1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐTPT HÀ TÂY

27 241 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 70,73 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐTPT TÂY 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng đầu tư và phát triển Tây 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHĐT & PT Tây NHĐT&PTHT là một trong nhưng chi nhánh của NHĐT&PTVN, tiền thân của nó là phòng đầu tư và phát triển Sơn Bình được thành lập ngày 1-6-1990. Các mốc phát triển của NGĐT&PT Việt Nam cũng là các mốc phát triển của NGDT&PT Tây. Ngày 26/4/1957 Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam , tiền thân của NHDT&PTVN, được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính đã đánh dấu một bước đổi mới đầu tiên trong cơ chế quản lý vốn của Nhà nước. Thời kì quản lý vốn theo kiểu thực thanh, thực chi đã chấm dứt và chuyển sang thực hiện đầu tư có trình tự, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoành thành theo kế hoạch Nhà Nước. Ngân hàng chỉ thực hiện cho vay ngắn hạn trong phạm vi nhỏ hẹp do Chính Phủ duyệt. Ngày 24/6/1981, Chính phủ ra quyết định 259- CP chuyển Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam sang Ngân hàng Nhà Nước Đầu tư và xây dựng Việt Nam với các nhiệm cụ mới: - Cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình không thuộc ngân sách Nhà Nước cấp hoặc hoặc có vốn tự có không đủ song song với cấp vốn thanh toán các công trình thuộc Ngân sách Nhà Nước. - Cho vay vốn lưu động với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong thời kì này tín dụng đã bắt đầu phát triển song còn nhỏ bé. Ngân hàng thực hiện mục tiêu chính trị là chủ yếu, chưa chuyển sang kinh doanh thực sự. Từ 11/4/1990 Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được đổi mới căn bản toàn diện, hoạt động tiền tệ tín dụng, thực hiện kinh doanh theo mô hình kinh doanh đa năng tổng hợp. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành Hệ thống Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đứng vững và không ngừng gặt hái những thành tựu đáng khích lệ. Hiện nay NHĐT&PTHT đang là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, là Ngân hàng chuyên về lĩnh vực đầu tư và phát triển đựoc thành lập sớm nhất tại Việt Nam và được thành lập theo mô hình tổng công ty Nhà Nước qui định tại Quyết định số 90/TTG ngày 7/3/1994 của Thủ Tướng Chíng Phủ. Với tư cách là một thành viên chính trực thuộc NHĐT&PTVN thì sự hình thành, phát triển cũng như chức năng nhiệm vụ của NHĐT&PTHT không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển của hệ thống NHĐT&PTVN. Từ khi thành lập đến nay NHĐT&PTTHT đã đóng góp một phần công sức to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. 2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng và Đầu tư và Phát triển Tây Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tây là 97 người. TRụ sở chính của Ngân hàng và Đầu tư và Phát triển Tây đóng tại 197 - Quang Trung - Thị xã đông- tỉnh Tây và chi nhánh trực thuộc khu vực Sơn Tây. Ngoài ra còn có phòng giao dịch và quầy tiết kiệm. ● Phòng kế hoạch nguồn vốn + Nhiệm vụ tổng hợp Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chính sách kinh doanh, chính sách Marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn… Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kinh doanh, xây dựng các chương trình hành động định kì để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh. Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trog hoạt động nghiệp vụ được chi nhánh giao. Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm dịch vụ. và nghiên cứu phát triển sản phầm mới. + Nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh: Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của Chi nhánh. Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, cung ứng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập thông tin, báo cáo đê xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn. Thực hiện các giao dịch mua – bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp, gồm giao ngay kì hạn, quyền chọn, hoán đổi. Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn tại Chi nhánh. ● Phòng tài chính kế toán Cung cấp các thông tin về tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của Chi nhánh, phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Hậu kiểm tra các chừng từ thanh toán của các phòng tại Chi nhánh. Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán, cân đối ngày, tháng, năm các báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ của Chi nhánh. Thực hiện báo cáo kế toán với cơ quan Nhà nước theo chế độ hiện hành; thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ. Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ, mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động tại Chi nhánh theo các văn bản quy định của Bộ tài chính và của Ngành. BA N BA N Khối tín dụng Khối tín dụng ● Phòng kiểm tra nội bộ Kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra nội bộ, tổ chức thực hiện và đánh giá chất lượng nội bộ theo định kì hoặc đột xuất trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Tổng hợp kết quả Kiểm tra nội bộ theo định kì hoặc bất thường báo cáo Giám đốc và Ban Kiểm toán nội bộ NHĐT& PTVN. Tham mưu và đề xuất với Giám đốc những vấn đề cần bổ sung, sưả đổi trong quá trình vận dụng thực hiện cơ chế, chế độ nghiệp vụ và xử lý những vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra, kiểm soát.Tiếp nhận đơn khiếu nại , tố cáo của các tổ chức, công dân và khách hàng có liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. Nghiên cứu, xác minh từng vụ việc theo mức độ được phân công, phân cấp và đề xuất các biện pháp xử lý trình Giám đốc quyết định. ● Phòng Giao dịch khách hàng Huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bằng ngoại tệ và VNĐ. Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tạitài khoản mới. Cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá đối với mọi thành phần kinh tế theo quy trình, quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước. Thu chi tiền mặt, đảm bảo an toàn tiền mặt và quỹ nghiệp vụ, bảo quản giấy tờ có giá và các ấn chỉ quan trọng. Đảm bảo an toàn tài sản của cơ quan do phòng quản lý và sử dụng. Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. Tham mưu cho Giám đốc về chính sách khách hàng, chính sách lãi suất của NHĐT&PT Tây. ● Phòng tín dụng 1 + Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng - Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng( tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ khác), đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân công cho từng phòng; trực tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng. - Nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các phòng ban, phòng liên quan để thực hiện theo chức năng. - Phân tích doanh nghiệp, khách hàng cho vay theo quy trình nghiệp vụ; đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay; tổng hợp các ý kiến tham gia của đơn vị chức năng có liên quan. - Thẩm định và trình duyệt các khoản cho vay, dự án đầu tư trung dài hạn, bảo lãnh, tài trợ thương mại. Quyết định tín dụng trong phạm vi Chi nhánh được uỷ quyền. - Quản lý hậu giải ngân( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện cho vay vốn của khách hàng; giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay; thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững thực trạng của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định. Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ( gốc, lãi) đúng hạn, thực hiện thu lãi, thu phí chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ . - Đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng. - Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho tổ thẩm định và quản lý tín dụng; tham gia xây dựng chính sách tín dụng. + Bộ phận tác nghiệp ( gián tiếp) Nhân viên tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý khoản vay. Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay. Nắm được các dữ liệu về các khoản cho vay vào hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các giao dịch được nhập vào hệ thống chương trình ứng dụng của ngân hàng. Đảm bảo cơ sở dữ liệu về khách hàng vay và các khoản vay trong hệ thống luôn chính xác và cập nhật. Xem xét định kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn nội bộ về quản trị tác nghiệp các khoản cho vay. Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ tín dụng. Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của Chi nhánh và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. ● Phòng tín dụng 2 Ngoài bộ phận tín dụng Doanh nghiệp như phòng tín dụng 1, Phòng tín dụng 2 còn chịu trách nhiệm một bộ phận cá nhân: Thực hiện các chức năng như tín dụng Doanh nghiệp đối với khách hàng là cá nhân bao gồm cả cho vay, cầm cố , chiết khấu, cho vay CBCNV đảm bảo bằng lương, cho vay thế chấp bằng tài sản đảm bảo của bên thứ 3… ● Hội đồng tín dụng Chi nhánh Hội đồng tín dụng Chi nhánh được thành lập theo QQD 315/QĐ – TCHC ngày 15/04/2006 bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các đồng chí Trưởng phòng tín dụng 1, tín dụng 2, phòng Tài chính kế toán, phòng KHNV, phòng DVKH và đồng chí Tổ trưởng tổ thẩm định và quản lý tín dụng.( Ngoài các thành viên trên Chủ tịch Hội đồng tín dụng có thể yêu cầi các cán bộ có liên quan khác tham dự phiên họp trong trường hợp cần thiết. Trường hợp Trưởng phòng đi vắng thì Phó phòng có quyền tham dự họp thay) Nhiệm vụ của Hội đồng tín dụng: - Tư vấn cho Giám đốc trong việc quyết định cho vay hoặc trình vượt thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh lên NHĐT&PTVN về các dự án trung – dài hạn, hạn mức tín dụng ngắn hạn hoặc cho vay theo món vay lớn, khách hàng mới lần đầu tiên quan hệ tín dụng, hoặc bảo lãnh lớn, bảo lãnh phức tạp. 2.1.3. Tình hình hoạt động của NHĐT& PTHT trong thời gian gần đây 2.1.3.1. Công tác huy động vốn Công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm để mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế và nặng lực cạnh tranh trước mắt cũng như lâu dài. Bảng 1: Hoạt động huy động vốn qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 1311 100 1512 100 1555 100 1. NV tự huy động 1141 87 1320 87 1496 96 a. Của TCKT 337 30 333 25 576 38.5 - Ngắn hạn 236 70 233 70 403 70 - Trung- dài hạn 101 30 100 30 173 30 b. Tiền gửi dân cư 804 70 987 75 920 61.5 - TG tiết kiệm 669 83 902 91 828 90 - Kì phiếu,trái phiếu 135 17 85 9 92 10 2. NV TƯ hỗ trợ 121 9 147 10 29 1.86 3. Nguồn khác 49 4 45 3 30 1.93 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn NHĐT&PT Tây ● Phân theo loại tiền tệ: - Huy động vốn bằng VNĐ: 1.248 tỷ tăng 36% so với năm 2005, chiếm tỉ trọng 83%. - Huy động vốn bằng ngoại tệ: 248 tỉ tăng 10% so với năm 2005, chiếm tỉ trọng 17% ► Nguồn vốn huy động bằng VNĐ tăng cao đã góp phần hạn chế sự mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn bằng VNĐ. Sử dụng vốn để cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ 43% so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ vì vậy phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả trong hoạt động của Chi nhánh. ● Phân loại theo kì hạn: - Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ngắn hạn dưới 12 tháng đạt 770 tỷ đồng, tăng 27% so với 2005, chiếm tỉ trọng 51.5%. Trong đó: tiền gửi không kì hạn: 298 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 39% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn. - Nguồn vốn có kì hạn dài từ 12 tháng trở lên đạt 726 tỉ đồng , tăng 36% so với năm 2005, chiếm tỉ trọng 48,5 % chủ yếu là nguồn vốn có kì hạn từ 13 đến 24 tháng. Đánh giá chung: - Nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là nguồn vốn huy động bằng VNĐ. Chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của Ngân hang ĐT&PT Việt Nam để chủ động trong việc định hướng xác định khách hàng mục tiêu, tập trung huy động nguồn vố có chi phí thấp, đẩy mạnh huy động tiền gửi dân cư có kỳ hạn, tính ổn định cao. Từng bước chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo loại tiền và theo kỳ hạn. Thường xuyên bám sát diễn biến thị trường, dự báo xu hướng bién động lãi suất từ đó có các điều chỉnh linh hoạt, kịp thời và kết hợp với việc tổ chức các đợt khuyến mãi để thu hút khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh. . 2.1.3.2. Kinh doanh ngoại tệ Tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam về quản lý ngoại hối, trạng thái ngoại tệ. Trong năm 2006 doanh số mua bán kinh doanh ngoại tệ đạt 20.847.000 USD, thu từ kinh doanh ngoại tệ 402 triệu đồng tăng 4% so với năm 2005. 2.1.3.3. Công tác tín dụng, bảo lãnh Ngoài các phòng nghiệp vụ tại Hội sở chính, Chi nhánh có 2 phòng Giao dịch, 1 điểm Giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm tại khu vực TP đông và giáp ranh quận Thanh Xuân. Bảng 2: Thời điểm báo cáo ST T Chỉ tiêu TH 2005 KH 2006 31/12/ 2006 %TT %KH 1 Dư nợ tín dụng 916 1,163 1,104 21 95 - Ngắn hạn 495 588 19 - Trung, dài hạn 414 516 25 - KHNN + Chỉ định 7 - - 2 Dư nợ theo loại tiền VND 809 995 23 3 Dư nợ tín dụng bình quân 870 1,085 25 4 Tỷ trọng dư nợ Trung, dài hạn /tổng dư nợ(%) 46 50 49 5 Tỷ trọng dư nợ NQD/tổng dư nợ(%) 15 12 16 6 Tỷ trọng dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ(%) 59 64 64 7 Nợ quá hạn 4.1 11.6 3.1 -24% - Ngắn hạn 1.5 2.5 - Trung, dài hạn 4.6 0.6 - KHNN + Chỉ định 2.3 - 8 Tỷ lệ nợ xấu theo điều 6 1.5 2 1.93% 9 Tỷ lệ nợ xấu theo điều 7 - 6.58% 10 Nợ hạch toán ngoại bảng 13 16 23 11 Thu nợ hạch toán ngoại bảng 1.8 2.1 1.97 93 12 Thu nợ chỉ định 0.83 0.73 0.77 106 13 Dư lãi treo 9.8 3.6 14 Thị phần tín dụng 15 14 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn NHĐT&PT Tây Chất lượng tín dụng: + Tỷ lệ nợ quá hạn 0,27%. + Tỷ lệ nợ xấu theo điều 6 QĐ 493 : 1,93% [...]... Chi nhánh, công tác tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có những chuyển biến mạnh mẽ: - Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo cơ cấu tích cực, quy mô cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay và dư nợ đối với các doanh nghiệp này có sự tăng lên nhất định Đồng thời, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với chi nhánh cũng... được các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như Doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề cà các hộ tiêu dùng đến vay vốn - Chất lượng tín dụng luôn được chú trọng trong quá trình mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Công tác thẩm định tổ chức hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã dần được nâng cao từ việc thẩm định khách hàng, kiểm... khách hàng là doanh nghiệp Quốc doanh của Chi nhánh chỉ là 29 Doanh nghiệp nhưng lại có tổng dư nợ lên tới 927 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 84 % Trong khi đó, toàn bộ khối khách hàng ngoài quốc doanh với 27 DN ngoài quốc doanh và công ty cổ phần và gần 200 khách hàng thuộc các thành phần khác chỉ đạt được mức dư nợ khiêm tốn là 177 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 16% Như vậy, rõ ràng thành phần kinh tế Quốc doanh. .. tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả 2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHĐT&PTHT Trong những năm qua, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự phát triển nhanh chóng về cả qui mô, chất lượng và ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế Trước sự phát triển nhanh chóng, các thành phần kinh tế này cần có một... đúng giới hạn tín dụng và cơ cấu giới hạn tín dụng TW giao, Chấp hành nghiêm quy chế và quy trình tín dụng Thường xuyên tiến hành phân tích, đáng giá phân loại nợ để phối hợp cùng các đơn vị khó khăn tìm ra giải pháp tháo gỡ giúp đơn vị ổn định sản xuất đồng thời củng cố được chất lượng tín dụng - Quan tâm đặc biệt đến chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng, lựa chọn các dự án, khách hàng tốt để cho... tổ chức tín dụng Ta có được tình hình phân loại các khoản nợ tại thời điểm 31/12/2006 tại Chi nhánh: - khách hàng nợ nhóm 1: 32 khách hàng Doanh nghiệp và hộ Tư nhân,cá thế dư nợ: 741,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 67,3% - khách hàng nợ nhóm 2: 15 khách hàng Doanh nghiệp dư nợ 289,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26% - khách hàng nợ nhóm 3: 5 khách hàng Doanh nghiệp dư nợ: 65,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,6% - khách hàng nợ... hình khách hàng Số lượng khách hàng DN Nhà nước và công ty CP Nhà nước chi phối DN ngoài quốc doanh và Công ty Cổ phần Dân doanh, Tư nhân cá thể vay từ trên 100 tr Nhóm khách hàng vay dưới 100 tr 29 27 88 100 ( nguồn: Số liệu 31/12/2006_ Phòng kế hoạch nguồn vốn – BIDV Tây) Nhìn vào, vào bảng sô liệu trên ta có thể thấy số lượng khách hàng của Chi nhánh tương ứng với mỗi thành phần kinh tế tại ngày... thức gửi, rút tiền: Khách hàng có thể lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp nhất cho mình: - Cho vay ngắn hạn theo món: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng - Vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng sẽ cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Ngân hàng và khách hàng thoả thuận thời hạn... được thực hiện chặt chẽ hơn Công tác xử lý nợ quá hạn luôn được chi nhánh đặc biệt quan tâm và được thực hiện tốt Minh chứng là tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng rất thấp 2.2.3.2 Một số hạn chế - Nhìn nhận cả trên phương diện hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của Chi nhánh nói chung, tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài. .. kinh doanh và mở rộng sản xuất của mình Nhận thức được nhu cầu đó, Chi nhánh đã quán triệt chính sách mở rộng cho vay gắn liền với tín dụng khu vực ngoài quốc doanh nhằm đảm bảo đáp ứng tối đã nhu cầu của khu vực này 2.2.2.1 Thực trạng dư nợ Dư nợ là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng được các ngân hàng Việt Nam cũng như Quốc tế để đánh giá qui mô tín dụng Đó chính là số tiền mà ngân hàng . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐTPT HÀ TÂY 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây 2.1.1. Quá trình hình thành. kinh doanh khả thi, hiệu quả. 2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHĐT&PTHT Trong những năm qua, các thành

Ngày đăng: 28/09/2013, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Hoạt động huy động vốn qua các năm - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐTPT HÀ TÂY
Bảng 1 Hoạt động huy động vốn qua các năm (Trang 8)
10 Nợ hạch toán ngoại bảng 13 16 23 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐTPT HÀ TÂY
10 Nợ hạch toán ngoại bảng 13 16 23 (Trang 10)
Bảng 3: - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐTPT HÀ TÂY
Bảng 3 (Trang 11)
mà ngân hàng còn cho vay tính đến ngày 31/12 hàng năm. Tình hình dư nợ của các DNNQD tại chi nhánh trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐTPT HÀ TÂY
m à ngân hàng còn cho vay tính đến ngày 31/12 hàng năm. Tình hình dư nợ của các DNNQD tại chi nhánh trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: (Trang 19)
Bảng 6: Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐTPT HÀ TÂY
Bảng 6 Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư (Trang 21)
Trên thực tế, do địa bàn và quy mô địa hình từ khi thành lập Chi nhánh, do đó hầu hết khách hàng tín dụng là các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư XDCB, CN XLXD và tập trung chủ yếu tại Thị xã Hà đông và khu vực giáp ranh Hà nội và qu - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐTPT HÀ TÂY
r ên thực tế, do địa bàn và quy mô địa hình từ khi thành lập Chi nhánh, do đó hầu hết khách hàng tín dụng là các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư XDCB, CN XLXD và tập trung chủ yếu tại Thị xã Hà đông và khu vực giáp ranh Hà nội và qu (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w