Trường THPT Đakrông Bản tham luận: “ỨNG DỤNG CNTT, THIẾT BỊ DẠY HỌC, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP” Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô giáo! Năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục - đào tạo đã quyết định chọn chủ đề của năm là “Năm học ứng dụng CNTT”. Tính đến nay, chúng ta đang bước vào năm thứ ba thực hiện chủ đề này. Đến với Hội nghị xây dựng kế hoạch hôm nay, tôi xin trình bày bản thamluận của mình với nội dung : “ỨNG DỤNG CNTT, THIẾT BỊ DẠY HỌC, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP”. 1) Vì sao cần ƯDCNTT, thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học trong đổi mới PPDH? Như chúng ta đã biết, CNTT, thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học đang làm thay đổi một cách có hiệu quả đến chất lượng dạy và học nhờ vào những ưu điểm vượt bậc của nó. Cụ thể: Về CNTT: • Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan; • Kĩ thuật đồ họa nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường; (VD: phản ứng hạt nhân). • Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. • Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của CNTT&TT trong quá trình đổi mới PPDH. Có thể khẳng định rằng, môi trường CNTT&TT chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. Về thiết bị và đồ dùng dạy học: Có rất nhiều loại phương tiện dạy học với các hình thức và chức năng khác nhau, trong đó có: phương tiện tạo hình ảnh (bảng đen, tranh ảnh, bảng biểu, .), những phương tiện khuếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiện thu/phát khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghi âm, ). Các phương tiện dạy học này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học: • Thứ nhất: Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS được thuận lợi và có hiệu suất cao. • Thứ hai: Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em. 2) Khó khăn và thử thách Tuy nhiên, việc UDCNTT, thiết bị và đồ dùng dạy học trong thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thử thách • Thứ nhất: Về CSVC: - Nhà trường có 01 Phòng máy vi tính với 22 máy, có 17 máy kết nối mạng Internet, nhưng tốc độ đường truyền chưa cao, chỉ mới sử dụng để giảng dạy môn Tin học nhưng vẫn chưa đáp ứng được cho bộ môn này, chứ chưa nói đến việc tạo điều kiện cho GV và HS khai thác để phục vụ cho các bộ môn khác. - Có 2 máy chiếu nhưng 1 máy chất lượng thấp, chỉ có 1 phòng học dành cho dạy học ƯDCNTT nên có sự chồng chéo nhau giữa các tổ bộ môn khi triển khai tuần ƯDCNTT. Bàn ghế trong phòng học này còn thiếu nên từ đầu năm đến giờ GV vẫn chưa sử dụng được, việc sắp xếp bàn ghế trong phòng học này vẫn chưa đáp ứng được cho các tiết dạy có tổ chức hoạt động nhóm. - Thiết bị, đồ dùng dạy học ở các phòng thực hành Hóa-Sinh, phòng thực hành Lý dù đã được trang bị tương đối đầy đủ nhưng bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, sử dụng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học. Mặc dù trường ta đã có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhưng do thiếu kinh phí nên việc bổ sung, nâng cấp, bảo quản thiết bị còn chậm, chưa được đầu tư đúng mức. Chúng ta cũng chưa có người chuyên trách đủ khả năng để quản lý các phòng thiết bị và đồ dùng dạy học. Việc lắp đặt, sử dụng một số thiết bị dạy học gặp nhiều khó khăn. Nhiều thiết bị mới nhưng chất lượng không cao, cho kết quả thí nghiệm không chính xác, không kiểm chứng được lý thuyết. • Thứ hai: Về trình độ và năng lực giáo viên: Đội ngũ GV trường ta còn rất trẻ, khả năng sáng tạo còn rất cao. Giữa tháng 8, chúng ta đã được tập huấn về kỹ năng công nghệ và phương pháp dạy học của Khóa học khởi đầu do Intel tài trợ. Việc làm này có ý nghĩa không nhỏ trong việc mở ra cho GV một cách nhìn nhận mới về đổi mới PPDH và ƯDCNTT trong dạy học. Tuy nhiên, việc tiếp cận Khóa học khởi đầu của trường ta so với các trường khác còn chậm, GV trẻ thiếu kinh nghiệm nên còn lúng túng trong việc lựa chọn các PP, kỹ thuật DH tích cực; việc kết hợp các PP, kỹ thuật DH tích cực trong một tiết học cũng sẽ gặp không ít khó khăn; kỹ năng về công nghệ của GV cũng chưa đồng đều, nhiều GV còn ngại tiếp cận công nghệ. • Thứ ba: Chúng ta còn đồng nhất tiêu chuẩn đánh giá chung cho tất cả các loại tiết dạy và chưa có tiêu chí đánh giá phù hợp cho tiết dạy có ƯDCNTT. Trong thực tế, tùy theo nội dung của kiểu bài lên lớp mà người GV cân nhắc xem thử nên lựa chọn phương tiện, thiết bị dạy học nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả. Theo tôi, một tiết dạy thành công, ngoài việc ƯDCNTT ra thì vẫn còn các phương tiện dạy học khác vẫn có khả năng nâng cao chất lượng tiết học (phấn trắng, bảng đen, bảng phụ…), nhưng khi GV được dự giờ mà không có ƯDCNTT, mặc dù đã sử dụng các phương tiện dạy học khác rất tốt, thì vẫn không được đánh giá đạt điểm tối đa ở tiêu chí “sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp” . Điều này dẫn đến tâm lý của GV được dự giờ là phải soạn GAĐT một cách đối phó, chưa chú ý đến nội dung bài dạy, PPDH, kỹ thuật dạy học đã phù hợp với nội dung bài dạy hay chưa? Và chắc chắn nhiều GV sẽ gặp khó khăn, lúng túng, thiếu tự tin trong giờ dạy có ƯDCNTT. 3) Bài học kinh nghiệm và đề xuất Để cho việc UDCNTT, thiết bị và đồ dùng dạy học trong nhà trường có hiệu quả hơn, với kinh nghiệm của bản thân, tôi xin có một số ý kiến như sau: • Trước tiên: Chúng ta cần thay đổi nhận thức về việc UDCNTT. Cụ thể: - CNTT phải được xem như là một phương tiện dạy học đặc biệt, nó tích hợp công nghệ đa phương tiện. Những bài học, những nội dung nào cần tích hợp đa phương tiện (đặc biệt là âm thanh, hình ảnh trực quan, sinh động…) thì nên ƯDCNTT sẽ mang lại hiệu quả cao mà những phương tiện dạy học khác (phấn trắng, bảng đen, bảng phụ…) không thể có được. - CNTT cần được kết hợp với các PP và kỹ thuật dạy học tích cực một cách phù hợp mới mang lại hiệu quả cao. GV cần đầu tư thời gian, lập kế hoạch cho việc lựa chọn những nội dung, những bài học mà khả năng UDCNTT sẽ mang lại hiệu quả. GV cũng cần tham khảo thêm ý kiến của đồng nghiệp cho việc xây dựng kế hoạch này. - Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình. Việc làm này sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác; - Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của HS, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả; Cụ thể: + Với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc GV ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối hơn là việc phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. + Những mạch kiến thức “ vận dụng”, đặc biệt ở các tiết bài tập, đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các PPDH khác mới rèn luyện được kĩ năng cho HS hơn là việc GV gọi HS lên bảng làm bài rồi GV chỉnh sửa sau đó chiếu slide có lời giải cho HS ghi chép. (nhiều lúc lời giải sai do lỗi soạn thảo văn bản của GV). - Tổ trưởng bộ môn cần thường xuyên dự giờ của các thành viên trong tổ, nghiêm túc đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của tổ viên. Cần xem xét PPDH nào, cách thức tổ chức dạy học nào là thế mạnh của họ, khuyến khích họ tiếp tục phát huy PPDH, kỹ thuật dạy học đó. Đồng thời, khuyến khích họ lựa chọn những nội dung, bài dạy mà việc UDCNTT kết hợp với các PPDH và kỹ thuật tích cực sẽ mang lại hiệu quả, phát huy được tính tích cực của HS, phù hợp đặc điểm vùng miền. - Chuyên môn trường cần sớm đưa ra các tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng. Khen thưởng, động viên những GV tích cực UDCNTT, UDCNTT giỏi để tạo ra một phong trào thi đua trong tập thể GV hướng tới triển khai công nghệ học điện tử e-learning theo tinh thần của Bộ GD&ĐT. • Thứ hai: Một số kinh nghiệm trong việc UDCNTT, thiết kế bài giảng điện tử: - Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh, bản đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPoint làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng); - Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, súc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần sát chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung HS ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của HS; - Nội dung bài giảng cần chứa nhiều liên kết, đặc biệt là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … ) các liên kết này có thể đặt trong slide chủ, cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả. (Củng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm); - Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy cập vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, … - Cần xây dựng câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới, trao đổi những các làm hay. • Thứ ba: Cần nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học, như: - Trang bị thêm máy chiếu dành riêng cho phòng máy vi tính và có hướng dẫn sử dụng (vị trí đặt máy chiếu, đèn chiếu, độ sáng cũng cần xem xét), nâng cấp tốc độ đường truyền tạo điều kiện cho các bộ môn khác (đặc biệt là Sinh, Văn, Sử, Địa…) cùng sử dụng. - Nên có nhiều hơn một phòng học dành riêng cho tiết dạy có UDCNTT. Phòng học này phải được lắp đặt sẵn hệ thống máy chiếu, máy vi tính. Bàn ghế trong phòng học cũng phải được sắp xếp lại cho phù hợp với các tiết dạy có tổ chức hoạt động nhóm, khi HS hoạt động cá nhân cũng không cần phải sắp xếp lại. • Tóm lạit: Đổi mới PPDH hiện đang là vấn đề cốt yếu để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT, thiết bị và đồ dùng dạy học nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Trên đây là một số ý kiến chủ quan của tôi về việc UDCNTT, thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học trong đổi mới phương pháp. Rất mong được sự đóng góp của Hội nghị để bản thamluận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, xin chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo mạnh khỏe, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp! . trình bày bản tham luận của mình với nội dung : “ỨNG DỤNG CNTT, THIẾT BỊ DẠY HỌC, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP”. 1) Vì sao cần ƯDCNTT, thiết. Trường THPT Đakrông Bản tham luận: “ỨNG DỤNG CNTT, THIẾT BỊ DẠY HỌC, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG