CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
3.3. Đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý
Để nâng cao hiệu quả cấp nước cho hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng, cần ban hành cơ chế tổ chức hợp lý, phân công công việc phù hợp để tránh chồng chéo trong thực hiện. Với kịch bản rủi ro lớn nhiễm mặn nguồn nước thô tại nhà máy nước Cầu Đỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề hiệu quả cấp nước, đã nghiên cứu đề xuất được giải pháp ứng phó rủi ro, đơn vị quản lý hệ thống cấp nước đô thị thành phố Đà Nẵng (DAWACO) có thể ban hành quy định phân công thực hiện giải pháp như đề xuất " ứng dụng giải pháp vận hành thực tế " đã nêu trên và có thể dùng mô hình đã nghiên cứu làm cơ sở khoa học để tiếp tục phát triển, dự báo tất cả các rủi ro, từ đó phân tích đề xuất trước được các giải pháp ứng phó tốt, ứng dụng vào thực tế, để khi xảy ra các kịch bản rủi ro thì đã có sẵn giải pháp thực hiện.
Để thực hiện tốt các công tác đó DAWACO nên thành lập cơ quan chuyên môn thực thụ trực thuộc chuyên nghiên cứu các vấn đề rủi ro để cấp nước hiệu quả,
HVTH: PHAN THÁI LÊ 68 Lớp : 25CTN11 - CS2 Nhiệm vụ của cơ quan này như sau : nghiên cứu chủ yếu về mô hình mô phỏng hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng, thường xuyên cập nhập số liệu chính xác, để xây dựng các mô hình hệ thống cấp nước phù hợp, tư duy xác định các rủi ro và các nguy cơ gây ra rủi ro, nghiên cứu giải pháp ứng phó rủi ro và giải pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ gây ra rủi ro, giám sát công tác thực các giải pháp đã được đề ra, kiểm tra và đánh giá kết quả các công tác thực hiện đó, bổ sung các chương trình hỗ trợ, xây dựng qui trình quản lý cấp nước hiệu quả cho thành phố Đà Nẵng, duy trì thực hiện thường xuyên lâu dài có chất lượng.
3.3.2. Giải pháp về quản lý và tham gia cộng đồng :
Ngoài các giải pháp về cơ chế tổ chức hoạt động cấp nước hiệu quả, DAWACO cần có thêm giải pháp về quản lý. Đề xuất các phương án quản lý : tổ chức các chương trình phổ biến rộng rãi phương pháp kiến thức cho các cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động nâng cao hiệu quả cấp nước, phân cấp quản lý về nhân sự theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, phân chia đội ngũ quản lý chặt chẽ các phương án rủi ro và tiềm ẩn rủi ro để khi có sự cố là tác chiến kịp thời. Một trong những yếu tố quan trọng nữa là nhu cầu sử dụng nước luôn cao hơn công suất cấp nước, nguyên nhân chính là do lượng khách du lịch nước ngoài trên địa bàn chiếm phần lớn nhu cầu dùng nước, DAWACO cần tính toán kỹ nhu cầu sử dụng nước vì tiêu chuẩn dùng nước khách du lịch nước ngoài thường lớn hơn tiêu chuẩn tính toán nội địa, từ đó có kế hoạch đầu tư công suất cấp nước phù hợp.
Đề xuất giải pháp nghiên cứu tuyên truyền, ủng hộ tham gia cộng đồng : Các đối tượng dùng nước thường là những đối tượng không có thói quen tiết kiệm nước và hầu hết không quan tâm đến sự cố rủi ro của cấp nước, đơn vị cấp nước ngoài việc cấp nước đến các đối tượng dùng nước cần xây dựng giải pháp dự trữ nước, kế hoạch dùng nước tiết kiệm của các đối tượng dùng nước riêng lẻ, các đối tượng dùng nước tập trung khi rủi ro xảy ra và phổ biến rộng rãi để cùng nhau hưởng ứng vượt qua các giai đoạn cấp nước khó khăn có thể xảy ra. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công nghệ, trang thiết bị dùng nước hiện đại, khuyến khích người dân trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng đầu tư các sản phẩm công nghệ sử dụng tiết kiệm nước nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
HVTH: PHAN THÁI LÊ 69 Lớp : 25CTN11 - CS2 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
Trải qua tất cả các môn học, bao gồm tổng hợp các kiến thức về lý thuyết và thực tế đã học, và được tham gia các buổi thực tập nghề nghiệp, hiểu được các cách thức tổ chức hoạt động, quản lý vận hành cũng như công tác thiết kế các công trình cấp nước. Trên đây là toàn bộ " nghiên cứu nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng ". Vì thời gian, kiến thức và điều kiện thực hiện còn có phần hạn chế, với số liệu am hiểu thực tế chưa được đầy đủ, nên luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót và nghiên cứu chưa thực sự tối ưu.
Kính mong có được ý kiến đóng góp của các quý Thầy Cô để luận văn của Em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !