1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI THAM LUẬN ĐÓNG GÓP SGK

3 866 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 46 KB

Nội dung

Chương trình SGK Ngữ văn ở THCS cũng có những thay đổi lớn nhằm khẳng định vai trò, tầm quan trọng của môn học đối với việc giáo dục học sinh.. Do vậy, giáo viên dạy Ngữ văn phải có nhữn

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ TÂN

TRƯỜNG THCS GÒ CÔNG

*************

BÁO CÁO THAM LUẬN MÔN Ngữ Văn

*******************

Người viết: Trần Thị Oanh Hà Đơn vị công tác: Trường THCS Gò Công

I.Phần mở đầu:

trình giáo dục phổ thông mới,bắt đầu từ lớp 1 Cùng với việc ban hành chương trình giáo dục, sách giáo khoa ở tất cả các môn học đều được biên soạn lại Chương trình SGK Ngữ văn ở THCS cũng có những thay đổi lớn nhằm khẳng định vai trò, tầm quan trọng của môn học đối với việc giáo dục học sinh Do vậy, giáo viên dạy Ngữ văn phải có những đổi mới trong việc kiểm tra, đánh giá và đặc biệt là đổi mới PPDH môn Ngữ văn để có kết quả giáo dục hiệu quả nhất

II.Phần nội dung:

Có rất nhiều căn cứ để đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THCS: Căn cứ vào chương trình SGK Ngữ văn có nhiều thay đổi; căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của HS;căn cứ vào từng đặc trưng của phân môn văn học,tiếng việt, tập làm văn…dựa vào một số căn cứ đã nêu kết hợp với cơ sở thực tiễn ta tháy cần nhanh chóng thúc đẩy việc đổi mới PPDH văn nói chung và ở trường THCS nói riêng.Ở nước ta, những thay đổi trong cách dạy học của người GV vẫn rất chạm chạp.Những PPDH cũ đã đi sâu thành thói quen nay không còn phù hợp với một đất nước đang trên đà phát triển Có rất nhiều vấn đề đặt ra với việc đổi mới PPDH Ngữ văn ở THCS, trong bài tham luận này tôi xin được đề câp đến một ssố biện pháp nhằm thúc đẩy việc đổi mối PPDH Ngữ văn ở THCS nhằm phát huy tính chủ động,tích cực,sáng tạo ở HS

1.Đổi mới PPDH Ngữ văn ở THCS dựa trên những đổi mới PPDH nói chung:

- Đổi mới PPDH theo định hướng chung hiện nay là: Tích cực hóa hoạt động học tập của HS và hoạt động dạy học của giáo viên Trong dạy học môn ngữ văn mục tiêu, định hướng nà càng phải được chú trọng Nếu như trước kia HS chỉ là chủ thể thụ động trước những bài giảng của giáo viên thì ngày nay chúng ta cần phát huy tính chủ động của HS

Cụ thể là:

+ HS tự học, tự tiếp nhận các văn bản trước sự hướng dẫn chỉ đạo của GV

Trang 2

+ HS mạnh dạn trình bày ý kiến quan điểm của mình, tích cực tham gia thảo luận các vấn đề mà GV đưa ra

+ HS biết sưu tầm, tìm hiểu ở địa phương các tư liệu về văn, tiếng việt, tập làm văn…

- Để HS chủ động tích cực trong giờ học ngữ văn vai trò của người GV rất quan trọng

+ Người GV đổi mới PPDH không có nghĩa là GV phải từ bỏ những PPDH cũ, áp dụng máy móc một vài PPDH mới mà người GV phải biết nắm vững các phương pháp, nắm vững hoàn cảnh thực tế để vận dụng có hiệu quả

+ Trong quá trình dạy học, người GV không nên chỉ áp dụng độc tôn một phương pháp mà chúng ta phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau

VD : Khi dạy văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” ( Chương trình ngữ văn 6 tập II)

GV không chỉ vận dụng phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp gợi tìm, mà GV có thể cho HS quan sát tranh nêu nhận xét, thảo luận nhóm,…GV tích hợp với phần tập làm văn( Về văn miêu tả),…

+ Trong quá trình dạy học ngữ văn, GV không nên cho HS học thuộc quá nhiều, nên giảng giải những vấn đề mà HS thắc mắc rồi từ đó yêu cầu HS ghi nhớ, hiểu được những gì mình học , mình viết thì mới phát huy được tính chủ động, sáng tạo ở HS

2 Biết liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học môn ngữ văn ở trường THCS

“ Văn học là nhân học” Vì vậy dạy học môn ngữ văn trong nhà trường không chỉ giúp cho HS có những kiến thức cơ bản của bộ môn mà còn giúp HS học đạo đức, học làm người Trong quá trình dạy ngữ văn đặc biệt là dạy các văn bản, GV nên biết vận dụng những bài học rút ra từ văn bản để HS áp dụng vào thực tế bài học một cách sáng tạo

- Trong quá trình dạy học ngữ văn, GV nên hướng dẫn, đặt những câu hỏi gợi mở

để HS tự rút ra nhận xét, suy nghĩ, tự đưa ra ý kiến của mình trước vấn đề, GV không nên

áp đặt HS phải suy nghĩ theo một hướng nhất định

3 GV nên tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học trong khi giảng dạy môn ngữ văn:

- Vì nhiều lý do khác nhau ( điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,…) GV chưa khai thác triệt để tác dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong khi giảng dạy ngữ văn

- Trong giờ ngữ văn để tránh gây sự nhàm chán của HS, Gv nên sử dụng một số thiét bị dạy học phù hợp với tiết dạy

VD: Trong tiết “ Luyện nói văn miêu tả” ( Ngữ văn 6 tập 2) GV nên cho HS thảo luận cử đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Từ đó hình thành cho HS thái độ

tự tin khi đứng trước tập thể, rèn luyện tính chủ động trong khi giáo tiếp Sauk hi HS lên

Trang 3

luyện nói GV có thể sử dụng băng đĩa miêu tả một cảnh vật nào đó để HS quan sát, rút kinh nghiệm

- Trong một số giờ học văn tự chọn, GV nên cho HS đọc phân vai một số văn bản,

tự diễn kịch để phát huy tính tích cực, sự hứng thú ở HS

III Phần kết:

Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, trên con đường xây dựng XHCN đào tạo những con người “ Vừa hồng, vừa chuyên” Vì vậy đối với bộ môn ngữ văn ở trường THCS nói riêng và đối với nền giáo dục nói chung chúng ta phải đổi mới phương pháp sao cho phù hợp với thực tiễn đạt được những kết quả cao nhất

Ngày đăng: 21/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w