1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận đường lối PHÁT TRIỂN KINH tế BIỂN gắn với bảo vệ AN NINH BIỂN đảo VIỆT NAM

24 121 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 62,26 KB

Nội dung

Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí đặc biệt quan trọng nh

Trang 1

I Cơ sở lý luận về kinh tế biển và vấn đề an ninh biển đảo

1 Tổng quan về biển đảo Việt Nam

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị

và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển,các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tíchBiển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu ki-lô-mét vuông) Vùng biển nước ta có

khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước; một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lậpđường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệchủ quyền quốc gia trên các vùng biển

b Điều kiện tự nhiên

Dải đất hình chữ S của nước Việt Nam nằm trải dọc theo bờ biển, với chiều dài 3.260km, 28 tỉnh, thành phố có biển, chiếm tới 42% diện tích và 45% dân số cả nước

Cả nước có khoảng 15,5 triệu người sống gần bờ biển và trên 160 ngàn người sinh sống ở các hòn đảo

Dưới đây là một số tài nguyên nổi bật của biển đảo Việt Nam:

+ Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họkhác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 3 triệu tấn/năm

+ Rong biển: Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú

Trang 2

+ Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m2

+ Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có

500.000km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông Có thể khaithác từ 30-40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm Trữ lượngdầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu Ngoài dầu Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m3/năm

+ Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều dài đất nước, với 3.260km bờ biển có nhiều cảng, vịnh… rất thuận liện cho giao thông, đánh bắt, hảisản Nằm liên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ trên biển (đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn dắt )

+ Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, là tiềm năng du lịch lớn của nước ta

1.2 Vai trò của biển đảo Việt Nam trong việc phát triển kinh tế

Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải) Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca

là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz) Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế

Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản) Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng

Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong

Trang 3

khu vực Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam

Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệutấn dầu và hàng tỷm3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh Ngoài ra, còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủytinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác

Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước Do đặc điểmkiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình

du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…

2 Bảo vệ an ninh biển đảo Việt Nam

2.1 An ninh biển đảo

Đối với biển và hải đảo nước ta hiện nay, trên khía cạnh an ninh truyền thống thìnguy cơ lớn nhất là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Cùng với đó, các vấn đề an ninhphi truyền thống cũng là mối lo ngại không nhỏ như nạn khủng bố, cướp biển, vậnchuyển ma túy, xuất nhập cư trái phép; buôn lậu, gian lận thương mại trên biển; biếnđổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên biển

Về an ninh truyền thống, cho đến nay, trên Biển Đông, chúng ta còn tồn tại bốn

vấn đề lớn liên quan đến chủ quyền lãnh thổ chưa giải quyết được và cần phải giảiquyết, đó là: bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa; bảo vệ chủ quyền và giải

Trang 4

quyết hòa bình tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên, gồmViệt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei, Đài Loan; phân định ranh giớicác vùng biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS1982) và xác định ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Cùngvới đó, những nhân tố gây mất ổn định, xâm phạm chủ quyền, an ninh vùng biển ViệtNam vẫn đang diễn ra gay gắt; nguy cơ xung đột vũ trang, tranh chấp trên biển, đảo vàthềm lục địa của nước ta vẫn chưa được loại trừ Những hoạt động này đe dọa và ảnhhưởng không chỉ đối với an ninh quốc phòng của Việt Nam mà cả an ninh, an toàn củanhiều nước trong khu vực.

Về an ninh phi truyền thống, tình hình an ninh hàng hải khu vực Biển Đông diễn

biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng các vụ việc nghiêm trọng, gây thiệt hại vềngười, tài sản và ảnh hưởng lớn đến môi trường an ninh trên biển Trong thời gian qua,

đã nhiều lần tàu vận tải biển của Việt Nam bị cướp biển tấn công; xô xát trên vùngbiển Vịnh Thái Lan giữa ngư dân Việt Nam với tàu Thái Lan và Campuchia; tàu cáViệt Nam bị bắt giữ trên các vùng biển giáp ranh với Indonesia, Thái Lan, Campuchia

và Malaysia; nhiều tàu thuyền nước ngoài đã tấn công, đâm, gây thiệt hại cho tàu cácủa ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địacủa Việt Nam

Buôn lậu, gian lận thương mại trên biển với các phương thức, thủ đoạn ngàycàng tinh vi, xảo quyệt cũng là nguy cơ, thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng.Một số lĩnh vực quản lý nhà nước trên biển chưa được triển khai đồng bộ hoặc bị xemnhẹ, dẫn đến thiếu chặt chẽ, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn đường biển, nhất là lĩnhvực giao thông vận tải biển, cấp phép lưu hành phương tiện trên biển…

Ngoài ra, việc quản lý lỏng lẻo khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển dẫnđến thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển đang bị khai thác quá mức,thiếu tính bền vững; môi trường biển ở một số nơi bị ô nhiễm đến mức báo động; nạnphá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng

2.2 Bảo vệ an ninh biển đảo

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng củamỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dântộc ta phát triển bền vững Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc

Trang 5

quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn hòabình để phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đồng thời bảo đảm anninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệtquan trọng.

Theo tinh thần chỉ đạo nói trên, liên tục trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước vànhân dân ta đã cố gắng, triển khai một khối lượng lớn công việc nhằm tạo dựng và duytrì môi trường hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và lợiích quốc gia trên biển Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa nước ta và cácnước, các bên liên quan có thể bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng phát triển Việt Namcũng thực hiện các cơ chế đối thoại và hợp tác về chính trị - an ninh khu vực

Những thỏa thuận và việc làm tích cực liên quan đến biển, đảo nói trên có ýnghĩa rất quan trọng đối với việc tăng cường, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thu hẹp bấtđồng, tạo không khí thuận lợi cho việc thúc đẩy đàm phán tìm kiếm giải pháp hòabình, cơ bản, lâu dài cho vấn đề biển đảo

3 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển và vấn đề an ninh biển đảo (lý luận)

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996), lần đầu tiên Đảng ta bàn về phát triểncác lĩnh vực liên quan đến biển, đặc biệt là các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tếbiển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.Nghị quyết Đại hội VIII chỉ rõ: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh

tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước đểđẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài Khai thác tối đa tiềm năng vàcác lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực

để phát triển mạnh kinh tế – xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc”

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay, chủ trương phát triển kinh tế biển gắnvới bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã được điều chỉnh cụ thể, chi tiết hơn Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm2011) chỉ rõ cần kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng – an ninh; quốc phòng – anninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh

tế – xã hội và trên từng địa bàn Trong đó, một số nội dung được nhấn mạnh như

Trang 6

những giải pháp tích cực để gắn phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển, đảo nhưtăng cường công tác quy hoạch; xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng các vùng biển,đảo ở địa bàn chiến lược đều phải gắn kết chặt chẽ với quá trình tăng cường lực lượng,tiềm lực, thế trận quốc phòng – an ninh; nhiệm vụ, phương án, kế hoạch tác chiến vàđấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; chăm lo xây dựng thế trận lòng dân, tăng cườngkhối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện quân với dân một ý chí; phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, cải thiện, nâng cao đời sống vật chấttinh thần của nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội…

II Thực trạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam và tình hình an ninh biển đảo

1 Phát triển kinh tế biển từ sau đổi mới đến nay

1.1 Thành tựu đạt được

- Bối cảnh chung nhiều biến động khó lường kinh tế biển Việt Nam vẫn tiến triển tốt.

- 2007 - 2017: 28 tỉnh, thành phố ven biển đóng góp trên 60% GDP cả nước

- Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp lớn vào GDP trong suốt hơn 10 nămqua ước tính đạt khoảng 10% mỗi năm

- Hoạt động du lịch: Năm 2018: Số khách quốc tế 15,5 triệu người, tăng 19,9%

so với năm 2017

- Hình thành và phát triển được nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển

- Kinh tế biển gắn với phát triển các ngành công nghiệp

=> Đảm bảo tính bền vững và đóng góp giá trị thực cho nền kinh tế

- 2 cảng biển lớn ở Việt Nam

Hải Phòng

- Tốc độ tăng trưởng hàng năm cao 11% (trong vòng 5 năm qua)

- Các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tới 90% GDP của tỉnh

- 28 quốc gia đã đầu tư vào 280 dự án, tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD

Quảng Ninh

- Cảng Cái Lan: Tiếp nhận tàu container 40.000 tấn

Trang 7

- Cảng Cẩm Phả: vận chuyển than và cảng dầu B12, nhận 5.000 tàu-tonne tàu.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Quảng Ninh đạt 23 triệu tấn trong năm 2010

- Số lượng du khách đến tỉnh đã tăng lên khoảng 4 triệu người vào năm 2010

1.2 Thách thức

- Hạn chế còn tồn đọng của ngành kinh tế biển tại Việt Nam

- Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, mạng lưới tàu thuyền, trang thiết bị cònlạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp

- Quản lý nhiều khu bảo tồn biển chưa hiệu quả

- Hệ thống chính sách, pháp luật phát triển kinh tế biển chưa đồng bộ, chưa tạođược sức mạnh để điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế biển

- Môi trường và các nguồn tài nguyên biển suy thoái mạnh mẽ

- Nguồn thủy sản bị đánh bắt cạn kiệt, các hệ sinh thái biển quan trọng như rừngngập mặn, hệ rạn san hô, thảm thực vật biển bị phá hoại

- Nguồn thủy sản cạn kiệt, các hệ sinh thái biển: rừng ngập mặn, hệ rạn san hô,thảm thực vật biển bị phá hoại và suy thoái nghiêm trọng

- Nhận thức của ngư dân còn thấp, đánh bắt cá trái phép, đánh bắt hủy diệt gâyảnh hưởng nghiêm trọng tới thủy sản xuất khẩu

- Ô nhiễm môi trường biển gây hậu quả lớn tới môi trường biển và kinh tế - xãhội tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế Đặc biệt là vụ gây ô nhiễmmôi trường biển do công ty Formosa ở vùng biển Vũng Áng

+ Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển HàTĩnh, lan tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.+ Gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, nặng nhất làngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sốngsinh hoạt của ngư dân

+ Nguyên nhân: Do quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, xảy ra

sự cố, dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa được xử lý đạtchuẩn xả ra môi trường

Trang 8

2 Tình hình an ninh biển đảo Việt Nam

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền

Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nướcgiàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta

2.1 Thuận lợi

Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển Chúng ta đã

“Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”

(Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII) Đồng thời, Chiến lược phát

triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu

“nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí,vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”

Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó

Trang 9

khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió” Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luônnêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không

để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và

mở rộng quan hệ hợp tác với các nước

2.2 Khó khăn

Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức Tình hình quốc tế, khu vựcdiễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm

ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định

Ở trong nước, sự phối hợp, thống nhất nhận thức và hành động về chủ quyền biển, đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn

đề biển, đảo hòng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ Trong điều kiện kinh tế, ngânsách có hạn, chúng ta chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ vùng biển rộng lớn Cơ chế phối hợp, chỉđạo, điều hành tập trung, thống nhất các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn những bất cập nhất định

Hiện nay, tình hình quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta khá phức tạp, hàm chứa nhiều nhân tố bất ổn, đó là: tranh chấp ở Biển Đông ngày càngdiễn biến phức tạp, tác động và ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình và phát triển của đất nước ta; tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, khó lường, xuất hiện nhiều nhân tố mới có tác động sâu sắc đến trật tự và cục diện thế giới, tác động trực tiếp đến phát triển tình hình ở khu vực Biển Đông; các thế lực phản động, cơ hội chínhtrị trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề biển, đảo để chống phá Đảng và Nhà nước ta; kinh nghiệm quản lý biển, đảo của chúng ta còn hạn chế, năng lực, trang thiết bị của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển cần tiếp tục được củng cố và tăng cường

Trang 10

3 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển và vấn đề an ninh biển đảo (thực tiễn)

Qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã khẳng định rằng, với sự nỗlực của các cấp, các ngành, nhân dân và lực lượng vũ trang, kinh tế biển và ven biển của nước ta có nhiều khởi sắc, phát triển theo hướng tích cực, đã đem lại cho đất nước khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội, 50% thu nhập ngoại tệ mạnh và tạo ra việc làm

ổn định cho khoảng 9 triệu người Kinh tế biển cũng có sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việc khai thác nguồn lợi từ biển đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu (dầu khí, hải sản…) Xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ – kỹ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, công nghiệp đóng tàu, đánh bắt xa bờ, vận tải biển, du lịch biển – đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn… Trong việc bảo đảm quốc phòng – an ninh, chúng ta đã kiềm chế được xung đột, giữ được lợi ích quốc gia, dân tộc trên phương diện tổng thể, giữ được môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển Đó là những tiền đề, điều kiện thuận lợi để chúng ta thực hiện mục tiêu phát triển

kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong thời gian tới

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược biển, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức gay gắt về phát triển kinh tế biển như sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; khai thác tài nguyên và môi trường biển; về ô nhiễm môi trường… và một số thách thức về quốc phòng – an ninh Sự phát triển kinh tế biển ở nhiều địa phương và một số ngành chủ yếu chạy theonhu cầu thị trường, chưa thực sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển

Phát triển kinh tế biển ở một số lĩnh vực chưa thực sự được gắn kết chặt chẽ với quốc phòng – an ninh, hoặc ngược lại, có một số lĩnh vực của quốc phòng – an ninh chưa được gắn kết với phát triển kinh tế, làm cho kinh tế biển vốn còn nhiều hạn chế

về khoa học – công nghệ, kỹ thuật và năng lực lại bất cập trong công tác bảo vệ, làm hạn chế quá trình phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng – an ninh Một số địa phương xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp, kinh tế tập trung, các dự án ven

Trang 11

biển, trên đảo, chưa chú trọng các phương án xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh, thế trận lòng dân, chủ yếu chạy theo lợi ích kinh tế là chính; một số quy hoạch, kế hoạch, nhất là việc xây dựng bến cảng; cơ sở công nghiệp biển; các khu dịch vụ trên đảo mở tràn lan, không tuân thủ các nguyên tắc chung, làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ quốc phòng – an ninh trên biển, đảo Tình trạng đó đang đặt ra nhu cầu cấp bách phải có một chiến lược phát triển kinh tế biển được bổ sung với những luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn vững chắc, mới có thể đáp ứng những nhiệm vụ tăng tốc kinh tế biển để đến năm 2020, nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

III Phương hướng chỉ đạo, mục tiêu của Đảng và giải pháp phát triển kinh

tế biển gắn với an ninh biển đảo

1 Phương hướng chỉ đạo và mục tiêu của Đảng về phát triển kinh tế biển

1.1 Phương hướng chỉ đạo của Đảng

Biển Việt Nam không chỉ mang lại những lợi thế về mặt kinh tế, hơn hết đây còn

là hướng phòng thủ chiến lược của đất nước ta Đây là một bộ phận cấu thành phạm vichủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, vùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn vàphát triển bền vững của dân tộc ta Vì vậy, phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng– an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là điều Đảng và Nhà nước ta luônquan tâm, chú trọng

Ngày 22/10/2018, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung

ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW) Trong đó đưa ra một số

quan điểm chung như sau:

(1) Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệtcủa biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân vàtoàn quân Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là khônggian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, pháttriển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn

Trang 12

liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoàbình, ổn định cho phát triển Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệmcủa cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp vàngười dân Việt Nam

(2) Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đadạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và

tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phươngkhông có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế củabiển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước

(3) Giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển đi đôi vớixây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi vàtrách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở côngbằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

(4) Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trườngbiển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó vớibiến đổi khí hậu, nước biển dâng Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đadạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từđất liền ra biển Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự

cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu

(5) Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng caolàm nhân tố đột phá Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu, điềutra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển; kết hợp huy động các nguồn lực trong vàngoài nước Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế, ưu tiên thu hútcác nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiêntiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ của Việt Nam

Đồng thời, Đảng cũng đưa ra một số chủ trương lớn nhằm phát triển kinh tế biển

và ven biển, để đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biểntheo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu

Ngày đăng: 05/05/2020, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1996, tr. 211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2001, tr. 181-182 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2006, tr. 225 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2007, tr. 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ươngkhóa X
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2011, tr. 121-122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w