lược mà công ty đã đưa ra, quan trọng là nguồn lực của công ty phải luôn phù hợp.

66

Dựa vào kết quả từ nghiên cứu này, để đẩy mạnh và phát triển hoạt động xuất khẩu sữa của Công Ty Cổ Phần Sữa Vinamilk, Chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau đây:

5.2.1 Đối với Nhà nước:

Một là, tiếp tục tạo các thủ tục thuận lợi cho doanh nghiệp được vay vốn từ chính sách hỗ trợ lãi suất để phát triển sản xuất, xuất khẩu

Hai là,tiếp tục điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường. Đây là biện pháp hữu hiệu để kích cầu và thúc đẩy sản xuất.

Ba là, xem xét dãn thời gian nộp thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá.

Bốn là, xác định việc xúc tiến xuất khẩu hàng hoá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu sữa của công ty cổ phần sữa việt nam – vinamilk sang thị trường campuchia (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)