1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Van 7 sua

17 389 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn a. Đặt vấn đề I. Lời mở đầu Nhà Đờng (618 907) trải dài 300 năm là một triều đại hoàng kim của chế độ phong kiến tập quyền Trung Quốc. Mọi mặt: Kinh tế, văn hoá, khoa học đều phát triển tới đỉnh cao. Về văn hoá thơ Đờng (Đờng thi) là một lĩnh vực phát triển nổi bật và phong phú. Theo tập hợp cha đầy đủ cũng đã có khoảng 2.300 tác giả với hàng vạn bài thơ mà đỉnh cao phải kể đến Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cự Dị Thơ Đ- ờng là di sản quí báu không chỉ của Trung Quốc mà của cả nhân loại. Trong chơng trình văn học bậc THCS trớc đây, thơ Đờng đợc dạy ở lớp 9 gồm 10 bài (cả học và đọc thêm). Từ năm học 2003 2004, thơ Đờng đợc đa vào giảng dạy ở chơng trình Ngữ văn 7 gồm tất cả 5 bài của 4 tác giả, trong đó có 4 bài đọc hiểu: 1. Vọng L sơn bộc bố của Lí Bạch 2. Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch 3. Hồi hơng ngẫu th - của Hạ Tri Chơng 4. Mao ốc vị thu phong sở phá ca - Đỗ Phủ và một phẩm đọc thêm: Phong Kiều dạ bạc Trơng Kế Xa ngắm thác núi L (Vọng L sơn bộc bố) là một tuyệt tác của tiên thơ Lí Bạch. Trong quá trình đứng lớp tôi đã trực tiếp giảng dạy bài này 6 lần (2 lần lớp 9 trớc đây và 4 lần ở lớp 7 trong năm học này). Tôi cũng đợc dự không ít tiết dạy của đồng nghiệp nhng mỗi lần dạy hay dở, tôi đều cảm nhận và khám phá đợc nhiều điều mới mẻ, nhiều vẻ đẹp lấp lánh của tác phẩm và cũng đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm cho mình Đó cũng là lí do tôi viết đề tài này với mong muốn cùng chia sẻ với đồng nghiệp những phát hiện của mình, đồng thời đợc nghe những góp ý, bổ sung, trao đổi để những tiết dạy sau sẽ có hiệu quả cao hơn nữa. II.Thực trạng của vấn đề 1.Thực trạng Trải qua hàng ngàn năm, bao thế hệ đọc và học Xa ngắm thác núi L đều thán phục và ca ngợi đây là bài thơ hay, đạt đến độ chuẩn mực về ngôn ngữ, kết cấu Bài thơ ca ngợi thác núi L - một cảnh đẹp nổi tiếng ở Thiểm Tây (Trung Quốc). Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn Thác núi L vốn đợc nhiều ngời biết đến, là nguồn cảm hứng để nhiều nhà sáng tác thơ. Thế nhng, dới cái nhìn và tâm hồn lãng mạn bay bổng của mình, tiên thơ Lí Bạch vẫn khám phá những hình ảnh hết sức mới mẻ, những vẻ đẹp kỳ lạ của thắng cảnh này. Tôi tâm đắc với một ý kiến cho rằng Thác núi L làm cho thơ Lí Bạch trở nên vĩnh hằng và thơ Lí Bạch cũng góp phần làm cho cảnh thác núi L kỳ vĩ in sâu vào tâm hồn nhân loại. Nói tóm lại, đây là bài thơ rất hay nhng cũng rất khó dạy. a. Về phía học sinh: Bài thơ nổi tiếng nhng ra đời cách đây đã mời mấy thế kỷ, lại đợc viết bằng ngôn ngữ Hán cổ với những luật lệ hết sức nghiêm ngặt, phức tạp nay đem dạy ở lớp 7 cho lứa tuổi 12, 13 thì quả là rất khó. Mặc dù phần thơ Đờng đợc xếp sau phần văn thơ Trung đại Việt Nam, nhiều tác phẩm các em đợc học (Nam quốc Sơn hà, Thiên trờng Văn vọng) viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt mô phỏng thơ Đờng nên ít nhiều học sinh đã có hình dung và kiến thức nhất định về thể thơ, cấu tứ, cách xây dựng hình tợng, cách sử dụng ngôn ngữ Mặt khác, các bài thơ Đờng nói chung và Xa ngắm thác núi L nói riêng dạy ở chơng trình lớp 7 nhìn chung có ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu (nhiều chữ khi sang Việt Nam đã trở thành yếu tố Hán Việt). Các em lại đã đợc học cách cấu tạo từ Hán Việt nên ít nhiều thuận lợi. Tuy vậy, thực tế giảng dạy vẫn cho thấy các em đến với thơ Đờng rất khó khăn. Nhiều tiết dạy không đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra. Đó là thực tế phổ biến lâu nay buộc chúng ta phải suy nghĩ. Cũng cần phải nói rằng: Việc dạy thơ Đờng ở bậc THCS càng khó khăn hơn trong hoàn cảnh học sinh hiện nay không thích học văn. Đó là quan niệm lệch lạc nhng thực tế đáng buồn là nh vậy). b. Về phía giáo viên: Cũng nh nhiều đồng nghiệp khác, trớc khi dạy bài Xa ngắm thác núi L cho học sinh lớp 7, tôi đã dạy bài này cho học sinh lớp 9. Nếu trớc đây với học sinh lớp 9 các em phải học gộp 2 bài trong 1 tiết (Xa ngắm và Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) thì ở chơng trình Ngữ văn 7 bài này đợc học trong 1 tiết nhng mà lại là hớng dẫn đọc thêm. Nh thế giáo viên có điều kiện đi sâu vào tác phẩm hơn, học Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn sinh cũng có cơ hội tiếp xúc với tác phẩm nhiều hơn. Tài liệu tham khảo về thơ Đ- ờng nhìn chung tơng đối phong phú và dễ tìm. Nh vậy, về phía giáo viên, để hiểu đúng, đủ, sâu về tác phẩm không khó Nhng, dạy nh thế nào là vừa tầm, vừa sức với các em, dạy nh thế nào để truyền đợc cái tinh hoa của tác phẩm, để đạt mục tiêu bài học mới là quan trọng. Thú thực đã nhiều lần dạy bài này nhng cảm giác tạm bằng lòng với bài giảng của tôi rất ít. Đó cũng là thực trạng chúng tôi nhận thấy qua các lần dự giờ đồng nghiệp. Ngời dạy hoặc sa đà vào chữ nghĩa của một loại thơ vốn hàm súc, để cuối cùng sa lầy. Hoặc vì sợ quá khó, quá tầm với học sinh nên nói thay, làm thay quá nhiều, biến học sinh thành những cái máy nghe thụ động; hoặc tắc lỡi : Thôi thì cũng dạy cho hết tiết, xong bài. 2. Kết quả của thực trạng Tất cả những điều trên là thực tế, thực trạng dạy thơ Đờng ở bậc THCS từ trớc đến nay. Có lẽ thực trạng đó nóng đến độ giáo viên dạy thì bối rối tìm những phơng pháp để học sinh dễ tiếp cận kiến thức nhất nhng cho xong bài chứ cha quan tâm đến phơng pháp dạy học văn và phơng pháp dạy học văn theo loại thể. Qua thực tế khảo sát hai lớp 7A và 7C năm học 2008-2009 kết quả đạt đợc nh sau: Lớp Tổng số HS Cha đạt yêu cầu Đạt yêu cầu trở lên Cảm thụ tốt tác phẩm Số lợng % Số lợng % Số lợng % 7A 31 15 48,4% 15 48,4% 1 3,2% 7C 33 13 39,4 17 51,5 3 9,1% b. giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện 1. Học sinh - Xác định đúng mục đích, động cơ, phơng pháp học tập Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn - Chuẩn bị bài đầy đủ trớc khi đến lớp, về các đơn vị kiến thức có liên quan đến bài: + Thơ Đờng và giá trị của thơ đờng. + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã đợc học ở các bài thơ của tác giả Việt Nam: Sông núi nớc nam- Lý Thờng Kiệt Phò giá về kinh- Trần Tuấn Khải Bánh trôi nớc- Hồ Xuân Hơng + Tiếng việt: Từ đồng nghĩa, từ Hán Việt. + Tập làm văn: cách kết hợp các yếu tố miêu tả với biểu cảm. - Soạn bài theo gợi ý SGK, chú ý các nhãn tự trong bài. - Chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn hỏi GV và trao đổi với bạn những vấn đề còn thắc mắc. 2. Giáo viên - Đọc tài liệu tham khảo và trao đổi với đồng nghiệp. - Soạn bài cẩn thận, chu đáo, phải xác định dợc những vấn đề trọng tâm của bài. Từ đó xác định phơng pháp phù hợp, xác định hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tợng học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu, kém. -Trên lớp tạo tâm lí thoải mái, phát huy tính tích cực, chủ đônh sáng tạo của học sinh, tổ chức các hình thức học tập phù hợp. II. Các phơng pháp để tổ chức thực hiện Qua thực tế giảng dạy và đợc nghe góp ý, thảo luận tôi rút ra một số kinh nghiệm muốn trao đổi cùng đồng nghiệp. 1. Mặc dù các tài liệu (SGK, SGV) không đặt ra, nhiều giáo viên khi dạy cũng không chú ý nhng tôi nghĩ: Đây là bài đầu tiên của cụm thơ Đờng đợc đa vào dạy ở lớp 7 nên giáo viên cần dành khoảng 2 phút để các em có những hình dung nhất Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn định về phần này. Có thể đặt câu hỏi: Các em vừa đợc học một số bài thơ Trung đại viết theo thể Đờng luật, đó có phải là thơ Đờng không? Từ đó, chốt lại cho các em mấy ý (nên ghi sẵn trên bảng phụ): + Thơ Đờng: là thành tựu rực rỡ của văn học Trung Quốc do các nhà thơ Đ- ờng (618-907) viết. + Có khoảng 2.300 tác giả với gần 50.000 bài thơ. + Không phải tất cả các bài thơ viết theo thể Đờng luật đều gọi là thơ Đờng. Thao tác này không mất nhiều thời gian nhng lại rất quan trọng: Các em có hiểu biết cần thiết về phần thơ sắp học, thấy đợc sự ảnh hởng mạnh mẽ của thơ Đ- ờng đối với nền văn học nớc nhà và tránh đợc những nhầm lẫn đáng tiếc (có một lần nêu câu hỏi này cho học sinh lớp dạy thể nghiệm ở trờng bạn, tôi đã rất bất ngờ vì hầu hết các em cho rằng thơ Đờng và thơ Đờng luật chỉ là một (dù trớc đó các em đã đợc học bài này). 2. Đọc: Giáo viên hớng dẫn học sinh đọc tác phẩm, chú ý đọc cả phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Việc đọc tác phẩm vừa giúp các em có tâm thế học, vừa cảm nhận đợc âm hởng chung của toàn bài. Tôi thấy có một số giáo viên bỏ qua phiên âm vì sợ học sinh không hiểu. Theo tôi đó là một sai lầm đáng tiếc vì đúng là có một số chữ Hán vợt ra khỏi tầm hiểu biết cuả học sinh (dao Khan, bộc bố, quải, trực há) nhng đọc phiên âm giúp học sinh có cảm nhận riêng mà phần dịch thơ không thay thế đợc. 3. Tiến hành giảng nghĩa: Có một thuận lợi là SGK Ngữ văn 7 đã giải nghĩa tất cả các chữ trong phiên âm một cách tỉ mỉ. Vì điều kiện thời gian, giáo viên có thể không yêu cầu học sinh giải nghĩa lại tất cả các từ nhng phải kiểm tra kiểu xác suất. Sau đó giáo viên nên dừng lại giảng thêm những từ khó, dễ nhầm lẫn. Khi giảng bài Xa ngắmtôi đặc biệt lu ý học sinh giải nghĩa các từ: vọng, dao khan, sinh, quải, phi lu, trực há, nghi thị, lạc). Theo kinh nghiệm của tôi, đó là những từ quan trọng cần gây ấn tợng, tạo điều kiện cho quá trình đọc hiểu dễ dàng hơn. Trên cơ sở giải nghĩa từ tiến tới nêu một cách khái quát nghĩa các câu thơ để từ đó học sinh hiểu đợc nội dung tác phẩm. Giải nghĩa từ giúp các em nhận ra chỗ khác nhau giữa phiên âm và dịch thơ, nhận ra chỗ dịch thơ cha đạt (tất nhiên việc Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn làm này nhằm giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu, cảm nhận đúng cái đẹp, cái hay của bài thơ chứ không phải để chê ngời dịch). 4. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản trong SGK Ngữ văn 7 (cho bài này) tơng đối rõ ràng, phù hợp, tuy nhiên những câu hỏi đó chỉ mang tính định hớng cho giáo viên và học sinh . Cần phải bổ sung câu hỏi khái quát, gợi mở, câu hỏi dẫn dắt (riêng về câu hỏi bài giảng tôi xin đợc cụ thể trong phần thiết kế bài dạy). 5. Vọng L sơn bộc bố là một bài thơ Đờng đợc viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ cũng là một cơ thể sống mang vẻ đẹp toàn vẹn của một chỉnh thể. Vì vậy, khi phân tích bài thơ tôi vừa chú ý kết cấu chung thơ Đờng (khai, thừa, chuyển, hợp) vừa phát hiện nét độc đáo của tác phẩm (kết cấu 1-3; quan hệ chặt chẽ giữa câu 1,2 với câu 4). Tuyệt đối không đợc phá vỡ vẻ đẹp của chỉnh thể mà luôn tôn trọng sự thống nhất ở bài thơ này, các yếu tố thời gian, không gian, điểm nhìn, bối cảnh, màu sắc, kích cở, tầm vóc đều góp phần dựng lên bức tranh tráng lệ, huyền ảo mà thác núi L là hình tợng trung tâm. Tất cả các yếu tố trên đều góp phần tạo nên thành công của tác phẩm. 6. Bức tranh đợc nhìn từ khoảng cách xa và đợc vẽ trong khoảng khắc rạng rỡ giữa thanh thiên bạch nhật (khác với cảnh thác L sơn trong L sơ kí của s Tuệ Tĩnh (334- 417): Mặt trời chói loà trên bầu trời, một không gian bao la, rực rỡ và huyền ảo. Hình tợng trung tâm đợc miêu tả trong trạng thái từ thực đến ảo (từ hiện thực đến lãng mạn): Dòng thác từ đỉnh Hơng Lô tuôn thẳng xuống, đỉnh núi dựng lên sừng sững nh lò hơng thiên tạo khổng lồ, hơi nớc lan toả, mặt rực rỡ tất cả đều là thực nhng dới cái nhìn đầy lãng mạn của tiên thơ Lí Bạch lại trở nên rất ảo. Bức tranh đợc rạo dựng bởi sáng tạo của chủ thể (nhà thơ). Sau hình tợng là mạch cảm xúc tuôn trào mãnh liệt. Bức tranh phản chiếu một tâm hồn khoáng đạt, dạt dào, hào sảng và tình yêu vô bờ bến trớc cảnh đẹp của quê hơng đất nớc. 7. Để học sinh hiểu và cảm nhận đợc giá trị bài thơ, trong quá trình hớng g dẫn phân tích tôi lu ý học sinh tập trung vào một số nhãn tự những từ vừa súc tích vừa tinh tế, bộc lộ tài hoa của nhà thơ, những từ nh con mắt tinh anh làm sáng lên những ý thơ đặc sắc. ở bài Xa ngắm thác núi L, tôi chú ý các nhãn tự sau: Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn + Từ sinh ở câu 1: Nhật chiếu Hơng Lô sinh tử yên Một từ sinh làm sống dậy cả một cảnh trí, làm bức tranh bỗng lung linh huyền ảo hẳn lên. Mối quan hệ giữa các hình ảnh thơ cũng trở nên chặt chẽ: Nhật chiếu sinh tử yên (quan hệ nhân quả). Cảnh vật thiên nhiên vốn có từ trớc, tồn tại đã lâu và đợc nhắc đến trong thơ ca cũng nhiều. Thế nhng, đọc câu thơ của Lí Bạch ta vẫn có cái cảm giác thú vị khi cảm nhận đợc cái mới mẻ đặc sắc và huyện diệu của cảnh vật. Với từ sinh, ta cũng cảm nhận sự có mặt của tiên thơ Lí Bạch + Từ quải (treo) ở câu 2: cũng đợc nhà thơ sử dụng thật độc đáo và tài tình. Một từ treo mà khiến dòng thác vốn hung dữ, hùng vì là thế bỗng trở nên duyên dáng, mềm mại nh dải lụa trắng treo giữa đất trời. Từ quải biến cái động thành cái tĩnh, đồng thời biểu hiện một cách sát hợp cảm nhận nhìn từ xa về dòng thác. Sinh, quải cũng là những từ tạo cơ sở để những liên tởng (vốn rất vô lý) trở nên tự nhiên, dễ chấp nhận: Thác L Sơn -> dòng sông treo -> dải Ngân hà tuột khỏi mây. 8. Trong quá trình dạy học nói chung và khi giảng bài này nói riêng, tôi cũng chú ý đến hai yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học: Tích hợp và tích cực. a. Yêu cầu tích hợp: Theo tôi tích hợp là cần thiết nhng không nên gợng ép, máy móc. Một số tiết dạy trớc đây, do ám ảnh bởi yêu cầu tích hợp nên nhiều giáo viên dễ áp đặt hoặc tích hợp một cách vô duyên, tủm mủn. Đối với bài này tôi tích hợp ở 3 kiến thức: - Qua tìm hiểu, học sinh thấy đợc nét gần gũi giữa tác phẩm đang học với một số bài thơ Trung đại (Nam quốc sơn hà, Thiên trờng vãn vọng, Bánh trôi nớc và sau này còn có Rằm tháng giêng, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh) về thể loại, kết cấu, đề tài. Đó cũng là cách củng cố thêm kiến thức về thơ Trung đại. - Yêu cầu học sinh so sánh, đối chiếu nghĩa các từ: nhìn, trông, ngắm để thấy đợc thái độ, tình cảm say sa thởng ngoạn của nhà thơ trớc cảnh vật, đồng thời củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa ở Tiếng Việt. Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn - Học sinh có ý thức về sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một bài thơ trữ tình. b. Yêu cầu tích cực: Trớc một tác phẩm hay những cũng rất khó và tơng đối mới mẻ, học sinh nếu không có sự chuẩn bị về tâm thế và thiếu sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên sẽ dễ thụ động, dễ lúng túng trong quá trình đọc hiểu văn bản. Để có một giờ học sôi nổi, hứng thú tôi đã hớng dẫn học sinh chuẩn bị bài thật tốt. Có một hệ thống câu hỏi hợp lý để dẫn dắt, gợi mở cho các em cũng rất quan trọng. Quan điểm trong dạy học của tôi là việc gì học sinh có thể làm đợc thì nhất thiết để các em làm (giải nghĩa từ, so sánh bản dịch, nêu nhận xét, cảm xúc về hình ảnh thơ). Nh vậy sẽ phát huy đợc tính tích cực của học sinh. Hơn nữa là muốn thành công ngời dạy phải nỗ lực lớn. Giáo viên phải học hỏi công phu, hiểu thấu đáo văn bản (đặc biệt là nguyên bản chữ Hán cổ). Có hiểu tờng tận mới cảm thụ đợc tình ý của bài thơ, mới phát hiện vẻ đẹp của hình tợng thơ, mới mở rộng trờng liên tởng để trở thành ngời đầy sáng tạo, mới đảm nhận đợc vai trò ngời gợi mở, truyền thụ vẻ đẹp của tác phẩm tới ngời đọc. Cái mục tiêu biết mời để dạy một ở đây thật có ý nghĩa. Thực tế là giáo viên nên có nhuần nhuyễn kiến thức mới chủ động phát huy đợc tính tích cực của học sinh. Sau đây, tôi xin trình bày thiết kế bài giảng Xa ngắm thác núi L (tiết 34). giáo án A. Mục tiêu cần đạt: - Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả, văn biểu cảm để phân tích vẻ đẹp thác núi L và qua đó thấy đợc phong cách, tâm hồn của nhà thơ Lí Bạch. - Có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm, tích luỹ vốn từ. - Bớc đầu cảm nhận đợc vẻ đẹp và giá trị thơ Đờng, những nét gần gũi với phần thơ TĐ Việt Nam. - Tích hợp với tập làm văn kiến thức về văn miêu tả, văn biểu cảm; với phân môn tiếng Việt ở từ đồng nghĩa, từ Hán Việt. Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn B. Nội dung lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới Hoạt động 1: Hớng dẫn đọc hiểu chung GV: Nhắc lại một số bài thơ Trung đại Việt Nam, từ đó dẫn dắt, giới thiệu phần thơ Đờng ? Các em đã đợc học một số bài thơ Trung đại Việt Nam viết theo thể thơ Đờng luật. Những bài đó có đợc gọi là thơ Đờng không? (Giáo viên giới thiệu phần thơ Đờng trên bảng phụ) ? Đọc chú tích trong SGK. Qua đó em biết gì về tác giả? Tác phẩm? - Giáo viên hớng dẫn, đọc mẫu gọi học sinh đọc lại cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. ? Hãy giải nghĩa lại một số từ: Vọng, dao khan, sinh, quải, nghi thi, lạc? ? Từ những dấu hiệu về số câu, chữ, cách hiệp vần, nhịp Hãy cho biết thể Không phải tất cả các bài thơ Đờng luật đều đợc gọi là thơ Đờng. * Thơ Đờng: Những bài thơ ra đời từ thời nhà Đờng của Trung Quốc (618-907). - Có khoảng 2.300 tác giả với hàng vạn bài. - Thơ Đờng là di sản văn hoá đồ sộ, tinh hoa của Trung Quốc và nhân loại. I. Đọc hiểu chung 1. Vài nét về tác giả,tác phẩm * Lí Bạch (701- 762): Là một trong ba nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đờng, đợc mệnh danh là tiên thơ. - Ông là ngời thông minh, tâm hồn phóng khoáng. Hình ảnh thơ thờng tơi sáng, kì vĩ. * Tác phẩm: Là bài thơ tiêu biểu của Lí Bạch viết về đề tài thiên nhiên. 2. Đọc 3. Giải nghĩa từ khó - Học sinh giải thích giáo viên chú ý giảng kỹ những từ này. 4. Thể thơ -> Bài thơ đợc viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. - Tuy nhiên kết cấu hơi đặc biệt: 1-3. Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn thơ của bài. (Các em đã đợc học thể thơ này -> giáo viên có thể yêu cầu các em nhắc lại đặc điểm chính) ? Phơng thức biểu đạt chính trong bài? Hoạt động 2: Hớng dẫn đọc hiểu văn bản ? Qua nhan đề và một số từ ngữ trong bài (vọng, dao) em hãy cho biết điểm nhìn của tác giả? Vị trí đó có lợi thế gì trong quan sát cảnh? ? ở câu thơ thứ nhất, hình ảnh nào đ- ợc miêu tả. ? Đối chiếu với phần phiên âm em thấy có chỗ nào cha sát. ? Phân tích ý nghĩa từ sinh và cái hay của câu thơ trong nguyên tác - Kết hợp miêu tả và biểu cảm. (tả cảnh thác núi L và bộc lộ cảm xúc của tác giả). II. Đọc hiểu văn bản -> Vọng: (nhìn từ xa). Dao khan-> nhà thơ đứng từ xa để quan sát. - ở vị trí này, cảnh không đợc miêu tả tỉ mỉ nhng bao quát -> tái hiện đợc cái hùng vĩ, tráng lệ của bức tranh thiên nhiên. Câu 1 - Nắng rọi Hơng Lô khói tía bay + Nắng rọi + Khói tía bay - Phần dịch thơ thiếu đi chữ sinh -> giá trị câu thơ cũng thay đổi: + Với động từ sinh, mặt trời xuất hiện nh một chủ thể làm cho cảnh vật bỗng trở nên sống động rực rỡ, có hồn. + Quan hệ giữa các hình ảnh trở nên chặt chẽ (quan hệ nhân quả) Giáo viên bình: Đỉnh núi Hơng Lô với hình dáng nh cái lò hơng thiên tạo khổng lồ quanh năm mù mịt khói vốn đã trở nên quen thuộc với nhiều ngời. Trớc đó 300 năm, S Tuệ Viên cũng đã tả: Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng [...]... miêu tả với biểu cảm trong làm văn - Sau khi dạy, tôi tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát hai lớp 7Avà 7B năm học 2009-2010, kết quả đạt đợc nh sau: Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn Lớp Tổng 7A 7B số HS 40 38 Cha đạt yêu cầu Số lợng % 3 5 Đạt yêu cầu trở lên Số lợng % 7, 5% 13,1 25 25 Cảm thụ tốt tác phẩm Số lợng % 62,5% 65,8% 12 8 30% 21,1% II Bài học kinh nghiệm Dạy... Hớng dẫn học sinh phơng pháp giải bài tập Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng Sáng kiến kinh nghiệm Môn Ngữ văn vật lí - THCS Ngời thực hiện: Trần Doãn Huệ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trờng THCS Yên Thịnh SKKN môn: Vật lý Năm học 2009-2010 Ngời thực hiện: Trơng Thị Thắng . lên Cảm thụ tốt tác phẩm Số lợng % Số lợng % Số lợng % 7A 31 15 48,4% 15 48,4% 1 3,2% 7C 33 13 39,4 17 51,5 3 9,1% b. giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực. cầu trở lên Cảm thụ tốt tác phẩm Số lợng % Số lợng % Số lợng % 7A 40 3 7, 5% 25 62,5% 12 30% 7B 38 5 13,1 25 65,8% 8 21,1% II. Bài học kinh nghiệm Dạy học

Ngày đăng: 28/09/2013, 05:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

? ở câu thơ thứ nhất, hình ảnh nào đ- đ-ợc miêu tả. - SKKN Van 7 sua
c âu thơ thứ nhất, hình ảnh nào đ- đ-ợc miêu tả (Trang 10)
- Giáo viên củng cố trên bảng phụ. - SKKN Van 7 sua
i áo viên củng cố trên bảng phụ (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w