1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩa sang tiếng việt (luận văn thạc sĩ tâm lý học)

107 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, cũng như do giới hạn của trình độ người viết, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu phương pháp dịch thuật một số kiểu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

LƯU LỆ ( LIU LI )

KHẢO SÁT CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU TỒN TẠI CỦA TIẾNG HÁN TRONG TÁC PHẨM “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” SANG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

LƯU LỆ ( LIU LI )

KHẢO SÁT CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU TỒN TẠI CỦA TIẾNG HÁN TRONG TÁC PHẨM “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” SANG TIẾNG VIỆT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Học viên

LƯU LỆ ( LIU LI )

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Đỗ Hồng Dương, cô đã trực tiếp

hướng dẫn tôi rất tận tâm trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngôn Ngữ học, Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa Xin cảm ơn Ban

Giám hiệu và Phòng Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong việc hoàn

thành thủ tục để bảo vệ luận văn

Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, đặc biệt là các bạn bè

người Việt Nam đã khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và

hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2019 Học viên

LƯU LỆ ( LIU LI )

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN

Bảng 2.1 Thống kê tình hình sử dụng phương vị từ trong câu tồn tại của

“Tam Quốc diễn nghĩa” 41 Bảng 2.2 Kết quả khảo sát các kiểu câu tồn tại trong TQDN 55 Bảng 3.1 Cách chuyển dịch Trung - Việt mô hình câu tồn tại định vị trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” 59 Bảng 3.2 Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại chữ 有(Có) 66 Bảng 3.3 Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại chữ 是(Là) 69 Bảng 3.4 Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại theo mô hình không hoàn chỉnh (thiếu đoạn A) 74 Bảng 3.5 Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại theo mô hình không hoàn chỉnh (thiếu đoạn B) 77

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7

6 Bố cục của luận văn 7

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc 8

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 12

1.2 Lý luận về câu tồn tại 16

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt 16

1.2.2 Mô hình câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt 23

1.2.3 Quan điểm của luận văn 27

1.3 Một số lý thuyết về biên, phiên dịch 29

1.3.1 Định nghĩa 29

1.3.2 Phân loại 30

1.3.3 Tiêu chuẩn phiên dịch Tín-Đạt-Nhã 32

1.4 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” và bản dịch 34

Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÂU TỒN TẠI TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” BẢN TIẾNG TRUNG 36

2.1 Lưu ý về thành phần “chủ ngữ giả” trong câu tồn tại 36

Trang 7

2.2 Tình hình sử dụng một số mô hình câu tồn tại điển hình trong “Tam

Quốc diễn nghĩa” 44

2.2.1 Câu tồn tại chữ (Có) 44

2.2.2 Câu tồn tại chữ (Là) 47

2.2.3 Một số mô hình câu tồn tại khác 49

Tiểu kết chương 2 54

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU TỒN TẠI TRONG TÁC PHẨM “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” TỪ TIẾNG TRUNG SANG TIẾNG VIỆT 56

3.1 Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại có mô hình hoàn chỉnh 56

3.1.1 Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại chữ (Có) 65

3.1.2 Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại chữ (Là) 68

3.2 Khảo sát cách chuyển dịch Câu tồn tại không hoàn chỉnh 72

3.2.1 Câu tồn tại thiếu đoạn A 72

3.2.2 Câu tồn tại thiếu đoạn B 76

3.2.3 Câu tồn tại thiếu đoạn C 78

Tiểu kết chương 3 79

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 89

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tiếng Trung và tiếng Việt có rất nhiều điểm tương đồng, không chỉ về mặt ngữ âm, từ vựng mà cả về ngữ pháp, ngữ nghĩa Câu tồn tại là một trong những kiểu câu phổ biến trong tiếng Trung Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong tiếng Việt cũng có kiểu câu tương ứng, có nhiều đặc điểm tương đồng với câu tồn tại trong tiếng Trung cả về mặt cấu trúc (cú pháp) lẫn ngữ dụng học

Tuy nhiên, qua quá trình học tập và tổng hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù nghiên cứu về câu tồn tại trong hai ngôn ngữ đã có nhiều nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mới cần được khai thác và nghiên cứu sâu hơn nữa Đặc biệt, người học tiếng thường gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ý nghĩa ngữ pháp của câu tồn tại, hoặc khi chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt (và ngược lại), thường gặp nhiều khó khăn về trật tự của từ, cụm từ có sử dụng tiêu chí ngữ pháp

riêng của câu tồn tại (cấu trúc “tại/ ở/ từ + cụm danh từ” khi dịch từ tiếng Trung

sang tiếng Việt thì có nhiều điểm khác nhau) Ví dụ trong một câu tồn tại tiếng

Quyền ngồi trên chiếc thuyền to ở giữa, che một đôi tán vóc xanh, hai bên

văn võ đứng hầu), trong câu này, nếu là người Trung Quốc thì sẽ thường xuyên sử dụng cấu trúc câu tồn tại “Cụm phương vị từ (trên chiếc thuyền to) + Động từ (ngồi) + bổ ngữ (Tôn Quyền)” Nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì chắc chắn không thể dịch thành “Trên chiếc thuyền to ngồi Tôn Quyền” mà phải dùng phương thức dịch thoát, đảo trật tự từ và sử dụng cấu trúc câu tồn tại quen thuộc của tiếng Việt đó là “Chủ ngữ (Tôn Quyền) + Vị ngữ (động từ

“ngồi”) + cụm phương vị từ (trên chiếc thuyền)” thì câu mới có nghĩa

Trang 9

Qua ví dụ trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu về phương pháp dịch câu tồn tại trong một tác phẩm văn học là rất thú vị và có chiều sâu Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn hệ thống câu tồn tại trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” (dưới đây viết tắt là TQDN) để làm đối tượng nghiên cứu do đây là một tác phẩm văn học kinh điển, được mệnh danh là một trong “tứ đại danh tác” của Trung Hoa, có hệ thống từ vựng vô cùng phong phú, đã từ lâu được đông đảo độc giả trên toàn thế giới biết đến, đặc biệt là độc giả Việt Nam

Sau khi khảo sát, đối chiếu phương pháp dịch của 1493 câu tồn tại trong TQDN bản tiếng Trung sang tiếng Việt, chúng tôi đã thu được nhiều kết quả

nghiên cứu quan trọng Đề tài “Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của

tiếng Hán trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” sang tiếng Việt” chắc

chắn sẽ là một đề tài có giá trị tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống câu tồn tại trong tác phẩm TQDN của La Quán Trung Cụ thể là khảo sát về phương pháp dịch bốn kiểu câu tồn tại phổ biến nhất xuất hiện trong tác phẩm (đối chiếu Trung-Việt)

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, cũng như do giới hạn của trình

độ người viết, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu phương pháp dịch thuật một số kiểu câu tồn tại phổ biến, điển hình nhất trong tác phẩm TQDN Tức là chủ yếu tập trung vào phương diện cú pháp, cấu trúc mà không phải là mặt ngữ nghĩa hay ngữ dụng Cụ thể, trước hết luận văn khái quát về hai kiểu câu tồn tại là “Câu tồn tại hoàn chỉnh” với đầy đủ các bộ phận tạo thành là “từ

Trang 10

chỉ địa điểm, thời gian + cụm động từ (làm vị ngữ) + cụm danh từ (làm bổ ngữ)” Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp về loại câu tồn tại không hoàn chỉnh, hay gọi cách khác là một trong các thành phần cấu tạo câu tồn tại

bị tỉnh lược Cuối cùng, chúng tôi sẽ phân tích, so sánh một số mẫu câu tồn tại phổ biến trong tiếng Trung và tiếng Việt, chẳng hạn như câu tồn tại chữ 有(Có), câu tồn tại chữ 是 (Là), hoặc câu tồn tại biểu hiện động tác đang tiếp diễn hoặc chỉ trạng thái (+ trợ từ着 (Zhe))

Ngữ liệu mà luận văn sử dụng là bộ “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, Nxb.Văn học Nhân dân, xuất bản ngày 1/9/2010 và bản dịch tiếng Việt

“Tam Quốc diễn nghĩa” của Phan Kế Bính (Bùi Kỷ hiệu đính), Nxb Văn học,

2015 Chúng tôi chọn bản dịch này là vì theo nhận xét của các độc giả Việt Nam, bản dịch này sát nghĩa và hay hơn cả Toàn bộ các ví dụ được trích dẫn

và phân tích trong luận văn đều được thống kê, chọn lọc từ hai bản này

Ngoài ra, khi cần thiết, để tiện cho việc khảo sát, so sánh bản dịch, chúng tôi có thể sử dụng ví dụ từ một số nguồn tư liệu khác được tìm kiếm trên google.com hoặc baidu.com

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là chỉ ra đặc điểm, tính sáng tạo của các phương pháp chuyển dịch câu tồn tại trong TQDN sang tiếng Việt Để đạt được mục đích này, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

 Xác định và phân biệt được các khái niệm liên quan đến đề tài nhưng thường gây nhầm lẫn với người học tiếng Trung và tiếng Việt như câu tồn tại - câu tồn hiện - Câu ẩn hiện,…

 Giới thiệu về tình hình nghiên cứu câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng

Trang 11

Việt Qua việc khảo sát, phân tích các ví dụ của bản dịch với bản gốc, chỉ ra điểm giống và khác nhau cơ bản nhất về câu tồn tại trong hai ngôn ngữ

 Chỉ ra được một số phương pháp dịch câu tồn tại mang tính quy luật có thể nắm bắt

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp miêu tả

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để miêu tả các kết quả khảo sát thống

kê, cụ thể là miêu tả các loại câu tồn tại phổ biến nhất trong TQDN bản tiếng Trung và tiếng Việt

4.2 Phương pháp đối chiếu

Sau khi sẽ khảo sát, thống kê về tình hình sử dụng các câu tồn tại trong TQDN, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu giữa bản gốc với bản dịch để

từ đó một mặt rút ra được mô hình câu được sử dụng ở hai ngôn ngữ, mặt khác có thể rút ra được phương pháp dịch được dịch giả sử dụng

Phương pháp thống kê, phân tích được áp dụng triệt để trong quá trình triển khai đề tài của chúng tôi Cụ thể, trên cơ sở lý luận về các kiểu câu tồn tại phổ biến trong tiếng Trung, chúng tôi tiến hành phân loại, thống kê tình hình sử dụng một số câu tồn tại xuất hiện trong tác phẩm TQDN Căn cứ theo tần suất xuất hiện của các kiểu câu này để triển khai các vấn đề liên quan, phân bố hợp lý các nội dung của từng đề mục Cũng thông qua kết quả thống

kê, chúng tôi đã thu thập được một khối lượng đáng kể các câu tồn tại trong TQDN, trên cơ sở đối chiếu bản dịch với nguyên tác, chúng tôi đã rút ra được một số cách thức chuyển dịch cơ bản nhất với bốn kiểu câu tồn tại trong một tác phẩm văn học

Trang 12

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

 Có tính gợi ý và tham khảo nhất định cho các đề tài liên quan, nhất là các

đề tài liên quan đến khảo sát, thống kê phương pháp dịch thuật giữa hai ngôn ngữ Trung - Việt

 Từ những kết quả thu được của luận văn, có thể áp dụng cách thức triển khai đề tài và hướng nghiên cứu với những mô hình câu tương tự trong cả hai ngôn ngữ

 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là dạy dịch cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt hoặc sinh viên Việt Nam học tiếng Trung

6 Bố cục của luận văn

Luận văn bao gồm ba chương chính dưới đây bên cạnh phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo:

Chương 1: Lịch sử nghiên cứu vấn đề và cơ sở lý thuyết

Chương 2: Khảo sát câu tồn tại trong “Tam Quốc diễn nghĩa” bản tiếng Trung

Chương 3: Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại trong tác phẩm

“Tam Quốc diễn nghĩa” từ tiếng Trung sang tiếng Việt

Trang 13

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ

THUYẾT 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Các nghiên cứu về câu tồn tại và các phương diện liên quan đến câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt có rất nhiều, nhưng từ góc độ đối chiếu, khảo sát phương pháp dịch thuật thì rất ít Về cơ bản tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc

Nhiều cuốn sách chuyên khảo về lĩnh vực ngữ pháp, từ vựng của Trung Quốc đều ít nhiều đề cập đến câu tồn tại Ví dụ:

Cuốn Nhập môn nghiên cứu và học tập ngữ pháp Hán ngữ hiện đại của

Cui Ying Xian (Công ty trách nhiệm hữu hạn Nxb.Qinghua Daxue, 2004), trong mục liên quan đến câu tồn hiện (trang 254-257), tác giả đã phân loại và giới thiệu về hai kiểu câu tồn hiện phổ biến nhất trong tiếng Trung là “Câu tồn tại” và “Câu ẩn hiện” (gọi chung là câu tồn hiện) Sau đó tập trung vào khái niệm, định nghĩa của các kiểu câu tồn hiện Điểm nổi bật của cuốn sách này là chỉ ra các tiêu chí mang tính đặc trưng của từng kiểu câu Ví dụ các động từ thường xuất hiện trong câu tồn tại/câu ẩn hiện Tác giả cũng phân loại các mô hình câu tồn tại thường gặp trong tiếng Trung theo tính chất động hoặc tĩnh Mặc dù nghiên cứu về câu tồn tại ở tài liệu này chưa sâu, nhưng cũng nhờ các giới thiệu khái quát được đưa ra trong sách mà chúng tôi mới có gợi ý để lựa chọn 4 mô hình câu tồn tại phổ biến nhất để tiến hành khảo sát

Wang Jian trong bài Nghiên cứu tổng quan về câu tồn hiện trong tiếng

Trung hiện đại (Tạp chí học viện Chang Shu, kỳ 01, 2007) đã giới thiệu tình

Trang 14

hình nghiên cứu về câu tồn hiện và các trường phái phân loại câu tồn hiện trong giới nghiên cứu Trung Quốc và nước ngoài, quan điểm của các trường phái Điểm nổi bật của bài viết là phân loại rất chi tiết các mô hình câu tồn tại

và các mô hình câu ẩn hiện (hai loại câu tồn hiện) trong tiếng Trung Tuy nhiên do đây chỉ là bài viết nghiên cứu đăng tạp chí, vì vậy tác giả chỉ giới thiệu và đưa ví dụ về các mô hình câu tồn tại, hầu như không có các phân tích mang tính chuyên môn hoặc chiều sâu

Gu Chun Lei trong luận văn Phân tích ngữ dụng của câu tồn tại trong

tiếng Trung hiện đại (Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Chiết Giang, 2007)

thì khác với các nghiên cứu khác thường chỉ nghiên cứu, so sánh đối chiếu về cấu trúc cú pháp của câu tồn tại, luận văn này lại lấy trọng tâm là phân tích ba bình diện ngữ dụng của câu tồn tại, trên cơ sở khảo sát số lượng lớn các ví dụ

Liu Shun, Pan Wen có bài Khảo sát và phân tích câu chữ “ (Có) +

Zhe() trong tiếng Trung hiện đại (Học viện Văn học Đại học Sư phạm

Nam Kinh, tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, kỳ 3/2007) Hai tác giả giới thiệu Câu tồn tại “有(Có) + trợ từ 着(Zhe)” là cấu trúc câu mới xuất hiện trong tiếng Trung hiện đại Thường chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ viết và

ở hình thức khẳng định, không có hình thức phủ định Thành phần trung tâm câu thường là danh từ trừu tượng, ngoài ra còn bắt buộc phải có định ngữ Qua nghiên cứu này, chúng tôi đã hiểu được thêm một số quy luật sử dụng câu tồn tại chữ 有(Có) trong tiếng Trung nói chung và câu tồn tại chữ “有(Có) + trợ từ 着(Zhe)” nói riêng Ví dụ như việc xuất hiện trợ từ biểu thị hành động tiếp diễn着(Zhe) có liên quan đến việc quy luật đối xứng về âm tiết Hoặc về mặt ngữ dụng, trọng tâm của kiểu câu này hướng tới là bộ phận định ngữ

Trang 15

trong phần trung tâm ngữ, Do tiếng Việt cũng có kiểu câu tồn tại chữ 有(Có) nên nghiên cứu này rất có ích cho việc so sánh, đối chiếu Câu tồn tại chữ 有(Có) cũng là một trong những trọng tâm nghiên cứu của luận văn

Wang Zhi Jie trong bài viết Mô hình của câu tồn hiện (Đại học Nội

Mông Cổ, Học báo Đại học phát thanh truyền hình, kỳ 1, 2004) thì lại chỉ tập trung vào thảo luận mô hình của câu tồn tại, không bàn đến các khía cạnh khác như ngữ dụng, ngữ nghĩa,… Tác giả cho rằng mô hình câu tồn hiện có thể chia thành hai dạng câu chủ vị và câu phi chủ vị trong loại hình câu đơn Tác giả đã giới thiệu mô hình hoàn chỉnh và phi hoàn chỉnh của câu tồn hiện, nhờ đó người đọc có thể hiểu thêm về bản chất của loại câu này

Một nghiên cứu khác của Wang Zhi Jie, Yan Xiao Li là bài Sự rút gọn,

mở rộng và biến đổi của câu tồn tại trong văn bản (học báo Đại học Nội

Mông Cổ, quyển 32 kỳ 4, 2006) Không như các nghiên cứu trước đây thường chỉ nghiên cứu câu tồn tại ở trạng thái “tĩnh”, tác giả bài viết phân tích câu tồn tại ở trạng thái “động”, nghiên cứu về ba dạng “động” của câu tồn tại đó là trường hợp rút gọn (tỉnh lược), trường hợp mở rộng và trường hợp biến đổi

Hệ thống ví dụ và ngữ liệu sử dụng trong bài viết vô cùng phong phú, đơn giản, dễ hiểu, tuy chỉ là bài viết hội thảo ngắn nhưng cũng có những giá trị tham khảo nhất định cho chúng tôi

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu đối chiếu câu tồn tại chữ (Có) trong

tiếng Trung và tiếng Việt của Ruan Shi Li Xin (Đại học Sư phạm Hoa Đông,

2006) cũng là một tài liệu tham khảo rất có ích cho luận văn Tác giả luận văn lấy câu tồn tại chữ 有(Có) trong tiếng Trung làm đối tượng nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống và đi từ nhiều góc độ, phương pháp để làm nổi bật

Trang 16

ba phương diện cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu tồn tại chữ 有(Có) trong tiếng Trung và tiếng Việt

Đặc biệt, luận văn Nghiên cứu đối chiếu câu tồn hiện trong tiếng Trung

và tiếng Việt của Cheng Deng Qun (Đại học Dân tộc Quảng Tây, 2015) gợi

cho chúng tôi khá nhiều ý tưởng nghiên cứu dựa trên những điểm mà luận văn này chưa làm được Luận văn này đã làm được các việc như phân tích các điểm giống và khác nhau về cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu tồn hiện trong tiếng Trung và tiếng Việt, từ đó rút ra một số quy tắc về mặt chức năng ngữ pháp của câu tồn hiện và một số quy luật khi chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt Tuy nhiên, luận văn này phân tích khá nhiều về mặt ngữ dụng, ngữ nghĩa của câu tồn tại, những kết quả của luận văn hầu hết là đưa ra các tổng kết về cách sử dụng các mô hình câu tồn tại cụ thể mà không đề cập đến phương pháp chuyển dịch từ Trung sang Việt (và ngược lại) Đồng thời các ví dụ luận văn này sử dụng đều là những ngữ liệu tự nhiên, còn luận văn của chúng tôi lấy tư liệu trực tiếp từ tác phẩm TQDN - do đó các ví dụ của chúng tôi đều mang đậm phong cách ngôn ngữ văn học Cách thức triển khai

đề tài của chúng tôi cũng hoàn toàn khác vì hướng nghiên cứu của luận văn là phương pháp dịch câu tồn tại dựa trên kết quả khảo sát, thống kê, không phải chỉ đơn giản là nghiên cứu về cách sử dụng câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt

Tiếp cận từ phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, luận văn Phân tích lỗi sai

của sinh viên Việt Nam khi sử dụng câu tồn tại tiếng Trung của Pei Shi Qiu

Qiong (Đại học Cát Lâm, 2012) đã chỉ ra những lỗi sai sinh viên Việt Nam hay mắc phải khi sử dụng câu tồn tại trong tiếng Trung Trên cơ sở đó phân

Trang 17

tích nguyên nhân và đưa ra các đề xuất, phương pháp khắc phục Luận văn sử dụng hình thức điều tra bảng hỏi, sử dụng các lý thuyết về phân tích lỗi sai, từ

đó thống kê, phân loại các lỗi sai mà sinh viên Việt Nam thường gặp khi sử dụng câu tồn hiện Trên cơ sở phân loại, thống kê cùng với việc khái quát, mô

tả các định nghĩa, khái niệm, luận văn giới thiệu các phương pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy về câu tồn hiện tiếng Trung cho sinh viên Việt Nam Như vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu về câu tồn tại tiếng Trung và tiếng Việt từ góc độ so sánh, đối chiếu, khảo sát về phương pháp dịch là chưa nhiều Hầu hết các luận văn hoặc công trình nghiên cứu đều chỉ tập trung vào phân tích, mô tả những kết cấu câu tồn tại điển hình, chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng Đây là điểm rất khác với đề tài của chúng tôi, chúng tôi đi từ góc độ phương pháp dịch câu tồn tại, các ví dụ phân tích đều đặt trong một tác phẩm văn học nổi tiếng, đã được nhiều người biết đến, vì vậy đều là những nguồn ngữ liệu đáng tin cậy, chính xác cả về mặt nội dung lẫn hình thức

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Câu tồn tại cũng là một kiểu câu nhận được nhiều quan tâm của các học giả Việt Nam Rất nhiều nhà ngôn ngữ nổi tiếng của Việt Nam theo chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu được đều ít nhiều có các nghiên cứu, công trình, bài viết…

về câu tồn tại

Nhà nghiên cứu nổi tiếng Diệp Quang Ban đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị, làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu sau này cả về phương diện ngữ

pháp, từ vựng, ngữ nghĩa,… Điển hình là công trình Một số vấn đề về câu tồn

tại trong tiếng Việt ngày nay (Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn, Đại

học Sư phạm I, Hà Nội, 1980), sau này được in thành sách là cuốn Câu tồn

Trang 18

tại trong tiếng Việt Nội dung nghiên cứu chủ yếu là khảo sát hành vi của từ

“Có” và kết luận về khuôn hình câu chứa “có” làm trung tâm cú pháp của câu,

và sự chuyển hoá của động từ chỉ hoạt động ngoại động thành nội dung và động từ chỉ trạng thái, những điều kiện tạo thành câu tồn tại

Nguyễn Kim Thản trong cuốn Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, khi

phân chia các tiểu loại động từ, tác giả có nhắc đến loại động từ tồn tại và xếp

thành tiểu loại động từ tồn tại - xuất hiện - tiêu huỷ Tác giả cũng cho rằng, bổ

ngữ của những động từ này có thể đảo thành chủ ngữ Cũng có nghĩa là theo quan điểm của tác giả, những câu mang ý nghĩa tồn tại là những câu có chủ ngữ đảo, đối tượng của hành động được nói trong câu cũng có thể trở thành chủ thể của hành động đó

Trần Ngọc Thêm (1985), trong cuốn Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt

(Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội), tại mục Nòng cốt tồn tại và câu tồn tại trong

văn bản (Trang 68-77), tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của câu tồn tại trong

việc tổ chức văn bản là “dùng để đưa các đối tượng mới vào văn bản” Tiếp

đó, tác giả phân biệt câu tồn tại với câu quan hệ, tập trung phân tích thành phần nòng cốt trong câu tồn tại như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,… chỉ ra sự khác nhau giữa câu tồn tại với câu đảo chủ - vị

Ngoài những sách chuyên ngành, nhiều luận văn, bài viết trên sách báo, tạp chí về câu tồn tại cũng có nhiều giá trị tham khảo với chúng tôi như:

Võ Tân Nghĩa với công trình Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của câu tồn

tại tiếng Trung hiện đại (so sánh với tiếng Việt) (Luận văn thạc sĩ, Đại học

Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2010) Có thể nói đây là một trong số ít các nghiên cứu từ góc độ so sánh, đối chiếu mô hình câu tồn tại trong tiếng Trung

Trang 19

và tiếng Việt Luận văn phân tích sâu để khẳng định một lần nữa những kết luận về câu tồn tại những nhà nghiên cứu trước đó đã đưa ra Trên cơ sở khảo sát loại câu này trong các văn bản tiếng Trung, sau đó so sánh với tiếng Việt ở những nội dung tương đương, tác giả chỉ ra những điểm giống và khác nhau của các mô hình câu tồn tại Tuy nhiên như chúng tôi đã nói ở trên, hướng nghiên cứu của chúng tôi là phương pháp dịch câu tồn tại từ tiếng Trung sang tiếng Việt dựa trên kết quả khảo sát của một tác phẩm văn học dịch kinh điển,

có yêu cầu rất cao cả về mặt hình thức lẫn nội dung Điều chúng tôi hướng tới

là đưa ra một nhận xét, một phương pháp dịch một kiểu câu tồn tại cụ thể, còn nghiên cứu của Võ Tân Nghĩa lại tách rời từng bộ phận cấu thành của câu tồn tại (Từ ngữ chỉ thời gian/Cụm động từ/Cụm danh từ) để phân tích và đối chiếu, so sánh điểm giống và khác nhau, nhưng lại không đề cập đến cách thức chuyển dịch của cả câu tồn tại Đây là điểm rất khác so với hướng triển khai đề tài của chúng tôi

Tiếp cận và giới thiệu về câu tồn tại từ góc độ quan hệ với các thành phần

câu, Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn Cú pháp tiếng Việt 1 ở phần Chủ ngữ đã

phân tích rất chi tiết các vấn đề liên quan đến chủ ngữ trong tiếng Việt Đặc biệt tác giả có giới thiệu về vấn đề chủ ngữ trong một số kiểu câu gây tranh cãi, trong đó có “Câu tồn tại” Cụ thể tác giả đưa ra ví dụ về kiểu câu “Trên bàn đặt một cuốn sách” và nhận định với những kiểu câu này thì có thể được

xử lí theo hai cách khác nhau: Cách thứ nhất xem đây là câu không có chủ ngữ, tổ hợp “Trên bàn” là trạng ngữ của câu Cách thứ hai: xem đây là câu có chủ ngữ đứng sau (chủ ngữ đảo trí) Từ những phân tích và dẫn chứng cụ thể,

1

Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt, Nxb.Giáo dục Việt Nam, 2009

Trang 20

tác giả đã đưa ra giải pháp và quan điểm là trong các câu tồn tại, có thể coi đoạn chỉ địa điểm ở đầu câu chính là chủ ngữ Chính nhờ những nghiên cứu này tác giả luận văn mới nhận thấy rằng thành phần chủ ngữ của câu tồn tại rất cần được lưu ý và nghiên cứu mở rộng hơn nữa Vì vậy trong giới hạn của luận văn, chúng tôi đã cố găng giới thiệu khái quát nhất về các quan niệm liên quan đến thành phần chủ ngữ này (chúng tôi tạm gọi là “chủ ngữ giả”) của câu tồn tại

Đỗ Hồng Dương trong bài Một cách xác định chủ ngữ trong kiểu câu

"Có + X" từ góc độ lí thuyết điển mẫu (Đại học KHXH & Nhân văn, 2011),

đề cập đến trường hợp chủ ngữ của các câu thường được coi là câu tồn tại trong tiếng Việt, có thể khái quát thành cấu trúc “Có + X” Tác giả miêu tả kết cấu “Có + X”, chia thành nhóm (1): Sau “có” / “còn” là một từ hoặc một ngữ

và nhóm (2): Sau “có”, “còn” là một kết cấu Chủ - Vị Từ đó đưa ra được một

số giải pháp đơn giản, nhất quán và khả thi trong việc phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt

Nhìn chung, qua những giới thiệu ở trên, có thể thấy rằng các nghiên cứu

về câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt từ góc độ so sánh, đối chiếu và đặc biệt là khảo sát phương pháp dịch thì vẫn còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng Không chỉ những tài liệu viện dẫn chính mà chúng tôi đã giới thiệu

ở trên (như của Võ Tân Nghĩa, của Cheng Deng Qun đã đề cập đến vấn đề phương pháp dịch câu tồn tại nhưng chưa sâu), quá trình tổng hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo ở cả các kho dữ liệu điện tử, các thư viện cũng không có nhiều kết quả nghiên cứu về phương pháp chuyển dịch câu tồn tại từ tiếng Trung sang tiếng Việt (và ngược lại) Vì vậy chúng tôi cho rằng tiềm năng

Trang 21

nghiên cứu, mở rộng của đề tài là rất lớn

1.2 Lý luận về câu tồn tại

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt

a) Khái niệm và đặc điểm của câu tồn tại trong tiếng Trung

 Khái niệm, phân loại

Trong Hán ngữ đại tự điển (Tân Hoa tự điển), định nghĩa khái niệm “tồn

tại” trong tiếng Trung là: (1) (Động từ) Sự vật tiếp tục chiếm thời gian hoặc không gian, trên thực tế có, chưa biến mất (2) (Danh từ) Thuật ngữ triết học, tương ứng với khái niệm “ý thức” (3) Từ trái nghĩa là “tiêu vong”

Cui Ying Xian trong Nhập môn nghiên cứu và học tập ngữ pháp tiếng

Trung hiện đại (Nxb.Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, 2004) là viết về câu tồn

hiện trong tiếng Trung Tác giả một mặt đưa ra quan điểm của mình, mặt khác cũng dẫn theo nhiều quan điểm của các nhà ngôn ngữ khác nổi tiếng của Trung Quốc như Hoang Bo Rong, Liao Xu Dong (nhiều công trình của các nhà ngữ pháp học này đã được giảng dạy trong các trường ngoại ngữ ở cả

Trung Quốc và thế giới, điển hình như bộ Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại quyển

thượng và hạ được dùng làm giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học ngoại

ngữ ở Việt Nam hiện nay), qua đó thống nhất định nghĩa cơ bản đã phổ biến

được các nhà ngữ pháp học Trung Quốc đồng ý đó là: ―Câu tồn hiện là câu

biểu thị địa điểm nào đó tồn tại, xuất hiện hoặc biến mất một người hoặc một vật nào đó‖ (trang 254-257 )

Có thể thấy, cho đến nay ở Trung Quốc việc định nghĩa hoặc phân loại câu tồn hiện vẫn còn một số quan điểm chưa đồng nhất Ví dụ như tranh luận về việc từ ngữ chỉ thời gian có thể trở thành một bộ phận trong câu tồn hiện được

Trang 22

hay không Xem ví dụ sau:

01) 这时,门外跑进来一个人。

=> Lúc này, bên ngoài cửa có một người vừa chạy đến (Ngữ pháp Hán ngữ

hiện đại - Câu tồn hiện)

vi rộng hơn, người nước ngoài học tiếng Trung và tiếng Việt đôi khi vẫn nhầm lẫn giữa các khái niệm “câu tồn hiện” và “câu tồn tại” trong tiếng Trung Vì vậy ở đây chúng tôi nhấn mạnh rằng, câu tồn tại và câu ẩn hiện là hai tiểu loại của “câu tồn hiện” Cả hai loại câu này đều có mô hình giống nhau đó là gồm

“Danh từ ở đầu câu + Động từ ở giữa câu + Từ, ngữ ở cuối câu” (giới ngữ pháp Trung Quốc chia câu tồn tại thành 3 đoạn gọi là đoạn A, đoạn B và đoạn

Trang 23

C) Trong đó dù là câu tồn tại hay câu ẩn hiện thì đều thường tập trung vào

mô tả đoạn B, tức là phần động từ (cụm động từ) của câu tồn hiện 2

Trong đó, sự khác nhau lớn nhất của hai loại câu này là:

Câu tồn tại: Chức năng biểu đạt cơ bản nhất của câu tồn tại đó là miêu tả,

thuyết minh tính chất (trang phục, trang điểm, phong thái, ) của người, sự vật, sự việc hoặc hoàn cảnh khách quan

Câu ẩn hiện: Thiên về trần thuật tại một thời điểm, một địa điểm nào đó

có một người hoặc vật nào đó xuất hiện hoặc biến mất

Như vậy, để phù hợp với đề tài nghiên cứu, dưới đây chúng tôi thống nhất

sử dụng thuật ngữ “câu tồn tại” (bao gồm cả ý nghĩa “ẩn hiện” như trên) Đồng thời như trên đã nói, do phần động từ (cụm động từ, hay đoạn B), đặc biệt là phần cụm danh từ, là phần quan trọng nhất của câu tồn tại, vì vậy những phân tích và so sánh dưới đây của luận văn phần lớn sẽ chỉ tập trung vào các bộ phận hợp thành này của câu tồn tại

 Đặc điểm cơ bản

Do câu tồn tại nhấn mạnh vào việc biểu thị tồn tại vật hoặc người nào đó

ở một địa điểm nào đó, vì vậy các động từ thường xuất hiện trong câu tồn tại thường là nội động từ (không cần mang tân ngữ ở đằng sau) và ngoại động từ (bắt buộc mang tân ngữ ở đằng sau), và cũng sẽ mang ý nghĩa tồn tại Sau

2

Người viết tổng hợp và dịch từ tài liệu đã dẫn của Cui Ying Xian, trang 265 Do trong tiếng Trung, cầu tồn tại chỉ là một trong hai loại câu tồn hiện (bên cạnh đó còn có câu ẩn hiện), nhưng qua nghiên cứu, trong tiếng Việt không phân biệt hai khái niệm “tồn tại” và “ẩn hiện” này như tiếng Trung Vì vậy, để có thể giới thiêu khái quát nhất đến người đọc, trong một số trường hợp (ví dụ như khi viện dẫn tài liệu tham khảo ở Trung Quốc), chúng tôi sẽ sử dụng cả thuật ngữ “câu tồn tại”-

“Câu ẩn hiện” – “Câu tồn hiện” với ý nghĩa và cách sử dụng tương đương nhau do đề tài luận văn

là về phương pháp dịch các cấu trúc câu tồn tại, không đề cập đến bình diện ngữ nghĩa

Trang 24

động từ thường thêm trợ từ 着 (zhe) biểu thị hành động đang tiếp tục, đôi khi cũng dùng 了(le)nhưng rất ít, vì trợ từ 了 này thường dùng để nhấn mạnh hành động đã kết thúc, nó thường xuất hiện trong câu ẩn hiện là chủ yếu Bổ ngữ xuất hiện trong câu tồn tại thường là một cụm từ chính phụ có từ chỉ số lượng hoặc danh từ

Các nội đông từ như: 站 (đứng), 躺(nằm), 飞(bay), 睡(ngủ), 漂(trôi),

Các ngoại động từ như: 画(vẽ), 放(đặt), 写(viết), 雕(điêu khắc), 摆(bày),

铺(trải), 添(thêm), 挂(treo, móc), Ví dụ:

05) 屋顶上飘着一面红旗。

=> Trên nóc nhà bay phất phới một lá cờ ((Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại - Câu tồn hiện)

Ở đây cần nói thêm rằng, do câu ẩn hiện nhấn mạnh vào việc người hoặc

sự vật, sự việc xuất hiện hoặc biến mất, những động từ xuất hiện trong câu ẩn hiện cũng thường mang những ý nghĩa này Vì vậy mặc dù cũng thuộc phạm

vi của câu tồn hiện và thuộc phạm vi nghiên cứu, tuy nhiên người nghiên cứu cần chú ý có những động từ chỉ xuất hiện được ở trong câu ẩn hiện Hoặc điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất là động từ trong câu ẩn hiện đằng sau thường thêm trợ từ 了(le) hoặc bổ ngữ xu hướng, phần bổ ngữ thì giống với

Trang 25

bổ ngữ của câu tồn tại

Những động từ thường xuất hiện trong câu ẩn hiện là: 出现(xuất hiện), 发生(phát sinh), 出(ra), 消失(biến mất), 丢(rơi, mất), 死(chết), 变(biến, đổi), 逃(trốn), Ví dụ:

b) Khái niệm và đặc điểm của câu tồn tại trong tiếng Việt

 Khái niệm, phân loại

Khá giống với khái niệm “tồn tại” trong tiếng Trung, Từ điển tiếng Việt

của Hoàng Phê (Viện ngôn ngữ học, Nxb.Đà Nẵng, 1996) định nghĩa về từ

“tồn tại” là: 1 (Động từ) Ở trạng thái có thật, con người có thể nhận biết bằng giác quan, không phải do con người tưởng tượng ra và Còn lại, chưa mất

đi, chưa được giải quyết 2 (Danh từ) Thế giới bên ngoài có một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người

Do câu tồn tại là một loại câu rất phổ biến trong nhiều ngôn ngữ, đặc

Trang 26

biệt với hai ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng như tiếng Trung và tiếng Việt thì một điều giống nhau dễ thấy trước hết chính là về khái niệm, phân loại câu tồn tại Các nhà ngữ pháp của Việt Nam dù cũng còn nhiều tranh luận về việc phân loại và xác định ý nghĩa biểu hiện của câu tồn tại, nhưng nhìn chung đều hiểu ý nghĩa tồn tại ở hai mức độ3: 1 Đặc trưng tồn tại là thông tin về thuộc tính “có thực” 2 Tồn tại là sự có mặt của khách thể ở tại một không gian vật

lý nào đó

Câu tồn tại tiếng Việt không chia rõ thành hai loại mang ý nghĩa “tồn tại” hoặc “ẩn hiện” như trong tiếng Trung, tuy nhiên về cơ bản thì các nhà ngữ pháp Việt Nam 4 cũng xác định câu tồn tại trong tiếng Việt theo hai tiêu chuẩn: 1 Về dấu hiệu hình thức: Không có chủ ngữ 2 Về ý nghĩa: Chỉ sự tồn tại của vật, việc, hiện tượng (có thể dùng “có”, “không có” để kiểm tra)

Như vậy, từ định nghĩa cơ bản nhất về từ “tồn tại”, chúng ta cũng đã thấy được phần nào sự giống nhau về mặt khái niệm giữa câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt Đây là tiền đề rất tốt để luận văn có thể thống kê các câu tồn tại và so sánh các mô hình câu tồn tại trong TQDN

 Đặc điểm cơ bản

Giống như đặc điểm cơ bản của câu tồn tại trong tiếng Trung, phần giữa - phần trung tâm của câu tồn tại trong tiếng Việt (hay là phần cụm động từ làm

vị ngữ) cũng thường do các động từ mang ý nghĩa tồn tại đảm nhận Các động

từ này cũng có thể là các nội động từ, cũng có thể là các ngoại động từ

Tuy nhiên cần chú ý là câu tồn tại trong tiếng Việt khác với các kiểu câu

Trang 27

khác ở ba đặc điểm sau đây: 5 Một là, chúng có cách diễn đạt sự việc riêng theo kiểu “tồn tại x”, ví dụ “có quyền lực” (sự tồn tại vốn có của “quyền lực”) Hai là, chúng có mô hình cú pháp riêng: không có chủ ngữ (cấu trúc cơ bản là từ chỉ thời gian + động từ + bổ ngữ) Ba là, các yếu tố khác nhau giữ chức năng vị tố đều có thể quy đổi với động từ tồn tại “có” (còn) Điều này có nghĩa là, tất cả các từ thuộc những loại khác nhau làm vị tố của câu tồn tại (theo cách hiểu ở đây) đều có thể thay thế được bằng từ “có” mang ý nghĩa tồn tại, hoặc “bắt đầu có, không có nữa”.6 Đây là một phép thử, cũng là một cách hiệu quả để xác định một câu có phải là câu tồn tại trong tiếng Việt hay không (trong tiếng Trung cũng như vậy) Chẳng hạn, trong ví dụ dưới đây, nếu có thể thay thế từ “treo” bằng từ “có” ở cả hai câu (và ngược lại), thì cả hai câu đều là câu tồn tại:

08) 墙上悬着一水墨画,画着两只牛。(Ngữ liệu trực tiếp)

=> Trên tường đang treo một bức tranh thủy mặc, vẽ hình hai con trâu

Câu trên, thay từ “treo” bằng từ “có”: Trên tường có một bức tranh thuỷ mặc, vẽ hình hai con trâu “Treo” là một vị từ [+động] nhưng khi xuất hiện trong kiểu câu trên, nó đã biến đổi thành [-động] và mang ý nghĩa lưu giữ kết quả Bởi vậy, khi thay từ “treo” bằng từ “có” cũng không làm ảnh hưởng đến

ý nghĩa và cấu trúc của câu Tương tự với cả câu gốc tiếng Trung, thay từ

“悬” (treo) bằng từ “有” (có) cũng không làm câu thay đổi ý nghĩa lẫn cấu trúc Vậy đây là một câu tồn tại

5

Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam phần câu, Nxb.Đại học Sư phạm, trang 170-171

6

Cần chú ý thêm ở đây rằng không phải câu có từ “có” đều là câu tồn tại, “có” còn có thể làm phó

từ mang ý nghĩa khẳng định, đối lập với phó từ “không, chưa, chẳng” mang ý phủ định Ngoài ra

“có” còn có thể mang ý nghĩa sở hữu Lưu ý này đúng với cả câu tồn tại chữ 有(có) trong tiếng Trung

Trang 28

Cách xác định một câu có phải là câu tồn tại không này, là cơ sở để chúng tôi khảo sát và phân tích phương pháp dịch các mô hình câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt

1.2.2 Mô hình câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt

a) Mô hình câu tồn tại trong tiếng Trung

 Mô hình hoàn chỉnh

Là mô hình mà cả ba thành phần cấu tạo nên một câu tồn tại hoàn chỉnh đều xuất hiện, đó là “Từ chỉ địa điểm, thời gian (đoạn A) + Cụm động từ (đoạn B) + Cụm danh từ (đoạn C)” Đây là mô hình câu tồn tại phổ biến và điển hình nhất trong tiếng Trung

Dựa vào thành phần cấu tạo nên đoạn A (từ chỉ địa điểm, thời gian) mà

mô hình câu tồn tại đầy đủ có thể được chia thành hai loại:

i Khi đoạn A là từ chỉ phương hướng, danh từ hoặc đại từ chỉ thị :

09) 门口,有一对石狮子。

=> Trước cửa, có một đôi sư tử đá

10) 在那遥远的地方,隐隐露出一带渔村。

=> Ở phía đằng xa kia, thấp thoáng một ngôi làng chài

Hai ví dụ trên là hai mẫu câu tồn tại điển hình trong tiếng Trung, bao gồm đầy đủ ba bộ phận hợp thành đó, trong đó đoạn A có thể do từ chỉ phương hướng tạo thành (门口) như trong ví dụ 9, hoặc cũng có thể do một cụm danh

từ (danh từ) tạo thành như (在那遥远的地方) ở ví dụ 10

ii Khi đoạn A là Cụm giới từ gồm “Giới từ “Ở/ tại/ từ + phương vị từ + danh từ tạo thành (giới từ “Ở/ tại/ từ đôi khi có thể có hoặc không), ví dụ: 11) 在我的家里,仍珍藏着老师当年送给我的那本书。

Trang 29

=> Ở nhà tôi, vẫn đang lưu giữ cuốn sách quý của cô giáo tặng

12) 从左门走进了爷爷和奶奶。(Ngữ liệu trực tiếp)

=> Ông bà nội bước vào từ bên trái cửa

 Mô hình không hoàn chỉnh

Mô hình không hoàn chỉnh là chỉ trường hợp một trong ba bộ phận hợp thành của một câu tồn tại hoàn chỉnh (các đoạn A, đoạn B, đoạn C) bị tỉnh lược, hoặc một trong những tiêu chí nhận diện quan trọng nhất của đoạn A là các từ ngữ chỉ địa điểm, không gian (các cụm giới từ) bị lược bớt, chỉ còn các

từ chỉ thời gian Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi thống nhất sử dụng quan điểm của Song Yu Zhu trong việc phân tích tính giới hạn của các trường hợp tỉnh lược một bộ phận của câu tồn tại, cho rằng các trường hợp tỉnh lược là một dạng mô hình đặc biệt của câu tồn tại Theo đó, có thể tạm thời chia câu tồn tại không hoàn chỉnh theo các mô hình sau: 7

i Thiếu từ ngữ chỉ địa điểm, mô hình chỉ còn đoạn B + đoạn C, trong đó đoạn B thường là một động từ (cụm động từ), đoạn C thường là một danh từ (cụm danh từ) làm bổ ngữ Xem các ví dụ sau:

Trang 30

=> Ngày xửa ngày xưa, có một truyền thuyết rất đẹp

Trong ba ví dụ trên có thể thấy rằng, các yếu tố chỉ không gian, địa điểm, nơi chốn, thường được coi là yếu tố nhận diện của một câu tồn tại đã bị lược bớt, câu tồn tại lúc này chỉ còn gồm hai thành phần chủ yếu là “đoạn B + đoạn C” Thông thường các từ chỉ không gian, địa điểm đã bị tỉnh lược đi này

đã xuất hiện trong các ngữ cảnh trên hoặc dưới của đoạn văn, vì vậy chúng có thể được bỏ đi

ii Thiếu cụm động từ, mô hình câu là “ Đoạn A + Đoạn C”, ví dụ:

16) 忽然一阵狂风,吹灭灯光。

=> Bỗng dưng một trận cuồng phong thổi tắt mất đèn

17) 眼前一片光明。

=> Trước mắt là tương lai rộng mở

iii Câu tồn tại chỉ còn đoạn C, đoạn A và đoạn B đã bị tỉnh lược, tức là câu tồn tại lúc này chỉ còn do danh từ (cụm danh từ) cấu tạo thành Có thể nói đoạn C là bộ phận quan trọng nhất của câu tồn tại, thông thường không thể bị lược bỏ, bởi vì nó là chủ thể của sự tồn tại/ biến mất Ví dụ:

18) 大大的玻璃窗,厚厚的地毯,外面是层层的绿叶。

=> Một khung cửa sổ to, một tấm thảm dày, bên ngoài là tầng tầng lớp lớp các

lá cây xanh

Do trong tiếng Việt cũng có mô hình câu tồn tại này với đặc điểm tương

tự Đồng thời việc chuyển dịch cụm danh từ của câu tồn tại cũng giống với việc dịch các danh từ nói chung trong hai ngôn ngữ không có nhiều khác biệt cần phải đi sâu tìm hiểu Vì vậy ở các chương sau chúng tôi sẽ không tập trung khảo sát phương pháp dịch của mô hình câu tồn tại chỉ có đoạn C này

Trang 31

nữa mà sẽ chủ yếu tập trung vào hai trường hợp trước đó

Có thể khái quát lại từ những giới thiệu ở trên như sau, tuỳ theo ngữ cảnh của lời nói mà một bộ phận của câu tồn tại (đoạn A, đoạn B) có thể bị tỉnh lược, tuy nhiên đoạn C, tức là danh từ (cụm danh từ) thông thường bắt buộc phải có Đặc điểm này rất giống với các mô hình câu tồn tại hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh của tiếng Việt mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây Cũng là

cơ sở thuận lợi để chúng tôi so sánh, đối chiếu phương pháp dịch câu tồn tại ở các chương 2 và chương 3 của luận văn

b) Mô hình câu tồn tại trong tiếng Việt

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, cơ bản các mô hình câu tồn tại trong tiếng Việt thì đều khá giống với các mô hình trong tiếng Trung (bao gồm cả trường hợp đầy đủ các bộ phận hoặc các trường hợp bị tỉnh lược) Nếu có khác thì chỉ khác về thuật ngữ sử dụng Cụ thể, ngoài mô hình câu tồn tại hoàn chỉnh có kết cấu tương tự (Đoạn A + Đoạn B + Đoạn C) như trong tiếng Trung mà ở bên trên chúng tôi đã đưa ví dụ, thông qua các câu dịch tiếng Việt, chúng ta có thể thấy được phần nào thấy được các nhà ngữ pháp học Việt Nam cũng chia câu tồn tại trong tiếng Việt thành ba mô hình phổ biến, căn cứ theo mối quan hệ tồn tại của các đoạn A, B và C như sau: 8

Câu tồn tại hiển hiện: là sự có mặt của vật, hiện tượng đang bày ra trước

mắt Trường hợp này rất giống với mô hình tỉnh lược đoạn A + đoạn B, chỉ có đoạn C (danh từ/ cụm danh từ) trong tiếng Trung Ví dụ:

Trang 32

Câu tồn tại khái quát: là sự có mặt của vật, hiện tượng nói chung, không

tính đến sự hiển hiện và cũng không được xác định vị trí Trường hợp này rất giống với mô hình tỉnh lược từ chỉ không gian, địa điểm (đoạn A), chỉ gồm đoạn B (động từ/ cụm động từ) + đoạn C (danh từ/ cụm danh từ) trong tiếng Trung Ví dụ:

21) Có chuột!

22) Lượn qua lượn lại cả một đàn chim đấy!

Câu tồn tại định vị: là sự có mặt của sự vật, hiện tượng tại một không

gian, thời gian nào đó được diễn đạt bằng từ ngữ trong câu Trường hợp này

rất giống với mô hình câu tồn tại hoàn chỉnh, gồm đầy đủ ba bộ phận cấu thành (đoạn A, đoạn B, đoạn C) trong tiếng Trung:

23) Trong tủ có con chuột

24) Trên bầu trời cao, có một đàn chim đang bay lượn

25) Trong tủ bay ra bao nhiêu là gián với muỗi

1.2.3 Quan điểm của luận văn

Qua quá trình tìm đọc và tổng hợp các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy rằng ở cả Trung Quốc và Việt Nam đến tận bây giờ, vẫn có nhiều quan điểm chưa thống nhất liên quan đến các khía cạnh của câu tồn tại Chẳng hạn như quan điểm khác nhau về thành phần chủ ngữ của câu tồn tại, quan điểm khác nhau về hiện tượng tỉnh lược một thành phần của câu tồn tại như chúng tôi đã đề cập đến trong luận văn

Để phù hợp với một đề tài khảo sát phương pháp dịch, trong luận văn của mình, chúng tôi sẽ không tập trung vào những vấn đề tranh luận mang tính lý thuyết như vậy, mà chúng tôi sẽ chia ra thành các mô hình, các nhóm câu cụ

Trang 33

thể để thuận tiện so sánh, đối chiếu, từ đó rút ra được một số phương pháp, quy tắc dịch thuật cơ bản nhất của câu tồn tại từ tiếng Trung sang tiếng Việt (và ngược lại) Cơ sở dữ liệu tất nhiên vẫn thuộc phạm vi của tác phẩm TQDN - là đối tượng khảo sát Nhưng khi cần, để làm phong phú thêm cho các phân tích (và đặc biệt là để so sánh bản dịch), chúng tôi cũng sẽ trích dẫn thêm một số ngữ liệu trực tiếp khác (trên google.com hoặc baidu.com)

Việc giới hạn và phân chia cụ thể thành các mô hình câu tồn tại như vậy

sẽ giúp chúng tôi có thể xem xét sâu hơn, kỹ hơn những khía cạnh cụ thể, khá quan trọng nhưng lại có khả năng bị bỏ qua, chẳng hạn như từ ngữ chỉ danh từ cũng được xếp vào là một bộ phận cấu thành của câu tồn tại như chúng tôi đã

đề cập ở trên

Ở đây nhấn mạnh rằng, những nhóm câu mà luận văn lựa chọn xem xét vừa bao gồm những câu tồn tại điển hình, vừa bao gồm những kiểu câu tồn tại không điển hình (không hoàn chỉnh) Chúng tôi hy vọng từ đây có thể nhìn vấn đề rộng hơn, phong phú hơn sang cả các hiện tượng ngôn ngữ khác trong hai ngôn ngữ Ví dụ như trường hợp tỉnh lược động từ 有(Có), động từ 是(Là)

có được coi là hợp lý hay không? v.v Đứng dưới góc độ cú pháp học, có quan điểm cho là hợp lý, cũng có quan điểm là không, hoặc đứng từ góc độ của luận văn, chúng tôi tạm thống nhất hiện tượng tỉnh lược này là hợp lý (bởi vì

nó không gây nhiều ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu khi chuyển dịch - phù hợp với đề tài và hướng nghiên cứu của chúng tôi, )

Từ những giới thiệu và phân tích ở trên, có thể đưa ra một nhận xét chung rằng, về cơ bản, các kiểu câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt là hoàn toàn giống nhau Sự giống nhau này thể hiện rõ không chỉ với kiểu câu tồn tại

Trang 34

có mô hình đầy đủ, hoàn chỉnh, mà còn thấy rõ ngay cả khi một trong ba bộ phận cấu thành câu tồn tại bị lược bớt đi (mô hình không hoàn chỉnh) Như vậy, có thể đưa ra mô hình chung về câu tồn tại trong cả tiếng Trung và tiếng Việt như sau:

Từ ngữ chỉ không gian, thời gian (đoạn A) + (Cụm) Động từ (đoạn B) +

(Cụm) danh từ (đoạn C)

Đứng dưới góc độ cấu trúc ngữ pháp, có thể tạm cho rằng các đoạn A, B

và C này sẽ tương ứng với các thành phần chủ ngữ (do từ chỉ thời gian/ không gian tạo thành) - vị ngữ (do động từ/ cụm động từ tạo thành) và bổ ngữ (do danh từ/ cụm danh từ tạo thành)

1.3 Một số lý thuyết về biên, phiên dịch

1.3.1 Định nghĩa

Cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời thống nhất hoàn toàn cho khái niệm “Phiên dịch là gì?” bởi mỗi một người nghiên cứu sẽ căn cứ theo góc độ

khác nhau để đưa ra định nghĩa phù hợp Chẳng hạn như ―Phiên dịch là công

việc tiến hành thao tác, xử lý đối với ngôn ngữ, tức là quá trình sử dụng một ngôn ngữ này để thay thế cho một ngôn ngữ khác‖(JC Catford,1994); hoặc

―Phiên dịch là tìm những từ, ngữ trong văn bản đích tương đương tối đa với văn bản nguồn, trước hết là phải tương đương về mặt ngữ nghĩa, tiếp đó mới

Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù có nhiều định nghĩa phiên dịch xét từ các góc độ chuyên môn khác nhau, nhưng trong cách hiểu chung nhất đã được người học ngoại ngữ trên toàn thế giới công nhận thì “phiên dịch” là công

9

Chen Hong De (1993),Cơ sở phiên dịch Trung-Anh, Nxb Giáo dục Thượng Hải

Trang 35

việc chuyển tải nội dung thông tin, ngữ nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dưới dạng nói (Dịch nói), còn “biên dịch” là việc chuyển tải dưới dạng ngôn ngữ viết (dịch viết) Ngôn ngữ cần dịch được gọi là ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ cần được dịch đến là ngôn ngữ đích và người dịch được gọi chung

Liên hệ với đề tài luận văn, mục đích và đối tượng nghiên cứu, có thể quy phương pháp dịch câu tồn tại trong tác phẩm TQDN vào loại thứ hai - Dịch viết (biên dịch) Dịch viết là quá trình “tái sáng tạo nguyên tác”, thường áp dụng với các văn bản ngôn ngữ sách vở, nó có yêu cầu rất cao với người dịch

Trang 36

là “Dịch thoát” và “Dịch sát”

Dịch sát là phương pháp phiên dịch khoa học và điển hình nhất trong các phương pháp dịch thuật Yêu cầu cơ bản nhất của phương pháp dịch sát đó là cấu trúc của câu nguyên tác và cấu trúc của câu được chuyển dịch phải đồng nhất Ví dụ danh từ phải đối xứng với danh từ, động từ phải đối xứng với động từ, v.v Ví dụ câu sau:

26) 草堆前面// 是// 一所庄院。(Câu tồn tại có mô hình hoàn chỉnh với chữ

vị phổ biến trong tiếng Việt: Một cái trại// ở// trước mặt đống cỏ thì phương

pháp này được gọi là phương pháp dịch thoát

Dịch thoát là phương pháp dịch thuật thường được sử dụng hơn cả trong lĩnh vực dịch thuật Vì mỗi một ngôn ngữ đều có những đặc trưng cú pháp, từ vựng riêng biệt nên việc chuyển dịch bảo đảm được cả mặt cấu trúc lẫn nội dung từ nguyên tác là việc không hề dễ dàng Vì vậy thông thường trong dịch viết, nhất là dịch văn học, các dịch giả chủ yếu áp dụng cách dịch thoát

Qua quá trình khảo sát, thống kê và phân tích câu tồn tại trong tác phẩm TQDN, chúng tôi cũng nhận thấy rằng đây là hai phương pháp dịch được vận dụng nhiều nhất và linh hoạt nhất, đặc biệt là “dịch thoát”

Trang 37

1.3.3 Tiêu chuẩn phiên dịch Tín-Đạt-Nhã

Các tiêu chuẩn phiên dịch là quy chuẩn để đánh giá chất lượng dịch thuật, cũng là các mục tiêu mà người làm công tác dịch thuật cần không ngừng cố gắng, trau dồi bản thân hàng ngày để nâng cao trình độ dịch thuật của bản thân Có nhiều quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn phiên dịch tuỳ theo góc độ nghiên cứu, chẳng hạn như Barkhudarov (1985) đưa ra hai tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng phiên dịch đó là “Thông thuận” và “Chính xác” Theo đó,“chính xác”tức là phải trung thành với nguyên tác, phải thống nhất với nội dung tư tưởng, phong cách văn bản của nguyên tác Còn “thông thuận”, tức là trên cơ sở “chính xác”, phải bảo đảm được bản dịch “dễ hiểu dễ đọc”.12

Từ góc độ nghiên cứu của đề tài, luận văn chủ trương áp dụng tiêu chuẩn phiên dịch Tín, Đạt, Nhã của Yan Fu Cụ thể:

Quan niệm “Tín, Đạt, Nhã” xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XIX tại Trung Quốc, do Yan Fu khởi xướng Yan Fu đã đề xuất ba tiêu chuẩn cần phải tuân thủ trong khi dịch thuật, đó là: Tín, Đạt, Nhã Ngay sau khi xuất hiện trước

công chúng cùng với tác phẩm Thiên diễn luận, “Tín, Đạt, Nhã” - trên cơ sở

xác lập những tiêu chuẩn cần thiết cho một bản dịch, đã trở thành một lý thuyết nền tảng cho ngành dịch thuật Trung Quốc trong nhiều năm qua.13Đồng thời do quá trình giao lưu văn hoá sâu rộng giữa hai nước, lý thuyết về tiêu chuẩn phiên dịch Tín-Đạt-Nhã của Yan Fu cũng được đông đảo người học và người nghiên cứu ở Việt Nam tiếp nhận Chúng tôi cũng đồng ý với

12

Zhao Yu Lan, sách đã dẫn, trang 17

13

Zhang Shan (张珊) Bàn về tiêu chuẩn phiên dịch ―Tín-Đạt-Nhã‖ của Yan Fu

Nguồn: https:// www.xzbu.com/ 3/ view-4343251.htm Truy cập ngày 28/06/2019

Trang 38

các tiêu chuẩn này của Yan Fu và sẽ sử dụng như cơ sở để phân tích tiêu chuẩn của cách dịch câu tồn tại trong TQDN dưới đây

Hiểu một cách đơn giản nhất thì ba tiêu chuẩn này nghĩa là:

Tín(): đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất Tín có nghĩa là đúng, ý nghĩa

và ngôn ngữ văn bản đích phải chính xác so với ý nghĩa và ngôn ngữ của nguyên tác Chính xác ở đây là “phải dùng từng chữ, đủ từng ý và hệt với giọng của hạng người nào về thời đại nào” 14

Đạt(): văn bản đích phải mạch lạc và dễ hiểu Yan Fu cho rằng mục

đích của “Đạt” là để “Tín”, do vậy nếu một bản dịch mà người đọc không thể hiểu được thì là một bản dịch thất bại

Nhã(): Đây là tiêu chuẩn khó đạt tới nhất của một bản dịch, “nhã” ở

đây phải hiểu là “thích hợp, phù hợp”, tức là không chỉ phải bảo đảm được sự chính xác về mặt nội dung (tín), phải diễn đạt đầy đủ, mạch lạc văn bản gốc (đạt), mà còn phải làm cho người đọc thấy hay, thấy đẹp trong từng câu từng chữ, giống như đang đọc chính tiếng mẹ đẻ

Chẳng hạn như ví dụ dưới đây:

27) 今日// 走了此人,早晚// 必生祸乱。

=> Nếu để người này chạy thoát được, nay mai tất sinh loạn.(Hồi 55)

Nếu chỉ chú trọng vào tiêu chuẩn “Tín” và “Đạt” thì chỉ cần dịch theo

đúng cấu trúc của câu tồn tại của nguyên tác đó là: Hôm nay// chạy thoát//

người này, sớm muộn// tất sẽ// sinh loạn Tuy nhiên một câu dịch như vậy chỉ

bảo đảm về mặt nội dung mà không thể đạt tới tiêu chuẩn “Nhã”, nếu dịch sát như vậy sẽ khiến câu rất gượng ép, vì vậy dịch giả đã không sử dụng mô hình

14

Võ Thị Ngọc Hoa (2009), Vài nhận xét về phiên âm và dịch thơ của một số tác phẩm chữ Hán trong chương trình Ngữ văn 7 từ góc độ văn bản, Tạp chí Hán Nôm, Số 5 (96), Tr 68-75

Trang 39

câu tồn tại của tiếng Việt để dịch mà sử dụng mô hình câu ghép chính phụ với

cặp từ quan hệ ―Nếu thì‖ để phù hợp hơn với tư duy của người Việt Nam

Dù rằng, cho đến nay vẫn còn không ít những ý kiến không đồng tình với các tiêu chuẩn phiên dịch của Yan Fu, nhưng quan điểm của người viết luận là đối với giới nghiên cứu, phê bình dịch thuật, các tiêu chuẩn “Tín, Đạt, Nhã” có giá trị quan trọng và đặc biệt trong việc đánh giá hiệu quả của một bản dịch Nó phù hợp với hướng nghiên cứu và đề tài của luận văn

1.4 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” và bản dịch

Trong phần Lời nói đầu của TQDN, tập 1 (Nxb.văn học, 2015, trang 7),

tác giả đã giới thiệu về tác phẩm này như sau: “Tam quốc diễn nghĩa của La

Quán Trung, nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một bộ tiểu thuyết cổ điển dài, được nhân dân ưa thích nhất và lưu truyền rộng rãi như truyện Thuỷ Hử, lại là bộ tiểu thuyết lịch sử thông tục đầu tiên của Trung Quốc Tác giả La Quán Trung La Quán Trung tên là Bản, tên chữ là Quán Trung Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh Ông rất có tài về văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đố, kịch nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết.‖

Nội dung của TQDN kể về thời kỳ Tam Quốc (190-280) với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu) Tiểu thuyết

này đã từ lâu được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc,

được chuyển dịch sang rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới và chuyển thể thành phim truyền hình Một trong những thành công lớn nhất của TQDN là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều truyện nhỏ mà đa phần trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim truyện riêng lẻ Chính vì thế những công trình nghiên cứu

về giá trị nội dung lẫn nghệ thuật của TQDN ở Trung Quốc nói riêng và thế giới

Trang 40

nói chung có rất nhiều và phong phú 15

Tác phẩm TQDN đã được dịch sang tiếng Việt từ lâu, tác phẩm này được đánh giá là “trường hợp rất đặc biệt” trong ngành sách ở Việt Nam Nó đã được dịch và in từ những năm đầu thế kỷ XX để truyền bá chữ quốc ngữ Đây

là tiểu thuyết được nhiều người dịch nhất, nhiều nhà in nhất, nhiều người yêu thích nhất,… Có thể kể đến như: Bộ “Tam Quốc diễn nghĩa” do Nhà xuất bản Imprimerie de l‟opinion tại Sài Gòn xuất bản năm 1907, người dịch là Nguyễn Liên Phong Đây là bản in TQDN đầu tiên ở Việt Nam dưới dạng ấn

phẩm sách Hoặc Tam Quốc diễn nghĩa liên hoàn họa do Công ty Văn hóa

Đông A và Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2016 Mỗi dịch giả có một phong cách riêng, mỗi nhà in có một nét đặc sắc riêng, nhưng cho đến nay, bản của Phan Kế Bính, Bùi Kỷ hiệu đính, do nhà xuất bản Phổ thông in năm 1959-1960 là được hoan nghênh hơn cả 16

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, người viết đã cố gắng giới thiệu một cách tổng quan nhất các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài để làm nền tảng cho việc khảo sát và đối chiếu phương pháp dịch ở chương 2 và chương 3 của luận văn Cụ thể, chúng tôi đã giới thiệu các khái niệm, đặc điểm về câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt, đặc biệt là đưa ra một số mô hình phổ biến nhất về câu tồn tại để thuận tiện cho việc khảo sát Đồng thời để có thể đánh giá cũng như đưa ra phương pháp dịch câu tồn tại trong TQDN, chúng tôi cũng giới thiệu một số

lý thuyết cơ bản về dịch thuật để người đọc có thể nắm rõ hơn hướng triển khai đề tài ở các chương sau

Ngày đăng: 11/05/2020, 19:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Diệp Quang Ban (1980), Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt ngày nay, Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt ngày nay
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1980
2) Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu đơn tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1987
3) Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông tập 2, NXB Đại học và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông tập 2
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Đại học và THCN
Năm: 1989
4) Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2005
5) Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1996
6) Đỗ Hồng Dương (2011), Khảo sát chủ ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lí thuyết điển mẫu, Luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát chủ ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lí thuyết điển mẫu
Tác giả: Đỗ Hồng Dương
Năm: 2011
7) Đỗ Hồng Dương (2017), Một cách xác định chủ ngữ trong kiểu câu "CÓ + X" từ góc độ lí thuyết điển mẫu, Đại học KHXH & Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: CÓ + X
Tác giả: Đỗ Hồng Dương
Năm: 2017
8) Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2001
9) Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
10) Cao Xuân Hạo (1991), Ngữ pháp chức năng: Câu trong tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp chức năng: Câu trong tiếng Việt
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1991
11) Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb.Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cú pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: Nxb.Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
15) Trần Trí Dõi, Hữu Đạt, Đào Thanh Lan (2002), Cơ sở tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tiếng Việt
Tác giả: Trần Trí Dõi, Hữu Đạt, Đào Thanh Lan
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
16) Võ Tân Nghĩa, Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt), Luận văn thạc sĩ, đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt)
17) Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb.Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb.Đà Nẵng
Năm: 1996
18) Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (tập 1 và 2), Nxb.Khoa học, 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (tập 1 và 2)
Nhà XB: Nxb.Khoa học
19) Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội Hà Nội
Năm: 1985
20) Anh Vũ biên tập (2007), Tam Quốc diễn nghĩa, Nhà xuất bản văn học. Nguồn: https://www.sggp.org.vn/doc-dao-cac-ban-dich-tam-quoc-dien-nghia-176628.html. Truy cập ngày 11/11/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tam Quốc diễn nghĩa
Tác giả: Anh Vũ biên tập
Nhà XB: Nhà xuất bản văn học. Nguồn: https://www.sggp.org.vn/doc-dao-cac-ban-dich-tam-quoc-dien-nghia-176628.html. Truy cập ngày 11/11/2019
Năm: 2007
24) 崔英贤, 现代汉语语法学习与研究入门 ,清华大学出版社,2004。 Cui Ying Xian, Nhập môn nghiên cứu và học tập ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, Nxb.Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn nghiên cứu và học tập ngữ pháp tiếng Hán hiện đại
Nhà XB: Nxb.Đại học Thanh Hoa
25) 顾春蕾, 现代汉语存在句的语用分析 ,浙江师范大学硕士论文,2007。Gu Chun Lei, Phân tích ngữ dụng của câu tồn tại trong tiếng Hán hiện đại, luận văn thạc sỹ đại học sư phạm Chiết Giang, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích ngữ dụng của câu tồn tại trong tiếng Hán hiện đại
27) 韩景泉, 英汉语存现句的生成语法研究 ,现代外语, 2001 , (2) 。 Han Jing Quan (2001), Hiện đại Ngoại ngữ, Nghiên cứu về ngữ pháp sinh thành của câu tồn tại tiếng Trung và tiếng Anh, kỳ 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về ngữ pháp sinh thành của câu tồn tại tiếng Trung và tiếng Anh
Tác giả: 韩景泉, 英汉语存现句的生成语法研究 ,现代外语, 2001 , (2) 。 Han Jing Quan
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w