1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

52 80 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, sản xuất tại làng nghề còn sử dụng các thiết bị thủcông, đơn giản công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp, mặtbằng sản xuất hạn chế, ý thức người dân tro

Trang 1

Làng nghề - một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam – đóng vaitrò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Tuy được hìnhthành và phát triển hàng trăm năm nhưng đến nay hầu hết chúng được hình thành

tự phát, nhỏ lẻ Bên cạnh đó, sản xuất tại làng nghề còn sử dụng các thiết bị thủcông, đơn giản công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp, mặtbằng sản xuất hạn chế, ý thức người dân trong bảo vệ môi trường còn chưa cao

Do đó, nhiều hoạt động sản xuất của làng nghề đã và đang tạo sức ép không nhỏđến chất lượng môi trường sống của chính làng nghề và cộng đồng xung quanh

Nghề làm đậu phụ của Trà Lâm đã có từ lâu đời (1640), nhưng từ năm

2010 trở lại đây mới thực sự phát triển mạnh Theo báo cáo quy hoạch phát triểnsản xuất nông nghiệp xã Trí Quả cho biết toàn thôn có 510 hộ với 2154 nhânkhẩu thì có 70 - 80% số hộ làm đậu phụ với khối lượng trung bình 10 tấn đỗ/ngày(tương đương khoảng 35.000 - 40.000 bìa đậu đôi), giá bán trung bình 5000 -

6000 đồng/bìa Nghề làm đậu phụ đã đem lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đìnhtrong thôn Ngoài ra thì còn có lợi nhuận từ sản phẩm phụ (bã đậu) để chăn nuôigia súc Ở đây, hầu hết các hộ làm đậu đều kết hợp chăn nuôi lợn, hộ làm ít cũngnuôi 10 - 15 con lợn, hộ làm nhiều nuôi 30 - 40 con

Tuy nhiên, gần thời gian gần đây, những người làm đậu ở Trà Lâm gặpkhông ít khó khăn bởi phải sống chung với môi trường ô nhiễm Dù chưa có đánhgiá cụ thể về mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường gây ra, nhưng bước vào

từ đầu làng Trà Lâm, mọi người đều cảm thấy khó chịu bởi mùi hôi thối bốc

Trang 2

nồng nặc Được biết ở Trà Lâm hiện có hơn 300 hộ gia đình làm đậu phụ kết hợpvới chăn nuôi nhưng mới chỉ có hơn 100 hộ xây bể chứa Biogas để xử lý chấtthải, còn lại phân tươi của gia súc vẫn xả thẳng ra cống rãnh chạy quanh làng.Trong khi đó, hệ thống thoát nước của thôn ngày càng xuống cấp không đáp ứngkịp lượng chất thải từ làm đậu và chăn nuôi.

Trước thực trạng đó, chính quyền thôn đã tổ chức nạo vét, khơi thôngcống, rãnh; tuyên truyền, vận động nhân dân xây bể chứa Biogas và áp dụng biệnpháp ủ mục phân… Chỉ tính riêng trong năm 2010 thôn đã đầu tư 50 triệu đồng

để khơi thông cống rãnh, tuy vậy vẫn không thể cải thiện được môi trường ở đây.Ngay đầu làng một phần canh tác đã phải bỏ, một phần khác bị giảm năng suất

do nước thải trong thôn đổ ra

Bởi vậy, để phát triển kinh tế đi đôi với việc nâng cao chất lượng sống củangười dân làm đậu phụ một việc làm rất cần thiết là thực hiện sản xuất phải gắnvới bảo vệ môi trường Việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gomchất thải rắn để xử lý tập trung tại thôn cũng là một việc làm rất cần thiết và hiệu

quả trong thời điểm hiện nay (Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 UBND xã Trí Quả 2013).

-Để tìm hiểu kỹ hơn về chất lượng môi trường làng nghề làng nghề Đậu

Trà Lâm tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”

Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả,huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề cho địa phương

Yêu cầu của đề tài

Trang 3

- Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về đặc điểm tự nhiên cũngnhư kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu Tìm hiểu cụ thể quy mô và tình hìnhsản xuất của làng nghề

- Tiến hành khảo sát hiện trường, lập kế hoạch quan trắc

- Thực hiện quan trắc

- Phân tích môi trường trong phòng thí nghiệm

- Đánh giá số liệu và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về làng nghề tại Việt Nam

1.1.1 Khái niệm về làng nghề

Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống ViệtNam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “làng nghề là một đơn vị hànhchính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức,

kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là làng sốngchuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để pháttriển công ăn việc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tậpthể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa

phương” (Nguồn: Tiến sĩ Phạm Côn Sơn, Làng nghề truyền thống Việt Nam Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội, năm 2004).

Theo hướng dẫn của Thông tư 116/2006/TT- BTNMT, khái niệm về làngnghề được chỉ rõ Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí:

Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngànhnghề nông thôn;

Hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động tối thiểu 2 năm tính đến thờiđiểm đề nghị công nhận;

Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước (Nguồn: Thông tư 116/2006/TT- BTNMT).

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Nhiều sảnphẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm traođổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúcnông nhàn Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm,song song với quá trình phát triển KT – XH, văn hóa và nông nghiệp của đấtnước Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển,làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở

Trang 5

Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm,…Nếu đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốccủa các sản phẩm từ các làng nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm nàyban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là công cụ sảnxuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn Kỹ thuật, công nghệ,quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác.

Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam đã trải qua những giai đoạnkhác nhau, gắn với những cung bậc thăng trầm của lịch sử Đặc biệt, từ giai đoạnđổi mới nền kinh tế đến nay, dưới tác động to lớn của sự biến đổi nền kinh tếtrong nước cũng như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề cũng cónhững thay đổi lớn, có những thành công mới nhưng cũng có không ít những vấn

đề nan giải

Xuất hiện từ rất lâu đời (điển hình như các làng nghề ở Hà Tây (cũ), HàNam, Hưng Yên, Hà Bắc) Các làng nghề nông thôn đã có những bước đánh dấukhá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam Vượt lên các nhu cầu về nôngnghiệp, các sản phẩm như: đồ sành sứ, đồ gốm, vải vóc, đồ ăn, đồ thờ cúng, hàng

mỹ nghệ, giấy vàng mã, giấy gió… đã được chế biến phục vụ cho nhu cầu đờisống hàng ngày, phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc học tập, cho đời sống

văn hóa và cho cả xuất khẩu (Nguồn: Đặng Kim Chi (2005) làng nghề Việt Nam

và môi trường).

Giai đoạn 1954 – 1978: Do chính sách Công nghiệp hóa, ưu tiên phát triểncông nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ công tham gia vào các Hợp tác xã.Tại một số làng nghề đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu sảnxuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước XHCN, với các hàng hóa chính làhàng thủ công mỹ nghệ Do đó, chủng loại, số lượng và giá trị hàng hóa đượcquyết định bởi đường lối, chính sách của Nhà nước Cũng chính trong giai đoạnnày, nhiều làng nghề đã bị mai một

Giai đoạn 1978 – 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động,

Trang 6

cùng với sức ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ kinh tế Việt Nam đã lâm vàogiai đoạn khủng hoảng, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn Sự suysụp của hệ thống bao cấp đã khiến các hộ nông dân và tiểu thủ công nghiệp buộcphải tìm đường cải thiện cuộc sống theo con đường tự phát Nhiều làng nghề đãđược khôi phục lại nhằm đáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân.

Giai đoạn 1986 – 1992: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triểncủa làng nghề, nó được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấpsang cơ chế thị trường Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mớiquản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế đã có tác độngmạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và với làngnghề nói riêng Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống đã được khôiphục và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vốn, kỹ thuật, hình thànhnhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao động, tăng dần sảnlượng và kim ngạch xuất khẩu… Điển hình như làng gốm Bát Tràng, gốm Đồng

Nai, chạm khắc Hà Tây, thêu ren Thái Bình, giấy Phú Lâm… ( Đỗ Quang Dũng,

Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An , Luận văn thạc sỹ , 2006.)

Các sản phẩm truyền thống của làng nghề Việt Nam đã được tiêu thụ khá ổnđịnh ở các thị trường Đông Âu và Liên Xô, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ đạt trên 246 triệu rúp (Đặng Kim Chi, 2005) Tuy vậy, do biến động của nềnkinh tế thế giới, mà xuất phát từ sự sụp đổ của mô hình CNXH của Liên Xô và Đông

Âu, sản xuất của các làng nghề bị đình trệ do thị trường tiêu thụ không còn như trướcnữa, số lao động trong các làng nghề giảm nhanh chóng

Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Do tìm được hướng đi mới cho các sảnphẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh tế ViệtNam bước sang một giai đoạn mới Sự hội nhập nền kinh tế thế giới, cùng vớithời kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường của Việt Namkhông ngừng được mở rộng Nhiều làng nghề đã khôi phục nhanh chóng, trong

đó nhiều làng vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng truyền thống (như

Trang 7

làng Chạm bạc Đồng Xâm, làng nghề thêu Quất Động, làng gốm Bát Tràng, giấyPhú Lâm…) Hơn nữa nhiều làng nghề mới đã được hình thành (Làng gỗ Đồng

Kỵ, gạch ngói Hương Canh…)

Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghềphát triển, đặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập (2005), đã

có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển làngnghề Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình trạng suy thoái donhiều nguyên nhân khác nhau (do bế tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, do thiếuvốn để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi trường…) Để giải quyết những khókhăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với thực trạng kinh tế xãhội trong nước và thế giới nói chung

Sự phát triển của làng nghề góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoánông nghiệp nông thôn Sản xuất công nghiệp tại làng nghề trực tiếp từ các hộgia đình Tính trung bình, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các tỉnh tăng từ 60đến 80%, và tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng trong tương lai (Vietnam agricultural

science institute, 2003) (Nguồn: Đặng Kim Chi, làng nghề Việt Nam và môi trường, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2005).

1.1.2 Phân loại làng nghề

Làng nghề với những hoạt động phát triển gần đây đã gây ra tác động tíchcực và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường mang đặc thù rất đadạng Vấn đề môi trường và phát triển làng nghề ở nước ta cho đến nay vẫn làvấn đề quan trọng đang được chú ý nghiên cứu Cần có sự nhìn nhận theo nhiềukhái cạnh và góc độ khác nhau mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như các sựvận động của loại hình kinh tế sản xuất này và các tác động của nó gây ra vớimôi trường Để giúp đỡ cho việc quản lý hoạt động sản xuất cũng như công tácquản lý, bảo vệ môi trường, các làng nghề cần được tiến hành phân loại dựa trên

số liệu, thông tin điều tra khảo sát Đây sẽ là cơ sở thực tiễn để thấy được bứctranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp và chính sáchnhằm phát triển làng nghề bền vững

Trang 8

Nhằm đáp ứng những mục tiêu trên, có thể phân loại các làng nghề ở nước

ta theo các kiểu dạng như sau:

Phân loại theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới.

Dựa trên đặc thù văn hóa, mức độ bảo tồn của các làng nghề, đặc trưngcho các vùng văn hóa lãnh thổ khác nhau

Các làng nghề truyền thống gồm các nhóm nghề lớn: gốm, đúc đồng,chạm khắc, đá, kim hoàn, rèn, đúc, mây tre đan, sơn, khai trảm, dệt tơ lụa, làmnón, tranh dân gian,…

Theo điều tra khảo sát thực tế và thừa kế các nghiên cứu về vấn đề này, cóthể chia các làng nghề được khảo sát hiện nay thành 3 nhóm sau:

+ Nhóm làng nghề truyền thống

+ Nhóm làng nghề mới

+ Nhóm làng nghề khác (các làng nghề cần làm rõ thêm về tính truyềnthống)

Phân loại theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm:

Nhằm xác định phân bố về mặt địa lý, về nguồn và khả năng đáp ứngnguyên liệu cho hoạt động sản xuất của làng nghề cũng như phần nào thấy được

xu thế và nhu cầu tiêu thụ của xã hội

Căn cứ vào kết quả điều tra làng nghề trên cả nước, có thể thấy hoạt độngcủa các làng nghề ở nước ta có thể phân chia thành 6 nhóm ngành sản xuất chínhnhư sau:

+ Ươm tơ, dệt vải và may đồ da

+ Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu

+ Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại,…)

+ Thủ công mỹ nghệ, thêu ren

+ Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá

Trang 9

+Nghề khác

Phân loại theo quy mô sản xuất, trình độ công nghệ.

Nhằm xác định trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất tại cáclàng nghề, qua đó có thể xem xét tới tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản

xuất đáp ứng cho các nhu cầu như đa dạng hóa sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm

Mỗi cách phân loại trên có những đặc thù riêng và tuy theo mục đích mà

có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trườnglàng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợphơn cả, vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầukhác nhau về nguyên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, dạng chất thải, và vì vậy

có những tác động khác nhau đến môi trường (Nguồn: Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh Làng nghề Việt Nam và Môi Trường tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, 2005.)

1.1.3 Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam

Theo thống kê, hiện trong cả nước có 13% số hộ nông dân chuyên sảnxuất nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản xuất nghề, thu hút hơn 29% lựclượng lao động ở nông thôn Các làng nghề hoạt động với các hình thức khá đadạng: Trong tổng số 40.500 cơ sở sản xuất ở các làng nghề có 80,1% là các hộ cáthể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã và 14,1% thuộc các dạng sở hữu khác (ĐặngKim Chi, 2005)

Làng nghề Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản là:

Trang 10

Phân bố làng nghề trong cả nước

Với các chỉ tiêu đã đề ra, cho nay, Việt Nam có khoảng 2017 làng nghề,thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau, trong đó gồm 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất(cả hộ kiêm), thu hút hơn 11 triệu lao động Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghềlớn như Hà Tây (cũ) với 280 làng nghề, Bắc Ninh (62), Hải Dương (65), HưngYên (48)… với hàng trăm ngành nghề khác nhau, phương thức sản xuất đa dạng.Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề lại không đồng đều trong cảnước Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếmgần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước (1594 làng nghề), trong đó tậptrung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng Miền Trung có

khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề (Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).

Bảng 1.1 Làng nghề và lao động tại Đồng bằng sông Hồng

Tỉnh

(người) Tổng Làng nghề truyền thống Làng nghề mới

Trang 11

Vĩnh Phúc 14 9 5 20595

(Vietnam agricultural science institute, 2003)

Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tựnhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân

bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, Thườngtập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nôngnghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn Trên cả nước, làng nghề phân bốtập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là ởMiền Trung (chiếm khoảng 30%) và Miền Nam (khoảng 10%)

Giá trị sản lượng

Trong thời gian qua, các làng nghề Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể, thểhiện qua số liệu về tình hình phát triển của công nghiệp nông thôn Các làng nghềnông thôn đã sản xuất một khối lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trườngtrong nước và xuất khẩu Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn thì năm 2000, tổng giá trị sản lượng của các làng nghề trong cả nướcđạt khoảng 40.000 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quan ước tính đạt 7 -9%trong mười năm qua Cơ cấu của khu vực kinh tế này đã đa dạng hơn, tỷ trọngcác ngành chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí tăng lên trong khi sản xuất vậtliệu giảm đi Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của làng nghề có sự thay đổ theo hướngcàng ngày sản phẩm càng bám sát hơn

Với quy mô nhỏ bé phân bố rộng khắp các vùng nông thôn Hằng năm các làngnghề sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn, đóng góp đáng kểcho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng

Đặc điểm sản phẩm

Đặc điểm đặc sắc nhất của sản phẩm làng nghề là độc đáo và có tính nghệthuật cao Tính độc đáo này được tạo nên bỏi kỹ thuật công nghệ sản xuất thủcông truyền thống đã có từ rất lâu và còn tồn tại cho đến ngày nay

Trang 12

Các sản phẩm làng nghề mang tính riêng lẻ và đơn chiếc vì sản phẩmđược sản xuất ra do từng các nhân thực hiện bằng công cụ thủ công nên khôngthể sản xuất hàng loại mà chỉ là từng chiếc một Điều này tạo nên cho sản phẩmmột sắc thái riêng và sự hấp dẫn riêng Tuy nhiên vì vậy mà sản phẩm có giáthành cao, mẫu mã không phong phú và chậm được đổi mới

Sản phẩm của các làng nghề tham gia xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công

mỹ nghệ Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề chưa đa dạng về mẫu

mã, chất lượng chưa đồng nhất và chưa cao nên chưa theo kịp tốc độ phát triểnkinh tế của đất nước

Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu cung cấp cho làng nghề chủ yếu được khai thác ở địaphương trong nước, hầu hết là ấy trực tiếp từ thiên nhiên, một nguồn nguyên vậtliệu phong phú và đa dạng Do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc khaithác và cung ứng các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ hay tại các vùng khác trongnước dần dần bị hạn chế Việc sơ chế nguyên vật liệu thường do các hộ, cơ sở tựlàm với kỹ thuật thủ công hoặc các loại máy móc thiết bị tự chế rất lạc hậu từ lâu

Theo thống kê làng nghề cơ khí Vân Chàng – Nam Định trong quá trìnhsản xuất đã sử dụng 50 tấn thép, 30 tấn than và nhiều loại hóa chất mỗi ngày.Làng gốm Bát Tràng – Hà Nội mỗi năm tiêu thụ khoảng 70,000 tấn than, gần100.000 tấn đất nguyên liệu Với sự phát triển của sản xuất làng nghề chế biến

gỗ, mây tre đan, trong những năm qua đòi hỏi cung cấp một khối lượng nguyênliệu rất lớn, nhất là các loại gỗ quý dùng cho sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và đồ gỗdân dụng

Công nghệ và thiết bị

Phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất làng nghề ở nôngthôn lạc hậu, tính cổ truyền chưa được chọn lọc và đầu tư khoa học kỹ thuật đểnâng cao chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa đáp ứng yêu cầu thì trường

và giảm sức cạnh tranh trên thị trường Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông

Trang 13

thôn, nhất là ở khu vực hộ gia đình tư nhân vẫn còn sử dụng các loại công cụ thủcông truyền thống hoặc có cải tiến một phần Trình độ công nghệ thủ công vàbán cơ khí còn chiếm một tỷ lệ khá lớn ở các làng nghề, khoảng 60%

Hiện nay, để sản phẩm của các làng nghề đáp ứng được nhu cầu của thịtrường trong nước và thế giới, nhiều nơi đã có sự áp dụng công nghệ mới, thaythế thiết bị máy móc cũ bằng thiết bị máy móc mới, hiện đại Ví dụ như làng rèn

Đa Hội – Bắc Ninh có hơn 600 máy móc thiết bị công nghệ mới với sự hìnhthành những cưởng cơ khí nhỏ cán kéo sắt thép Làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

- Bắc Ninh có 11 máy xẻ ngang, 300 máy cắt dọc, 100 máy vanh 500 máy khoanbàn, 100 máy bào, 500 máy phun sơn phục vụ cho viếc ản xuất đồ gỗ cao cấp chothị trường nội địa và xuất khẩu Tuy nhiên sự đổi mới chưa đồng bộ, chưa hệthống, mới chỉ tập trung ở một số khâu và một số ngành quan trọng có ảnh hưởngtới toàn bộ quá trình sản xuất, còn cá khâu khác tận dụng lao động thủ công là

chủ yếu (Nguồn: Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh Làng nghề Việt Nam và Môi Trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, 2005.)

1.2 Tổng quan về làng nghề tại Bắc Ninh

1.2.1 Khái quát tình hình làng nghề tại Bắc Ninh

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì Bắc Ninh có tổng số 62làng nghề với 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới Thực tế, tổng sốlàng nghề của Bắc Ninh lớn hơn nhiều so với thực tế do báo cáo sử dụng các làng

nghề lớn trong một vài xã để đại diện cho tất các làng nghề của xã (Nguồn: Sở TN&MT Bắc Ninh, 2012).

1.2.2 Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh

Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, duy trì vàphát triển với một tốc độ khá nhanh, đóng góp một phần không nhỏ vào việcchuyển dịch cơ cấu và đảy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, nângcao đời sống của nông dân và bảo tồn văn hóa làng xã Sản phẩm của làng nghềkhông còn bó hẹp trong phạm vi làng xã mà đã vươn xa tới các địa phương trong

Trang 14

cả nước, có những sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường một số nước như chạmkhắc gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Tiên Sơn, đúc đồng Đại Bái, Gia Lương, giấy dóPhong Khê, tranh dân gian Đông Hồ hay làng nghề chế biến thực phẩm đậu gù TràLâm

Đến nay, tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ

gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng Các làngnghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này

có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh) Trong tổng số làng nghềnày thì 27 làng nghề ở huyện Tiên Sơn, nằm cạnh Hà Nội nhưng có ranh giới làcon đường huyết mạch 1A, đường cao tốc Bắc Ninh – Hà Nội con đường nối HàNội, Lạng Sơn và biên giới Trung Quốc Hơn nữa, các kiểu làng nghề ở Bắc Ninhrất đa dạng, 4 xã tập trung nằm dọc theo đường 1A với con số 21 làng nghề Cáclàng nghề được phân loại như bảng dưới đây:

Bảng 1.2: Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh

STT Danh mục làng nghề Số làng Tên sản phẩm chính

1 Sản xuất các sản phẩm từ tinh bột 08 Mỳ gạo, bún khô, bánh đanem

4 mộc đơn giảnSản xuất đồ gỗ công cụ sản xuất, 03 Cày bừa, hàng dân dụng

7 Mộc cao cấp: giường, tủ 01 Giường, tủ, bàn ghế

8 Làm tranh dân gian giấy màu 01 Tranh dân gian giấy màu

9 Nuôi, ươm giống thuỷ sản 01 Cá con

10 Chế biến thực phẩm từ rau quả 01 Đậu phụ

Trang 15

11 láSản xuất các sản phẩm từ tre, nứa, 07 Thúng, rổ, rá

12 Đúc và gia công đồng, nhôm 02 Đồng, gò, đúc, nhôm gò,đúc

13 Mộc dân dụng, cày, bừa 02 Giường, tủ, bàn ghế, cày,bừa

14 Thêu ren xuất khẩu 01 Thêu ren xuất khẩu

18 Chế biến lương phẩm từ gạo 01 Mỳ gạo, bánh đa

19 Sản xuất đồ gốm 02 Chum, vại, chậu, âu, vò

20 Sản xuất công cụ cầm tay bằng

(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh)

1.2.3 Tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh

Các chất thải phát sinh tại các làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, suy thoáichất lượng môi trường nghiêm trọng; gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe người

Trang 16

lao động và người dân xung quanh Ô nhiễm tại các làng nghề khảo sát có cácđặc điểm sau:

Ô nhiễm tại các làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi của làngnghề Do quy mô sản xuất nhỏ, xen lẫn trong khu dân cư nên đây là dạng ônhiễm khó kiểm soát Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thùhoạt động sản xuất; những tác động của các chất thải cũng khác nhau Đối vớiloại hình sản xuất giấy tái chế, sản xuất lương thực thực phẩm thì ô nhiễm hữu cơmang nét đặc trưng điển hình, trong khi làng nghề tái chế kim loại thi ô nhiễmchất vô cơ Qua quá trình tìm hiểu về quy trình công nghệ sản xuất, tình trạngthiết bị, quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề cho thấy cácdạng ô nhiễm như sau (xem bảng 1.3):

Bảng 1.3: Các dạng chất thải phát sinh tại một số làng nghề địa

bàn Bắc Ninh

sản xuất

Loại chất thải phát sinh Thành phần chất thải

Chất thải rắn

BụiChất thải vô cơ, phế liệu

2 Đúc Khí thải Hơi kim loại, khí ô nhiễm do cháy

các vật liệu bám theo phế liệu,

2 Đúc, nấu Khí thải Bụi, CO, SO2, NO2, hơi kim loại,

Trang 17

Chất thải rắn Xỉ than, vụn kim loại

Nước thải

Hơi kiềm

pH cao

Nước thải

Chất thải rắn

Bụi, khói lò hơi (SO2, NO2, CO),

nhiệt độ, tiếng ồnCác chất ô nhiễm chính: nhiệt độcao, COD, BOD5, TSS Ngoài ra:

Chất thải rắn

Bụi gỗ, tiếng ồnDăm bào, vụn gỗ

4 Dựng thô, vào khung Khí thải Hơi keo cồn, tiếng ồn

5 Làm phẳng, tạo hình Khí thải

Chất thải rắn

Bụi gỗ, tiếng ồnVụn gỗ

Trang 18

1 Ngâm tre nứa dưới

ao

Gây ô nhiễmnước mặt

COD, BOD5¸sunfua, NH3

2 Nghiến đốt, cạo tinh Bụi

Chất thải rắn

Bụi

vỏ tinh tre nứa

3 Hun, sấy bằng rơm

trộn đất sét

BụiKhí thải

4 Gia công sản phẩm Chất thải rắn Đầu tre nứa, sản phẩm hỏng

Bụi than, SO2, NO2, COCOD, BOD, NH3, S2-

Bã rượu

2 Sản xuất đậu Nước thải đậu pH, COD, BOD, TSS

3 Chăn nuôi lợn Nước thải sau

bể biogas COD, BOD, NH3, S

2-, N tổng

(Nguồn: Số liệu điều tra của Trung tâm QTNT & MT tỉnh Bắc Ninh)

1.3 Tổng quan về làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tỉnh Bắc Ninh

Khu vực tỉnh Bắc Ninh có 12 làng nghề hoạt động trong lĩnh vực chế biếnnông sản thực phẩm bao gồm chế biến các sản phẩm từ tinh bột như bún ướt, búnkhô, mỳ gạo, bánh đa nem, bánh phở, đậu và nấu rượu

Các làng nghề chế biến tinh bột tập trung nhiều ở huyện Yên Phong, TP BắcNinh và một số dải rác ở các khu vực khác Nguyên liệu sử dụng trong quá trìnhsản xuất là các loại ngũ cốc sản xuất tại địa phương và thu mua ở các vùng lâncận Sản phẩm của làng nghề phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và các vùng lân cậnnhư Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang

Đậu Trà Lâm là một

1.4 Tình hình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh

1.4.1 Khái quát sơ bộ về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh

Trang 19

Hình 1.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh

(Nguồn: bacninh.gov.vn)

* Sự phân công nhiệm vụ

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân

tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực môi trường, đất đai,tài nguyên khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh

- Ban Quản lý các khu công nghiệp: Là cơ quan quản lý Nhà nước, có chức

năng tham mưu, giúp cơ quan quản lý môi trường cấp trên thực hiện nhiệm vụquản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung

- Chi cục Bảo vệ môi trường: Là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở

Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tài

Ban quản lý các khu công nghiệp

Phòng Tài nguyên môi trường huyệnUBND cấp xã

Doanh nghiệp

Trang 20

nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệmôi trường.

- Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện: Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy

ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực môitrường trên địa bàn

- UBND cấp xã: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi

trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lýcủa mình; kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các hộ giađình, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệmôi trường hoặc báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; xác nhận Bảnđăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo sự uỷ quyền của cơ quan cấp trên

1.4.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về bảo

vệ môi trường

a, Thuận lợi

- Nhận thức của người dân, chủ các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường đã

có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả ban đầu

- Công tác quản lý môi trường đang từng bước đi vào hoạt động có nề nếp

và ngày càng hiệu quả

- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan ngày càng chặtchẽ và đạt hiệu quả

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng được tăng cường và có chiềusâu

b, Khó khăn

- Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường chưađồng bộ nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện;công tác triển khai các văn bản quy phạm còn chậm

- Kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa tương xứng vớitốc độ phát triển kinh tế xã hội

Trang 21

- Vai trò chỉ đạo điều hành của hệ thống chính quyền các cấp chưa có sựphối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn.

- Hệ thống bộ máy quản lý môi trường cấp huyện mới được hình thànhnên chưa phát huy tác dụng Cấp xã không có cán bộ chuyên trách về môi trường

mà đang kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về lĩnh vực chuyên môn

- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng cả về mức

độ và phạm vi Đặt biệt là các làng nghề truyền thống, ảnh hưởng trực tiếp đếnsản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư

- Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường đối với các doanhnghiệp thuộc các cụm công nghiệp và làng nghề chưa phát huy được hiệu lực

- Số lượng cán bộ làm công tác quản lý môi trường các cấp còn thiếu,chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường đặt ra

1.5 Những thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ khi luật BVMT ra đời đến nay

Các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 liên quan đến khắcphục hậu quả sự cố môi trường là căn cứ pháp lý cơ bản, quy định nguyên tắc,khái quát các biện pháp, cách thức để áp dụng đối với các trường hợp khắc phụchậu quả sự cố môi trường cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụngpháp luật

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định nhiều nội dung liên quan đếntrách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: có trách nhiệm phòngngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường đối với các hoạt động của mình,chịu trách nhiệm khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra(Điều 35), có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước vềmôi trường trong quá trình điều tra Ngoài ra, Luật còn quy định các nội dung liênquan đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phảithực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường Việc khắc phục hậu quả sự cố môitrường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác tài nguyên thiên nhiên,thực chất là khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường Các quy định trêncủa Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là cơ sở pháp lý quan trọng và tạo điều kiện

Trang 22

thuận lợi trong khắc phục hậu quả sự cố môi trường do các hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, khai thác tài nguyên thiên nhiên gây ra

Do vậy, Ngày 29 tháng 01 năm 2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định

số 142/QĐ-UBND về việc thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc SởTài nguyên và Môi trường

Thành lập Phòng quản lý môi trường thuộc Ban Quản lý các khu côngnghiệp và được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý môi trường tại các khu côngnghiệp tập trung

Thành lập Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh, có chức năngphòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường

Những thuận lợi và khó khăn của làng nghề tái chế giấy Phú Lâm khi có

sự thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường:

Góp phần nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về bảo vệ môitrường Luật bảo vệ môi trường được cụ thể hóa bằng văn bản giúp các doanhnghiệp nói chung và các nhà máy tái chế giấy trong làng nghề tái chế giấy PhúLâm nói riêng có cái nhìn tổng thể về các thủ tục môi trường cũng như thực hiệnnghiêm chỉnh các thủ tục môi trường

Tuy nhiên sự hình thành nhiều phòng ban quản lý môi trường có thể dẫnđến sự quản lý chồng chéo của cơ quan nhà nước lên các doanh nghiệp

1.6 Những cải cách trong công tác quản lý môi trường

Xuất phát từ những thực tiễn trong công tác quản lý môi trường nhữngnăm qua, các chế tài xử lý vi phạm hành chính không đủ răn đe đối với các hành

vi vi phạm pháp luật, điều kiện hỗ trợ hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môitrường Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CPngày 14 tháng 11 năm 2013 về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường Theo Nghị định này, mức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực bảo vệ môi trường tăng nhiều lần so với Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày

31 tháng 12 năm 2009, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đượcquy định cụ thể, chi tiết hơn, phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra

Trang 23

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môitrường tại các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống đang có chiều hướngngày càng gia tăng Nhằm ngăn chặn, từng bước hạn chế và tiến tới cải thiện chấtlượng môi trường khu vực nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường đã thammưu với UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề,khu công nghiệp vừa và nhỏ (Tại Quyết định số 249/2014/QĐ-UBND ngày 13tháng 06 năm 2014) Theo Quy chế này trách nhiệm bảo vệ môi trường củangành điện, ngân hàng sẽ được đưa vào và phát huy hiệu quả.

1.7 Những thành tựu đạt được qua thay đổi công tác quản lý

Sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền các cấp trong việc bảo vệ môitrường ngày càng được nâng lên, cụ thể: quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh,các địa phương đã có sự lồng ghép với hoạt động bảo vệ môi trường; nguồn kinhphí sự nghiệp môi trường ngày càng tăng; hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạngcác thành phần môi trường từng bước được triển khai; hoạt động bảo vệ môitrường đã trở thành một trong các tiêu chí trong bình xét thi đua khen thưởng;các điểm ô nhiễm môi trường trọng điểm đã được ưu tiên đầu tư xử lý; cơ chếtiếp nhận các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức quốc tế được cởi mở

Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường Nghiêncứu, điều tra cơ bản về tài nguyên, khoáng sản, địa chất, thuỷ văn, sử dụng tổnghợp tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và cải thiện môi trường,nước hợp vệ sinh Quản lý và sử dụng ngày càng tốt hơn tài nguyên nước, triểnkhai xây dựng mạng quan trắc động thái nước dưới đất Chương trình nước sạchnông thôn được quan tâm đầu tư, năm 2011, tỷ lệ dân cư nông thôn được cấpnước hợp vệ sinh chiếm 93,4%, tỷ lệ dân cư thành thị được cấp nước sạch 92%.Cải tạo, di dời và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; quyđịnh về bảo vệ môi trường làng nghề, cụm công nghiệp, lưu vực sông NgũHuyện Khê, sông Cầu, hình thành khu vực xử lý chất thải rắn, dự án thoát nước

và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn được triển khai tích cực,hoàn thành xây dựng điểm tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn

Trang 24

Hàng năm rà soát quy hoạch sử dụng đất, số hoá bản đồ đất đai, nâng caohiệu quả sử dụng đất đai trong công nghiệp, suất đầu tư tính theo quy mô vốnbình quân trên diện tích thuê đất của các doanh nghiệp tăng lên; thực hiện kiên trì

và đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chấm dứt đốt gạch thủcông đúng thời hạn Nhà nước quy định

Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân và chủ các doanh nghiệpđược nâng lên, pháp luật môi trường ngày càng đi vào cuộc sống của mỗi ngườidân và từng doanh nghiệp

Tính chấp hành pháp luật môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ đã có những chuyển biến, đặc biệt là trong các khu công nghiệp tậptrung

Từ trước những năm Luật bảo vệ môi trường chưa ra đời, các làng nghềcủa Việt Nam phát triển một cách ồ ạt và không có mối liên hệ chặt chẽ với cácvấn đề môi trường Làng nghề tái chế giấy Phú Lâm là làng nghề có lịch sử pháttriển lâu đời và làng nghề cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát của luật Bảo vệMôi trường Việt Nam năm 2005 Cụ thể những hoạt động môi trường của làngnghề được Sở tài nguyên và môi trường thống kê năm 2013 như sau:

- 16/19 cơ sở tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm đã lập Báo cáo đánh giá

tác động môi trường và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra của sở Tài nguyên và môi trường, năm 2013)

- 100% các cơ sở đều có hệ thống ống khói và hệ thống thu bụi than trong

quá trình đốt than nồi hơi (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra của sở Tài nguyên

và môi trường, năm 2013)

- 100% các cơ sở đều không có hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN cho

phép trong quá trình sản xuất (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra của sở Tài nguyên và môi trường, năm 2013)

Trang 25

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Nước thải và chất thải rắn làng nghề Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả, huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

- Về mặt thời gian: Từ ngày 15/02/2014 – 05/4/2015

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất (quy môsản xuất, công nghệ sản xuất) của làng Đậu Trà Lâm, xã Trí Quả, huyện ThuậnThành, tỉnh Bắc Ninh

- Hiện trạng môi trường nước, chất thải rắn làng nghề Trà Lâm

- Đánh giá công tác quản lý môi trường làng nghề Trà Lâm

- Đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễmmôi trường tại làng nghề Đậu Trà Lâm

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thôn Trà Lâm;Thu thập các số liệu về hiện trạng môi trường từ phòng Tài Nguyên và MôiTrường, sở Tài Nguyên và Môi Trường, sách tài liệu, internet

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trang 26

- Phương pháp điều tra phỏng vấn, điều tra trực tiếp: Sử dụng phiếu điều

tra nhằm thu thập thông tin về môi trường và hoạt động môi trường thôn Trà Lâm

để tìm hiểu về môi trường

Tiến hành xây dựng 2 loại phiếu điều tra cho 2 đối tượng khác nhau baogồm:

 Phiếu điều tra hộ chuyên sản xuất: Tiến hành phỏng vấn 40-50 % tổng

số hộ trực tiếp tham gia sản xuất Điều tra về quy mô sản xuất, công nghệ sảnxuất, tình hình thu gom nước thải, các phương pháp lưu trữ và xử lý chất thải

 Phiếu điều tra hộ dân (hộ thuần nông): Tiến hành phỏng vấn 20 phiếungẫu nhiên của các hộ không sản xuất trực tiếp Điều tra về những cảm nhận môitrường từ giác quan, tình hình sức khỏe, đánh giá sản xuất khách quan

- Phương pháp quan sát: Trực tiếp xuống địa điểm nghiên cứu, quan sát

và thu thập số liệu về, vì nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái nhìn khách quankhi tiến hành nghiên cứu

2.3.3 Phương pháp lấy mẫu hiện trường

Công tác lấy mẫu luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Các điểm quan trắc phải đại diện cho vùng có tính đặc trưng, chú trọngnhững nơi, vùng, các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môitrường cao

- Phản ánh đúng hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đảm bảotính khách quan, thường xuyên, lôgic

- Đảm bảo tính khoa học, chính xác cho dự báo, diễn biến môi trường, đềxuất các giải pháp phòng chống, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Việc lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được tuânthủ theo các quy chuẩn kỹ thuật, QCVN hiện hành, theo các yêu cầu của đảm bảochất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường

Ngày đăng: 24/04/2020, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w