SKKN - Vấn đề tự học tự bồi dưỡng (Năm học 2001 - 2002)

2 1.1K 11
SKKN - Vấn đề tự học tự bồi dưỡng (Năm học 2001 - 2002)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tên đề tài: Vấn đề tự học, tự bồi dưỡng. Người thực hiện : Thạc sĩ Nguyễn Hữu Độ. Trưởng phòng GD - ĐT quận Đống Đa. Hà Nội 2002 Chúng ta đang sống trong Thế kỷ 21, Thế kỷ của nền kinh tế tri thức, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật và công nghệ với ưu thể của công nghệ cao mà trong đó là công nghệ thông tin giữ vai trò hết sức cơ bản, một công cụ làm việc hiệu quả và phổ biến trong xã hội hiện đại, để thu nhập, lưu trữ và xử lý thông tin, rất cần thiết cho sự phát triển trong mọi lĩnh vực của xã hội. Xu thế mới này, đòi hỏi đến chất lượng mới của con người, nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến giáo dục đào tạo, đòi hỏi ngành GD - ĐT phải luôn luôn đổi mới và đặc biệt là phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ, để có thể tiếp cận và đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp duy sáng tạo của người học… phát triển mạnh phong trào tự học tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân…” và trong dự thảo văn kiện trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về GD - ĐT đã nhấn mạnh: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay…”. Với tinh thần của các Nghị quyết TW, phát huy nội lực của toàn ngành và tạo điều kiện để mọi người đều có thể phát huy nội lực của mình vào công cuộc đổi mới GD - ĐT, Bộ GD - ĐT, Sở GD - ĐT Hà Nội và nhiều nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo đề cập đến vấn đề Tự họctự bồi dưỡng, nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ các thầy cô giáo và đẩy mạnh phong trào Tự họcTự bồi dưỡng trong toàn ngành. Tự học là quá trình tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và hiểu biết vốn có của mình để chiếm lĩnh một hiểu biết nào đó của nhân loại và biến nó thành sở hữu của riêng mình. Nói đến tự học là nói đến nội lực của người học. Mà nội lực là cái vốn có của con người, nhiều khi nó đang “ngủ”, chưa có cơ hội để xuất hiện. Con người đang phải tìm cách để đánh thức nó dậy đểtự phát triển thì tự học chính là một cách đánh thức, lay động nội lực con người một cách thường xuyên và hiệu quả nhất. Bởi vì ở đây, con người phải chủ động hd, phải tự vận động để khám phá và tìm được con đường đến với chân lý. Triết lý giáo dục thế kỷ 21, đã được hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 trình bầy trong cuốn “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” thể hiện tưởng chủ đạo là: Lấy “Học thường xuyên, học suốt đời” làm nền móng. Xây dựng 4 trụ cột giáo dục là: “Học để biết. Học để làm việc. Học để cùng sống với nhau. Học để làm người” hướng tới một “Xã hội học tập”. 1 Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả và nếu có ý thức, có sự quan tâm chú ý đúng mức thì mọi người đều thực hiện được. Yếu tố quyết định Tự học chính là thái độ của người học. Xuất phát từ nhận thức, mục đích học của người học mà người học tự xác định cho mình một động cơ tự học phù hợp. Vì vậy trách nhiệm của người quản lý giáo dục là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phong trào tự họcTự bồi dưỡng trong các nhà trường, phải tìm cách gieo nhu cầu Tự họcTự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức: * Có thể là tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm Tự học, giúp giáo viên định hướng việc Tự họcTự bồi dưỡng. Xác định được những nội dung cần phải tự họcTự bồi dưỡng? Và cách Tự họctự bồi dưỡng như thế nào? cung cấp cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng đọc, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc Tự họcTự bồi dưỡng. * Có thể là tổ chức các hd sư phạm trong các nhà trường gắn với tự học. Xây dựng một cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với việc Tự học – Tự bồi dưỡng của giáo viên vv… Hôm nay, ngành GD - ĐT Quận Đống Đa tổ chức hội thảo về chuyên đề Tự họcTự bồi dưỡng với sự có mặt của các nhà khoa học, của các đồng chí Hiệu trưởng, những các nhà quản lý giáo dục. Chúng ta sẽ được nghe những ý kiến tham luận, những bài học kinh nghiệm của các đồng chí Hiệu trưởng và các nhà khoa học về vấn đề Tự họcTự bồi dưỡng. Hy vọng rằng, qua hội thảo này sẽ giúp chúng ta xác định được cách thức tổ chức và quản lý, định hướng về nội dung, phương pháp và kỹ thuật Tự họcTự bồi dưỡng, góp phần quan trọng trong việc xây dựng phong trào Tự họcTự bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong quận chúng ta. Thay mặt Phòng GD - ĐT Quận, tôi trân trọng cám ơn sự có mặt của các đồng chí đại biểu, các nhà khoa học, của các đồng chí Hiệu trưởng các nhà trường trong Quận. Kính chúc các đồng chí Sức khỏe – Hạnh phúc! Chúc hội thảo của chúng ta thành công! Hà Nội, ngày tháng năm 2002 2 . viên định hướng việc Tự học – Tự bồi dưỡng. Xác định được những nội dung cần phải tự học – Tự bồi dưỡng? Và cách Tự học – tự bồi dưỡng như thế nào? cung. chất đối với việc Tự học – Tự bồi dưỡng của giáo viên vv… Hôm nay, ngành GD - ĐT Quận Đống Đa tổ chức hội thảo về chuyên đề Tự học – Tự bồi dưỡng với sự có

Ngày đăng: 02/09/2013, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan