1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘMÔN BÓNG ĐÁ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT - ĐẠI HỌC HUẾ

69 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 821,5 KB

Nội dung

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤTBÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ MÔN BÓNG ĐÁ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KH

Trang 1

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ

MÔN BÓNG ĐÁ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT - ĐẠI HỌC HUẾ

MÃ SỐ: 2018-05

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TH.S: TRỊNH XUÂN HỒNG

HUẾ, 12/2018

Trang 2

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ

MÔN BÓNG ĐÁ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT - ĐẠI HỌC HUẾ

Mã số: 2018-05

TRỊNH XUÂN HỒNG

HUẾ, 12/2018

Trang 3

1 Thành viên tham gia:

Trang 4

PHẦN I:

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số vấn đề về GDTC ở các trường Đại học và Cao đẳng chuyên nghiệp

1.2 Xu thế, đặc điểm phát triển môn Bóng đá hiện đại

1.3 Ý nghĩa công tác huấn luyện thể lực cho VĐV Bóng đá.

1.4 Các quan điểm khoa học về sức mạnh tốc độ

1.4.1 Vai trò và ý nghĩa của tố chất thể lực nói chung và sức mạnh tốc độ nóiriêng trong Bóng đá

1.4.2 Khái niệm sức mạnh tốc độ

1.4.3 Cơ sở sinh lý và lý luận của sức mạnh tốc độ

1.4.3.1 Cơ sở sinh lý của sức mạnh tốc độ.

1.4.3.2 Cơ sở lý luận của sức mạnh tốc độ

1.4.4 Đặc điểm sinh lý khi sử dụng các bài tập sức mạnh tốc độ

1.4.5 Khuynh hướng giáo dục sức mạnh tốc độ

1.5 Đặc điểm giải phẩu, sinh lý lứa tuổi sinh viên

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm

2.1.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

2.1.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm

2.1.6 Phương pháp toán học thống kê

2.2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Giải quyết mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện sức mạnhtốc độ môn Bóng đá cho sinh viên chuyên ngành khoa GDTC - Đại học Huế

3.1.1 Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên Khoa GDTC

Trang 5

3.1.1.2 Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh tốc

độ cho sinh viên Khoa GDTC

3.1.2 Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinhviên Khoa GDTC

3.1.3 Đánh giá các phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ cho sinh viênchuyên ngành khoa GDTC - Đại học Huế

3.2 Giải quyết mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thốngbài tập phát triển sức mạnh tốc độ môn Bóng đá cho sinh viên chuyên ngành KhoaGDTC - Đại học Huế

3.2.1 Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viênchuyên ngành Khoa GDTC - Đại học Huế

3.2.1.1 Cơ sở lựa chọn bài tập

3.2.1.2 Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên ngànhKhoa GDTC - Đại học Huế

3.2.2 Tiến hành thực nghiệm

3.2.2.1 Xây dựng tiến trình thực nghiệm.

3.2.2.2 Tổ chức thực nghiệm

3.2.3 Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI

Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ (n=27)

Bảng 3.2 Kết quả xác định độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh tốc độ (n=12)

Bảng 3.3 Kết quả xác định tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh tốc độ (n=12).Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra thực trạng sức mạnh tốc độ của sinh viên Khoa GDTC

và U17 Huế (nA=15; nB =14)

Bảng 3.5 Kết quả thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ của một sốCLB trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế (n=10)

Bảng 3.6 Kết quả lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ môn bóng đá chosinh viên chuyên ngành Khoa GDTC - Đại học Huế (n=30)

Bảng 3.7 Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên sử dụng số buổi tập để phát triển sứcmạnh tốc độ trong 1 tuần (n=30)

Bảng 3.8 Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên thời gian cho một buổi tập sức mạnhtốc độ (n=30)

Bảng 3.9 Tiến trình thực nghiệm

Bảng 3.10 Kết quả sức mạnh tốc độ của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm - trướcthực nghiệm (nA=10, nB =10)

Bảng 3.11 Kết quả sức mạnh tốc độ của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm - sauthực nghiệm (nA=10, nB =10)

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện thành tích chạy tốc độ 30m của 2 nhóm trước và sauthực nghiệm

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện thành tích bật xa tại chỗ của 2 nhóm trước và sau thựcnghiệm

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện thành tích sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà5m của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.12 Kết quả tăng trưởng của 2 nhóm sau 3 tháng thực nghiệm

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ thể hiện nhịp tăng trưởng của 2 nhóm sau 3 tháng thực nghiệm

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC KÝ HIỆU DÙNG TRONG ĐỀ TÀI

Trang 9

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

Thể dục Thể thao là một bộ phận không thể thiếu được trong nền Giáo dục Xãhội Chủ nghĩa nhằm đào tạo và xây dựng con người mới phát triển toàn diện Thểdục Thể thao góp phần nâng cao sức khoẻ cho mọi người dân Sức khoẻ vốn quýnhất của con người, có sức khoẻ thì làm việc gì cũng không thấy khó Mặt khác Thểdục Thể thao còn nâng cao vị trí của một đất nước trên thế giới, mang lại tính đoànkết và sự hiểu biết giữa các dân tộc… Vì vậy, bất cứ quốc gia nào dù nhỏ hay lớn,

dù giàu hay nghèo…cũng đều chú trọng đến sự nghiệp phát triển Thể dục Thể thao.Nhận biết được tầm quan trọng của Thể dục Thể thao, ngay sau cách mạng tháng 8 năm

1945 thành công Hồ Chủ Tịch đã đề ra chiến lược về sức khoẻ, thể chất cho dân tộc Ngườinói “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng phải có sức khoẻmới thành công…” “…Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần,mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là làm cho cả nước mạnh khoẻ và vì thế luyện tập Thể dục,bồi bổ sức khoẻ, là bổn phận của mọi người dân yêu nước” Thực hiện theo lời kêu gọi củaBác Hồ toàn dân ta tích cực tham gia tập luyện Thể dục Thể thao dù đất nước vẫn trong cảnhbom đạn chiến tranh Ngày nay đất nước đang chuyển mình chiến tranh không còn nữa Đảng

và Nhà nước ta càng chú trọng đến sự nghiệp phát triển Thể dục Thể thao Khẩu hiệu “ Khoẻ

để xây dựng bảo vệ Tổ quốc” được nêu lên khắp mọi miền đất nước Tổng cục thể dục thểthao ngày nay cũng đủ thấy rằng thể dục thể thao đang có điều kiện rất tốt để phát triển

Trong những năm qua, nhất là những năm 2000 trở lại đây, một số môn Thểthao Việt Nam đã đạt được thành tích cao trong các cuộc tranh tài chính thức tại khuvực Đông Nam Á, Châu Á và Thế giới Thành tích khiêm tốn đó bước đầu đã đượctoàn xã hội thừa nhận, đánh giá cao, nhiệt tình ủng hộ, tự hào và hy vọng vào tươnglại thể thao Việt Nam Thành công đó do nhiều nguyên nhân, nhưng một trongnhững nguyên nhân cơ bản là: bước đầu đã hình thành được một hệ thống đào tạotài năng trẻ Thể thao theo quy trình huấn luyện và đào tạo hiện đại, khoa học màkhởi điểm là: Chương trình mục tiêu của ngành TDTT năm 1993 của Tổng cụcTDTT và tiếp tục là: “Chương trình thể thao quốc gia” của Uỷ ban TDTT nay làTổng cục TDTT Để phát huy hơn nữa vai trò của TDTT, căn cứ vào tình hình pháttriển chung của đất nước và phong trào TDTT hiện nay, Ban bí thư Trung ươngĐảng đã ra chỉ thị 36/TC – TW để chỉ đạo vai trò công tác TDTT trong giai đoạnmới, một trong các mục tiêu đề ra là: “Kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ quản lý,

Trang 10

cán bộ khoa học, giáo viên TDTT, huấn luyện viên TDTT … tạo điều kiện cho sựphát triển mạnh mẽ nền TDTT Việt Nam vào đầu thế kỷ 21” [59]

Một trong những môn Thể thao được mọi người ưu chuộng là Bóng đá Không ai có thểphủ nhận rằng bóng đá là môn thể thao hấp dẫn nhất trên thế giới Tập luyện bóng đá khôngnhững mang lại cho chúng ta sức khoẻ, một cơ thể cường tráng mà còn giúp ta rèn luyện ý chí,lòng quyết tâm, tính kỷ luật, sáng tạo, tinh thần đồng đội…những phẩm chất của con người mới

Xã Hội Chủ Nghĩa

Huấn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng của công tác huấn luyện bóng đá Trước đây vấn

đề thể lực của bóng đá được coi là đặc điểm xã hội và do đó mang tính chất đặc trưng của các nướckhác nhau Những năm 60 của thế kỷ này chỉ có một số nước như Anh, Tây Đức, Scốtlen chú trọngtới thể lực, nhiều người gọi là nền bóng đá sức mạnh Nhưng ngày nay đặc biệt là từ sau giải vô địchThế giới năm 1974 tất cả các nước có đội bóng mạnh đều chú trọng đến việc phát triển thể lực Lấyviệc phát triển thể lực là một trong những mục tiêu nhất của công tác huấn luyện

Nhiệm vụ của huấn luyện thể lực là nhằm phát triển song song giữa thể lựcchung và thể lực chuyên môn cho cầu thủ Tức là nhằm hình thành sự phát triểnđồng đều các yếu tố, nhanh, mạnh, bền, khéo léo, khả năng phối hợp vận động, đểtrên cơ sở đó nâng cao các hoạt động chuyên môn một cách có hiệu quả Như chúng

ta đều biết, giữa các tố chất thể lực của cơ thể bao giờ cũng có mối tương quan chặtchẽ Hầu như không thể phát triển tố chất này nếu thiếu các tố chất khác, và ngượclại…Ngoài ra giữa việc phát triển các tố chất thể lực với việc bồi dưỡng tinh thần,tâm lý cũng có mối quan hệ chặt chẽ Ví dụ khi tập sức bền, sức mạnh, thì vai trò ýchí, nghị lực là rất quan trọng [65]

Bóng đá Việt Nam vấn đề thể lực còn hết sức nan giải và còn nhiều công việcphải giải quyết Trong thời gian gần đây, tuy đã gặt hái được liên tiếp những kết quảđáng khích lệ nhưng đây chưa phải là cái đích mà chúng ta dừng lại ở đó Chứngkiến đội tuyển của chúng ta thi đấu, chúng ta luôn phải trả qua những giờ phút lo âukhi bị tấn công dồn ép Cầu thủ ta thể lực rất yếu, chỉ thi đấu tốt được hiệp 1, sanghiệp 2 dù có cố gắng đến mấy các cầu thủ vẫn phải “đi bộ” trên sân Như vậy chúng

ta thất bại trong các cuộc thi đấu lớn là một điều rất yếu

Ngày nay, bóng đá hiện đại càng đòi hỏi cầu thủ phải có thể lực thật tốt, dẻo dai

Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu tập luyện và thi đấu Thật vậy, một cầu thủ

có thể lực tốt biết phát huy khả năng đó trong khi có và không có bóng người đó

Trang 11

thực hiện được ý đồ chiến thuật một cách không mệt mỏi, luôn luôn đứng vữngtrước đối phương Hơn nữa có thể lực tốt, cầu thủ sẽ làm chủ được tinh thần trongnhững giây phút căng thẳng, đảm bảo hiệu suất thi đấu từ đầu đến cuối trận đấu Vìvậy, thể lực là một phần không thể tách rời cầu thủ bóng đá Không có thể lực thìcầu thủ không thực hiện tốt được các kỹ thuật và không ứng dụng được các bài tậpchiến thuật trong thi đấu.

Lobanovski - huấn luyện viên nổi tiếng của Liên Xô (cũ) và câu lạc bộ DinamoKiep (Ucraina) đã từng khẳng định: “ Tốc độ và thể lực mạnh, hơn bao giờ hết làhai khái niệm chủ yếu của bóng đá hiện đại Những cuộc đấu tay đôi trên sân cỏngày càng nhiều, bóng đá trở thành môn thể thao tiếp xúc Cầu thủ buộc phải rútngắn tối đa thời gian suy nghĩ trong tất cả các hành động và cử chỉ của mình bởi vìđối thủ đặt ra cho anh những vấn đề cần xử lý ngay…”, nhận định này đã được thực

tế chứng minh Ngày nay, đa số các đội bóng mạnh đều sử dụng lối đá “Pressing ”(có nghĩa là sức ép, áp lực) Các nhà chuyên môn khi nói đến “ Pressing ” là nói đếnlối chơi luôn tạo sức ép lên đối phương, luôn gây áp lực cho đối phương, luôn đẩyđối phương vào thế bị động Lối chơi này đòi hỏi các cầu thủ phải có sự phát triểntối ưu về thể lực, tốc độ và sự đa năng Mỗi đội bóng có càng nhiều các cầu thủ đápứng được yêu cầu trên thì hiệu suất thi đấu càng cao Tiêu biểu cho lối chơi này làcác đội bóng mạnh như Hà Lan, Anh, Pháp, Braxin, Achentina [5, 6]

Tố chất sức mạnh tốc độ là cơ sở cho vận động viên nắm vững kỹ năng vận động, nâng caothành tích vận động của vận động viên Các trận thi đấu bóng đá hiện nay mang tính quyết liệt,diễn ra với tốc độ nhanh yêu cầu mỗi vận động viên trên sân phải liên tục thực hiện những độngtác: Chạy, nhảy, dừng, xuất phát nhanh.v.v…, khắc phục quán tính và lực cản Ngoài ra còn đòihỏi cầu thủ phải hoàn thành các động tác kỹ thuật một cách nhanh chóng, chính xác như kỹ thuật

đá bóng, giữ bóng, dẫn bóng, sút cầu môn trong điều kiện có đối phương tranh cướp, cản phá.Chính vì vậy tố chất sức mạnh tốc độ đã trở thành một trong những thước đo trình độ huấn luyệnthể lực cho vận động viên Bóng đá

Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế được thành lập vào ngày 18 tháng 3 năm

2005 Nhiệm vụ của Khoa là đào tạo cử nhân sư phạm Giáo dục Thể chất, Cử nhânQuốc phòng - An ninh và giảng dạy Giáo dục Thể chất cho sinh viên Đại học Huếtrong khu vực miền trung Tây Nguyên Trong chương trình đào tạo, bóng đá là môn

mà sinh viên chuyên ngành bắt buộc phải học trong hai kỳ, tổng thời lượng là 60

Trang 12

-90 tiết học Song song với việc học và thi kết thúc học phần, hàng năm sinh viên còn được tham giarất nhiều giải Bóng đá do Khoa tổ chức, Đại học Huế tổ chức và cao hơn là giải Bóng đá sinh viêntoàn quốc tranh cup Viettel Là cán bộ trực tiếp giảng dạy cũng như huấn luyện Bóng đá cho singhviên, cá nhân tôi nhận thấy vấn đề thể lực của sinh viên qua các giải còn rất nhiều hạn chế Mấy nămnay sinh viên Đại học Huế tham gia giải bóng đá sinh viên toàn quốc không có được kết quả cao,điều này một phần lớn là do thể lực không đảm bảo Chúng tôi nhận thấy khoảng 2/3 thời gian trậnđấu 80 phút trở về sau các em giảm sút thể lực nghiêm trọng, và bàn thua thường dễ đến trong thờiđiểm này Vì vậy, một vấn đề đặt ra là phải làm sao nâng cao được thể lực cho sinh viên để các emđảm bảo thể lực tốt cho một trận đấu cũng như toàn giải đấu Trong đó việc nâng cao sức mạnh tốc

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm mục đích phát triển sức mạnh tốc độ chosinh viên chuyên ngành Khoa Giáo dục Thể chất, góp phần nâng cao chất lượng tập luyệnmôn bóng đá cho sinh viên, từng bước nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như công tác huấnluyện tại đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ môn Bóng đá cho sinh viên chuyên ngành Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế

* Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống các bài tập phát triển tố chấtsức mạnh tốc độ của sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất đề tài tiến hành lựa chọn hệ thốngcác bài tập phát triển sức mạnh tốc độ và các test đánh giá cho đối tượng nghiên cứu phù hợpvới điều kiện thực tiễn của Khoa Đồng thời thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm, đề

Trang 13

tài tiến hành kiểm nghiệm và xác định hiệu quả hệ thống các bài tập đã lựa chọn trong thựctiễn công tác giảng dạy, huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho sinh viên Khoa trong quátrình học tập tại đây, đồng thời bổ sung thêm nguồn tài liệu chuyên môn cần thiết trong côngtác giảng dạy và huấn luyện cho các Trường, các Trung tâm đào tạo trên cả nước

* Mục tiêu nghiên cứu.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên đề tài xác định giải quyết các nhiệm

vụ nghiên cứu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện sức mạnh tốc độ

môn Bóng đá của sinh viên chuyên ngành khoa GDTC - Đại học Huế

Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh

tốc độ môn Bóng đá cho sinh viên chuyên ngành Khoa GDTC - Đại học Huế

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh môn bóng đá chođối tượng nghiên cứu, đồng thời thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thựctiễn công tác huấn luyện sức mạnh, kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ này chính làviệc lựa chọn, ứng dụng và kiểm nghiệm hiệu quả hệ thống các bài tập chuyên mônphù hợp với điều kiện thực tiễn tại Khoa nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trongmôn bóng đá cho sinh viên chuyên ngành Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế

Trang 14

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục Thể chất ở các trường Đại học và Cao đẳng chuyên nghiệp.

Đảng và nhà nước luôn luôn nhất quán về mục tiêu công tác giáo dục thể chất(GDTC) và thể dục thể thao trong trường học là nhằm góp phần thực hiên mục tiêuđào tào đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, quản lý kinh tế và văn hóa xã hội, pháttriển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và

có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Đẩy mạnh công tác Giáo dục Thể chất và Thể thao trường học, bảo đảm yêu cầuphát triển toàn diện, góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Việt Nam, làm nềntảng cho phát triển thể thao thành tích cao và xây dựng lối sống lành mạnh trong tầnglớp thanh, thiếu niên

Chú trọng công tác giáo dục thể chất và phong trào Thể thao trong trường họccác cấp; đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp vớithể chất học sinh, sinh viên Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoạikhoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt

Trong đó, các nhiệm vụ cụ thể: Tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính

khóa; Đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thểchất học sinh Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với cáctiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt; kết hợp đồng bộ y tế học đường với dinh dưỡnghọc đường

Xây dựng hệ thống các trường, lớp năng khiếu Thể thao, đẩy mạnh công tác đàotạo, bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia; Phát triển TDTT ngoại khóa, xâydựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học; khuyến khích học sinh tham giahoạt động ngoại khóa trong các CLB, các lớp năng khiếu thể thao Củng cố và pháttriển hệ thống thi đấu thể dục thể thao giải trí thích hợp với tưng cấp học, từngvùng, địa phương

Trang 15

Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo có sơ sở vật chấtđáp ứng hoạt động TDTT trường học theo quy chuẩn quốc gia.

Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên,hướng dẫn viên TDTT; đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng

cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo Hỗtrợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện thể dục thể thao, hướng dẫn viênTDTT cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộcdiện khó khăn theo quy định của Nhà nước

Tăng cường công tác đào tạo giáo viên TDTT, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động ngoạikhóa cho hướng dẫn viên TDTT; tăng cường công tác giáo dục, truyền thông trong giáo dục thểchất và hoạt động thể thao trường học

Căn cứ vào mục tiêu trên, GDTC và TDTT trường học phải giải quyết 3 nhiệm

vụ sau đây:

- Góp phần xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉluật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác rèn luyện thân thể, sẵnsàng thực hiện lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phươngpháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một số môn thểthao thích hợp Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để rènluyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt đông thểTDTT của nhà trường và xã hội

- Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực cho sinh viên, phát triển cơthể hài hòa, cân đối, rèn luyện thân thể, đạt những tiêu chuẩn thể lực quy định

1.2 Xu thế, đặc điểm phát triển môn Bóng đá hiện đại.

Đối với một số môn thể thao cá nhân, chúng ta thường thấy có một số đòi hỏimang tính chất quyết định về năng lực Thí dụ: Với môn chạy cự ly ngắn thì sứcnhanh là một năng lực “quyết định”, thiếu nó chắc chắn ta không thể đào tạo đượcVĐV chạy tốc độ Đối với môn Bóng đá - môn chơi tập thể có hoạt động rất đadạng - thì có đòi hỏi khác Với VĐV Bóng đá đòi hỏi phải có nhiều yếu tố mangtính “quyết định” cùng đồng thời xác định trong nội dung tuyển chọn ban đầunhưng đồng thời cũng có nghĩa là có thể có yếu tố này “yếu hơn” sẽ được các yếu tố

Trang 16

năng lực khác “bù lại” Vấn đề chính ở đây lại là: Với năng lực trội nào để có thểphát triển các năng lực có khả năng “bù lại” đó cho hợp lý Tính chất “thích hợp”trong tuyển chọn VĐV bóng đá là rất quan trọng Ở đó có một số yếu tố cần chú ý:

- Các dấu hiệu vận động (đó là về mức độ thực hiện kỹ thuật động tác, mức độhiểu biết cách chơi bóng và các khả năng thể chất)

- Mức độ thích hợp về sinh lý (đó là về tình trạng hoạt động của các cơ quantuần hoàn - hô hấp, độ phát triển của hệ vận động…)

- Mức độ thích hợp về tâm lý (lòng yêu thích, độ bền vững tâm lý…)

- Yếu tố thể hình (cao, cân nặng, dài thân…)

Cần xác định triển vọng phát triển môn Bóng Đá theo kết quả các trận thi đấulớn như: Vô địch thế giới, Vô địch Châu âu, Đại hội Olimpic các cấp khác nhau.Phân tích các cuộc thi đấu như vậy trong các năm từ 2000 đến nay cho phép ta thuđược các thông tin sau: Trong môn Bóng đá hiện đại, sự tranh giành ưu thế vềkhông gian và thời gian sẽ ngày càng gay gắt hơn Giá trị lối chơi tập thể dựa vào sự

mở rộng khả năng của từng VĐV thi đấu có hiệu quả trong bất kỳ vị trí nào trênsân, cũng như sự phối hợp tốt nhất những phẩm chất cá nhân của cầu thủ trong độiđược nâng cao Ví dụ: Bóng đá - tính chất toàn diện được thể hiện trong thi đấu củađội tuyển Hà Lan (giải vô địch Thế giới năm 1974) VĐV toàn diện là người biếtchơi tốt ở bất kỳ khu vực nào của sân, cả trong phòng thủ cũng như tấn công

Ngày nay, người ta đã sử dụng máy quy video “lựa chọn” có sự giúp đỡ của máy tính để ghi lạitoàn bộ hoạt động của các VĐV trên sân trong lúc thi đấu Bằng kỹ thuật này, Ông Ohachi (1985) đãthu lại toàn bộ di chuyển của các VĐV bóng đá và đã đưa ra số liệu của từng VĐV cụ thể trong mộttrận đấu như sau: Tổng quãng đường di chuyển của hậu vệ là 9,303m; của tiền vệ là 11,601m; củatiền đạo là 10,387m

Ngoài hệ thống quy video, hiện nay các nhà chuyên môn còn sử dụng kỹ thuật siêu âmđược nối với máy tính qua bộ biến đổi ở các góc sân Sự thay đổi tọa độ (theo tốc độ, hướng

và độ dài) quá trình di chuyển của VĐV liên tục được thu lại

1.3 Ý nghĩa công tác huấn luyện thể lực cho VĐV Bóng đá.

Thể thao hiện đại nói chung và trong Bóng đá nói riêng đòi hỏi VĐV phải pháttriển cao các năng lực tương ứng Phát triển năng lực của VĐV, đó là một quá trìnhliên tục có hệ thống trong nhiều năm và được thể hiện thông qua 4 yếu tố: kỹ thuật,

Trang 17

thể lực, chiến thuật, tâm lý, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng tạo thành trình

độ huấn luyện của VĐV hay nói một cách khác tạo nên thành tích Thể thao

Huấn luyện kỹ thuật thể hiện trong sự thống nhất với huấn luyện thể lực cho VĐV Nếuhuấn luyện thể lực đảm bảo cho VĐV có một mức độ cần thiết để điều khiển có ý thức các

tố chất thể lực thì huấn luyện kỹ thuật dạy cho VĐV phương pháp sử dụng các phẩm chất đótrong các điều kiện cụ thể của hoạt động vận động

Có thể nói huấn luyện thể lực trong thể thao tạo nên VĐV, còn huấn luyện kỹ thuật là trang bị choVĐV những phương tiện tin cậy để đấu tranh với những trở ngại khác nhau nhằm đạt mục đích.Những phương tiện (kỹ thuật) đó trong thể thao mang tính đặc thù và được tạo bởi sự nỗ lực chungcủa huấn luyện viên (HLV) và VĐV

Thành tích Thể thao trong môn Bóng đá là tổng hợp của những yếu tố hợp thành,nên không thể coi nhẹ bất kỳ một yếu tố nào mà phải phát triển đồng bộ và toàndiện Một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác huấn luyện và đào tạo VĐV trẻ

là phải phát triển toàn diện các yếu tố thể lực Ngày nay, người ta coi quá trình huấnluyện này là một quá trình diễn ra liên tục nhiều năm, có sự điều khiển nên sự pháttriển tố chất thể lực cho VĐV Bóng đá cũng phải nằm trong tiến trình đó

Huấn luyện thể lực trong Bóng đá là một quá trình sư phạm mang tính giáo dụccao, được thực hiện trong sự thống nhất với các mặt như: Giáo dục, đạo đức, ý chí,thẩm mỹ, năng lực tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật thi đấu Việc xem xét huấn luyệnkhông chỉ từ góc độ nâng cao thành tích thể thao mà còn ở cả sự phát triển thể chất,củng cố sức khỏe, chuẩn bị cho con người (người tập) có khả năng sẵn sàng cao đốivới lao động và bảo vệ Tổ quốc

Mục đích của huấn luyện thể lực là để nâng cao thành tích thể thao Song về bảnchất, mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái chức năng cấutạo của nhiều cơ quan và hệ thống cơ thể Quá trình tập luyện để phát triển các tốchất thể lực cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng giữ vai tròchủ yếu trong hoạt động cơ bắp

Mặt khác, quá trình huấn luyện phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng lứa tuổi của VĐV vàđặc thù môn thể thao mà sử dụng các biện pháp, phương pháp, phương tiện cho phù hợp Cónhư vậy, quá trình huấn luyện thể lực mới đạt hiệu quả

Huấn luyện thể lực là một quá trình tác động thường xuyên, liên tục và theo khoa học lên cơthể VĐV, quá trình tác động sâu sắc đến hệ thần kinh, tim mạch, cơ bắp cũng như đối với các cơ

Trang 18

quan nội tạng của con người Vì vậy, muốn có thành tích xuất sắc trong một môn thể thao nào,trước tiên phải có tố chất thể lực phát triển phù hợp với yêu cầu chuyên môn của môn thể thao

đó Song các mặt không được coi nhẹ như: kỹ - chiến thuật, tâm lý, ý chí…

1.4 Các quan điểm khoa học về sức mạnh tốc độ.

1.4.1 Vai trò và ý nghĩa của tố chất thể lực nói chung và sức mạnh tốc độ nói riêng trong Bóng đá.

Ngày nay, đời sống hằng ngày được nâng cao thì phong trào TDTT ngày càngđược quan tâm và phát triển Thể thao là một món ăn tinh thần không thể thiếu đượctrong xã hội ngày nay Nhưng để đạt được kết quả cao trong tập luyện và thi đấu đốivới một VĐV thì vấn đề thể lực là không thể thiếu được Do đó, thể lực bao giờcũng được quan tâm và được đặt lên hàng đầu trong công tác huấn luyện TDTT

Để đạt được thành tích trong thi đấu thể thao thì VĐV ngoài việc trang bị cho mình về mặt tâm

lý kỹ chiến thuật thì vấn đề thể lực cũng là một vấn đề quan trọng quyết định đến thành công củaVĐV Khi khoảng cách chiến thuật ngày càng được thu hẹp thì yếu tố thể lực sẽ quyết định thắngbại trong thi đấu

Ngày nay, các trận thi đấu Bóng đá diễn ra với nhịp độ cao, các VĐV muốn hoànthành tốt nhiệm vụ mà ban huấn luyện đề ra và thực hiện tốt các kỹ thuật đòi hỏi cáccầu thủ phải có một thể lực tốt

Bóng đá hiện đại mang tính chất thể lực đòi hỏi VĐV phải hoàn thành khốilượng vận động lớn như chạy tốc độ sử dụng hàng loạt các động tác kỹ thuật tranhcướp với đối phương Vì vậy, thể lực là một vấn đề không thể thiếu trong Bóng đá.Thể lực của các cầu thủ được thể hiện ở những pha tranh cướp bóng, tỳ đè chạy tốc

độ, thực hiện các kỹ thuật nếu các cầu thủ không có thể lực tốt sẽ ảnh hưởng tới kếtquả của trận đấu

Chính vì vậy, trong công tác huấn luyện Bóng đá ngoài việc trang bị cho các cầuthủ về mặt tâm lý, kỹ chiến thuật các huấn luyện viên cần quan tâm đến việc huấnluyện thể lực cho VĐV thông qua việc huấn luyện thể lực sẽ làm phát triển toàndiện các tố chất như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo và nâng caonăng lực hoạt động

* Vai trò và ý nghĩa của sức mạnh tốc độ trong Bóng đá.

Sức mạnh là một tố chất thể lực rất quan trọng của mỗi cầu thủ Bóng đá, là mộtyếu tố dẫn đến sự thành công hay thất bại của một đội bóng Trong hoạt động và thi

Trang 19

đấu có nhiều trở ngại cần vượt qua như trọng lượng của cơ thể, của trái bóng, sựtruy cản của đối phương Mọi hoạt động trong Bóng đá đều cần đến sức mạnh, sứcmạnh trong bóng đá được thể hiện: chuyền bóng, đánh đầu, sút bóng, ngay cả trongcông tác phòng thủ cũng đòi hỏi sức mạnh cao hơn… Vì vậy, có thể nói sức mạnh

có vai trò quan trọng để VĐV có thể thực hiện tốt được các động tác kỹ thuật trongBóng đá một cách chính xác

Là một tố chất quan trọng của VĐV Bóng đá, nhất là sức mạnh tốc độ tạo choVĐV đủ năng lực thực hiện ý đồ chiến thuật trong tập luyện và thi đấu, tạo ra sự bấtngờ cho đối phương, nâng cao hiệu quả thành tích thi đấu

Thực tiễn đã cho chúng ta thấy những đội bóng hàng đầu thế giới như: Brazin, Anh, Đức,

Hà Lan… các VĐV đều có trình độ phát triển sức mạnh rất cao Từ đó, giúp họ không nhữngchiếm lĩnh được không gian, thời gian, thực hiện được những động tác khó gây bất ngờ chođối phương và đạt hiệu quả cao trong động tác sút bóng, sút cầu môn Điều đó giải thích tại saohiệu suất ghi bàn của họ rất cao

Tóm lại, sức mạnh đặc biệt là sức mạnh tốc độ là một trong những yếu tố quantrọng hàng đầu trong tập luyện, thi đấu và nâng cao thành tích Bóng đá Chính vìvậy mà nhiều chuyên gia, HLV bóng đá đều coi trọng huấn luyện sức mạnh choVĐV của họ

1.4.2 Khái niệm sức mạnh tốc độ.

Khi nghiên cứu về sức mạnh tốc độ có rất nhiều nhà khoa học TDTT cho rằng:Sức mạnh là khả năng của con người sinh ra lực cơ học bằng sự nỗ lực của cơ bắp.Nguyễn Toán cho rằng: sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực và khắc phục mộttrọng lượng nào đó với tốc độ nhanh nhất hay sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lựctrong động tác nhanh và thời gian ngắn

Theo quan điểm của Zaxiorski: Sức mạnh tốc độ là loại sức mạnh được quyếtđịnh bởi gia tốc và khối lượng cố định vì lực cơ học là: F=m.a

Rõ ràng sức mạnh tốc độ được cấu thành bởi tốc độ thực hiện động tác (gia tốc)

và trọng lượng của vật chịu tác động (có khối lượng m)

Theo quan điểm lý luận thì sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục lực cản vớitốc co cơ cao của VĐV Sức mạnh tốc độ có thể xác định thành tích trong các mônthể thao hoạt động không chu kỳ như: Trong các động tác (đá, đấm) của các mônthể thao thi đấu đối kháng hoặc trong các môn bóng như: Bóng ném, Bóng đá Đối

Trang 20

với các môn hoạt động có chu kỳ, khi thực hiện tăng tốc của VĐV chạy cự ly ngắn,đua xe đạp…

Trong Thể thao vai trò của sức mạnh tốc độ chiếm vị trí rất quan trọng, sức mạnh tốc

độ là hai yếu tố quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV Nó được thể hiện rõ trong cácmôn thể thao như: chạy, nhảy, các môn ném đẩy Bóng đá là môn thể thao mà hoạt động

về kỹ chiến thuật khá cao nó đòi hỏi sự phụ thuộc khi phối hợp thực hiện phải đảm bảo haiyếu tố nhanh và mạnh, có như vậy mới tạo được kẽ hở và sự kết hợp trong tấn công đảmbảo mang lại hiệu quả tốt trong thi đấu Thông thường để phát huy tốc độ cao nhất conngười phải khắc phục lực cản bên ngoài khá lớn Trong trường hợp đó để phát huy tốc độthì phụ thuộc vào cơ bắp

Sự phát triển sức mạnh tốc độ không ngừng nâng cao tốc độ co cơ mà còn nâng cao sứcmạnh tối đa của VĐV Tốc độ vận động cao thì phải phù hợp với huấn luyện sức mạnh tối

đa và sức mạnh nhanh với nhau, đó là một phương pháp huấn luyện rất quan trọng Việchuấn luyện này phải đảm bảo một cách tốt nhất về năng lực sức mạnh tối đa thành năng lựcsức mạnh tốc độ Vì vậy mà huấn luyện sức mạnh tốc độ yêu cầu phải chính xác về tất cả kỹthuật động tác, đó là điều kiện quan trọng nhất cho việc sử dụng sức mạnh tốc độ có hiệuquả hợp lý và tránh sự tiêu phí năng lượng cho các hoạt động thừa không hợp lý

Trong Bóng đá các động tác như: bật nhảy, sút bóng, phòng thủ Phản côngnhanh, đột phá đều sử dụng đến sức mạnh tốc độ, sức mạnh tối đa vào các tìnhhuống và thời điểm để tạo thuận lợi cho chiến thắng Trên thực tế, để có hiệu quảtrong thi đấu thì VĐV cần phải tạo ra những lực nhanh, mạnh và bất ngờ để tạo ramột tổng hợp lực cực kỳ lớn với tốc độ nhanh Nhưng cũng phải tính đến một khảnăng là đơn vị sợi cơ và các nhóm cơ tham gia vào hoạt động đó, khả năng tạo nênnhững hưng phấn, kích thích cao và hợp lý là một yếu tố có lợi cho VĐV đi thi đấu.Thực tế cho thấy đặc trưng của sức mạnh tốc độ được thể hiện ở:

- Cường độ hoạt động cao

- Thời gian hoạt động cho mỗi lần thực hiện khoảng phần của giây tổng thờigian thực hiện ngắn

- Khối lượng nhỏ, số lần lặp lại ít

- Quãng nghỉ ngắn

1.4.3 Cơ sở sinh lý và lý luận của sức mạnh tốc độ.

1.4.3.1 Cơ sở sinh lý của sức mạnh tốc độ.

Trang 21

Sức mạnh tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất Yếu

tố quyết định của tốc độ là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ Độlinh hoạt của quá trình thần kinh thực hiện khả năng biến đổi nhanh chóng giữahưng phấn và ức chế trong các trạng thái thần kinh

Tốc độ co cơ phụ thuộc vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm trong bó cơ tronghoạt động TDTT, sức mạnh với tốc độ có liên quan mật thiết với nhau, mức độ pháttriển ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ hay sự riêng lẻ mà còn phụ thuộc vào sự phối hợpgiữa hai tố chất, các hoạt động như vậy gọi là hoạt động của sức mạnh tốc độ

* Hệ tim mạch: trong các bài tập sức mạnh tốc độ hệ máu của VĐV hầu như

không có biến đổi gì rõ rệt nhưng tần số tim của VĐV tăng lên rất cao khi thực hiệncác bài tập sức mạnh tốc độ (140-150 lần/phút)

* Hệ thần kinh: quá trình thần kinh có tính linh hoạt cao do hoạt động thay đổi giữa cơ đối kháng

và cơ rút, cần sự thay đổi giữa quá trình hưng phấn và ức chế ở trung khu vận động vỏ não cho nênnâng cao được tính linh hoạt của quá trình thần kinh

* Hệ hô hấp: là lượng oxy/phút lớn bởi vì cường độ tối đa nhưng do thời gian hoạt động tối đa

ngắn nên sự thiếu oxy không nhiều, tần số hô hấp tăng lên không đáng kể Sau khi đã kết thúc hoạtđộng thể tích hô hấp và hấp thụ oxy tăng lên ít nhiều

* Hệ vận động: do quá trình hưng phấn của VĐV cao nên đòi hỏi chức năng hoạt

động ở cơ quan vận động rất cao, thời trị cơ bắp ngắn, thời trị cơ co giãn và cơ đốikháng giống nhau

* Huyết áp: khi tập các bài tập sức mạnh tốc độ thì huyết áp của các VĐV cũng tăng

lên nhưng tốc độ tăng không cao lắm Huyết áp tối đa 150-160mmHg

1.4.3.2 Cơ sở lý luận của sức mạnh tốc độ.

Cũng giống như huấn luyện các loại sức mạnh khác (sức mạnh bột phát, bền )

sự phát triển của sức mạnh tốc độ đòi hỏi không ngừng nâng cao sức mạnh tối đa.Thông thường để phát huy tốc độ cao nhất con người phải khắc phục lực cản bênngoài khá lớn Trong trường hợp đó để phát huy tốc độ thì phụ thuộc vào cơ bắp

Sự phát triển sức mạnh tốc độ không ngừng nâng cao tốc độ co cơ mà còn nângcao sức mạnh tối đa của VĐV Tốc độ vận động cao thì phải phù hợp với huấnluyện sức mạnh tối đa và sức mạnh nhanh với nhau đó là phương pháp huấn luyệnrất quan trọng Việc huấn luyện này phải đảm bảo một cách tốt nhất về năng lực sứcmạnh tối đa thành năng lực sức mạnh tốc độ Vì vậy mà huấn luyện sức mạnh tốc

Trang 22

độ yêu cầu phải chính xác về tất cả kỹ thuật động tác đó là điều quan trọng nhất choviệc sử dụng sức mạnh tốc độ có hiệu quả hợp lý và tránh sự tiêu phí năng lượngcho các hoạt động thừa.

Do tác dụng của huấn luyện sức mạnh tốc độ phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấntối ưu của hệ thần kinh trung ương Bởi vậy, người ta tiến hành nó trong điều kiện

cơ thể mệt mỏi

Nếu phát triển năng lực sức mạnh tốc độ cho các động tác có chu kỳ có thể theonguyên tắc hướng tới tần số động tác về phương pháp tổ chức huấn luyện theo trạm

và tập luyện các tổ hợp bài tập đến phải sắp xếp phù hợp

* Đặc điểm chọn lực đối kháng trong các bài tập sức mạnh tốc độ

Dựa trên cơ sở lý luận và học thuyết chuyên ngành huấn luyện cho thấy sức mạnh là khảnăng khắc phục lực đối kháng bên ngoài nhờ sự nỗ lực của cơ bắp

Cơ chế sinh lý điều hoà sức mạnh và sự phát sức mạnh tốc độ cơ sở khoa học Lực tối đa

mà con người sản sinh ra một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của động tác khả năng thuhút các nhóm cơ lớn nhất tham gia hoạt động của từng nhóm cơ lớn nhất tham gia hoạt độngcủa từng nhóm cơ riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng Mức độ hoạt động của cơ được quyđịnh bởi 2 nhân tố:

- Xung động từ các nơron thần kinh vận động trong vùng trước của tuỷ sống đến cơ

- Phản ứng của cơ tức là do nó sinh ra để đáp ứng lại xung động thần kinh Nếulực cơ phát huy khoảng 20-80% khả năng tối đa của nó thì cơ chế điều hoà số lượngsợi cơ có ý nghĩa cơ bản điều đó có ý nghĩa nội lực kích thích nhỏ thì chỉ có số ít sợi

cơ hoạt động tích cực trong trường hợp do lực co cơ phát huy tối đa có thể xảy ra 1cách điều hoà thứ ba đồng bộ hoá hoạt động, các sợi cơ ở những người hoạt độngkhông quá 20% xung động là đồng bộ hoá với nhau Cùng với sự phát triển trình độtập luyện khả năng điều hoà đồng bộ cũng tăng lên rất nhiều

Để rèn luyện sức mạnh người ta sử dụng các bài tập sức mạnh tức là tác độngvới lực đối kháng Căn cứ vào tính chất lực đối kháng, các bài tập sức mạnh đượcchia thành:

- Các bài tập với lực đối kháng bên ngoài.

- Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể.

Trang 23

Sức mạnh tốc độ của VĐV bóng đá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó pháttriển và hoàn thiện yếu tố thiết diện, các yếu tố điều hoà giữa các nhóm cơ có ýnghĩa chủ đạo.

Tóm lại, từ những vấn đề nêu trên chúng ta có thể nói rằng để phát triển sức mạnh tốc độ đốivới VĐV môn Bóng đá có thể sử dụng đa dạng các bài tập khác nhau Các bài tập có chu kỳ nhưchạy, bơi đều có thể sử dụng để phát triển sức mạnh tốc độ song phải thực hiện với tốc độ giới hạntrên các đoạn ngắn

1.4.4 Đặc điểm sinh lý khi sử dụng các bài tập sức mạnh tốc độ.

Nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể hoạt động là axit adrenalin triphốtphát (ATP) Sự phânhuỷ ra ATP là không giới hạn cho phép tạo ra năng lượng nhất định Dự trữ ATP trong tế bào cơkhông lớn để tiếp tục làm việc phải thường xuyên tái tổng hợp ATP trong quá trình hoạt động, nótồn tại theo 3 con đường khác nhau về tốc độ, thời gian cho năng lượng, công suất và dung dịch

Ở các bài tập với công suất tối đa, sự co cơ tạo ra một lực lớn kết hợp với tần số tác động rấtcao Hoạt động này làm số lượng hồng cầu và Hêmôglôbin trong máu hơi tăng Glucô trong máucũng tăng lên đến 180-200mmHg hoặc không thay đổi thể tích tâm thu và thể tích lưu lượng phúttăng lên rất nhiều Khả năng hấp thụ oxy của cơ thể trong điều kiện bình thường khoảng 250-300ml/phút khi hoạt động khả năng hấp thụ oxy tăng dần cùng với công suất hoạt động và có thểđạt tới trị số tối đa VO2 max

Để đạt được thành tích sút bóng, sự phát triển sức mạnh tốc độ không chỉ làm tăng tốc độ

co cơ mà còn làm nâng cao sức mạnh tối đa Tốc độ vận động tối ưu thì phải phù hợp với huấnluyện sức mạnh tốc độ, sức nhanh Việc huấn luyện này phải đảm bảo một cách tốt nhấtchuyển năng lực sức mạnh tối đa thành năng lực sức mạnh nhanh Vấn đề sử dụng tỷ lệ huấnluyện sức mạnh nhanh cho các môn thể thao riêng biệt trong mối quan hệ này được dẫn chứngbằng phương trình Hill Phương trình này được suy ra từ sự cân bằng năng lượng của giaiđoạn cơ sở: Hill (1938) đã lập trình cơ bản của động lực cơ bắp như sau:

(P+a).(v+b)= (P0+a).b=kTrong đó: - p là sức mạnh được biểu hiện

Trang 24

những điều kiện đẳng trường những hằng số của động tác thường gặp trong thựctiễn giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao được biểu diễn bằng những điểm khácnhau trên đường cong biểu diễn mối quan hệ phụ thuộc vào sức mạnh tốc độ Nếutích số p và v không đổi thì hệ thần kinh cơ có thể luôn luôn tạo thành tích như nhau

mà không phụ thuộc độ lớn ngoại lực điều này ra chậm hơn khi có ngoại lực lớn Từ

đó suy ra phương pháp huấn luyện sức mạnh là cần phải nâng cao thành phần sứcmạnh một cách có trọng tâm tuỳ theo nhu cầu ở đây cần quan tâm đến những yêucầu thi đấu, chuyên môn, nếu tiến hành huấn luyện sức mạnh với lực cản bên ngoàilớn thì sẽ nâng cao được sức mạnh tối đa Với tốc độ co cơ khi cần thiết một độngtác nhanh lực cản bên ngoài, từ đó suy ra cần phát triển sức mạnh nhanh trong huấnluyện VĐV trẻ Bên cạnh đó, tốc độ tối đa cũng cần thiết khắc phục nhanh chóngcác lực cản bên ngoài tương đối lớn được nâng cao trước hết là các hình thức củalượng vận động huấn luyện sức mạnh nhanh trong quá trình phát triển thành tíchnên áp dụng các hình thức vận động của huấn luyện sức mạnh tối đa để tiếp tụcnâng cao sức mạnh thì cũng phải cố gắng đạt được sự phát triển sức mạnh Songsong với việc sắp xếp chính xác tất cả các điều kiện quan trọng nhất giúp cho việc

sử dụng sức mạnh nhanh có hiệu quả hợp lý và tránh được sự tiêu phí về nănglượng cho các hoạt động không hợp lý, do đó Gundlach yêu cầu một cách có căn cứrằng tất các sức mạnh thể chất và tâm lý phải sử dụng hoàn toàn từ đầu cho cuốiđoạn được tăng tốc độ với ý nghĩa một sự co cơ bột phát vì tác dụng huấn luyện sứcmạnh phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương Do đó,người ta không nên tiến hành trong những điều kiện mệt mỏi (những điều kiện mệtmỏi này dẫn đến việc giảm, chậm động tác) cần phải hạn chế một cách thích hợptoàn bộ khối lượng của các lượng vận động sức mạnh nhanh trong một buổi tập vàhạn chế số lần lặp lại trong một đợt những lần nghỉ giữa các đợt phải tương đối dài

từ 3-5 phút, để đánh giá sức mạnh tốc độ người ta dùng công thức:

- Fmax: Lực tối đa phát huy trong động tác

- Tmax: thời gian đạt được trị số hiệu lực tối đa

Trang 25

Tóm lại, từ những đặc điểm sinh lý, lý luận trên chúng ta có thể đi đến kết luận: Khi sử dụng cácbài tập sức mạnh tốc độ cho VĐV chính là quá trình nhằm hoàn thiện các cơ chế cung cấp nănglượng cho cơ hoạt động trong điều kiện không có oxy.

1.4.5 Khuynh hướng giáo dục sức mạnh tốc độ.

Thực tế cho thấy hoạt động sức mạnh tốc độ bao gồm các dạng bài tập thể lực luôn tạo

ra một trọng tải ổn định, một vận tốc cao nhất mà VĐV cần phải hoạt động ở mức tối đatrong thời gian tối thiểu Năng lượng sử dụng chủ yếu là do phân giải ATP - CP dự trữtrong cơ Trong quá trình hoạt động nợ oxy lên đến 95% song do thời gian hoạt động ngắnnên tổng nợ oxy không lớn lắm Với tín hiệu xuất phát VĐV nhanh chóng bước vào hoạtđộng với cường độ lớn các nhóm cơ nhanh với chức năng vận động càng nhiều oxy.Nhưng trong sút bóng, quá trình giải phóng năng lượng cơ bản không có sự tham gia củaoxy nên được coi là yếm khí

Như chúng ta đã biết sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong động tác nhanh, lực tối đa

mà con người có thể sản sinh ra một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của động tác, một mặt

nó phụ thuộc vào từng hoạt động của từng nhóm cơ riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng Do

đó, để phát triển sức mạnh thì nhất thiết phải tạo ra sự căng cơ tối đa và phương pháp tập luyệnsức mạnh tốc độ rất phong phú như các bài tập với vật nặng, các loại tạ, các bài tập không mangvật nặng như: bật xa tại chỗ, chạy đạp sau, cũng có tác dụng tốt đối với việc phát triển sức mạnhtốc độ Chính vì vậy, trong quá trình huấn luyện sức mạnh tốc độ cần chú ý đến việc phát triểncác tố chất thể lực khác và lưu ý một số vấn đề sau:

- Phát triển cân đối các nhóm cơ trong hệ vận đông.

- Phát triển năng lực sử dụng khác nhau trong các điều kiện cụ thể mà nhiệm vụ giáo dục chuyên môn đề ra

Việc sử dụng các bài tập tiện lợi ở mức độ khác nhau Các bài tập có thể tác động tới hầu hếtcác nhóm cơ tham gia hoạt động do sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương và mức độ hoạtđộng cơ bắp được quy định bởi hai yếu tố:

+ Xung động từ các nơron thần kinh vận động trong sừng trước của tuỷ sống

+ Phản ứng của cơ thể là lực cơ sinh ra để đáp ứng lại xung động thần kinh

Nhưng nhìn chung, muốn phát triển sức mạnh tốc độ đòi hỏi vận động phải thựchiện động tác với tốc độ tối đa (nâng cao tốc độ co cơ và nâng cao sức mạnh tối đa(sức mạnh tuyệt đối) Huấn luyện sức mạnh tốc độ yêu cầu phải sắp xếp chính xáccác yếu tố của lượng vận động và không nên tiến hành tập luỵên khi cơ thể mệt mỏi

Trang 26

cần hạn chế khối lượng vận động trong mỗi buổi tập và cần hạn chế số lần lặp lạitrong một đợt khi tập luyện sức mạnh tốc độ Những lần nghỉ giữa mỗi đợt phảitương đối dài từ 3-5 phút để kịp hồi phục.

1.5 Đặc điểm giải phẩu, sinh lý lứa tuổi sinh viên

Lứa tuổi sinh viên, xương và khớp bắt đầu ổn định, sau lứa tuổi 20 - 25 xương cóthể cốt hóa hoàn toàn và không thể phát trển hơn nữa Ở lứa tuổi sinh viên chiều caođứng của cơ thể có thể tăng thêm được vài centimet, do sự phát triển sụn đệm giữacác khớp xương Các tổ chức sụn đệm này xẹp lại ở sau tuổi 40 và cũng làm chochiều cao đứng của cơ thể giảm đi vài centimet Như vậy, có thể nói lứa tuổi 20 - 25

là “Thời điểm chiều cao đứng của cơ thể cao nhất” của cuộc đời con người Các

bài tập thể chất có thể làm tăng khả năng phát triển chiều cao đứng của cơ thể, songphải được bắt đầu tập luyện ở lứa tuổi sớm hơn lứa tuổi sinh viên

Sự phát triển của hệ cơ có quy luật nhất định, cơ bắt đầu phát triển từ khoảng 8

-9 tuổi, từ 15 - 18 tuổi thân mình phát triển nhanh nhất, sau khi kết thúc thời kỳ tăngtrưởng của cơ thể, chiều cao đứng của cơ thể phát triển chậm lại thì độ dày cơ bắpphát triển nhanh

Đặc điểm sinh lý lứa tuổi ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp: độ sâu hô hấp,tần số hô hấp… Tần số hô hấp, dung tích phổi là các thông số hô hấp, dung tíchsống là chỉ số tĩnh của hô hấp Dung tích sống của trẻ em nhỏ hơn của người lớn,nhưng dung tích sống tương đối thì lại lớn hơn Dung tích sống thay đổi phụ thuộcvào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố rèn luyện Sự hoàn thiện của dung tích sống xảy

ra muộn, kéo dài đến lứa tuổi 24 - 25 Lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi tương đối thuậnlợi để phát triển chức năng hô hấp

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinhviên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tậpmột cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người Họ là lớpngười giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão Tuy nhiên, do quy luật phát triểnkhông đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thứcgiáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độchín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế Bên cạnh những mặt tích cựctrên đây, mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi

Trang 27

những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên Đó là sự thiếu chín chắn trong suynghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới Ngày nay,trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thôngtin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền vănhoá trên thế giới, kể cả văn hoá phương Đông và phương Tây Việc học tập, tiếp thunhững tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổikhác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khaokhát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước vàthích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viêncũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới Những yếu tố tâm lý này có tác động chiphối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.

Tóm lại, lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi trưởng thành, là lứa tuổi bắt đầu “làm người lớn” Các đặcđiểm sinh lý giải phẩu nói chung thuộc đặc điểm sinh lý giải phẩu của lứa tuổi trưởng thành Tuynhiên, do lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi thuộc thời kỳ đầu của lứa tuổi thanh niên nên cần đặc biệt chú ý

Trang 28

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứumang tính lý luận sư phạm… nhằm mục đích thu thập các thông tin dữ liệu cần thiết

có liên quan tới hướng nghiên cứu của đề tài Các tài liệu có liên quan được thu thập

từ các nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là nguồn tư liệu thuộc thư viện trường Đạihọc TDTT Bắc Ninh, thư viện khoa học TDTT, thư viện Khoa GDTC và các tư liệu

cá nhân thu thập được, được trình bày ở phần “Danh mục các tài liệu tham khảo”

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.

Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu nhằm tranh thủ sựhiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm phong phú của các chuyên gia, giáo viên, giảngviên, huấn luyện viên… trên cơ sở đó lựa chọn các bài tập một cách chính xác, vớiđầy đủ luận cứ khoa học một cách đáng tin cậy và có thể đem lại thành công trongquá trình nghiên cứu

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm.

Chúng tôi tiến hành quan sát quá trình tập luyện và thi đấu bóng đá của sinh viênkhoa GDTC qua cái giải thi đấu của Đại học Huế, Khoa, các Đoàn thể tổ chức… để

từ đó biết được một số bài tập thường được sử dụng trong giảng dạy và huấn luyệnsức mạnh tốc độ cho sinh viên Đồng thời thu thập các thông tin cần thiết để giảiquyết mục tiêu của đề tài

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Chúng tôi sử dụng các bài tập kiểm tra để đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinhviên Khoa GDTC trước và sau khi áp dụng các bài tập đã nghiên cứu Từ đó đánhgiá được hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn để phát triển sức mạnh tốc độ cho đốitượng nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng những test sau để kiểm tra sức mạnh tốc độ cho sinh viênchuyên ngành Khoa GDTC

* Test 1: Chạy tốc độ 30m (s)

Trang 29

* Test 2: Bật xa tại chỗ (m)

* Test 3: Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s)

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Để có sự so sánh tổng kết quả số liệu thu được chúng tôi cho tiến hành ở 20 em

và chia làm 2 nhóm:

- Nhóm 1 (NĐC): Gồm 10 em sinh viên lớp TC13 tập các bài tập thường ápdụng trong giảng dạy và huấn luyện sức mạnh tốc độ trong chương trình môn họcBóng đá của sinh viên Khoa GDTC

- Nhóm 2 (NTN): Gồm 10 em sinh viên lớp TC14 tập các bài tập sức mạnh tốc

độ do đề tài lựa chọn

2.1.6 Phương pháp toán học thống kê.

Sau khi thu thập được các số liệu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các công thứcsau để xử lý số liệu:

+ Tính số trung bình quan sát:

n

x x

(n < 30)

+ Phương sai chung:    

2

2 2

B B A

A c

n n

X X X

+ So sánh hai số trung bình quan sát:

B B

A A

B A

n n

X X t

2 2

5

1 2

v v W

Trong đó: - W: Nhịp độ phát triển (%)

- v1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu

- v2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu

Trang 30

- 100 và 0,5: Các hằng số

2.2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Khoa GDTC từ tháng 12/2017 đến tháng12/2018 và được chia làm 3 giai đoạn Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên 20

em sinh viên lớp Thể chất 13 và 14 Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế

- Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2017 đến tháng 02/2018, lựa chọn hướng và đề tài

nghiên cứu, xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu

- Giai đoạn 2: Từ tháng 02/2018 đến tháng 06/2018, tiến hành giải quyết 2 mục

tiêu nghiên cứu của đề tài

- Giai đoạn 3: Từ tháng 07/2018 đến tháng 12/2018, phân tích và xử lý các kết

quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện đề tài nghiên cứu để chuẩn bị bảo vệ kết quảnghiên cứu trước Hội đồng khoa học

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Trang 31

3.1 Giải quyết mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện sức mạnh tốc độ môn Bóng đá cho sinh viên chuyên ngành khoa GDTC - Đại học Huế.

Để giải quyết mục tiêu 1, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:

3.1.1 Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên Khoa GDTC.

* Nguyên tắc lựa chọn test đánh giá.

- Các test được lựa chọn phải là những test có tính khả thi, đảm bảo độ tin cậy và

có tính thông báo trên đối tượng nghiên cứu

- Các test phải đơn giản dễ thực hiện, dễ kiểm tra, thời gian thực hiện các testphải phù hợp với thời gian kiểm tra

- Các test phải đảm bảo đánh giá được sức mạnh tốc độ của sinh viên Khoa GDTC

3.1.1.1 Phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho cho sinh viên Khoa GDTC.

Để có cơ sở đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên Khoa GDTC, trước hết chúng tôi tiếnhành nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho VĐV

Qua phân tích tổng hợp, tham khảo các tài liệu chuyên cũng như tố chất sứcmạnh và đặc điểm của sinh viên, đồng thời quan sát các buổi kiểm tra thể lực củaVĐV Bóng đá của một số đội bóng trong địa bàn tỉnh chúng tôi lựa chọn được cáctest thường được sử dụng để đánh giá sức mạnh tốc độ cho VĐV Bóng đá lứa sinhviên từ 18 - 25 tuổi như sau

+ Các test để đánh giá sức mạnh tốc độ:

- Test 1: Chạy tốc độ 30 m (s)

- Test 2: Bật xa tại chỗ (m)

- Test 3: Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s)

- Test 4: Bật nhảy đánh đầu (m)

- Test 5: Dẫn bóng tốc độ 30 m sút cầu môn (s)

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan của test đánh giá sức mạnh tốc độ,chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, giáo viên, HLV đang trực tiếp giảngdạy và huấn luyện môn Bóng đá Số phiếu chúng tôi phát ra là 30 và thu về là 27phiếu, các test được lựa chọn phải chiếm từ 70% số ý kiến tán thành trở lên Kết quảphỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ (n=27)

Trang 32

TT Test

Kết quả phỏng vấnTán

thành Tỷ lệ %

Khôngtánthành

- Test 1: Chạy tốc độ 30m (s) đạt 92,59% tổng số người tán thành khi phỏng vấn

- Test 2: Bật xa tại chỗ (m) đạt 81,48% tổng số người tán thành khi phỏng vấn

- Test 3: Sút bóng 10 quả bằng 2 chân liên tục có đà 5m (s) đạt 74,07% tổng sốngười tán thành khi phỏng vấn

Như vậy, qua phỏng vấn chúng tôi đã lựa chọn được 3 test để đánh giá sức mạnhtốc độ cho cho sinh viên Khoa GDTC bao gồm:

- Chạy tốc độ 30m (s).

- Bật xa tại chỗ (m)

- Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s).

Tuy nhiên, để các test được lựa chọn đảm bảo đánh giá được sức mạnh tốc độcho cho sinh viên Khoa GDTC chúng tôi tiến hành xác định độ tin cậy và tínhthông báo của các test ở mục 3.1.1.2

3.1.1.2 Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên Khoa GDTC.

Thực hiện trên 12 sinh viên Khoa GDTC (lấy ngẫu nhiên trong 20 sinh viênthường xuyên tham gia Đá bóng)

* Xác định độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh tốc độ.

Để xác định độ tin cậy của các test đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu chúngtôi đã sử dụng phương pháp test lặp lại (Restest) nhằm xác định mối tương quan

Trang 33

giữa hai lần kiểm tra các test Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra các test trên đối tượngnghiên cứu, ở hai thời điểm cách nhau một tuần Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2 Kết quả xác định độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh tốc độ (n=12)

* Xác định tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh tốc độ.

Để làm được điều này chúng tôi đi tìm mối tương quan giữa kết quả kiểm tra của 3 chỉ tiêu đãđược chứng minh độ tin cậy với thành tích thể thao, tức là đi tìm hệ số thông báo của các chỉ tiêu

đã lựa chọn Kết quả được trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3.3 Kết quả xác định tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh tốc độ

Trang 34

- Yêu cầu: chạy xuất phát cao, thực hiện 2 lần (nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 2phút) tính thành tích cao nhất.

Hình 3.1

* Test 2: Test bật xa tại chỗ (m).

- Dụng cụ: sân, thảm bật, vôi bột, thước đo

- Nội dung: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị sau vạch nhảy (chân khôngchạm vạch) rồi thực hiện động tác bật nhảy

- Yêu cầu: không phạm luật, bật nhảy bằng cả 2 chân cùng 1 lúc, thực hiện 3 lầntính thành tích tốt nhất (nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 1phút 30s)

Hình 3.2

* Test 3: Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s)

- Dụng cụ: sân, bóng, mắc cơ, đồng hồ bấm giờ

- Nội dung: Người thực hiện sút 10 quả bóng được đặt trước vạch 16m50 Thực hiện sútbóng liên tục bằng 2 chân, sau mỗi lần sút lại chạy vòng về sau móc cơ (5m) tạo đà để sútquả tiếp theo, thời gian được tính khi kết thúc lần sút cuối cùng

- Yêu cầu: không phạm luật, sút bóng có lực thực hiện liên tục và thực hiện 2 lần(nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 3 phút) tính thành tích tốt nhất

HLV 30m

XP ĐÍCH

HLV

Ngày đăng: 25/04/2020, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w