Luận văn này đã khái quát hoá được những vấn đề lý luận về tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp; tìm hiểu thực tế tình hình h
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Hoa
Sinh ngày: 09/08/1989
Nơi sinh: Hà Nam
Học viên lớp: CH20B – chuyên ngành kế toán
Khóa học: 2014-2016
Mã số: 63.34.03.01
Tôi xin cam đoan:
- Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi
- Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
- Mọi số liệu trong đề tài đều được sự cho phép của Công ty mà tôi khảo sát
Hà Nội, ngày tháng năm 2016.
Học viên
Nguyễn Thị Hoa
Trang 2Xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú lãnh đạo Công ty Cổ phần May Sông Hồng
và các đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, giải thích và cung cấp các thôngtin, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, giúp tác giả hoàn thành luận vănđúng thời hạn, nội dung quy định
Xin cảm ơn các thầy, cô giáo và các bạn đã quan tâm đọc luận văn này Mặc
dù đã nỗ lực hết mình, nhưng do khả năng, kiến thức, kinh nghiệm thực tế và thờigian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót rất mongnhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn
Học viên
Nguyễn Thị Hoa
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 2
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5 Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu: 5
6 Phương pháp nghiên cứu : 5
7 Kết cấu của luận văn: 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 8
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 8
1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh thu 8
1.1.2 Khái niệm, phân loại chi phí 12
1.1.3 Khái niệm, phương pháp xác định kết quả kinh doanh 18
1.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất 21
1.2.1 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ kế toán tài chính
21 1.2.2 Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên góc độ kế toán quản trị.38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 47
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG 48
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần may Sông Hồng 48
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Sông Hồng 48
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Sông Hồng 50
2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần may Sông Hồng 56
2.2 Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng 60
2.2.1 Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh trên góc độ kế toán tài chính tại công ty cổ phần may Sông Hồng 60
2.2.2 Thực trạng kế toán doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ kế toán quản trị tại công ty cổ phần may Sông Hồng 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG 85
3.1 Các kết luận về đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng 85
3.1.1 Những ưu diểm 85
3.1.2 Những hạn chế 87
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 89
3.2 Định hướng phát triển của công ty và yêu cầu hoàn thiện về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng 90
3.2.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần may Sông Hồng 90
3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng 91
3.3 Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần may Sông Hồng 92
Trang 53.3.1 Nhóm hoàn thiện kế toán doanh thu,chi phí, kết quả kinh doanh dưới góc độ
kế toán tài chính 92
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh 97
3.3.2 Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh đưới gốc độ kế toán quản trị
98 3.3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng 107
3.4 Hạn chế của luận văn và hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai 110
3.4.1 Hạn chế của luận văn 110
3.4.2 Hướng phát triển nghiên cứu tương lai 110
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 111
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014-2015 52
Bảng 2.2 : Cơ cấu doanh thu năm 2015 61
Bảng 2.3: Tổng hợp doanh thu của công ty cổ phần may Sông Hồng giai đoạn 2013-2015 68
Bảng 2.4 :Tổng hợp tình hình chi phí của công ty cổ phần may Sông Hồng giai đoạn 2013-2015 76
Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần may Sông Hồng giai đoạn 2013-2015 78
Bảng 3.1 Bảng mã hóa chi tiết tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 93
Bảng 3.2: Sổ Nhật ký bán hàng 95
Bảng 3.3: Sổ chi tiết bán hàng 96
Bảng 3.4: Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh 97
Bảng 3.5: Phân loại chi phí trong công ty theo mối quan hệ với mức độ hoạt động 102
Bảng 3.6: Dự toán chi phí sản xuất chung 103
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may Sông Hồng 53
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Sông Hồng 56
Sơ đồ 2.3: Quy trình kế toán theo hình thức kế toán máy 60
Sơ đồ 3.1: Hệ thống kế toán quản trị 98
Sơ đồ 3.2: Hệ thống thông tin của doanh nghiệp 99
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu, mức độ cạnh tranh vềhàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước vàQuốc tế ngày càng khốc liệt hơn nhất là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thươngmại thế giới (WTO), điều này đã đem lại nhiều cơ hội cũng như thử thách lớn chocác doanh nghiệp Do đó, mỗi doanh nghiệp không những phải tự lực vươn lêntrong quá trình sản xuất kinh doanh mà phải biết phát huy tối đa tiềm năng của mình
để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất Bên cạnh các phương thức xúc tiến thươngmại để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ với mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, cácdoanh nghiệp cần phải nắm bắt thông tin, số liệu cần thiết và chính xác từ bộ phận
kế toán giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Từ đó, đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhằm nângcao hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, có thể công khai tài chính thuhút các nhà đầu tư
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của ViệtNam có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu khí Ngành dệt may có nhữnglợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hútnhiều lao động và giá nhân công rẻ nên có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong
và ngoài nước, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với sự tham gia củanhiều thành phần kinh tế khác nhau.Theo chiến lược phát triển ngành công nghiệpdệt may đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Chính phủ sẽ tạo điều kiệncho ngành dệt may tăng trưởng nhanh, ổn định và hiệu quả Lấy xuất khẩu làm mụctiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối
đa thị trường nội địa; tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ,sản xuất nguyên phụ liệu…
Công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của TỉnhNam Định Thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư
ở Trung Quốc Điều này đã làm cho ngành công nghiệp may ở Nam Định ngày càngphát triển bên cạnh đó thì các công ty may cũng sẽ đứng trước những thách thức
Trang 9khó khăn rất lớn trong đó có công ty cổ phần may Sông Hồng Công ty cổ phần maySông Hồng là một trong những Công ty may mặc hàng đầu tại Việt Nam và là Công
ty đi đầu ngành tại khu vực phía Bắc Chất lượng sản phẩm của Công ty đã đượckhẳng định tại thị trường trong nước cũng như quốc tế
Để tồn tại phát triển trong nền kinh tế hiện nay bắt buộc các doanh nghiệpphải tìm cho mình hướng đi đúng đắn Việc hoạch toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh chính xác và trung thực sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản
lý về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, nhà quản lýxác định được những ưu điểm để phát huy, đề ra các biện pháp khắc phục nhữngnhược điển còn tồn tại, nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận giúp doanh nghiệp ngàycàng khẳng định vị trí trên thị trường hơn Điều này đòi hỏi hệ thống kế toán nóichung và kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh nói riêng phải cung cấpthông tin kịp thời giúp nhà quản trị có phương án kinh doanh phù hợp Tuy nhiêncông tác kế toán doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh tại các công ty mayvẫn còn nhiều những khó khăn và bất cập Công tác kế toán chưa thực sự phát huyhết trách nhiệm của mình, các nhà quản lý cũng chưa quan tâm đến việc xây dựngcho mình một hệ thống kế toán quản trị doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh để phục vụ cho việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cũngnhư việc ra quyết định chiến lược cho việc kinh doanh của mình
Nhận thức được tầm quan trọng và những bất cập trong kế toán doanh thu, chi
phí xác định kết quả kinh doanh của các công ty may em đã lựa chọn đề tài “Kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng” làm luận văn Thạc sĩ của mình.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Khi nói về đề tài kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong cáccông ty thì đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu Các tác giả đã tiến hành phân tích về
kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp theo cácngành nghề khác nhau và tìm ra những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân của sự tồn tại
và giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhtrong các doanh nghiệp đó
Trang 10Một số công trình nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh cụ thể như sau:
+ Luận văn thạc sỹ của học viên Phạm Thị Thu Thủy bảo vệ tại trường Đại học Thương Mại, năm 2011 với đề tài “ Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn Hà Nội” Bài viết đi sâu vào nghiên cứu lý luận chung và thực trạng kế toán
doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại 3 công ty TNHH kinh doanhmáy tính trên đại bàn Hà Nội và chủ yếu tập trung vào kế toán tài chính doanhnghiệp Các giải pháp đưa ra chủ yếu về mặt kế toán tài chính tập trung vào hoànthiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, nhưng chưa cónhững nhận xét khái quát về toàn bộ công tác kế toán tại các công ty
+ Luận văn thạc sỹ của học viên Nguyễn Thanh Sơn bảo vệ tại trường Đại
học Thương Mại, năm 2013 với đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bắc Thái” Luận văn này đã khái quát hoá
được những vấn đề lý luận về tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp; tìm hiểu thực tế tình hình hạch toándoanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bắc Thái.Luận văn đã nêu bật được thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, xác định kinhdoanh của công ty Cổ phần Xăng dầu Bắc Hà dưới cả góc độ tài chính và góc độquản trị Tuy nhiên trong bài nghiên cứu, khi đề cập đến các giải pháp hoàn thiệncho doanh nghiệp thì tác giả vẫn chưa đưa ra giải pháp cụ thể và khả thi
+ Luận văn thạc sỹ của học viên Nguyễn Thị Thọ bảo vệ tại trường Đại học
Thương Mại, năm 2015 với đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các công ty may vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định” Luận văn đã
trình bày những vấn đề lý luận về cả hai mảng là kế toán tài chính và kế toán quảntrị về doan thu, chi phí và kết quả kinh doanh và đưa ra những đề xuất, kiến nghịhoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại các công tymay vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định Tuy nhiên phần giải pháp còn chưađược đầy đủ, còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu
+ Luận văn thạc sỹ của học viên Nguyễn Thị Tươi bảo vệ tại trường Đại học
Thương Mại, năm 2015 với đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
Trang 11doanh tại các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội” Luận văn đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản của chi
phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏtrên địa bàn thành phố Hà Nội Nghiên cứu những đặc thù kinh doanh từ đó đề xuấtcác nội dung cần hoàn thiện trong tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và kếtquả kinh doanh
+ “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanhnghiệp thương mại ở Việt Nam hiện nay”- Bài viết của tác giả Nguyễn Thị ThanhGiang, số 7(108)- tr55-57 năm 2012, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán
Trước xu thế hội nhập hiện nay, một trong các biện pháp để nâng cao năng lựccạnh tranh là tổ chức tốt công tác kế toán, đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh Trong bài viết tác giả nêu ra những yêu cầu của công tác kếtoán của doanh nghiệp thương mại trong tình hình hiện nay Hướng hoàn thiện vàcác giải pháp đối với công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.Nhìn chung, những luận văn và bài báo trên đã phần nào cho chúng ta thấyđược những tồn tại, khó khăn liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh cũng như những ý kiến, giải pháp của các tác giả đối với những vấn đề
đó Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào đề cập đến việc nghiên cứu, phântích, đánh giá và hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tạiCông ty cổ phần may Sông Hồng Vì vậy, việc nghiên cứu kế toán doanh thu, chiphí, kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng mang tính cấp thiết
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh trên hai góc độ là kế toán tài chính và kế toán quản trị
- Nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh
doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng
- Tìm ra ưu điểm và những bất cập trong kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh tại đơn vị khảo sát, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện phùhợp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng
kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may SôngHồng
Trang 12- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ phát sinh chủ
yếu trong năm 2015 cụ thể là tháng 12/2015
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh
doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng áp dụng chế độ kế toán theo thông tư200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính về việc ban hànhhướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về kế toán
doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh, thực trạng kế toán doanh thu, chiphí, xác định kết quả kinh doanh trên 2 góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.Trên góc độ kế toán tài chính, đề tài tập trung nghiên cứu việc tuân thủ nhữngquy định của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành về doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh
Trên góc độ kế toán quản trị, đề tài tập trung nghiên cứu thu thập, xử lí, cungcấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định quản trị như: Thông tin về chi phí sảnxuất kinh doanh, thông tin về doanh thu trong kỳ như thế nào? Từ đó tư vấn cho nhàquản trị để có chiến lược kinh doanh làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợinhuận cho doanh nghiệp
5 Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tác giả chú trọng vào việc trả lời các câu hỏi chủyếu sau:
- Lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trongdoanh nghiệp sản xuất là gì?
-Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổphần may Sông Hồng được tiến hành như thế nào? Có ưu điểm và hạn chế gì ?
- Cần phải có các giải pháp gì để hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kếtquả kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng ?
6 Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu: Là một công việc quan trọng cần
thiết cho bất cứ hoạt động nghiên cứu khoa học nào Các phương pháp sử dụngtrong luận văn này bao gồm:
Trang 13+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp này được tác giả thực hiện thông qua các bài báo, tập chí thuế,giáo trình chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết liên quanđến đề tài nghiên cứu, tra cứu thông tin về đề tài qua mạng internet Đồng thời,nghiên cứu các chế độ kế toán doanh nghiệp, nghị định, thông tư hướng dẫn về kếtoán Nội dung chính của các tài liệu được nghiên cứu ở đây là: các vấn đề về kếtoán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, các vấn đề liên quan đến hệ thốngchứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính và tài liệu do công ty cung cấp
Việc nghiên cứu tài liệu sẽ được tác giả sử dụng trong suốt quá trình thực hiện
đề tài luận văn
+ Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này tác giả thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏngvấn qua điện thoại một số nhà quản lý cũng như những người trực tiếp thực hiệncông tác kế toán tại doanh nghiệp và một số bộ phận liên quan Nội dung các cuộcphỏng vấn được tác giả chuẩn bị trước xoay quanh những nội dung chính của côngtác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh Từ đó tác giả có thể thuthập thông tin một cách đầy đủ hơn để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
+ Phương pháp quan sát thực tế
Tác giả trực tiếp xuống đơn vị để quan sát hoạt động sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp, quan sát tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thôngqua các đại lý
- Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý dữ liệu
+ Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu
Dựa trên các số liệu thu thập được bằng các phương pháp kể trên để tiến hànhtổng hợp phân tích doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo từng nhóm
này ta có thể so sánh doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh ở từngthời kỳ hàng, từng loại sản phẩm nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác,toàn diện khách quan tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
+ Phương pháp so sánh
Trang 14Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích thống kê để xácđịnh mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, vận dụng phươngpháp, ở thực tế so với kế hoạch, ở năm nay so với năm trước.
Qua đó, tìm hiểu và phân tích những mặt tích cực và tiêu cực có tác động đếnkết quả đạt được
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết cấu, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thi ,chi phí và kết
quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
công ty cổ phần may Sông Hồng
Chương 3: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng
Trang 15CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ
VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh thu
1.1.1.1 Khái niệm
Mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là tiêuthụ được sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh và có lãi Tiêu thụ sảnphẩm hàng hóa là quá trình doanh nghiệp xuất bán sản phẩm, hàng hóa cho đơn vịmua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán.Thời điểm sản phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ khi chuyển giao quyền sởhữu sản phẩm hàng hóa gắn với phần lớn lợi ích và rủi ro cho khách hàng đồng thờiđược khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Kết thúc quá trình tiêu thụ
là lúc doanh nghiệp có được doanh thu bán hàng Như vậy từ góc độ doanh nghiệp
để xem xét, ta thấy doanh thu của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền các lợi íchkinh tế mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh trong một thời kỳnhất định
Theo chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01) –Chuẩn mực chung thì “Doanh thu là
tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từcác hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường, góp phần làm tăng vốn chủ sở
hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu” [1,trang 26]
Như vậy, doanh thu là sự gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp và được tínhtrong một thừi kì nhất định Doanh thu trong kì là tổng số tiền và các khoản phải thu
có được từ việc bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào
và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong kì kinh doanh Tuy nhiên, không phải tất
cả các nghiệp vụ làm tăng tiền và các khoản phải thu hoặc các tài sản khác đều lienquan đến doanh thu, và cũng không chỉ có doanh thu làm thay đổi vốn chủ sử hữu.Bản chất của doanh thu chỉ bao gồm giá trị các lợi ích kinh tế đã nhận được và có
Trang 16thể nhận của riêng doanh nghiệp phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanhthông thường, các khoản thu từ hoạt động ngoài các hoạt đọng tạo ra doanh thuđược coi là thu nhập khác, các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợikinh tế của doanh nghiệp và không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thìkhông được coi là doanh thu.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC (Điều 78) định nghĩa: “Doanh thu là lợi ích
kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đónggóp thêm của các cổ đông Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phátsinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý củacác khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền” [4,trang 351]
Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, ví dụ;
- Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuếbảo vệ môi trường) phải nộp;
- Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý;
- Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng;
- Các trường hợp khác
Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng ngay đượctại thời điểm phát sinh giao dịch thì để thuận lợi cho công tác kế toán, có thể ghi nhậndoanh thu trên sổ kế toán bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghigiảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp Tuy nhiên, khi lập Báo cáo tàichính kế toán bắt buộc phải xác định và loại bỏ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp rakhỏi các chỉ tiêu phản ánh doanh thu gộp
Việc nghiên cứu doanh thu không chỉ đơn thuần là việc xác định giá trị lợi íchkinh tế mà phải gắn liền với thời điểm mà doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế, đóchính là thời điểm xác định doanh thu Việc xác định đủ và hạch toán đúng doanhthu trong kỳ kế toán sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất xác định chínhxác kết quả kinh doanh để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh và điều hànhquản lý cho phù hợp
Do vậy, bản chất của doanh thu là khoản thu từ hoạt động kinh doanh, cơ sởtạo ra kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp và khẳng định: Không phải
Trang 17mọi nghiệp vụ kinh tế làm tăng tài sản đều phát sinh doanh thu, đồng thời không chỉ
có sự phát sinh doanh thu mới làm thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu Doanh thu chỉ làmột trong những nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tài sản và làm thay đổi vốnchủ sở hữu Nhận thức rõ bản chất của doanh thu và xác định đúng đắn phạm vi,thời điểm, cơ sở ghi nhận doanh thu ảnh hưởng có tính chất quyết định đến tínhkhách quan, trung thực của chỉ tiêu doanh thu, kết quả trong báo cáo tài chính Dovậy, cần xác định đúng thời điểm ghi nhận doanh thu
1.1.1.2 Phân loại doanh thu
Doanh thu kinh doanh trong doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọngquyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý
mà có những cách phân loại doanh thu theo những tiêu thức phân loại thích hợp,phù hợp với trình độ, năng lực quản lý và đặc điểm ngành hàng kinh doanh, quy môhoạt động của doanh nghiệp Sau đây là các tiêu thức phân loại doanh thu phổ biến
đó là:
Thứ nhất, phân theo loại hình kinh doanh:
- Doanh thu bán hàng hóa: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa đã
được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán của doanh nghiệp
- Doanh thu bán thành phẩm: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng sản phẩm
(thành phẩm, nửa thành phẩm) đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán củadoanh nghiệp
- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng dịch vụ đã
hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kếtoán của doanh nghiệp
- Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Là toàn bộ doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của nhà
nước trong kì khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ theo qui định của nhà nước
- Doanh thu kinh doanh bất động sản: Là toàn bộ doanh thu từ cho thuê bất
động sản đầu tư, doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư
- Doanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu phát sinh từ giao dịch thuộc
hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Trang 18Cách phân loại này giúp cho việc xác định doanh thu theo từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xác định được tỷ trọng doanh thu của từng loại hoạt động trong tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt được trong kỳ.
Thứ hai, phân theo phương thức bán hàng:
Theo cách phân loại này doanh thu của doanh nghiệp được chia thành: Doanhthu bán buôn, doanh thu bán lẻ
- Doanh thu bán buôn, bao gồm doanh thu phát sinh từ phương thức bán buôn,bán hàng hóa với số lượng lớn, sau khi kết thúc bán hàng, hàng vẫn nằm trong lĩnhvực lưu thông, chưa đến tay người tiêu dùng
- Doanh thu bán lẻ là doanh thu bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp với từngphương thức bán hàng
Thứ ba, phân theo lĩnh vực tạo ra doanh thu:
Theo cách phân loại này, toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp được chiathành: doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động khác, trong đódoanh thu hoạt động kinh doanh được chia thành doanh thu hoạt động bán hàng vàcung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính
- Doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: đó là toàn bộ số tiền đãthu hoặc sẽ thu được từ các giao dịch về bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinhtrong kỳ kế toán
- Doanh thu hoạt động tài chính: là toàn bộ số tiền đã thu hoặc sẽ thu được từcác hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
Cách phân loại này cung cấp các thông tin cần thiết để lập báo cáo tài chínhtheo lĩnh vực hoạt động và xác định trọng tâm quản lý
Thứ tư, phân theo phương thức thanh toán tiền hàng:
Doanh thu được chia thành doanh thu bán hàng thu tiền ngay và doanh thu bánhàng thu tiền sau:
- Bán hàng thu tiền ngay: Có nghĩa là sau khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
với khách hàng công ty sẽ tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ Khi hoạt độngcung cấp dịch vụ hoàn thành hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng và khách hàng sẽ
Trang 19thanh toán tiền cho công ty Cung cấp dịch vụ thu tiền ngay thường được áp dụngtrong trường hợp khách hàng vãng lai, hoặc khách hàng chưa có uy tín với công ty.
- Bán hàng thu tiền sau: Trong trường hợp nếu là khách hàng thường xuyên và
có khả năng tài chính trong tương lai công ty có thể để khách hàng thanh toán sautrong một khoảng thời gian nhất định tùy theo hợp đồng hay thỏa thuận đã ký kết.Cách phân loại này giúp doanh nghiệp lập dự toán số tiền thu được trong kỳ,
là cơ sở để xây dựng dự toán về thanh toán các khoản nợ và chi phí trong kỳ Ngoài
ra, cách phân loại này giúp cho việc phân tích, đánh giá khả năng thanh toán củakhách hàng để xác định mức dự phòng phải thu khó đòi Nhìn chung, mỗi cách phanloại doanh thu đều có ý nghĩa nhất định đối với nhà quản trị doanh nghiệp Do đó,tùy thuộc vào yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp mà kế toán thực hiện tổ chứcthu thập, xử lý và cung cấp thông tin về doanh thu theo những cách thức nhất định
1.1.2 Khái niệm, phân loại chi phí
1.1.2.1 Khái niệm chi phí
Trong quản lý, người ta thường quan tâm đến việc doanh nghiệp đã chi ratrong kỳ những loại chi phí nào và với số lượng là bao nhiêu để đạt được mứcdoanh thu nào đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cóhiệu quả Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tiêu hao các nguồnlực (tài sản, nhân công ) Quá trình tiêu dùng các nguồn lực đồng thời là quá trìnhphát sinh các chi phí
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01-Chuẩn mực chung (VAS 01): “Chi
phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hìnhthức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợdẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông
hoặc chủ sở hữu” [4, trang 35]
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC (Điều 82): “Chi phí là những khoản làm
giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khảnăng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiềnhay chưa”[4, trang 382]
Chi phí sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệpsản xuất, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh tới sự tồn tại của
Trang 20doanh nghiệp trên thương trường:
- Đây là những chi phí cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất và lưu chuyểnhàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.Thực hiện tốt kế hoạch chi phí sản xuấtkinh doanh là cơ sở cho doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất sản phẩm vàlưu chuyển hàng hoá
- Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêukinh tế tổng hợp, phản ảnh đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp Đây là một trong những căn cứ cơ bản nhất để đánh giá hoạt động giữa các
kỳ với nhau hoặc với các đơn vị cùng ngành khác, biểu hiện của trình độ quản lý chiphí sản xuất kinh doanh là biểu hiện rõ nét của việc khai thác trình độ tổ chức quản
lý trong vấn đề sản xuất kinh doanh, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như ápdụng những dây chuyền sản xuất hiện đại ,phương tiện và các hình thức vận chuyểntiến bộ, chế độ hạch toán hướng đến mục tiêu tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt đượckết quả mong muốn
Như vậy, chi phí có vai trò quan trọng và công tác quản lý chi phí sản xuất,kinh doanh trong doanh nghiệp và thực sự là một môn khoa học, chi phí là đòn bẩy
là động lực kinh tế quan trọng
1.1.2.2 Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong các doanh nghiệp gồm nhiều loạivới tính chất kinh tế, mục đích, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau Để thuậntiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc racác quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loạitheo những tiêu thức phù hợp:
Thứ nhất, phân loại theo khoản mục chi phí:
Chi phí trong doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt dộng kinh doanh, chi phíkhác
Giá vốn hàng bán: là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hóa (hoặc
gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanhnghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã đượcxác định là tiêu thụ và các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh được tínhvào giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
Trang 21Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển; chiphí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo; chi phí hoa hồng đại lý, chi phí bảo hành sảnphẩm; chi phí nhân viên bán hàng; chi phí dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ phục
vụ bán hàng; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí có liên quan tới toàn bộ hoạt
động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm: các chi phí về lươngnhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụcấp, ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệpcủa nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động,khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoảnlập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảohiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng )
Chi phí tài chính: là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán
liên quan đến các hoạt động về vốn, hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụmang tính chất tài chính của doanh nghiệp bao gồm : các khoản chi phí hoặc cáckhoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vayvốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn,chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dựphòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giáhối đoái
Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp
vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp Chi phí khác củadoanh nghiệp có thể gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt độngthanh lý) Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ đượcghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu
tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
Trang 22- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vàocông ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
- Các khoản chi phí khác
Thứ hai, phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế:
- Chi phí về nguyên liệu, vật liệu: Gồm giá mua và chi phí thu mua của toàn
bộ nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, bao gồm giátrị nguyên vật liệu chính, vật liệu phù, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ (trừ giátrị vật liệu dùng không hết nhập kho và phế liệu thu hồi)
- Chi phí về nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanhtrong kỳ (trừ số không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
- Chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: Gồm toàn bộ lương
và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân, viên chức
- Chi phí về các khoản trích theo lương: Bao gồm phần bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định củangười lao động
- Chi phí về khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cốđịnh trích trong kỳ của các tài sản cố định tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh
- Chi phí về dịch vụ mua ngoài sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Chi phí khác bằng tiền phục vụ hoạt động sản xuât kinh doanh mà chưa đượcphản ánh trong các yếu tố chi phí nêu trên
Phân loại chi phí theo cách này giúp chúng ta biết được tỷ trọng của từng loạichi phí so với tổng số mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, làm cơ sởcho việc xây dựng các kế hoạch định mức về vốn lưu động trong các thời kỳ
Thứ ba, phân loại theo hoạt động và công dụng kinh tế:
Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp và côngdụng kinh tế của chi phí thì chi phí được chia thành: Chi phí sản xuất kinh doanh,chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác
Chi phí sản xuất kinh doanh gồm: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:
Trang 23- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị, vật liệu liên quantrực tiếp tới việc sản xuất, chế tạo sản phẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoảntrích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân sản xuất
- Chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh trong phạm vi phânxưởng sản xuất như chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viênphân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ quản lý sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cốđịnh tại phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụcho hoạt động và quản lý của phân xưởng
Chi phí ngoài sản xuất gồm:
- Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quátrình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Loại chi phí này có: chi phí quảng cáo, giao hàng,giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liềnđến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục
vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp Chi phíquản lý bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùngvăn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí cótính chất chi phí, chi phí khánh tiết, hội nghị
Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí và các khoản lỗ liên quan đến
các hoạt động về vốn như: Chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liênquan đến vay vốn, lỗ liên doanh
Chi phí khác: Là các chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ
bất thường mà doanh nghiệp không thể dự kiến trước được, như: chi phí thanh lý,nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản phạt, truy thu thuế… Phân loại chi phí theo tiêu thức này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chiphí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mụcphục vụ cho yêu cầu quản trị, đồng thời giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giáthành và hạ giá thành
Thứ tư, phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc
sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định như: NVL, tiền lương công nhânsản xuất
Trang 24- Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sảnphẩm, dịch vụ Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đốitượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.
Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng đối với việc xác định phương pháp
kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách đúngđắn, hợp lý
Thứ năm, phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ
- Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tươngquan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như:Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi
có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuât trong mức độ nhất định như chi phíkhấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng
- Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí có cả thành phần biến phí và định phí.Một phần của chi phí thay đổi theo khối lượng hoạt động
Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phântích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giáthành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh
Chi phí có rất nhiều tiêu thức để phân loại Bởi vậy mỗi doanh nghiệp phải lựachọn cho mình cách phân loại chi phí một cách phù hợp với yêu cầu quản lý củamình để có thể có những thông tin chính xác, đầy đủ và đáp ứng kịp thời về thực tếquá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đầu vào đến khi xuất xưởng tiêu thụ Từ đó đưa
ra những chiến lược điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếtkiệm tối đa chi phí sản xuất
Tóm lại, chi phí là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Kế toán chi phí sẽ ảnh hưởng đến tính trungthực, hợp lý của các thông tin trên BCTC, cũng như tính đúng đắn của các quyếtđịnh trong quản trị doanh nghiệp Quản lý tốt chi phí là vấn đề cốt lõi để giúp cácdoanh nghiệp sản suất bảo toàn vốn, tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó nâng cao chấtlượng sản xuất sản phẩm
Trang 251.1.3 Khái niệm, phương pháp xác định kết quả kinh doanh
1.1.3.1 Khái niệm kết quả kinh doanh
Sau một thời kỳ hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp cần xác định kết quảkinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị mình
Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động kinh doanh nhất định Kết quả kinh doanh
là lãi nếu doanh thu lớn hơn chi phí và ngược lại kết quả kinh doanh là lỗ nếu doanhthu nhỏ hơn chi phí
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh là mục tiêu cơbản, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy cáchoạt động của doanh nghiệp
1.1.3.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả từ hoạt động kinh doanh và kết quả khác
* Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Tùy theo chứcnăng, nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp mà nội dung cụ thể của kết quả hoạt độngkinh doanh có thể khác nhau Trong doanh nghiệp thương mại là kết quả từ hoạtđộng bán hàng, trong doanh nghiệp sản xuất là kết quả từ hoạt động sản xuất tiêuthụ sản phẩm Ngoài ra trong các doanh nghiệp còn có các nghiệp vụ khác như chovay, góp vốn liên doanh cũng góp phần tạo nên kết quả này Mặc dù vậy thìphương pháp chung xác định kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp làgiống nhau, cụ thể như sau:
+
Doanhthu hoạtđộng tàichính
-Chi phítàichính
-Chi phí bánhàng, chi phíquản lý doanhnghiệp
Trang 26thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
bán hàng vàcung cấpdịch vụ
khấuthươngmại
thu hàngbán bịtrả lại
giáhàngbán
TTĐB,thuếXNK
* Kết quả khác:là kết quả từ các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên
hoặc doanh nghiệp không dự kiến trước được như: thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tàisản tổn thất, Phương pháp xác định kết quả khác như sau:
Trong đó:
* Thu nhập khác là khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm:
+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
+ Chênh lệch lãi do đánh giá vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liêndoanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
+ Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
+ Thu các khoản nợ khó đòiđã xử lý xóa sổ;
+ Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;
+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
+ Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sảnphẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu( nếu có);
+ Thu nhập quà biếu, quà tặng hiện vật, tiền của các tổ chức, các nhân tặngcho doanh nghiệp;
+
- Chi phí khác: là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các
nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp gồm:
+ Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TCSĐ thanh lý,nhượng bán( nếu có);
+ Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liêndoanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
+ Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
+ Bị phạt thuế, truy nộp thuế;
+
Trang 27Cuối kỳ kế toán tổng hợp số liệu xác định kết quả kinh doanh trước thuế thunhập doanh nghiệp:
Kết quả kinh doanh trước thuế
thu nhập doanh nghiệp =
Kết quả hoạt độngkinh doanh + Kết quả khác
Kết quả kinh doanh được xác định theo công thức sau:
Kết quả kinh doanh sau
thuế thu nhập doanh
nghiệp
=
Kết quả các hoạtđộng trước thuếTNDN
-Chi phí thuếTNDN hiệnhành
-(+)
Chi phí thuếTNDN hoãnlại (TNDNHL)
Để tính kết quả kinh doanh, doanh nghiệp còn phải xét ảnh hưởng của chi phíthuế thu nhập doanh nghiệp đến kết quả các hoạt động trước thuế thu nhập doanhnghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào phàn thu nhậpcủa doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập cảu đơn vị Đây
là công cụ để điều tiết, kích thích tiết kiệm, tăng đầu tư nhằm nâng cao năng lực,
hiệu quả xã hội Theo VAS 17 thì: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng giá trị của thuế hiện hành và thuế hoãn lại được tính đến khi xác định lợi nhuận hoặc lãi, lỗ ròng của một kỳ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệphiện hành Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là loại thuế phát sinh khi cơ sở tínhthuế khác giá trị ghi sổ của tài sản và công nợ Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
có thể là chi phí thuế hoặc thu nhập thuế Trong đó, chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phátsinh từ:
+ Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả trong năm;
+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận từ các năm trước;+ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênhlệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế thu nhập hiện hành
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ:
Trang 28+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhân từ các nămtrước
1.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
1.2.1 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ kế toán tài chính
1.2.1.1 Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo hướng dẫn của một số chuẩn mực kế toán Việt Nam.
* Kế toán doanh thu
Kế toán doanh thu được tuân thủ theo qui định của VAS 14 ”Doanh thu và thunhập khác” Một trong những nội dung quan trọng của chuẩn mực này là đưa ra quiđịnh kế toán về xác định doanh thu và thười điểm ghi nhận doanh thu
Chuẩn mực quy định xác định doanh thu: Doanh thu phát sinh từ giao dịchđược xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tàisản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thuđược sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảmgiá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
- Đối với trường hợp bán hàng trả góp, doanh thu được xác định bằng cáchquy đổi giá trị doanh nghĩa các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhậnngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của cáckhoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thutheo tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thểnhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai
- Đối với trường hợp đổi hàng:
+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịchtạo ra doanh thu
+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc
Trang 29dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụnhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụđem trao đổi.
Về thời điểm ghi nhận doanh thu, doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp
có khả năng tương đối chắc chắn sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và lợiích kinh tế dó có thể được tính một cách đáng tin cậy Điều đó được cụ thể hóathành 5 điều kiện ghi nhận và chỉ ghi nhận doanh thu khi tất cả cá điều kiện đó được
thỏa mãn, đó là:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng;
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu phải được theo dõi theo chi tiết theo từng loại doanh thu như doanhthu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền và lợinhuận được chia Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết thành từng khoảndoanh thu như doanh thu bán hàng hóa có thể được chi tiết thành doanh thu bánhàng hóa, doanh thu bán thành phẩm nhằm phục vụ cho việc xác định đày đủ,chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lí và lập báo cáo kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp
- Nếu trong kì phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phảihoạch toán riêng Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào ghi nhận doanhthu ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanhcủa kì kế toán
Trang 30Việc xác định đúng doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu có ý nghĩaquan trọng trong việc xác định yếu tố đúng kỳ của doanh thu và là cơ sở để xác địnhchính xác lợi nhuận thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp.
*Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh
Việc ghi nhận chi phí hoạt động kinh doanh bị chi phối bởi chuẩn mực kế toánsau:
- Theo VAS 01 – Chuẩn mực chung, chi phí sản xuất, kinh doanh chi phí khácđược ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các chi phí này làmgiảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặctăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một các đáng tin cậy
Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phảituân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí Khi lợi ích kinh tế dự kiếnthu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác đượcxác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ Mộtkhoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong
kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau
Theo VAS 02- Hàng tồn kho, giá gốc hàng tồn kho đã bán được ghi nhận làchi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng.Giá vốn hàng bán được xác định theo một trong 3 phương pháp: Phương pháp đíchdanh, bình quan gia quyền, nhập trước- xuất trước Ngoài ra trong giá vốn hàng báncòn bao gồm phần định phí sản xuất chung dưới công suất bình thường của máymóc thiết bị
Chuẩn mực còn quy định cách ghi nhận chi phí:
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chiphí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng đượcghi nhận Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn khophải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồnkho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàngtồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phísản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong
Trang 31kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kếtoán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ
kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phísản xuất, kinh doanh
Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảonguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu
Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cốđịnh hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàngtồn kho này được hạch toán vào giá trị tài sản cố định
Theo VAS 03- Tài sản cố định hữu hình, VAS 04- Tài sản cố định vô hình,khấu hao tài sản cố định được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừkhi chúng được tính vào giá trị của tài sản khác như: chi phí khấu hao TSCĐ dùngcho quá trình xây dựng hoặc tự chế các tài sản Các khoản chi phí phát sinh để tạo racác loại tài sản cố định vô hình nhưng không thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình thìphải ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước
Theo VAS 16- Chi phí đi vay, chuẩn mực quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm : ghi nhận chi phí đi vay vàochi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, vốn hóa chi phí đi vay khi các chi phí nàyliên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở
ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định
*Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Khi thực hiện kế toán xác định kết quả kinh doanh các doanh nghiệp cần tôntrọng các qui định sau:
Kết quả kinh doanh của kỳ kế toán phải được xác định đầy đủ và chính xáctheo đúng quy định của các chính sách tài chính hiện hành Ngoài việc hoạch toántổng hợp kết quả kinh doanh, kế toán cón phải hoạch toán chi tiết theo tưng hoạtđộng (hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lao vụ, hoạt động tài chính, hoạtđộng khác) Trong từng hoạt động, có thể hoạch toán chi tiết cho từng loại sảnphẩm, mặt hàng, lao dịch vụ Doanh thu được sử dụng để tính kết quả các hoạt động
Trang 32là doanh thu thuần, là số còn lại của doanh thu sau khi trừ đi các khoản giảm trừdoanh thu.
1.2.1.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp.
a, Quy định kế toán doanh thu, thu nhập trong doanh nghiệp
Kế toán doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịchbán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa, bất động sản đầu tư hoặccung cấp các dịch vụ cho khách hàng
* Khi hạch toán doanh thu, kế toán doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của chế độ kế toán doanh nghiệp, bao gồm:
- Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằngngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức
sử dụng trong kế toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch ngoại tệcủa Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp có giao dịch phát sinh theo quy địnhcủa pháp luật
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiệnđược trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghinhận ban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giáhàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại (do không đảm bảo điềukiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế), và doanh nghiệp phải nộpthuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếpđược tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đãthực hiện trong một kỳ kế toán
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tínhtheo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa
có thuế GTGT
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuếGTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thìdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán
Trang 33- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiềnbán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá sốhàng này không được coi là đã bán trong kỳ và không được ghi vào Tài khoản 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mà chỉ hạch toán vào bên Có Tài khoản
131 "Phải thu của khách hàng" về khoản tiền đã thu của khách hàng Khi thực giaohàng cho người mua sẽ hạch toán vào Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ về trị giá hàng đã giao; đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điềukiện ghi nhận doanh thu
- Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là đã bán nhưng vì lý do về chấtlượng, về quy cách kỹ thuật, người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bánhoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua muahàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanhthu bán hàng này được theo dõi riêng trên tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanhthu” Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản hàng bán bị trả, giảm giá hàng bán vàchiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xácđịnh doanh thu thuần
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệpghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay và ghi nhận vào doanh thuchưa thực hiện phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thờiđiểm ghi nhận doanh thu được xác định
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giáthanh toán (Bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu);
- Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vàodoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, khôngbao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công
* Chứng từ sử dụng
Kế toán hạch toán doanh thu khi có chứng từ kế toán, bao gồm:
- Hóa đơn GTGT (áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ); Hóa đơn bán hàng (áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp)
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho
Trang 34- Phiếu thu, chi tiền mặt.
- Giấy báo của Ngân hàng, séc chuyển khoản, bảng sao kê của ngân hàng
- Bảng thanh toán hàng đại lý, kí gửi
- Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại, hợp đồngkinh tế, biên bản bàn giao hàng hóa, biên bản nghiệm thu hàng hóa, biên bản thanh
lý hợp đồng, thẻ quầy hàng, …
* Vận dụng tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán sử dụng được áp dụng theo hệ thống TKKT theo Chế độ kếtoán doanh nghiệp hiện hành (Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành vào ngày22/12/2014 của Bộ tài chính) Để kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừdoanh thu kế toán sử dụng các TK chủ yếu sau:
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu
TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Và các TK liên quan khác: TK 111, 112, 131…
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: TK này phản ánh doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán củahoạt động SXKD từ các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
TK 511 có 6 tài khoản cấp 2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
TK 5118: Doanh thu khác
TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu: Tài khoản này dùng để phản ánh
các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phátsinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trảlại Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu nhưthuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp
Trang 35Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh
khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khốilượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa,cung cấp dịch vụ trong kỳ
- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánh
doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ
- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh
khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấpkém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa,cung cấp dịch vụ trong kỳ
* Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu của doanh thu bán hàng, giảm trừ
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu bán hàng kếtoán căn cứ vào các hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán liên quan để phảnánh vào bên Có của tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, phản ánhvào các tài khoản liên quan khác như thuế GTGT đầu ra phải nộp, tài khoản phảithu khách hàng nếu chưa thu tiền hoặc tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nếubán hàng thu tiền ngay
Đối với những nghiệp vụ bán hàng có thuế xuất khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặcbiệt thì căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ khác như tờ khai hải quan kế toánngoài ghi tăng doanh thu vào bên Có của tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ thì còn phải phản ánh vào bên Nợ của tài khoản doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ phần thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa đó
Một số trường hợp hàng bán nhưng về lý do chất lượng, quy cách kỹ thuật người mua từ chối thanh toán yêu cầu giảm giá hoặc trả lại hàng nếu doanh nghiệpchấp nhận kế toán phải căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan đểhạch toán vào các tài khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán Hay một sốtrường hợp do khách hàng mua với số lượng lớn hoặc mua nhiều lần thì doanhnghiệp có thể đồng ý chiết khấu cho khách hàng Kế toán căn cứ vào chứng từ liênquan để hạch toán vào tài khoản chiết khấu thương mại
Trang 36Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang bên
Nợ của tài khoản doanh thu bán hàng Sau đó kết chuyển sang bên Có tài khoản xácđịnh kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh trong kỳ
Kế toán doanh thu hoạt động tài chính.
* Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp,lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá,dịch vụ;
- Cổ tức, lợi nhuận được chia;
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vàocông ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
- Lãi tỷ giá hối đoái;
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác
* Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng chủ yếu liên quan đến doanh thu hoạt
động tài chính: Thông báo của ngân hàng về tiền lãi được hưởng, thông báo về lợinhuận và cổ tức được chia, hợp đồng kinh tế, phiếu thu, các chứng từ về mua bánngoại tệ hoặc mua bán chứng khoán và chứng từ có liên quan khác
* Vận dụng tài khoản kế toán: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính sử dụng
TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
Trang 37ánh vào bên Có của tài khoản doanh thu hoạt động tài chính và các tài khoản liênquan như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các khoản phải thu khác.
Khi có các nghiệp vụ liên quan đến chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, kế toán căn cứvào các chứng từ liên quan để phản ánh vào bên Có hoặc bên Nợ của tài khoảndoanh thu hoạt động tài chính và các tài khoản liên quan như tiền mặt, tiền gửi ngânhàng, vay và nợ thuê tài chính, phải thu khách hàng hoặc tài khoản phải trả ngườibán
Trường hợp nhượng bán cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu có chênh lệch giữa giábán lớn hơn giá gốc thì kế toán cũng sẽ phản ánh vào bên Có của tài khoản doanhthu hoạt động tài chính
Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trướcthời hạn được người bán chấp thuận thì phản ánh vào bên Có của tài khoản doanhthu hoạt động tài chính đồng thời phản ánh vào bên Nợ của tài khoản phải trả chongười bán
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính bằng cách ghi Nợtài khoản doanh thu hoạt động tài chính đồng thời ghi bên Có của tài khoản xácđịnh kết quả kinh doanh để xác định kết quả kinh doanh
Thu nhập khác.
* Thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi gópvốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ;
- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sảnphẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặngcho doanh nghiệp
Trang 38* Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng chủ yếu liên quan đến thu nhập khác,
bao gồm: Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng kê thanh toán, phiếuthu, giấy báo nợ ngân hàng và các chứng từ có liên quan khác
* Vận dụng tài khoản kế toán: Kế toán thu nhập khác sử dụng tài khoản 711
-Thu nhập khác: Dùng để phản ánh các khoản thu nhập phát sinh ngoài các hoạtđộng sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: 111, 112, 152, 153,…
* Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu của thu nhập khác
Khi có các nghiệp vụ liên quan đến nhượng bán, thanh lý tài sản cố định kếtoán sẽ căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán để hạch toán vào bên
Có tài khoản thu nhập khác đồng thời phản ánh vào các tài khoản liên quan như tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng hoặc thuế GTGT đầu ra phải nộp Khi đem tài sản đi góp vốn mà giá trị góp vốn được đánh giá lớn hơn giá trịcủa tài sản thì kế toán sẽ ghi vào bên Có của tài khoản thu nhập khác
Khi thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng hoặc các khoản nợ phảithu khó đòi đã xóa sổ nay thu được Kế toán căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng
và chứng từ thanh toán để hạch toán vào bên Có tài khoản thu nhập khác và các tàikhoản liên quan
b, Quy định kế toán chi phí trong doanh nghiệp
Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuấtbao gồm:
Kế toán chi phí giá vốn hàng bán
* Nội dung: (Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh): Giá vốn hàng bán
trong doanh nghiệp sản xuất là giá vốn của sản phẩm bán trong kỳ
Ngoài giá vốn hàng bán còn có một số khoản khác: dự phòng giảm giá hàngtồn kho, chi phí vượt định mức
* Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo
Có
* Vận dụng tài khoản kế toán: Kế toán sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Trang 39* Trình tự của một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánhthường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư, sảnphẩm trên sổ kế toán Tài khoản hàng tồn kho được sử dụng để phản ánh số hiện có,tình hình biến động tăng giảm của vật tư, sản phẩm
Khi có các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng hóa, thành phẩm kế toán căn cứvào phiếu xuất kho để phản ánh vào bên Nợ của tài khoản giá vốn hàng bán và bên
Có của tài khoản hàng hóa, thành phẩm
Đối với nghiệp vụ hàng bán trả lại kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho để phảnánh giảm giá vốn hàng bán vào bên Có của tài khoản giá vốn hàng bán và phản ánhvào bên Nợ của tài khoản hàng hóa, thành phẩm
Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển giá vốn hàng bán sang bên Nợ của tàikhoản xác định kết quả kinh doanh
Kế toán chi phí tài chính:
* Nội dung chi phí tài chính: Chi phí tài chính bao gồm các chi phí liên quan
đến đầu tư chứng khoán; chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư góp vốn vào doanhnghiệp khác kể cả khoản lỗ liên quan; chi phí lãi vay liên quan đến hoạt động vayvốn; chi phí liên quan đến hoạt động mua bán ngoại tệ; chênh lệch lỗ mua bán ngoạitệ; khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái, trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chínhngắn hạn, dài hạn và chi phí khác liên quan đến hoạt động tài chính
* Chứng từ sử dụng: Các chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí tài chính bao
gồm: Thông báo của ngân hàng về lãi phải nộp theo các khế ước vay tiền, cácchứng từ mua bán ngoại tệ và mua bán chứng khoán và các chứng từ có liên quan
* Vận dụng tài khoản kế toán: Để hạch toán chi phí tài chính, kế toán sử
dụng TK 635 - “Chi phí tài chính” để tập hợp và kết chuyển chi phí tài chính trongdoanh nghiệp
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
Trang 40* Trình tự kế toán chi phí tài chính
Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán haycác khoản lỗ liên quan đến góp vốn liên doanh hay các khoản bán chứng khoán bị lỗ
kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan để phản ánh vào chi phí hoạt động tàichính trong kỳ
Trường hợp chênh lệch lỗ tỷ giá ngoại tệ đối với các trường hợp mua bán,thanh toán ngoại tệ Kế toán căn cứ vào phiếu kế toán và các chứng từ thanh toán đểhạch toán vào tài khoản chi phí hoạt động tài chính
Cuối kỳ căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư của các loại chứng khoán kếtoán trích lập dự phòng vào bên Nợ tài khoản chi phí tài chính và bên Có tài khoản
dự phòng giảm giá đầu tư
Cuối kỳ kết chuyển sang bên Nợ tài khoản xác định kết quả kinh doanh để xácđịnh kết quả kinh doanh
Kế toán chi phí bán hàng:
* Nội dung chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát
sinh liên quan đến quá trình bán hàng, gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vậtliệu, bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành sảnphẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
* Chứng từ sử dụng: Các chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí bán hàng bao
gồm: Phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng, bảng thanh toán tiền lương của nhân viênbán hàng, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bộphận bán hàng, phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ, hóa đơn GTGT, hóa đơnbán hàng, phiếu chi, các bảng kê chi phí bán hàng và các chứng từ có liên quan
* Vận dụng tài khoản kế toán : Để kế toán chi phí bán hàng, kế toán sử dụng
TK 641 - Chi phí bán hàng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phátsinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh
TK 641 được mở chi tiết 7 tài khoản cấp 2:
TK 6411: Chi phí nhân viên
TK 6412: Chi phí vật liệu
TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ