1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI THAM LUẬN ĐÓNG GÓP SGK

2 755 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 43 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ TÂN TRƯỜNG THCS GÒ CÔNG ************* BÁO CÁO THAM LUẬN MÔN Lịch sử ******************* Người viết: Nguyễn THị Khiếu Đơn vị công tác: Trường THCS Gò Công . Kính thưa: Quý vị đại biểu , các quý thầy cô Có thể nói giáo dục ở mọi thời đại đều được coi là quốc sách hàng đầu. Và trong giáo dục việc đổi mới là yêu cầu thường xuyên quan trọng, bởi vì “ Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi về cấu trúc nội dung giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục với các môn ở mỗi lớp, mỗi cấp hoặc trình độ đào tạo” ( Luật giáo dục, NXB chính trị quốc gia HN-2005). Xuất phat từ những yêu cầu có tính pháp lệnh và cũng là nguyên tắc trương trình SGK Lịch sử đã được biên soạn, đổi mới và áp dụng vào thực tế. Nhìn chung nội dung chương trình Lịch sử được lưu hành trong nhà trường đã nhận được sự đồng thuận cao từ mọi phía trên các lĩnh vực: Nội dung và hình thức. Nói rõ hơn nội dung SGK Lịch sử đã có sự tiếp nhận, lựa chọn nhiều tư liệu lịch sử phù hợp với mục tiêu giáo dục và tình hình nhiệm vụ cụ thể của đất nước. Về hình thức đã khai thác được nhiều hơn các kênh hình hoặc kênh chữ miêu tả sự kiện giúp HS có sự tiếp thu bài học tốt hơn. Tuy nhiên, trong một số điều kiện nhất định SGK lịch sử vẫn còn có một số thiếu sót như bài quá dài và phân lượng kiến thức rộng tập chung chủ yếu ở các khối lớp 8,9. Đối với Trường THCS Gò Công khi áp dụng PPDH mới, vai trò học tập của HS được đẩy lên cao. Trong đó HS đóng vai trò chủ động GV chỉ là người hướng dẫn, các em hoạt động. Theo đó, để phát huy tính tích cực của HS trong việc học môn lịch sử Gv cần có sự kết hợp các phương pháp truyền đạt như nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận, sử dụng các dẫn chứng cụ thể…Vơi mục đích cuối cùng để HS nắm vững được đa ba phần là kiến thức, kỹ năng và thái độ của bài học, trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: * Về ưu điểm: - Đặc trưng môn học lịch sử vốn có nhiều tri thức thân quen và gần gũi với các môn khác như Văn học, một số loại truyện tranh được xuất bản mới nên thu hút được sự quan tâm và yêu thích môn học từ phía HS. Các em có khả năng hiểu bài nhanh và nắm vững phần kiến thức trọng tâm. - Nội dung chương trình được xây dựng trên nguyên tắc đồng tâm có sự lien kết vì vậy giúp HS hình thành thế giới quan khoa học theo một logic hợp lý. - Bằng việc kết hơp nhuần nhuyễn cá PPDH GV có thể huy động đa số HS tham gia vào quá trình học tập, tiết học thường diẽn ra sôi nổi, hào hứng. * Một số tồn tại: - Như đã nói ở phần trên một số bài phân lượng kiến thức quá dài nên GV không thể truyền tải đến HS đầy đủ trong vòng 45 phút. - Ở một số bài khối lượng kiến thức rộng trong khi trình độ nhận thức của HS còn hạn chế. - Lịc sử là một môn yêu cầu tính trực quan cao nhưng nhà trường không đủ thiết bị dạy và học để phục vụ. - Phần lịch sử địa phương là một học phần rất quan trọng, có ý nghĩa giúp HS hiểu biết và thêm yêu que hương mình nhưng đến nay tài liệu dạy học còn quá ít, HS không có điều kiện đi thực tế để nắm bắt đúng vấn đề lịch sử. - HS trường phần lớn đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không nhận được sự quan tâm từ phụ huynh nên việc đốc thúc các em học bài, làm bài ở nhà kém gây khó khăn cho các tiết học. Trên đây là kinh nghiệm mà cá nhân tôi trong quá trình công tác đã rút ra. Qua đó tôi có một vài đề xuất đến các cấp lãnh đạo như sau: - Cung cấp thêm các tư liệu, thiết bị để giúp tiết dạy được hoàn chỉnh hơn. - Bổ sung thêm một số tư liệu về lịch sử địa phương. - Nên thường xuyên tạo điều kiện cho GV nhất là GV trực tiếp giảng dạy môn lịch sử có điều kiện giáo lưu học hỏi, tham quan thực tế để tích lũy thêm kiến thức. - Có sự phân công hợp lý hơn trong quá trình giảng dạy môn lịch sử. Học sinh là những mầm xanh, là chủ nhân tương lai của đất nước, giáo dục học sinh cần giáo dục trước nhất là tư tưởng đạo đức, cần giúp các em nắm được quá trình hình thành thế giới, quá trình dựng nước và giữ nước từ đó các em sẽ thêm yêu quê hương, đất nước, chân trọng và tự hào những gì cha ông để lại. Lịch sử một môn học có thể đáp ứng được những yêu cầu đó. Vơi sý nghĩa quan trọng của bộ môn và tâm huyết của một GV tôi tha thiết đề nghị quý vị đại biểu, các cấp lãnh đạo hãy quan tâm hơn nữa đến môn học, để tương lai HS Việt Nam không còn tình trạng “ Đói kiến thức Lịch sử”. Chân trọng kính chào! . giúp HS có sự tiếp thu bài học tốt hơn. Tuy nhiên, trong một số điều kiện nhất định SGK lịch sử vẫn còn có một số thiếu sót như bài quá dài và phân lượng. GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ TÂN TRƯỜNG THCS GÒ CÔNG ************* BÁO CÁO THAM LUẬN MÔN Lịch sử ******************* Người viết: Nguyễn THị Khiếu Đơn vị

Ngày đăng: 17/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w