1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KỸ THUẬT AN TOÀN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

49 36 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 445 KB

Nội dung

- Thừa nhận rằng không nước nào bị ngăn cản áp dụng các biện pháp cần thiết đểđảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hoặcsức khoẻ của con người, động vật

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU KHKT BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Trang 2

KỸ THUẬT AN TOÀN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

TS Triệu Quốc Lộc Hội KHKT ATVSLĐ Việt Nam

I TIẾP CẬN VỀ AN TOÀN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1 Phương thức quản lý an toàn và những điều chỉnh cơ bản

Trên thế giới những tiến bộ về công nghệ, cùng áp lực cạnh tranh đã dẫn tớinhững thay đổi đáng kể về điều kiện, quy trình và tổ chức lao động Để điều chỉnh quátrình này nói chung, cũng như vấn đề an toàn lao động (ATLĐ) nói riêng, luật phápluôn luôn được coi trọng Tuy nhiên thực tế cũng đã cho thấy luật pháp mới chỉ là nềntảng, là cốt lõi, còn để tạo ra những thay đổi mang tính bản chất, tích cực, đặc biệt để

có thể đối phó với những nguy cơ rủi ro mới trong sản xuất lại đòi hỏi bản thân các cơ

sở, đơn vị và tổ chức sản xuất phải có đủ năng lực và khả năng xử lý những thách thứcliên tục về ATLĐ, thông qua việc thiết lập sự ứng phó có hiệu quả trong các chiến l-ược quản lý năng động về ATLĐ Để đáp ứng yêu cầu này, các nước phát triển hàngnăm đều đưa ra chương trình quản lý ATLĐ cấp quốc gia, cùng các hướng dẫn về hệthống quản lý ATLĐ ở cấp cơ sở và thông qua mạng Internet sẽ cung cấp thông tin,tiếp cận thông tin cho các nhà chuyên môn về ATLĐ Bên cạnh đó để đồng bộ và tăngcường hiệu quả công tác quản lý ATLĐ tại các cơ sở, toàn bộ các yêu cầu, các dữ liệu

về ATLĐ đều được đưa vào quản lý trên máy tính và như vậy cho phép cơ sở có thểthường xuyên cập nhập, xử lý kịp thời và đưa ra những phương án, kết quả, một cáchnhanh chóng, hiệu quả

Ở Việt nam, công tác ATLĐ cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chútrọng từ nhiều năm trước đây và được thể hiện rõ thông qua hàng loạt các văn bảnpháp luật, các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn đã được ban hành từ nhiều năm qua, cùngvới một hệ thống bộ máy tổ chức quản lý và nghiên cứu khoa học về an toàn từ trungương xuống địa phương và tới từng cơ sở sản xuất Tuy nhiên trước những yêu cầu vềhội nhập, phát triển kinh tế đất nước, cũng như xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, thì rõràng bên cạnh hàng loạt những vấn đề mang tính vĩ mô về chính sách và phương thứcquản lý kinh tế, vấn đề quản lý-kiểm soát về ATLĐ tại các cơ sở sản xuất, do tínhnhạy cảm và nóng bỏng, cũng thực sự đòi hỏi phải có những điều chỉnh, thay đổi nhấtđịnh để sao cho vừa đáp ứng được xu thế hội nhập kinh tế thế giới, lại vừa phù hợpvới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển kinh tế thương mại nóiriêng mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra

Trang 3

Mặt khác có thể thấy, hiện nay tiếp cận theo phương pháp hệ thống khi đó vấn

đề hiệu quả kinh tế của quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ luôn đượcgắn liền với chất lượng của sản phẩm do chính bản thân quá trình sản xuất, kinh doanh

và dịch vụ tạo ra Bên cạnh đó với chính sách kinh tế đa quốc gia ngày càng sâu rộng

và công nghệ mang tính toàn cầu như hiện nay thì rõ ràng chất lượng của một sảnphẩm không chỉ còn phụ thuộc duy nhất vào vấn đề công nghệ, mà quan trọng hơn,nhạy cảm hơn lại là vấn đề “an toàn sản phẩm” và tiêu chí này đòi hỏi phải thoả mãnkhông chỉ đối với sản phẩm cuối cùng, mà còn phải được xem xét đáp ứng ngay từnhững công đoạn đầu tiên của toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm đó Như vậy có thểthấy vấn đề an toàn đã thực sự trở thành tiêu chí điều chỉnh hoạt động của doanhnghiệp và đương nhiên các tiêu chí này cũng phải được chuẩn hóa trong các văn bản

pháp quy (tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật) với những điều chỉnh, thay đổi về

phương pháp luận tiếp cận an toàn theo những vấn đề trọng tâm sau:

- Phạm trù và bản chất của khái niệm an toàn đã thay đổi Trước hết về phạm trù của

an toàn đã không chỉ còn giới hạn trong các hoạt động của sản xuất, mà đã mở rộng

ra nhiều các lĩnh vực khác nhau và từ đó cũng xuất hiện những khái niệm như antoàn giao thông; an toàn lương thực, thực phẩm; an toàn hóa chất và thuốc bảo vệthực vật; an toàn sinh thái v.v và v.v Sự điều chỉnh của phạm trù an toàn ở đâykhông chỉ thuần túy là sự thay đổi về mặt thuật ngữ mang tính chủ quan, mà sâusắc hơn đó chính là sự thay đổi và phản ánh một thực tại khách quan, khi mà vấn

đề an toàn đã thực sự tác động tới toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội ở cấc cấp vĩ

mô cũng như vi mô Hơn nữa sự thay đổi này cũng thực sự mang tính khoa học, vìnhư vậy vấn đề an toàn sẽ được xem xét một cách toàn diện hơn và được đặt trongtương quan của sự phát triển với yêu cầu về an toàn đòi hỏi ngày càng cân bằng vàbền vững hơn

Măt khác, từ những tư duy logic có thể thấy, khi một đối tượng chủ thể thayđổi về phạm trù thì bản chất của đối tượng cũng có những thay đổi theo và vì vậy ởđây bản chất của an toàn, theo định nghĩa trong tiêu chuẩn TCVN 6450:1998 (ISO/

IEC Guide 2 : 1996), “An toàn” là sự không có những “rủi ro không thể chấp nhận được” và do đó thay bằng khái niệm an toàn tuyệt đối như trước đây, sẽ chỉ

có an toàn tương đối với những rủi ro tồn đọng nhất định Do đó vấn đề an toànđược đặt ra ở đây là xác định các “rủi ro cho phép” hay còn gọi là mức cân bằng tối

ưu giữa an toàn tuyệt đối lý tưởng với các yêu cầu được đáp ứng bởi thiết bị máymóc, quá trình công nghệ trên cơ sở đánh giá rủi ro (phân tích và định giá rủi ro)với các bước từ nhận biết mối nguy hiểm (bao gồm cả tình trạng nguy hiểm và sựkiện nguy hiểm) có thể nảy sinh trong quá trình sản xuất, đến ước lượng và đánhgiá rủi ro phát sinh từ những nguy cơ đã xác định

- Phương pháp quản lý an toàn nói chung và trong sản xuất nói riêng, với hai nội

dụng chính là: Đánh giá an toàn và Kiểm soát an toàn đã có những thay đổi cơ

bản về phương pháp luận tiếp cận, cũng như trong nghiên cứu và xử lý các vấn đềmột cách hệ thống Cụ thể vấn đề đánh giá an toàn đã chuyển từ đánh giá hiện

Trang 4

trạng các yếu tố nguy hiểm, có hại sang đánh giá nguy cơ xuất hiện và tác động củacác yếu tố nguy hiểm, có hại, hay còn gọi là đánh giá rủi ro Còn kiểm soát an toàn

đã chuyển từ nguyên lý kiểm soát sự xuất hiện các yếu tố nguy hiểm, có hại sangkiểm soát sự an toàn suốt quá trình, qua đó cho phép nâng cao hiệu quả quản lý,kiểm soát an toàn một cách rõ rệt

1.2 Hệ thống quản lý về ATVSLĐ của của ILO (ILO - OSH 2001)

Tổ chức lao động quốc tế ILO trong quá trình hoạt động của mình, luôn coi công

tác ATVSLĐ là một trong những nội dung quan trọng Ngoài việc chủ trì biên soạn vàban hành các công ước, khuyến nghị liên quan đến ATVSLĐ, ILO còn xây dựng và tổchức thực hiện nhiều chương trình, dự án về ATVSLĐ, hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ kỹthuật cho nhiều quốc gia về ATVSLĐ Trong năm 2001, ILO đã đưa ra “Hướng dẫn về

hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh lao động” (OSH- MS) nhằm tạo một công cụ hỗtrợ thiết thực cho các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, cũng như các biện pháp đểkhông ngừng hoàn thiện việc thực hiện ATVSLĐ

Hướng dẫn đã được xây dựng trên cơ sở tiếp cận rộng rãi liên quan đến ILO, tổchức 3 bên của ILO và các nhà tài trợ khác Hướng dẫn được hình thành theo cácnguyên tắc về ATVSLĐ đã được nhất trí trên bình diện quốc tế và được xác định trongcác tiêu chuẩn lao động quốc tế có liên quan ILO cũng nói rõ các khuyến nghị thiết

thực trong Hướng dẫn này giành cho tất cả những người có trách nhiệm trong quản lý ATVSLĐ, nhưng không phải là ràng buộc mang tính pháp lý và không có dự định thay thế luật pháp, các qui định hay các tiêu chuẩn quốc gia đã được chấp nhận Hướng dẫn về OSH-MS đã đề ra mục tiêu là góp phần bảo vệ NLĐ khỏi các nguy cơ và tiến tới loại bỏ sự cố, thương tật, ốm đau, bệnh nghề nghiệp và tử vong có liên quan đến

lao động

+ Ở cấp quốc gia OSH-MS giúp thiết lập một khung quốc gia cho các hệ thốngquản lý ATVSLĐ trên cơ sở tuân thủ pháp luật và qui định của quốc gia, đồngthời giúp triển khai các hướng dẫn quốc gia và hướng dẫn chi tiết về hệ thốngquản lý ATVSLĐ, đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tế của cơ sở, giúp cho

cơ sở áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý ATVSLĐ thích hợp đểcông tác ATVSLĐ ở cơ sở đạt hiệu quả cao Hướng dẫn OSH-MS đã chỉ rõkhung quốc gia về hệ thống quản lý ATVSLĐ bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:

Chính sách quốc gia, Hướng dẫn quốc gia và Hướng dẫn chi tiết.

+ Đối với chính sách quốc gia thì tuỳ điều kiện thực tế của mỗi nước mà một hay

nhiều cơ quan có thẩm quyền được chọn là cơ quan quản lý nhà nước có tráchnhiệm xây dựng, thực hiện và kiểm tra các chính sách quốc gia, hướng dẫn thiếtlập và xúc tiến thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ ở cơ sở, với sự phối hợptham gia của tổ chức đại diện NSDLĐ, tổ chức đại diện NLĐ và các cơ quankhác Các chính sách quốc gia cần đưa ra được những nguyên tắc, qui định, đặt

cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện chương trình hành động, kế hoạch và cácbiện pháp, các hoạt động ATVSLĐ ở cấp quốc gia và cơ sở

Trang 5

+ Các hướng dẫn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chính sách quốc gia, là nền

tảng cho các cấp, các ngành, các cơ sở thực hiện hệ thống OSH - MS một cách

có hiệu quả nhất

+ Các hướng dẫn chi tiết được xây dựng để cụ thể hoá, phản ánh được mục tiêu

chung của các hướng dẫn của ILO và các nội dung của hướng dẫn quốc gia,nhằm phản ánh các điều kiện và nhu cầu đặc thù của cơ sở Khi xây dựng cáchướng dẫn chi tiết cần đặc biệt lưu ý đến qui mô, cơ sở hạ tầng của các cơ sởcũng như các yếu tố nguy hiểm, mức độ rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất ở cơsở

+ Ở cấp cơ sở, hệ thống quản lý ATVSLĐ của ILO nêu rõ rằng việc tuân thủ cácyêu cầu về ATVSLĐ theo đúng pháp luật và các qui định quốc gia là tráchnhiệm và nghĩa vụ của NSDLĐ NSDLĐ cần chỉ đạo và cam kết về các hoạtđộng ATVSLĐ ở cơ sở, tạo điều kiện để thiết lập hệ thống quản lý ATVSLĐ tại

cơ sở Hệ thống này bao gồm các nội dung chính sau: Chính sách; Tổ chức;Xây dựng và thực hiện kế hoạch; Đánh giá và hoàn thiện Các nội dung này tạothành một chu kỳ khép kín, thúc đẩy lẫn nhau và những hành động hoàn thiện

sẽ diễn ra sau khi đã đánh giá những nội dung hoạt động trong hệ thống đồngthời đặt cơ sở cho việc bắt đầu một chu kỳ mới

+ Hướng dẫn OSH-MS của ILO đã đi sâu trình bày các nội dung cụ thể trong hệthống quản lý ATVSLĐ ở cơ sở như sau:

- Chính sách ATVSLĐ

- Sự tham gia của NLĐ vào công tác quản lý ATVSLĐ

- Trách nhiệm, nghĩa vụ của NSDLĐ

- Sự hiểu biết, năng lực và vấn đề huấn luyện ATVSLĐ

- Hồ sơ về ATVSLĐ

- Vấn đề tiếp nhận, cung cấp thông tin ATVSLĐ

- Vấn đề xem xét, đánh giá ban đầu

- Lập kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện

- Các mục tiêu ATVSLĐ

- Các rủi ro và biện pháp khắc phục, phòng chống

- Giám sát, đánh giá công tác ATVSLĐ

- Điều tra TNLĐ, BNN và sự cố liên quan đến ATVSLĐ

- Rà soát, đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện

Phân tích những nội dung trên cho thấy cần phân ra từng nhóm có nội dung liênquan để có được một trình tự các nhóm công việc hợp lý, ngắn gọn và dễ hiểu hơn

1.3 Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT và những vấn đề an toàn liên quan

a Rào cản thương mại và Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT

Xu thế tạo những rào cản thương mại, dựa trên Hiệp định Hàng rào kỹ thuật

trong thương mại TBT, để dần thay thế khi hàng rào thuế quan bị xoá bỏ trong quá

Trang 6

trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và khu vực Trong đó vấn đề an toàn, sức khoẻ vàmôi trường là một trong số những đối tượng và phương thức được nhiều quốc gia trênthế giới khai thác sử dụng một cách triệt để nhất để cạnh tranh thương mại.

TBT là một Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại ( Agreement on Technical Barries to Trade ) mà bất kỳ một một quốc gia nào khi đàm phán gia nhập

Tổ chức thương mại thế giới WTO đều phải cam kết tuân theo những quy định củaHiệp định này Bản chất của TBT là thiết lập và triển khai áp dụng các pháp quy kỹthuật, tiêu chuẩn và các quy trình đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hoặc các quátrình và phương pháp sản xuất theo đúng quy định của WTO, cũng như phù hợp vớithông lệ quốc tế Nội dung của Hiệp định TBT bao gồm 15 điều khoản và 3 phụ lục:

- Điều 01 Các điều khoản chung;

- Điều 02 Soạn thảo, thông qua và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật do các cơ

quan chính phủ trung ương ban hành;

- Điều 03 Xây dựng, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật do các cơ

quan nhà nước địa phương và tổ chức phi Chính phủ ban hành;

- Điều 04 Xây dựng ban hành và áp dụng tiêu chuẩn;

- Điều 05 Các quy trình đánh giá sự phù hợp do các cơ quan nhà nước trung ương

- Điều 08 Các quy trình đánh giá sự phù hợp do các tổ chức phi chính phủ thực hiện;

- Điều 09 Các hệ thống quốc tế và khu vực;

- Điều 10 Các thông tin về các văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình

đánh giá sự phù hợp;

- Điều 11 Trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên khác;

- Điều 12 Đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước thành viên đang phát triển;

- Điều 13 Uỷ ban về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại;

- Điều 14 Tham vấn và giải quyết tranh chấp;

- Điều 15 Điều khoản cuối cùng

- Phụ lục 1.Thuật ngữ và định nghĩa của Hiệp định này

- Phụ lục 2.Các nhóm chuyên gia kỹ thuật

- Phụ lục 3.Quy chế thủ tục đối với việc soạn thảo chấp nhận và áp dụng các tiêu

chuẩn

b Cam kết và nghĩa vụ cơ bản của các Thành viên đối với Hiệp định TBT

- Thừa nhận sự đóng góp quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánhgiá sự phù hợp có thể mang lại trong vấn đề này thông qua việc nâng cao hiệu quảsản xuất và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế

Trang 7

- Mong muốn tăng cường việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánhgiá sự phù hợp này Tuy nhiên cũng đảm bảo rằng các tiêu chuẩn và văn bản phápquy kỹ thuật bao gồm cả các yêu cầu về bao gói, ghi dấu, ghi nhãn và các quy trìnhđánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và văn bản pháp quy kỹ thuật đó không tạo

ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế

- Thừa nhận rằng không nước nào bị ngăn cản áp dụng các biện pháp cần thiết đểđảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hoặcsức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngănngừa các hành động gian lận ở các mức độ mà nước đó cho là thích hợp, với điềukiện là chúng không được sử dụng theo cách có thể tạo ra một phương thức phânbiệt đối xử khác nhau hoặc không công bằng giữa các nước có những điều kiện nhưnhau, hoặc một sự hạn chế được nguỵ trang đối với thương mại quốc tế, và chúngphải phù hợp với Hiệp định này

- Thừa nhận rằng không nước nào bị ngăn cản áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo

vệ những lợi ích an ninh cơ bản của mình

c Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam thực hiện Hiệp định TBT

Những thuận lợi chủ yếu:

- Tăng cường thu hút đầu tư và hợp tác nước ngoài;

- Kịp thời nắm bắt các thông tin kinh tế thương mại toàn cầu thông qua tổ chức Qua

đó tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh vàxuất nhập khẩu;

- Có đầy đủ cơ sở pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế một cáchbình đẳng và minh bạch;

- Được sự hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, cũng như những chính sách ưu đãi… từ cácnước phát triển

Những khó khăn cơ bản:

- Những khoảng cách, những điểm khác biệt giữa hai hệ thống kinh tế-xã hội;

- Trình độ phát triển khoa học nói chung và kỹ thuật-công nghệ nói riêng của ViệtNam còn ở mức thấp;

- Tư duy nhận thức nói chung còn chưa thực sự mang tính công nghiệp, cộng thêmnhững thói quen cố hữu hạn chế đáng kể tính năng động, quyết đoán và sáng tạotrong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá;

- Hệ thống tiêu chuẩn và các các hoạt động tiêu chuẩn hoá ở Việt Nam trong 15 nămqua mặc dù cũng đã được đổi mới một bước về nội dung và phương thức hoạt độngnhằm theo kịp với các chuyển đổi mạnh mẽ trong quản lý kinh tế đất nước và hộinhập Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao của một nền kinh tế đang chuyển đổi,trong bối cảnh toàn cầu hoá và gia tăng các liên kết khu vực, quốc tế thì thực sự đãbộc lộ nhiều bất cập

Trang 8

d Quyết định số 444/QĐ-Tg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án triển khai hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.

Mục tiêu:

- Tiến hành các công việc chuẩn bị để thực hiên một cách đầy đủ các nghĩa vụ củaHiệp định TBT từ thời điểm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

và duy trì việc thực hiện Hiệp định này trong quá trình Việt Nam là thành viên của

tổ chức này nhằm phát triển quan hệ thương mại với các nước thành viên WTO,đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế củaĐảng và Nhà nước đã đề ra;

- Bảo đảm hệ thống văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và các quy trình đánh giáphù hợp với pháp luật Việt Nam, đồng thời đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của Hiệpđịnh TBT, bao gồm cả các nguyên tắc không phân biệt đối xử, không cản trở thươngmại và minh bạch trong quá trình xây dựng và thực thi;

- Tăng cường sự phối hợp hành động giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc thihành Hiệp định TBT ở Việt Nam nhằm thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định và bảođảm lợi ích chính đáng của quốc gia;

- Nâng cao nhận thức của các Bộ, ngành và địa phương, đặc biệt của các doanhnghiệp nhằm tận dụng các cơ hội và đối phó với các thách thức nảy sịnh từ việc gianhập WTO nói chung và thực hiện Hiệp định TBT nói riêng

Nhiệm vụ cơ bản:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy kỹ thuật;

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam ( Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, đặc biệt trong đó Quy chuẩn kỹ thuật được định nghĩa là: Văn bản do cơ qua quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành, quy định các chỉ tiêu và yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và quá trình phải được tuân thủ nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn, sức khoẻ của con người, động vật, thực vật, bảo vệ môi trường và các yêu cầu quản lý khác);

- Tăng cường hoạt động đánh giá sự phù hợp với văn bản pháp quy kỹ thuật và tiêuchuẩn;

- Thành lập Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại ( gọi tắt là Ban liên

nghành về TBT ) với các thành viên là đại diện của các Bộ như: Thương mại; Công nghiệp; Văn hoá-Thông tin; Bưu chính, Viễn thông; Xây dựng; Lao động-Thương binh và Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thuỷ sản; Y tế; Tư pháp; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Văn phòng Chính phủ;

- Thành lập mạng lưới cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào

kỹ thuật trong thương mại;

Trang 9

- Tuyên truyền phổ biến Hiệp định TBT và các vấn đề liên quan Qua đó bảo đảm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt của các doanh nghiệp, người tiêu dùng về những cơ hội và thách thức khi thực hiện Hiệp định TBT ở Việt Nam, trên cơ sở đó chủ động tận dụng các cơ hội và đối phó với các thách thức để phát triển kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng, đặc biệt trong một số sự kiện thương mại khá nhạy cảm gần đây và cũng thực sự còn nhiều bỡ ngỡ đối với nền kinh tế thị trường non trẻ ở Việt Nam như: Luật chống bán phá giá; Luật chống trợ giá nông sản; Luật chống bảo hộ hàng hoá; Luật bản quyền; Luật chống độc quyền v.v.

II QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT AN TOÀN SẢN XUẤT

2.1 Các nguyên nhân gây tai nạn lao động trong sản xuất

a Nhóm nguyên nhân về kỹ thuật

- Bản thân nguyên lý hoạt động làm việc của máy móc, thiết bị đã chứa đựng các yếu

tố nguy hiểm và tồn tại các vùng nguy hiểm;

- Kết cấu máy móc thiết bị không phù hợp với nhân trắc người Việt Nam;

- Độ bền cơ - lý - hoá của kết cấu chi tiết máy không đảm bảo;

- Thiếu các thiết bị, cơ cấu che chắn an toàn;

- Thiếu các cơ cấu phòng ngừa quá tải: phanh hãm, khoá liên động, thiết bị khống chếhành trình; van an toàn, áp kế, nhiệt kế, ống thuỷ v.v ;

- Không thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong vận hành, sử dụng máymóc, thiết bị (không kiểm nghiệm thiết bị áp lực trước khi sử dụng, không tiến hànhthử tải đối với các máy búa khí nén khi làm việc; cẩu và vận chuyển vật nặng quá tảitrọng cho phép của pa lăng, cẩu trục v.v );

- Thiếu phương tiện cơ giới hoá hoặc tự động hoá trong những khâu lao động nặngnhọc, độc hại và nguy hiểm (như vận chuyển vật liệu nặng lên cao, cấp dỡ liệu và xỉ

ở các lò luyện, nồi hơi, máy nghiền v.v );

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân không thích hợp hoặc hư hỏng: ủng, găng tay,thảm cách điện không đúng tiêu chuẩn hoặc hư hỏng, dùng không đúng hoặc nhầmmặt nạ phòng độc

b Nhóm nguyên nhân về tổ chức lao động

- Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý: không gian làm việc chật hẹp, vị trí tư thế thaotác gò bó, khó khăn ;

- Bố trí sắp đặt máy móc thiết bị sai nguyên tắc an toàn, sự cố trên một máy có thểgây nguy hiểm cho các máy khác ;

- Bố trí mặt bằng sản xuất, đường đi lại, vận chuyển không an toàn: đường đi chậthẹp, gồ ghề, các đường vận chuyển chính trong xí nghiệp cắt nhau ;

Trang 10

- Bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm không đúng nguyên tắc an toàn: xắp xếp cácchi tiết thành chồng quá cao, để lẫn các hoá chất có thể phản ứng ;

- Không cung cấp cho người lao động những phương tiện bảo vệ cá nhân đặc chủng,phù hợp;

- Tổ chức huấn luyện, giáo dục bảo hộ lao động không đạt yêu cầu: tổ chức huấnluyện không đúng định kỳ, thiếu nội quy an toàn vận hành thiết bị tại chỗ, làm việccho từng máy cũng như tranh ảnh, áp phích bảo hộ lao động trong phân xưởng sảnxuất

c Nhóm nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp

- Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, bố trí các nguồn phát sinh hơi khí bụiđộc ở đầu hướng gió thịnh hành hoặc ở tầng dưới, không khử độc, lọc bụi trước khithải;

- Phát sinh bụi, hơi khí độc trong không khí gian sản xuất; rò rỉ từ thiết bị bình chứa,đường ống truyền dẫn; thiếu hệ thống thu khử độc ở những nơi phát sinh;

- Điều kiện vi khí hậu xấu, vi phạm tiêu chuẩn cho phép như: nhiệt độ quá cao, quáthấp, độ ẩm cao, bức xạ lớn, không khí không được lưu thông ;

- Chiếu sáng chỗ làm việc không hợp lý, độ rọi thấp, phân bố độ rọi không đều gâychói loá, lấp bóng ;

- Tiếng ồn, rung động vượt tiêu chuẩn cho phép;

- Phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, gây bất tiện chongười sử dụng;

- Vệ sinh công nghiệp tại máy và trong phân xưởng không đúng quy định

2.2 Nhóm các yếu tố nguy hiểm và vùng nguy hiểm trong sản xuất

a Khái niệm và định nghĩa

- Yếu tố nguy hiểm: Là các yếu tố có thể tác động một cách đột ngột lên cơ thể người

lao động gây chấn thương hoặc TNLĐ

- Nhóm các yếu tố nguy hiểm: Tập hợp các yếu tố nguy hiểm gây TNLĐ có cùng

nguồn gốc và nguyên nhân

- Vùng nguy hiểm: Là vùng tiếp xúc, làm việc của người lao động, trong đó tồn tại các

yếu tố nguy hiểm và tác động một cách thường xuyên có tính chu kỳ hoặc bất ngờ,ngẫu nhiên gây TNLĐ cho người lao động nếu không có các biện pháp phòng ngừa

Dưới đây là một số thí dụ minh hoạ về vùng nguy hiểm:

+ Vùng nguy hiểm có thể gây chấn thương do cắt, cuốn kẹp, va đập như ở các cơcấu truyền động (vùng nằm giữa dây cáp, xích cuốn vào tang tời hay puli, giữahai bánh răng, giữa dây curoa và bánh đai, giữa hai trục cuốn của máy cán ép );Các bộ phận quay tròn với vận tốc cao như bánh mài, đĩa cưa, mâm kẹp máy tiệntrục chính máy khoan v.v ; Các bộ phận chuyển động tịnh tiến theo phươngđứng hoặc ngang như búa máy, chày đột dập, đầu bào, lưỡi phay.Vùng nguy hiểm

do các mảnh dụng cụ hoặc vật liệu gia công văng bắn như: vỡ đá mài, gãy răng

Trang 11

cưa đĩa, mảnh vụn, phoi văng ra khi đập, chặt, khoan, tiện hoặc kim loại nungnóng, nấu chảy bắn ra trong công nghệ rèn, đúc

+ Vùng nguy hiểm cháy nổ: xung quanh khu vực hàn (hàn điện, hàn hơi), khu vựccông nghệ nồi hơi, thiết bị áp lực, khu vực khai thác, bảo quản và sử dụng cácchất dễ cháy, nổ (xăng, dầu, thuốc nổ )

+ Vùng nguy hiểm xung quanh khu vực sử dụng và bảo quản hoá chất độc

+ Vùng nguy hiểm xung quanh các nguồn điện hở, nguồn điện cao áp (dây điệntrần, máy biến áp)

- Nói tóm lại: Yếu tố nguy hiểm cho phép nhận dạng và xác định chính xác mối nguy

hiểm, còn vùng nguy hiểm cho phép xác định phạm vi ảnh hưởng và tác động củayếu tố nguy hiểm

b Phân loại

Các yếu tố nguy hiểm gây TNLĐ trong sản xuất rất đa dạng, tuy nhiên có thểphân chia thành 5 nhóm cơ bản sau:

+ Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học

- Các bộ phận, cơ cấu truyền động (đai truyền, bánh răng, trục khuỷu )

- Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (đá mài, cưa đĩa, bánh đà, máy litâm, trục máy tiêu, máy khoan, trục cán ép )

- Các bộ phận chuyển động tịnh tiến (búa máy, máy đột dập, đầu máy bào, máy xọc,máy phay )

- Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn (phoi, bụi vật liệu gia công hoặc cácmảnh dụng cụ gẫy vỡ như: đá mài, dao cắt gọt, lưỡi cưa v.v )

- Vật rơi từ trên cao, gãy sập đổ các kết cấu công trình

- Trơn, trượt, ngã v.v

+ Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện: Điện giật, bỏng điện, chập cháy nổ do điện, tĩnh

điện, điện từ trường, sét đánh v.v

+ Nhóm yếu tố nguy hiểm về hóa chất: ( thể rắn, lỏng khí và hơi); gây nhiễm độc cấp

tính (SO2, SO3; oxit cacbon: CO, CO2 ; oxit nitơ: NO2 ; hydrosunfua: H2S; hóa chấtbảo vệ thực vật và các loại hóa chất độc hại khác thuộc danh mục phải khai báo,đăng ký), hoặc bỏng do hóa chất (độ 2, độ 3)

+ Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ: Nổ hoá học (nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ ); nổ

vật lý (nổ nồi hơi, bình khí nén )

+ Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt: (với môi chất truyền thể hơi, khí, lỏng, rắn): gây

bỏng (nóng, lạnh); cháy do ngọn lửa, tia lửa vật nung nóng - nấu chảy, hơi khí nóngv.v.)

2.3 Nhận dạng và kiểm soát an toàn sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm

2.3.1 An toàn cơ học

Trang 12

a Nơi có yếu tố nguy hiểm cơ học

- Các bộ phận, cơ cấu truyền động (đai truyền, bánh răng, trục khuỷu )

- Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (đá mài, cưa đĩa, bánh đà, máy litâm, trục máy tiện, máy khoan, trục cán ép )

- Các bộ phận chuyển động tịnh tiến (búa máy, máy đột dập, đầu máy bào, máy xọc,máy phay )

- Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn (phoi, bụi vật liệu gia công hoặc cácmảnh dụng cụ gẫy vỡ như: đá mài, dao cắt gọt, lưỡi cưa v.v )

- Vật rơi từ trên cao, gãy sập đổ các kết cấu công trình

- Trơn, trượt, ngã v.v

b Nguy cơ nguy hiểm

- Gây chấn thương do cắt, cuốn kẹp, va đập ở các cơ cấu truyền động;

- Gây chấn thương do văng bắn các mảnh dụng cụ hoặc vật liệu gia công

- Gây chấn thương do trơn trượt ngã, hoặc do sập đổ kết cấu

c Các biện pháp phòng ngừa

- Thiết bị che chắn an toàn: Có nhiều kiểu loại thiết bị che chắn an toàn khác nhau tuỳ

theo: vật liệu chế tạo (gỗ, kim loại, chất dẻo tổng hợp, kính); theo cấu tạo và hình dạng(khung kín, khung lưới ); theo cách lắp đặt (cố định hay tháo lắp); theo công dụng

bảo vệ (tránh va đập, cán kẹp, văng bắn ) Tuy nhiên tất cả các loại thiết bị che chắn

đều phải thoả mãn các yêu cầu và quy định của tiêu chuẩn TCVN 4117-89: Thiết bịsản xuất - che chắn an toàn và cụ thể như sau: Phải ngăn ngừa được tác động của cácyếu tố nguy hiểm; Phải bền chắc dưới tác động của các yếu tố cơ, nhiệt, hoá và khônggây biến dạng hình học, nóng chảy hoặc ăn mòn; Không làm hạn chế khả năng côngnghệ cũng như quan sát, bảo dưỡng và vệ sinh công nghiệp

Thiết bị che chắn an toàn thường được dùng trong các trường hợp sau: Che chắn các

bộ phận, cơ cấu truyền động, dẫn động; Che chắn vùng văng bắn các mảnh dụng cụ,vật liệu gia công; Che chắn các bộ phận dẫn điện, các nguồn bức xạ có hại v.v; Ràochắn vùng làm việc trên cao, các khu vực hào hố sâu v.v

- Thiết bị, cơ cấu phòng ngừa: là các phương tiện KTAT tự động ngắt chuyển động,

hoạt động của máy và thiết bị sản xuất khi một thông số kỹ thuật nào đó vượt quá giớihạn quy định cho phép.Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa cũng rất đa dạng về kết cấu vàcông dụng Nhìn chung nguyên tắc làm việc đều dựa trên những nguyên lý cơ bản sau:

cơ học, quang học, nhiệt, từ và điện

Một số thiết bị và cơ cấu phòng ngừa dùng phổ biến trong sản xuất: Thiết bị và cơ cấuphòng ngừa quá tải máy động lực (rơ le tự ngắt, cơ cấu khống chế mô men tải); Thiết

bị và cơ cấu phòng ngừa quá tải thiết bị áp lực (van, áp kế, ống thuỷ ); Cơ cấu phòngngừa, khống chế hành trình, tốc độc của các bộ phận thực hiện các chuyển động tịnhtiến hoặc quay tròn (phanh, khoá liên động, rơ le tự ngắt )

Trang 13

- Sử dung phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định: mũ chống va đập, dây an

toàn phòng chống ngã cao, giày ủng, găng tay bạt v.v

- Tổ chức bố trí nơi làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn đối với nhà xưởng, đối với thiết bị máy móc:

+ Nền sàn nhà xưởng phải bằng phẳng, cao ráo, không trơn trượt, dễ cọ rửa Trongmôi trường có chất xâm thực và độc hại (axit, kiềm ) nền phải được bằng vậtliệu chịu hoá chất, không hấp phụ các chất xâm thực

+ Mặt bằng phải gọn gàng, ngăn nắp: máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu,thành phẩm, phế rác thải phải để đúng nơi quy định; không gây cản trở cho người

đi lại thao tác và các phương tiện vận chuyển

+ Những khu vực nguy hiểm trong xưởng phải được ngăn cách bảo vệ xung quanh + Phải bảo đảm ánh sáng theo đúng tiêu chuẩn hiện hành tại các vị trí làm việc, trênđường đi lại, cầu thang

+ Trong xưởng cũng như tại từng vị trí làm việc của công nhân phải bảo đảm thônggió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo theo đúng tiêu chuẩn ở những khu vực làmviệc có phát sinh bụi, tiếng ồn và rung động lớn nhất thiết phải có biện pháp xử lý

để không gây ảnh hưởng tới các khu vực sản xuất xung quanh

+ Khoảng cách giữa các máy móc thiết bị không hẹp hơn 1m Trường hợp máy hoặcthiết bị có các bộ phận chuyển động (động cơ, máy li tâm, máy nén khí) hoặcthiết bị của các quá trình nhiều nguy hiểm (lò, nồi hơi ) khu vực giữa chúngphải tăng lên tới 2m Khoảng cách giữa các hàng thiết bị phải để lối qua lại rộng

ít nhất 2,5m

+ Trong gian sản xuất có các máy vận chuyển bên trong thì giữa các bộ phậnchuyển động (toa xe, goòng, băng chuyền, xe lăn ) và các phần nhô ra của cáckết cấu công trình (tường, cột) cần phải chừa lối qua lại rộng ít nhất 1m

+ Phía trên các lối qua lại ấn định để cho người đi lại thường xuyên không cho phépvận chuyển hàng bằng cầu trục hay băng chuyền

+ Các đường ống dẫn nước, hơi, khí, máng thông gió hoặc các thiết bị khác dướitrần nhà xưởng ở các lối qua lại không thấp hơn 2,2m

+ Các thiết bị làm việc có tiếng ồn lớn (lớn hơn 90 dBA) và rung động mạnh (vận tốc rung động v  2mm/s) cần bố trí ở khu nhà riêng và phải được xử lýgiảm ồn cách rung

- Có đầy đủ nội quy an toàn vận hành, sử dụng thiết bị và treo dán tranh ảnh áp phích BHLĐ thích hợp:

+ Tất cả các thiết bị, máy móc đều phải có nội quy an toàn vận hành sử dụng Cácnội quy này cần biên soạn ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc và được treo, gắn

cố định ngay tại vị trí làm việc của người lao động

+ Trong các phân xưởng sản xuất cần treo dán các loại áp phích BHLĐ phù hợpnhư: áp phích BHLĐ về AT cơ khí, AT điện, AT hoá chất, AT cháy nổ v.v

Trang 14

- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ khám nghiệm và kiểm định đối với các thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động: Mục đích của khám nghiệm và kiểm

định thiết bị, máy móc là đánh giá chất lượng, xác định sự thoả mãn các yêu cầu vàthông số về độ bền, độ tin cậy của toàn bộ thiết bị hoặc của chi tiết bộ phận quy địnhđến an toàn của quá trình vận hành Từ đó sẽ quyết định việc cấp phép sử dụng hoặccấp phép gia hạn sử dụng đối với từng loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầunghiêm ngặt về an toàn lao động theo đúng các quy định hiện hành Danh mục các loạimáy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bao gồm những loại cơ bảnsau:

+ Nồi hơi các loại ( bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước ) có áp suất làm việcđịnh mức của hơi trên 0,7 KG/cm2 ;

+ Nồi đun nước nóng có nhiệt độ, môi chất lớn hơn 115 0 C ;

+ Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 KG/cm2 ( không

kể áp suất thuỷ tĩnh ), trừ các bình có dung tích nhỏ hơn 25lít nếu tích số giữadunh tích ( tính bằng lít ) với áp suất ( tính bằng KG/cm2 ) không lớn hơn 200 vàcác bình không làm bằng kim loại ;

+ Bể ( Xitéc ) và thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hoá lỏng có áp suất làm việccao hơn 0,7 KG/cm2 hoặc chất lỏng, chấ rắn dạng bột không có áp suất nhưng khitháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 KG/cm2 ;

+ Hệ thống lạnh các loại, trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, khôngkhí ; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5 kg đối với môi chất làmlạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5 kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 2; + Đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và cấp II có đường kính ngoài từ51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và IV có đường kính ngoài từ 76mm trởlên (theo phân loại tại quy phạm Việt Nam QPVN 09 - 77 ) ;

+ Các đường dẫn khí đốt ;

+ Cần trục các loại: Cần trục ô tô, cần trục bánh lốp , cần trục bánh xích ,cần trụcđường sắt , cần trục tháp , cần trục chân đế , cần trục công xôn , cần trục thiếu nhi

+ Xe tời điện chạy trên ray ;

+ Tời điện dùng để nâng tải theo phương thẳng đứng ;

+ Tời ( thủ công, điện ) dùng để nâng người ;

+ Máy vận thăng ;

+ Chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hoá lỏng, khí hoà tan có áp suất làmviệc cao hơn 0,7 KG/cm2 ;

+ Hệ thống điều chế, nạp khí, khí hoá lỏng , khí hoà tan ;

+ Thang máy các loại ;

Trang 15

+ Thang cuốn ;

+ Các loại thuốc nổ ;

+ Phương tiện nổ ( kíp, dây nổ, dây cháy chậm ) ;

2.3.2 An toàn điện

a Nơi có yếu tố nguy hiểm điện

- Tiếp xúc với các bộ phận kim loại của máy móc, thiết bị đã bị rò điện chạm vỏ

- Tiếp xúc va chạm vào các vật mang điện như: dây trần, mối nối dây điện, cầu dao,cầu chì, các bộ phận dẫn điện của thiết bị để hở v.v

- Do điện áp bước, người đi vào vùng có dòng điện loang tản trong đất như khi dâyđiện đứt một đầu rơi chạm đất, dây cáp điện ngầm bị hở v.v

- Do phóng điện hồ quang khi người và dụng cụ máy móc làm việc ở gần nguồn caoáp

b Nguy cơ nguy hiểm

- Điên giật gây tổn thương cơ thể, thậm chí chết người

- Chập điện gây cháy nổ tổn thất lớn về người và tài sản

- Bỏng do phóng điện hồ quang

- Sét đánh trục tiếp, sét đánh lan truyền gây tổn thất cho công trình và thiết bị

c Các biện pháp phòng ngừa

- Nối đất, nối “0” thiết bị

+ Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị (bình thườngkhông có điện) với vật nối đất bằng sắt thép chôn dưới đất Nối đất bảo vệ được

áp dụng trong mạng điện ba pha có trung tính cách ly, có tác dụng làm cho dòngđiện khi chạm vỏ, do lớp cách điện bị hỏng (chập mạch một pha), sẽ truyềnxuống đất nhờ dây dẫn nối liền vỏ thiết bị với vật nối đất Khi chạm vào vỏ thiết

bị đã bị chạm mát, thân người khi đó được coi như mắc song song với vật nối đất

có điện trở rất nhỏ do đó sẽ làm giảm trị số dòng điện đi qua người nên khônggây nguy hiểm

+ Nối không bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị (bình thườngkhông có điện) với dây trung tính nối đất của lưới điện Nối không bảo vệ ápdụng trong mạng ba pha bốn dây và có tác dụng khi có dòng điện chạm vỏ thiết bị

sẽ tạo ra dòng điện ngắn mạch một pha làm đứt cầu chì hay công tắc tự ngắt(áptomát) với thời gian ngắn mạch nhỏ nhất

+ Lưu ý: Trong hệ thống mạng có dây trung tính nối đất, không được phép áp dụnghình thức nối đất bảo vệ nào khác

+ Các đối tượng thiết bị cần nối đất, nối không gồm: Các thiết bị điện một chiều vớiđiện áp 500V trở lên cũng như các thiết bị điện xoay chiều điện áp 36V trở lênlàm việc ở những nơi có mức độ nguy hiểm và rất nguy hiểm về điện; Vỏ máyđiện và dụng cụ chạy điện; máy biến áp, thiết bị chiếu sáng và các thiết bị điệnkhác; Hộp kim loại của cầu dao và ổ cắm; khung kim loại của bảng phân phối và

Trang 16

bảng điều khiển; Vỏ và khung kim loại của các máy di động có dây dẫn điện; Vỏbọc kim loại của cáp điện; đường ray của cần trục và palăng điện; Dàn giáo bằngkim loại, các kết cấu kim loại của nhà cửa, công trình, cũng như các bộ phận khácbằng kim loại có thể bất ngờ có điện

- Bao che, rào ngăn và biển báo

+ Các bộ phận mang điện như cầu dao phải đặt trong hộp kín, cầu chì, ổ cắm điệnphải có nắp đậy, các đầu dây nối phải bọc kín bằng vật liệu cách điện

+ Các thiết bị điện như trạm biến áp, trạm đóng cắt, trạm phân phối điện v.v phảiđược rào ngăn cẩn thận chắc chắn và phải có biển báo, biển cấm

+ Không được để dây điện, dây cáp điện trên mặt đất, sàn nhà mà phải treo cao, đặttrên các giá cọc để tránh cho người và phương tiện xe, máy qua lại dẫm đè lêngây tai nạn Kiểm tra cách điện cho các thiết bí ít nhấ tmỗi năm một lần trongđiều kiện bình thường và 2 lần/năm ở những nơi ẩm ướt có hơi khí xâm thực + Ở những nơi có nguy hiểm cao về điện phải sử dụng điện áp an toàn theo đúng quy định: nơi nguy hiểm điện áp sử dụng không quá 45V; nơi rất nguy hiểmkhông quá 12V

+ Phải có biển báo, biểm cấm tại các nguồn cấp điện như: cầu dao, trạm đóng cắt,công tắc, ổ cắm để đề phòng trường hợp đóng cắt điện bất ngờ Các loại biển báo,biển cấm được làm bằng vật liệu phi kim loại và có dây treo móc chắc chắn + Trường hợp xuất hiện điện áp bước (do có dây điện đứt, một đầu chạm đất hoặc

do thực hiện nối đất cho thiết bị điện có điện áp trên 1000V) nhất thiết phải ràochắn xung quanh khu vực này và treo biển báo: “Nguy hiểm có điện”

+ Để đề phòng bị phóng điện hồ quang, khi người hoặc máy móc làm việc ở gần hay đi lại phía dưới đường dây tải điện cao áp phải tuân theo khoảng cách an toàn tối thiểu theo phương ngang và phương đứng đến dây gần nhất như sau:

Điện áp [KV] (120) (35110) (150200) đến 300 đến 500Khoảng cách [m] 2 4 5 6 9

- Sử dụng đầy đủ và đúng chủng loại PTBVCN

+ Ủng và giày cách điện: Được làm bằng loại cao su đặc biệt, có khả năng cách điệntốt (ở điện áp dưới 1000V) ủng và giày cách điện phải được bảo quản trongbuồng khô ráo, đặt trong tủ kín, cách xa các nguồn nhiệt (lò hoặc ống sưởi) tốithiểu là 1m và phải được thử nghiệm hàng năm đối với giày và 3 năm đối vớiủng

+ Găng cách điện: Có 2 loại găng tay cách điện, loại dưới 1000V và loại trên1000V Khi mua và sử dụng cần xác định theo nhãn hiệu xem có phù hợp vớiđiện áp của thiết bị không và xoắn từng chiếc từ cổ găng đến các ngón xem cónứt, rạn hoặc thủng hay không

+ Thảm và chiếu cao su cách điện: Có hai loại làm từ cao su cách điện dày từ 3  5

mm (đối với điện áp dưới 1000V) và 7  8 mm (đối với điện áp trên 1000V).Mặtt trên của thảm và chiếu cách điện có gân để khỏi trơn trượt Kích thước tối

Trang 17

thiểu của thảm cao su là 500 x 500 mm; còn của chiếu cao su là 500mm chiềurộng tối thiểu.

+ Sào cách điện: Sào cách điện dùng để đóng và ngắt sự cách ly một cực, để bắt dâynối đất di động, làm ngắn mạch các thanh dẫn v.v Sào được chế tạo bằng vậtliệu cách điện có độ bền điện cao (bakêlit, êbônit v.v ) hoặc bằng gỗ (gỗ dẻ, sồiv.v ) tẩm trong dầu gai Sào cách điện gồm có loại để thao tác và loại dùng để

đo Chú ý khi dùng sao cách điện nên đeo găng cách điện Đối với loại sào đo cầnphải tiến hành thử nghiệm theo mùa, đo 3 tháng một lần và ít ra mỗi năm một lần,còn sào thao tác là 2 năm một lần Ngoài thử nghiệm điện, loại sào này còn cầnđược kiểm tra bên ngoài cẩn thận, không được dùng sào bị nứt, gãy hoặc có hưhỏng khác

- Bảo vệ chống sét

Hệ thống chống sét gồm 3 phần chính:

+ Phần thu sét: có thể dạng thanh, dây hoặc lưới thép Thu sét dạng thanh (kim thu

sét) 15mm; L = 150mm mạ kẽm hoặc nhôm đặt lên cột thu lôi, đứng độc lậpcao hơn công trình được bảo vệ hoặc đặt ngay trên công trình được bảo vệ Nếumột cột thu lôi không đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình thì đặt vài cột Mỗikim thu sét phải có dây dẫn riêng với vật nối đất hoặc nối với nhau bằng một dâydẫn chung nối với vật nối đất Phần thu sét dạng dây: chủ yếu dùng để bảo vệ chonhững công trình chạy dài như đường dây điện, đường ống Dây thu sét cũngphải được nối đất tốt Phần thu sét dạng lưới: đặt hoặc treo phía trên công trìnhcần bảo vệ và phải nối với vật nối đất qua dây dẫn ít nhất ở 2 điểm Lưới làm từdây thép đường kính 610 mm với ô lưới 5 x 5 m

+ Dây dẫn điện: Được làm từ thanh hoặc dây kim loại, tiết diện không nhỏ hơn 50

mm2 và phải được nối chắc chắn với phần thu sét và vật nối đất bằng cách hàn

+ Vật nối đất: Có thể là cọc thép tròn, thép ống, thép góc đóng ngập sâu xuống đất

hoặc các thanh thép dài chôn trong đất cách mặt đất từ 0,5  0,8m Cũng có thể

sử dụng đường ống cấp thoát nước bằng kim loại ngầm dưới đất làm vật nối đất

a Nơi có yếu tố nguy hiểm hoá chất

- Trong ngành công nghiệp điều chế sản xuất hoá chất

- Trong ngành sản xuất giấy, dệt may, da giày, thuốc tẩy rửa, thuốc khử trùng thuốcdiệt côn trùng v.v

- Ở các nhà máy nhiệt điện, các phân xưởng nhiệt luyện có các lò đốt than, lò khíhoá than

Trang 18

- Công nghiệp sản xuất và tinh chế dầu mỏ v.v.

b Nguy cơ nguy hiểm

- Nhiễm độc cấp tính: xảy ra sau lần tiếp xúc ngắn, đơn lẻ (thường không lâu hơn 1

ca làm việc) với số lượng lớn hoặc nồng độ cao của một chất

- Nhiễm độc mãn tính: ảnh hưởng đến sức khoẻ gây ra do tiếp xúc nhiều lần lặp đilặp lại trong một thời gian dài Nhiễm độc mãn tinh chỉ có thể nhận biết được saunhiều năm tiếp xúc

Chú ý: Nhiễm độc cấp tính và mãn tính đều có thể gây tử vong hoặc gây hậu

quả lâu dài ảnh hưởng tới sức khoẻ.

c Các biện pháp phòng ngừa

Để hạn chế nguy cơ nhiễm độc, cần có những biện pháp để loại trừ hoặc làm giảmđộc tính của hoá chất cũng như giảm mức tiếp xúc với hoá chất đó Đối với từng côngviệc cụ thể, có thể áp dụng những biện pháp sau:

- Biện pháp kỹ thuật

+ Loại bỏ hoá chất độc hại đang sử dụng bằng cách thay đổi công nghệ hoặc thaythế hoá chất ít độc hơn, hoặc hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp, sự dây dính hoá chấtđộc lên người lao động

+ Cách ly và che chắn nhằm hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp, hạn chế sự dây dính hoáchất độc lên người lao động

+ Lắp đặt các thiết bị thông gió, tăng mức độ trao đổi khí trong khu vực làm việc

có nguy cơ rò rỉ hoá chất, giảm nồng độ của hoá chất

+ Sử dụng đúng chủng loại phương tiện bảo vệ cá nhân như: phương tiện bảo vệ cơquan hô hấp, găng tay, bao tay, kính, mũ, quần áo, giầy, ủng v.v…

- Biện pháp quản lý

+ Kiểm tra thường xuyên môi trường lao động và áp dụng hợp lý các biện pháp kỹthuật Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân, đặc biệt công nhân có tiếpxúc thường xuyên với hoá chất

+ Nâng cao nhận thức về sử dụng an toàn hoá chất cho người lao động

+ Dự phòng các biện pháp cấp cứu cần thiết khi xảy ra trường hợp bị nhiễm độc hoáchất

2.3.4 An toàn nổ

a Nơi có yếu tố nguy hiểm nổ

- Các cơ sở sản xuất, cung ứng và sử dụng các thiết bị áp lực như nồi hơi, nồi hấp,nồi chưng cất; bình chai khí nén; máy nén khí Các hệ thống ống dẫn môi chất có

áp suất cao như ống dẫn hơi, khí đốt

- Các đơn vị sản xuất và sử dụng các loại vật liệu nổ công nghiệp: thuốc nổ, kíp nổ,dây cháy v.v…

- Ngành công nghiệp xăng dầu, khí đốt ( kho tàng, cửa hàng, phương tiện vận tải vậnchuyển…)

Trang 19

b Nguy cơ nguy hiểm

- Nguy cơ nổ: Do xu thế cân bằng áp suất của các thiết bị chịu áp lực kèm theo sự

giải phóng năng lượng lớn, khi điều kiện độ bền của thiết bị không đảm bảo đã dẫnđến hiện tượng nổ Hiện tượng nổ TBAL có thể đơn thuần là nổ vật lý nhưng cũng

có khi là sự kết hợp giữa hai hiện tượng nổ xảy ra liên tiếp đó là nổ hoá học và nổvật lý (công sinh ra tăng hàng chục lần)

- Nguy cơ bỏng: Do những nguyên nhân khác nhau như xì hở môi chất, nổ vỡ thiết

bị, tiếp xúc với các bộ phận có nhiệt độ cao không được bọc hoặc hư hỏng cáchnhiệt, hoặc do vi phạm chế độ vận hành, vi phạm quy trình xử lý sự cố v.v đều cóthể dẫn tới hiện tượng bỏng (nóng hoặc lạnh)

- Cả hai nguy cơ nổ và bỏng không chỉ dẫn tới những sự cố, tai nạn trầm trọng đốivới con người, mà còn có thể gây ra những tổn thất to lớn về của cải, vật chất (máymóc, thiết bị; công trình xây dựng và môi trường )

c Các biện pháp phòng ngừa

- Đối với nồi hơi:

+ Phải thực hiện khai báo, đăng ký và xin cấp phép sử dụng theo đúng quy định vàchỉ được phép đưa v ào vận hành những nồi hơi nào đã được cấp giấy phép sửdụng Trong quá trình sử dụng phải tổ chức khám nghiệm kỹ thuật theo quy địnhhiện hành

+ Công nhân vận hành nồi hơi phải được đào tạo chuyên sâu về chuyên m ôn và kỹthuật an toàn, phải nắm chắc, đặc điểm, cấu tạo, quy trình vận hành, các dạng hưhỏng, sự cố thường gặp và cách xử lý Phải thực hiện nghiêm túc nội quy an toànvận hành nồi hơi

+ Công nhân vận hành cần phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ kiểm tra như: áp

kế, đồng hồ đo mức nước trong nồi hoặc thiết bị tự động báo hiệu mức nướctrong nồi đã cạn đến mức giới hạn và các cơ cấu an toàn như màng hay van antoàn Tất cả các dụng cụ cơ cấu này phải kiểm tra thường xuyên, bảo đảm hoạtđộng tốt và đạt cấp chính xác theo quy định

+ Nước cung cấp cho nồi hơi phải được xử lý lắng lọc, xử lý hoá học để loại thảitạp chất ngăn ngừa sự ăn mòn và đóng cặn trong nồi Độ cứng của nước cấpkhông được vượt quá tiêu chuẩn quy định

- Đối với bình (chai) chứa khí:

+ Các bình chứa khí phải có đầy đủ các dụng cụ cơ cấu an toàn: áp kế, van an toànv.v và bảo đảm hoạt động chính xác

+ Khi nạp khí hoá lỏng vào bình phải chừa lại một phần thể tích bình khoảng 10%.+ Không để các bình chứa khí ngoài nắng hoặc gần những nơi có ngọn lửa trần haycác nguồn nhiệt cao (khu vực hàn điện, hàn hơi, gần các lò đốt, nung, sấy ).+ Các bình chứa khi đặt đứng cố định phải để vào khung giá tránh đổ vỡ Khi vậnchuyển phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng tránh va xóc mạnh Tuyệt đốicấm mang vác trên người hoặc vần lăn trên sàn

Trang 20

+ Phải vận chuyển và chứa kho riêng cho các loại bình khác nhau.

+ Phải sơn và ghi rõ tên chất khí theo đúng quy định để tránh nạp khí nhầm lẫn

Ví dụ: - Bình axêtylen sơn màu trắng, ghi ký hiệu axêtylen màu đỏ

- Bình ôxy sơn màu sanh da trời, ghi ký hiệu ôxy màu đen

- Bình hydrô sơn màu xanh thẫm, ghi ký hiệu hydrô màu đỏ v.v

- Đối với máy nén khí:

+ Sử dụng máy nén khí phải tuân thủ các quy định trong quy trình an toàn laođộngbình chịu áp lực Máy nén khí phải có đầu đủ các thiết bị an toàn như áp kế,nhiệt kế, van an toàn, bộ phận tách dầu, bộ phận lọc khí trên măng sông hút khí

áp kế và van an toàn phải được định kỳ đăng kiểm so với mẫu

Áp kế: Phải có vạch đỏ trên thang chia độ để chỉ giới hạn cho phép Phải

nhanh chóng tắt máy khi kim chỉ quá vạch đỏ này áp kế phảithường xuyên kiểm tra và không được sử dụng áp kế khi không cókẹp chì hay bị vỡ mặt kính

Van an toàn: Van an toàn phải lắp ở thùng chứa khí nén và ở đầu của mỗi cấp

nén để tự động xả bớt hơi khi áp suất vượt quá giới hạn cho phép

Nhiệt kế: Để đo nhiệt độ khí nén và nước làm nguội.

+ Máy nén khi đặt ở ngoài trời phải có mái che mưa nắng, có biện pháp phòngcháy ống thải khí phải lắp ở vị trí tránh mặt trời chiếu trực tiếp vào, tránh bụikhói và hơi nước Phạm vi đặt ống phải được rào lại Cấm người không có nhiệm

vụ vào chỗ đặt máy Tuyệt đối cấm để các máy nén khí làm việc không có ngườigiám sát

+ Khi máy ngừng làm việc một thời gian dài, phải mở các vòi nắp và van an toàn,còn các bộ phận chuyển động phải bôi dầu mỡ

+ Cấm dùng xăng để rửa thành bình chứa, mà chỉ được dùng dầu hoả để rửa, khôngdùng dầu bẩn, cặn hoặc rẻ bẩn để lau chùi Sau khi rửa sạch, phải để cho bốc hơihết mới cho máy hoạt động

+ Hàng ngày phải thổi sạch dầu, nước và bùn ở các bộ phận tách nước

+ Các ống dầu phải lắp đặt sao cho có thể kiểm tra được dễ dàng Trường hợp chôncác ống dưới đất, phải làm hố kiểm tra ở các vị trí ống nới Cấm lắp đặt đườngống ở gầu ngọn lửa hở hoặc ở nơi có nhiệt độ cao

+ Sửa chữa, làm sạch máy nén, bình hơi và ống dẫn khí phải do công nhân có trình

độ nghiệp vụ thực hiện Trong thời gian lau chùi và sửa chữa phải có biện pháp

đề phòng máy chạy khởi động bất ngờ

+ Trước khi mở máy và sau khi dừng máy phải kiểm tra tất cả các bộ phận an toàn.Chỉ có những công nhân có chuyên môn mới được mở máy

+ Tại vị trí đặt máy phải treo, dãn bản nội quy hướng dẫn sử dụng máy và phải ghi

rõ áp suất và nhiệt độ cho phép tương ứng với áp suất ở mỗi giai đoạn Ngoài racòn phải có sổ theo dõi sự hoạt động của máy để công nhân điều khiển máy ghichép tất cả và đầy đủ những hiện tượng xẩy ra trong quá trình vận hành máy ởmỗi ca làm việc

Trang 21

+ Cấm đổ xăng, dầu máy, dầu hoả và các chất dễ cháy khác trong phòng đặt máy + Khi sử dụng các thiết bị điện ở máy nén khí phải tuân thủ đúng các quy định về

an toàn lao động lắp đặt và sử dụng điện trong thi công Phải thực hiện nối đấtcho máy nén khí và đường ống dẫn để đề phòng nổ do hiện tượng tĩnh điện

2.3.5 An toàn nhiệt

a Nơi có yếu tố nguy hiểm nhiệt

- Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, hoặc thấp như thi công xây dựng cầu,đường, làm việc trong các buồng kho đông lạnh bảo quản và chế biến thực phẩm

- Các khu vực sản xuất gia nhiệt ở các lò công nghiệp như lò nung, lò nhiệt luyện, lònấu kim loại …

- Hệ thống đường ống dẫn hơi khí nóng hoặc lạnh; hoá chất cháy ở điều kiện tựnhiên, các bộ phận sinh hơi và chứa hơi, các buồng đốt (than, dầu, ga …)

- Các công đoạn và nguyên công trong công nghệ hàn điện, hàn hơi, hàn plasma, rènnóng, đúc kim loại nấu chẩy v.v…

b Nguy cơ nguy hiểm

- Xì hở, rò rỉ các môi chất truyền thể hơi, khí, lỏng gây bỏng nóng hoặc lạnh đối với

- Trang bị cho người lao động đầy đủ các loại phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúngcác quy định hiện hành

2.4 Khái quát về đánh giá rủi ro an toàn máy-thiết bị

2.4.1 Các bước và nội dung cơ bản của vòng lặp đánh giá rủi ro

Đánh giá an toàn lao động dựa trên đánh giá rủi ro an toàn máy-thiết bị làphương pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng và cũng được quy định trong

Trang 22

các văn bản pháp quy kỹ thuật ở Việt Nam Tuy nhiên đây cũng là vấn đề kháphức tạp về mặt học thuật, cũng như nội dung phương pháp và vì vậy trong khuônkhổ của bài giảng sẽ chỉ giới thiệu khái quát, mang tính phương pháp luận nghiêncứu, mà trọng tâm là các bước cơ bản của vòng lặp đánh giá rủi ro (hình1), cùngvới nội dung các khối chức năng tương ứng:

Estimation

Risk

Evaluation

Risk Assessment

Dự đoán rủi ro

Ước lượng rủi ro

Phân tích rủi ro

rủi ro

Đánh giá rủi ro

Xác định các giới hạn của máy - thiết bị

Giảm rủi ro

Máy-Thiết bị

có an toàn không ?

Trang 23

- Rủi ro (Risk): Sự kết hợp khả năng có thể xẩy ra tổn hại và sự thiệt hại do tổn

hại đó gây nên.

- Tổn hại (Harm): Tổn thương đến cơ thể hoặc thiệt hại đến sức khoẻ con người,

hoặc thiệt hại về tài sản, hoặc môi trường

- Mối nguy hại (hazard): Nguồn (gây) tổn hại tiềm ẩn

- Tình huống nguy hại (hazardous situation) : Tình huống mà ở đó con người,

tài sản hoặc môi trường gặp một hoặc nhiều nguy hại

- Sử dụng máy-thiết bị : Là quá trình bao gồm các khâu như: thao tác, vận

hành, điều khiển; di chuyển, vận chuyển và bảo quản; lắp đặt, sửa chữa và bảobảo dưỡng

- Người sử dụng máy: Là một người, hoặc một nhóm người trực tiếp thao tác,

vận hành máy

- Khu vực làm việc: Phạm vi hoạt động của máy và làm việc của người sử dụng

máy

- Môi trường xung quanh: Phạm vi xung quanh khu vực làm việc.

b Nội dung các bước vòng lặp

Xác định các giới hạn của máy- thiết bị

Đánh giá rủi ro bắt đầu bằng việc xác định các giới hạn của máy và thiết bị cótính đến tất cả các giai đoạn trong chu kỳ tuổi thọ Điều này có nghĩa là các đặc tính vàtính năng của máy, thiết bị hoặc một loại máy trong một quá trình kết hợp nhữngngười có liên quan, môi trường và các sản phẩm cần được nhận biết dưới dạng các giớihạn của máy theo ba nhóm cơ bản sau

Các giới hạn “sử dụng” bao gồm việc sử dụng theo dự định và dử dụng sai quy cách

hợp lý thấy trước và cần tính đến các khía cạnh sau:

- Các chế độ vận hành máy khác nhau và các quy trình can thiệp khác nhau củangười sử dụng (bao gồm cả sự can thiệp cần thiết khi có trục trặc trong sử dungmáy)

- Việc sử dung máy (ví dụ trong công nghiệp, phi công nghiệp và gia đình) củanhững người được nhận diện bằng giới tính, tuổi tác, sử dụng tay thuận hoặc khảnăng hạn chế của cơ thể (ví dụ sức nghe hoặc nhìn bị suy yếu, kích cỡ người, sứclực) nếu không có thông tin riêng thì nhà sản xuất nên tính đến thông tin chung vềđông đảo những người sử dụng theo dự định (ví dụ các dữ liệu nhân trắc học thíchhợp)

- Các mức dự tính về đào tạo, kinh nghiệm hoặc khả năng của những người sử dụngnhư: ngườivận hành, nhân viên bảo dưỡng hoặc kỹ thuật viên, những người thựctập và những người học nghề, những người bình thường khác

- Sự phơi ra trước mối nguy hại gắn liền với máy của những người khác có thể thấytrước một cách hợp lý, bao gồm: Những người vận hành trong vùng lân cận, ví dụ,những người vận hành các máy liền kề (nghĩa là những người có thể nhận biết tốt

Trang 24

về các mối nguy hại riêng); Những người công nhân không làm việc trong vùng lâncận, ví dụ, những người làm công việc quản trị (là những người có sự hiểu biết chút

ít về các mối nguy hại riêng nhưng có thể có nhận biết tốt về các thủ tục an toàn tạichỗ, các đường đi được phép v.v ); Những người không ở trong vùng lân cận, ví

dụ, các khách thăm quan (những người có hiểu biết rất ít về các mối nguy hại củamáy hoặc thủ tục an toàn tại chỗ), những người bình thường bao gồm cả trẻ em nếucó

Các giới hạn “không gian” với các khía cạnh cần tính đến khi xem xét bao gồm

những vấn đề sau:

- Phạm vi chuyển động;

- Các yêu cầu không gian cho những người tương tác với máy, ví dụ, trong quá trìnhvận hành và bảo dưỡng;

- Sự tương tác của con người, ví dụ giao diện “người vận hành-máy”;

- Giao diện “máy-nguồn cung cấp năng lượng”

Các giới hạn “thời gian” với khía cạnh chủ yếu cần được xem xét là vấn đề “Giới hạn

tuổi thọ” của máy và/hoặc một số bộ phận của máy (ví dụ: dụng cụ, các chi tiết có thểmòn, các bộ phận điện-cơ…) có tính đến việc sử dụng sai quy cách hợp lý thấy trước

và các khoảng thời gian phục vụ (hoặc bảo dưỡng) được giới thiệu Ngoài ra một sốcác giới hạn khác cũng cần được quan tâm như: Môi trường-nhiệt độ nhỏ nhất và lớn

nhất được khuyến cáo; Mức độ yêu cầu về vệ sinh công nghiệp theo thời gian; Đặc

tính của vật liệu được gia công v.v…

Nhận biết mối nguy hiểm

Bước tiếp theo trong đánh giá các rủi ro của máy là nhận biết có hệ thống cácmối nguy hại hợp lý thấy trước được, các tình trạng nguy hiểm và/hoặc sự kiện nguyhại trong tất cả các giai đoạn trong chu kỳ tuổi thọ của máy và gồm:

có các bước để loại trừ chúng hoặc giảm các rủi ro Để hoàn thành việc nhận biết mốinguy hiểm này, cần nhận biết các hoạt động mà máy phải thực hiện và các công việc

mà con người tương tác với máy phải thực hiện, có tính đến các chi tiết và cơ cấu khácnhau hoặc các chức năng của máy, vật liệu được gia công nếu có, và môi trường sửdụng máy Việc nhận biết công việc nên quan tâm đến tất cả các công việc gắn liền vớitoàn bộ giai đoạn trong chu kỳ tuổi thọ của máy đã liệt kê ở trên Sự nhận biết côngviệc cũng được tính đến, nhưng không bị hạn chế các loại công việc sau:

Ngày đăng: 25/04/2020, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w