1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

108 67 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c .tnu.edu.vnLỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài: " Thực trạng và giải pháp p

Trang 1

LƯƠNG THỊ BÔNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG CỦA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––

LƯƠNG THỊ BÔNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG CỦA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Tâm

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài: " Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên" được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế một cách

trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu Cácthông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019

Học viên

Lương Thị Bông

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người trực tiếp

hướng dẫn tôi là TS Nguyễn Văn Tâm đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình thực hiện đề tài này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô trường Đại học Nông lâm TháiNguyên đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao họctại trường và xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạođiều kiện về thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp của mình

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban, ngành tỉnh TháiNguyên, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh nếp cái hoa vàng đã cung cấpthông tin và số liệu để tôi hoàn thiện đề tài

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019

Học viên

Lương Thị Bông

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn 4

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Các khái niệm và lý luận cơ bàn 5

1.1.2 Phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng 9

1.1.3.Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng 17

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng

21 1.2 Cơ sở thực tiễn 23

1.2.1.Kinh nghiệm phát triển sản xuất một số loại lúa chất lượng cao trên thế giới và ở Việt Nam 23

1.2.2 Kinh nghiệm sản xuất Nếp cái hoa vàng của một số địa phương 29

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 31

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

33 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội 36

2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 39

2.2 Nội dung nghiên cứu 40

2.3 Phương pháp nghiên cứu 41

2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 41

2.3.2.Phương pháp thu thập số liệu 42

2.3.3 Phương pháp phân tích thông tin 45

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 46

2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất 46

2.4.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh 46

2.4.3 Những chỉ tiêu phản ánh HQKT sản xuất cây lúa nếp cái hoa vàng 47

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49

3.1 Thực trạng phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Định Hóa

49 3.1.1 Diện tích sản xuất lúa nếp cái hoa vàng 49

3.1.2 Năng suất lúa nếp cái hoa vàng 51

3.1.3 Công tác quy hoạch vùng sản xuất 52

3.1.4 Công tác phát triển giống sản xuất 52

3.1.5 Công tác xây dựng thương hiệu sản xuất 53

3.1.6 Công tác phát triển thị trường tiêu thụ 55

3.2 Thực trạng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại các hộ điều tra 57

3.2.1 Thông tin các hộ điều tra 57

3.2.2 Chi phí sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại các hộ điều tra 59

3.2.3 Hiệu quả sản xuất 60

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng 64

3.3.1 Điều kiện tự nhiên 64

3.3.2 Nguồn lực sản xuất của các hộ 65

3.3.3 Yếu tố xã hội 67

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

3.4 Đánh giá chung 71

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

3.5 Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Định Hóa,

tỉnh Thái Nguyên 73

3.5.1 Quy hoạch vùng sản xuất tập trung 73

3.5.2 Tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân 73

3.5.3.Tăng cường công tác khuyến nông 75

3.5.4.Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất 75

3.5.5 Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm Nếp cái Hoa vàng 76

3.5.6 Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GTNT : Giao thông nông thôn

HQKT : Hiệu quả kinh tế

SXKD : Sản xuất kinh doanh

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Định Hóa năm 2018 35Bảng 2.2 Tình hình phân bổ mẫu phỏng vấn 43Bảng 2.3 Quy mô mẫu điều tra hộ sản xuất 44Bảng 3.1 Diện tích trồng lúa nếp cái hoa vàng các xã trong huyện

năm 2018 50Bảng 3.2 Kết quả đánh giá chất lượng gạo nếp cái hoa vàng tại Hội nghị

thử nếm Huyện Định Hóa năm 2017 57Bảng 3.3 Thông tin cơ bản về các hộ điều tra 57Bảng 3.4 Tổng hợp chi phí cho sản xuất lúa NCHV của các nhóm hộ

điều tra tính trung bình cho 1sào 60Bảng 3.5 Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra theo vùng sản xuất tính

bình quân cho 1sào 62Bảng 3.6 Tổng hợp chi phí cho sản xuất lúa Nếp cái Hoa vàng và sản xuất

lúa của các nhóm hộ điều tra tính trung bình cho một sào 63

Bảng 3.7 Giá lúa nếp cái hoa vàng năm 2018 61Bảng 3.8 Năng suất cao nhất, thấp nhất, trung bình của Lúa Nếp cái hoa

vàng năm 2018 61Bảng 3.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất Nếp cái Hoa Vàng 2018 trên 1 sào 64

Bảng 3.10 Các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên quyết định đến chất

lượng gạo nếp cái hoa vàng huyện Định Hóa 65Bảng 3.11 Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của yếu tố thuộc về hộ

sản xuất 66Bảng 3.12 Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của yếu tố xã hội 69

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Hình 3.1 Diện tích lúa nếp cái hoa vàng so với diện tích lúa của huyện

Định Hóa giai đoạn 2016-2018 49Hình 3.2 Năng suất lúa, lúa nếp cái hoa vàng huyện Định Hóa giai đoạn

2016-2018 51

Sơ đồ 3.1 Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xây dựng thương

hiệu Nếp cái hoa vàng ở huyện Định Hóa 54

Sơ đồ 3.2 Đầu ra nếp cái hoa vàng Định Hóa 55

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới Sản phẩmchính thu được từ lúa là gạo, nguồn lương thực chủ yếu của hơn nửa dân sốthế giới (chủ yếu ở Châu Á và châu Mỹ La Tinh), trở thành loại lương thựcđược con người tiêu thụ nhiều nhất

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời và có nền văn minh lúanước mà hiếm có quốc gia nào trên thế giới có được Cùng với sự đa dạng vềvăn hóa, tài nguyên khí hậu và tập quán canh tác, Việt Nam có sự đa dạng về

cơ cấu giống cây trồng địa phương, đặc biệt là giống lúa địa phương cổ truyền

Trong danh mục giống lúa truyền thống đang sử dụng của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn có giống lúa nếp cái hoa vàng Nếp cái hoavàng là một trong những giống lúa đặc sản cổ truyền của các tỉnh phía BắcViệt Nam Gạo nếp cái hoa vàng từ ngàn xưa đã được nhân dân Việt Nam sửdụng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn đặc biệt trong những ngày lễhội và tết cổ truyền (xôi, bánh trưng và các loại bánh khác, rượu ) mà ít cóloại gạo nào thay thế được

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sáchnhằm thúc đẩy phát triển sản xuất lương thực thông qua các chương trình, đề

án, dự án nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Tại ĐịnhHóa, sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện đã có nhiều bước chuyển biến rõrệt, năng suất, sản lượng ngày càng cao, các giống lúa chất lượng cao đã đượcđưa vào sản xuất là lúa Bao Thai, Hương Thơm số 1, Nếp cái hoa vàng, NếpVải… đặc biệt là giống lúa Bao Thai cho chất lượng gạo ngon, năng suất ổnđịnh và đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học – Công nghệ cấp vănbằng nhãn hiệu tập thể “Gạo Bao Thai Định Hóa” năm 2007

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII nhiệm kỳ 2011-2015 đã xác định

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

cơ cấu kinh tế của huyện là "Nông lâm nghiệp - dịch vụ, du lịch - côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng” Trong đó sản xuất lương thực vẫngiữ vai trò chủ yếu Vấn đề đặt ra, muốn tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn cóchất lượng cao thì việc quy hoạch chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa cóchất lượng thấp sang sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao và tạo nguyên liệugạo chất lượng cao để chế biến đáp ứng yêu cầu của thị trường là cần thiết

Tại huyện Định Hóa cây lúa nếp cái hoa vàng đã được trồng từ lâu đời

và là cây đặc sản của huyện Đây là sản phẩm của sự tích tụ tổng hợp trên cơ

sở điều kiện tự nhiên ưu đãi, kiến thức và kinh nghiệm canh tác qua nhiều thế

hệ nông dân ở một miền quê giàu truyền thống văn hóa và lịch sử Chấtlượng gạo nếp cái hoa vàng Định Hóa ngon, khi nấu lên lên hạt trong và ráo,mềm nhưng không nát, ăn vừa thơm vừa đậm đà; hạt gạo đầy tròn nên nhiềungười dân quen gọi “nếp hoa vàng” hay là “nếp cái hoa vàng” Gạo có mùithơm, đặc biệt khi nấu chín còn có mùi thơm nhẹ, hấp dẫn, cơm dẻo,hạt cơm bóng Nhu cầu sử dụng nếp cái hoa vàng rất lớn, không chỉ ở địaphương mà còn ở ngoài tỉnh, nhất là trong những dịp tết cổ truyền, các lễhội truyền thống

Những qua nhiều năm không được chọn lọc và bảo tồn nên hạn chế vềnăng suất và hiệu quả sản xuất, diện tích trồng nếp cái hoa vàng giảm mạnh.Nguy cơ một giống lúa quý bị mất đi đang dần hiện hữu do thay đổi cơ cấugiống và quá trình công nghiệp hóa phát triển, gạo có phần giảm về chấtlượng, năng suất Đó là do lúa nếp cái hoa vàng có năng suất thấp hơn so vớicác giống lúa nếp khác (135 kg/sào so với 200kg/sào nếp khác) (Chi cụcThống kê huyện Định Hóa); Chi phí đầu tư sản xuất nếp cái hoa vàng khá cao;Thời gian sinh trưởng của nếp cái hoa vàng dài hơn đến 40 ngày so với cácgiống lúa nếp khác; Chất lượng gạo nếp cái hoa vàng phụ thuộc rất lớn vàothổ nhưỡng và khí hậu nên khó khăn trong việc mở rộng qui mô diện tích…

Trước những thách thức trên và nhu cầu tiêu dùng của người dân, hàng

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

loạt câu hỏi đặt ra như thực trạng phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng củahuyện đang diễn ra như thế nào? Đâu là tiềm năng và hạn chế trong pháttriển? Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp cái hoavàng của huyện? Và làm thế nào để lúa nếp cái hoa vàng của huyện thực sựphát triển góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư để nâng caothu nhập cho các hộ? Nhằm góp phần trả lời những câu hỏi trên chúng tôi

thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp cái

hoa vàng tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.Mục tiêu chung

Đánh giá đúng thực trạng phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng; xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất lúanếp cái hoa vàng của huyện Định Hóa trong thời gian tới

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến pháttriển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp qua 3 năm từ năm 2016,

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

2017, 2018 và định hướng phát triển đến 2025

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Phân tích đánh giá hiện trạng và hiệu quảkinh tế về phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng trên dịa bàn huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Cung cấp một số luận cứ khoa học về phát triển sảnxuất lúa nếp cái hoa vàng, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của vấn đềnghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được thực trạng sản xuất lúa Nếp cái hoavàng của huyện Định Hóa, tạo cơ sở khoa học giúp người dân, chính quyềnđịa phương đưa ra những giải pháp cụ thể và có những kế hoạch phát huynhững tiềm năng, thế mạnh sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng trên địa bàn huyệnnhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện mức sống cho người dân địaphương

Là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương và hộ nông dân trênđịa bàn huyện nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất lúa bền vững

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm và lý luận cơ bàn

1.1.1.1 Khái niệm sản xuất

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánhmột cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau

Theo Ngân hàng Thế giới (1992): “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng

về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về chính trị và các quyền tự do củacon người”

Theo MalcomGills (2010): “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thayđổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân dongành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của mộtquốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên”

Theo tác giả Raaman Weitz (1995): “Phát triển là quá trình thay đổi liêntục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng nhữngthành quả tăng trưởng trong xã hội”

Tuy nhiên các ý kiến đều cho rằng: Phát triển được hiểu là một phạmtrù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơngiản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình

đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thếcái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫnđến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗichu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn

1.1.1.2.Khái niệm phát triển

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánhmột cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau

Trang 18

Theo Ngân hàng thế giới (WB): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng

về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do củacon người (World Bank, 1992)

Theo tác giả Raaman Wietz - Revot (1995): “Phát triển là một quá trìnhthay ñổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối côngbằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” Tuy có nhiều quan niệmkhác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vậtchất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống conngười Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế,chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân

Theo Vũ Thị Ngọc Phùng và cộng sự (2007) đã đưa ra các quan điểm

về phát triển kinh tế dưới đây: Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăngtiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trìnhbiến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trìnhhoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia

Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt củaquá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tănglên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ

+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư,

cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thànhtựu

Trang 19

khoa học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân công lại lao

động, sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn lực

Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung củabất kỳ nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanhnghiệp, mỗi thời kỳ, sự kết hợp này có sự khác nhau Theo quy luật chung củacác nước cũng như các doanh nghiệp là thời kỳ đầu của sự phát triển thườngtập trung để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích lũy thì chủ yếu phát triểntheo chiều sâu

Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng

Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh donhu cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đạihóa cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội của doanh nghiệp Muốnvậy, phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích lũy vốn

Như vậy, bất kỳ một doanh nghiệp, một quốc gia nào muốn phát triểnthì đòi hỏi phải phát triển toàn diện cả về chiều sâu và chiều rộng nhưng chútrọng phát triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn

1.1.1.3.Khái niệm hiệu quả kinh tế

Về HQKT, kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, hiện đang tồn tại haiquan điểm khác nhau về vấn đề này, cụ thể là:

* Quan điểm truyền thống

Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến HQKT là nói đến phần cònlại của kết quả SXKD sau khi đã trừ chi phí Nhiều tác giả theo quan điểm nàycho rằng, HQKT được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ

ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lờicủa đồng vốn được tính toán khi kết thúc một quá trình SXKD

Quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đếnHQKT Sự thiếu toàn diện được thể hiện qua những khía cạnh sau:

Trang 20

Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình SXKD trong trạng thái

tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư Trong khi đó, HQKT lại là mộtvấn đề rất quan trọng, không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu

tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu

tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào Trên phương diệnnày, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ

Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính yếu tố thời gian khi tính

toán thu và chi cho một hoạt động SXKD Do đó, thu và chi trong tính toánHQKT là chưa đầy đủ và chính xác

Thứ ba, HQKT chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi Hai

phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí vềvốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả Trong khi đó, các hoạt động đầu tư

và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còntrên cả các phương diện khác nữa Bên cạnh đó, có những phần thu lợi hoặcnhững khoản chi phí mà lúc đầu khó hoặc không lượng hoá được nhưng lạiđáng kể thì lại không được phản ánh ở cách tính theo quan điểm truyền thốngnày

* Quan điểm hiện đại

Các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm hiện đại về HQKT nhằm khắcphục những hạn chế của quan điểm truyền thống Theo quan điểm hiện đại,khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố Cụ thể là:

- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Về mối quan

hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ cácnguồn lực và HQKT Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên mộtđơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm Tỷ số ∂O/∂I được gọi là sản phẩm biên Hiệuquả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phíđầu tư thêm Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá đầuvào và giá sản phẩm Hiệu quả phân bổ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi

Trang 21

đạt được HQKT khi cả

Trang 22

hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.

- Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế đương đại đã coi thời gian là một yếu

tố trong tính toán hiệu quả Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng cótổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau trong nhữngthời điểm khác nhau

- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: các quan điểm hiện đại chorằng hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiếnlược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay

1.1.2 Phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng

1.1.2.1.Khái quát chung về cây lúa nếp cái hoa vàng

Nếp cái hoa vàng, có khi còn gọi là nếp ả hay nếp hoa vàng, là giốnglúa nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, ViệtNam, có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng đồ xôi, làm cốm,làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương hoặc ủ rượu

Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đếntháng 10 âm lịch Nếp được gọi là “nếp cái hoa vàng” do khi lúa trổ đòng,phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác

Nếp cái hoa vàng là giống cây phản ứng với ánh sáng ngắn, chỉ cấy ở vụmùa muộn ở miền Bắc Việt Nam và có thời gian trổ tương đối ổn định trongkhoảng từ ngày 7-10 tháng 10 Thời gian sinh trưởng của cây khoảng 145-160ngày

Cây nếp cái hoa vàng có chiều cao khoảng 120 - 125 cm/cây, gốc thân

to, có khả năng chống đổ tương đối tốt Khả năng đẻ nhánh của cây chỉ đạtmức trung bình yếu, tỷ lệ bông hữu hiệu 50-55% Tuy nhiên, cây có khả năngchống chịu với một số điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên: khả năng chịuphèn, chịu chua và trũng khá, chịu hạn cuối vụ tương đối tốt Khả năng khángsâu bệnh của nếp cái hoa vàng tốt với bệnh đạo ôn hay khô vằn, nhưng khángbệnh bạc lá ở mức trung bình và có thể bị nhiễm sâu đục thân nặng

Bông lúa dài 20 - 22 cm, số hạt chắc trên một bông lúa trung bình khoảng

Trang 23

105 - 107 hạt Hạt nếp cái hoa vàng tròn, dẹt và nhỏ hơn hạt nếp thường mộtchút, có màu vàng nâu sẫm, nhấm thử thấy ngọt mát lan tỏa đầu lưỡi như sữa;

tỷ lệ chiều rộng và chiều dài hạt khoảng 1,82 và khối lượng 1000 hạt khoảng

25 - 26gram Năng suất trung bình của nếp cái hoa vàng khoảng 35-40 tạ/ha,năng suất cao có thể đạt 40-45 tạ/ha

* Đặc điểm kỹ thuật cây lúa nếp cái hoa vàng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyệnĐịnh Hóa (2015) kỹ thuật trồng Nếp cái hoa vàng gồm:

bị côn trùng làm hư hại (sâu, mọt), không mang mầm bệnh, tỷ lệ nảy mầm đạt

từ 85% trở lên; Số lượng giống tính trên 1sào Bắc bộ: từ 1 đến 1,2 kg

- Ngâm, ủ hạt giống:

+ Kỹ thuật ngâm hạt giống: Ngâm lần đầu khoảng 20 giờ Sau đó thaynước, đãi sạch nước chua và đem ngâm tiếp lần 2 Sau 20 giờ lại thay nước vàđãi chua lần 2 Hạt giống đã được đãi sạch nước chua cho vào bao tải hoặcdành đảm bảo thông thoáng, thoát nước và tiến hành ủ ở nơi thoáng mát.Trong quá trình ủ phải buộc chặt miệng bao hoặc phủ bao tải trên miệng dành.Sau khi ủ được 12 đến 14 giờ, tiến hành ngâm tiếp lần 3 khoảng 10 đến 12giờ rồi lại đãi sạch đem ủ

+ Kỹ thuật ủ thúc mầm: Đem hạt giống đã hút đủ nước, ủ để hạt nảy

Trang 24

mầm Trong quá trình ủ, định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nảy mầmđều Khi hạt đã nhú mầm thực hiện xen kẽ "ngày ngâm, đêm ủ" để phát triểncân đối mầm và rễ.

- Kỹ thuật làm mạ:

+ Đảm bảo nước cho mạ: Ở thời kỳ mạ non (từ lúc gieo hạt đến khi có

3 lá), mặt luống phải được giữ ẩm để rễ mạ phát triển thuận lợi Khi mạ có 4

lá đến khi nhổ cấy luôn đảm bảo mực nước trong ruộng 2 - 3 cm

- Phân bón/sào:

+ Bón thúc lần 1 khi mạ 2- 3 lá với định lượng 1,8kg urê và 1,8kgkali clorua

+ Bón thúc lần 2 khi mạ 3 - 4 lá với định lượng như lần 1

+ Bón thúc lần 3 trước thời điểm nhổ cấy 7 với định lượng như lần 2

- Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại:

+ Phun thuốc trừ cỏ cho ruộng mạ sau khi gieo mạ từ 24 - 50 giờ

+ Tiến hành theo dõi và phòng trừ sâu bệnh phát sinh trên ruộng mạ

3 Cấy và Chăm sóc cây Nếp cái hoa Vàng

- Làm đất; Ruộng cấy phải cày bừa kỹ, mặt ruộng bằng phẳng

- Cấy lúa: Cấy thẳng hàng với mật độ từ 35 - 40 khóm/m2; số dảnh lúatrên một khóm: từ 3-4 dảnh

- Phân ô phục vụ chăm sóc: Trong quá trình cấy, cứ cấy được 10 hànglúa phải bỏ cách một đoạn rộng 30 cm để tạo các ô rộng 2,5m phục vụ choquá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và khử lẫn

- Mực nước khi cấy: phải đảm bảo mực nước từ 4 - 5 cm để mạ nhanhbén rễ

- Làm cỏ, sục bùn: Khi cây lúa bén rễ hồi xanh tiến hành làm cỏ kếthợp với sục bùn và bón thúc Mục đích để diệt cỏ dại, vùi phân tránh mấtđạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới Trongtrường hợp không làm cỏ, sục bùn thì phải tiến hành phun thuốc trừ cỏ

- Bón phân cho lúa (tính trên 1 sào Bắc bộ):

Trang 25

+ Bón lót: 300 - 350 kg phân chuồng (hoặc 20 -25 kg phân vi sinh) + 18

kg phân superlân + 1,8kgurê

+ Thời kỳ đẻ nhánh (10 - 15 ngày sau khi cấy): bón thúc lần 1 với địnhlượng 3kg urê; 2,7kg Kali clorua kết hợp với sục bùn kỹ

+ Thời kỳ đón đòng (40 ngày sau khi cấy): bón thúc lần cuối với địnhlượng 2,7kg kali clorua và 1kg urê

- Thu hoạch

Khi thấy 85 - 90% số hạt trên bông chín (thông thường sau trổ khoảng28- 30 ngày) là thời gian tốt nhất để thu hoạch lúa Để giữ cho lúa đượmhương, khi bông lúa ngả mầu, nhà nông rút nước chân ruộng cho khô đến khilúa uốn lưỡi câu, chín rũ mới gặt hái

Về kỹ thuật phơi thóc: Phơi lúa thường phải chọn sân gạch, nắng hanh.Lúa khô rồi được đổ vào chum và đậy thật kín Phơi theo kỹ thuật sáng phơi,chiều ủ (phơi từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều, sau đó ủ thóc từ 2 - 4 giờ bằngcách cào gọn thành đống), trong quá trình phơi thường xuyên đảo thóc Phơi

Trang 26

đủ số giờ nắng (thường phơi 5 nắng) để hạt gạo trắng đều.

1.1.2.2.Khái niệm phát triển sản xuất cây lúa nếp cái hoa vàng

Phát triển sản xuất nếp cái hoa vàng là quá trình tổng hợp, kết hợp cácyếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như: chính sách, khoa học kỹthuật, vốn, điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, con người,… nhằm tăng diệntích, năng xuất, sản lượng nếp cái hoa vàng ở mức tốt nhất có thể hiểu đây làquá trình từ quy mô nhỏ sang quy mô lớn, từ chưa có đến bắt đầu phát triển,

từ hiệu quả thấp đến hiệu quả cao, từ sản phẩm thô đến sản phẩm chất lượngcao, sản xuất trở nên tập trung chuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao(Đinh Thị Huyền Trang, 2015)

Sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, phù hợp với nhu cầu ngàycàng cao của người tiêu dùng Như vậy sự phát triển sản xuất Nếp cái Hoavàng bao hàm sự biến đổi về số lượng và chất lượng Sự thay đổi về số lượng

đó là sự tăng lên về quy mô diện tích sản lượng và tăng tỷ trọng giá trị ngànhnông nghiệp và trồng trọt Sự tăng quy mô diện tích và sản lượng trong tươnglai phải phù hợp với đặc điểm của vùng, địa phương hay của tỉnh Mở rộngdiện tích trồng Nếp cái Hoa vàng nhưng phải đảm bảo lợi ích chung của toàn

xã hội và lợi ích của người trồng Nếp cái Hoa vàng Do khối lượng Nếp cáiHoa vàng bình quân đầu người của nước ta còn thấp, do đó tăng diện tích, sảnlượng và chất lượng Nếp cái Hoa vàng là cần thiết Song sản xuất trong điềukiện kinh tế thị trường lại phải chú ý đến quy luật cung cầu, giá cả, quy luậtcạnh tranh thì sản xuất mới mang lại hiệu quả và sản xuất mới đảm bảo tínhbền vững (Đinh Thị Huyền Trang, 2015)

Sự phát triển sản xuất Nếp cái Hoa vàng còn thể hiện sự phù hợp về cơcấu giống ở từng vụ Ngoài sự tiến bộ về tổ chức sản xuất, tiêu thụ, chế biếnthì lợi ích về xã hội, môi trường, những thay đổi tích cực về mặt xã hội nhưtạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, haynhững lợi ích về môi trường như không làm suy thoái, ô nhiễm các nguồn tàinguyên

Trang 27

đất, nước, không khí… do phát triển Nếp cái Hoa vàng mang lại cũng là biểuhiện của sự phát triển kinh tế xã hội của vùng (Đinh Thị Huyền Trang,

2015)

Phát triển sản xuất (PTSX) Nếp cái hoa vàng có thể diễn ra theo hai xuhướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu

* Phát triển sản xuất theo chiều rộng

Phát triển sản xuất theo chiều rộng là tăng số lượng lao động, khai thácthêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sảnlưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước Trong điều kiện một nước kinh tếchậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết,nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển sản xuất theochiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coitrọng phát triển kinh tế theo chiều sâu.Nó thể hiện ở chỗ mức tăng sản phẩm

xã hội và thu nhập quốc dân vừa dựa vào lực lượng lao động và tài sản cốđịnh, vừa dựa vào cải tiến thiết bị, kỹ thuật, công nghệ và tăng năng suất laođộng Tuy nhiên phát triển sản xuất theo chiều rộng có những giới hạn, manglại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp (Nguyễn Đức Quân, 2012)

PTSX Nếp cái hoa vàng theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tíchtrồng Nếp cái hoa vàng trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dântrồng lúa nếp cái hoặc tăng quy mô diện tích trồng lúa nếp cái của mỗi hộnông dân (Nguyễn Đức Quân, 2012)

Sản xuất lúa nếp cái hoa vàng phát triển theo chiều rộng là nhằm tăng

về mặt quy mô diện tích, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nhưng không thayđổi về mặt kỹ thuật và có khi còn giảm về các chỉ tiêu đánh giá trên đơn vịdiện tích Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang pháttriển kinh tế theo chiều sâu (Nguyễn Đức Quân, 2012)

* Phát triển sản xuất theo chiều sâu

Phát triển sản xuất theo chiều sâu là chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp

Trang 28

dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất

và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân lực,vật lực hiện có Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiềurộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngàycàng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệmới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyểnsang phát triển sản xuất theo chiều sâu Kết quả phát triển sản xuất theo chiềusâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất laođộng, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượngchất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăngtổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người (Đinh Thị HuyềnTrang, 2015)

Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan

có tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển kinh tế theo chiềurộng vẫn còn có vai trò quan trọng Nhưng để nhanh chóng khắc phục sự lạchậu, đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết làcác nước trong khu vực, thì phát triển sản xuất theo chiều sâu phải được coitrọng và kết hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cầnthiết và điều kiện có cho phép (Nguyễn Đức Quân, 2012)

Sản xuất Nếp cái hoa vàng phát triển theo chiều sâu là đầu tư thâmcanh, nâng cao chất lượng giống, cải tiến quy trình kỹ thuật trong chăm sóc,chế biến, nâng cao trình độ kỹ thuật của hộ nông dân, Kết quả phát triển sảnxuất theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăngnăng suất, sản lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sảnphẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng thu nhập, tăng lợi nhuận trên mộtđơn vị diện tích và đời sống kinh tế, xã hội của nông hộ ngày càng nâng cao(Đinh Thị Huyền Trang, 2015)

* PTSX nếp cái hoa vàng theo chiều sâu theo (Đinh Thị Huyền Trang,2015) cần chú ý đến những nội dung sau:

- Về giống nếp cái hoa vàng: có năng suất cao, thích hợp với vùng sản

Trang 29

xuất, cho chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh.

- Về kỹ thuật canh tác: cây nếp cái hoa vàng có thời gian sinh trưởngdài nên yêu cầu lượng dinh dưỡng khá cao, do vậy trong quá trình canh tácluôn phải chú ý đến các công đoạn trồng và chăm sóc lúa

- Về kỹ thuật thu hoạch: thu hoạch là khâu quan trọng cuối cùng trênđồng ruộng Để có năng suất và chất lượng sản phẩm cao, thì kỹ thuật thuhoạch là hết sức quan trọng, nhất là việc xác định thời điểm thu hoạch lúathích hợp

- Về kỹ thuật - công nghệ bảo quản: Hiện nay cuộc cách mạng khoa học

- kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới vềđiện tử và tin học, công nghệ sinh học là yêu cầu tất yếu thúc đẩy sản xuấtNếp cái hoa vàng chuyển sang PTSX theo chiều sâu Nhằm đạt được các chỉtiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm,nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân…

* Phát triển sản xuất nếp cái hoa vàng theo Nguyễn Đức Quân (2012)cần tuân theo những nguyên tắc:

- Phát triển bền vững: phát triển Nếp cái hoa vàng phải đảm bảo cả hiệuquả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường

- Phát triển nếp cái hoa vàng phải theo hướng sản xuất hàng hoá: sảnxuất hàng hoá không có nghĩa là cứ tạo ra với khối lượng lớn mà cần căn cứvào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất như mở rộngdiện tích, thay đổi cơ cấu…

- Phát triển sản xuất nếp cái hoa vàng phải dựa trên cơ sở phát huynhững tiềm năng về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường… củatừng vùng

1.1.2.3 Vai trò của phát triển cây lúa nếp cái hoa vàng

Theo Đinh Thi Huyền Trang (2015) Việt Nam là một trong những nước

có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ xưa nhất thế giới Nông nghiệp trồnglúa vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn

Trang 30

của đất nước Dân số nước ta đến nay gần 90 triệu người, trong đó dân số ởnông

Trang 31

thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72%lực lượng lao động cả nước Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúathu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nềnkinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tíchcanh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồngcây lương thực Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đólúa giữ vị trí độc tôn, gần 85% diện tích lương thực.Như vậy bên cạnh sự thuhút về nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn lực đất đai cũng lại khẳngđịnh rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân Sản xuất lúa ở nước tahiên nay tiến hành trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra khá phức tạp muốnphát triển sản xuất lúa các hộ gia đình cần phải linh hoạt nắm bắt những thayđổi khí hậu theo chiều hướng có lợi và hạn chế tối đa nhưng biến đổi có hạinhằm đảm bảo năng suất, chất lượng tăng,đâu tu hợp lý trong quá trình sảnxuất và giảm được chi phí hợp lý góp phần tăng thu nhập hộ

Các giống lúa hiện nay trên thi trường có nhiều đặc tính khác nhau mụcđích khắc phục các ảnh hương của biến đổi khí hậu, loại đắt trồng của cácvùng trên toàn quốc Các gia đình cần chon giống phù hợp với điều kiện đấtđai khí hậu Một yếu tố nữa giống cũng cần phù hợp với khả năng đâu tư, sảnphẩm phải đáp ứng nhu cầu của thi trường

Sản xuất Nếp Cái Hoa Vàng đóng vai trò quan trong trong sản xuấtnông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng Phát triển sản xuất Nếp cáihoa vàng sẽ góp phần tăng tổng sản lượng lương thực, và một phần làm tăngnăng suất lúa bình quân Nếp cái hoa vàng còn được chế biến ra rất nhiều sảnphẩm như bột, rượu, bánh, xôi dùng phổ biến trong ngày lễ tết, sinh hoạtcộng đồng nên còn mang tính chất tâm linh to lớn Ngoài ra sản xuất Nếp cáihoa vàng cũng góp phần phát triển ngành chăn nuôi bằng các phụ phẩm làmthức ăn chăn nuôi

1.1.3.Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng

Trang 32

1.1.3.1 Công tác quy hoạch vùng phát triển sản xuất Nếp cái hoa vàng

Quy hoạch: là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tượng quy hoạch vào mộtkhông gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra (Phạm CôngNghiệp, 2013)

Theo Phạm Ninh Hải (2013) quy hoạch vùng sản xuất Nếp cái hoa vànghuyện Định Hóa được thực hiện dựa trên những nội dung công việc vàphương pháp tiến hành như sau:

Tổng hợp và thu thập các thông tin, quy định pháp luật liên quan đếnsản xuất nông nghiệp và Nếp cái hoa vàng của huyện Định Hóa

Thu thập thông tin sơ cấp của UBND huyện Định Hóa, phòng nôngnghiệp và phát triển nông thôn huyện Định Hóa, các văn bản pháp luật hiệnhành về định hướng quy hoạch vùng sản xuất nếp cái hoa vàng của huyệnĐịnh Hóa

1.1.3.2.Chọn giống nếp cái hoa vàng

Giống Nếp cái Hoa vàng là giống lúa chất lượng cao Trong việc sảnxuất lúa, ông bà ta thường nói câu: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".Qua câu nói này cho thấy yếu tố giống là một trong những yếu tố quan trọngtrong sản xuất lúa Muốn có cây lúa khoẻ thì chắc chắn phải có hạt giống tốt

và khoẻ mạnh Gieo trồng hạt giống khoẻ, có chất lượng cao là điều kiện cầnthiết để có một vụ mùa thu hoạch cao (có thể tăng năng suất từ 5-20%) và gópphần gia tăng chất lượng nông sản hàng hóa Vì khâu để giống và chọn giốngphải có chất lượng tốt thì cây lúa trồng sau này sẽ được khoẻ mạnh, chịu đựngđược và vượt qua được biến động của môi trường sống gặp hạn hoặc gặp lạnhđột ngột (Sở khoa học công nghệ Hải Dương, 2010)

Như vậy theo sơ khoa học công nghệ Hải Dương (2010) hạt giống khoẻ

là hạt giống phải có những yêu cầu sau:

1 Hạt giống phải thuần, đúng giống, phải đồng nhất về kích cỡ, giốngkhông bị lẫn những giống khác, hạt cỏ và tạp chất Hạt giống phải sáng mẩy,

Trang 33

không hoặc có rất ít hạt lem (chỉ chấp nhận có hạt lem 0,5 % bị lẫn trong hạt giống, nghĩa là 1.000 hạt chỉ có 5 hạt hạt lem), có rất ít hạt lửng và hạt bị dịdạng.

2 Tỷ lệ nẩy mầm cao (hơn 80 %) và cây mạ phải có sức sống mạnh

3 Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không lẫn hạchnấm hoặc không mang mầm bệnh nguy hiểm Muốn có hạt giống khoẻ thì taphải lưu ý một số biện pháp cải thiện chất lượng hạt giống khi còn trên đồngruộng và trong bảo quản tồn trữ như là:

a Trên đồng ruộng: Sau khi nông dân chọn và canh tác những giốngthích hợp ở điều kiện địa phương, thì chúng ta cần lưu ý những biện pháp sauđây: Kỹ thuật canh tác: Bảo đảm cây lúa sinh trưởng tốt (bón phân cân đối vàđầy đủ, quản lý nước tốt, làm sạch cỏ dại, không có lúa rày (lúa cỏ) trên chânruộng, phòng trừ sâu bệnh tốt ở cuối vụ như bệnh vàng lá, bệnh đốm vằn,bệnh cháy bìa lá, rầy nâu, bọ xít dài,& để hạn chế gây lép hạt ở tỷ lệ cao, hạnchế vi sinh vật gây bệnh cho hạt và đặc biệt không lấy giống ở những ruộng

có bệnh gây hại nặng như bệnh đạo ôn, lúa von, bệnh cháy bìa lá, bệnh lemlép hạt & (vì những bệnh này có khả năng lây truyền qua hạt giống Khử lẫn:Tiến hành khử lẫn ngay từ đầu để bảo đảm lúa bằng đọt và sau khi trổ tiếnhành khử lẫn lần cuối để bảo đảm độ thuần Cách khử lẫn như sau:Nhổ bỏnhững cây cao và ngoài hàng (cấy hoặc sạ theo hàng), cắt những bông lúakhác so với quần thể như lúa cỏ, lúa von, lúa khác giống

b Không chọn những ruộng lúa bị bệnh để giống cho vụ sau: Như bệnhlúa von, bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá, bệnh than vàng, bệnh đen hạt, bệnhđốm

nâu

c Thu hoạch và tồn trữ : Trong thu hoạch lúa giống, các điều kiện cần

có để bảo đảm độ thuần của lúa giống như sau:

- Chuẩn bị máy suốt sạch không còn lẫn tạp giống khác, kể cả bao bì

Trang 34

đựng lúa giống.

- Chuẩn bị sân phơi riêng, không phơi gần những giống khác Chú ýkhông nên phơi mớ ngoài đồng dễ làm gạo gẫy, lúa khô không đều

1.1.3.3.Xây dựng thương hiệu

Thương hiệu là thuật ngữ chỉ chung cho các đối tượng sở hữu côngnghiệp được bảo hộ như nhẫn hiệu hàng hoá, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý vàtên gọi xuất xứ hàng hoá Thương hiệu làm tăng giá trị cho sản phẩm Sảnphẩm có giá trị sử dụng, được thị trường chấp nhận khi được mọi người biết

và tiêu dùng Xây dựng thương hiệu tốt cho sản phẩm chính là giải pháp hàngđầu giúp cho sản phẩm đứng vững tên thị trường

Là một giống lúa nếp cổ truyền, có những đặc điểm hình thái và chấtlượng mà nhiều nơi khác trồng cũng không thể có được những đặc tính ưu việtriêng của giống lúa nếp cái Hoa Vàng được trồng tại huyện Định Hóa Vớinhững đặc tính riêng quý, cây nếp cái hoa vàng Định Hóa đã được sự quantâm của các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên và các nhà nghiên cứu xâydựng tạo lên một thương hiệu cho cây lúa nếp tại huyện Định Hóa đó là “NếpCái Hoa Vàng Định Hóa”

1.1.3.4.Phát triển thị trường

Để sản xuất lúa có hiệu quả, chất lượng cần phải gắn quá trình sản xuấtvới nhu cầu thị trường Khi nhu cầu của thị trường tăng, thị trường mở rộng sẽkích thích sản xuất phát triển, khi nhu cầu giảm dẫn tới sản xuất giảm Thịtrường ở đây không chỉ là thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn là thị trườngtài chính, thị trường lao động, dịch vụ vì các yếu tố này có liên quan đến quátrình sản xuất

Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chủng loại và chất lượngsản phẩm Sự xuất hiện một thị trường mới về gạo cao cấp ở thị trường trongnước và yêu cầu tăng khả năng cạnh tranh quốc tế với gạo chất lượng cao vừatạo ra cơ hội lại vừa đặt ra những thách thức mới cho sản xuất lúa gạo củaViệt

Trang 36

* Thị trường

Thị trường luôn là khâu quyết định cho mọi hoạt động phát triển sản xuấtkinh doanh, gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra:

Thị trường đầu vào: gồm có giống, vật tư, phân bón,… Đây là các yếu

tố quan trọng đối với việc sản xuất lúa nếp cái hoa vàng, đặc biệt là ở nhữngvùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, vùng sâu, vùng xã, vùng đồng bàodân tộc thiểu số

Thị trường đầu ra: chủ yếu là thị trường tiêu thụ lúa gạo, do đặc điểmcủa sản xuất nông nghiệp nói chung và lúa nếp cái hoa vàng nói riêng có sựkhác biệt so với các ngành khác nên yếu tố này càng quan trọng hơn, nó ảnhhưởng đến quyết định có sản xuất nữa hay không của người sản xuất

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ gạo nếp cái hoa vàng củachúng ta gặp nhiều khó khăn, do trồng tản mạn và không chú trọng thâm canh,hiện có nơi lúa nếp cái hoa vàng đã dần bị mai một, gạo ít dẻo và thơm ngonnhư trước, vì thế thị trường tiêu thụ hẹp, dẫn tới giá sản phẩm bị hạ xuống rấtthấp Nó không những ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân mà cònlàm cho thị trường gạo nếp cái hoa vàng của ta kém sôi động Với xu hướnghội nhập kinh tế như ngày nay thì sản phẩm nào chiếm được ưu thế sẽ đứngvững, do đó có hai sự lựa chọn, hoặc là giá thành phải rất rẻ, hoặc là chấtlượng phải tốt Như vậy, gạo nếp cái hoa vàng của Việt Nam cần phải tìm rahướng đi thích hợp để có thể tồn tại và giữ ưu thế

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng

Đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì các yếu tốnhư: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, trình độ kỹ thuật, lực lượng lao động,các yếu tố đầu vào, đầu ra… là những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả,hiệu quả kinh tế của quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh Với sản xuấtnông nghiệp nói chung và lúa nếp cái hoa vàng nói riêng cũng vậy, các yếu

tố tác

Trang 37

Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtcủa các ngành sản xuất, kinh doanh Đối với sản xuất lúa nếp cái hoa vàng,con người là nhân tố quyết định đến sản xuất, họ sẽ quyết định việc có tiếp thuhay không tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những kỹ năng, kinhnghiệm áp dụng vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế, cũng như hiệu quả

xã hội cao nhất, mà lúa nếp cái hoa vàng là một thành tựu của tiến bộ khoahọc kỹ thuật

Nông dân là đối tượng chính sản xuất và cung cấp lúa nếp cái hoavàng làm lương thực và cho tiêu dùng chế biến Vai trò của nông dân trongviệc PTSX lúa nếp cái hoa vàng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực,cung cấp nguyên liệu và sức lao động cho các ngành công nghiệp, dịch vụ,tăng thu nhập cho nông dân…

1.1.4.2 Điều kiện tự nhiên

Sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên Do vậy điều kiện

tự nhiên của vùng sản xuất có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sảnphẩm Đất, nước, khí hậu và cây trồng có mối quan hệ khăng khít với nhaubằng những quy luật chặt chẽ, phức tạp Vì vậy chúng ta cần phải hiểu và nắmchắc các quy luật đó để vận dụng chúng vào trong sản xuất Vị trí địa lý cũng

là yếu tố quan trọng cho việc phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng Vị trígần thị trường tiêu thụ, giao thông thuận lợi… là yếu tố lợi thế cho tiêu thụ vàgiảm chi phí sản xuất, kích thích sản xuất phát triển

Với sản xuất nông nghiệp, đặc điểm nổi bật nhất là điều kiện tự nhiên,

đó chính là đất đai, thời tiết, khí hậu và thủy văn… Do đó, muốn sản xuất lúanếp cái hoa vàng đem lai hiệu quả kinh tế cần phải hiểu rõ điều kiện tự nhiêncủa vùng sản xuất, để tạo tiền đề cho việc bố trí giống lúa đưa vào sản xuấtsao cho phù hợp nhất

Trang 38

Yếu tố xã hội Các yếu tố xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc pháttriển sản xuất Đối với những mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới thì kênhtuyên truyền mạnh mẽ nhất chính là hoạt động khuyến nông Đây là lực lượngchủ đạo để chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật đến với người dân, cung cấpthông tin, tập huấn kỹ thuật cho người dân, giúp người dân xây dựng các môhình trình diễn để họ thấy được hiệu quả mà PTSX mang lại (Phạm CôngNghiệp,

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cũng là một yếu tố cần được đánh giábới nó có tác động trực tiếp đến các khâu của quá trình sản xuất như hệ thốngkênh mương phục vụ tưới tiêu, hệ thống giao thông nội đồng (Phạm CôngNghiệp,

2014)

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Kinh nghiệm phát triển sản xuất một số loại lúa chất lượng cao trên thế giới và ở Việt Nam

Trang 39

triệu ha trong vòng 10 năm), trong đó diện tích lúa 2 vụ khoảng 2 triệu ha,còn lại

Trang 40

gieo cấy vào đầu mùa mưa (tháng 6-7) và thu hoạch vào đầu mùa khô (tháng11-12) (Bùi Bá Bổng, 2015).

Vì phần lớn diện tích lúa dựa vào nước trời nên năng suất lúa bình quânchỉ đạt 3 tấn/ha và hầu như không tăng qua các năm Bộ Nông nghiệp và Hợptác xã Thái Lan ban hành 2 tiêu chuẩn quốc gia về gạo thơm: tiêu chuẩn TAS

4000 năm 2003 qui định gạo thơm đặc sản Hom Mali (Hom = thơm, Mali =Jasmine - hoa lài) gồm hai giống lúa là Khao Dawk Mali 105 và RD 15 (giốngđột biến vật lý từ Khao DawkMali 105) và tiêu chuẩn TAS 4001 năm 2008 quiđịnh gạo thơm Pathumthani (gạo thơm thường) gồm 9 giống lúa tẻ và 4 giốnglúa nếp (Bùi Bá Bổng, 2015)

Nhóm lúa thơm đặc sản Hom Mali được trồng một vụ/năm với diện tích3,2 triệu ha (25% tổng diện tích lúa) trong đó Khao Dawk Mali 105 là giốngchủ lực chiếm 3 triệu ha Khao Dawk Mali (Hoa lài trắng) 105 là dòng lúađược chọn từ lúa địa phương do Trung tâm thực nghiệm lúa Kok Samrong ởtỉnh Lopburi thực hiện năm 1955, đến năm 1959 được đưa vào sản xuất Nhưvậy, đến nay giống này đã tồn tại trên 50 năm do có chất lượng gạo "trời phú"

dù năng suất bình quân chỉ đạt 2,2tấn/ha (Bùi Bá Bổng, 2015)

Vùng địa lý của Khao Dawk Mali 105 giới hạn ở một số tỉnh phía BắcThái Lan, trong đó gạo có chất lượng ngon nhất từ vùng Thung Kula Ronghai

ở Đông Bắc gồm 5 tỉnh Surin, Maha Sarakham, Buriram, Sisaket và Roi Et.Đặc điểm sinh thái của vùng này là đất hơi mặn và khí hậu khô ráo Lúa thơmHom Mali vùng Thung Kula Ronghai đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý tại TháiLan năm 2007; đến năm 2011 Thái Lan đăng ký ở Liên minh châu Âu nhưngkhông được chấp nhận vì tên gọi “Hom Mali” được cho là tên phổ biến nênkhông được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định về thương mại liên quanquyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) của WTO (Bùi Bá Bổng, 2015)

Nhóm lúa thơm Pathumthani phần lớn gồm các giống lúa tẻ cải tiến,

Ngày đăng: 05/05/2020, 00:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Minh An (2006). Giáo trình Quản trị sản xuất. Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị sản xuất
Tác giả: Nguyễn Thị Minh An
Năm: 2006
5. Thái Bá Cẩn (1989). “Một số suy nghĩ về quan điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong điều kiện hiện nay ở nước ta”. Tạp chí Tài chính, 11. tr. 5-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về quan điểm và phương pháp đánhgiá hiệu quả kinh tế trong điều kiện hiện nay ở nước ta”. "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Thái Bá Cẩn
Năm: 1989
8. Đinh Dĩnh (1970). Bón phân cho lúa. Nghiên cứu về lúa ở nước ngoài - Tập 1. NXB Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bón phân cho lúa. Nghiên cứu về lúa ở nước ngoài
Tác giả: Đinh Dĩnh
Nhà XB: NXB Khoa học
Năm: 1970
9. Phạm Thị Mỹ Dung (1996). Phân tích kinh tế. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh tế
Tác giả: Phạm Thị Mỹ Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1996
10.Trần Văn Đức và cs. (2006). Giáo trình kinh tế vi mô. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế vi mô
Tác giả: Trần Văn Đức và cs
Nhà XB: Nhà xuất bản Nôngnghiệp
Năm: 2006
12.Phạm Ninh Hải (2013). Nghiên cứu xây dựng thương hiệu gạo nếp cái hoa vàng huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng thương hiệu gạo nếp cái hoavàng huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Tác giả: Phạm Ninh Hải
Năm: 2013
15.Đinh Văn Lữ (1978). Giáo trình cây lúa. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây lúa
Tác giả: Đinh Văn Lữ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1978
16.Nguyễn Thị Quỳnh Mai (2016). Phát triển sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Học viện Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản xuất vải chín sớm PhúcHòa trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Năm: 2016
20.Vũ Thị Ngọc Phùng (2007). Kinh tế phát triển. NXB Thống kê, Hà Nội 21.Sở Khoa học công nghệ Hải Dương (2010). Kỹ thuật chọn giống lúa khoẻcho đồng ruộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Phùng (2007). Kinh tế phát triển. NXB Thống kê, Hà Nội 21.Sở Khoa học công nghệ Hải Dương
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
22.Trần Thúc Sơn và Đặng Văn Hiến (1995). Xác định lượng phân bón thích hợp bón cho lúa trên đất phù sa sông Hồng để có năng suất cao và hiệu quả kinh tế. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định lượng phân bón thíchhợp bón cho lúa trên đất phù sa sông Hồng để có năng suất cao và hiệuquả kinh tế
Tác giả: Trần Thúc Sơn và Đặng Văn Hiến
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
24.Đinh Huyền Trang (2015). Nghiên cứu phát triển sản xuất Nếp cái hoa vàng tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Khóa luận tốt nghiệp, Học viện nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển sản xuất Nếp cái hoavàng tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Tác giả: Đinh Huyền Trang
Năm: 2015
25.Đào Thế Tuấn (1970). Sinh lý ruộng lúa năng suất cao. NXB KHKT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý ruộng lúa năng suất cao
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB KHKT
Năm: 1970
26.Đào Thế Tuấn (1980). Sinh lý của năng suất lúa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nôngnghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý của năng suất lúa
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
Năm: 1980
2. Ngọc Ánh (2013). Những mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa đặc sản Khác
6. CASRAD (2018). Báo cáo dự án Nếp cái hoa vàng Định Hóa năm 2018 Khác
7. Cục thống kê Thái Nguyên (2018). Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2018 Khác
11.Phạm Ninh Hải (2010). Kỹ thuật canh tác nếp cái hoa vàng Kinh Môn Khác
13.Vũ Hoàng (2014). Đầu tư phát triển những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Khác
14.Khuyến nông Hà Nội (2014). Hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy giống lúa nếp cái hoa vàng Khác
18.Phạm Công Nghiệp (2014). Một số vấn đề về thương hiệu Nếp cái hoa vang Đông Triều Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w