Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
36,37 KB
Nội dung
MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMMỞRỘNGHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGNGOÀIQUỐCDOANHTẠINGÂNHÀNGĐẦUTƯVÀPHÁTTRIỂNNINHBÌNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠTĐỘNG CỦA NGÂNHÀNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI. Thành quả đạt được của Chi nhánh NHĐT&PT NinhBình sau hơn 10 năm đổi mới gắn liền với đổi mới của hệ thống ngânhàngvà sự đổi mới trong chỉ đạo điều hành nền kinh tế của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên không tự bằng lòng với kết quả đạt được, Chi nhánh không ngừng phấn đấuphát huy những mặt tích cực, nâng cao hơn nữa chất lượng kinh doanhnhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường nói chung và của hoạtđộng kinh doanhngânhàng nói riêng trong từng giai đoạn. Ngânhàng đã đặt ra định hướng đối với hoạtđộngtíndụng trong thời gian tới với mộtsố nội dung cụ thể sau: Tiếp tục pháttriển nguồn huy động VND vàngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và dân cư bằng cách đa dạng hoá các hình thức huy động. Mởrộngtíndụng đối với mọi TPKT trong đó đặc biệt chú trọng tới các khách hàng NQD, thực hiện chủ trương pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần. Thực hiện đầutư có trọng điểm, chú trọng vào những ngành nghề mũi nhọn có nhiều triển vọng pháttriển đang được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ, tăng cường tài trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, ưu tiên những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đóng góp vào quá trình CNH- HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng, trong đó chú trọng lộ trình thực hiện năm 2001-2003 và thực hiện kế hoạch kinh doanh 5 năm từ 2001-2005. Không ngừng chấn chỉnh hoạtđộngngân hàng, khắc phục kịp thời những hạn chế vàngăn ngừa hiệu quả những vấn đề mới phát sinh, tìm ra các giảipháp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp NQD tiếp xúc nhiều hơn với nguồn vốn của ngânhàngđồng thời giảm thấp tỉ lệ nợ quá hạn. Gắn liền mởrộngtíndụng NQD với nâng cao chất lượng tín dụng. Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn để mởrộngtíndụngvà là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạtđộngtín dụng. Củng cố hoạtđộng kinh doanh, xử lý tốt vấn đề tài sản thế chấp, giảm thiểu rủi ro. Không ngừng nâng cao hình ảnh và vị thế của ngânhàng trên thị trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Coi trọng công tác cán bộ, xắp xếp và bố trí hợp lý, khoa học lao động vào các phòng ban, bộ phận, nghiệp vụ. Thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ pháttriển trong thời gian tới. Thành lập phòng Marketing, xây dựng chiến lược khách hàngvà bạn hàng dài hạn, tập trung vào việc xây dựng phong cách phục vụ riêng, hình ảnh ngânhàng trong khách hàng. Với định hướng hoạtđộng như vậy, ngânhàng đặt ra mục tiêu hoạtđộng cụ thể trong năm 2003 như sau: +Ổn định, an toàn vàpháttriển vốn. +Tăng trưởng tổng tài sản 22% +Tăng trưởng huy động vốn bình quân: 20%. Trong đó tăng trưởng nguồn vốn VND bình quân 19% +Thu dịch vụ dòng tăng 30% so với năm 2002. +Chênh lệch thu chi (chưa tính dự phòng rủi ro) đạt 5 tỷ đồng. +Tổng dư nợ đạt: 450.000 triệu đồng, trong đó cho vay đối với TPKT- NQD chiếm 25- 30% +Nợ quá hạn ở mức cho phép (Chỉ tiêu do Trung ương giao < 5%). 3.2. MỘTSỐGIẢIPHÁPMỞRỘNGHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGNGOÀIQUỐCDOANHTẠINGÂNHÀNGĐẦUTƯVÀPHÁTTRIỂNNINHBÌNH Sau khi nghiên cứu phần thực trạng và những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đã làm cho việc mởrộngtíndụng của ngânhàng đối với KT-NQD gặp khó khăn, em xin đề xuất mộtsốgiảipháp sau. 3.2.1. Xây dựng chiến lược khách hàng cho khu vực kinh tế ngoàiquốcdoanh Kinh tế ngoàiquốcdoanh là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, khách hàng NQD có quan hệ giao dịch với ngânhàng rất đa dạng, bao gồm các Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Hợp tác xã và các tư nhân các thể khác. Vì thế xây dựngmột chiến lược khách hàngđúng đắn, phù hợp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng dư nợ lành mạnh, mởrộngvàpháttriển các dịch vụ của ngânhàng là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều khách hàng NQD làm ăn hiệu quả, có uy tín trên thương trường thì chiến lược khách hàng phải tập trung vào những vấn đề sau: Tạo lập bạn hàngtin cậy, có uy tín, có mối quan hệ lâu dài. Các doanh nghiệp NQD rất đa dạng và phong phú, vì vậy cần thiết phải phân loại khách hàng theo những tiêu thức nhất định để có những chính sách thích hợp với từng đối tượng. Ngânhàng sẽ lựa chọn và ưu đãi đối với những khánh hànghoạtđộng kinh doanh có hiệu quả, làm ăn uy tínvà sẵn sàng trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có thể áp dụng với những doanh nghiệp đã ít nhiều có quan hệ tíndụng với ngânhàng hoặc nắm bắt được các mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức kinh tế trong nhiều năm mới đánh giá được mức độ uy tín của khách hàng. Để có những kết quả đáng tin cậy hơn ngânhàng có thể dưa vào các công ty kiểm toán để xếp hạng các doanh nghiệp. Trong tương lai khi thị trường tài chính và thị trường chứng khoán đã phát triển, việc xếp hạng các doanh nghiệp trở nên phổ biến và các doanh nghiệp NQD có thực lực có thể hy vọng vào sự ưu đãi tíndụngtừ phía ngân hàng. Ngoài việc phân loại khách hàng cũ, ngânhàng phải tạo điều kiện cho việc tiếp nhận, chọn lọc khách hàng mới khi họ tới giao dịch, để mởrộngtín dụng. Đây là vấn đề chưa được chưa được chú ý đúng mức vì ngânhàng rất thận trọng với những khách hàng mới khi quyết định cho vay. Để mởrộnghoạtđộngtíndụng cần thiết phải có sự quan tâm đánh giá đúng mức từ phía ban lãnh đạo ngân hàng. Ngânhàng cần tích cực tiếp xúc, phỏng vấn khách hàng, điều tra thu thập thông tintừ phía khách hàngmột cách nhanh chóng đồng thời hướng dẫn cho khách hàng hiểu được quy trình tín dụng, để khách hàng dễ dàng tiếp nhận, qua đó lựa chọn khách hàng theo những quy định và tiêu chuẩn chung. Ngânhàng cần phải có mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm thông tintíndụng (CIC) của NHNN để có thể thu thập những thông tin cần thiết trước khi quyết định một khoản vay đối với một khách hàng mới. Để giải quyết vấn đề này về mặt tổ chức ngânhàng cần bố trí các cán bộ có kinh nghiệm, trình độ cho lần đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Xây dựngvà hướng tới một chiến lược khách hàng đủ sức cạnh tranh với các ngânhàng khác bằng cách đa dạng hoá khách hàng. Xuất pháttừ thực tế nguồn vốn huy động của ngânhàng chưa được sử dụng hiệu quả nhất, năm 2002 hệ số sử dụng vốn chỉ đạt 76%, số vốn còn lại được giữ một phần trong két còn phần lớn được điều hoà về NHNN trên địa bàn tỉnh, nhịp độ tăng trưởng tăng đều qua các năm nên vấn đề mởrộng thị trường đang đặt ra khá gay gắt. Nhìn bảng cơ cấu dư nợ theo các TPKT ta thấy dư nợ quốcdoanh đang chững lại và có dấu hiệu giảm sút trong khi những nghiên cứu về tiềm năng đối với khu vực KT-NQD cho thấy ngânhàng hoàn toàn có khả năng mởrộng thị trường ra khu vực này. Để mởrộng thị trường ngânhàng cần phải tiến hành tuần tựvàđồng bộ từng bước của một kế hoạnh marketing tổng hợp, bắt đầutừ khâu nghiên cứu thị trường, phân loại khách hàng, định vị khách hàng, đưa ra kế hoạnh sản phẩm - dịch vụ đến thiết lập các kênh phân phối (các quỹ tín dụng), thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại và các biện pháp hỗ trợ khách hàng .Về lâu dài công tác marketing cần phải được chuyên môn hoá thành một phòng ban cụ thể, nhưng trước mắt nó phải được quán triệt vàtriển khai ở mọi bộ của ngân hàng, đặc biệt là những bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng. 3.2.2. Giảipháp về nguồn vốn Cũng như doanh nghiệp đối với ngânhàng vốn là tiền đề cho mọi hoạt động. Ngânhàng muốn tồn tạivàpháttriển cần phải có vốn không những thế nguồn vốn này phải thường xuyên tăng trưởng theo quá trình hoạtđộng của ngân hàng. Theo hình thức sở hữu, nguồn vốn được cấu thành từ hai bộ phận, đó là: Vốn tự có và vốn huy động, do đặc thù của ngânhàng là “đi vay để cho vay” nên vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn. Vì vậy muốn tăng nguồn vốn sử dụng trước hết và chủ yếu là tăng vốn huy động, sẽ làm cơ sởvà tiền đề cho việc tăng vốn tự có. Hầu hết nguồn này được huy độngtừ các tổ chức kinh tế và dân cư. Tính chất nguồn vốn ảnh hưởng quan trọng đến hoạtđộngngân hàng. Một nguồn vốn tốt là nguồn vốn có cơ cấu hợp lý và chi phí thấp nhất, đáp ứng tốt các hoạtđộng của ngân hàng. Vì vậy để hoạtđôngngânhàng diễn ra một cách thường xuyên liên tục và hiệu quả, điều đầu tiên phải có đủ vốn, điều này được thực hiện bằng cách: Đa dạng hoá các hình thức huy động, mở ra nhiều hình thức mới bên cạnh các phương thức truyền thống như kỳ phiếu, hối phiếu .Đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau cho người ký gửi lựa chọn. Tuy nhiên những hoạtđộng này chỉ có hiệu quả, khi đi liền với một chính sách lãi suất hợp lý, đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn được người gửi đồng thời chấp hành đúng chính sách lãi suất của NHNN. Bên cạnh việc đa dạng hoá hình thức huy động, đa dạng hoá các loại kỳ hạn ngânhàng nên mởrộng mạng lưới các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm ở các khu vực đông dân cư có nhiều tổ chức kinh tế hoạt động. Nhằm tạo ra một mạng lưới huy động phủ kín, người gửi không phải đi quá xa khi có nhu cầu gửi tiền. Hiện nay Chi nhánh mới chỉ có một phòng giao dịch Tam Điệp. Trong khi đó những nơi kinh tế pháttriển như Huyện Kim Sơn, Nho Quan vàmộtsố huyện khác chưa thiết lập phòng giao dịch. Ngoài ra ngânhàng cần trú trọng nguồn tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây là nguồn vốn mà ngânhàng có thể sử dụng nhưng chi phí lại thấp nhất. Để thu hút được tiền gửi thanh toán ngânhàng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, có thể khuyến khích khách hàngmởtài khoản thanh toán bằng cách áp dụng mức thưởng lãi suất. Việc thu hút được nhiều tiền gửi loại này tạo điều kiện cho ngânhàng hạ thấp lãi suất đầu ra, thúc đẩy hoạtđộngtín dụng. 3.2.3. Xây dựng cơ chế chính sách cho vay đơn giản, khoa học, sát với tình hình thực tế kinh tế ngoàiquốcdoanhMột trong những nguyên nhân làm hạn chế việc mởrộngtíndụng NQD đó là những vướng mắc, bất cập trong cơ chế cho vay. Vì vậy để có thể mởrộngtíndụng NQD các ngânhàng nên đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách cho vay theo hướng đơn giản, khoa học, phù hợp với tình hình thực tế khu vực NQD Đối với thủ tục cho vay: Để vay được vốn ngân hàng, khách hàng phải đáp ứng rất nhiều điều kiện và các thủ tục về giấy tờ. Từ khi lập hồ sơ đến khi ký kết hợp đồngtíndụng khách hàng phải cung cấp các báo cáo tài chính, đến các giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh .Mỗi bộ hồ sơ vay vốn phải có nhiều chữ ký, con dấu của nhiều cấp, cơ quan làm mất khá nhiều thời gian của khách hàngvà bản thân ngân hàng. Mặc dù những giấy tờ đó là hết sức cần thiết nhưng dẫu sao vẫn gây cho khách hàng tâm lý ngại khi đến vay vốn tạingân hàng, họ có xu hướng đi tìm kiếm các nguồn tài trợ trong dân cư mặc dầu chịu lãi cao hơn song thủ tục đơn giản gọn nhẹ. Trong thời đại bùng nổ thông tin, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, cơ hội chợt đến chợt đi. Nhìn thấy cơ hội đã khó, huy động các nguồn lực để nắm bắt cơ hội còn khó hơn. Mọi sự chậm trễ, trần chừ, do dự có thể đánh mất lợi nhuận lớn, cho nên sự chậm trễ trong vay vốn ngânhàng có thể làm mất cơ hội làm ăn của họ. Những bức xúc, mâu thuẫn này đang đòi hỏi ngânhàng phải nhanh chóng giải quyết. Một mặt, cán bộ tíndụng phải tiến hành công việc một cách nhanh chóng, xác định khẩn trương các loại giấy tờ mà khách hàng cung cấp, mặt khác cần phải khéo léo giải thích để khách hàng hiểu được tầm quan trọng của các chứng từ, thủ tục mà ngânhàng đặt ra. Để làm được điều đó cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận phòng ban có liên quan, đảm bảo công việc luôn đuợc trôi chảy, những bộ phận đó là: Phòng tíndụng - kế toán - kho quỹ và ban giám đốc. Đồng thời những người chịu trách nhiệm, những lãnh đạo thường trực phải luôn có mặt, hạn chế sự đi vắng để ký kết, xác nhận, ra các quyết định tạo nên sự nhanh chóng khi có một khoản vay nào đó vượt thẩm quyền của cấp đang được quyết định. Đối với những giấy tờ mang tính chuẩn, lập theo khung mẫu ngânhàng nên tổ chức, xây dựng trước để khách hàng chỉ việc điền vào và ký nhận rút ngắn thời gian. Đối với lãi suất áp dụng phải phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng: Ngânhàng cần sử dụng nhiều mức lãi suất cho vay tuỳ thuộc vào từng loại khách hàng. Lãi suất là một vấn đề quan trọng đối với khoản vay, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của ngânhàngvà khách hàng. Vì thế ngânhàng nên đa dạng hoá lãi suất cho phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau, lấy lãi suất làm công cụ mởrộngtíndụng cụ thể là: Phân loại khách hàng vay vốn thành các nhóm khác nhau theo những tiêu chí nhất định để áp đặt các mức lãi suất phù hợp. Đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên, vay trả sòng phẳng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, dư nợ lớn, không phát sinh nợ quá hạn thì nên áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi hơn so với các đối tượng khác trên cơ sở đảm bảo những chi phí cần thiết cho ngânhàngvà thu lợi nhuận hợp lý. Việc này là có thể thực hiện được khi mà cơ chế lãi suất thoả thuận vừa được NHNN áp dụng vào qúy IV năm 2002. Đa dạng hoá các loại hình lãi suất, các loại kỳ hạn là để phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Dựa vào từng loại lãi suất, kỳ hạn khách hàng có nhièu cơ hội lựa chọn khoản vay thích hợp để hoạtđộng kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo trả nợ ngân hàng. Đa dạng hoá hình thức cho vay: Tuỳ theo khả năng về nguồn vốn và đặc điểm của nền kinh tế cũng như tính chất của khách hàng mà ngânhàng đưa ra những hình thức cho vay phù hợp. Thực tế cho thấy đối với KT-NQD ngânhàng mới chủ yếu cho vay phục vụ sản xuất với kỳ hạn ngắn (bổ sung sự thiếu hụt về vốn lưu động) và không theo dự án. Cho nên phương hướng đa dạng hoá hình thức cho vay nên tài trợ cho vay trung và dài hạn theo dự án khi KT-NQD có nhu cầu, triển khai áp dụng hình thức tíndụng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong dân cư, tiếp tục mởrộng cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bước đầu cho vay bằng hình thức tín chấp với những khách hàng làm ăn lâu dài và có quan hệ tín nhiệm đối với ngânhàng Đối với phương thức cho vay: Hiện nay NHĐT&PT NinhBình mới chỉ sử dụng phương thức cho vay từng lầu (theo món) đối với khu vực NQD với điều kiện người vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo hành. Trong khi hoạtđộng KT-NQD rất đa dạng, mang nhiều đặc thù riêng biệt vì vậy để mởrộngtíndụng NQD ngânhàng nên đa dạng hoá phương thức cho vay. Như cho vay theo theo tài khoản vãng lai (vừa dư nợ, dư có). Tuy nhiên bước đầu thử nghiệm những phương thức này, ngânhàng lựa chọn những khách hàng được đánh giá tốt để áp dụngnhằm hạn chế rủi ro và đúc rút kinh nghiệm cho quá trình áp dụngrộng rãi sau này. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanhvàtài sản đảm bảo của khách hàng. Ngânhàngvà khách hàng cùng thoả thuận một hạn mức dư nợ tối đa trong thời hạn nhất định. Căn cứ vào mức dư nợ đó khách hàng lập đầy đủ các thủ tục cần thiết như hợp đồngtín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh, đơn vay xin, các hồ sơpháp lý khác. Những thủ tục này chỉ phải làm một lần. Trong phạm vi hạn mức tíndụng thoả thuận trong hợp đồng khách hàng có thể rút ra một cách linh hoạt, thuận tiện theo nhu cầu sử dụng vốn mà chỉ cần làm giấy nhận nợ và giấy rút tiền, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mọi khoản thu của khách hàng sẽ được ghi vào bên có của tài khoản để trả nợ ngay một mặt giảm được tiền lãi phải trả ngân hàng, đồng thời mỗi lần có tiền thu về tài khoản làm giảm mức dư nợ thực tế thì cũng làm tăng mức dư nợ được vay tiếp của khách hàng. Về phía ngânhàng cũng giảm bớt các thủ tục giấy tờ, đồng thời qua diễn biến của tài khoản ngânhàng biết được khách hàng đang gặp thuận lợi hay khó khăn để cùng khách hàng tìm cách tháo gỡ. Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hai bên tiến hành thanh lý hơp đồng. Nếu còn dư nợ sẽ chuyển sang nợ quá hạn trong trường hợp khách hàng không trả được nợ sẽ phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Tuy nhiên phương pháp này này chỉ áp dụng cho các khách hàng vay vốn thường xuyên, vòng quay vốn nhanh. Nhưng nó là phương pháp rất phù hợp với hoạtđộng kinh doanh trong cơ chế thị trường, thủ tục đơn giản, thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên mà thủ tục pháp lý vẫn rất chặt chẽ. Ngânhàng có thể nghiên cứu cho vay với điều kiện là tín chấp. Trong điều kiện của sự pháttriển của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì cho vay bằng tín chấp sẽ ngày càng phát triển. Đối với khu vực KT-NQD thì ngânhàng chỉ nên thử nghiệm cho vay bằng tín chấp đối với các khách hàng đã trở thành “thân chủ” của ngân hàng. Tuy nhiên không phải cho vay bằng tín chấp là ngânhàng có thể bỏ qua các thủ tục cần thiết. Khách hàng cũng phải có số liệu chứng minh tình hình tài chính lành mạnh, họ phải có tài sản cố định vàtài sản lưu động lớn, đối tượng cho vay phải là những sản phẩm hàng hoá kinh doanh có hiệu quả ổn định trên thị trường. Thời gian cho vay không nên quy định quá dài và mức cho vay không vượt quá vốn lưu động thực tế của người vay. Điều kiện cho vay này sẽ khuyến khích các khách hàng thân quen với ngân hàng, tăng nhu cầu vay vốn. Ngoài ra ngânhàng có thể cho vay thông qua việc đảm bảo bằng chữ ký của người có khả năng tài chính đứng ra bảo lãnh, thông thường khoản vay này thường áp dụng với cán bộ công nhân viên thông qua cam kết bảo lãnh của các chủ doanh nghiệp Về quy môtín dụng: Hiện nay ngânhàng quy định quy mô cho vay đối với KT-NQD không vượt quá 1,5 lần vốn tự có đã làm hạn chế quy môtíndụng đối với khu vực này - một khu vực đang có nhu cầu về vốn rất lớn để đổi mới vàphát triển. Trong khi vốn tự có KT-NQD đã nhỏ bé lại bị ràng buộc con số nhỏ bé, cứng nhắc làm mất đi lợi thế cạnh tranh của khu vực này so với KT-QD. Để tạo điều kiện cho khu vực này vay vốn ngânhàngngoài việc chỉ chú trọng đến khả năng tài chính vàtài sản đảm bảo nên cân nhắc phương án vay vốn của khách hàng để quyết định lượng vốn cho vay phù hợp. Thực hiện được điều này sẽ tạo điều kiện để cả hai bên cùng phát triển. Về tài sản thế chấp: Như đã trình bày ở chương 2 nguyên nhân làm hạn chế quy môtíndụng NQD yếu tố chủ yếu nhất là tài sản thế chấp. Để đảm bảo món vay của ngânhàng thì khách hàng phải có tài sản thế chấp, điều này càng trở nên quan trọng đối với khu vực NQD nếu muốn vay được vốn tạingân hàng. Nhưng những khó khăn lại phát sinh nhiều nhất lại ở khâu này như: Người vay mặc dù sở hữu tài sản nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu do chúng đã được mua đi bán lại nhiều lần lại được thực hiện dưới hình thức viết tay, qua nhiều chủ nhưng không qua xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; vấn đề định giá tài sản; các ngânhàng chủ yếu chấp nhận tài sản thế chấp dưới dạng bất động sản mà chấp nhận một cách rất hạn chế những tài sản là động sản. Vì vậy để mởrộngtíndụng NQD các ngânhàng nên [...]... và phải thường xuyên giám sát tình hình tài sản bảo dảm để tránh những rủi ro có thẻ xảy ra 3.2.5 Gắn liền công tác mởrộng với nâng cao chất lượng tíndụngngoàiquốcdoanh Việc mởrộng khối lượng tíndụng là cần thiết để mởrộnghoạtđông kinh doanh của ngânhàng Song vấn đề chất lượng tíndụng mới có ý nghĩa quyết định sự tồn tạivàpháttriển thực chất của ngânhàng Nếu mộtngânhàng gia tăng tín. .. tế cho vay ngoàiquốcdoanhtại Ngân hàngĐầutưvàPháttriển Ninh Bình, trên cơ sở đó đề ra những giảipháp tổng thể để mở rộnghoạtđộngtíndụng ngân hàng đối với khu vục này Mở ra tiềm năng pháttriển cho cả ngânhàng cũng như khu vực ngoàiquốc doanh, đóng góp vào sự pháttriển chung của nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước do Đảng và Nhà nước đề ra ... việc mở rộngtíndụng ngoài quốcdoanh song ngânhàng luôn khẳnh định đây là một hướng đi mới, một thị trường đầy tiềm năng đối với ngân hàng, một môi trường giúp ngânhàng thể nghiệm bản thân mình trong việc tự chủ kinh doanh, tự đi tìm hướng pháttriển cho mình trong xu thế cạnh tranh khốc liệt, hội nhập ngày càng tăng Bài viết này chỉ đánh giá tình hình thực tế cho vay ngoàiquốcdoanhtạiNgân hàng. .. làm cho ngânhàng ngại mởrộngtíndụng đói với khu vực này Vì vậy nâng cao công tác thẩm định là một giả pháp tạo điều kiện cho ngânhàng mở rộnghoạtđộngtíndụng Để được vay vốn ngân hàng, khách hàng phải lập hai hồ sơ: Đó là hồ sơpháp lý và hồ sơ vay vốn Do đó việc thẩm định cũng diễn ra trên hai góc độ: Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng là pháp nhân hay thể nhân kinh doanh, có đủ năng lực... phù hợp với xu thế pháttriển kinh tế nước ta mà còn góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội Trong những năm gần đây với tư cách là một tổ chức kinh doanhtài chính tiền tệ, đóng vai trò là một tổ chức điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu tạm thời NgânhàngĐầutưNinhBình đã từng bước thay đổi cơ cấu tíndụng theo hướng mởrộngđầutư đối với các thành phần kinh tế ngoàiquốcdoanh Mặc dù còn... tồn tạivà có xu hướng tăng lên Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là nhanh chóng xử lý những tồn đọng của các khoản tíndụng cũ, ngăn ngừa và nâng cao chất lượng các khoản tíndụng mới Do đó, việc mởrộng khối lượng tíndụng chỉ có thể đạt hiệu quả khi và chỉ khi chất lượn tíndụng được đảm bảo Nếu không, khối lượng tíndụng tăng, chất lượng tíndụng thấp sẽ càng nhanh chóng đưa ngânhàng đến chỗ khó khăn và. .. cho hoạt độngtíndụng Hiện nay các quy chế, thể lệ của NHNN còn tỏ ra chung chung, mang tính chỉ đạo định hướng hơn là tính pháp lý Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng của các ngânhàng thương mại thông qua việc nâng cao hoạtđộng của thị trường liên ngân hàng, hiệp hội ngânhàng cũng như việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin của trung tâm thông tintíndụng (CIC) Hỗ trợ các ngân hàng. .. đủ tài sản thế chấp hoặc mới thành lập hoạt động, uy tín chưa cao mà muốn vay vốn lớn để mởrộngvàpháttriển kinh doanh sẽ vẫn được vay vốn tạingânhàng song có sự bảo lãnh của một bên thứ ba Để sát với các điều kiện KT-NQD nhằmđộng viên cao nhất tiềm năng pháttriển của khu vực này cần có những ưu tiên, ưu đãi cụ thể và rõ ràng đối với các thành phần hoạtđộng trong ngành kinh tế mũi nhọn Thống... khảo sử dụng phương pháp “5C ” của các ngânhàngquốc tế Phương pháp này có thể đánh giá toàn bộ, cả khách hàng lẫn phương án vay vốn Cụ thể là: + Tư cách (Chacracter): Ngânhàng phải điều tra về độ trung thực, tư cách đạo đức, khả năng quản lý, kinh nghiệm của khách hàng Trong phần đánh giá này ngânhàng cần xem xét hoạtđộng của khách hàng trong một quá trình sản xuất kinh doanh liên tục một cách... được điều này sẽ mở ra hướng giải quyết nợ qúa hạn tại Chi nhánh KẾT LUẬN Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá - giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng khẳnh định sự tồn tạivàpháttriển kinh tế ngoàiquốcdoanh là một tất yếu khách quan kinh tế ngoàiquốcdoanh là bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế hàng hoá, bởi sự ra đời vàpháttriển của nó không . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH Sau khi nghiên cứu phần thực trạng và những