Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 1 DẠY TẠI TỪ ĐẦU CÁC DẠNG THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD CHƯƠNG 2 – CACBOHIDRAT Câu 1: Saccarozơ, glucozơ, fructozơ đều tham gia vào phản ứn
Trang 1Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 1
DẠY TẠI TỪ ĐẦU CÁC DẠNG THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD CHƯƠNG 2 – CACBOHIDRAT
Câu 1: Saccarozơ, glucozơ, fructozơ đều tham gia vào phản ứng
A thủy phân B với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
C đổi màu iot D tráng bạc
Câu 2: Sự khác nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là
A Tinh bột có màu trắng còn xenlulozơ có màu xám hoặc xanh
B Xenlulozơ có cấu tạo mạch không nhánh còn tinh bột có thể có mạch phân nhánh
C Thuỷ phân tinh bột thu được glucozơ còn thuỷ phân xenlulozơ thu được fructozơ
D Tinh bột tạo phức được với Cu(OH)2 còn xenlulozơ thì không
Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng về các hợp chất cacbohiđrat?
A Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau và có công thức chung là C6H12O6
B Các mono saccarit đều không bị thuỷ phân
C Tinh bột và xenlulozơ khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được glucozơ
D Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau và có công thức chung là (C6H10O5)n
Câu 4: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A thủy phân B trùng ngưng C hòa tan Cu(OH)2 D tráng gương
Câu 5: Thuốc thử được dùng để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ là
A dung dịch HCl B quỳ tím C dung dịch brom D dung dịch NaOH
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A Tinh bột dễ tan trong nước
B Fructozơ có phản ứng tráng bạc
C Xenlulozơ tan trong nước Svayde
D Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A Tinh bột có phản ứng thủy phân
B Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot
C Tinh bột không cho phản ứng tráng gương
D Tinh bột tan tốt trong nước lạnh
Câu 8: Nhận biết sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu, người ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau đây?
A Nước vôi trong B Giấm
C Giấy đo H D dung dịch AgNO3/NH3
Câu 9: Nhận xét nào sau không đúng?
A Glucozơ tan tốt trong H2O và có vị ngọt
B Fructozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
C Đường glucozơ không ngọt bằng đường saccarozơ
D Xenlulozơ bị thủy phân bởi dung dịch NaOH tạo glucozơ
Câu 10: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ, anđehit axetic Số chất hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
Trang 2Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 2
Câu 11: Cho các phát biểu sau về khả năng phản ứng của các chất:
(a) Cu(OH)2 tan được trong dung dịch saccarozơ
(b) Glucozơ tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng
(c) Metylmetacrylat tác dụng với nước brom
(d) Tristearin cho phản ứng cộng với H2 có xúc tác Ni, đun nóng
Số phát biểu đúng là
Câu 12: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl?
A Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic
B Thực hiện phản ứng tráng bạc
C Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
D Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan
Câu 13: Nhận xét nào sau đây đúng?
A Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh
B Saccarozơ làm mất màu nước brom
C Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
D Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH2
Câu 14: Cacbohiđrat chứa đồng thời liên kết α–1,4–glicozit và liên kết α–1,6–glicozit trong phân tử
là
A tinh bột B xenlulozơ C saccarozơ D fructozơ
Câu 15: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A Fructozơ, glixerol, anđehit axetic B Glucozơ, fructozơ, saccarozơ
C Glucozơ, axit fomic, anđehit axetic D Glucozơ, glixerol, axit fomic
Câu 16: Phát biểu không đúng là
A Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau
B Đồng phân của glucozơ là fructozơ
C Thủy phân (xúc tác H+, t0) tinh bột cũng như xenlulozơ đều thu được glucozơ
D Sản phẩm phản ứng thủy phân saccarozơ (xúc tác, t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương
Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng:
2
Chất R trong sơ đồ phản ứng trên là
A buta-1,3-đien B cao su buna C polietilen D axit axetic
Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Nhận xét nào các chất X, Y, Z và T trong sơ đồ trên là đúng?
A Chất X không tan trong nước
B Nhiệt độ sôi của T nhỏ hơn nhiệt độ sôi của X
C Chất Y phản ứng đựơc với KHCO3 tạo khí CO2
D Chất T phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường
Trang 3Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 3
Câu 19: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(c) Trong dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất
(e) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol
Số phát biểu đúng là
Câu 20: Cho các nhận xét sau:
(1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%
(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương
(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại monosaccarit
(4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm (5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói (6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím
(7) Saccarozơ là nguyên để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích
Số nhận xét đúng là
Câu 21: Cho 9,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag Giá trị của m là
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 8,46 gam hỗn hợp gồm glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ cần dùng vừa đủ 6,72 lít khí O2 ở đktc, thu được CO2 và m gam H2O Giá trị của m là:
A 13,26 B 4,86 C 5,40 D 1,26
Câu 23: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%) Giá trị của m là
A 33,00 B 26,73 C 29,70 D 23,76
Câu 24: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 6,48 gam bạc Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
A 14,4% B 12,4% C 11,4% D 13,4%
Câu 25: Để sản xuất 10 lít C2H5OH 46o (d = 0,8 g/mL) cần bao nhiêu kg tinh bột biết hiệu suất của cả quá trình sản xuất đạt 80% ?
A 16,200 kg B 12,150 kg C 5,184 kg D 8,100 kg
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2(đktc), thu được 1,8 gam nước Giá trị của m là
A 6,20 B 5,25 C 3,60 D 3,15
Câu 27: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75% Lượng
CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 mL dung dịch NaOH Giá trị của m là
Trang 4Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 4
A 72,0 B 64,8 C 90,0 D 75,6
Câu 28: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%) Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M Hiệu suất quá trình lên men giấm là
Câu 29: Khi lên men m kg ngô chứa 65% tinh bột với hiệu suất toàn quá trình là 80% thì thu được 5 lít ancol etylic 200 (ancol etylic chiếm 20% thể tích dung dịch) và V m3 khí CO2 ở đktc Cho khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất bằng 0,8 gam/ml Giá trị của m và V lần lượt là
A 2,7 và 0,39 B 2,8 và 0,39 C 28 và 0,39 D 2,7 và 0,41
Câu 30: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là
Câu 31: Thủy phân 24,48 gam hỗn hợp X, gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit thu được hỗn hợp Y Trung hòa axit trong Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 vào và đun nóng, thu được x gam Ag Mặt khác, đốt cháy 12,24 gam X cần dùng 0,42
mol O2 Các phản ứng xảy ra hoàn toàn Giá trị của x là
A 25,95 B 30,24 C 34,56 D 43,20
Câu 32: Cho glucozơ lên men thành ancol etylic Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80% Khối lượng glucozơ cần dùng là
A 33,70 gam B 56,25 gam C 20,00 gam D 90,00 gam
Câu 33: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được dung dịch X Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y Y hòa tan tối đa 17,64 gam Cu(OH)2 Giá trị của
m gần nhất với
Câu 34: Lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%) Lượng CO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X Chia X thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được 7,5 gam kết tủa
– Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư đun nóng thu được 8,5 gam kết tủa
Giá trị của m là
A 18,2750 B 16,9575 C 15,1095 D 19,2375.
Trang 5Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 5
CHƯƠNG 4 – POLIME
Câu 1: Polime có công thức CH2CH CH 3 n được điều chế bằng cách trùng hợp chất nào sau đây?
A Etilen B Stiren C Buta-l,3-đien D Propilen
Câu 2: Tơ tổng hợp không thể điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A tơ lapsan B tơ nitron C tơ nilon-6 D tơ nilon - 6,6
Câu 3: Cao su buna có công thức cấu tạo thu gọn là
A –(–CH2–CH=CH–CH2–)n– B –(–CH2–CHCl–)n–
C –(–CH2–CH2–)n– D –(–CH2–CHCN–)n–
Câu 4: Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, tơ tằm, cao su buna, xenlulozơ triaxetat,
nilon-6,6, tơ nitron Số polime tổng hợp là
Câu 4: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A teflon B tơ nilon-6,6 C thủy tinh hữu cơ D poli(vinyl clorua)
Câu 5: Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng với hiđro?
A Poli(vinyl clorua) B Cao su buna C Polipropen D nilon-6,6
Câu 6: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A Poli(etilen terephtalat) B Poli(phenol fomanđehit)
C Poli(metyl metacrilat) D Poli(hexametilen ađipamit)
Câu 7: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là:
A nilon-6,6; nilon-6; amilozơ B polistiren; amilopectin; poliacrilonitrin
C tơ visco; tơ axetat; polietilen D xenlulozơ; poli(vinyl clorua); nilon-7
Câu 8: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?
A Buta-1,3-đien B Penta-1,3-đien
C But-2-en D 2-metylbuta-1,3-đien
Câu 9: Polime nào sau đây thuộc loại poliamit?
A Polibutađien B Polietilen
C Nilon-6,6 D Poli (vinyl clorua)
Câu 10: Polime nào sau đây không phải là thành phần chính của chất dẻo
A Poli (vinyl clorua) B Poli (metyl metacrylat)
C Poliacrilonitrin D Polietilen
Câu 11: Ở một loại polietilen (-CH2-CH2-)n có phân tử khối là 420000 Hệ số trùng hợp của loại polietilen đó là
A 15290 B 17886 C 12300 D 15000
Câu 12: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch PVC là
9500 đvC Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và PVC nêu trên lần lượt là
A 113 và 152 B 121 và 114 C 113 và 114 D 121 và 152
Câu 13: Tiến hành trùng hợp 1,0 tấn etilen với hiệu suất phản ứng trùng hợp là 70% Khối lượng polietilen thu được là
A 2,8 tấn B 1,0 tấn C 0,5 tấn D 0,7 tấn
Trang 6Thầy phạm Minh Thuận Sống là để dạy hết mình 6
Câu 14: Cứ 5,668 gam cao su buna–S phản ứng vừa hết với 3,462 gam Br2 trong CCl4 Hỏi tỉ lệ butađien và stiren trong cao su buna–S là bao nhiêu?
A 2 : 3 B 1 : 2 C 3 : 5 D 1 : 3
Câu 15: Cao su lưu hóa (loại cao su được tạo thành khi cho cao su thiên nhiên tác dụng với lưu huỳnh) có khoảng 2,0% lưu huỳnh về khối lượng Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su Vậy khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua- S-S-?