1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GD kỹ năng sống qua môn TNXH

28 910 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,63 MB

Nội dung

Khả năng GDKNS qua môn TNXH Môn TN&XH ở các lớp 1,2,3 là một môn học giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN&X

Trang 1

VỀ DỰ LỚP TẬP HUẤN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

qua MÔN TNXH

Ở TIỂU HỌC

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO

PHỊNG GD&ĐT THƯỜNG XUÂN

Trang 2

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC

KĨ NĂNG SỐNG QUA MÔN

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC

Báo cáo viên: Lê Xuân Văn Hoàng Anh Đức

Trang 4

Các hoạt động chính

qua môn học

môn TNXH

Trang 5

1 Khả năng GDKNS qua môn TNXH

Môn TN&XH ở các lớp 1,2,3 là một môn học giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN&XH chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập như: quan sát, nêu nhận xét ,thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật ,hiện tượng đơn giản trong TN&XH; đặc biệt môn học giúp HS xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh ,an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên…

Trang 6

Do đó:

- Môn TNXH là một trong những môn học phù

hợp để GV có thể giáo dục KNS cho HS

- Giáo dục KNS qua môn TNXH không chỉ khắc

sâu thêm kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có thể ứng xử có hiệu quả các

tình huống thực tế trong cuộc sống

Trang 7

2 Mục tiêu và nội dung GDKNS

trong môn TNXH ở Tiểu học

2.1 Mục tiêu:

- Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân mình, biết lắng nghe, ứng xử phù hợp ở một số tính huống liên quan đến sức khỏe bản thân, các quan hệ trong gia đình, nhà trường, trong TN và XH.

- Biết tìm kiếm xử lý thông tin và phân tích, so sánh để nhận

diện, nêu nhận xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong TNXH.

- Hiểu và vận dụng các kỹ năng trên: Cam kết có những hành vi tích cực; tự nguyện ( tự phục vụ, tự bảo vệ) trong việc thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe của bản thân,

trong việc đảm bảo an toàn khi ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng, thân thiện với cây cối, con vật xung quanh và môi

trường.

Trang 8

2.2 Nội dung GDKNS trong môn TNXH.

*Các kỹ năng sống chủ yếu được giáo dục trong

- KN tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ: rửa mặt,

đánh răng, tắm; tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi

trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an toàn ở nhà, ở trường,

ở nơi công cộng.

- KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức

khỏe của bản thân, để ứng xử phù hợp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; để bảo vệ môi trường.

Trang 9

- KN kiên định và KN từ chối: Kiên quyết giữ vững

lập trường và nói lời từ chối trước những lời rủ rê

của bạn bè và người xấu; không tham gia vào những việc làm, hành vi mang tính tiêu cực

- KN làm chủ bản thân: Biết đảm nhận trách nhiệm,

cam kết thực hiện công việc và biết ứng phó với

căng thẳng trong những tình huống của cuộc sống một cách tích cực

- KN giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; lắng nghe tích

cực; phản hồi xây dựng; bày tỏ sự cảm thông, chia

sẻ, giúp đỡ với bạn bè trong lớp, trường, những

người có hoàn cảnh khó khăn

Trang 10

- KN hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách

nhiệm, biết cam kết và cùng chung sức làm việc có hiệu quả với những thành viên khác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó

vì mục đích chung

- KN tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá các ý

kiến, hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng

trong đời sống hàng ngày

- KN tìm kiếm và xử lý thông tin: Biết tìm kiếm và xử

lý thông tin để giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng

tư duy phê phán và sáng tạo

Trang 11

3.Một số phương pháp/ kỹ thuật

dạy học tích cực để GDKNS

trong môn TNXH.

- PP/KT động não, quan sát, thí

nghiệm, đóng vai, kT đặt câu hỏi,

KT chia nhóm, KT khăn trải bàn, KT công đoạn, KT “ Hỏi và trả lời”, KT

giao nhiệm vụ,…

Trang 12

3 Một số phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực để GDKNS trong môn TNXH.

*KT khăn trải bàn: HS được chia thành các nhóm từ 4 đến

6 người Mỗi nhóm sẽ có một từ giấy Ao đặt trên bàn như

là một chiếc khăn trải bàn.

- Chia giấy Ao thành phần chính giữa và phần xung quanh,

tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tùy

theo số thành viên của nhóm

- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của

mình( về 1 vấn đề nào đó mà GV YC) vào phần cạnh của khăn trải bàn trước mặt mình Sau đó thảo luận nhóm tìm

ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa khăn trải bàn

Trang 13

Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề

Viết ý kiến cá nhân

Trang 14

Cách tiến hành

Trang 17

* KT “ Công đoạn”:

- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm giải

quyết 1 nhiệm vụ khác nhau:A,B,C,D Các

nhóm thảo luận và ghi vào giấy Ao sau đó

luân chuyển kết quả cho nhau đọc và ghi bổ sung cho nhóm bạn Tiếp tục luân chuyển đến khi các nhóm nhận lại được giấy của mình

cùng với các ý kiến của nhóm khác Từng

nhóm xử lý các ý kiến bổ sung để hoàn thiện kết quả thảo luận của nhóm

Trang 18

Một số lưu ý:

- KNS không phải là vấn đề gì mới ngay từ bậc học mầm non

đã được GD nhưng chưa gọi thành tên và chưa được chú

Tiếng Việt)

- Với mỗi địa phương, mỗi bài dạy có GDKNS khác nhau

nhưng lưu ý điểm nhấn về những kỹ năng sống trong từng bài

Trang 19

Bài 5: Thực hành GDKNS qua môn TNXH

Các hoạt động chính:

1 Giới thiệu địa chỉ GDKNS trong môn TNXH

2 So sánh sự giống và khác nhau giữa khung

bài soạn GDKNS và khung bài soạn hiện

hành

3 Thực hành soạn mẫu, trình bày/phản hồi

Trang 20

1 Giới thiệu địa chỉ GDKNS trong môn TNXH.

Back

Trang 21

2.So sánh sự giống và khác nhau

giữa khung bài soạn GDKNS và

( Triển khai tại đơn vị trường )

Trang 22

2 Sự giống và khác nhau giữa khung bài

soạn GDKNS và khung bài soạn hiện hành.

-Các bước gần giống nhau.

•Khác nhau:

-Có thêm mục các KNS cơ bản được GD trong bài, các

PP/KTDH tích cực có thể được sử dụng

- Các hoạt động dạy học được thay bằng tiến trình dạy học.

- Tiến trình dạy học trong bài GDKNS gồm 4 giai đoạn : ( Khám phá, kết nối, thực hành, vận dụng )

+ Giai đoạn vận dụng : Không đơn thuần là liên hệ thực tế mà cần yêu cầu học sinh áp dụng các kỹ năng đã học vào thực

tiễn.

+ Giai đoạn khám phá trong bài GDKNS trở thành một hoạt

động của bài dạy đòi hỏi GV phải đầu tư vào bài dạy.

Trang 23

- Bảo vệ mắt và tai ( Bài 4-L1).

- Ăn uống sạch sẽ ( Bài 13- L2)

- Sự chuyển động của trái đất ( bài 60 – L3)

tại đơn vị trường)

3 Thực hành soạn 1 tiết dạy GDKNS cho học sinh trong môn TNXH.

Trang 24

* Bài 4: Bảo vệ mắt và tai ( lớp 1)

mắt và tai) KN ra quyết định ( nên làm gì và không nên làm

gì để bảo vệ mắt và tai), phát triển KN giao tiếp

đóng vai xử lý tình huống

* Bài 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở ( lớp 2)

không nên làm gì để giữ sạch môi trường XQ nhà ở), KN tư duy phê phán

( phê phán những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường); kN hợp tác ( hợp tác với mọi người tham gia làm vệ sinh XQ

nhà ở); KN đảm nhận trách nhiệm ( có trách nhiệm thực

hiện VS môi trường XQ nhà ở)

nhóm; đóng vai xử lý tình huống

Trang 25

*Bài 60: Sự chuyển động của trái đất ( lớp 3)

- Các KNS cơ bản cần được GD: KN hợp tác và KN

làm chủ bản thân

( Hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ); KN giao tiếp ( Tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu); phát triển KN

tư duy sáng tạo

- PP/KTDH cơ bản có thể sử dụng: Thảo luận nhóm, trò chơi, Viết tích cực)

Trang 26

Một số lưu ý

của bài học không thay đổi.

học chính là việc nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để lựa

chọn và sử dụng phối hợp các PP/kỹ thuật dạy học phù hợp.

HDDDGDNGLL, HS sẽ được rèn luyện các kỹ năng Với cách tiếp cận này thì môn học nào cũng có thể GDKNS cho

HS mà không làm nặng thêm ND môn học

số kỹ năng nổi bật được GD qua bài học nhưng GV cần sử dụng các KTDH thật tốt chứ không mang tính hình thức.

Trang 27

Th ng nh t c¸ch so n b i ống nhất c¸ch soạn bài ất c¸ch soạn bài ạn bài ài

I.Mục tiêu :

-Theo chuẩn KTKN

-GDKNS( 2-3 kĩ năng )chỉ ghi tên kĩ năng không ghi cách thực hiện

II.Phương tiện dạy học

III.Các phương pháp –kĩ thuật dạy học

*Nếu GV đã chọn các PP/KT ghi ở mục này thì bắt buộc ở các

hoạt động GV phải thể hiện được các PP/KT tương ứng

IV.Các hoạt động dạy - học

Trang 28

Xin chân thành cảm ơn

và kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt !

Ngày đăng: 27/09/2013, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w