Tham luan GVCN lop

5 245 0
Tham luan GVCN lop

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ LUẬT TÍCH CỰC Trước hết, giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) lớp là người quản lý giáo dục HS toàn diện 1 lớp. GVCN lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh(HS). GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp TrPT là đoàn đội trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách. Ngoài ra, GVCN phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng HS, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh . GVCN cần đặc biệt quan tâm tới việc đồng thời quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Vì vậy GVCN cần phải kết hợp nhiều phương pháp giáo dục HS và biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực là hết sức cần thiét Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục kỷ luật dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần HS, có sự thỏa thuận giữa GV – HS và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng HS * Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp Giáo Dục Kỷ Luật Tích Cực đối với HS. Nếu GV tổ chức lớp học bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, học sinh sẽ: - Có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến. - Tích cực, chủ động hơn trong học tập. - Tự tin trước đám đông. - Phát huy được khả năng của cá nhân. Khi sử dụng biện pháp Giáo Dục Kỷ Luật Tích Cực, GV sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp sau: - Giảm được áp lực quản lý lớp học vì HS hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Từ đó GV tạo được sự tin tưởng nơi HS, được HS tôn trọng và quý mến. GV: Lê Thị Khánh - 1 - GVCN Lớp 7A1 TRƯỜNG THCS THANH SƠN GV: Lê Thị Khánh GVCN Lớp 7A1 - Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. - Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Được sự đồng tình, ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội. * Lợi ích của biện pháp Giáo Dục Kỷ Luật Tích Cực đối với nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội: - Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội. - Có được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, công hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai. - Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực. + Trong thực tế có nhiều biện pháp giáo dục kĩ luật đối với HS trong lớp học, sau đây là những biện pháp giáo dục kĩ luật tích cực có thể áp dụng trong lớp học đó là: - Thay đổi cách cư xử trong lớp học - Quan tâm đến những khó khăn của HS - Tăng cường sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy - Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp Thay đổi cách cư xử trong lớp học Thay đổi cách cư xử là dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy HS có thái độ cư xử, hành vi đúng. Muốn thay đổi cách cư xử trong lớp học chúng ta cần: + Đối với giáo viên: - Quan tâm chăm sóc bản thân mình. - Dành thời gian suy nghĩ về sự thay đổi mà mình đã trải qua. - Thành lập hoặc đến với nhóm trợ giúp để mọi người giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện sự thay đổi. - Ghi chép nhật kí để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đã được thực hiện trong quá trình thay đổi giáo dục kỉ luật. + Đối với lớp học: - Xây dựng các quy tắc rõ ràng và nhất quán. - Khuyến khích, động viên tích cực. GV: Lê Thị Khánh - 2 - GVCN Lớp 7A1 - Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán. - HS hiểu được cách xử sự của mình là sai. - Không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực - Phải công bằng, khoan dung, tránh gây căng thẳng. - Không đơn điệu và máy móc trong mọi trường hợp. - Không phạt HS vì những lỗi do ngoại cảnh khách quan tác động . - Làm gương trong cách cư xử. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh. - GV hiểu được những trở ngại trong học tập và những khó khăn trong đời sống của HS khiến HS có cách cư xử chưa đúng và có cách thức ứng xử và giúp đỡ các em - GV tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về hoàn cảnh gia đình, những tổn thương về sức khoẻ, tâm lí do bị hiểu nhầm, bị đánh đập, bị lạm dụng…để chia sẻ và giúp các em tháo gỡ sẽ giúp giáo viên không cần phải dùng đến mạnh mà vẫn giáo dục HS có kết quả. Để tìm hiểu nguyên nhân và trợ giúp HS giải quyết những khó khăn cần lưu ý một số điểm sau: - Tránh đối đầu với HS - Lắng nghe và chú ý xem xét vấn đề từ phía HS, biểu lộ sự cảm thông - Cần tránh “lên lớp” hoặc đưa ra những từ chỉ trích. - Cần giúp các em hiểu rõ vấn đề và tìm ra những giải pháp phù hợp. Tăng cường sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy lớp học. - GV hiểu được thế nào là sự tham gia của HS. Xác định được lợi ích sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy lớp học. - Sự tham gia là HS được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến. - Ý kiến của HS được lắng nghe và tôn trọng. Việc tăng cường sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì: - Giúp học sinh hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy - HS rèn được khả năng thể hiện suy nghĩ và đưa ra quyết định - Phát huy tinh thần tập thể và tinh thần trách nhiệm với những nội quy mà các em đã đưa ra. + Để xây dựng nội quy lớp học nên lưu ý: Giáo viên nên tham khảo các tài liệu liên quan đến quyền trẻ em (Công uớc Quốc tế về Quyền trẻ em, Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luật giáo dục…) GV: Lê Thị Khánh - 3 - GVCN Lớp 7A1 Để nội quy lớp học có tính khả thi thì cần chú ý những yêu cầu sau: - Đáp ứng được mục tiêu giáo dục. - Xây dựng ngay từ đầu năm học và có thể điều chỉnh và bổ sung vào mồi học kì. Các hoạt động xây dựng tập thể lớp học. Thế nào là một tập thể lớp tốt và vai trò của giáo viên và học sinh trong các hoạt động xây dựng tập thể lớp. - Xác định được cách thức hoạt động xây dựng tập thể lớp. - Tập thể lớp tốt là tập thể lớp có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực. + Vai trò của GV và HS: Nhiệt tình, tâm huyết, thương yêu HS, tôn trọng HS, có kĩ năng giao tiếp tốt, có kĩ năng tổ chức các hoạt động, biết cách giải quyết và hướng dẫn HS giải quyết các xung đột. * Để có được tập thể lớp tốt cần xây dựng những hoạt động sau - Tạo ra một hình ảnh lớp học lý tưởng. - Rèn HS ý thức tự giác, thực hiện kỉ luật lớp học. - Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. + Suy nghĩ về trách nhiệm của GV và HS. - HS đóng vai trò người quan sát. - Tạo môi trường an toàn để giải quyết vấn đề. - Tìm hiểu những nhu cầu và mong muốn của HS về lớp học. - Nhận biết về cảm xúc của HS. - Hộp thư vui dành cho HS. - Hãy khen ngợi, đừng chê bai. Công nhận và khuyến khích những đặc điểm tốt. - Tăng cường sự gắn bó giữa gia đình và gia đình. Học viên biết cách sử dụng biện pháp giáo dục tích cực và ứng xử phù hợp trong những tình huống cụ thể. Tóm lại. Có nhiều có nhiều biện pháp giáo dục kĩ luật tích cực trong lớp học. Các biện pháp có sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình áp dụng, GV cần lưạ chọn các biện pháp phù hợp với đối tương HS. GV: Lê Thị Khánh - 4 - GVCN Lớp 7A1 Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác, và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Chi Hội CMHS, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng . Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN phải thường xuyên trao đổi kiến thức để có tầm nhìn rộng rãi. Phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của HS. Khi xử lí các tình huống sư phạm không được rập khuôn máy móc mà phải biết dựa vào từng trường hợp cụ thể, từng đối tượng cụ thể có như vậy mới phát huy được tính giáo dục kỷ luật tích cực. GV: Lê Thị Khánh - 5 - GVCN Lớp 7A1 . Tăng cường sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy lớp học. - GV hiểu được thế nào là sự tham gia của HS. Xác định được lợi ích sự tham gia của HS. lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh(HS). GVCN

Ngày đăng: 29/10/2013, 08:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan