1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận đường lối công nghiệp hóa của việt nam thời kì trước đổi mới

23 5,7K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 76,06 KB

Nội dung

Việt nam hiện nay đang từngbước đưa đất nước đi theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từngbước chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm biến đổi căn bản bộmặt của

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM

THỜI KÌ TRƯỚC ĐỔI MỚI

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗtrợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trongsuốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở khoa Quản LýGiáo Dục – Học Viện Quản Lý Giáo Dục đã cùng với tri thức và tâm huyết củamình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian họctập tại trường

Em xin chân thành cảm ơn GV ThS Vũ Thị Thơ đã tận tâm hướng dẫnchúng em qua từng buổi học trên lớp Nếu như không có những lời hướng dẫn,dạy bảo của cô thì em nghĩ bài tiểu luận này của em rất khó để hoàn thiện được.Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô

Bài tiểu luận được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tuần Do kiến thức củabản thân còn kém và số lượng tài liệu tìm được còn ít ỏi, vì vậy không tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đống góp quý báu của Cô

và các bạn học vùng lớp để bài tiểu luận của em ngày càng hoàn thiện hơn

Sau cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Quản Lý Giáo Dục thậtdồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình làtruyền đạt lại những kiến thức cho thế hệ mai sau

Trân trọng

Hà nội, ngày … tháng … năm 2014

Nhóm sinh viên thực hiện

Nhóm 6 – K7D - QLGD

Trang 3

Hiện nay các nước đang nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhằmđưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong đó con người là vị trí trung tâm Muốnvậy các nước không còn con đường nào khác là phải thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa Vì vậy vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đềchung mang tính toàn cầu khiến cho tất cả mọi người, tất cả các nước trên thếgiới đều quan tâm nghiên cứu và ra sức thực hiện Phát triển kinh tế là quy luậtkhách quan của tồn tại xã hội và phát triển xã hội loài người và bất cứ ở giaiđoạn nào, ở đất nước nào trên thế giới Vấn đề khác nhau ở các nước chỉ là mụctiêu, nội dung và cách thức phát triển Đặc trưng của cơ sở vật chất kinh tế cảunền sản xuất lớn, hiện đại chỉ có thể là nền công nghiệp hiện đại cân đối phù hợpdựa trên trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao Việt nam hiện nay đang từngbước đưa đất nước đi theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từngbước chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm biến đổi căn bản bộmặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị…

Đây chính là lý do giải thích cho việc tại sao chúng ta cần thực hiện côngnghiệp hóa hiện đại hóa và tìm hiểu, phân tích kĩ đường lối công nghiệp hóa củaViệt Nam thời kì trước đổi mới nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, cũngnhư nhìn lại 1 chặng đường đã qua của đất nước Từ đó đúc rút ra những kĩ năng,kiến thức nhằm phục vụ cho sự phát triển của quốc gia

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là một chủ trương lớn của Đảng, chính phủnước ta hiện nay, đang thực sự trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhàlãnh đạo, các nhà nghiên cứu, của mọi doanh nghiệp và của toàn xã hội

Ở nước ta vấn đề công nghiệp hóa nền kinh tế được đặt ra từ năm 1960 trongvăn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III Nhưng sau đó chúng ta phải tậptrung nhân, tài, vật lực cho việc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủnhân dân giải phóng miền nam thống nhất đất nước, chống chiến tranh phá hoạimiền Bắc của đế quốc Mỹ, nên việc thực hiện chủ trương công nghiệp hóa chưađược bao nhiêu, mặt khác trong tổ chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa đã cónhững biểu hiện nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn, chưa xuất phát từ đặc điểmtình hình của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu trên 90% dân số sống ởnông thôn

Từ đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay Đảng ta luôn xác định công nghiệp hóa

là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ Thực hiện nhiệm vụ đó trong nhữngnăm qua, nhất là những năm đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quantrọng tạo ra thế và lực mới chuyển sang một thời kỳ phát triển cao hơn đẩy tớimột bước tiến mới về công nghiệp hóa nước nhà Tuy nhiên trong quá trình côngnghiệp hóa những năm trước đây, do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyênnhân nóng vội chủ quan, đốt cháy giai đoạn mà chúng ta đã mắc phải một sốkhuyết điểm sai lầm mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và lần thứ VII đãvạch ra

Muốn tiếp tục phát huy thành tích, khắc phục yếm kém đẩy lùi nguy cơ tụthậu về kinh tế, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nghèo, cải thiệnđời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, củng cố vững chắcđộc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất rađời phù hợp với quan hệ sản xuất mới thì không còn con đường nào khác làchúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, rút ra những bài họckinh nghiệm từ những thành công và cả những sai lầm trong đường lối công

Trang 5

nghiệp hóa của đất nước thời kỳ trước đổi mới để làm nền tảng cho sự phát triểncủa nước nhà.

Qua đó chúng ta có thể thấy rõ được tính tất yếu và sự cấp thiết, quan trọngcủa vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với vai trò vị trí của nó như thếnào trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta Đây là vấn đề cấp bách giúpchúng ta nhìn lại về chặng đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để từ

đó đưa ra những phương án tốt nhất cho sự phát triển của nước nhà Nhóm emxin đi vào phân tích nội dung của đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa củaViệt Nam thời kỳ trước đổi mới

KHÁI NIỆM CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA

Khái niềm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Công nghiệp hóa: ở thế kỉXVII, XVIII khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở tây âu, công nghiệphóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc.Còn theo định nghĩa của tổ chức phát triển nông nghiệp của Liên hợp quốc(UNIDO) thì : “công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế Trong cácquá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn thu của quốc dân đượcđông viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kĩ thuật hiệnđại Đặc điểm trong cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi đểsản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo chonền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm sự tiến bộ về kinh tế xã hội Hiện đại hóa: Khoa học và công nghệ là nhân tố, then chốt của hiện đại hóa.Hiện đại hóa có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị

và văn hóa Hiện đại hóa là một quá trình nhờ đó mà các nước đang phát triểntìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách cơ cấuchính trị và củng cố cơ cấu xã hội, nhăm tiến tới một xã hội hệ thống kinh tế, xãhội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG

I HOÀN CẢNH ĐẤT NƯỚC

Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975 đất nước ta bắt đầu bước vào quátrình khôi phục và phát triển đất nước Trong nhiều thập kỷ trước đổi mới, cũnggiống như các nước XHCN khác, miền Bắc Việt Nam thực hiện công cuộc xâydựng đất nước theo mô hình XHCN được quan niệm lúc bấy giờ, thực hiện côngnghiệp hóa và đạt những thành tựu to lớn và toàn diện, xây dựng được những cơ

sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội, nên Đảng và nhà nước tiếptục áp dụng và mở rộng mô hình công nghiệp hóa ra phạm vi cả nước Theo đó,chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hoá tậptrung đóng vai trò là những yếu tố chủ đạo của mô hình phát triển Cần nhấnmạnh rằng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, nhân dân Việt Nam phải rasức động viên và tập trung sức mạnh toàn dân tộc để vừa xây dựng đất nước, vừathực hiện cuộc chiến tranh không cân sức nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, thốngnhất Tổ quốc Việc thực hiện mô hình phát triển này đã mang lại những kết quả

to lớn không thể phủ nhận Đó là sự bảo đảm quyết định để giành thắng lợi trongcuộc chiến giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, tạo lập những cơ sở vật chất - kỹ thuậtban đầu rất quan trọng của XHCN, mang lại cho nhân dân cuộc sống tự do, việclàm, quyền làm chủ xã hội cùng với những cải thiện đáng kể trong đời sống vậtchất và tinh thần

Tuy nhiên, nền kinh tế mang đậm bản sắc nông dân - nông nghiệp, lại bịchiến tranh tàn phá nặng nề, nhiều vấn đề mấu chốt và thiết yếu nhất của cuộcsống nhân dân (ăn, mặc, ở) vẫn chưa được giải quyết; phương thức phát triển củađất nước còn kém; tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế ngày càng trầmtrọng ; nhiệt tình lao động và năng lực sáng tạo của nhân dân, tài nguyên và cácnguồn lực chưa được khai thác, phát huy Sau giải phóng 1975 phải nói là nềnkinh tế Việt Nam hết sức khó khăn Bởi vì lúc đó đất nước vừa ra khỏi cuộcchiến tranh, nền kinh tế bị kiệt quệ với rất nhiều cơ sở vật chất bị tàn phá Từđường xá giao thông đến các nhà máy xí nghiệp ở phía Bắc, rồi đồng ruộng phía

Trang 7

Nam rất nhiều nơi không canh tác được Bom đạn và cả chất độc háo học đã trútxuống rất nhiều trong cuộc chiên Nền kinh tế Việt Nam vốn dựa vào nôngnghiệp ngay bản thân nền nông nghiệp cũng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh.Sau năm 75 thì cả hai miền tuy nhập lại cùng một nước nhưng hệ thống kinh tếthì khác nhau và những rối loạn ban đầu sau chiến tranh về mặt xã hội cũng ảnhhưởng rất lớn đến kinh tế Về mặt đối ngoại lúc bấy giờ sau năm 75 thì các nướcphương Tây theo chính sách của Mỹ cấm vận Việt Nam cho nên rất dè dặt trongchuyện phát triển quan hệ với Việt Nam; Về cơ bản Việt Nam vẫn duy trì liên hệvới khối Liên Xô, với Đông Âu và một phần Trung Quốc và vì vậy cho nên nềnkinh tế rất khó khăn Những năm sau còn khó khăn hơn bởi vì vài năm đầu sau

75 vẫn còn một chút những tiềm lực cũ của miền Nam còn đó nhưng sau này khikhông còn những nguồn bổ trợ vào thì những tiềm lực đó giảm sút dần Kinh tếmiền Nam được hỗ trợ rất lớn từ Mỹ cũng như các nước phương Tây trước đây

và vì vậy nền kinh tế chung của đất nước càng khó khăn hơn Cộng thêm với hệthống kinh tế theo hệ thống XHCN cũ từ miền Bắc đưa vào đã đẩy nền kinh tếrơi vào cuộc khủng hoảng rất nặng nề vào những năm 70 và đầu 80 Lạm phátđến ba chữ số không làm cho chính quyền mới lo âu Men chiến thắng gần nhưlàm cho hầu hết cán bộ sống trong hào quang của kinh điển XHCN thỏa mãnhoàn toàn Cảm giác khó khăn về kinh tế được khỏa lấp bởi những lý thuyết duy

ý chí khiến đời sống người dân trở thành gần như tuyệt vọng Lúc đó không aitrong chính quyền thừa nhận có lạm phát trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.Cũng không ai dám đưa vấn đề ra để phân tích, bàn luận công khai Người dânmiền Nam không thể làm quen với chế độ tem phiếu nên ngay sau khi đợt đổitiền lần thứ nhất xảy ra cả miền Nam sống trong tâm trạng ngột ngạt chưa từng

có Đối phó với tình trạng này là một ý tưởng hết sức duy ý chí được đưa ra.Cụm từ Giá-Lương-Tiền hình thành từ đấy đã mau chóng thúc đẩy nền kinh tếViệt Nam rơi sâu hơn nữa vào cơn khủng hoảng

Trước tình hình đất nước đang gặp nhiều khó khăn biến động, việc thực hiệncông nghiệp hóa là hết sức cần thiết và quan trọng, để đưa đất nước thoát khỏikhó khăn, khắc phục mọi yếu kém về mặt kinh tế, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho nhân dân

Trang 8

Việt Nam đã lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhậpkhẩu mà nhiều nước, cả các nước Xã Hội Chủ Nghĩa và nước Tư Bản Chủ Nghĩa

đã và đang thực hiện lúc đó

Điển hình của việc thực hiện mô hình công nghiệp hóa là Liên Xô Trongthời kì Liên Xô phục hồi (1945 – 1955), chiến tranh lạnh và thời kì tan băng từ(1955 – 1965) Liên Xô đã liên tục phát triển mạnh mẽ không ngừng và đạt mứcphát triển cao nhất và có vị thế chưa từng có trong lịch sử, ngay cả khi so vớinước Nga đầu thế kỷ 21 Năm 1972, nếu so với năm 1922 (năm Liên Xô thànhlập), tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô đã tăng 321 lần, thu nhập quốc dântăng 112 lần Năm 1975, chỉ cần 2 ngày rưỡi, Liên Xô đã sản xuất ra lượng sảnphẩm bằng cả năm 1917 (năm cao nhất của Đế quốc Nga cũ), sản lượng côngnghiệp chiếm 20% thế giới, chỉ đứng sau Mỹ Liên Xô là nước dẫn đầu trên thếgiới về trình độ học vấn tại thập niên 1970, với gần 3/4 công dân có trình độ đạihọc và trung học Một số lĩnh vực như khoa học vũ trụ, điện hạt nhân, luyện kim,công nghệ vũ khí Liên Xô đã có được vị trí dẫn đầu thế giới Là nước Xã hộichủ nghĩa lớn và hùng mạnh nhất, Liên Xô trở thành đối trọng cân bằng với khối

Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và là nguồn viện trợ chính cho các phong tràogiải phóng dân tộc tại các nước Á-Phi-Mỹ latinh Các phong trào cách mạng tạichâu Á, châu Phi và Mỹ Latinh liên tiếp thành công, phần nhiều các phong tràonày coi Liên Xô là đồng minh hữu hảo, khiến vị thế quốc tế của Liên Xô tăng lênrất cao, khiến Mỹ và phương Tây lo ngại rằng "làn sóng Đỏ" dường như sắp bao

vây họ.[ 2.4.1 Liên Xô phục hồi (1945 – 1955), Chiến tranh Lạnh, 2.4.2 Tan

băng (1955 – 1965) Liên Xô Wiki].

II MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA

1 Mục tiêu, phương hướng

Đại hội III (1960)

Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng9-1960) của Đảng

Trang 9

Quá trình công nghiệp hóa của nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình trongnước và quốc tế luôn diễn biến phức tạp và không thuận chiều Thực hiện côngnghiệp hóa được 4 năm (1960 – 1964) thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh pháhoại ra miền Bắc.Đất nước phải trực tiếp thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiếnlược: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng kinh tế,miền Nam thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc Khi đất nước vừa thống nhất(1975), cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội được vài năm thì lại xảy ra chiến tranhbiên giới phía bắc, rồi kết thúc cuộc chiến này lại kéo theo sự cấm vận của Mỹ Như vậy, trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành côngnghiệp hóa theo 2 giai đoạn: “Từ 1960 đến 1975 công nghiệp hóa ở miền Bắc và

từ 1975 – 1985 công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước, hai giai đoạn này có mụctiêu, phương hướng rõ rệt.”

- Ở miền Bắc, đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu

tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua phát triển chủ nghĩa tư bản, mặtkhác, vừa phải xây dựng CNXH vừa phải chiến đấu chống Mỹ Điểm xuất phátcủa Việt Nam khi bước vào thực hiện công nghiệp hóa rất thấp Năm 1960, côngnghiệp chiếm tỷ trọng 18,2% và 7% lao động xã hội; tương ứng nông nghiệpchiếm tỷ trọng 42,3% và 83% Sản lượng lương thực/người dưới 300 kg;GDP/người dưới 100 USD Trong khi phân công lao động chưa phát triển vàLLSX còn ở trình độ thấp thì quan hệ sản xuất đã được đẩy lên trình độ tập thểhóa và quốc doanh hóa là chủ yếu ( đến năm 1960: 85,8% nông dân vào hợp tác

xã ; 100% hộ tư sản được cải tạo, gần 80% thợ thủ công cá thể vào hợp tác xãtiểu thủ công nghiệp)

Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng III xác định rõ mục tiêu cơ bản của công

nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân

đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội” Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn

Về cơ cấu kinh tế, Đảng xác định: kết hợp công nghiệp với nông nghiệp vàlấy công nghiệp nặng làm nền tảng (Tỷ trọng giá trị công nghiệp tăng từ 18,2% /

1960 lên 22,2%/1965; 26,6%/1971; 28,7%/1975)

Về chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, Hội nghị TW lần thứ 7 (khóa III) nêu

phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là:

 Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý

 Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp

Trang 10

 Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triểncông nghiệp nặng (Vốn đầu tư cho công nghiệp nặng trong thời kỳ 1960 -

1975 tăng 11,2 lần, cho công nghiệp nhẹ tăng 6,9 lần, nông nghiệp tăng 6lần)

 Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triểncông nghiệp địa phương (Hình thành các trung tâm công nghiệp như HảiPhòng, Quảng Ninh, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định…)

 Về thực chất, đây là sự lựa chọn mô hình chiến lược CNH thay thế nhậpkhẩu mà nhiều nước, cả nước XHCN và nước TBCN đã và đang thực hiện lúc

đó Chiến lược này được duy trì trong suốt 15 năm ở miền Bắc (1960 – 1975) và

10 năm tiếp theo trên phạm vi cả nước ( 1976 – 1986)

Đại hội IV (1976)

Giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xãhội mở đầu bằng kế hoạch 5 năm 1976-1980 Miền Nam được hoàn toàn giảiphóng, đất nước thống nhất, chúng ta có thêm nhiều năng lực sản xuất mới rấtphong phú; kinh tế hai miền hỗ trợ và bổ sung cho nhau; tiềm lực kinh tế và tiềmlực mọi mặt của nước ta tăng lên gấp bội đã tạo ra những triển vọng rất to lớn,

mở ra tiền đồ sáng lạn cho Tổ quốc ta Những bài học và những kinh nghiệm vềxây dựng và quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cùng với nhữngkinh nghiệm trong xây dựng và quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trên phạm

vi cả nước kể từ sau ngày chiến thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, là vô cùngquý báu đối với chúng ta Cũng như trước đây trong sự nghiệp chống Mỹ, cứunước, ngày nay trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong quá trình thựchiện kế hoạch 5 năm 1976-1980, chúng ta ra sức phát huy truyền thống và bảnlĩnh của dân tộc, động viên mọi khả năng tiềm tàng của đất nước, tranh thủ sựủng hộ của anh em và bè bạn, vận dụng một cách thông minh những bài học lớnvào việc phát triển kinh tế và văn hoá.Kế hoạch 5 năm 1976-1980 phải vận dụngđường lối chung và đường lối kinh tế của Đảng hợp với tình hình kinh tế, vănhoá, xã hội hiện nay, đồng thời mở ra hướng tiến lên tốt đẹp của cả nước ta

Để thực hiện đường lối chung và đường lối kinh tế của Đảng, kế hoạch 5

năm 1976-1980 phải thực hiện một sự bố trí chiến lược đúng đắn, nhằm hai mục

tiêu cơ bản:

Trang 11

 Xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủyếu là cơ cấu công - nông nghiệp.

 Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân laođộng

Làm tốt hai việc đó là chuẩn bị cơ sở và tiền đề, tạo ra bàn đạp để đẩy mạnhhơn nữa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những kế hoạch tiếp sau.Xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầuhình thành cơ cấu kinh tế mới trong 5 năm 1976-1980 đòi hỏi phải tổ chức lạinền sản xuất xã hội, phân bố lại lao động, đi đôi với một chính sách đầu tư đúnghướng nhằm sử dụng tốt nhất lực lượng lao động, các thiết bị, máy móc, vật tư,tác động ngay đến các loại tài nguyên cần khai thác trước nhất và nhanh nhất,tăng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo một nhịp độ nhanh Đồng thời,phải bước đầu hình thành một cơ cấu kinh tế phù hợp với đường lối của Đảng,quán triệt nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là công nghiệp hoá xã hội chủnghĩa, cho phép giải quyết tốt các mối quan hệ lớn của nền kinh tế quốc dân, như

đã được nêu rõ trong đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Cải thiệnmột bước đời sống của nhân dân (đặc biệt chú trọng nhân dân các vùng bị chiếntranh tàn phá nặng nề) là nhằm trước hết những nhu cầu thông thường về ăn,mặc, ở, đồ dùng hàng ngày, về học tập, bảo vệ sức khoẻ , thực hiện phân phốicông bằng, hợp lý, thuận tiện cho nhân dân, chú trọng những tầng lớp nhân dânlao động hiện đang làm những việc khó khăn, nặng nhọc, đòi hỏi kỹ thuật cao,sản xuất nhiều sản phẩm quý, xây dựng những công trình quan trọng Đi đôi vớiviệc chăm lo đời sống vật chất, phải chú trọng cải thiện đời sống văn hoá củanhân dân, tạo ra cuộc sống mới, với những quan hệ xã hội tốt đẹp, là nguồn phấnkhởi và niềm vui của người lao động

Về phương hướng, nhiệm vụ:

 Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tập trung cao độ mọi lực lượng củachúng ta để đưa nông nghiệp phát triển một cách toàn diện, mạnh mẽ

Ngày đăng: 07/05/2016, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w