1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sang kien kinh nghiem luyen chu viet

6 734 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

Saùng kieán kinh nghieäm Đỗ Thị Thu May I. ĐẶT V Ấ N ĐỀ : Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng để rèn luyện môt trong bốn kĩ năng của học sinh. Viết là kĩ năng thứ tư , chữ viết là sản phẩm cuối cùng của quá trình rèn luyện kĩ năng nghe , nói , đọc. Nhìn chữ viết của học sinh sẽ thấy được quá trình tôi luyện của học sinh, thấy được sự cẩn thận, bền bĩ hay không ở học sinh bởi thế mới có câu “ Nét chữ nết người “ là vậy. Bản thân là người giáo viên dạy lớp Một , tôi luôn tâm niệm một điều rằng : cần phải coi trọng việc dạy cho học sinh viết đúng, viết rõ ràng , cẩn thận đến viết đẹp ngay từ những ngày đầu tiên của năm học. Nếu ở lớp Một mà không rèn được chữ đẹp thì lên lớp trên lại khó có thể rèn được . Muốn thực hiện được điều đó, trong những ngày đầu năm làm quen với học sinh lóp Một, tôi đã khảo sát thực tế tình hình “ cầm bút viết nét “ của học sinh lớp mình và đề ra biện pháp rèn chữ- giữ vở sao cho phù hợp với lớp mình trong suốt năm học. II. NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN : 1/ Thuận lợi : - Đa số các em đã qua lớp mầm non, ít xa lạ khi làm quen với môi trường mới. - Lớp dạy là lớp hai buổi, phụ huynh quan tâm , chuẩn bị đầy đủ đồ dùng , sách vở để con vào học lớp Một. - Cơ sở vật chất , phương tiện dạy học của nhà trường trang bị đầy đủ . - Khá đông học sinh có tinh thần ham học, có tâm thế tốt khi vào học lớp Một. 2/ Khó khăn: - Sỉ số lớp đông. - Học sinh có tuổi ở giai đoạn cuối năm nhiều , thể trạng nhỏ , tay cầm bút run. - Đa số do nhu cầu cuộc sống nên phụ huynh có tâm lí “ trăm sự nhờ cô” và ít có thời gian theo sát các em mỗi ngày để hướng dẫn uốn nắn các em ở nhà. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Muốn học sinh viết đúng , viết đẹp tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 1/ Giai đoạn chuẩn bị : - 1 - Saùng kieán kinh nghieäm Đỗ Thị Thu May - Sau khi đã khảo sát và nắm bắt được tình hình lớp trong những buổi đầu năm , tôi tiến hành làm những công việc đầu tiên để chuẩn bị thật tốt cho quá trình dạy viết sắp tới : + Giới thiệu tư thế ngồi viết đúng rồi cho các em rèn tập, từng đôi bạn ngắm nhìn tư thế ngồi của nhau, góp ý và sửa dáng ngồi cho nhau. + Song song với việc rèn tư thế ngồi là việc hướng dẫn học sinh cầm bút . Lúc này , giáo viên làm mẫu cho cả lớp xem, yêu cầu học sinh dùng 3 ngón cái, trỏ, giữa đưa lên không trung để làm động tác cầm bút và để giáo viên dễ theo dõi, sửa cho các em. + Tiếp theo , tôi dạy cho các em cách cầm viên phấn kết hợp hướng dẫn cách để bảng con ( hoặc vở) nghiêng về bên trái bằng cách cho các em dùng ngón tay trỏ đẩy góc bảng ( hoặc vở) bên phải nhích lên một ngón tay so với mép bàn. - Và việc cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị là hướng dẫn các em xác định đường kẻ , dòng li . Việc nhận biết chính xác thứ tự 5 đường kẻ ngang , 4 dòng li và các đường kẻ dọc sẽ giúp cho học sinh và giáo viên rất nhiều trong việc dạy và học viết chữ đúng , đẹp sau này. 2/ Giai đoạn rèn chữ :  Rèn nét : - Việc rèn chữ viết của học sinh trong nhà trường vô cùng quan trọng, để giúp học sinh viết đúng cỡ chữ , viết đẹp thì không thể coi thường phần viết nét cơ bản, có 13 nét cơ bản mà tôi yêu cầu học sinh phải nhớ và tập viết chính xác : nét ngang , nét thẳng , nét xiên trái , nét xiên phải , nét móc xuôi , nét móc ngược , nét khuyết trên , nét khuyết dưới , nét thắt, Từ những nét cơ bản này, học sinh viết sang các chữ rất dễ dàng vì đã định hướng được chữ cần viết gồm có những nét nào ráp lại. Tôi kết hợp dạy cho học sinh phân biệt độ cao , độ rộng của từng nhóm nét cơ bản. Ví dụ : nhóm nét cong thường có độ cao 1 đơn vị , nhóm nét khuyết có độ cao (dài) 2 đơn vị rưỡi. - Mỗi một nét khi dạy tôi đều dưa ra hệ thống dấu chấm từ lúc đặt bút viết đến vị trí đưa bút di qua rồi đển vị trí dừng bút lại . - Sau giai đoạn rèn nét, tôi tách các em viết yếu và chưa chuẩn ngồi riêng để dễ kèm cặp nhất là đối với các em đã học viết trước quá nhiều theo sự hướng dẫn lệch lạc có hiện tượng “ cứng tay” cần phải quan tâm , uốn nắn nhiều hơn.  Rèn chữ: - 2 - Saùng kieán kinh nghieäm Đỗ Thị Thu May - Đầu năm học là lúc học sinh lớp Một viết bút chì , tôi đã hướng dẫn học sinh chuốt bút chì sao cho đầu bút chì không quá nhọn vì khi di chuyển bút trên giấy khó , dễ gãy ngòi và xước giấy , nét chữ bị mỏng cũng không để đầu bút quá to làm nét chữ bị lớn không đẹp, vở sẽ bị dơ. Tôi cũng hướng dẫn cách dùng tẩy để bôi chữ sai sao cho nhẹ nhàng và không làm dơ tập , rách giấy. - Để học sinh lớp tôi có định hướng đúng về chữ viết đẹp - vở sạch thì trước khi dạy viết , tôi đã giới thiệu cho các em xem vài quyển vở mẫu của các anh chị học sinh năm trước từ đó khơi gợi ở các em động lực , niềm say mê rèn chữ viết . - Quá trình dạy viết chữ trên lớp được tôi tiến hành như sau : + Đưa mẫu và tập cho học sinh thói quen đọc thầm , phân tích hình dáng cấu tạo , độ cao chữ sắp viết . + Viết mẫu trên bảng thật chậm, đúng theo quy tắc với nét chữ chuẩn và chân phương, học sinh sẽ tận mắt nhìn thấy tay cô dang viết từng nét chữ. Ở đây , theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì việc hướng dẫn học sinh nhận ra cách nối nét sao cho đẹp là yếu quan trọng góp phần rèn nên chữ viết đẹp của học sinh. Bởi thế cho nên, tôi luôn giúp học trò của tôi nhận ra điểm chưa đẹp khi nối nét mà trong các kiểu nối sau đây khi dạy cần phải lưu ý : o Trường hợp : nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc ( hoặc nét hất ) đầu tiên của chữ cái sau. Ví dụ : a – n , i – m , a – i , t – ư , …. Lưu ý học sinh khi nối cần điều tiết về độ dãn giữa 2 chữ cái sao cho vừa phải , hợp lí để chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ. o Trường hợp : nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc ( hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau. Ví dụ : e – m , ơ – n , o – i , c – ư , …. - 3 - Saùng kieán kinh nghieäm Đỗ Thị Thu May Lưu ý chuyển hướng ngòi bút ở cuối nét cong để nối sang nét móc ( hất ) để hình dạng 2 chữ cái vẫn rõ ràng, điều chỉnh khỏang cách giữa 2 chữ cái sao cho không quá gần hay quá xa. o Trường hợp: nét móc ( hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau. Ví dụ : a – c , h – o , g – a , y – ê , … Lưu ý : ở y – ê diều chỉnh phần cuối nét móc của chữ cái trước hơi ngã ra để khoảng cách giữa y – ê không bị sát. o Trường hợp : nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau . Ví dụ : o – e , o – a , x –o , e – o , … Lưu ý: rê bút từ chữ o chúc xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e sao cho vòng ở đấu chữ cái o không to quá ; rê bút từ chữ o sang ngang rồi lia bút viết tiếp chữ cái a. - Tập viết thuần thục trên bảng con , có thể nói bảng con là phương tiện ưu việt giúp tôi chỉnh sửa kịp thời nhanh chóng lỗi sai của học sinh để đến khi viết vào vở sẽ đúng và hạn chế tẩy sửa - Học sinh viết vào vở , khi viết tôi sẽ cho các em viết từng chữ từng dòng , đi kiểm tra , chỉnh sửa cho các em. Khi viết vở tôi luôn nhắc nhở học sinh giữ gìn vở viết cẩn thận, không để vở quăn góc, tôi luôn yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau thường xuyên kiểm tra vở của bạn để nhắc nhau chỉnh sửa. - 4 - Saựng kieỏn kinh nghieọm Th Thu May Nh ó trỡnh by trờn , i vi nhng hc sinh vit yu tụi ó xp ngi riờng d rốn thỡ vi s hc sinh cũn li cng c chia thnh nhúm vit ch thun thc, chun s rốn vit thanh m cũn nhúm cn phi chnh sa thờm tụi s rốn tip v vi c tớnh hay bt chc ca hc sinh lp Mt , tụi c ý xp mt s em vit cũn cha chun lm ngi gn nhng em vit ch p cỏc em hc tp bn mỡnh , t nõng cao ch vit. - n giai on vit bỳt mc tin n vit ch nh cng cn phi lu ý nhiu iu : thng nht vi c lp ch s dng mu mc tớm , gii thiu mt s loi bỳt tt, vit nột p ph huynh bit mua cho cỏc em. Trong quỏ trỡnh vit bỳt mc, giỏo viờn luụn lu ý hc sinh cn cn thn hn ch ti a sai sút. Khi l sai, cỏc em dựng bỳt chỡ v thc k gch ngang lờn ch vit sai ri vit li ch ỳng bờn cnh. Hc sinh tuyt i trỏnh vic ty xúa hoc vit chng nột lờn. - giai an vit ch c nh 1 ụ li , mt s em gp khú khn, tụi luụn nhc nh cỏc em vit thoỏng ch, mi con ch iu chnh rng mt ụ li v ch u nột , khụng b rớu ch. IV. M T S V N KHAC : - Ging dy cho hc sinh vit ỳng vit p khụng ch phõn mụn tp vit m tụi cũn luụn nhc nh hc sinh rốn vit tt c cỏc mụn hc khỏc. - p dng bin phỏp thi ua , tuyờn dng khen thng l bin phỏp ti u nhm khớch l , ng viờn hc sinh rốn ch gi v tt : cỏc t trong lp thi ua rốn ch em im cng v cho t mỡnh , cỏc cỏ nhõn xut sc s c tuyờn dng trc lp khi gi ý thc phn u , thớch vit hn , chm rốn hn. - Bng phng phỏp nờu gng , bn thõn giỏo viờn cng phi luụn c gng t rốn luyn mỡnh, th hin qua tng bi dy , cỏch trỡnh by bng rừ rng , khoa hc , p nhm gõy n tng tt cho hc sinh. Ch vit ca giỏo viờn luụn ỳng mu , p cỏc em bt chc theo. Trong quỏ trỡnh ging dy , giỏo viờn luụn lu ý k v chnh sa cho cỏc em kp thi n lỳc chm tr , giỏo viờn cng th hin s cn thn bng cỏch gch di con ch sai hoc nột sai ri vit mu li, ghi li nhn xột rừ rng d hiu, chm im chõn phng giỳp hc sinh khc phc nhanh chúng vit tin b hn. V. KT QU T C : - 5 - Saùng kieán kinh nghieäm Đỗ Thị Thu May Với tất cả cố gắng của mình thì tập thể học sinh lóp tôi luôn được đồng nghiệp nhìn nhận đánh giá là lớp viết chữ đúng , rõ ràng, đẹp. - Tỷ lệ đầu năm : xếp loại A là 3HS , xếp loại B là 12 HS , xếp loại C là 15HS. - Tỷ lệ hiện nay : xếp loại A là 25 HS , xếp loại B là 5 HS. * Cá nhân : Em Ngô Nữ Hương Lan - đạt giải I cấp trường. VI. KẾT LUẬN : Công việc rèn chữ đâu chỉ một sớm, một chiều mà phải làm trong cả một quá trình liên tục ngày này qua ngày khác. Việc rèn chữ chỉ cần lơ đi một ngày , một tuần cũng sẽ khiến cho học sinh viết chữ giảm sút đi vì trẻ lớp Một thường hiếu động, nhanh quên, thiếu kiên trì. Điều cần thiết luôn có ở người giáo viên là phải kiên trì, tận tâm chăm chút từng nét chữ , dáng ngồi của học sinh. Nhìn thấy những dòng chữ nắn nót, đẹp rạng ngời trên những trang giấy trắng tinh của học sinh tôi tin rằng đó là tất cả niềm hạnh phúc của người giáo viên sau bao trăn trở rèn cặp học sinh thân yêu của mình. Chữ viết đẹp là hành trang theo suốt quãng đời học tập của học sinh vậy ngay từ lớp Một , các em cần phải được rèn luyện thật tốt để làm nền móng vững chắc cho các em trong những năm học tới. Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp rèn chữ , nâng cao chữ viết cho học sinh lớp Một mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học. Ngoài kinh nghiệm của bản thân tôi còn luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để góp phần tốt cho chuyên môn. Rất mong được sự góp ý của quý thấy cô đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Người viết Đỗ Thị Thu May - 6 - . – i , c – ư , …. - 3 - Saùng kieán kinh nghieäm Đỗ Thị Thu May Lưu ý chuyển hướng ngòi bút ở cuối nét cong để nối sang nét móc ( hất ) để hình dạng 2. chữ: - 2 - Saùng kieán kinh nghieäm Đỗ Thị Thu May - Đầu năm học là lúc học sinh lớp Một viết bút chì , tôi đã hướng dẫn học sinh chu t bút chì sao cho

Ngày đăng: 27/09/2013, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w