1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN văn 7

8 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Năm học 2009 - 2010 TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN 7 Phần I: Lý do chọn chuyên đề Chủ đề năm học 2009 – 2010 Đổi mới quản lí nâng cao chất lượng dạy học Nhiệm vụ dặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản môn ngữ văn 7. Thực hiện chương trình THCS của Bộ Giáo dục và đào tạo, môn ngữ văn đổi mới phương pháp dạ học theo hướng tích hợp – trọng tâm của yêu cầu dạy học phần văn là Đọc - hiểu văn bản ( bao gồm trích đoạn hoặc tác phẩm văn học trọn vẹn, các văn bản nhật dụng). Đây là yêu cầu lần đầu tiên được gọi tên một cách chính thức trong sách giáo khoa Ngữ văn, chính xác những nội hàm cụ thể để học sinh thực hiện một chuỗi thao tác chiếm lĩnh giá trị tác phẩm, hướng tới hiệu quả hành dụng và kết nối kiến thức với các phần tiếng việt và tập làm văn. Trong giảng dạy nói chung và dạy môn ngữ văn nói riêng tổ chức hoạt động nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản, là những phương pháp đóng vai trò tích cực phổ biến và không thể thiếu trong một giờ dạy. Với môn ngữ văn học sinh ít có dịp đặt được câu hỏi, hoặc là những câu hỏi mang tính thắc mắc mà nhìn chung những câu hỏi đều thuộc về giáo viên như những câu hỏi kiểm tra bài cũ, đặt câu hỏi trong quá trình phân tích bài học…Cho nên trong giờ học người đặt câu hỏi chủ yếu vẫn là giáo viên. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong mọi quá trình dạy môn ngữ văn, từ phần giới thiệu bài mới đến phần phân tích. Vì đây là một lĩnh vực lí thú và có liên quan đến nhiều bình diện của hoạt động Đọc – hiểu, nên trong phần này tôi sẽ trình bày một số vấn đề có tính chất khái quát trước khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn. Mục đích tìm hiểu và tính chất của phương thức đọc. Phương thức đọc hiểu văn bản và khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm của môn ngữ văn chắc chắn không chỉ là điều quan tâm của một cá nhân. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn sau khi đọc xong hãy đóng góp ý kiến quý báu để tôi có dịp bổ khuyết. Xin chân thành cảm ơn. Nguyễn Thị Huệ - Lê Hồng Phong 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Năm học 2009 - 2010 I. Cơ sở lý luận: Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS nói chung, môn Ngữ văn lớp 7 nói riêng có nhiều thay đổi cơ bản theo hướng tích hợp và tích cực. Cấu tạo chương trình đòi hỏi hoạt động của người dạy cũng như người học phải có sự đổi mới cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Cụ thể là: Thay cho phương pháp dạy học thụ động như trước đây là phương pháp dạy học tích cực. Trong đó thầy chỉ giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động lĩnh hội tri thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các em. Còn HS với vai trò là chủ thể của hoạt động lĩnh hội. Các em hoàn toàn chủ động, tích cực trong việc tự nghiên cứu, thảo luận, phát hiện kiến thức và thể hiện, đồng thời tự kiểm tra kết quả hoạt động của mình trên cơ sở hướng dẫn của GV. Muốn làm tốt được điều đó, trong mỗi giờ học, GV cùng HS phải thực hiện hài hoà các khâu, các bước; đặc biệt là để tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả, người GV phải sử dụng linh hoạt và phù hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Một trong số đó phải kể đến là hình thức tổ chức hoạt động nhóm cho HS trong giờ học. Hoạt động nhóm là một hình thức hoạt động của tập thể HS ( từ 2 trở lên, thường từ 8 - 10 HS ) nhằm thảo luận để đưa ra ý kiến trước một câu hỏi nào đó của GV, được sự hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra của GV. Hoạt động này được thực hiện khi dạy – học cả 3 phân môn: Văn, Tập làm văn và Tiếng việt. Do phạm vi giới hạn của chuyên đề, cho phép tôi được đề cập đến việc tổ chức cho HS hoạt động nhóm trong giờ Đọc – Hiểu văn bản. II. Cơ sở thực tiễn: Thực ra, ngay từ năm đầu thay sách môn Ngữ văn 7 trong qúa trình giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp, chúng tôi đã tổ chức cho HS hoạt động nhóm trong giờ Đọc – hiểu văn bản. Trong suốt 5 năm thực hiện và học hỏi thông qua dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy hình thức hoạt động này có những ưu điểm và tồn tại cơ bản như sau: 1. Ưu điểm: - Tạo không khí sôi nổi, mạnh dạn cho các đối tượng HS trong lớp; giúp HS có cơ hội được trao đổi ý kiến của mình với các bạn, từ đó các em mạnh dạn và cởi mở hơn trong giao tiếp. - Hoạt động nhóm giúp HS đưa ra được những kết luận phong phú, đa dạng, những khám phá bất ngờ; đặc biệt là được trình bày những suy nghĩ, đánh giá về 1 chi tiết, nhân vật nào đó trong văn bản. - Thông qua hoạt động nhóm, HS tự rèn luyện cho mình những kỹ năng cơ bản: nghe, nói và viết. Nguyễn Thị Huệ - Lê Hồng Phong 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Năm học 2009 - 2010 - Hoạt động nhóm giúp các em hình thành và phát huy khả năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm mình cũng như hoạt động của nhóm bạn. Bên cạnh đó, trong thực tế việc tổ chức cho HS hoạt động nhóm còn 1 số tồn tại: 2. Tồn tại: - Có những tiết học GV cố ép hoạt động nhóm nên việc thực hiện còn nặng về hình thức và hiệu quả không cao ( chúng ta cần lưu ý: không phải bất cứ tiết Đọc – Hiểu văn bản nào cũng bắt buộc phải có hoạt động nhóm ). Qua thực tế dự giờ thăm lớp tôi thấy hiện tượng này không hiếm gặp: có thể GV đưa ra câu hỏi thảo luận quá đơn điệu, thời gian thảo luận quá ít ( chỉ 2 – 3 phút ) chẳng hạn như: Em hiểu gì vê nhân vật Thủy qua chi tiết: Thủy mang kim chỉ ra tận sân bóng để vá áo cho anh trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê ’’ - Trong 1 vài tiết học, GV cho HS thảo luận nhiều đến 3 lần trong 1 tiết ( đây là tồn tại cần khắc phục bởi thảo luận nhiều như thế là mất thời gian, rối lớp mà kiến thức không được tập trung ). - Hoạt động nhóm thường mất khá nhiều thời gian ( trên 5 phút ) - Còn hiện tượng một số HS nhân lúc các bạn thảo luận thì nói chuyện riêng hoặc không tự giác, tích cực mà ỷ lại. - Có những giờ thảo luận còn ồn, làm ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. Dựa trên những cơ sở đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng thực hiện để việc tổ chức cho HS hoạt động nhóm trong giờ Đọc – hiểu văn bản của chúng ta có hiệu quả cao hơn. Phần II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. Đặt câu hỏi thảo luận: Xuất phát từ thực tế: Không phải tiết Đọc – Hiểu văn bản nào cũng có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm nên vấn đề đặt ra hàng đầu là đặt câu hỏi thảo luận thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả. Trước hết cần lưu ý: + Hệ thống câu hỏi cần bám sát mục tiêu, đáp ứng yêu cầu bài học để HS thảo luận theo những suy tưởng cá nhân, những cảm xúc riêng trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn học. + Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức, khuyến khích được tất cả HS trong lớp suy nghĩ và có câu trả lời. + Cần đưa ra nhiều câu hỏi suy luận, tưởng tượng sáng tạo nhằm phát triển tư duy hơn là những câu hỏi gợi nhớ. Điều này đồng nghĩa với việc GV nên đưa ra dạng câu hỏi mở để HS thảo luận. Nguyễn Thị Huệ - Lê Hồng Phong 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Năm học 2009 - 2010 + Nếu thấy cần thiết, GV có thể nêu câu hỏi phụ nhưng vẫn đảm bảo phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS. + Câu hỏi để HS thảo luận thường là những dạng câu hỏi sau: - Suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận về một chi tiết hoặc một nét nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản. Ví dụ: Suy nghĩ của em về chi tiết cuối truyện “ Cuộc chia tay của con búp bê ”. “ Tôi ( Thành ) đứng như chôn chân xuống đất nhìn theo cái dáng bé nhỏ liêu xiêu của em gái tôi trèo lên xe ”? Hoặc: Cảm nhận sâu sắc của em về câu thơ cuối bài “ Tĩnh dạ tứ ” ( Lí Bạch ) - Thảo luận một chủ đề cho trước chẳng hạn: Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả lớn. Ví du: Từ việc tim hiểu thông tin – SGK và tài liệu tham khảo khác, hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyễn (hoặc Lí Bạch, Bà Huyện Thanh Quan). - Tập đóng vai để chuẩn bị cho một màn kịch ngắn liên quan đến nội dung văn bản. Ví dụ: Nhập vai nhân vật Sùng Ông, Sùng Bà, Măng Ông, Thiện Sỹ, Thị Kính để tái hiện cảnh… - Thảo luận về ý nghĩa cuộc sống mà tác phẩm gợi ra hoặc thông điệp tác giả muốn gửi tới người đọc. Ví dụ: Trong bài thơ “ Tiếng gà trưa ’’ từ việc gợi lại những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tác giả Xuân Quỳnh muốn gửi tới người đọc chúng ta thông điệp gì ? Hoặc: Thông điệp mà tác giả Khánh Hoài muốn gửi tới chúng ta qua văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì ? - Thảo luận nhóm để giải quyết bài tập trắc nghiệm ( Dạng câu hỏi này GV chúng ta làm thường xuyên nhưng đừng nên cho ở dạng quá đơn giản mà nên đặt ra ở những câu hỏi phải chọn 2 đáp án trở lên ) II. Các kiểu loại nhóm: Tuỳ theo tính chất mức độ câu hỏi thảo luận GV có thể chọn cách chia nhóm phù hợp: Có thể chia theo số lượng, có thể chia theo tính chất * Kiểu nhóm chia theo số lượng: + Với những câu hỏi nhỏ không cần nhiều công sức, thời gian, chẳng hạn phát hiện những từ láy tượng hình trong hai câu luận bài thơ “ Qua đèo Ngang” có thể cho học sinh thảo luận nhóm gồm 2 hoặc 3 ( Kiểu nhóm này rất ít dùng). + Với nhiệm vụ lớn hơn, chẳng hạn: cảm nhận về một chi tiết trong văn bản hoặc trình bày hiẻu biết về một tác giả lớn như Hồ Chí Minh, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Khuyến… nên tổ chức nhóm học tập có số lượng từ 8 đến 10 em học sinh. Nguyễn Thị Huệ - Lê Hồng Phong 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Năm học 2009 - 2010 - Chia nhóm theo kiểu này có lợi thế là chúng ta được hoàn toàn chủ động về số lượng học sinh mỗi nhóm và tuỳ thuộc vào mức độ yêu cầu của câu hỏi để định số lượng mỗi nhóm cho phù hợp. Song hạn chế của nó là: Học sinh không theo một nhóm cố định, một chỗ ngồi cố định trong nhóm nên đôi khi các em lúng túng khi nhập nhóm. * Kiểu nhóm chia theo tính chất: Chia nhóm theo kiểu này gồm nhiều cách: Chia nhóm tình bạn ( Tức là nhóm những học sinh hiểu biết nhau, thân thiết với nhau); Nhóm kinh nghiệm ( tức là nhóm những học sinh cùng năng lực); nhóm hỗn hợp (tức là nhóm có nhiều đối tượng học sinh với những năng lực khác nhau)… Những cách chia nhóm theo kiểu này chúng ta ít vận dụng. Nếu cứ vận dụng, cần lưu ý: Dự chia nhóm tình bạn, nhóm kinh nghiệm hay nhóm hỗn hợp đi chăng nữa GV cũng nên định số lượng cho phù hợp ( dựa theo tiêu chuẩn tính chất). * Trong quá trình thành lập nhóm, chúng ta thường thành lập nhóm gồm những học sinh ngồi 2 – 3 bàn gần nhau. Đây là một kiểu nhóm được dựng nhiều nhất, thích hợp với yêu cầu câu hỏi thảo luận một vấn đề liên quan đến Đọc - hiểu văn bản. Chia nhóm theo kiểu này có nhiều ưu thế: học sinh quen chỗ, quen bạn nên dễ hoà nhập, sôi nổi, mạnh dạn khi thảo luận và thảo luận đạt kết quả. III. Một số hình thức hoạt động nhóm Theo tôi, hình thức hoạt động nhóm không phải là không phong phú. Song vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn hình thức nào cho phù hợp và đạt hiệu quả. Sau đây tôi xin giới thiệu một số hình thức hoạt động phổ biến thường dùng. - Hình thức 1: Giáo viên phát phiếu học tập có ghi câu hỏi tới từng nhóm; các thành viên trong nhóm cùng thảo luận đưa ra ý kiến, nhóm trưởng ghi vào phiếu. Sau đó giáo viên gọi đại diện của hai nhóm trình bày kết quả ( hoặc giáo viên thu phiếu của hai nhóm đọc kết quả) các nhóm còn lại bổ sung ý kiến, giáo viên thống nhất. - Hình thức 2: Giáo viên ghi câu hỏi thảo luận ra bảng phụ ( hoặc miệng), học sinh đọc ( nghe câu hỏi), sau đó thảo luận nhóm, ghi lại kết quả ra bảng nhóm, hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm lên treo bảng. Các nhóm nhận xét kết quả cho nhau, giáo viên đi đến thống nhất. - Hình thức 3: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các thành viên trong nhóm hoạt động độc lập, ghi ý kiến ra phiếu học tập cá nhân. Sau đó nhóm trưởng thu phiếu của các bạn, trình bày trước lớp, giáo viên nhận xét và đi đến thống nhất( chọn hai nhóm trưởng trình bày), các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Ba hình thức này được áp dụng trong trường hợp tất cả các nhóm cùng giải quyết một câu hỏi. - Hình thức 4: Giáo viên phân ra hai nhóm sẽ giải quyết một câu hỏi. Các nhóm thảo luận, Giáo viên gọi bất cứ một học sinh nào trong nhóm ( không chỉ là nhóm trưởng) đứng dậy trả lời ( giáo viên có thể gọi mỗi nhóm một học sinh với đầy đủ các đối tượng) sau đó đi đến thống nhất cho mỗi câu hỏi. Nguyễn Thị Huệ - Lê Hồng Phong 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Năm học 2009 - 2010 IV. Qui trình tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Bước I: Thành lập nhóm. Đây được coi là khâu chuẩn bị những điều kiện để nhóm tiến hành hoạt động. Giáo viên sẽ thụng qua mục tiêu hoạt động ( hoạt động nhóm nhằm giải quyết vấn đề ), hoạt động như thế nào chia lớp thành mấy nhóm, mỗi nhóm bao nhiêu học sinh, mỗi học sinh phát huy tính chủ động, tích cực của mình như thế nào ). * Lưu ý: Khi chia nhóm cần đảm bảo số học sinh trong các nhúm phải đều, tương đương nhau, tránh nhóm nhiều nhóm ít (chỉ cho phép hơn kém nhau một học sinh), giáo viên đặt ra mục tiêu một cách rõ ràng để học sinh tiếp nhận được. Bước II: Hoạt động nhóm: Giáo viên phát phiếu hoặc treo bảng phụ ghi câu hỏi ( có khi nêu bằng miệng) ấn định thời gian thảo luận, các nhóm nhận nhiệm vụ, sau đó giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm trưởng, thư ký và các thành viên trong nhóm rồi cả nhóm tập trung giải quyết vấn đề (tức là nêu ý kiến, thảo luận và ghi lại ) trong khi học sinh thảo luận, giáo viên quan sát, theo dõi có thể đến với từng nhóm hỗ trợ, nhắc nhở các nhóm để các nhóm làm việc đều tay đảm bảo đúng thời gian tiến độ. *Lưu ý: - Do giáo viên ghi câu hỏi vào phiếu học tập hay ra bảng phụ thì cũng nên đọc to câu hỏi trước lớp khi các em chưa ngồi theo nhóm, tránh tình trạng học sinh ngồi vào thảo luận mà chưa rõ câu hỏi hoặc nhóm này không biết câu hỏi của nhóm kia ( trong trường hợp các nhóm không cùng câu hỏi). - Việc giáo viên quan sát, theo dõi, nhắc nhở học sinh là quan trọng và cần thiết nhưng cần khắc phục tình trạng nhắc nhở nhóm này làm ảnh hưởng đến nhóm kia, khiến các em thiếu tập trung hoặc không chủ động trong thảo luận. Bước III: Thông báo kết quả. Khi hết thời gian ấn định, các nhóm hoàn thành cụng việc, giáo viên cho từng nhóm báo cáo bằng miệng kết quả đó trình bày trong phiếu học tập hoặc cùng học sinh kiểm tra kết quả của mỗi nhóm trên bảng nhóm các em đó trình bày. Các em khác bổ sung, thống nhất ý kiến. * Lưu ý: Trước khi cho học sinh báo cáo hoặc kiểm tra kết quả, giáo viên cần nhận xét ý thức của các em khi thảo luận để rút kinh nghiệm cho những lần sau, có tuyên dương, phê bình cụ thể: Bước IV: Giáo viên tóm tắt kết quả thảo luận của học sinh, sau đó cùng các em đi đến thống nhất và hướng dẫn cho các em ghi lại một vài ý kiến đúng, hay để các em làm tư liệu ( nên thống nhất cần thiết). * Lưu ý: - Vấn đề mà giáo viên đưa để học sinh thảo luận thường là một vấn đề quan trọng, cần thiết cho nên việc đánh giá, thống nhất của giáo viên là và cũng quan trọng. Nếu không khéo léo sẽ mất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao có khi khiến học sinh nản lòng do kết quả của mình không được đánh giá đúng mức. Nguyễn Thị Huệ - Lê Hồng Phong 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Năm học 2009 - 2010 - Cũng như trong suốt quá trình dạy học, khi cho học sinh ghi lại những ý kiến đúng, hay để làm tư liệu ( khi thấy cần thiết) tuyệt đối giáo viên không đọc cho học sinh chép mà phải hướng dẫn để các em có thói quen nghe cô nói và tự ghi vào vở. Bước V: Giải pháp Về phía giáo viên Luôn phải có ý thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng cao tay nghề. Tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để truyền tải cho học sinh. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, đặc biệt thể hiện ở cách ra đề, chú ý cách ra đề như thế nào để tránh tình trạng học vẹt, học đối phó. Tăng cường các buổi thực hành thí nghiệm để học tiếp thu bài nhanh hơn qua phương pháp trực quan. Sử dụng giáo án điện tử được coi như một cứu cánh hữu hiệu cho phương pháp dạy học tổ chức thực hành nhóm trong giờ đọc- hiểu văn bản môn ngữ văn 7. Tăng cường sử dụng các phương tiện hỗ trợ như bản đồ, bảng phụ, trang ảnh minh họa để giảm bớt tình trạng đọc chép vì học sinh dễ tiếp thu bài và nhớ bài nhanh hơn. Tích cực kiểm tra bài cũ với những câu hỏi có tính sáng tạo để buộc học sinh tích cực làm bài và học bài ở nhà. * Về phía học sinh Cần động viên khuyến khích các em rèn luyện tinh thần tự học, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học vào quá trình thực hành, thực tế. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp Rèn luyện tính chủ động trong việc làm chủ kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó, thảo luận trong giờ học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo và tự trình bày ý kiến của mình là một cách hay để các em có thể nắm kiến thức nhanh, hay , dễ hiểu mà không cần đến đọc – chép, Bước VI: Hạn chế: Năng lực học sinh, điều kiện cơ sở vật chất - sẽ hạn chế một phần quá trình đổi mới phương pháp dạy học và tạo ra những khó khăn nhất định Giáo viên tổ Văn đã có nhiều cố gắng tìm tòi sáng tạo và bước đầu đã có những thành công nhất định trong việc truyền tải kiến thức cho học sinh mà không nhất thiết phải qua phương pháp đọc chép, mà qua phương pháp thảo luận nhóm, sau đó rút ra kết quả. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp trong điều kiện hiện nay của trường THCS Giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tranh ảnh để nâng cao hứng thú học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giờ học. Học sinh đã bước đầu biết cách chủ động với kiến thức của bài học, biết tìm tòi, phát hiện ý mới, biết tranh luận thảo luận để rút ra kiến thức chuẩn của bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. tình trạng không học bài, làm bài của các em ở nhà cũng có giảm đi rất nhiều Đây là cả một quá trình lâu dài với sự cố gắng của nhiều đối tượng khác nhau mới có thể có kết quả, nhất là với điều kiện học tập như trường chúng ta. Nguyễn Thị Huệ - Lê Hồng Phong 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Năm học 2009 - 2010 PHẦN III: KẾT LUẬN Tôi thiết nghĩ: tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong giờ Đọc- hiểu văn bản là một việc làm cần thiết. Nếu chúng ta có những định hướng cụ thể và khéo léo khi tổ chức thực hiện thì chắc chắn việc làm của chúng ta sẽ đạt hiệu quả cao. Trong thực tế đó có rất nhiều tiết Đọc- Hiểu văn bản, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt hoạt động này nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những tiết học việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm cũng mang tính chất hình thức và hiệu quả không cao. Tôi rất mong những ý kiến và định hướng của tôi trên đây sẽ được các đồng nghiệp tham khảo, thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả giờ Đọc- Hiểu văn bản và cũng là nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn 7 cũng Ngữ văn các khối khác nói chung. CưMgar, Ngày 09 tháng 04 năm 2010 Người viết Giáo viên: nguyễn Thị Huệ Trường THCS Lê Hồng Phong – Cưsuê - CưMgar Nguyễn Thị Huệ - Lê Hồng Phong 8 . đọc hiểu văn bản môn ngữ văn 7. Thực hiện chương trình THCS của Bộ Giáo dục và đào tạo, môn ngữ văn đổi mới phương pháp dạ học theo hướng tích hợp – trọng tâm của yêu cầu dạy học phần văn là. Đọc - hiểu văn bản ( bao gồm trích đoạn hoặc tác phẩm văn học trọn vẹn, các văn bản nhật dụng). Đây là yêu cầu lần đầu tiên được gọi tên một cách chính thức trong sách giáo khoa Ngữ văn, chính. trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn. Mục đích tìm hiểu và tính chất của phương thức đọc. Phương thức đọc hiểu văn bản và khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm của môn ngữ văn chắc chắn không

Ngày đăng: 10/07/2014, 17:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w