1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận đường lối CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa gắn với bảo vệ tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG

26 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 52,88 KB

Nội dung

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát

Trang 1

1 CÁC KHÁI NIỆM

Những năm gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, công cuộc CNH, HĐH đã trở thành tất yếu của sự phát triển, là làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống

xã hội.

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động

sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và

công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế-xã hội

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện

các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao độngcùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con

người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà

con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí ) Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường

Trang 2

2 THỰC TRẠNG CNH, HĐH VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

2.1 Tình hình CNH, HĐH ở Việt Nam

2.1.1 Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn,

giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân

CNH, HĐH ở nước ta là một trong những mục tiêu to lớn, được kiên trì thực hiện gần 60 năm qua và chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Trước hết, ta đã đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng dồi dào nhu cầu tiêu dùng trong nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Theo số liệu mới cập nhật, dân số nước ta tính đến 2019 là hơn 96 triệu người, đúng thứ 15 trên thế giới Do đó việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đảm bảo đời sống cho người dân Hơn thế nữa, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn tạo điều kiện xuất khẩu nhiều loại nông sản với quy mô lớn, đưa nước ta thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới Nông nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân,

hỗ trợ tích cực xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

Tuy nhiên, nông nghiệp cũng bộc lộ nhiều tồn tại và phải đối mặt với nhiều thách thức Trước hết là tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, kém bền vững; sức cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp, chất lượng, hiệu quả chưa cao, trong khi cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn Mặt khác, điều kiện phát triển nông nghiệp đã có nhiều thay đổi; trong nước, người tiêu dùng quan tâm hơn tới chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa; cạnh tranh về các nguồn lực gia tăng; biến đổi khí hậu làm môi trường sản xuất nông nghiệp có nhiều thay đổi phức tạp

2.1.2 Tập trung và phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Trang 3

Trong những năm đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nước

ta đã tập trung vào công nghiệp nặng khiến cho nền kinh tế không phát triển vượt trội, nhưng chúng ta đã đổi mới và ta đã tập trung và phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành côngnghiệp như: Điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh

mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động,tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp khai khoáng giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống Trong đó, các ngành dịch vụ gắn với CNH, HĐH như dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thông phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP

2.1.3 Chú trọng phát triển kinh tế vùng

Chính phủ tạo điều kiện phát triển các vùng trong cả nước và tạo sự liên kết giữa các vùng và nội vùng; thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm Hiện nay nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm: Miền Bắc, Trung Bộ, Miền Nam và Đồng bằng sông cửu long, tạo động lực, tác động lan toả đến các vùng khác; thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế đang còn nhiều khó khăn

Trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, và không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy

sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực

mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự

Trang 4

phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều khó khăn Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹthuật về nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực, gắn chặt pháttriển kinh tế - xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và quốc phòng an ninh.

2.1.4 Phát triển kinh tế biển

Với các thuận lợi về biển của nước ta, phát triển kinh tế biển cũng được Đảng

và nhà nước quan tâm, chú trọng

Một số ngành kinh tế biển được xác định ưu tiên có bước phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, như: Du lịch biển, đảo; khai thác và chế biến hải sản; phát triển các khu kinh tế ven biển; các hệ thống giao thông của các địa phương ven biển (đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, cảng cá ) đều được phát triển Các địa phương ven biển đều tích cực thu hút đầu

tư xây dựng và phát triển nhiều khu, điểm du lịch ven biển mới và hiện đại, thu hút số lượng lớn khách du lịch trong nước, quốc tế Khá nhiều dự án đầu

tư khu du lịch biển, đảo cao cấp, khu du lịch thể thao, giải trí ven biển có số vốn từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD Ven biển cả nước phát triển được chuỗi các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế (4-5 sao) ở hầu hết các địa phương ven biển Phát triển một số trung tâm du lịch biển có tầm trong khu vực, như: Vân Đồn, Đà Nẵng, Phan Thiết, Phú Quốc thu hút hàng triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm Du lịch biển, đảo hiện đóng góp khoảng 70% tổng doanh thu hằng năm của ngành du lịch cả nước

Tuy nhiên, hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển còn yếu, chủ yếu mới tập trung trong số ít lĩnh

Trang 5

vực như nuôi trồng thủy, hải sản, nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển Chưa có chương trình phát triển và chuyển giao ứng dụng công nghệ biển dài hạn phục vụ cho các ngành kinh tế biển ưu tiên.

2.2 Tình hình môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất

thải, xử lý nước thải, vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị, ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm, chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải

bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14năm liền

Tại các khu vực khai thác khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh làm thay đổi hệ sinhthái rừng, suy thoái và ô nhiễm đất nông nghiệp

CNH-HĐH kéo theo đô thị hóa Dân số đô thị năm 1996 là 19%, năm 2010 đạt 30% và dự kiến tăng lên 45% vào 2020 Đây thực sự là sức ép lớn về môi trường trong quản lý đô thị Theo nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ,các đô thị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa là những tụ điểm phát thải các chất độc hại Riêng Hà Nội, mỗi năm thải vào môi trường nước khoảng 3.600 tấn chất hữu cơ, 320 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại nặng…

Trang 6

Việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên biển, bảo tồn môi trường sinh thái biển và vùng bờ còn nhiều hạn chế Khai thác tiềm năng nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả cao, thiếu bền vững, chưa kiểm soát được hạn mức cấp phép khai thác hải sản cho từng vùng biển dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt dần hải sản ở vùng ven bờ Các hệ sinh thái ven bờ biển (rừng ngập mặn, vùng triều, rạn san hô ) có xu hướng suy giảm nghiêm trọng do tác động của hoạt động kinh tế, xây dựng.

3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CNH, HĐH VÀ TÀI NGUYÊN, MÔI

TRƯỜNG

3.1 Tác động của CNH, HĐH đến tài nguyên và môi trường

3.1.1 Tác động tích cực của CNH, HĐH đối với tài nguyên và môi trường

CNH, HĐH với những tư duy tích cực, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật vàcông nghệ mới đã ứng dụng vào trong sản xuất và đời sống, cùng với những cách thức sản xuất, tiêu thụ tiên tiến của con người, giúp cho việc ngăn chặn

và giảm thiểu ô nhiễm, nhờ đó bảo vệ và cải thiện môi trường một cách có hiệu quả

 Thực tế cho thấy, khoa học, công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng

và không thể thiếu trong quá trình phát triển nói chung và quá trình CNH, HĐH nói riêng Trong đó, công nghệ môi trường là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc bảo vệ và cải thiện môi trường Công nghệ môi trường (CNMT) là các sản phẩm hoặc quá trình có thể hạn chế, phòng ngừa, giảm thiểu hoặc xử lý các tác động có hại gây ra, do hoạt động của con người lên môi trường CNMT còn bao gồm các quá trình sản xuất hiệu quả hơn, ít chất thải hơn hoặc tiêu thụ ít nguyên liệu hơn CNMT còn bao gồm các phương pháp làm sạch môi trường ô

Trang 7

nhiễm đang tồn tại hoặc tiêu huỷ an toàn hoặc tái chế chất thải Hơn thếnữa, CNMT có thể tạo ra những tài nguyên mới, năng lượng mới, hữu ích với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng gió, Với những công nghệ "xanh", “sạch", CNMT có thể cải thiện

được môi trường tự nhiên, theo hướng có lợi cho con người Hiện nay, CNMT được phát triển ở nhiều quốc gia, trong đó những quốc gia được

áp dụng một cách phổ biến, đó là Mỹ, Nhật, Canađa, Đài Loan, Hàn Quốc, đồng thời đã được áp dụng, phát huy có hiệu quả ở Việt Nam

 Công nghệ hiện đại cho phép ngăn chặn, hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm cho đất, cho phép xử lý trực tiếp những chất thải gây ô nhiễm cho đất như chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất, sản xuất linh kiện điện tử… Thiêu huỷ chất thải rắn được coi là một phương pháp để khắc phục sự ô nhiễm Trên cơ sở công nghệ cao, có thể xây dựng những lò đốt rác có nhiệt độ cao, có thể đốt được chất thải rắn thông thường và cả nguy hại, mà không gây ô nhiễm ra môi trường

 CNMT giúp bảo vệ và cải thiện môi trường nước Với những công nghệ tiên tiến, được áp dụng trong việc xử lý chất thải công nghiệp, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, mà các doanh nghiệp có thể khắc phục, giảm thiểu sự ô

nhiễm, bảo vệ được môi trường nước Khi công nghiệp phát triển, nguồn gốc phát sinh nước thải của Việt Nam là chủ yếu từ công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, giấy…Trên cơ sở những công nghệ mới, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả trong quá trình xử lý chấtthải, ngăn chặn sự ô nhiễm ra môi trường nước Hơn thế nữa, bằng những công nghệ sạch, có thể dùng những nguyên liệu thay thế sạch trong sản xuất, nhằm khắc phục, giảm thiểu sự ô nhiễm Điển hình, từ

Trang 8

trước đây, trong ngành công nghiệp sản xuất gạch lát người ta vẫn hay

sử dụng nguyên liệu thuỷ tinh thô chứa flo và chì để sản xuất gạch gốm, nhưng hậu quả để lại là làm chất thải ra môi trường đã làm ô nhiễm môi trường trầm trọng Để khắc phục tình trạng đó, các công ty sản xuất gạch lát đã làm sạch nguồn nước thải bằng việc sử dụng

nguyên liệu thuỷ tinh không có flo và chì thay thế cho loại nguyên liệu

Cũng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến mà có thể giúp cho việc cung cấp nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, thông qua quy trình thoát nước, xử lý nước thải tập trung phù hợp với đặc điểm các đô thị Hiện nay, ở nước ta, nhiều đô thị lớn đã vàđang xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột… Mặt khác, với những chế phẩm sinh học, có thể cải thiện chất lượng nước trong chăn nuôi thuỷ sản, nhằm tạo ra những sản phẩm nước sạch cho môi trường

CNH, HĐH giúp cho việc nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao nhận thức của con người Điều đó có lợi cho việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên Bởi việc nâng cao về nhận thức khiến cho con người trở nên hiểu biết Từ đó hình thành một hệ thống ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống văn minh của loài người Con người sẽ tự giác và biết cách chăm lo, bảo vệ và cải thiện môi trường CNH, HĐH khiến cho cách thức sản xuất và tiêu dùng của con người cũng thay đổi theo hướng hiện đại Cách nghĩ, cách làm của con người được nâng lên khoa học, hiệu quả hơn, theo xu hướng có lợi cho môi trường Trong tiêu dùng con người sẽ

có kiến thức để tiêu dùng những mặt hàng nào có chất lượng, mà không gây ônhiễm môi trường

Trang 9

CNH, HĐH được đẩy mạnh, khiến cho quy hoạch về cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại hơn Đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, hạn chế được tắc đường, từ đó giảm nồng độ bụi trong không khí.

3.1.2 Tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến môi trường

Đối với mọi quốc gia trên thế giới, để tăng trưởng và phát triển bền vững cần phải thực hiện CNH, HĐH Trong quá trình đó CNH, HĐH đã tác động tới môi trường sống, ảnh hưởng tới cuộc sống của con người Bên cạnh những tác động tích cực đến môi trường, CNH, HĐH còn có tác động tiêu cực

 Lượng khí thải từ các khu công nghiệp gây ra ô nhiễm không khí và hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu Những năm gần đây, do tác hại của hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, băng tan nhanh

chóng làm nước biển dâng, …Các cụm từ “mưa lớn kỷ lục”, “nắng nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần đây Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước theo tính toán dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây Năm 2018 đồng thời ghi nhận những con số kỉ lục về nhiệt độ trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội, với nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C Không chỉ dừng lại ở khí thải mà lượng chất thải lớn từ các khu công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

 CNH, HĐH sẽ kéo theo đô thị hóa, gây sức ép lớn lên việc bảo vệ môi trường vùng đô thị Hàng năm, sẽ có hàng tỷ tấn chất thải sinh hoạt, khói bụi, kim loại nặng bị thải vào môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí trầm trọng

Trang 10

 Nhiên liệu và năng lượng từ những ngành công nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp vật liệu bị rò rỉ, làm ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất, gây nguy hiểm cho con người và các loài sinh vật Ví dụ là nhà máy Lọc dầu và đường ống bơm xăng, kho dầu, trạm xăng, nhà máy xử

lý, nhà máy hóa chất, nhà máy, công ty giặt khô, in ấn, doanh nghiệp ngành dệt may và những nguy hiểm, vật liệu được lưu trữ

 Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức để phục vụ cho quá trình CNH, HĐH khiến nhiều nơi tài nguyên trở nên khan hiếm, thậm chí cạn kiệt Ví dụ như việc phá rừng, chặt cây lấy gỗ, khai thác cát dưới lòng sông, khai thác khoáng sản trong lòng đất…

 Việc khai thác tài nguyên quá mức còn gây ra nhiều thiên tai, bão lũ Ví

dụ như phá rừng đầu nguồn lấy gỗ thì khi mưa to kéo dài, không có câyngăn cản nước từ trên cao đổ xuống sẽ dễ dẫn đến lũ quét, sạt lở Khai thác cát dưới lòng sông khiến các con sông ngày càng sâu, rộng, dễ xảy

ra sụt lún dọc hai bên bờ sông Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật Sự thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng rõ rệt Ví dụ, có năm xảy ra tới 18 – 19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhưng cũng có năm chỉ xảy ra từ 4-6 cơnlốc và áp thấp nhiệt đới Số cơn bão với sức gió đạt từ cấp 12 trở lên đã tăng nhẹ kể từ năm 1990 đến 2015 Những biến đổi trong nguồn nước (lượng mưa, mực nước sông) trong năm 2018 cũng tăng đáng kể so với mức trung bình của năm 2017

3.2 Môi trường tác động trở lại đến CNH, HĐH

Những thập niên gần đây, các nước và nhiều tổ chức quốc tế rất quan tâm đến môi trường vì vấn đề này ngày càng đe dọa một cách hiện hữu đến xã hội của từng nước cũng như ở phạm vi toàn cầu

Trang 11

Thực tế cho thấy, môi trường tự nhiên (trong đó có cả tài nguyên) và sự phát triển kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau Môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của kinh tế xã hội đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua:

Việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển kinh tế xã hội

Tại các khu vực khai thác khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản

đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh như thảiđất đá và nước thải mỏ, phát tán bụi thải, quặng xỉ ngấm xuống nguồn nước hoặc phát tán ra môi trường; làm thay đổi hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô nhiễm đất Theo số liệu của Cục Quản lý tài nguyên nước -

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp hiện sử dụng khoảng 70% lượng nước toàn cầu, ngành công nghiệp chiếm 20% tổng nhu cầu sử dụng nước (số liệu năm 2018) Việc ô nhiễm môi trường, gây sức ép đối với không chỉ công nghiệp mà còn nông nghiệp nước ta

Gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế - xã hội

Hàng năm nước ta hứng chịu trung bình 3-4 cơn bão và đang có xu hướng ngày càng tăng lên Những cơn bão ngày càng có sức công phá nặng nề và nghiêm trọng

Ngày 11/11/2019, theo số liệu thống kê của website dangcongsan.vn , cơn bão số 6, Phú Yên có 53/112 xã tại các huyện Tuy An, Đông Hòa, Đồng Xuân, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa bị mất điện Mất điện diện rộng gây ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển kinh tế

Tại Khánh Hòa, bão số 6 gây thiệt hại một số công trình và diện tích sản xuất ở xã Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa Thống kê cho thấy mức hư hỏng cụ thể gồm: hơn 100m kênh mương bị hư hỏng; 40m đường giao

Trang 12

thông bị sạt lở; 330 ha lúa, 20 ha hoa màu bị ngập; thiệt hại 10 bè nuôi trồng thủy hải sản; chìm 2 thuyền do đứt dây neo; 1 công trình hạ tầng

bị tốc mái

Suy giảm về đa dạng sinh học – hoạt động kinh tế của con người

Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái (HST), các loài sinh vật và nguồn gen phong phú và đặc hữu Đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn, các HST với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia

Theo Báo cáo Môi trường quốc gia vừa được Bộ tài nguyên và Môi trường công bố cuối năm 2016, tốc độ tuyệt chủng của một số loài ngàymột tăng Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm/mất các chức năng của HST như điều hoà nước, chống xói mòn, tiêu hủy chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong

tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu Và cuối cùng là hệ thống kinh tế sẽ bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường

Báo cáo cũng chỉ ra trong giai đoạn 1990 - 2013, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng hàng năm của diện tích rừng trồng cao hơn khoảng 6 lần tốc độ phục hồi của rừng tự nhiên Do thời tiết khô hạn diễn ra thường xuyên trong giai đoạn 2011 -

2015 nên hiện tượng cháy rừng vẫn xảy ra tại một số địa phương Tính riêng năm 2014, tổng diện tích rừng bị cháy là 3.157ha, tăng 157,2% sovới năm trước Trong số diện tích rừng bị cháy và bị phá, rừng nguyên sinh vẫn chiếm tỷ lệ lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường

và tăng các nguy cơ lũ lụt, sự cố môi trường Diện tích rừng bị cháy và

Trang 13

bị chặt phá gây sức ép không nhỏ đối với phát triển lâm nghiệp cũng như đối với môi trường tự nhiên của nước ta khi HST rừng đóng vai tròquan trọng trong hấp thụ và lưu giữ CO2 trong tự nhiên.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nguồn tài nguyên rừng Tây Nguyên đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, đa dạng sinh học rừng cũng bị suy giảm Đặc biệt, việc mất rừng còn do chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất,

chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su với hơn 72.000 ha, chuyển hơn 8.000 ha đất rừng để xây dựng khoảng 50 công trình thủy điện; đồng thời, làm cho hàng ngàn héc ta rừng bị ngập trong lòng hồ, hàng chục ngàn héc ta rừng bị triệt phá… Công tác quản lý, khôi phục rừng cũng còn nhiều bất cập Cụ thể, 55 công ty lâm nghiệp chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp nhưng vẫn hoạt động dựa vào ngân sách nhà nước, với nguồn nhân lực mỏng, năng lực và trách nhiệm có hạn, cơ chế quản

lý bất cập… dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, buông lỏng quản lý rừng để mặc cho “lâm tặc” phá rừng, nhiều diện tích rừng trở nên vô chủ…

Môi trường tác động trực tiếp đến nguồn lực con người – là yếu tố cơ bản cho

sự phát triển nhanh và bền vững

Theo quan điểm của Đảng về CNH, HĐH, nguồn lực con người là yếu

tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Môi trường tự nhiên là môi trường sống của nguồn lực ấy Vì vậy môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến CNH, HĐH của đất nước Hiện nay, bệnh tật ngày càng

nghiêm trọng và sức khỏe là vấn đề quan trọng đặc biệt cấp thiết

Gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin về thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, hiện tượng mây mù và các chỉ số về ô nhiễm không khí đã vượt mức cho phép theo

Ngày đăng: 05/05/2020, 16:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Chính trị quốc gia, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
2. Một số chuyên đề về Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề về Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Đến năm 2030: Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, 13/11/2019https://sum.vn/kcsWp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến năm 2030: Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
4. Quân đội nhân dân online, “Bài 2: Thực trạng phát triển kinh tế biển và những vấn đề đặt ra”, 29/09/2018https://sum.vn/h9bzZ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài 2: Thực trạng phát triển kinh tế biển và những vấn đề đặt ra
5. Trang thông tin điện tử Sở Công thương tỉnh Tuyên Quang, “Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các giải pháp khắc phục”, 21/09/2018 https://sum.vn/hEAZ4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các giải pháp khắc phục
6. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, “Tổng quan về quá trình hình thành các vùng kinh tế trọng điểm”https://sum.vn/U19yp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về quá trình hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
7. Tạp chí Cộng sản, “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường trong thời kỳ quá độ”, 30/09/2015https://sum.vn/RycQK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường trong thời kỳ quá độ
8. Cục quản lí tài nguyên nước, “Ngày Nước thế giới 2018: Nước và những số liệu thống kê”, 18/03/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngày Nước thế giới 2018: Nước và những sốliệu thống kê
9. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?”, 30/09/2019https://sum.vn/yXfcj Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào
10. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Cần có giải pháp kịp thời bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái của Việt Nam” - báo dangcongsan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần có giải pháp kịp thời bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái của Việt Nam
11. Cổng thông tin điện tử bộ tài chính, “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, 09/09/2015https://sum.vn/rOXLQ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở ViệtNam
12. Tạp chí môi trường, “Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường”, 24/08/2016https://sum.vn/rx2Ih Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w