1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống cấp nước thành phố đà nẵng

84 72 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Công việc phân tích, đầu tư và quản lý mạng lưới đường ống chưa chính xác, chưa ứng phó được với các kịch bản xảy ra trên toàn hệ thống cấp nước cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những k

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài : 5

2 Mục tiêu của đề tài : 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 7

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu : 8

5 Nội dung nghiên cứu : 8

6 Dự kiến kết quả đạt được : 9

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CẤP NƯỚC 10

1.1 Nghiên cứu cấp nước hiệu quả: 10

1.1.1 Nghiên cứu cấp nước hiệu quả các nước trên thế giới : 10

1.1.2 Nghiên cứu cấp nước hiệu quả tại Việt Nam : 13

1.2 Khái quát về thành phố Đà Nẵng : 15

1.2.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng : 15

1.2.2 Thực trạng cấp nước thành phố Đà Nẵng : 20

1.2.3 Thực trạng nguồn nước thô cấp cho thành phố Đà Nẵng : 29

1.3 Quản lý cấp nước thành phố Đà Nẵng : 31

1.3.1 Thực trạng công tác quản lý cấp nước thành phố Đà Nẵng : 31

1.3.2 Đánh giá công tác quản lý cấp nước thành phố Đà Nẵng : 32

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cấp nước hiệu quả cho thành phố Đà Nẵng : 34

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 35

2.1 Cơ sở pháp lý : 35

2.1.1 Các văn bản pháp luật của nhà nước : 35

2.1.2 Các văn bản pháp luật của thành phố Đà Nẵng : 35

2.2 Cơ sở thực tiễn : 36

Trang 2

2.2.1 Định hướng quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng : 36

2.2.2 Nguồn nước, hệ thống cấp nước trong tương lai : 37

2.2.3 Nhu cầu dùng nước trong tương lai : 41

2.3 Cơ sở khoa học : 42

2.3.1 Ứng dụng phần mềm Epanet để mô phỏng HTCN, 2020 : 44

2.3.2 Xây dựng hệ thống cấp nước trên mô hình Epanet : 44

2.3.3 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình Epanet : 52

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ 56

3.1 Xây dựng kịch bản rủi ro trên hệ thống cấp nước : 56

3.1.1 Rủi ro nhiễm mặn nguồn nước thô tại nhà máy nước Cầu Đỏ : 56

3.1.2 Ứng dụng rủi ro vào mô hình Epanet : 58

3.1.3 Đánh giá tác động rủi ro trên mô hình : 58

3.2 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật ứng phó kịch bản rủi ro : 62

3.2.1 Đề xuất các giải pháp cho hệ thống cấp nước trên mô hình : 62

3.2.2 Phân tích lựa chọn giải pháp tối ưu : 64

3.2.3 Ứng dụng giải pháp vận hành thực tế : 67

3.3 Đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý : 67

3.3.1 Giải pháp về cơ chế tổ chức : 67

3.3.2 Giải pháp về quản lý và tham gia cộng đồng : 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : 69

PHỤ LỤC : 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của ARISU 11

Hình 1.2 Tình hình hoạt động của ARISU 11

Hình 1.3 Thành tích đạt được của ARISU 12

Hình 1.4 Quy hoạch phát triển không gian đô thị thành phố Đà Nẵng 15

Hình 1.5 Tổng quan vị trí các nhà máy cấp nước thành phố Đà Nẵng 20

Hình 1.6 Vị trí nhà máy nước Cầu Đỏ 21

Hình 1.7 Vi trí nhà máy nước Sân Bay 21

Hình 1.8 Vị trí nhà máy nước Sơn Trà 22

Hình 1.9 Vị trí nhà máy nước Hải Vân 23

Hình 1.10 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 31

Hình 2.1 Sơ đồ các bước thực hiện cấp nước an toàn 43

Hình 2.2 Mạng lưới đường ống thể hiện trên file (.DWG) 45

Hình 2.3 Hệ thống cấp nước trên mô hình Epanet 45

Hình 2.4 Bản đồ cao độ của thành phố Đà Nẵng 47

Hình 2.5 Tên (ID) và khai báo mẫu hình sử dụng nước theo giờ trong ngày 48

Hình 2.6 Mô phỏng thử 24h HTCN trên mô hình Epanet 53

Hình 2.7 Mô hình báo lỗi khi khai báo bất hợp lý 54

Hình 2.8 Áp lực âm toàn hệ thống khi khai báo bất hợp lý 55

Hình 3.1 Biểu đồ mặn tại nhà máy nước Cầu Đỏ 2018 56

Hình 3.2 Biểu đồ mặn tại nhà máy nước Cầu Đỏ 2019 57

Hình 3.3 Áp lực khi rủi ro tại các giờ dùng nước thấp 58

Hình 3.4 Lưu lượng khi rủi ro tại các giờ dùng nước thấp 59

Hình 3.5 Áp lực khi rủi ro tại các giờ dùng nước cao nhất 59

Hình 3.6 Lưu lượng khi rủi ro tại các giờ dùng nước cao nhất 60

Hình 3.7 Áp lực khi không rủi ro tại các giờ dùng nước cao nhất 61

Hình 3.8 Tuyến ống đề xuất D315 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa 62

Hình 3.9 Mô hình hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng tối ưu 63

Hình 3.10 Lỗi mô hình áp lực âm và bơm vượt lưu lượng giải pháp 1 64

Hình 3.11 Áp lực khi đề xuất giải pháp 1 tại các giờ dùng nước cao nhất 65

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng 19

Bảng 1.2 Dân số tính toán cho từng Quận, Huyện thành phố Đà Nẵng 2020 19

Bảng 2.1 Liệt kê khai thác nguồn nước thô TP Đà Nẵng 38

Bảng 2.2 Công suất quy hoạch các nhà máy nước 39

Bảng 2.3 Tổng hợp nhu cầu dùng nước đô thị (ngày max) 42

Bảng 2.4 Xác định Roughness, hệ số nhám Epanet 47

Bảng 2.5 Thống kê số lượng máy bơm - bể chứa 50

Bảng 2.6 Thay đổi Q bơm bất hợp lý tại nhà máy nước Cầu Đỏ 54

Bảng 3.1 So sánh lưu lượng đoạn ống C2 đến C3 với 2 kịch bản 61

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài :

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, tồn tại của con người và tất cả các sinh vật trên Trái Đất Nước là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải là bất tận Ngày nay, với sự gia tăng dân số cũng như sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật dẫn đến nhu cầu nước sạch càng ngày càng tăng dẫn đến tình trạng khan hiếm nước ở nhiều quốc gia nói chung trong đó có Việt Nam

Đà Nẵng hiện nay là đô thị loại I trực thuộc trung ương Trong những năm qua thành phố Đà Nẵng là đô thị tiên phong trong việc đô thị hóa, tạo dựng không gian phát triển đô thị với nhiều khu dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu đô thị mới,… được đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho cư dân đô thị được xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chỉnh trang góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của thành phố trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của khu vực Miền trung và Tây nguyên Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng tập trung chú trọng đầu tư phát triển các khu du lịch, khu đô thị mới, khu vực ngoại thành kết hợp với việc chỉnh trang nâng cấp cải tạo các khu vực nội thành, tiến tới một đô thị văn minh hiện đại, bền vững đáp ứng các nhu cầu phát triển của thành phố Công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt vẫn gặp nhiều khó khăn, bất cập Đặc biệt là vấn đề đầu tư xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Hệ thống hạ tầng

kỹ thuật, là nền tảng của sinh hoạt đô thị, nó cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho đời sống đô thị, trong đó cấp nước giữ vị trí quan trọng

Thành Phố Đà Nẵng đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa gia tăng khá nhanh, dẫn đến cơ cấu kinh tế xã hội liên tục phải điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình phát triển chung Các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong đó có cấp nước phục vụ nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất trong các đô thị chưa đạt được trình độ quản lý tốt, dẫn đến cấp nước cho từng khu vực chưa đồng

bộ, làm thiệt hại kinh tế đáng kể cho doanh nghiệp cấp nước Mặc khác, không đáp ứng được nhu cầu dùng nước tốt nhất cho các đối tượng dùng nước

Trang 6

Cụ thể, sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng một số khu vực trọng điểm như quận Liên Chiểu, quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, các dự án khu du lịch , các nhà hàng , khách sạn , cao ốc phát triển mạnh, các khu dân cư mới hình thành nên nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật cấp nước chưa theo kịp Nắng nóng kéo dài khiến thủy triều sông Hàn xuống thấp, lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về ít do các nhà máy thủy điện thượng nguồn dừng sản xuất điện cũng như xả nước khiến nguồn cung cấp nước thô chính tại sông Cầu Đỏ nhiễm mặn, công suất cấp nước chỉ đạt 70%, thiếu nước vẫn xảy ra thường xuyên tại các mùa cao điểm, đặc biệt là các mùa nắng nóng Áp lực trong mạng lưới hệ thống đang ở mức 0,3 - 2,7 bar tương đương với 3 - 27 mét cột nước, một số điểm phía cuối

mạng lưới chỉ đạt chưa đến 0,1 bar (DAWACO,2018), áp lực nước như vậy là chưa

lý tưởng Người dân vẫn thường xuyên sử dụng nước khó khăn, cuộc sống sinh hoạt

bị đảo lộn, cùng là người dân một thành phố, cùng đóng một giá tiền nước sạch như nhau, nhưng ở các vùng còn lại thì được sử dụng nước nhiều, áp lực mạnh, còn các khu vực trên thì luôn gặp phải tình trạng thiếu nước như vậy

Thực trạng việc quản lý hệ thống cấp nước thành phố vẫn trong tình trạng chưa toàn diện và chưa đạt hiệu quả cao Công việc phân tích, đầu tư và quản lý mạng lưới đường ống chưa chính xác, chưa ứng phó được với các kịch bản xảy ra trên toàn hệ thống cấp nước cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn và thách thức của Công ty cổ phần cấp nước Đà Nẵng (DAWACO)

Trong nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) đã có nhiều kinh phí đầu tư cho hệ thống cấp nước của mình, từ nâng cấp cải tạo các nhà máy, phát triển mạng lưới cấp nước, thiết bị điện tử, phần mềm quản lý… Tuy nhiên, vẫn chưa mở ra được một một bức tranh quản lý tối ưu nhất cho hệ thống cấp nước của mình

Nhận thức được tầm quan trọng này, trung ương và chính quyền thành phố đã ban hành một số cơ chế chính sách, thông qua các chương trình, dự án với sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm cải thiện hiệu quả, chất lượng về cấp nước trên địa bàn, với tình hình mới về phát triển đô thị như hiện nay, cấp nước của thành phố Đà Nẵng phải đạt được trình độ quản lý tiên tiến nhất để

Trang 7

đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực

Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng ” là hết sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu thiết

thực, điều kiện thực tế của hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng hiện tại và trong tương lai

2 Mục tiêu của đề tài :

Nghiên cứu, phân tích hệ thống cấp nước chính xác bằng các" mô hình thủy lực "

mô phỏng toàn diện hệ thống cấp nước năm 2020, qua đó sẽ đánh giá với tất cả các kịch bản cấp nước, đối với một số trường hợp rủi ro, có thể phát hiện trước được sự

cố xảy ra, đề xuất giải pháp kỹ thuật tối ưu để ứng phó kịp thời với những vấn đề thách thức, loại bỏ các kịch bản xấu, từ đó sẽ làm cơ sở để giải quyết các vấn đề thực tế " Nâng cao hiệu quả cấp nước cho hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng "

Hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng sẽ có những cách làm mới chính xác nhất, sáng tạo và hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu dùng nước cho mọi đối tượng trên địa bàn được luôn luôn " đồng bộ ", hạn chế được tình trạng khu vực dùng nước yếu

và khu vực dùng nước mạnh góp phần ổn định cho cuộc sống của người dân và cho

sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của Thành phố trong tương lai Tinh gọn được

bộ máy quản lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp cấp nước thành phố Đà Nẵng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu : Hệ thống cấp nước đô thị bao gồm các nhà máy và mạng

lưới đường ống cấp 1&2

Phạm vi nghiên cứu : Hệ thống cấp nước đô thị thành phố Đà Nẵng

Trang 8

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu :

Tiếp cận lý thuyết : Tổng hợp nghiên cứu về cấp nước hiệu quả cho hệ thống cấp

nước tại Việt Nam và các nước trên thế giới Hiện trạng cấp nước của hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng Ngoài ra, tiếp cận các phần mềm mô phỏng hệ thống cấp nước đô thị và những phần mềm chuyên ngành cần sử dụng

Tiếp cận thực tế : Khảo sát, thu thập, điều tra các số liệu cần thiết trong thực tế , bao

gồm các số liệu đã được cập nhập và chưa được cập nhập để phục vụ công tác nghiên cứu một cách chính xác nhất

Phương pháp nghiên cứu :

+ Tiếp cận các mô hình cấp nước hiệu quả trong và ngoài nước

+ Kế thừa các nội dung chọn lọc

+ Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu (bao gồm số liệu hiện trạng và số liệu quy hoạch)

+ Cập nhập các khó khăn thách thức, tính cấp thiết của phạm vi nghiên cứu

+ Phương pháp hệ thống hóa, mô hình hóa

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu

+ Đề xuất các giải pháp kỹ thuật

+ Đánh giá kết quả

+ Phương pháp vận dụng có tính kế thừa giá trị khoa học và các đề xuất mới

5 Nội dung nghiên cứu :

- Đánh giá thực trạng cấp nước tại thành phố Đà Nẵng

- Xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác cấp nước

- Đề xuất các giải pháp cấp nước hiệu quả tại thành phố Đà Nẵng 2020

Trang 9

6 Dự kiến kết quả đạt được :

Thông qua nghiên cứu mới, đánh giá chính xác công tác cấp nước tại thành phố qua

đó chỉ ra những bất cập tồn tại trong hệ thống cấp nước Dựa trên cơ sở khoa học để

đề xuất các giải pháp hợp lý triển khai thực hiện cấp nước trên địa bàn thành phố Trong quá trình nghiên cứu, luận văn căn cứ vào các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật

đã được nhà nước quy định và ban hành, hệ thống các văn bản pháp quy của nhà nước, của thành phố, đồng thời áp dụng, học tập những kinh nghiệm phù hợp về công tác cấp nước của các đô thị trong và ngoài nước

Những đề xuất giải pháp của luận văn về công tác cấp nước hiệu quả cho thành phố

Đà Nẵng, sẽ làm cơ sở cho doanh nghiệp cấp nước Đà Nẵng nghiên cứu và đưa vào

áp dụng, triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố

Trang 10

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CẤP NƯỚC

1.1 Nghiên cứu cấp nước hiệu quả:

1.1.1 Nghiên cứu cấp nước hiệu quả các nước trên thế giới :

Trên thế giới, vào những năm 800 trước Công Nguyên (tr.CN), hệ thống cấp nước

đô thị xuất hiện sớm nhất tại La Mã Điển hình là công trình dẫn nước vào thành phố bằng kênh tự chảy, trong thành phố nước được đưa đến các bể tập trung, từ đó theo đường ống đến các lâu đài của nhà quyền quý và đến bể chứa công cộng cho người dân sử dụng Vào những năm 1800 các thành phố ở châu Âu, châu Mỹ đã có những hệ thống cấp nước khá đầy đủ với các thành phần như : công trình thu, trạm

xử lý, mạng lưới, Ngày nay, trên thế giới, vấn đề cấp nước hiệu quả, an toàn và liên tục là một bài toán khó với nhiều thách thức, ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên,

do tác động của môi trường, sự phát triển bùng nổ nhanh chóng của đô thị, do công tác quản lý cấp nước của đơn vị cung cấp nước, và các nguyên nhân khác khiến việc cấp nước chưa hiệu quả Nhưng tại một số nước với nhiều thách thức khó khăn, nhưng bằng năng lực quản lý tốt về nhân sự, về quản lý mô hình, họ định hướng được các tình huống xấu, ứng phó trước được các phương án cấp nước để giải quyết các thách thức, nâng cao hiệu quả cấp nước của mình Điển hình tại một số nơi trên thế giới

Tại thành phố Seoul của Hàn Quốc : (seoulsolution.kr,2017) ARISU là đơn vị cấp nước lớn nhất Hàn Quốc, và chiếm 20% thị trường nước của Hàn Quốc ARISU

cũng đã trải qua tốc độ đô thị hóa nhanh của thành phố Seoul và sự phát triển dân

số, nhưng với sự quản lý chặt chẽ và cải cách liên tục ARISU được công nhận là

đơn vị cấp nước tiêu chuẩn hàng đầu thế giới Để đạt được những thành công to lớn

như vậy ARISU đã quản lý hiệu quả kỹ thuật và cải cách chế độ tinh giảm tổ chức,

để nâng cao hiệu quả cấp nước sạch của mình

Trang 11

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của ARISU

Hình 1.2 Tình hình hoạt động của ARISU

Trang 12

Hình 1.3 Thành tích đạt được của ARISU

Các công tác để cấp nước hiệu quả của ARISU : Trong hoàn cảnh khó khăn với

mức chênh lệch cao thấp của địa hình rất lớn, và chênh lệch nhiệt độ theo từng mùa cao, chế độ nước thô không ổn định, với sự quản lý tỉ mỉ mang tính hệ thống hóa

mô hình, quản lý chặt chẽ kỹ thuật cấp nước từ nguồn nước thô đến vòi nước, mô phỏng thủy lực và đánh giá chính xác cùng với sự ứng dụng vận hành khoa học ARISU đã cung cấp nước sạch cho người dân thành phố Seoul một cách ổn định, bền vững ARISU còn thực hiện một số công tác khác như :

Trang 13

Ngoài ra, ARISU luôn gửi các cán bộ chuyên môn đến các thành phố nước ngoài để học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiến hành tư vấn và chẩn đoán kỹ thuật về tổng thể hệ thống cấp nước Tại Việt Nam các tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh Hải Dương là các đơn vị đã hợp tác với ARISU để nghiên cứu tối ưu cấp nước hiệu quả địa phương

Tại thành phố New York, Mỹ : (Soha.vn,2016) Nguồn nước được xử lý tại các lưu

vực Catskill và Delaware nằm cách trung tâm thành phố 201km về phía Tây cung cấp hơn 90% lượng nước cho thành phố Tất cả lượng nước đó được dẫn đến thành phố nhờ trọng lực " nguồn năng lượng hiệu quả " Áp lực nước đủ để đưa nước đến tầng thứ 6 của hầu hết các tòa nhà Là một thành phố lớn bậc nhất thế giới với công suất hoạt động liên tục nhưng New York chưa từng xảy ra một đợt thiếu nước nào

Có thể thấy New York rất chú trọng đến hiệu quả cấp nước sinh hoạt Để đạt được các hiệu quả này New York đã nghiên cứu ứng dụng vận hành rất nhiều các giải pháp kỹ thuật, trong đó đặc biệt là mô phỏng phân tích thủy lực chính xác bằng các phần mềm thủy lực nội địa của hãng ( Benley - Mỹ ) và các phần mềm của tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ ( US EPA )

1.1.2 Nghiên cứu cấp nước hiệu quả tại Việt Nam :

Tại Việt Nam, năm 1894 hệ thống cấp nước đô thị đã được bắt đầu từ việc khoan giếng mạch nông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ) Năm 1896 hệ

Trang 14

thống cấp nước tại Hà Nội được chính thức đưa vào vận hành Ngày nay, ở nước ta, nhìn chung vấn đề cấp nước hiệu quả, an toàn và liên tục là chưa thực sự tối ưu Các đơn vị cấp nước tại các tỉnh thành hầu hết vẫn giải quyết các khó khăn thách thức, các tình huống bằng các biện pháp tức thời, sau khi có sự cố mới bắt đầu tìm hướng khắc phục, chưa thực hiện rộng rãi các phương hướng ứng phó chính xác chuẩn bị trước bằng cách nghiên cứu mô hình, quản lý kỹ thuật mô hình Các mô hình vẫn được ứng dụng nhưng chỉ quản lý một số kỹ thuật như chống thất thoát hoặc quản

lý vùng, Chưa tổng quan để đánh giá quy mô lớn Nhưng vẫn có một số tỉnh thành với nhiều thách thức khó khăn, nhưng bằng năng lực quản lý tốt về nhân sự,

về quản lý mô hình tổng quan quy mô lớn, họ định hướng được các tình huống xấu, ứng phó trước được các phương án cấp nước để giải quyết tốt các thách thức, nâng cao hiệu quả cấp nước của mình

Cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế (HUEWACO,2018) : là đơn vị tiên tiến trong việc

ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ được hưởng ứng rộng rãi trong toàn đơn vị và đạt được nhiều giải thưởng cấp Tỉnh cấp quốc gia, hiệu quả cấp nước cao Cụ thể là riêng thành phố Huế cấp nước đạt 100% và cấp nước an toàn, hiệu quả bền vững, ít rủi ro từ trước đến nay Để đạt được các thành tích trên thì HUEWACO đã chú trọng nhiều lĩnh vực như phát huy phong trào tiết kiệm nước, có nhiều sáng kiến và ứng dụng nhiều đề tài nghiên cứu khoa học sáng tạo trong cấp nước, khơi dậy tinh thần hăng say lao động và đam mê nghiên cứu trong toàn thể cán bộ công nhân viên, không ngừng hội nhập học tập với các khu vực và đặc biệt là Quốc Tế Ngoài ra HUEWACO cũng nghiên cứu xây dựng mô hình hóa quy mô lớn toàn tỉnh để quản lý, tìm hiểu, nghiên cứu chính xác tình trạng cũng như các phương án tối ưu hiện tại và trong tương lai Chính đây là điều quan trọng để HUEWACO có được những thành tựu cấp nước hiệu quả đáng học hỏi

Cấp nước thành phố Hồ Chí Minh (SAWACO) : Là thành phố đô thị bậc nhất nước

ta, với mạng lưới cấp nước rộng, đa nguồn cấp, công suất cấp nước lớn, nhưng nhìn chung SAWACO vẫn đảm bảo cấp nước cho toàn địa bàn thành phố Có rất nhiều nghiên cứu, giải pháp được thực hiện để cấp nước được bền vững về áp lực, lưu lượng cho thành phố Hồ Chí Minh bằng các mô hình thủy lực, cụ thể như các

Trang 15

nghiên cứu (Bùi Xuân Khoa,2016) bằng mô hình thủy lực WaterGems đã phân tích

tính toán các yếu tố thủy lực để đề xuất các giải pháp phân phối nước đều cho thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng được lưu lượng, áp lực trên địa bàn Và có rất nhiều nghiên cứu khác tại Việt Nam bằng các mô hình thủy lực để phân tích đánh giá, đề xuất tối ưu hệ thống cấp nước, cấp nước hiệu quả

1.2 Khái quát về thành phố Đà Nẵng :

1.2.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng :

Hình 1.4 Quy hoạch phát triển không gian đô thị thành phố Đà Nẵng

A ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :

1.2.1.1 Vị trí địa lý :

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông, nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Đà Nẵng cách Thủ đô Hà Nội 764 km

Trang 16

về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc

1.2.1.2 Địa hình :

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700m-1.500m, độ dốc lớn (>40%), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố

1.2.1.3 Khí Hậu :

Khí hậu của Đà Nẵng khắc nghiệt, mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt và đến muộn hơn các tỉnh phía Bắc 2 tháng Mùa khô hạn kéo dài trong 6 tháng gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng, mực nước các dòng sông xuống thấp, nước mặn xâm nhập sâu vào các dòng sông, ảnh hưởng lớn đến vị trí lấy nước cấp cho Thành phố Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình Thành phố, phía Bắc có đèo Hải Vân chắn nên Đà Nẵng ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, chế độ nhiệt ít chênh lệch giữa mùa hè và mùa Đông, ở mức khoảng 3-5°C Nhiệt độ: trung bình từ 22°C đến 29°C Độ ẩm không khí: trung bình từ 75% đến 90% Mưa : Lượng mưa trung bình năm là 2.066 Nắng : Số giờ nắng trung bình: 2.158 giờ/năm Bốc hơi mặt nước : Lượng bốc hơi trung bình: 2.107mm/năm Mây : Trung bình lưu lượng toàn thể : 5,3; Trung bình lưu lượng hạ tầng : 3,3 Gió : Hướng gió B: Bắc, N: Nam, Đ: Đông, T: Tây, TB: Tây Bắc, ĐB: Đông Bắc, TN: Tây Nam

1.2.1.4 Đặc điểm thủy văn :

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên không lớn, nhưng lại có mạng lưới sông rất phức tạp Các sông thuộc Thành phố chủ yếu là các sông thuộc hạ lưu hệ thống

Trang 17

sông Vu Gia - Thu Bồn, chế độ thuỷ văn trên các sông này chịu sự chi phối trực tiếp bởi chế độ mưa trên toàn lưu vực, mà phần lớn diện tích lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam, chỉ có lưu vực sông Cu Đê và Tuý Loan là

có lưu vực nằm trọn trong địa phận của TP Đà Nẵng

Theo báo cáo của Đài KTTVTTB (2008), dòng chảy trên các sông Đà Nẵng nhìn

chung diễn biến khá phức tạp, có sự khác thường so với trung bình nhiều năm (TBNN) Vào mùa cạn, dòng chảy trên hầu hết các sông khá ổn định, riêng thời kỳ cuối tháng 4 và giữa tháng 5 dòng chảy đã có sự biến động mạnh Trong năm đã xuất hiện 6 đợt lũ vừa và nhỏ, mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm trên sông Hàn đạt trên mức báo động 2 hầu hết các sông đạt mức báo động 3 Mực nước trung bình năm trên các sông ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN

1 Tình hình thủy văn mùa cạn :

Mực nước trung bình : Mực nước trung bình vùng sông trong những năm gần đây

(từ năm 2010 đến 2014) nhìn chung có xu thế giảm dần từ tháng 1 đến giữa tháng 8, cuối tháng 9 được nâng cao dần và rất cao vào tháng 10 đến tháng 12 Mực nước trung bình tháng thấp nhất trên hầu hết các sông tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 8

Mực nước thấp nhất : Mực nước thấp nhất năm thể hiện mức độ cạn kiệt của dòng

chảy trong năm Theo số liệu đo đạc tại các trạm vùng sông không ảnh hưởng triều, mực nước thấp nhất năm 2014 xuất hiện vào cuối tháng 6 và tháng 8 và mực nước thấp nhất năm vùng sông ảnh hưởng triều xuất hiện chủ yếu vào tháng 6

2 Tình hình thủy văn mùa lũ :

Mực nước trung bình : Mực nước trung bình các tháng mùa lũ (tháng 9-12) trên hầu

hết các sông đều ở mức xấp xỉ, cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng tháng 12 mực nước trung bình tháng trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy, Câu Lâu ở mức thấp hơn TBNN

Mực nước cao nhất năm : Đặc trưng mực nước cao nhất năm (đỉnh lũ năm) thể hiện

mức độ lũ lớn hay nhỏ trong năm Mùa lũ năm 2008, trên hầu hết các sông đã xuất

Trang 18

hiện lũ đạt trên mức báo động BĐ3, riêng sông Hàn tại Cẩm Lệ ở trên mức BĐ2 Mực nước cao nhất năm 2008 tại Trạm Cẩm Lệ, các trạm ở thượng nguồn như Thành Mỹ, Hội Khách, Hiệp Đức ở mức thấp hơn mực nước cao nhất TBNN, các trạm khác ở mức cao hơn

B ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI :

1.2.1.5 Vị trí chiến lược :

Thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững, nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của quốc gia về đường bộ, đường sắt, đường hàng không; cách thành phố Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam

Đà Nẵng có vị trí thuận lợi về các tuyến đường biển, đường hàng không quốc tế Đà Nẵng - Cửa ngõ phía Đông của Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC)

1.2.1.6 Dân số :

Theo (Niên giám thống kê,2015), Hiện nay nếu tính cả diện tích huyện Hoàng Sa thì

mật độ dân số là 784 người/km2, nếu không tính diện tích huyện Hoàng Sa thì mật

độ dân số vào thời điểm 2015 là 1027 người/km2, bằng 1/2 mật độ dân số của Hà Nội (2134 người/km2), bằng 1/4 mật độ dân số của TP Hồ Chí Minh (3.809) người/km2) Quận có mật độ cao nhất là quận Thanh Khê : 19.890 người/km2 Quận có mật độ thấp nhất quận Ngũ Hành Sơn : 1.906 người/km2 Như vậy, Đà Nẵng đã nằm ở mức cao về mặt tập trung đô thị hóa Mật độ dân số có sự chênh lệch khá lớn giữa các quận, huyện Hơn 4/5 dân số tập trung trên một diện tích bằng 1/4 diện tích toàn thành phố Trong đó, quận Thanh Khê và quận Hải Châu chiếm 39% dân số thành phố nhưng diện tích đất chỉ chiếm 3,1% diện tích thành phố Dân

số toàn đô thị : 1.007.425 người Dân số đô thị ở 6 quận : 897.524 người (chiếm 89,1%) Dân số của huyện Hòa Vang : 127.901 người (chiếm 10,9%)

Trang 19

Bảng 1.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số các đơn vị hành chính thành phố

Đà Nẵng (Niên giám thống kê,2015)

STT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

DiỆN TÍCH (km2)

DÂN SỐ (người)

MẬT ĐỘ DÂN

SỐ (người/km2)

TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ TRUNG BÌNH (%/năm)

DÂN SỐ TÍNH TOÁN

2020 (người)

Trang 20

1.2.2 Thực trạng cấp nước thành phố Đà Nẵng :

Hiện nay, toàn thành phố Đà Nẵng được cấp nước sạch chủ yếu từ hệ thống cấp nước đô thị do Công ty cổ phần Cấp Nước Đà Nẵng (Dawaco) quản lí vận hành khai thác Hệ thống cấp nước đô thị là một tổ hợp các công trình thu nước, làm sạch nước, điều hòa, dự trữ, vận chuyển và phân phối nước đến các nơi tiêu thụ

A Vị trí, công suất các nhà máy nước :

(DAWACO,2018) Thành phố Đà Nẵng được cấp nước sạch với 04 nhà máy sản

xuất nước chính có tổng công suất thiết kế 210.000 m3/ngày, vị trí các nhà máy như sau :

Hình 1.5 Tổng quan vị trí các nhà máy cấp nước thành phố Đà Nẵng

* Nhà máy nước Cầu Đỏ :

Nhà máy nước Cầu Đỏ nằm trên địa bàn phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, công suất thiết kế : 170.000 m3/ngày, trong đó : cụm xử lý cũ : 50.000 m3/ngày, cụm xử lý mới : 120.000 m3/ngày, công suất thực phát : Qtb = 160.000 m3/ngày, Qmax = 199.500 m3/ngày Hiện tại một số giờ cao điểm trong năm, trạm bơm cấp 2 hoạt động với công suất 9.253 m3/h ( 29/05/2015 ) Điều này

NM CẦU ĐỎ

NM SÂN BAY

NM HẢI VÂN

NM SƠN TRÀ

Trang 21

cho thấy nhà máy phải là việc vượt công suất thiết kế tại một số giờ cao điểm

Hình 1.6 Vị trí nhà máy nước Cầu Đỏ

* Nhà máy nước Sân Bay :

Hình 1.7 Vi trí nhà máy nước Sân Bay

NM NƯỚC SÂN BAY

Trang 22

Nhà máy nước sân bay nằm trên địa bàn phường An Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, công suất thiết kế : 30.000 m3/ngày, trong đó : cụm xử lý cũ : 12.000 m3/ngày, cụm xử lý mới : 18.000 m3/ngày, công suất thực phát : Qtb = 39.000 m3/ngày, Qmax = 51.000 m3/ngày NMN sân bay ngoài công xuất xử lý còn được

bổ sung lượng nước sạch từ NMN Cầu Đỏ về, do đó công suất thực phát lớn hơn công suất xử lý

* Trạm cấp nước Sơn Trà :

Hình 1.8 Vị trí nhà máy nước Sơn Trà

Trạm cấp nước Sơn Trà 1, Sơn Trà 2 nằm ở chân núi Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, công suất thiết kế : 7.000 m3/ngày, trong đó : cụm xử lý Sơn Trà 1 : 5.000 m3/ngày, cụm xử lý Sơn Trà 2 : 2.000 m3/ngày, công suất thực phát trạm 1 : Qtb = 4.000 m3/ngày, Qmax = 5.600 m3/ngày, trạm 2 : Qtb = 1.000 m3/ngày, Qmax = 1.300 m3/ngày

* Trạm cấp nước Hải Vân :

Nhà máy nước Hải Vân nằm tại đồi Bốn Rế, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, công suất thiết kế : 5.000 m3/ngày, công suất thực phát : Qtb = 2.000 m3/ngày, Qmax = 4.400 m3/ngày

NM NƯỚC SƠN TRÀ

Trang 23

Hình 1.9 Vị trí nhà máy nước Hải Vân

B Mạng lưới đường ống cấp nước :

Mạng lưới đường ống cấp nước Đà Nẵng có cấu tạo ba cấp bao gồm mạng cấp I,

mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ có liên quan (DAWACO,2007)

đã chia toàn bộ khu vực thành phố được thành 06 vùng cấp nước với 6 chi nhánh quản lý độc lập Ranh giới giữa các vùng là ranh giới các quận huyện Giữa các vùng có đồng hồ tổng để quản lý Các khu vực quản lý được khoanh ô và có ký hiệu riêng 06 vùng cấp nước được luận văn thể hiện lại cụ thể :

* ( 6 vùng cấp nước xem chi tiết bản vẽ đính kèm Phụ Lục 1 )

Mỗi khu vực cấp nước đều có ống truyền tải đi qua là mạng vòng, tuy nhiên vẫn còn có khu vực là mạng cụt Cấp nước vào khu vực thông qua các điểm đấu nối từ

ống truyền tải xuống, mỗi điểm đấu nối đều lắp đồng hồ đo lưu lượng

Các khu vực độc lập với nhau về tuyến ống phân phối và dịch vụ, mỗi khu vực có ranh giới cấp nước cụ thể và qui mô là giới hạn Mức phổ biến là 5.000 ÷ 7.000 m3/ngày Nhưng cũng có một số khu vực quản lý có qui mô nhỏ (1.500 ÷ 5.000 m3/ngày)

NM NƯỚC HẢI VÂN

Trang 24

Vật liệu ống có nhiều chủng loại : hơn 10 năm lại đây chủ yếu là gang dẻo DI, nhựa dẻo HDPE, còn trước đó có gang cứng CI, nhựa cứng PVC, thép tráng kẽm ST và lâu hơn nữa còn tồn tại ống loại xi măng AC

Hệ thống đường ống cơ bản được xây dựng từ năm 1997 ÷ 2002, vẫn còn tốt và phát huy được hiệu quả Từ năm 2002 đến nay hệ thống mạng lưới được mở rộng phát triển và thay thế dần các tuyến ống cũ được lắp đặt từ trước năm 1980 Hiện tại tổng chiều dài các đường ống mạng cấp I, cấp II khoảng : 278 km

1) Vùng Hải Châu :

Hiện tại vùng cấp nước Hải Châu có 5 khu vực như sau :

* Khu vực Hải Châu 1: Ký hiệu HC.01

Hệ thống đường ống chính có đường kính D400 DI, D300 PVC là mạng vòng, bao trùm hết tất cả các điểm dùng nước trong khu vực

* Khu vực Hải Châu 2: Ký hiệu HC.02

Hệ thống đường ống chính có đường kính D600 DI, D500 DI, D300 PVC là mạng vòng, bao trùm hết tất cả các điểm dùng nước trong khu vực

* Khu vực Hải Châu 3: Ký hiệu HC.03

Hệ thống đường ống chính có đường kính D700 DI, D500 DI, D400 DI, D300PVC (DI-CI) là mạng vòng, bao trùm hết tất cả các điểm dùng nước trong khu vực

* Khu vực Hải Châu 4: Ký hiệu HC.04

Hệ thống đường ống chính có đường kính D800 DI, D600 ST, D500 DI, D300 PVC

là mạng vòng, bao trùm hết tất cả các điểm dùng nước trong khu vực

* Khu vực Hải Châu 5: Ký hiệu HC.05

Hệ thống đường ống chính có đường kính D800 DI, D700 ST, D500 DI, D300 PVC (DI) là mạng vòng, bao trùm hết tất cả các điểm dùng nước trong khu vực

Trang 25

Hiện tại vùng Thanh Khê được phân chia mạng lưới thành 5 khu vực như sau:

* Khu vực Thanh Khê 1 : Ký hiệu TK.01

Chưa có đường ống chính khu vực, chỉ có đường ống phân phối đường kính D200

* Khu vực Thanh Khê 2 : Ký hiệu TK.02

Hệ thống đường ống chính có đường kính D600 DI, D500 DI, D300 PVC chỉ có 1 tuyến dẫn chính chạy dài theo một bên khu vực là mạng cụt, không có ống nối

* Khu vực Thanh Khê 3 : Ký hiệu TK.03

Hệ thống đường ống chính có đường kính D800 DI, D700 DI, D500 DI, D300 PVC

là mạng vòng, thiếu đường ống nối để điều hòa lưu lượng

* Khu vực Thanh Khê 4 : Ký hiệu TK.04

Hệ thống đường ống chính có đường kính D700 DI, D600 DI, D500 DI, D300 PVC

là mạng cụt và chỉ bao phủ một phần khu vực, không có ống nối

* Khu vực Thanh Khê 5 : Ký hiệu TK.05

Hệ thống đường ống chính hầu như không có, chỉ có một đoạn ống D600 DI đi ngang qua khu vực là mạng cụt, không có ống nối

* Nhận xét đánh giá :

Mạng lưới đường ống chính vùng Thanh Khê chưa bao phủ đến các khu vực, hầu như là mạng cụt, thiếu ống nối Các khu vực ở xa thiếu lưu lượng và áp lực thấp

Trang 26

3) Vùng Sơn Trà :

Hiện nay đã sơ bộ phân khu vực cấp nước cho vùng cấp nước Sơn Trà thành 13 khu vực

* Khu vực Sơn Trà 1 : ký hiệu ST.01

Có tuyến ống chính D300 CI xuất phát từ Trạm cấp nước Sơn Trà, và tuyến ống phân phối chạy dọc đường Hoàng Sa với 03 trạm bơm tăng áp

* Khu vực Sơn Trà 2 : ký hiệu ST.02

Có một ống chính D300 DI chạy dọc đường Yết Kiêu đến cảng Tiên Sa

* Khu vực Sơn Trà 5 : ký hiệu ST.05

Ống chính D300 PVC đi từ cầu Trần Thị Lý dọc theo đường Trần Hưng Đạo đến đầu khu vực

* Khu vực Sơn Trà 11 : ký hiệu ST.11

Mạng ống chính là hai tuyến ống D300 PVC-DI chạy song song, không có ống nối Các khu vực còn lại cũng chỉ có một tuyến ống chính là D600 DI - D500 DI đi ngang qua khu vực

* Nhận xét đánh giá :

Mạng lưới đường ống chính vùng Sơn Trà đến với các khu vực hầu như là một tuyến, chỉ có 02 khu vực là có 02 tuyến song song nhưng không có ống nối Vì vậy không bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước Cần bổ sung tuyến ống chính và ống nối cho các khu vực vùng Sơn Trà, để đảm bảo mỗi khu vực đều có ống chính, ống nối tạo thành mạng vòng

Trang 27

Hệ thống đường ống chính là mạng vòng, thiếu ống nối để điều hòa lưu lượng cho ống chính

Các khu vực còn lại chỉ có tuyến ống chính D600 DI - D400 DI - D300 DI, chạy dọc đường Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Trần Đại nghĩa

* Nhận xét đánh giá :

Mạng lưới đường ống chính vùng Ngũ Hành Sơn chỉ có 1 hướng tuyến, là mạng cụt, thiếu ống nối Riêng khu vực NHS.01 là có hệ thống ống chính bao phủ toàn bộ khu vực Các khu vực khác hầu hết hệ thống đường ống chính không bao trùm hết tất cả các điểm dùng nước trong khu vực Hệ thống cấp nước chưa bảo đảm tính an toàn và ổn định

5) Vùng Liên Chiểu :

Hiện đã sơ bộ phân khu vực cấp nước cho vùng cấp nước Liên Chiểu thành 11 khu vực Tuy nhiên chưa lắp đặt đồng hồ điện từ theo dõi từng khu vực do đó mạng lưới vẫn hoạt động bình thường như chưa phân vùng tách mạng Chỉ có 01 đồng hồ điện

từ D400 tại nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế Tất cả các khu vực đều chỉ có 01 ống chính D600 DI, D400 DI, D300 DI đi ngang qua, không bao phủ hết toàn bộ khu vực cấp nước Khu vực LC.03 không có mạng ống chính, chỉ có ống phân phối D200 chạy dọc Hoàng Văn Thái

* Nhận xét đánh giá :

Hệ thống mạng lưới ống chính các khu vực vùng Liên Chiểu còn thiếu nhiều, không bao trùm hết tất cả các điểm dùng nước trong khu vực Vì vậy việc chuyển tải nước đến các khu vực là rất ít, không bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước Cần bổ sung tuyến ống chính và ống nối cho các khu vực của vùng Liên Chiểu, để đảm bảo mỗi khu vực đều có ống chính, ống nối để tạo thành mạng vòng

6) Vùng Cẩm Lệ :

Hiện tại vùng Cẩm Lệ được phân chia mạng lưới thành 5 khu vực như sau :

Trang 28

Không có mạng ống chính, chỉ có tuyến phân phối D200 PVC đấu nối từ Cầu Đỏ chạy dọc đường DT605

* Nhận xét đánh giá :

Hệ thống mạng lưới ống chính vùng Cẩm Lệ có đường kính tương đối lớn đi ngang qua, tuy nhiên mạng lưới đường ống chính các khu vực vùng Cẩm Lệ vẫn còn thiếu, chưa bao trùm hết tất cả các điểm dùng nước trong khu vực Vì vậy việc chuyển tải nước đến một số khu vực của vùng còn hạn chế, không bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước

* ( Hiện trạng HTCN thành phố Đà Nẵng xem chi tiết bản vẽ đính kèm Phụ Lục

2 )

Trang 29

1.2.3 Thực trạng nguồn nước thô cấp cho thành phố Đà Nẵng :

Theo (DAWACO,2018) TP Đà Nẵng có 4 nguồn nước mặt chính đang được sử

dụng và khai thác Sông Cầu Đỏ chảy vào thành phố từ phía Tây Nam Sông Yên rẽ nhánh từ Ái Nghĩa và cũng phân nhánh từ sông Vu Gia Ở phía hạ lưu của đập An Trạch, sông Yên hợp dòng với sông Túy Loan tạo thành sông Cầu Đỏ Suối Đá, suối Tình là nguồn chủ yếu cho Trạm Sơn Trà, cấp nước cho một khu vực giới hạn

ở phía Tây Bắc của thành phố Nguồn nước suối Lương (NMN Hải Vân) ở phía Bắc thành phố

Sông Cầu Đỏ (NMN Cầu Đỏ, Sân Bay) : Hiện là nguồn khai thác nước thô chính với lưu lượng do tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài trong mùa khô và

ảnh hưởng của các công trình đập, thủy điện ở thhượng lưu, nguồn nước thô tại sông Cầu Đỏ đang sụt giảm và bị xâm nhập mặn Tính từ năm 2010 đến nay, lưu lượng NMN Cầu Đỏ và Sân Bay khai thác khoảng 349,15 triệu m3 nhưng chỉ khai thác được tại sông Cầu Đỏ là 301,93 triệu m3 Như vậy, mỗi năm dòng sông chỉ đáp ứng được 86,5% lượng nước thô, với số ngày cấp nước an toàn khoảng 265 ngày

Chất lượng nhìn chung chất lượng nước mặt tại sông Cầu Đỏ vẫn đảm bảo Chuẩn A

theo QCVN 08:2008/BTNMT Tuy nhiên, trong thời gian gần đây chất lượng nước

đã có chuyển biến xấu hơn về các tính chất lý hóa: độ đục tăng cao do việc phá rừng, khai thác cát, khoáng sản ở thượng nguồn (độ đục cao nhất được ghi nhận cho đến thời điểm này là >2000 NTU), độ cứng giảm thấp, đặc biệt là xâm nhập mặn Hiện nay, tình trạng nhiễm mặn đang xảy ra thường xuyên với tần suất và mức độ ngày càng tăng Theo thống kế từ năm 2010 đến nay trung bình số ngày sông Cầu

Đỏ nhiễm mặn là 100 ngày, đặc biệt là năm 2013: 185 ngày, và đỉnh mặn 13.580 mg/l (28/7/2015) Để đảm bảo cho việc cung cấp nước sạch đầy đủ và an toàn, ngoài việc khai thác tại Cầu Đỏ, DAWACO sẽ phải bổ sung nước từ trạm bơm phòng mặn An Trạch cho các NMN Cầu Đỏ và Sân Bay

Vào đầu tháng 11-2018 vừa qua, tình trạng nhiễm mặn kéo dài 10 ngày, có thời điểm lên đến 4.300mg/l, DAWACO đã vận hành hết công suất trạm bơm phòng mặn An Trạch nhưng vẫn không đủ nguồn nước thô cho nhà máy nước Cầu Đỏ và

Trang 30

Sân Bay Khiến người dân thiếu nước, ảnh hưởng cuộc sống nghiêm trọng, dư luận bức xúc, an ninh nguồn nước không đảm bảo

Sông Yên (Đập An Trạch): Là nguồn cung cấp dự phòng khi nguồn Cầu Đỏ bị nhiễm mặn Lưu lượng biến đổi theo mùa, mực nước tại đây thường xuyên duy trì

từ 1,8÷2,2m, tuy nhiên trong những ngày kiệt mực nước dưới 1,6m Cũng như Sông Cầu Đỏ, trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu và các công trình đập, thủy điện ở thượng lưu, nguồn nước về sông Yên cũng trở nên giảm sút

Chất lượng nước ổn định và đảm bảo về các chỉ tiêu lý, sinh-hóa, và đặc biệt không

bị nhiễm mặn Dự kiến trong tương tai nguồn nước tại đây sẽ ngày càng thiếu hụt

do nhu cầu khai thác và sử dụng tăng cao

Suối Đá, Suối Tình (Trạm Sơn Trà) : Nguồn nước này có lưu lượng không lớn và

thay đổi theo mùa trong năm Theo thống kê từ năm 2010 đến nay, trung bình các tháng mùa mưa (Tháng 10÷4) khai thác 169,7 nghìn m3, các tháng mùa khô (tháng 5÷9) là 94 nghìn m3 Như vậy trong mỗi năm, nguồn nước ở đây chỉ đảm bảo cấp nước đầy đủ được trong 7 tháng với lượng nước thô từ 5.000÷7.000 m3/ng (công

suất thiết kế của Trạm Sơn Trà Q=5.000 m3/ng) Nguồn nước này có chất lượng

tương đối ổn định, pH trung tính, độ đục thấp, không bị nhiễm mặn và các chất thải Tuy nhiên vào mùa mưa, nguồn nước dồi dào nhưng có độ đục cao (>20NTU)

vì vậy lượng nước khai thác được còn hạn chế

Suối Lương (NMN Hải Vân) : Giống như nguồn nước tại bán đảo Sơn Trà, Suối

lương có lưu lượng không lớn và thay đổi theo mùa trong năm Theo thống kê từ năm 2010 đến nay, trung bình các tháng mùa mưa (Tháng 10÷4) khai thác 85,1 nghìn m3, các tháng mùa khô (tháng 5÷9) là 29,4 nghìn m3 Hiện nay, nguồn nước tại đây chưa đáp ứng đủ cho khả năng khai thác của nhà máy (Lưu lượng : 1.000÷3.000m3/ng < Công suất Nhà máy Q=5.000 m3/ng) Tuy nhiên trong năm

2015, lượng nước về từ suối lương dồi dào hơn các năm khoảng 4.500 m3/ng Nguồn nước này có chất lượng tương đối tốt, không bị nhiễm mặn và các chất thải

Trang 31

1.3 Quản lý cấp nước thành phố Đà Nẵng :

1.3.1 Thực trạng công tác quản lý cấp nước thành phố Đà Nẵng :

Theo (UPI,2016) hệ thống cấp nước đô thị Đà Nẵng do Công ty cổ phần cấp nước

Đà Nẵng quản lí Công ty hiện có 588 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại 17 đơn vị trực thuộc Trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 31% tổng số cán bộ công nhân viên Công ty, còn lại là công nhân có tay nghề Công ty hiện có 04 nhà máy sản xuất nước với tổng công suất 210.000m3/ngày đêm phục vụ cấp nước 6 quận nội thành

Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần cấp nước Đà Nẵng :

Hình 1.10 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Quản lý kỹ thuật mạng lưới : Công tác quản lí kỹ thuật mạng lưới do chi nhánh

quận với hệ thống nhân viên chăm sóc thực hiện Mỗi chi nhánh đảm nhiệm vùng

do mình quản lí, bao gồm tất cả các đường ống sau đồng hồ quản lí của vùng Mạng lưới đường ống trước đồng hồ quản lí vùng do phòng điều độ quản lý mạng lưới

Trang 32

chế độ làm việc của mạng lưới cấp nước thông qua các đồng hồ điện từ Sữa chữa các chỗ hư hỏng và sửa chữa định kỳ Thay thế các van kém chất lượng, thường xuyên rò rỉ không kín nước, tẩy rửa khử trùng đường ống cấp nước Hệ thống mạng lưới đường ống được súc xả theo định kỳ

Cơ cấu tổ chức quản lý cấp nước đô thị : Có Sở Xây dựng thực hiện quản lý nhà

nước về cấp nước đô thị và khu công nghiệp Trong cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng hiện nay có bộ phận chuyên quản thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Xây dựng đưa ra để phát huy vai trò quản lý nhà nước về cấp nước thành hệ thống

từ trung ương đến địa phương Sở còn giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu giá cả và giúp thành phố quản lý các doanh nghiệp cấp nước

Cơ chế, chính sách quản lý cấp nước đô thị : Việc xây dựng cơ chế chính sách, văn

bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng chiến lược qui hoạch cấp nước cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố

Đà Nẵng nói chung đã có, nhưng quá trình thực hiện còn nhiều bất cập Chưa có chính sách huy động các nguồn vốn trong toàn xã hội từ mọi thành phần kinh tế, để thúc đẩy sự phát triển ngành

1.3.2 Đánh giá công tác quản lý cấp nước thành phố Đà Nẵng :

Năng lực quản lý cấp nước đô thị : toàn thành phố Đà Nẵng chủ yếu chỉ có một

công ty cấp nước, trình độ quản lý của công ty cấp nước là tốt, tuy nhiên so với toàn thành phố là không đủ đáp ứng được yêu cầu trong tình hình đổi mới Nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo đúng chuyên môn, trình độ quản lý và vận hành kỹ thuật còn thiếu, không có tính cạnh tranh để phát huy cao hơn Hệ thống dịch vụ cấp nước còn mang tính độc quyền Sự phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý cấp nước còn nhiều hạn chế Sự tham gia của cộng đồng trong công tác đầu tư, quản lý và cung cấp dịch vụ chưa được huy động đầy

đủ

Các thuận lợi : công ty luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ kịp thời của lãnh đạo

thành phố, lãnh đạo Sở Xây dựng và các ban ngành đoàn thể trong thành phố, cho

Trang 33

nên khi có sự cố xảy ra Công ty luôn giải quyết nhanh, hiệu quả tốt, góp phần ổn định sản xuất và cung cấp nước liên tục cho thành phố Với năng lực và công tác quản lý kỹ thuật như trên, thì nhìn chung về mặt chất lượng, hầu hết người dân đều cho rằng chất lượng nước tương đối sạch

Các khó khăn : Khó khăn lớn đối với Công ty là tình hình nhiễm mặn nguồn nước

phải vận hành trạm bơm phòng mặn An Trạch nên phát sinh chi phí trả tiền nước thô và tiền điện làm ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Mặt khác trạm bơm phòng mặn An Trạch không đáp ứng đủ công suất thiết kế dẫn đến khi nhiễm mặn thì lưu lượng và áp lực trên mạng lưới giảm Quy định quy chế bảo vệ nguồn nước không được thuận lợi làm nguồn nước ngày càng ô nhiễm phải tăng cường hóa chất, tiền để xử lý , từ những nguyên nhân này phần lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng và áp lực nước phục vụ người dân

Các hoạt động kỹ thuật trong vận hành và quản lý mạng lưới đường ống chưa tốt, khách hàng sử dụng nước không đúng với quy định của nhà nước và công ty do ý thức tiết kiệm nước của người dân chưa cao, vẫn còn có gian lận trong sử dụng, khiến việc đáp ứng nhu cầu về lưu lượng và áp lực cho các đối tượng dùng nước không đồng bộ, điển hình là khu vực quận Thanh Khê và Liên Chiểu là 2 khu vực mà theo khảo sát người dân đánh giá là ít được cấp nước thường xuyên, liên tục, đảm bảo lưu lượng áp lực

Dựa trên đánh giá của (UPI,2016) áp lực trên mạng cấp 1 ngoài những điểm gần

nhà máy là 20÷33m còn lại hầu như trên toàn bộ hệ thống có áp lực thấp 5÷8m

không đạt yêu cầu quy chuẩn ban hành theo (QCVN 01-BXD,2008) áp lực cần thiết

tại các điểm nút chính (mạng cấp 1) là 8 m Theo tiêu chuẩn áp lực tự do tại chân công trình có vị trí bất lợi nhất là 10m, áp lực yêu cầu tại họng lấy nước là 10 m Để đạt được điều này áp lực trên mạng cấp 1, cấp 2 phải cao hơn nhiều so với hiện tại tuy nhiên cũng không thể cao hơn 60m, và tại điểm cấp cho đối tượng dùng nước cũng không được cao hơn 40m Một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực thấp cũng là do khống chế áp lực đầu mạng lưới thấp để giảm thất thoát Lắp đặt nhiều đồng hồ trên mạng lưới, lắp đặt các máy bơm mạng cấp 3 tăng áp hút nước trực tiếp

Trang 34

Một số nguyên nhân chính dẫn đến cấp nước không hiệu quả : là Dawaco chưa chú

trọng về việc đầu tư về mô hình để phân tích, đánh giá trước nhiều kịch bản cấp nước bất lợi có thể xảy ra đột ngột hoặc thường xuyên, chưa chuẩn bị các phương

án cấp nước hiệu quả, dẫn đến khi xảy ra sự cố thì lúng túng trong công tác chỉ đạo

và điều hành, khiến công việc giải quyết tức thời các tình huống không đạt như ý muốn, Dawaco vẫn chưa tối ưu được lưu lượng và áp lực của mình, ảnh hưởng nặng

nề đến công tác cấp nước đảm bảo cho đời sống của người dân Mà cụ thể gần nhất

là trong tháng 11-2018 vừa qua cấp nước không hiệu quả đã phần nào khiến toàn bộ người dân thành phố bị thiếu nước nghiêm trọng

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cấp nước hiệu quả cho thành phố Đà Nẵng :

Từ những nghiên cứu cấp nước hiệu quả của các đơn vị cấp nước trong và ngoài nước nêu trên So sánh với tình hình thực tế cấp nước của thành phố Đà Nẵng, ta nhận thức được các cách làm để có được một hệ thống cấp nước hiệu quả, an toàn, liên tục Qua đó học tập một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, có các biện pháp tuyên truyền tiết kiệm nước, khơi dậy tình thân hăng say trong công việc của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là quản lý tỉ

mỉ mang tính hệ thống hóa mô hình, quản lý chặt chẽ kỹ thuật cấp nước từ nguồn nước thô đến vòi nước, cụ thể là các phần mềm thủy lực của hãng (Bentley - Mỹ)

và các phần mềm của tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ ( US EPA ) cùng với sự vận hành khoa học, không ngừng học tập hội nhập với các khu vực và quốc tế, để có cách làm hiệu quả trong cấp nước tại Thành phố Đà Nẵng Góp phần nâng cao hiệu quả cấp nước cho hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng bền vững, an toàn, liên tục

Trang 35

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC HIỆU QUẢ CHO HỆ THỐNG CẤP

NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Cơ sở pháp lý :

Luận văn được nghiên cứu dựa trên các căn cứ pháp luật của nhà nước và các căn

cứ pháp luật của thành phố Đà Nẵng Cụ thể :

2.1.1 Các văn bản pháp luật của nhà nước :

Luận văn nghiên cứu được căn cứ theo luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam như : luật xây dựng (Quốc hội,2014) Luật quy hoạch đô thị (Quốc hội,2009) Luật tài nguyên nước (Quốc hội,2012) Các nghị định của Chính phủ về sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch (Chính phủ,2007,2011), chỉ thị của Thủ

tướng Chính Phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập

mặn (Thủ tướng Chính phủ,2016), quyết định của Thủ tướng chính phủ về phê

duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm

2025 tầm nhìn đến năm 2050 (Thủ tướng chính phủ,2009,2016), quyết định của Thủ

tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến

năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Thủ tướng chính phủ,2013), quyết định của Thủ

tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai

đoạn 2016-2025 (Thủ tướng Chính phủ,2016), và các thông tư hướng dẫn thực hiện

nghị định của chính phủ của Bộ xây dựng : hướng dẫn thực hiện Nghị định

117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp tiêu thụ nước sạch (Bộ Xây Dựng,2008), hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn (Bộ Xây Dựng, 2012), ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật- công trình cấp nước (Bộ Xây Dựng,2016) Và một số văn bản pháp luật có liên quan khác

2.1.2 Các văn bản pháp luật của thành phố Đà Nẵng :

Ngoài các văn bản pháp luật nhà nước nêu trên, luận văn thực hiện nghiên cứu dựa trên các văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng như

: công văn góp ý nhiệm vụ quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng (Bộ Xây

Trang 36

Dựng,2014), quyết định của ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (UBND-TP Đà

Nẵng) về phê duyệt dự án đầu tư mở rộng " hệ thống cấp nước Đà Nẵng " giai đoạn

2012-2018 (UBND-TP Đà Nẵng,2012), quyết định của UBND-TP Đà Nẵng về phê

duyệt đồ án quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến

năm 2050 (UBND-TP Đà Nẵng,2016), nhiệm vụ quy hoạch về lập quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Sở Xây Dựng,2014) Và một số văn bản khác tại thành phố Đà Nẵng có liên quan

2.2 Cơ sở thực tiễn :

2.2.1 Định hướng quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng :

Quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đáp ứng nhiệm vụ cấp nước cho toàn bộ các đối tượng dùng nước trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng, quy hoạch cấp nước phải phù hợp Quy hoạch xây dựng chung,

quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Đà Nẵng, phải có các chương trình phát triển mang tính chiến lược, tiến đến hoàn thiện và các kế hoạch ưu tiên Các chương trình, kế hoạch được đề xuất phải có tính mềm dẻo Quy hoạch phải hướng tới đáp ứng nhu cầu cấp nước tối đa cho Thành phố Đà Nẵng, nhưng giai đoạn trước mắt cần có một kế hoạch phát triển hợp lý mang tính khả thi cao, trên cơ

sở xem xét cả hai khía cạnh: Nhu cầu và khả năng đáp ứng Phát triển đồng bộ công suất các nhà máy nước và mạng lưới truyền dẫn và phân phối nước Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước Từng bước hiện đại hoá hệ thống sản xuất,

quản lý và kinh doanh đảm bảo độ tin cậy của toàn hệ thống (UPI,2016)

Luận văn " nghiên cứu nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng " với mục tiêu gần nhất là giải quyết các vấn đề cấp nước, cấp nước hiệu quả đến năm 2020 Ổn định cấp nước khi các dự án nhà máy nước, và mạng lưới đường ống cấp 1 & 2 đang thực hiện được hoàn thành chậm nhất quý 2 năm

2020 đi vào hoạt động

Trang 37

2.2.2 Nguồn nước, hệ thống cấp nước trong tương lai :

Đối với nguồn nước mặt hiện đang khai thác với công suất 210.000 m3/ngày Nếu không tính lượng nước đẩy mặn thì nguồn nước mặt từ sông Cầu Đỏ vẫn đảm bảo cấp nước thô cho thành phố với lưu lượng rất lớn và chất lượng tốt Quy hoạch cấp nước đề xuất khai thác nguồn nước mặt từ hai con sông Cầu Đỏ và sông Cu Đê để cấp nước chủ yếu cho nhu cầu của Thành phố, tuy nhiên cần phải có biện pháp khai

thác và bảo vệ nguồn nước phù hợp (UPI,2016)

Dựa trên các cuộc thảo luận chuyên nghiệp giữa các sở Kế Hoạch & Đầu Tư, Sở

NN & Phát Triển Nông Thôn, Sở Tài Nguyên & Môi Trường, Sở Xây Dựng, Viện Quy Hoạch Xây Dựng thành phố Đà Nẵng và đã thống nhất với DAWACO về nguồn nước & hệ thống cấp nước như sau :

A Nguồn nước quy hoạch :

Sông Cu Đê : Giai đoạn năm 2020, cùng với sự ra đời của nhà máy nước Hòa Liên

giai đoạn 1 công suất 120.000 m3/ngđ và đập Phò Nam, nhà máy nước Hòa Liên giai đoạn 1 sẽ lấy nước thô từ đập Phò Nam có công suất 132.000 m3/ngđ Giai đoạn năm 2030, khi hoàn thành nhà máy nước Hòa Liên giai đoạn 2 nâng tổng công suất lên 240.000 m3/ngđ, thì xây dựng đập Sông Bắc tạo hồ chứa với dung tích lên đến 190 triệu m3, cấp nước thô cho nhà máy nước Hòa Liên giai đoạn 2 và xa hơn

Sông Cầu Đỏ : Hiện nay nhà máy nước Cầu Đỏ đang hoạt động với công suất

170.000 m3/ngđ, nhà máy nước Sân Bay hoạt động với công suất 30.000 m3/ngđ với nguồn nước thô được bơm từ nhà máy nước Cầu Đỏ về Nguồn nước cấp cho 2 nhà máy này được lấy trực tiếp tại cửa thu sông Cầu Đỏ và trạm bơm phòng mặn

An Trạch cách nhà máy nước Cầu Đỏ 7km Công suất thiết kế của trạm bơm phòng mặn An Trạch là 210.000 m3/ngđ, thực tế lưu lượng nước tại đập An Trạch có thể khai thác đến 290.000 m3/ngđ Giai đoạn 2020, với sự ra đời của dự án nâng công suất nhà máy máy nước Cầu Đỏ thêm 120.000 m3/ngđ với tổng công suất 290.000 m3/ngđ, tổng công suất của 2 nhà máy nước Cầu Đỏ và Sân Bay là 320.000 m3/ngđ, với tình trạng nhiễm mặn xảy ra thường xuyên, trạm bơm phòng mặn An Trạch công suất không đủ đáp ứng, thì dự kiến xây dựng đập ngăn mặn phía thượng

Trang 38

nguồn cửa thu nhà máy nước Cầu Đỏ, cấp thêm 132.000 m3/ngđ nước thô cho tổng công suất 290.000 m3/ngđ của nhà máy nước Cầu Đỏ Giai đoạn 2030, đập ngăn mặn sông Cầu Đỏ có thể cấp nước thô với công suất 616.000 m3/ngđ Nhưng hiện nay, việc xây dựng Đập ngăn mặn vẫn chưa được chính quyền phê duyệt, cho phép,

và khả năng xây dựng đập ngăn mặn chưa khả quan, do ảnh hưởng nhiều yếu tố môi trường sinh thái, mỹ quan đô thị Đà Nẵng, giao thông thủy, sinh hoạt & du lịch phía

hạ lưu, Như vậy nếu không xây dựng đập ngăn mặn sông Cầu Đỏ, mà khai thác tối đa lượng nước đập phòng mặn An Trạch với công suất 290.000 m3/ngđ, khi nhiễm mặn tại Sông Cầu Đỏ, công suất vận hành của 2 nhà máy nước Cầu Đỏ và Sân bay sẽ thiếu 30.000 m3/ngđ

Hồ Hòa Trung : Giai đoạn 2020, Hồ Hòa Trung cấp 11.000 m3/ngđ nước thô cho

nhà máy nước Hồ Hòa Trung ra đời với công suất 10.000 m3/ngđ Giai đoạn 2030,

Hồ Hòa Trung cấp 22.000 m3/ngđ nước thô khi nhà máy nước Hồ Hòa Trung nâng tổng công suất lên 20.000 m3/ngđ Ngoài ra trạm cấp nước Sơn Trà công suất 7.000 m3/ngđ lấy nước từ Suối Đá, Suối Tình và trạm cấp nước Hải Vân công suất 5.000 m3/ngđ lấy nước từ Suối Lương giai đoạn 2020 và giai đoạn 2030 không nâng thêm công suất nên không khai thác thêm nguồn nước thô từ các Suối này

Bảng 2.1 Liệt kê khai thác nguồn nước thô TP Đà Nẵng

* ( Bản đồ nguồn nước và khả năng khai thác trong tương lai xem chi tiết bản vẽ đính kèm Phụ Lục 3 )

TÊN NHÀ MÁY NƯỚC

CÔNG SUẤT ( M3/NGÀY )

CỘNG

210.000

Trang 39

B Hệ thống cấp nước quy hoạch :

1 Các nhà máy nước :

Nâng công suất nhà máy nước Cầu Đỏ : Công suất hoạt động hiện tại : 170.000 m3/ngđ Năm 2020 nâng công suất lên thành 290.000 m3/ngđ Năm 2030 tiếp tục nâng công suất lên thành 530.000 m3/ngđ Phạm vi cấp nước : quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn Địa điểm xây dựng :

Tại nhà máy nước Cầu Đỏ, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà

Nẵng

Xây dựng mới nhà máy nước Hòa Liên : Giai đoạn 1 năm 2020 đưa vào vận hành nhà máy với công suất 120.000 m3/ngđ Giai đoạn 2 năm 2030 nâng công suất nhà máy đưa vào vận hành với công suất 240.000 m3/ngđ Phạm vi cấp nước : quận Liên Chiểu, quận Thanh khê, quận Hải Châu, quận Sơn Trà Địa điểm xây dựng : xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Xây dựng mới nhà máy nước Hồ Hòa Trung : Giai đoạn 1 năm 2020 đưa vào vận hành nhà máy với công suất 10.000 m3/ngđ Giai đoạn 2 năm 2030 nâng công suất nhà máy đưa vào vận hành với công suất 20.000 m3/ngđ Phạm vi cấp nước : Khu công nghệ cao và các khu vực dân cư lân cận Địa điểm xây dựng : Trong ranh giới

sử dụng đất khu công nghệ cao

Nhà máy nước Sân bay, trạm cấp nước Sơn Trà, trạm cấp nước Hải Vân : công suất

CÔNG SUẤT (m3/ngđ)

Trang 40

2 Mạng lưới cấp nước :

Mạng lưới cấp nước là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp 1, mạng cấp 2, mạng cấp 3 và các công trình

phụ trợ có liên quan Mạng cấp 1: là hệ thống đường ống chính có chức năng vận

chuyển nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử

dụng nước lớn Mạng cấp 2 : là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hoà lưu

lượng cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp

nước Mạng cấp 3 : là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước Mạng truyền tải được

quy hoạch phù hợp với nhu cầu cấp nước của giai đoạn đến năm 2030 Mạng truyền

tải bao gồm đường ống hiện hữu còn sử dụng tốt và ống quy hoạch lắp đặt mới

Đối với các đường ống đã cũ, cần thay thế trước năm 2020 thì Quy hoạch đề xuất thay thế theo kích thước phù hợp quy hoạch mới Đối với các đường ống hiện có, chất lượng đảm bảo để sử dụng sau năm 2020 thì sẽ giữ nguyên kích thước (đường kính) hiện hữu trong tính toán quy hoạch mạng lưới cấp nước mới Việc tính toán mạng lưới cấp nước phải xem rằng hệ thống hoạt động trong một thể thống nhất để tính đến các biến động của nguồn cung cấp nước và cả nhu cầu về tiêu thụ trên phạm vi toàn mạng lưới

* ( Bản đồ quy hoạch HTCN thành phố Đà Nẵng tương lai xem chi tiết bản vẽ đính kèm Phụ Lục 4 )

C Hệ thống cấp nước nghiên cứu 2020 :

Dựa trên các nhà máy nước hiện hữu, những vùng cấp nước tuyến ống cấp 1 & 2 đi qua, và những điểm đấu nối các tuyến ống phân phối từ tuyến ống cấp 1 & 2 vào các vùng cấp nước Ta xác định được các tuyến ống cấp 1 & 2 làm nhiệm vụ cấp nước cho các khu vực cấp nước

Căn cứ vào các giai đoạn quy hoạch các nhà máy, và giai đoạn quy hoạch tuyến ống cấp 1 & 2 năm 2020, ta xác định được các tuyến ống cấp 1 & 2 quy hoạch 2020 và các nhà máy nước giai đoạn 2020 Từ đó thể hiện được hệ thống cấp nước thành

Ngày đăng: 06/05/2020, 21:32

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w