1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị của Hồi giáo trong phát triển du lịch

56 322 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 4,87 MB

Nội dung

Thế giới với gần hai tỷ người theo đạo Hồi, với sức mua ngày càng cao, đang là đối tượng ưu tiên của ngành công nghiệp du lịch thế giới. Những năm gần đây các quốc gia Hồi giáo đang dần trở thành một điểm đến phổ biến trong lòng du khách gần xa nởi nền văn hóa và lịch sử đặc trưng.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN 1 CÁC GIÁ TRỊ CỦA HỒI GIÁO 1

1.1 Tổng quan về Hồi giáo 1

1.1.1 Lịch sử hình thành 1

1.1.2 Nội dung cơ bản 7

1.2 Các giá trị của Hồi giáo 12

1.2.1 Triết lý 12

1.2.2 Kiến trúc nghệ thuật 18

1.2.3 Nghệ thuật hội hoạ 27

1.2.4 Tâm linh 29

PHẦN 2 HỒI GIÁO VỚI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 32

2.1 Thị trường khách 32

2.2 Sản phẩm du lịch 35

2.3 Dịch vụ du lịch 41

2.4 Ứng xử trong du lịch 44

PHẦN 3 KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 53

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Đạo Islam khi truyền bá vào Việt Nam được gọi là đạo Hồi hay Hồi giáo.Trong những sách sử Trung Hoa xưa, đạo Islam được gọi là Hồi giáo hoặc HồiHột giáo, vì khi nó được truyền vào Trung Hoa thông qua một bộ lạc thuộc dântộc Hồi Hột, nên người Trung Hoa gọi Islam là đạo Hồi hoặc Hồi Hột giáo Sự

ra đời của Hồi giáo bởi những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở bánđảo Ảrập vào đầu thế kỷ VII

Được phân công nghiên cứu đề tài “Giá trị của Hồi giáo trong phát triển dulịch” để bản thân được tìm hiểu kỹ càng hơn về các khái niệm, triết lý của tôngiáo lớn thứ 2 thế giới bên cạnh đó một phần quan trọng hơn là tìm hiểu giá trịcủa Hồi giáo trong sự phát triển của ngành du lịch hiện nay Mặc dù em đã hếtsức cố gắng, nhưng chắc chắn bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót Em hyvọng nhận được nhiều đóng góp quý báu của thầy cô cả về nội dung, hình thức,phương pháp tìm hiểu nghiên cứu và trình bày để em có thêm cơ hội nâng cao

và hoàn thiện bài tiểu luận này nhằm phục vụ hiệu quả cho bài thi cuối kỳ cũngnhư giúp nâng cao cho công việc học tập và những định hướng tương lai saunày

Trang 3

PHẦN 1.

PHẦN 2 CÁC GIÁ TRỊ CỦA HỒI GIÁO

2.1 Tổng quan về Hồi giáo

2.1.1 Lịch sử hình thành

Không có Thượng đế nào ngoài đức Allah;

Muhammad là ngôn sứ của Allah

- Sách Shahadah

Tôn giáo trẻ nhất trong các tôn giáo lớn của thế giới là Hồi giáo Hồi giáo(tiếng Ả Rập: ملاسلإا al-'islām), còn gọi là đạo Hồi, đạo Islam là một tôn giáokhởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa (tiếng ẢRập: Allah), và Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa

Hình 1.1 Biểu tượng của Hồi giáo được thế giới biết đến

Tín ngưỡng cơ bản của Hồi giáo là chỉ có một Thượng đế gọi là đức Allah,

là đấng mà người Do Thái và Kitô giáo cùng thờ phượng Đó là đấng duy nhất

và tối thượng cai quản vũ trụ Dù đức Allah đã hiển lộ cho mọi người thông quacác tiên tri khác vào những thời điểm khác, lần hiển lộ sau cùng và tỏ rõ nhất làthông qua tiên tri Muhammad vào thế kỷ VII Hồi giáo dạy rằng, mỗi người chỉ

có một kiếp sống Cách sống của tín đồ ở đời này quyết định họ sẽ trải quanhững gì trong cuộc sống vĩnh hằng Trong kiếp sống duy nhất này, tín đồ phải

Trang 4

thần phục ý chí của đấng Allah Do đó, tín đồ của tôn giáo này được gọi làMuslim (người thần phục Thượng đế).

Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời vàothế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Tháigiáo (Judaism) và Cơ Đốc giáo (Christianity) Đôi khi người ta cũng gọi Hồigiáo là đạo Muhammad (Muhammadanism), theo tên của đức sáng tổ Tuynhiên, với những tín đồ Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, doThượng Đế tạo ra, và vì Thượng Đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũngbất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người “thuật nhi bất tác”,thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thượng Đế mà thôi

Trong quan niệm của các tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Muhammad.Với họ, con người đầu tiên do Thượng Đế tạo ra, tức Adam, là tín đồ Hồi giáođầu tiên, và ngay từ thuở hồng hoang, khắp đất trời đã là một vương quốc Hồigiáo Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồigiáo cả Sở dĩ Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng Đế caiquản các loài thảo cầm ở nhân gian Và vì đẳng cấp của loài người cao như thế,nên Thượng Đế đã dùng chính hình mẫu của mình ban cho con người

Đến đây thì vấn đề nảy sinh Do mang hình mẫu của Thượng Đế nên conngười có được sự tự do ý chí Sự tự do ý chí đôi khi dẫn đến những lầm lạc, lầmlạc dẫn đến rời bỏ Chúa (Thượng Đế), và xa dần chánh đạo Khi Adam, conngười đầu tiên và cũng là nhà tiên tri (vị Sứ giả) đầu tiên, lìa trần, con cháu ông,không còn ai chỉ bảo, càng lún sâu vào con đường tối Do thế mà Thượng Đế lạiphải gửi xuống nhân gian những vị tiên tri mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loàingười về đúng nẻo ngay Trước Muhammad, đã có hằng trăm ngàn tiên tri (Sứgiả của Allah) giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Thiên sứ Noah,Abraham, Moses, David và Jesus Christ Tuy nhiên, một là do loài người u mêchưa tỉnh ngộ, hai là do khả năng của các vị cổ tiên tri (Sứ giả) còn hạn chế,không truyền đạt hết được lời Chúa (của Thương Đế), mà chính đạo vẫn bị bóp

Trang 5

méo như thường Rốt cuộc, đến thế kỷ thứ 7, Thượng Đế quyết định khải thị choMuhammad, và biến ông trở thành vị tiên tri (Sứ giả) hoàn hảo nhất trước nay,hơn hẳn những tiên tri (Sứ giả) tiền nhiệm Do đó mà đạo của Muhammad (đạoIslam) truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia.Muhammad trở thành vị tiên tri (Sứ giả) cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng tiêntri (Sứ giả) sau Muhammad đều là kẻ tà giáo.

Như đã thấy ở trên, Abraham, sáng tổ Do Thái Giáo, và Jesus Christ, sáng

tổ Cơ Đốc Giáo, đều có vị trí tiên tri (Sứ giả) trong Hồi giáo Như vậy, Thượng

Đế mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một Nói về Hồi giáo, chúng ta vẫnthường hay nhắc Thánh Allah, nhưng gọi như thế là sai, vì Allah trong tiếngArab mang nghĩa là Thượng Đế (Những tín đố Cơ Đốc người Arab khi cầunguyện cũng gọi Đức Chúa Cha là Allah) Thượng Đế dĩ nhiên phải cao hơnThánh, vả lại trong đạo Hồi chính thống hoàn toàn không có khái niệm Thánh.Người Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo cũng được tín đồ Hồi Giáo tương đốicoi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book) Kinh Thánh CơĐốc cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người ta coi nó không đầy đủ vàhoàn thiện như Koran

Tiểu sử của Muhammad

Vì Hồi giáo là một trong những tôn giáo trẻ nhất thế giới, những chi tiết vềcuộc đời của nhà sáng lập ra nó sẵn có hơn những nhà sáng lập tôn giáo khác.Không ai thật sự nghi ngờ gì tính lịch sử của một nhân vật sống vào thế kỷ VII

là Muhammad Ông sinh vào năm 570 thuộc dòng họ Hashim, bộ tộc Quraish,nhóm kiểm soát khu Ka’ba ở Mecca Cha ông, Abd-Allah, chết trước khiMuhammad được sinh ra, và mẹ ông mất trước khi ông được sáu tuổi Sau đóMuhammad được người chú là Abu-Talib, trưởng bộ tộc Quraish, nuôi nấng.Cuộc đời của một đứa trẻ mồ côi thời ấy thật là khó khăn Không có cơ hội nào

để được học hành đàng hoàng, và Hồi giáo coi việc không biết chữ củaMuhammad là vô cùng quan trọng Do đó mà việc mặc khải kinh Qur’an của

Trang 6

ông lại càng có tính chất phép lạ hơn Vào thế kỷ VI, thương nhân Mecca kiểmsoát những đoàn thương buôn di chuyển giữa biển Ấn Độ và Địa Trung Hải.Điều này cùng với khu Ka’ba, đem lại sự giàu sang thịnh vượng cho thành phốMecca và cho phép chàng trai trẻ Muhammad có cơ hội làm việc và đi lại cùngnhững đoàn thương buôn Có thể trong những chuyến đi này mà Muhammad đãtiếp xúc với những đại diện của những tôn giáo và những nền văn hóa TrungĐông Rảo khắp bán đảo Ả Rập và đến những thành phố thuộc Byzantine như làDamascus, chắc chắn ông đã gặp những người Kitô giáo, Do Thái giáo, và có lẽ

cả những người Bái Hỏa giáo Các tôn giáo này đều có một số điểm chung vàchắc hẳn đã có ảnh hưởng đến Muhammad Tất cả các tôn giáo đó đều tin vàoThượng đế; tất cả đều tin Kinh Thánh là lời của Thượng đế Thuyết tận thế của

họ đều dạy là, thế giới sẽ có ngày chấm dứt và người công chính sẽ được tưởngthưởng, trong khi kẻ ác sẽ bị hành hạ dưới địa ngục Muhammad dường như đã

bị tác động đặc biệt bởi thuyết tận thế, và ông trở nên quan tâm đến tương laicủa dân tộc mình, là dân tộc thờ rất nhiều thần và ngẫu tượng Trong những nămnày, một người làm việc cho một đoàn thương buôn đã tạo cơ hội choMuhammad gặp một người phụ nữ, sau này thành vợ ông: Khadija, người chủcủa một đoàn thương buôn Trong những năm sau khi kết hôn với Khadija,Muhammad bắt đầu đi lên những ngọn đồi xung quanh Mecca để chiêm nghiệm

về số phận của dân tộc mình Ông đặc biệt quan tâm đến việc thờ ngẫu tượngcủa dân tộc mình, và số phận mà họ phải đối mặt trong ngày phán xét khi tậnthế Trong thời gian nghiền ngẫm như vậy, ông được một thiên sứ hiện đến,người mà sau này gọi là Gabriel (xuống được đề cập đến trong Kinh Thánh của

Do Thái giáo và Kitô giáo) Truyền thống kể rằng, trong tháng chay Ramadan,trong hang trên núi Hira, Gabriel đã mang đến cho ông mệnh lệnh sau đây củaThượng đế:

Hãy tụng niệm: Nhân danh Thượng đế ngươi, đấng đã tạo ra, Tạo ra con người từ một hòn máu.

Hãy tụng niệm: Và Thượng đế của ngươi, là đấng nhân từ nhất.

Trang 7

Người dạy bằng Bút,

Dạy con người những điều chưa biết

Cách khoảng đều đặn, trong khoảng đời còn lại của ông Muhammad nhậnđược những mặc khải từ Thượng đế theo cách này Truyền thống Hồi giáo dạyrằng, cảm hứng mặc khải đến như là tiếng chuông đinh tai nhức óc làmMuhammad toát mồ hôi trán Có những lúc, những khải tượng đến với ông tronggiấc ngủ Muhammad nhớ những thánh điệp đó, và dạy lại cho các bạn bè; cuốicùng, họ viết những thông điệp ấy ra thành Kinh Thánh của Hồi giáo, là kinhQur’an (Koran)

Với tư cách là tiên tri của đấng Allah, Muhammad bắt đầu rao giảng sựhiểu biết mới của ông về tôn giáo cho những công dân thành Mecca Ông nhậnđược ít sự khuyến khích của đồng bào ông; thật ra có nhiều sự bất mãn và ngay

cả thù nghịch công khai Ông giảng rằng, chỉ có một Thượng đế, không đượcthờ phượng chung với ngẫu tượng Điều này đi ngược lại với nguồn sống củangười dân thành Mecca, dựa vào những người hành hương đến Mecca để sùngbái ngẫu tượng ở khu Ka’ba Người đầu tiên cải sang đạo của Muhammad làKhadija, vợ ông

Vào năm 615, khoảng 15 gia đình Hồi giáo chạy trốn khỏi Mecca đến lánhnạn tại vương quốc Kitô giáo Abyssinia (Ethiopia ngày nay) Nhà tiên tri vànhững người Hồi giáo còn lại ở Mecca tiếp tục rao giảng và đối mặt với sự báchhại Sự bách hại này diễn ra dưới hình thức người dân thành Mecca tẩy chaychống lại Muhammad và toàn dòng tộc của ông, nhưng vô hiệu

Vào năm 619, Muhammad đau buồn vì cái chết của hai ân nhân vĩ đại nhất

là người chú abu-Talib và người vợ thân yêu Khadija

Một trong những biến cố có ý nghĩa nhất đối với lịch sử của Hồi giáo xảy

ra vào năm 620, khi một nhóm sáu người du hành từ thành phố Yathrib (sau nàycải tên lại là Medina để tôn vinh Nhà tiên tri), nằm cách Mecca 250 dặm về phíabắc, đến Mecca để họp với Muhammad Họ bị ấn tượng về sự chân chính, ý thức

Trang 8

công lý, và cá tính mạnh mẽ của ông, Yathrib là một thành phố bị tàn phá dochiến tranh bộ tộc và tranh giành nội bộ Nó cần có sự phân xử công tâm để giảiquyết tranh chấp và phái đoàn tin rằng, Muhammad có thể là người phân xử đó.Năm sau, mười hai phái đoàn đến từ Yathrib để gặp Nhà tiên tri Mười trongmười hai đoàn đó là từ các bộ tộc Do Thái, một vài bộ tộc trong số đó tin rằngMuhammad có thể là đấng cứu tinh Ông được mời làm nhà cai trị thành phố.Chỉ tới năm 622, Muhammad phải rời Mecca vì một nhóm ám sát thề sẽgiết ông, ông phải thận trọng lánh họ.

Vào người 24 tháng năm 622, Muhammad đến làm người phân xử củathành phố Yathrib Cuộc hành trình từ Mecca đến Yathrib được gọi là Hijrah (dicư), và đó chính là thời điểm mà từ đó người Hồi giáo ghi lịch của họ Ngàytháng đó được ghi như là A H (anno hegirae)

Năm 632, Muhammad dẫn đầu những người Hồi giáo trong một cuộc hànhhương khác đến Mecca Vào lúc này, ông đã 62 tuổi và sức khỏe đã kém, khôngbao giờ được hoàn toàn hồi phục do ảnh hưởng của chất độc mà ông đã ăn mấynăm về trước Khi trở về Medina, ông gởi thông điệp vĩnh biệt cho những ngườiHồi giáo và chết trong vòng tay của bà vợ Aishah Vì ông không sắp đặt ai làngười kế vị mình, cho nên trong một thời gian, có sự không rõ ràng về quyềnlãnh đạo trong những người Hồi giáo Cuối cùng, người ta đồng ý rằng, abu-Bakr là caliph, tức là người kế vị Tại tang lễ của Muhammad, những lời sauđây, được cho là của abu-Bakr, tóm lược sự hiểu biết của người Hồi giáo về Nhàtiên tri: “Hỡi chúng dân, nếu ai thờ phượng Muhammad, thì Muhammad chết,nhưng nếu ai thờ phượng Thượng đế, thì Muhammad sống chứ không chết.”

Trang 9

Hình 1.2 Bức tranh minh họa Inferno (thế kỷ 19) của William Blake cho thấy Muhammad đang phanh ngực đã bị một con quỷ rạch đôi để tượng trưng

cho vai trò của ông là một " tiên tri giả ".

2.1.2 Nội dung cơ bản

Hồi giáo do ba bộ phận cấu thành, tức là tín ngưỡng tôn giáo (Imani), cụ thể chỉ tin Allah, tin sứ giả, tin thiên sứ, tin thiên kinh, tin hậu thế; nghĩa vụ tôn giáo (Ipatato), chỉ năm vấn đề của bài học tôn giáo mà Muslim cần phải thực hành; thiện hành (Ybad) chỉ những quy phạm đạo đức mà Muslim buộn phải tôn

trọng Tín ngưỡng thuộc về phương diện lý luận thế giới quan và tư tưởng, nghĩa

vụ tôn giáo và hành thiện thì thuộc về phương diện thực tiễn và hành vi Haiphương diện kết gợp lại cấu thành giáo lý cơ bản của đạo Hồi Là một Muslimphải hiểu biết và thừa nhận tín điều cơ bản của đạo Hồi, về hành vi phải tuân thủnăm chế độ tôn giáo, hơn thế còn phải hành thiện trừ ác

Kinh Qur’an

Kinh Thánh của Hồi giáo được gọi là Qur’an Từ Qur’an nghĩa đen là

“đọc” hay là “tụng”, do đó tên sách nói lên đức tin cơ bản của người Hồi giáo vềquyển sách này, đó là sự tụng niệm một Kinh Thánh vĩnh hằng, được viết trêntrời và được mặc khải, từng chương một cho Muhammad Tên sách cũng phản

Trang 10

ánh những lời của surah hay chương thứ nhất, được mặc khải, “Hãy tụng niệm:

Nhân danh Thượng đế của người, đấng đã sáng tạo ra…”

Có lẽ không có Kinh Thánh nào có ảnh hưởng đến người dân của mình như

kinh Qur’an Chắc chắn không có Kinh Thánh nào được đọc nhiều và tưởng nhớ đến như thế Cho dù người Kitô giáo, người Do Thái giáo coi trọng Kinh Thánh

của họ, dù được khải thị, tác quyền của con người vẫn được xác nhận Đối vớiHồi giáo thì khác Kinh Qur’an là lời của Chúa Trời: Nó vĩnh hằng, tuyệt đối, và

không thể đảo ngược Kinh Qur’an được người ta tin là lời sau cùng của Chúa

Trời cho loài người Người Hồi giáo kính trọng Kinh Thái của người Do Thái

giáo và Kitô giáo như kinh Qur’an được hiểu là thông điệp hoàn chỉnh của

Thượng đế Kinh ấy được mặc khải chính xác cho Muhammad, người chỉ làmngười ghi tốc ký hay cái loa phóng thanh cho đấng Allah, và có vẻ hầu như được

phát đi không hề thay đổi từ thời Nhà tiên tri Tụng niệm Kinh Qur’an là một

việc làm có tính nghi lễ quan trọng và là nguồn ân sủng của đấng Allah bởi vì nótái lập thánh ngôn của Người Những điều đầu tiên mà người Hồi giáo được

nghe khi họ sinh ra là những đoạn văn tuyển trích từ kinh Qur’an Kinh Qur’an

là nguồn giáo dục và là sách giáo khoa để học tiếng Ả Rập Những bài thờ từ

kinh Qur’an được ghi lên tường trong nhà người Hồi giáo để trang trí; lời kinh

thường là những lời cuối cùng mà người hấp hối được nghe trước khi chết Đối

với người Hồi giáo, nhớ được toàn bộ kinh Qur’an được coi là hành động ngoan

đạo tối thượng Bất cứ ai làm được điều này thì được phong chức danh dự là

hafiz.

Các mặc khải làm nên kinh Qur’an được sắp xếp thành 114 chương gọi là surah Các surah chứa 6.000 câu thơ gọi là aya Toàn bộ kinh hơi ngắn hơn Tân

Ước của Kitô giáo Ngoại trừ bài tựa ngắn gọn, toàn bộ kinh ấy được sắp xếp

theo độ dài của các surah, theo thứ tự từ trên xuống Do đó, những người không

phải Hồi giáo đôi khi khó hiểu vì không có sự sắp xếp tài liệu theo chủ đề haybiên niên Các mặc khải rất giống như những tư liệu mà người ta tìm thấy trong

những sách tiên tri của Kinh Thánh Hebrew, tuyển tập tư liệu của các tiên tri, mà

Trang 11

không chú ý đến việc sắp đặt Surah dài nhất có 287 câu thơ, surah ngắn nhất chỉ

có ba

Bản chất của Thượng đế

Vì kinh Qur’an là lời của Thượng đế, các thông điệp của Kinh ấy là đáng

tin cậy đối với người Hồi giáo về Thượng đế, cách mà Thượng đế muốn conngười sống, và số phận vĩnh cửu của nhân loại Đấng Allah được mặc khải làThượng đế tối cao của toàn vũ trụ Hồi giáo đòi hỏi tính chất độc thần nghiêmngặt, và yêu cầu tín đồ của mình phải nói mỗi ngày, “Chỉ có đấng Allah làThượng đế duy nhất; Muhammad là “sứ giả của đấng Allah” Trái với nhữngngười đa thần ở Mecca và những người Kitô giáo Byzantine tranh cãi nhau vềvai trò của đức Giê su trong bản chất (ba ngôi) của Thượng đế, người Hồi giáocông nhận chỉ có một Thượng đế, hoàn chỉnh, vĩnh hằng và bất khả phân Trongtất cả các tôn giáo trên thế giới, chỉ có Do Thái giáo là nhấn mạnh đến tính chấtđộc thần tuyệt đối như vậy

Tiền định

Kinh Qur’an khải thị rằng, con người là tạo vật của đấng Allah và phảivâng lời Người Những ai công chính sẽ được ân sủng và phải tuân phục ý chícủa Người Vì việc nhấn mạnh này vào quyền năng và quyền tối thượng củaThượng đế mà thuyết định mệnh và Tiền định được dùng để miêu tả Hồi giáo

Tận thế

Việc đấng Allah phán xét loài người vào ngày tận thế là một trong những

tín điều của Hồi giáo Kinh Qur’an nói rằng, khi người ta chết, thân thể trở về

với đất và linh hồn ở trong trạng thái ngủ cho đến ngày sống lại Vào ngày này,thiên thần của đấng Allah sẽ thổi kèn, đất nứt ra, và xác sẽ kết nối lại với hồn.Những người sống dậy sẽ được đấng Allah phán xét Những người trung thành,đức hạnh được tưởng thưởng, những ai độc ác sẽ bị trừng phạt Tất cả mọi ngườiđều bị phán xét căn cứ vào những ghi chép về việc làm của họ trong một quyểnsách dùng vào việc này

Trang 12

Và Quyển sách sẽ được để riêng; và ngươi sẽ thấy những kẻ tội lỗi sợ hãi với những gì trong đó, và nói,

Ôi! Làm thế nào mà Quyển sách này có hết, không sót một điều, nhỏ hay lớn, mà còn đánh số?

Và họ sẽ thấy mọi điều họ làm, và Thượng đế của ngươi sẽ không lầm một ai

Các tín điều Hồi giáo liên quan đến thiên đàng và địa ngục tương tự nhưcác hệ thống tận thế luận của Bái Hỏa giáo, Do Thái giáo, Kitô giáo Chỉ cónhững điểm khác biệt là những tính chất đặc biệt cuốn hút hay là gớm ghiếc đốivới cư dân trong sa mạc Thiên đàng là một khu vườn đẹp có nước chảy và bóngmát Người công chính được đãi rượu nho – thường là cấm đối với các tín đồHồi giáo – thường không gây nhiễu các giác quan và không làm cho người uốngváng vất Địa ngục là nơi khủng khiếp đầy gió nóng hầm hập, khói đen và nướcmặn

Lịch hồi giáo và những ngày lễ

Hồi giáo có lịch riêng của mình, gồm 12 tháng âm lịch với mỗi tháng 29ngày hay tổng cộng 354 ngày mỗi năm Để bù vào sự khác biệt giữa năm âmlịch và dương lịch, một ngày được cộng vào tháng cuối năm, mười một lần mỗi

30 năm Tuy nhiên, dù đã cộng thêm ngày như thế, 103 năm Hồi giáo vẫn tươngđương với 100 năm dương lịch Người Hồi giáo ghi lịch của mình từ Hijrah, do

đó ngày mất của Nhà tiên tri được biết không phải vào năm 632 C.N Nhưng làvào năm 10 A.H

Trong số năm trụ cột của Hồi giáo, người Hồi giáo được lệnh cầu nguyệnnăm lần mỗi ngày, ăn chay trong tháng thánh Ramadan, và phấn đấu hànhhương đến Mecca một lần trong đời Do đó, những thời gian thánh này đượcthiết lập cho người Hồi giáo như là cơ bản cho tôn giáo của họ Ngoài nhữngthời gian thánh này, người Hồi giáo được yêu cầu tham dự các bữa tiệc hàngnăm

Trang 13

Lễ Thôi Ăn Chay (‘Id al-Fitr)

Lễ này được giữ vào ngày đầu tiên của tháng Shawwal, tháng sauRamadan, mừng việc trở lại đời sống bình thường sau một thời gian ăn chay kéo

dài Đó là thời gian tiệc tùng và có thể kéo dài trong ba ngày Trong nhiều xã hội

Hồi giáo, đây là dịp tặng quà lẫn nhau, thăm viếng bạn bè và người thân, và tỏlòng ngưỡng mộ vong nhân Ngày nay, người Hồi giáo cững thường gởi thiệp

“Id al-Fitr cũng giống như người Thượng đế giáo gởi thiệp Giáng sinh

Hy Lễ (‘Id al-Adha)

Lễ này vào ngày 10 tháng dhul-Hijah, tháng hành hương Lễ ấy là một

trong những yêu cầu của hajj, nhưng cũng được giữ trong toàn thế giới Hồi giáo.

Đây là ngày tưởng nhớ khi Abraham được lệnh Thượng đế hiến tế con trai mình

là Ishmael.276 Khi Thượng đế biết được lòng trung thành của Abraham,Thượng đế cho một con cừu để tế thay Vào ngày này, trong năm Hồi giáo,người đứng đầu của mỗi hộ gia đình phải giết một con thú và đãi tiệc Một sốthức ăn được phân phát cho những người thiếu thốn, trong cộng đồng

Năm mới

Tháng Muharram là bắt đầu năm Hồi giáo Lễ ấy cũng được ăn mừng vì tin

là tháng của Hijrah Trong những cộng đồng người Sunni, ngày 10 thángMuharram là ngày ăn chay, gọi là Ashura (mười) Trong những người Shi-a,ngày 10 tháng Muharram tưởng nhớ trận đánh Karbala

Sinh nhật của Nhà tiên tri Muhammad (Mawlid an-Nabi)

Là ngày lễ truyền thống mừng sinh nhật của Muhammad, được quy địnhvào ngày 12 tháng thứ ba Phổ biến nhất trong ngày lễ này là đọc tiểu sử củaNhà tiên tri và cầu nguyện cho ông Ở nhiều nơi, cũng có những đám rước, tiệctùng, và cầu nguyện cộng đồng đặc biệt Người Wahhabi, cực kỳ bảo thủ ởẢRập, không mừng ngày này, vì họ cho ngày sinh nhật ấy là một sáng chế hiệnđại Những vị thánh Hồi giáo, đặc biệt là những nhà sáng lập phái Sufi, đượcnhiều cộng đồng Hồi giáo tưởng nhớ vào ngày sinh của họ

Trang 14

2.2 Các giá trị của Hồi giáo

Hồi giáo được chia làm ba dòng chính: dòng Sunni là dòng chính thốngchiếm đến trên 80% dân số đạo hồi, dòng Shia chiếm khoảng 18% và dòngSufím (Hồi giáo khổ hạnh) chỉ chiếm 1-2% Về giáo lý của đạo Hồi, cơ bảncũng như mười điều răn của Cơ Đốc giáo có những điều luật rất tiến bộ và hợpđạo lý ví dụ: hiếu kính với cha mẹ, tôn trọng quyền của người khác, giữ mìnhkhiêm tốn và trong sạch, không ngoại tình với vợ chồng người khác, thương xót

và giúp đỡ người nghèo khổ, trẻ mồ côi, không rượu chè, không trộm cắp,không nói dối,…

Đặc biệt đạo Hồi, mặc dù chỉ tin vào Allah là đức chúa trời duy nhất,nghiêm cấm việc phân biệt chủng tộc và tôn giáo Người Hồi giáo không đượcphán xét hay phê bình người thuộc tôn giáo khác vì phán xét là quyền của chúatrời chứ không phải của con người Rõ ràng nếu xét những tiêu chí trên, Hồigiáo là một tôn giáo có nhiều tư tưởng tiến bộ Một số quốc giá Hồi giáo theokhuynh hướng dân chủ như Pakistan, Bangla Desh hay quốc gia siêu giàu Ả rậpkhông hạn chế một cách khắc nghiệt những ảnh hưởng của văn hoá phương tây.Thậm chí Pakistan đã từng có nữ thủ tướng là bà Benazhir Bhutto trong nhữngnăm 90 Đa phần người Hồi giáo ghét chiến tranh và những tội ác do con ngườigây ra

2.2.1 Triết lý

Đặc điểm giáo lý của Hồi giáo là rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rấtphức tạp và nghiêm khắc thậm chí đến mức khắt khe và nhiều khi nó vượt rakhỏi phạm vi tôn giáo và trở thành một chuẩn mực pháp lý của xã hội TrongHồi giáo khó thấy ranh giới giữa cái thiêng và cái tục

Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Qur’an (Qur’an theo nguyên nghĩa

tiếng Ảrập là “tụng đọc”) vì đó là những lời nói của Muhammad được ghi lại vànhững lời này do thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho

Muhammad Kinh Qur’an tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6200 tiết (là

Trang 15

những đoạn thơ) Nội dung Kinh Qur’an vô cùng phong phú đại thể bao gồm

những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi và những ghi chép vềtình hình xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với những chính sách về chủtrương xã hội, quy phạm luân lý đạo đức… Giáo lý Hồi giáo gồm các điểm cơbản sau:

- Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah)

- Vinh danh và kính trọng cha mẹ

- Tôn trọng quyền của người khác

- Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo

- Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*)

- Cấm ngoại tình

- Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi

- Hãy cư xử công bằng với mọi người

- Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần

- Hãy khiêm tốn

Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:

1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết ngườiđạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gươngthiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành

Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:

- Về quan hệ gia đình, đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê nhưng chỉ cho lấynhiều nhất 4 vợ

- Đàn ông Hồi giáo cũng có thể lấy người theo đạo Kito hoặc Do Tháinhưng không được lấy người theo đa thần giáo Tuy cho lấy nhiều vợnhưng đạo Hồi cấm không cho phép lấy nàng hầu trừ Mohamet thì ngoại

lệ ( ông có 10 vợ và 2 nàng hầu )

Trang 16

- Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng vớiđiều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn Trước khi đi, họ phải locho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họvắng mặt hành hương.

- Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theonghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật ô uế

- Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men

- Nghiêm cấm cờ bạc

- Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi

- Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo,chuột, v.v.)

- Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theonghi thức của đạo Hồi

- Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọithứ để duy trì sự sống

- Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biếtthương xót người nghèo

- Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng Trong tháng này, khi còn ánh sángMặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn Cũng trongtháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gầnnhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau Trẻ em vàphụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan

- Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo khôngđược phép chỉ trích cũng như phán xét người khác Đó là việc của AllahĐấng Toàn Năng

Năm Trụ cột

Những điều mà người ta cần phải làm để là người Hồi giáo tốt thường gọi

là “năm trụ cột của Hồi giáo” Năm trụ cột hay nghĩa vụ này là lặp lại giáo điều,

Trang 17

kinh cầu nguyện hàng ngày, bố thí, và tháng chay Ramadan, và hành hương vềMecca.

Lặp lại giáo điều (shahadah) Hành động tôn giáo phổ biến nhất của tín đồ Hồi giáo là lặp lại giáo điều của Hồi giáo: La ilaha illa Allah; Muhammad rasul Allah (Không có Thượng đế nào ngoài đấng Allah; Muhammad là sứ giả của

Người.) Câu này được gọi là Shahadah (bày tỏ đức tin) Đây là những lời đầutiên mà một đứa trẻ Hồi giáo nghe được, và có lẽ cũng là những lời cuối cùng

mà người Hồi giáo đang hấp hối nói ra Người tín đồ thuần thành nói câu nàyhàng ngày càng nhiều càng tốt, và chỉ nói câu này thôi cũng đủ cho người nói làmột tín đồ Hồi giáo

Cầu nguyện hàng ngày (salaht) Ngoài việc lặp lại tín điều, tín đồ Hồi giáo

còn được mong đợi cầu nguyện năm lần một ngày Năm lần cầu nguyện đượcchấp nhận là lúc bình minh, giữa trưa, xế, mặt trời lặn và đêm xuống Trong

nhiều cộng đồng Hồi giáo những người đàn ông giọng khỏe gọi là muezzins leo

lên các đỉnh tháp trang nhã được gọi là minarets năm lần một ngày và la lên, đếngiờ cầu nguyện Ở những cộng đồng khác lời gọi cầu nguyện được phát lên ở lốivào đền Bất cứ là người Hồi giáo đang ở bất kỳ đâu, họ phải tạm dừng để cầunguyện, theo quy định Tuy nhiên, trước khi cầu nguyện họ rửa ráy và gột sạchnhững thứ bất tịnh Các đền thờ phượng được xây dựng với các phương tiện đểrửa tay, chân và mặt, trước khi cầu nguyện Nếu không có sẵn nước, tín đồ Hồigiáo làm sạch mình bằng cát Làm sạch mình xong, người cầu nguyện quỳxuống hướng mặt về Mecca và dâng lời cầu nguyện Đàn ông và đàn bà có thểkhông cầu nguyện cùng nhau, vì có khả năng có những va chạm thân thể khôngthích hợp Ở một số quốc gia Trung Đông, cầu nguyện trong đền thờ chỉ dànhcho đàn ông Trong nhiều nước châu Á, đền thờ được chia ra khu dành cho đànông và khu dành cho đàn bà

Trang 18

Hình 1.3 Tín đồ Islam lễ bái

Bố thí (zakaht) Người Hồi giáo được yêu cầu san sẻ của cải của mình cho

người nghèo, góa phụ, trẻ mồ côi Của bố thí có thể được sử dụng để tài trợ chonhững định chế tôn giáo, học giả, sinh viên Làm từ thiện là một nghĩa vụ theoluật Hồi giáo và được tính như là thuế lên đến con số từ 2,5 đến 10% của tài sảncủa một người Vì chú trọng đến bố thí, Hồi giáo không bao giờ coi thườngngười ăn xin như là đáng khinh Nhận và cho của bố thí được coi là nguồn ânphước của Thượng đế

Ăn chay (sawm) Nhiều tôn giáo yêu cầu ăn chay dưới hình thức này hay

hình thức khác trong năm, nhưng thường trong thời gian ngắn Ví dụ người DoThái giáo ăn chay vào ngày Ăn năn (yom kippur) Những tôn giáo khác giới hạnmột số thức ăn vào những thời gian cụ thể nào đó Ví dụ Kitô giáo La Mã yêucầu giữ một số ngày chay và tránh ăn thịt trong mùa Vọng Tuy nhiên Hồi giáoyêu cầu ăn chay nghiêm ngặt và dài nhất so với các tôn giáo Trong năm, trongtháng Ramadan, người Hồi giáo được yêu cầu không ăn, uống, hút thuốc và giaohợp trong những giờ ban ngày Việc ăn chay được tuân giữ để tưởng nhớ tháng

mà Nhà tiên tri, lần đầu tiên, nhận được mặc khải Bởi vì lịch Hồi giáo là âmlịch nên tháng Ramadan thay đổi theo năm Có những năm, tháng Ramadan rơi

Trang 19

đúng vào mùa hè, khi mà nhịn uống ban ngày rất khó khăn Theo truyền thốngHồi giáo, tất cả thức ăn, thức uống đều phải ngừng lại khi có đủ ánh sáng vàobuổi sáng để phân biệt chỉ trắng và chỉ đen Việc ăn uống có thể tái tục khi mànđêm buông xuống, lúc mà các sợi chỉ không thể phân biệt Những người Hồigiáo duy nhất được miễn trừ ăn chay là người bệnh, người đi du lịch, người mẹđang nuôi con, và trẻ nhỏ Khi tháng Ramadan kết thúc, người Hồi giáo ănmừng bằng một bữa tiệc kéo dài ba ngày Người ta tin rằng đấng Allah sẽ xá tộicho những ai hoàn thành tháng chay.

Hành hương (hajj) Hành hương về Mecca là một phần của tôn giáo Ả Rập

trước khi có Hồi giáo Nó có vai trò quan trọng trong lịch sử sơ khai của Hồigiáo, và được đề cập trong kinh Qur’an như là một bổn phận mang tính nghi lễ.Nhà tiên tri Muhammad thanh lọc khu Ka’ba khỏi tất cả các hình, tượng và theotruyền thống Hồi giáo, tái lập khu ấy thành Điện thờ Thượng đế duy nhất NgườiHồi giáo nào có đủ chi phí cho chuyến đi, thì nên hành hương về Mecca một lầntrong đời Cuộc hành hương diễn ra trong tháng đặc biệt trong lịch Hồi giáo, gọi

là tháng Dhu al-Hijah Trong tháng này, tất cả những người hành hương trênkhắp thế giới đổ xô về Mecca Người nghèo đôi khi dành tiền dành dụm cả đờiđài thọ cho chuyến đi này Trước khi có máy bay du lịch, người cao tuổi vàngười bệnh bắt đầu chuyến đi này mà ít có hy vọng trở lại nhà, nhưng khôngmột tín đồ Hồi giáo nào có thể trông mong một cái chết thánh thiện hơn là chếttrên đường hành hương đến Mecca Bên ngoài Mecca, những người hành hươngphải bỏ lại tất cả các phương tiện giao thông mà họ đã sử dụng để đi bộ hết đoạnđường còn lại Họ phải mặc đồ đơn giản của người hành hương không có trùmđầu, và chỉ mang dép đơn sơ, do đó người giàu, người nghèo không thể phânbiệt qua trang phục Trong hầu hết các cuộc hành hương, người hành hương phải

ăn chay vào ban ngày, không được giao hợp, không cắt móng tay, móng chân.Trong những ngày hành hương, du khách thăm Mecca thăm giếngZamzam, được tin là do Hagar và Ishmael thiết lập Họ đi bảy vòng xung quanhkhu Ka’ba và hôn tảng đá đen linh thiêng Họ hiến tế một con cừu hay con dê

Trang 20

vào ngày thứ mười của cuộc hành hương để tưởng nhớ ý muốn của Abrahamhiến tế con trai mình theo lệnh Sau khi làm xong những bổn phận này, họ có thểviếng Medina để tỏ lòng tôn kính mộ phần của Nhà tiên tri Muhammad và viếngđền thờ của ông Khi hành hương trở về, họ có thể kèm theo tước hiệu haji cùngvới tên mình để cả thế giới đều biết là họ đã hoàn thành nghĩa vụ tôn giáo này.

Hình 1.4 Hành hương tại Mecca, Ả Rập Saudi

2.2.2 Kiến trúc nghệ thuật

Hồi giáo là cái nôi của một trong những nền kiến trúc nổi tiếng bậc nhất thếgiới Kiến trúc Hồi giáo nổi bật với màu sắc rực rỡ, họa tiết phong phú, và kếtcấu đối xứng Lối tiếp cận khác biệt này xuất hiện phổ biến trong vô vàn tácphẩm kiến trúc của người Hồi giáo kể từ thế kỷ thứ 7

Mặc dù kiến trúc Hồi giáo là sự kết hợp của các phong cách đa dạng trênthế giới, có một số đặc điểm là nổi bật hơn cả, xuất hiện xuyên suốt các tácphẩm Hiểu rõ những đặc điểm này, ta sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về giá trịcủa kiến trúc Hồi giáo, trên phương diện mỹ học và lịch sử

Do không thờ ngẫu tượng, nên kiến trúc Islam giáo có nhiều nét khác biệt

so với một số tôn giáo khác như Phật giáo, Công giáo, Kiến trúc Islam giáo

Trang 21

gồm: thánh đường, nhà cầu nguyện, trường học tôn giáo, đạo tràng Sufi, trong

đó thánh đường là cơ bản nhất Ngoài thánh đường được gọi là Masjid, còn cóthánh đường được gọi là Jamir (nơi tu tập của dân chúng)

Buổi đầu, kiến trúc thánh đường đơn sơ, vật liệu là cây chà là; có nhà cầunguyện, sân và tường vây quanh, không có hốc nhỏ chỉ hướng Mecca và bụcgiảng, cũng không có tháp Minaret, tiêu biểu là các thánh đường Tiên tri, Basra,Kufa, ở Medina

Dần dần, quy mô kiến trúc thánh đường được hoàn chỉnh Thánh đường lớn

có lễ đường cầu nguyện, sảnh chính, sảnh bên, hốc nhỏ chỉ hướng Mecca, bụcgiảng, tháp Minaret, thậm chí cả nhà tắm hoặc thư viện Dưới thời CaliphOmail, các tướng lĩnh ở Basra, Kufa và Ai Cập được yêu cầu dùng Masjid làmnơi cầu nguyện hằng ngày, Jamir dùng làm nơi cử hành lễ tập thể vào ngày thứsáu Thời Umayyad, Jamir được dùng để chỉ thánh đường do Caliph hoặc ngườiđại diện Caliph làm Imam cử hành lễ cầu nguyện, đồng thời còn dùng làmtrường học tôn giáo, nơi phân xử tranh chấp tôn giáo và dân sự Vì vậy, Jamirđược gọi là thánh đường quan phương

Cùng với sự lớn mạnh của đế quốc Islam giáo, việc xây dựng thánh đườngngày càng trở nên hiện đại và quy mô to lớn Vật liệu kiến trúc được dùng bằng

bê tông hay những tấm đá lớn với kỹ thuật thi công đặc biệt Bên trong thánhđường trang trí đèn chùm, đèn tường, bục giảng được trang trí bằng những câukinh lấy trong Kinh Qur’an đúc bằng vàng luôn phát ra ánh sáng lấp lánh Nhiềuthánh đường có quy mô không hề thua kém nhà thờ Kitô giáo và Do Thái giáo,chẳng hạn như Thánh đường Umaya ở Damascus

Cơ sở thờ tự của phái Sufi được gọi là đạo tràng Sufi (Khanqa) Khanqa làtiếng Ba Tư có nghĩa là nhà Nguyên ủy, các trưởng lão phái Sufi dùng nhà củamình làm nơi cầu nguyện và tu hành Đạo tràng Sufi thời Osman được gọi làTaji’a, bố cục và kết cấu giống như một gia đình, gồm một phòng lớn, cácphòng ngủ, gian thờ cúng, nhà tắm, nhà bếp, v.v… Sống trong những ngôi nhà

Trang 22

này không chỉ có người tu hành theo phái Sufi, mà còn cả người không có công

ăn việc làm từ nơi khác tới

Theo Vương Tuấn Vinh: “Đặc điểm chủ yếu của nghệ thuật kiến trúc Islam

là được cấu tạo từ các dạng hình học, hình hoa văn và hình chữ viết Kết cấukiến trúc mỗi nơi có một phong cách khác nhau Hình thức của Thổ Nhĩ Kỳ là

có nhiều tháp nhọn, nhiều nóc tròn đứng san sát nhau, các tháp tuyên lễ ở ChâuPhi thì có hình vuông, ở Syria có hình đa giác, kiến trúc ở Iran gắn với hình thứccủa khu vực Trung Á, trong khi đó ở Ấn Độ có phong cách của thời đại vuaMuwol Nhà thờ Islam giáo ở Indonesia không có tháp nhọn, không có sân rộng,

có bể nước, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo”

Kiến trúc của Islam giáo còn có trường học tôn giáo và lăng mộ Trườnghọc tôn giáo (Madrasa) xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XI ở phần phía đông củathế giới Islam giáo Sang thế kỷ XII, phần phía tây cũng xây dựng Madrasa.Loại hình kiến trúc này thường có một sảnh lớn ở chính giữa, một số phòng bênlàm lớp học, chủ yếu dùng để nghiên cứu và giảng dạy các phương diện tôngiáo, xã hội, tư pháp trên cơ sở Kinh Qur’an và thánh huấn Loại trường học nàyrất phổ biến ở Bagdah, Basra, Isfahan, Mosul, Syri và Ai Cập Các trường họctôn giáo ở phần phía đông do phái Shiite xây dựng, dùng vào việc giảng dạygiáo thuyết của phái này Các trường tôn giáo ở phía tây do phái Sunni xây dựngvào thế kỷ XII, dùng làm nơi tuyên truyền học thuyết bốn giáo luật lớn của pháiChính thống Ví dụ, ở Alexandra, Ai Cập, có trường học của phái Shiite xâydựng, còn ở Cairô có trường học do phái Sunni xây dựng Hình thức trường họctôn giáo phổ biến ở Ai Cập thời vua Ayyub, riêng Cairô có tới 24 trường Bêncạnh đó, trong trường học tôn giáo còn có nơi cầu nguyện, nơi ăn ở

Kiến trúc lăng mộ có đặc trưng là nóc tròn, về sau nóc tròn được áp dụngvào xây thánh đường Các thánh đường thời Đế quốc Osman nhìn chung đều cónóc tròn rất lớn, ngoài nóc tròn lớn trên gian sảnh chính giữa quay về một hướng

ra, còn có những nóc tròn nhỏ khác ở các phía còn lại Điển hình cho loại kiến

Trang 23

trúc này là Nhà thờ Muhammad Ali ở Ai Cập và Nhà thờ Sultan Ahmad ởIstanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Tháp giáo đường

Tháp giáo đường là những ngọn tháp cao với mái vòm hình nón hoặc củhành, với những ô cửa sổ nhỏ và một chiếc cầu thang kín bên trong tháp Thápgiáo đường có mặt tại hầu hết các giáo đường Hồi giáo, được coi là một trongnhững đặc trưng lâu đời nhất của kiến trúc Hồi giáo Các giáo sĩ Hồi giáothường sử dụng ngọn tháp này để nhắc nhở các tín đồ về thời gian cầu nguyện:bình minh, buổi trưa, giữa chiều, xế chiều, và buổi tối Đây cũng chính là côngdụng chính của nó

Hình 1.5 Khung cảnh giáo đường lúc xế chiều

Từ thế kỷ 11, một số giáo đường Hồi giáo đã được thiết kế với nhiều ngọntháp, theo yêu cầu ban đầu của một vị vua

Trang 24

Hình 1.6 Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ Kiến trúc mái vòm

Tương tự một số trào lưu kiến trúc khác xuất hiện ở thời kỳ cổ đại nhưPhục hưng Ý, kiến trúc Hồi giáo cũng xuất hiện thiết kế hình mái vòm

Mái vòm đá, ngôi đền Hồi giáo được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, nằm trênnúi Đền ở thành phố cổ Jerusalem là công trình kiến trúc Hồi giáo đầu tiên ápdụng thiết kế mái vòm Mái vòm đá mang hơi hướng kiến trúc Hy Lạp với kếtcấu bát giác và mái vòm gỗ, được mạ vàng vào thế kỷ 16 Khác với thiết kế máivòm khác, Mái vòm đá nằm trên một mặt phẳng được chống đỡ bởi 16 cột trụngang dọc

Trang 25

Hình 1.7 Mái vòm đá, núi Đền, Jerusalem, Israel

Công trình mái vòm cho phép đặt một vòm tròn trên một căn phòng hìnhvuông hoặc một mái vòm hình elip trên một căn phòng hình chữ nhật Trongkiến trúc Hồi giáo, công trình mái vòm thường được trang trí với gạch vuônghoặc muqarnas – một loại hình điêu khắc

Hình 1.8 Họa tiết mái vòm nhà thờ Sultan Ahmed

Trang 26

Thiết kế Mái vòm Muquarnas

Với thiết kế chạm trổ và họa tiết hoa văn, Muqarnas thường được liêntưởng tới chuông đá hoặc tổ ong Mái vòm Muquarnas thường mang đơn sắc,được chạm trổ tinh xảo tạo hiệu ứng trái ngược với lớp ngói bao quanh

Hình 1.9 Ảnh: Mostafameraji qua Wikimedia Commons CC BY-SA 4.0 Thiết kế hình cung

Một đặc trưng khác của kiến trúc Hồi giáo chính là kết cấu hình cung Kếtcấu này xuất hiện ở cả lối vào và phía bên trong, được chia làm bốn loại cơ bản:hình cung nhọn, đường xoi, móng ngựa, và hình lá

Thiết kế cung nhọn thường được vát tròn ở hai bên và vót nhọn ở trên đỉnh.Sau này, thiết kế cung nhọn đã trở thành một đặc điểm quan trọng trong kiếntrúc Gô-tích

Trang 27

Hình 1.10 Ảnh: LeCaire qua Wikimedia Commons

Cung đường xoi có hình dạng tương tự cung nhọn Tuy nhiên, hai cạnh của

nó được uốn cong theo hình chữ S khi lên tới đỉnh, tạo cảm giác mềm mại hơn

so với hình cung nhọn

Hình 1.11 “Porta San’ Alippio,” nửa đầu thế kỷ 13, Venice, Italy

Trang 28

Cung móng ngựa (hay còn gọi là hình lỗ khóa) thường được liên hệ vớikiến trúc Ma-rốc Cung móng ngựa có hình dạng tròn hoặc nhọn, nổi bật với kếtcấu mở rộng và thu nhỏ.

Hình 1.12 Ảnh: Citizen59 qua Wikimedia Commons

Tương tự cung móng ngựa, cung hình lá mang đặc điểm kiến trúc Ma-rốc,được tạo thành bởi nhiều hình lá, tạo thành hình dạng vỏ sò

Hình 1.13 Ảnh: Escarlati qua Wikimedia Commons

Ngày đăng: 25/04/2020, 21:28

w