Bài giảng đầu tiên của chương trình tập huấn giáo dục quốc phòng an ninh tại thành phố đà nẵng, giúp cán bộ giáo viên có thêm tư liệu nghiên cứu khi cần làm cơ sở giảng dạy cho học sinh sinh viên có hiệu quả.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………
BÀI GIẢNG Công tác quốc phòng và an ninh
Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự
an toàn giao thông
Biên soạn: ………
Chức vụ: Giảng viên.
Trang 2Ngày … tháng … năm 2020
PHÊ DUYỆT
1 Phê duyệt bài giảng.
Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Của: ……… , Chức vụ: Giảng viên.
2 Nội dung phê duyệt.
a Bố cục nội dung.
………
………
………
………
………
………
………
b Liên hệ thực tiễn, định hướng tư tưởng, nhận thức thực tiễn. ………
………
………
………
………
3 Kết luận. ………
………
………
………
………
………
TRƯỞNG KHOA ……….
Trang 3Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I Mục đích, yêu cầu.
- Mục đích:
Nhằm huấn luyện cho sinh viên nắm chắc những nội dung cơ bản về Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông làm cơ sở vận dụng trong học tập công tác tại trường cũng như trong sinh hoạt thường ngày
- Yêu cầu:
- Nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
- Vận dụng kiết thúc đã học một cách linh hoạt vào quá trình học tập công tác tại trường
- Chấp hành nghiêm các quy định trong học tập
II.Nội dung:
1 Khái niệm căn bản và cơ sở pháp lý về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
2 Nguyên nhân vi phạm trật tự an toàn giao thông
3 Giải Pháp Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông:
nhân phẩm, danh dự của con người.
III Đối tượng: Sinh viên năm nhất.
IV Phương pháp.
- Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp diễn giảng, phân tích lấy ví dụ chứng minh làm rõ nội dung
- Đối với người học: Nghe kết hợp với ghi theo ý hiểu nội dung bài
V Thời gian.
- Tổng thời gian: 04 tiết
- Thời gian lờn lớp: 03 tiết
- Thời gian trả lời câu hỏi: 01 tiết
VI Địa điểm.
Phòng học lý thuyết
VII Tài liệu:
Tài liệu Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội CNVN năm 2013
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia, nó phản ánh trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng ở mức độ đáp ứng những nhu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đi lại của tầng lớp dân cư, trong đó giao thông đường bộ là mảng quan trọng nhất Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Giao thông là mạch máu của mọi việc, giao thông tắc thì việc gì cũng khó, giao thông totts thì việc gì cũng dễ dàng” Vì vậy giao thông luôn giữ vị trí quan trọng và to lớn trong đời sống xã hôi
I Khái niệm căn bản và cơ sở pháp lý về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
1.1 Khái niệm về an toàn giao thông và vi phạm an toàn giao thông:
- An toàn giao thông:
Là tuân thủ theo các quy định của luật giao thông, là sự bình an khi tham gia giao thông
- Vi phạm an toàn giao thông:
Là hành vi của người tham gia giao thông không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông
- Người tham gia giao thông đường bộ gồm:
Là người điều khiển, sử dụng phương tiễn tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường bộ
1.2 Cơ sở pháp lý về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Căn cứ luật an toàn giao thông năm 2008
- Căn cứ các biện pháp xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002 và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 04 năm 2008 (sau đây gọi chung là pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính)
- Nghị định số : 34/2010/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
II Nguyên nhân vi phạm trật tự an toàn giao thông
2.1 Về phía người dân:
- Ý thức của người dân còn kém là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự an toàn giao thông như; người tham gia giao thông cố tình vượt đèn
đỏ, đi vào đường ngược chiều, đường cấm tìm cách chen lách để vượt lên trước phương tiễn khác … diễn ra hầu hết ở các tuyến đường, giao lộ Mọi người biết hành
vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình làm
+ Ai cũng chỉ lo lợi ích của mình, không ai nhường ai cố tình chen lấn, luồn lách dẫn đến ùn tắc giao thông Đang hình thành một chân lý ngược với người tham gia giao thông “ những điều bình thường như đến đèn đỏ dừng lại, không đi vào đường cấm, không phóng nhanh vượt ẩu,… thì nay lại trở thành không bình thường
Trang 5- Hiểu biết: Sự hiểu bết về tham gia giao thông của người dân còn hạn chế:
+ Người dân chưa lường hết được hậu quả xảy ra với tính mạng của mình khi tham gia giao thông, nhận thức của họ về luật giao thông còn rất nông cạn vì vậy mà đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông thương tiếc
2.2.Về phía nhà nước
- Hệ thống văn bản chính chưa hợp lý: hệ thống văn bản để xử phạt vi phạn hành chính trong lĩnh vực giao thông đã đầy đủ nhưng mức phạt chưa cao vì thế chưa có tính răn
đe Hơn nữa việc vi phạm còn chồng chéo giữa các lực lượng cảnh sát thanh tra giao thông, công an xã, phường làm việc cho hiệu quả không cao, chưa phát huy được hiệu quả nên nhiều đối tượng coi thường
- Xử phạt không hiệu quả: do sự dễ dãi trong việc quản lý giao thông tĩnh như xe máy
có thể dừng, đỗ trên bất kỳ vỉa hè nào và rất nhiều lòng đường được đỗ ô tô khiến cho người dân mất ý thức cân nhắc giữa phương tiễn cá nhân và phương tiễn công cộng
- Tiêu cực: Nhiều cảnh sát giao thông còn nhận tiền đút lót của người vi phạm rồi để cho họ đi, điều đó làm người dân càng được nước lấn tới, lần sau tiếp tục vi phạm
- Tuyên truyền: Khả năng tuyên truyền còn hạn hẹp chưa đưa được pháp luật vào tâm trí người dân, chưa giúp đỡ người dân hiểu rõ mức độ nguy hiểm của việc vi phạm an toàn giao thông vì vậy mà số lượng người vi phạm an toàn giao thông rất nhiều
III Giải Pháp Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các ngành chức năng và chính quyền cấp cơ sở
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông với nhiều hình thức và nội dung phù hợp với mọi đối tượng tham gia giao thông
để nhân dân hiểu, đồng thuận, ủng hộ và tham gia tích cực đồng tình cùng các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ; thực hiện nếp sống văn hóa giao thông Đưa văn hóa giao thông và nội dung cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở nơi dân cư
- Nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật trong các trường học, giúp cho các em nhận biết được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng an toàn giao thông
- Lực lượng cảnh sát giao thông phải thường xuyên tuần tra, kiểm soát, bắt giữ những bạn thanh niên chuyên tụ tập đua xe ban đêm
- Xư phạt và cẫm những người chiếm lòng đường vỉa hè
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông
Trách nhiệm của sinh viên:
- Ra sức học tập nghiêm cứu nắm chắc các nội dung về pháp luật giao thông
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật khi tham gia giao thông
- Tích cự cùng các cơ quan tổ chức tuyên truyền vận động giáo dục mọi tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm luật giao thông
- Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa do đoàn thanh niên trường tổ chức về An toàn giao thông
Trang 6KẾT LUẬN
Tai nạn giao thông là nội đau là hậu quả cho toàn xã hội, không chỉ là mặt vật chất mà còn là hậu quả nặng nề về mặt tinh thần vì vậy mỗi người chúng ta phải nghiêm chỉnh chấp hành luật khi tham gia giao thông với tôn chỉ không để xảy ra mất an toàn giao thông, góp phần xây dựng huyết mạch cho nền kinh tế đất nước, xây dựng nếp sống văn minh đó là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, mội cơ quan tổ chức và toàn xã hội
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1 Phân tích khái niệm căn bản và cơ sở pháp lý về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
2 Làm rõ nguyên nhân vi phạm trật tự an toàn giao thông?
3 Nêu các giải Pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, liên hệ trách nhiệm bản thân