CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CẤP NƯỚC
1.3. Quản lý cấp nước thành phố Đà Nẵng
1.3.1. Thực trạng công tác quản lý cấp nước thành phố Đà Nẵng :
Theo (UPI,2016) hệ thống cấp nước đô thị Đà Nẵng do Công ty cổ phần cấp nước Đà Nẵng quản lí. Công ty hiện có 588 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại 17 đơn vị trực thuộc. Trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 31%
tổng số cán bộ công nhân viên Công ty, còn lại là công nhân có tay nghề. Công ty hiện có 04 nhà máy sản xuất nước với tổng công suất 210.000m3/ngày đêm phục vụ cấp nước 6 quận nội thành.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần cấp nước Đà Nẵng :
Hình 1.10. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Quản lý kỹ thuật mạng lưới : Công tác quản lí kỹ thuật mạng lưới do chi nhánh quận với hệ thống nhân viên chăm sóc thực hiện. Mỗi chi nhánh đảm nhiệm vùng do mình quản lí, bao gồm tất cả các đường ống sau đồng hồ quản lí của vùng. Mạng lưới đường ống trước đồng hồ quản lí vùng do phòng điều độ quản lý mạng lưới điều hành phối hợp với xí nghiệp xây lắp của Dawaco thực hiện. Theo dõi định kỳ
HVTH: PHAN THÁI LÊ 32 Lớp : 25CTN11 - CS2 chế độ làm việc của mạng lưới cấp nước thông qua các đồng hồ điện từ. Sữa chữa các chỗ hư hỏng và sửa chữa định kỳ. Thay thế các van kém chất lượng, thường xuyên rò rỉ không kín nước, tẩy rửa khử trùng đường ống cấp nước. Hệ thống mạng lưới đường ống được súc xả theo định kỳ.
Cơ cấu tổ chức quản lý cấp nước đô thị : Có Sở Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và khu công nghiệp. Trong cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng hiện nay có bộ phận chuyên quản thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Xây dựng đưa ra để phát huy vai trò quản lý nhà nước về cấp nước thành hệ thống từ trung ương đến địa phương. Sở còn giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu giá cả và giúp thành phố quản lý các doanh nghiệp cấp nước.
Cơ chế, chính sách quản lý cấp nước đô thị : Việc xây dựng cơ chế chính sách, văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng chiến lược qui hoạch cấp nước cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Đà Nẵng nói chung đã có, nhưng quá trình thực hiện còn nhiều bất cập. Chưa có chính sách huy động các nguồn vốn trong toàn xã hội từ mọi thành phần kinh tế, để thúc đẩy sự phát triển ngành.
1.3.2. Đánh giá công tác quản lý cấp nước thành phố Đà Nẵng :
Năng lực quản lý cấp nước đô thị : toàn thành phố Đà Nẵng chủ yếu chỉ có một công ty cấp nước, trình độ quản lý của công ty cấp nước là tốt, tuy nhiên so với toàn thành phố là không đủ đáp ứng được yêu cầu trong tình hình đổi mới. Nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo đúng chuyên môn, trình độ quản lý và vận hành kỹ thuật còn thiếu, không có tính cạnh tranh để phát huy cao hơn. Hệ thống dịch vụ cấp nước còn mang tính độc quyền. Sự phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý cấp nước còn nhiều hạn chế. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác đầu tư, quản lý và cung cấp dịch vụ chưa được huy động đầy đủ.
Các thuận lợi : công ty luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ kịp thời của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Sở Xây dựng và các ban ngành đoàn thể trong thành phố, cho
HVTH: PHAN THÁI LÊ 33 Lớp : 25CTN11 - CS2 nên khi có sự cố xảy ra Công ty luôn giải quyết nhanh, hiệu quả tốt, góp phần ổn định sản xuất và cung cấp nước liên tục cho thành phố. Với năng lực và công tác quản lý kỹ thuật như trên, thì nhìn chung về mặt chất lượng, hầu hết người dân đều cho rằng chất lượng nước tương đối sạch.
Các khó khăn : Khó khăn lớn đối với Công ty là tình hình nhiễm mặn nguồn nước phải vận hành trạm bơm phòng mặn An Trạch nên phát sinh chi phí trả tiền nước thô và tiền điện làm ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác trạm bơm phòng mặn An Trạch không đáp ứng đủ công suất thiết kế dẫn đến khi nhiễm mặn thì lưu lượng và áp lực trên mạng lưới giảm. Quy định quy chế bảo vệ nguồn nước không được thuận lợi làm nguồn nước ngày càng ô nhiễm phải tăng cường hóa chất, tiền để xử lý...., từ những nguyên nhân này phần lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng và áp lực nước phục vụ người dân.
Các hoạt động kỹ thuật trong vận hành và quản lý mạng lưới đường ống chưa tốt, khách hàng sử dụng nước không đúng với quy định của nhà nước và công ty do ý thức tiết kiệm nước của người dân chưa cao, vẫn còn có gian lận trong sử dụng,....khiến việc đáp ứng nhu cầu về lưu lượng và áp lực cho các đối tượng dùng nước không đồng bộ, điển hình là khu vực quận Thanh Khê và Liên Chiểu là 2 khu vực mà theo khảo sát người dân đánh giá là ít được cấp nước thường xuyên, liên tục, đảm bảo lưu lượng áp lực.
Dựa trên đánh giá của (UPI,2016) áp lực trên mạng cấp 1 ngoài những điểm gần nhà máy là 20÷33m còn lại hầu như trên toàn bộ hệ thống có áp lực thấp 5÷8m không đạt yêu cầu quy chuẩn ban hành theo (QCVN 01-BXD,2008) áp lực cần thiết tại các điểm nút chính (mạng cấp 1) là 8 m. Theo tiêu chuẩn áp lực tự do tại chân công trình có vị trí bất lợi nhất là 10m, áp lực yêu cầu tại họng lấy nước là 10 m. Để đạt được điều này áp lực trên mạng cấp 1, cấp 2 phải cao hơn nhiều so với hiện tại tuy nhiên cũng không thể cao hơn 60m, và tại điểm cấp cho đối tượng dùng nước cũng không được cao hơn 40m. Một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực thấp cũng là do khống chế áp lực đầu mạng lưới thấp để giảm thất thoát. Lắp đặt nhiều đồng hồ trên mạng lưới, lắp đặt các máy bơm mạng cấp 3 tăng áp hút nước trực tiếp từ đường ống chính.
HVTH: PHAN THÁI LÊ 34 Lớp : 25CTN11 - CS2 Một số nguyên nhân chính dẫn đến cấp nước không hiệu quả : là Dawaco chưa chú trọng về việc đầu tư về mô hình để phân tích, đánh giá trước nhiều kịch bản cấp nước bất lợi có thể xảy ra đột ngột hoặc thường xuyên, chưa chuẩn bị các phương án cấp nước hiệu quả, dẫn đến khi xảy ra sự cố thì lúng túng trong công tác chỉ đạo và điều hành, khiến công việc giải quyết tức thời các tình huống không đạt như ý muốn, Dawaco vẫn chưa tối ưu được lưu lượng và áp lực của mình, ảnh hưởng nặng nề đến công tác cấp nước đảm bảo cho đời sống của người dân. Mà cụ thể gần nhất là trong tháng 11-2018 vừa qua cấp nước không hiệu quả đã phần nào khiến toàn bộ người dân thành phố bị thiếu nước nghiêm trọng.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cấp nước hiệu quả cho thành phố Đà Nẵng :
Từ những nghiên cứu cấp nước hiệu quả của các đơn vị cấp nước trong và ngoài nước nêu trên. So sánh với tình hình thực tế cấp nước của thành phố Đà Nẵng, ta nhận thức được các cách làm để có được một hệ thống cấp nước hiệu quả, an toàn, liên tục. Qua đó học tập một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, có các biện pháp tuyên truyền tiết kiệm nước, khơi dậy tình thân hăng say trong công việc của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là quản lý tỉ mỉ mang tính hệ thống hóa mô hình, quản lý chặt chẽ kỹ thuật cấp nước từ nguồn nước thô đến vòi nước, cụ thể là các phần mềm thủy lực của hãng (Bentley - Mỹ) và các phần mềm của tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ ( US EPA ) cùng với sự vận hành khoa học, không ngừng học tập hội nhập với các khu vực và quốc tế,... để có cách làm hiệu quả trong cấp nước tại Thành phố Đà Nẵng. Góp phần nâng cao hiệu quả cấp nước cho hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng bền vững, an toàn, liên tục.