1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng về hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam và giải pháp thúc đẩy sự phát triển hàng hóa.doc

94 4,4K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 469,5 KB

Nội dung

Thực trạng về hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam và giải pháp thúc đẩy sự phát triển hàng hóa

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦUThị trường chứng khoán khó có thể hoạt động một cách lành mạnh và hiệu quả nếu lượng chứng khoán cung cấp trên thị trường không nhiếu và số lượng các nhà đầu tư trên thị trường nhỏ.

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Sau hai năm kể từ ngày thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạtđộng, công tác tạo hàng hoá cho thị trường của Uỷ ban Chứng khoán Nhànước đã có những bước thành công đáng khích lệ, mặc dù vậy cũng phải thừanhận một thực tế là lượng hàng hoá chứng khoán trên thị trường chứng khoánViệt nam vẫn còn rất mỏng, chủng loại chứng khoán chưa đa dạng Đây làmột trong những nguyên nhân khiến cho các nhà đầu tư không mấy mặn màkhi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam do họ không có nhiều cơ hội

để lựa chọn Và điều này sẽ làm cho thị trường chứng khoán dễ đi chệch rakhỏi quỹ đạo được xác định trước trong vai trò là một kênh huy động và phân

bổ một cách có hiệu quả những nguồn lực trong xã hội, đồng thời là một địnhchế bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư Vì vậy một yêu cầu cấpthiết cho sự phát triển của thị trường là tạo ra nguồn hàng hoá đa dạng và cósức hấp dẫn thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư trong nước vàquốc tế

2 Mục đích của đề tài:

Đề tài này tập trung nghiên cứu thực trạng về hàng hoá, tìm ra nguyênnhân những tồn tại và khuyến nghị những giải pháp phát triển hàng hoá chothị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam Đồng thời tác giả cũngmạnh dạn đưa ra những đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường chứngkhoán Việt Nam trong tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu:

Trang 2

- Chủng loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt nam,

- Hoạt động phát hành chứng khoán trên thị truờng sơ cấp: Bao gồmhoạt động phát hành cổ phiếu và trái phiếu, đặc biệt nghiên cứu việc pháthành chứng khoán gắn liền với quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

- Hoạt động niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán vànhững hoạt động gắn liền với việc niêm yết chứng khoán đó là tình hình giaodịch chứng khoán niêm yết, tình hình công bố thông tin của các doanh nghiệpniêm yết, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết saukhi niêm yết

4 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu được tiến hành bằng cách:

- Theo dõi và thu thập thông tin về thực trạng hoạt động của thị trườngchứng khoán Việt Nam

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá trên cơ sở những lý thuyết tài chính,chứng khoán Các thông tin được phân tích không đặt riêng biệt mà đượcnhận định trong bối cảnh chung của nền kinh tế và điều kiện kinh tế xã hộicủa đất nước

- Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển hàng hoá chứng khoán của các nước

có điều kiện gần giống như của Việt Nam để rút ra những bài học cần thiếttrong quá trình phát triển hàng hoá nói riêng và phát triển thị trường nóichung

5 Nét mới của khoá luận

- Nghiên cứu và phân tích một cách chi tiết cụ thể mọi vấn đề liên quanđến hàng hoá của thị trường chứng khoán Việt nam trên cơ sở theo dõi mộtcách sát sao tình hình của thị trường sau hơn hai năm hoạt động

- Đánh giá về triển tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán nóichung và hàng hoá trên thị trường nói riêng

- Khuyến nghị những giải pháp đúng đắn phát triển hàng hoá và thịtrường chứng khoán Việt Nam

6 Bố cục của khoá luận

Trang 3

Tên đề tài: Thực trạng về hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt

Nam và giải pháp thúc đẩy sự phát triển hàng hoá

Ngoài phần mở đầu và kết luận khoá luận bao gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận về thị trường chứng khoán sơ cấp và hàng hoá của

thị trường chứng khoán

Chương II : Thực trạng về hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt

Nam

Chương III: Giải pháp phát triển hàng hoá và tiềm năng của thị trường

chứng khoán Việt nam trong tương lai

Tác giả mong muốn bằng những nỗ lực của bản thân trong quá trìnhthực hiện khoá luận, những vấn đề được nghiên cứu sẽ được áp dụng phù hợptrong thực tế Đồng thời khoá luận có thể là tài liệu tham khảo tốt cho sinhviên Đại học Ngoại Thương

Khoá luận được thực hiện vào thời điểm thị trường chứng khoán Việtnam mới bước sang năm thứ ba hoạt động : Đó là thị trường chứng khoán nontrẻ và còn nhiều bất ổn, việc nghiên cứu gặp không ít khó khăn, vì vậy khoáluận chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót Tác giả mong muốn nhận được sự đónggóp và tham gia góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khoá luận thêmhoàn thiện

Trong quá trình thực hiện khoá luận này tác giả đã nhận được sự giúp

- Thư viện Đại học Ngoại Thương

Và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo cùng những chỉ bảo cặn

kẽ của Thầy Lê Thế Bình, Khoa Kinh tế Ngoại thương, trường Đại họcNgoại Thương Hà Nội

Em xin chân thành cám ơn những giúp đỡ quý báu đó

Trang 5

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SƠ CẤP

VÀ HÀNG HOÁ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Nói đến thị trường chứng khoán, người ta thường nghĩ ngay đến thịtrường thứ cấp - Sở giao dịch chứng khoán, mà rất ít khi đả động đến thịtrường sơ cấp Tuy nhiên trên thực tế, thị trường sơ cấp lại là một bộ phậnkhông thể tách rời của thị trường chứng khoán Hơn thế nữa, nó là tiền đềcho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Chính vì vậy, khinghiên cứu về hàng hoá cho thị trường chứng khoán của một quốc gia, việcđầu tiên và quan trọng nhất là phải nghiên cứu về thị trường sơ cấp - thịtrường tạo hàng cho thị trường chứng khoán

I - KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP

Khác với thị trường thứ cấp (Secondary Market) là nơi chứng khoánđược mua đi bán lại thì thị trường sơ cấp (Primary Market) là thị trường muabán lần đầu những chứng khoán mới phát hành

Thị trường sơ cấp còn có tên gọi là thị trường cấp một hay thị trườngphát hành, tức là nơi sản sinh ra hàng hoá của thị trường chứng khoán

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa thị trường sơ cấp và thị trườngthứ cấp đó là: ở thị trường sơ cấp tổ chức phát hành thu được tiền từ đợt pháthành chứng khoán ( việc bán chứng khoán làm tăng vốn điều lệ của doanhnghiệp ) còn việc trao đổi chứng khoán ở thị trường thứ cấp không thể làmtăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành

II - VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SƠ CẤP VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP.

1.Vai trò của thị trường chứng khoán sơ cấp

Xét trong mối quan hệ tương quan với các bộ phận của thị trường tàichính, bao gồm: thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường hối đoái, thìthị trường chứng khoán đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ nó là một

Trang 6

bộ phận cơ bản của thị trường vốn dài hạn Với hai bộ phận cấu thành là thịtrường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp, thị trườngchứng khoán trở thành kênh chủ yếu huy động các nguồn vốn trung và dàihạn cho chính phủ và doanh nghiệp Do vậy sự tạo lập và phát triển thị trườngchứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán sơ cấp nói riêng có ý nghĩa

có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển thị trường tài chính cũng nhưđối với sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường.Nếu không có thị trường chứng khoán, thị trường tài chính không thể hoànchỉnh và phát triển để cấu thành nên nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩacủa nó Chính vì thế, ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triểnđều tồn tại một thị trường chứng khoán sơ cấp với các vai trò chủ yếu sau:

1.1 Đối với nền kinh tế quốc dân

Do khả năng có thể cho phép các chủ thể kinh tế tự do và trực tiếp gọivốn tiết kiệm của công chúng để đầu tư phát triển, thị trường sơ cấp trở thànhcông cụ tự do hoá nền kinh tế Nó tạo điều kiện cung cấp cho nền kinh tếnguồn vốn có thời hạn sử dụng đáp ứng với thời gian cần thiết của các khoảnđầu tư, đồng thời định hướng đúng nguồn vốn sẵn có với giá rẻ vào nhu cầu

sử dụng cần thiết cho nền kinh tế, nhờ vậy góp phần điều hoà, phân phốinguồn vốn trong nền kinh tế, giảm sức ép đối với hệ thống ngân hàng

1.2 Đối với chính phủ

Do thu hút được nguồn vốn khổng lồ của toàn bộ nền kinh tế và nguồnvốn từ nước ngoài qua việc phát hành trái phiếu, thị truờng sơ cấp giúp chínhphủ giải quyết được các vấn đề thiếu hụt ngân sách, có thêm vốn để thực hiệncác dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mà không phải phát hành thêm tiền tạo sức

ép về lạm phát Chính vì lẽ đó, ngày nay ở hầu hết các quốc gia, việc chínhphủ phát hành trái phiếu qua thị trường sơ cấp để vay tiền của dân là hoạtđộng diễn ra rất thường xuyên, theo một kế hoạch xác định nằm trong tổngthể của chiến lược huy động vốn quốc gia Nếu trái phiếu phát hành là trái

Trang 7

phiếu kho bạc thì vốn huy động sẽ được hoà chung vào nguồn thu thuế đểphục vụ cho các chi tiêu thường xuyên của chính phủ Nếu trái phiếu pháthành là trái phiếu công trình thì nguồn thu sẽ được sử dụng để phục vụ chínhcác công trình đó.

1.3 Đối với các doanh nghiệp

Khi chưa có thị trường sơ cấp, các doanh nghiệp đều lệ thuộc vào ngânhàng để có nguồn vốn hoạt động Ngày nay, sự ra đời của thị trường sơ cấp đãtạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với một kênh huy động vốn mớilinh hoạt và có hiệu quả hơn Khi một doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để mởrộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó có thể phát hành trái phiếu trênthị trương sơ cấp để huy động vốn Khi muốn tăng nguồn vốn chủ sở hữu, cácdoanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu ra thị trường Đây là những nguồnvốn được đảm bảo và có khả năng sử dụng lâu dài hơn việc đi vay ngân hàng.Các doanh nghiệp không phải quá lo lắng về thời gian hoàn trả như khi đi vayvốn ngân hàng bởi vì khác với các khoản vay vốn ngân hàng là những khoảnvay ngắn hạn thì các khoản vốn huy động trên thị trường sơ cấp đều là nhữngkhoản huy động dài hạn (thường là từ 5 năm trở lên)

Ngược lại, khi các doanh nghiệp có vốn nhưng chưa có cơ hội sản xuấtkinh doanh, các doanh nghiệp có thể mua chứng khoán như là một tài sảnkinh doanh và các chứng khoán đó sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt khi cầnthiết thông qua thị trường thứ cấp

1.4 Đối với công chúng đầu tư

Thị trường sơ cấp có chức năng chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, mộtmặt huy động nguồn vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế, mặt khác giúp cho nhữngngười có tiền tiết kiệm không có khả năng tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh có thể thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán để cho khoản tiền

đó sinh sôi, nảy nở Việc đầu tư vào thị trường chứng khoán tạo nhiều khảnăng thu được lợi nhuận cao hơn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng hoặc cất trữ

Trang 8

vàng Do đó, với những công cụ đầu tư đa dạng phong phú mới của mình, thịtrường sơ cấp đã góp phần nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư và củatoàn xã hội nói chung.

2 Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là hai bộ phận hợp thành của thịtrường chứng khoán Tuy có những điểm khác nhau cơ bản về nội dung vàmục đích hoạt động, nhưng giữa hai thị trường này lại có mối quan hệ vôcùng khăng khít, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở tiền đề và thị trường thứcấp là động lực Nếu không có thị trường sơ cấp, chứng khoán không đượcphát hành thì không thể ra đời thị trường thứ cấp Ngược lại, nếu không có thịtrường thứ cấp tức là chứng khoán không thể dễ dàng được mua đi bán lại,hay nói cách khác là không có tính thanh khoản của chứng khoán thì thịtrường sơ cấp không thể phát triển được Chính vì thế, nếu không có thịtrường thứ cấp hoặc nếu thị trường thứ cấp không phát triển thì sẽ hạn chếđến việc phát hành của thị trường sơ cấp và ngược lại

Sự phân biệt về mặt lý thuyết giữa hai loại hình thị trường có ý nghĩarất quan trọng trong công tác quản lý thị trường chứng khoán Trong quá trìnhquản lý, vai trò của thị trường sơ cấp cần được coi trọng, vì đây là hoạt độngnhằm tạo ra hàng hoá có chất lượng cho thị trường thứ cấp; trong khi đó cầngiám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường thứ cấp nhằm hạn chế tác hại củahoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường Trên thực tế, hoạt động của thị trườngchứng khoán song song tồn tại giao dịch của hai thị trường nói trên

III - HÀNG HOÁ TRÊN THỊ TRƯÒNG CHỨNG KHOÁN

Để có thể vận hành được một thị trường, thì hàng hoá đóng một vai trò

vô cùng quan trọng Đối với thị trường chứng khoán cũng vậy, hàng hoá củathị trường chứng khoán sơ cấp là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa thị trường chứng khoán Tuy nhiên, không giống với các thị trường hàng

Trang 9

hoá thông thường khác, hàng hoá trên thị trường chứng khoán là loại hànghoá đặc biệt, đó là chứng khoán.

1 Khái niệm về chứng khoán

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chứng khoán, nhưng tựu chunglại chứng khoán có thể được hiểu như sau:

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hay quyền chủ nợ hợp pháp có thể chuyển nhượng được của người sở hữu chứng khoán đối với vốn, tài sản và các lợi ích khác của tổ chức phát hành.

Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ chứng khoán, ngày naykhái niệm về chứng khoán đã có sự thay đổi Nó không chỉ là là một chứng từhiện vật dưới hình thức giấy tờ mà còn có thể được thể hiện trên hệ thốngđiện tử

Như vậy, chứng khoán là loại hàng hoá đặc trưng, tách rời với giá trịthực của chúng là giá trị tài sản của tổ chức phát hành Do đó, Các Mác gọichứng khoán là tư bản giả

2 Phân loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán

Theo cách hiểu về chứng khoán như định nghĩa ở trên, hàng hoá trênthị trường chứng khoán gồm 4 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉquỹ đầu tư và các công cụ phái sinh

2.1 Cổ phiếu

Cổ phiếu là loại hàng hoá thông dụng nhất trên thị trường sơ cấp Cổphiếu là một chứng từ do công ty cổ phần phát hành, xác nhận quyền sở hữuhợp pháp của người nắm giữ cổ phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hànhtương ứng với phần vốn góp

Trong quá trình đầu tư, do nhu cầu của các nhà đầu tư vô cùng đa dạng,

có những nhà đầu tư ưa mạo hiểm muốn thu lợi nhuận cao cho dù có phải

Trang 10

thấp nên cổ phiếu phát hành cũng chia ra nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứngđược các yêu cầu đó.

2.1.1.Căn cứ vào quyền lợi của cổ đông, chia ra 2 loại

a) Cổ phiếu thường ( hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông )

Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất của công ty cổ phần.Mỗi cổ phiếu thường thể hiện quyền sở hữu của cổ đông đối với tài sản củacông ty Số lượng cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ càng nhiều, quyền lợi sở hữucủa anh ta đối với tài sản của công ty càng lớn

Đặc điểm cổ phiếu thường:

Không quy định tỉ suất lợi tức mà cổ đông được hưởng Việc chia lãicho cổ đông thường được thực hiện theo nguyên tắc lời ăn lỗ chịu

Chỉ được chia lãi sau khi doanh nghiệp đã trả trái tức, cổ tức ưu đãi

Thời hạn của cổ phiếu thường là vô hạn, nó phụ thuộc vào thời hạnhoạt động của doanh nghiệp

Quyền lợi của cổ đông phổ thông

Cổ đông phổ thông được quyền chiếm hữu một phần tài sản của doanhnghiệp theo một tỷ lệ do luật quy định

Cổ đông có quyền bỏ phiếu biểu quyết cho các vấn đề liên quan đếntoàn bộ công ty

Cổ đông có quyền được hưởng cổ tức khi công ty làm ăn có hiệu quả

Cổ đông có quyền kiểm tra sổ sách của công ty

Cổ đông có quyền được chia số tiền do thanh lý, giải thể công ty saukhi đã thanh toán hết cho các chủ nợ và những người được hưởng quyền ưuđãi khác

Trang 11

Cổ đông có quyền được mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi cổphiếu trên thị trường.

b) Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi cũng thể hiện quyền lợi sở hữu của cổ đông trong công

ty Tuy nhiên, nó được gọi là cổ phiếu ưu đãi vì những cổ đông nắm giữ loại

cổ phiếu này được hưởng một số ưu đãi hơn so với những cổ đông thường,chẳng hạn về cổ tức hoặc quyền biểu quyết Ngoài ra trong trường hợp công

ty giải thể, phá sản thì việc thành toán giá trị cổ phiếu ưu đãi được ưu tiêntrước khi thanh toán cổ phiếu thường

Một công ty có thể phát hành một loại cổ phiếu thường nhưng có thểphát hành nhiều cổ phiếu ưu đãi Việc phát hành nhiều loại cổ phiếu ưu đãikhác nhau nhằm tạo nên sức hấp dẫn và phù hợp với tâm lý của các nhà đầutư

Phân loại cổ phiếu ưu đãi

 Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ (Cumulative Preferred stock) Là loại cổphiếu được hưởng lãi cổ phần nhất định, nhưng trong trường hợp công tychưa có khả năng thanh toán cổ tức trong kỳ này thì cổ tức đó sẽ được cộngdồn cho kỳ sau hoặc kỳ kế tiếp

 Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ (Non-cumulative Preferred stock): làloại cổ phiếu mà doanh nghiệp có lãi đến đâu trả đến đó, phần nợ cổ tứckhông được tích luỹ vào năm sau

 Cổ phiếu ưu đãi dự phần (Participating preferred stock): Là loại cổphiếu mà doanh nghiệp cam kết ngoài cổ tức được trả hàng năm, nếu doanhnghiệp còn lãi chưa chia sẽ cho phép cổ đông của cổ phiếu ưu đãi dự phầnchia số tiền lãi chưa chia này

Trang 12

 Cổ phiếu ưu đãi không tham gia (Non- participating preferred stock)

Là loại cổ phiếu mà cổ đông chỉ được hưởng cổ tức ưu đãi, ngoài ra khôngđược hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào

 Cổ phiếu ưu đãi hoàn vốn (Redeemable Preferred Stock) là loại cổphiếu mà doanh nghiệp dành cho các cổ đông ưu đãi quyền được hoàn vốntrước cổ đông thường khi doanh nghiệp có chủ trương hoàn vốn

 Cổ phiếu ưu đãi thu hồi (Callable Preferred stock): Là loại cổ phiếu

mà doanh nghiệp có quyền thu hồi cổ phiếu hoặc trả lại vốn cho cổ đông hoặc

là đổi loại cổ phiếu ưu đãi khác có mức cổ tức phù hợp với lãi suất chiết khấutrên thị trường

 Cổ phiếu ưu đãi đảm bảo (Guaranteed Preferred stock): là loại cổphiếu được một người khác đứng ra cam kết bảo lãnh thanh toán nếu nhưdoanh nghiệp phát hành không thanh toán được Người bảo lãnh này thường

là Công ty bảo lãnh, Ngân hàng, công ty chứng khoán hoặc công ty bảo hiểm

2.1.2.Căn cứ vào việc huy động vốn điều lệ, chia ra hai loại cổ phiếu

a) Cổ phiếu sơ cấp (Primary Stock): là cổ phiếu được phát hành lúc

thành lập doanh nghiệp hoặc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Cổ phiếu

sơ cấp thường là cổ phiếu ghi danh cổ đông, do đó việc mua bán phải gắn liềnphải gắn liền với việc đăng ký lại tên cổ đông tại doanh nghiệp phát hành vàtuân theo luật lệ mua bán, trao đổi và chuyển nhượng chứng khoán Cổ đôngcủa cổ phiếu sơ cấp được hưởng nhiều quyền do điều lệ doanh nghiệp quyđịnh, trong đó có quyền cơ bản là tham gia quản lý doanh nghiệp thông quaquyền bỏ phiếu biểu quyết trong Đại hội cổ đông

b) Cổ phiếu thứ cấp (secondary stock): là cổ phiếu được phát hành

nhằm bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp Chính vì thế, cổ phiếu này đượcgọi là cổ phiếu bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp Đặc điểm của cổ phiếuthứ cấp là mệnh giá rất nhỏ, vô danh, cổ đông không tham gia quản lý doanh

Trang 13

nghiệp (gọi là cổ đông im lặng) Việc mua bán, chuyển nhượng được thựchiện dễ dàng, không cần thủ tục phải chuyển nhượng sang tên tại doanhnghiệp phát hành.

2.2 Trái phiếu

Trái phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới hình thứcchứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cảgốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu

2.2.1 Đặc điểm của trái phiếu

Mệnh giá: Là giá trị ghi trên trái phiếu mà nhà phát hành cam kết trả

cho người sở hữu trái phiếu vào ngày đáo hạn

Ngày đáo hạn: Là ngày mà nhà phát hành thanh toán số tiền theo

mệnh giá theo mệnh giá cho chủ sở hữu trái phiếu

Lãi suất: Mỗi trái phiếu có ghi cam kết của nhà phát hành cam kết sẽ

thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền nhất định vào mmột ngàyxác định Lãi suất thường được công bố theo tỉ lệ phần trăm (%) so với mệnhgiá của trái phiếu Mặc dù lãi suất được qui định cho hàng năm, nhưng việctrả lãi có thể được thực hiện theo cách thức khác nhau: Trả lãi trước, trả lãisau, trả lãi định kỳ

Giá mua: Là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được

quyền sở hữu trái phiếu Giá mua có thể là "ngang giá" ( trả bằng mệnh giá ),

có thể là giá gia tăng (cao hơn mệnh giá) hoặc "giá chiết khấu" (Thấp hơnmệnh giá) Tuy nhiên, dù giá mua là giá nào thì tiền lãi luôn được xác địnhtheo mệnh giá trái phiếu Và đến ngày đáo hạn, người nắm giữ trái phiếu sẽđược thanh toán theo mệnh giá trái phiếu

2.2.2 Phân loại trái phiếu

Trang 14

a) Nếu xét theo hình thức phát hành, trái phiếu được chia thành hai loại là trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh.

Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên người chủ sở

hữu trái phiếu trên bề mặt trái phiếu cũng như trên sổ của người phát hành.Đặc điểm của trái phiếu vô danh là dễ dàng chuyển nhượng, bất kỳ người nào

có trái phiếu trong tay đều có quyền hưởng lãi và quyền được thanh toán tráiphiếu người sở hữu trái phiếu có thể nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạnhoặc có thể bán nó trên thị trường chứng khoán (thứ cấp) trước ngày đáo hạn

Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái

chủ Trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành Hình thức ghi danh cóthể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốclẫn lãi Đặc điểm của trái phiếu ghi danh là khó chuyển nhượng, trường hợp

bị mất có thể xin cấp lại

b) Căn cứ vào đối tượng phát hành, trái phiếu được phân thành trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ.

Trái phiếu công ty: là trái phiếu được phát hành bởi các công ty

nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển Trái phiếu công ty là một khoảnvay trong đó tổ chức phát hành là người đi vay, còn người mua trái phiếu làchủ nợ Các công ty phát hành trái phiếu khi có nhu cầu cần huy động vốn lớn

để tài trợ cho việc mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh màkhông đủ điều kiện hoặc không muốn phát hành cổ phiêú, hoặc do chiến lượcquản lý vốn của công ty

Trái phiếu công ty có thể là trái phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.Nhưng thông thường, khi có nhu cầu vốn ngắn hạn với khối lượng không lớn,công ty áp dụng các hình thức vay vốn thông qua ngân hàng thương mại, hơn

là phát hành kỳ phiếu (trái phiếu ngắn hạn) Do vậy, trái phiếu do các công typhát hành thường để vay vốn dài hạn Đặc điểm chung của trái phiếu công ty là:

Trang 15

Người nắm giữ trái phiếu được trải lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn,song không được tham dự vào các quyết định của công ty.

Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được thanh toán trướccác cổ phiếu

Trái phiếu thường có các điều kiện cụ thể kèm theo hoặc nhiều hìnhthức đảm bảo cho khoản vay

Các loại trái phiếu công ty đặc trưng:

Trái phiếu có thể thu hồi: Một số công ty quy định trong trái phiếu của

họ một điều khoản cho phép công ty mua lại trái phiếu trước khi đáo hạn.Thông thường, công ty chấp nhận trả cho người có trái phiếu theo giá gia tăng(Tức là lớn hơn mệnh giá của trái phiếu) khi công ty muốn mua lại trái phiếu

đó Loại trái phiếu này thường được phát hành khi công ty có nhu cầu vốnkhẩn cấp, do đó phải chào mời một mức lãi suất cao hơn bình thường Dovậy, khi lãi suất trên thị trường hạ thấp và nhu cầu về vốn không còn nữa,công ty có thể thu hồi loại trái phiếu này và phát hành một đợt trái phiếu mớivới lãi suất thấp hơn

Trái phiếu có thể chuyển đổi: Một trái phiếu có thể chuyển đổi tương

tự như một cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi Trái phiếu chuyển đổi cho phépngười sở hữu nó được quyền chuyển đổi sang một loại chứng khoán nhấtđịnh Chứng khoán này có thể là cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu thường củacông ty phát hành Nhiều công ty phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi vìđiều đó làm cho trái phiếu trở nên hấp dẫn và dễ bán hơn

Trái phiếu đảm bảo: Để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu phát hành,

cũng như những người đi vay khác, công ty thường đưa ra các tài sản làm vậtđảm bảo cho các khoản vay Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ởmức độ cao trong trường hợp công ty bị phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đốivới một tài sản cụ thể Khi công ty thực hiện điều này, chúng ta nói rằng công

Trang 16

Trái phiếu không có đảm bảo: Là loại trái phiếu tín chấp không được

đảm bằng tài sản, mà được đảm bảo bằng uy tín của công ty Loại này thườngđược áp dụng ở các công ty lớn, có danh tiếng, dựa vào uy tín của mình đểphát hành Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giảiquyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ đông

Trái phiếu series: Là loại trái phiếu được phát hành một đợt nhưng

mỗi seri có ngày đáo hạn khác nhau, theo định kỳ đều đặn đến khi toàn bộ đợtphát hành được hoàn trả

Trái phiếu chính phủ : đây là loại trái phiếu do chính phủ phát hành

nhằm mục đích cân bằng ngân sách, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạtầng, và được đảm bảo bằng ngân sách quốc gia; hoặc làm công cụ điều tiếttiền tệ

Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu an toàn nhất, hầu như không córủi ro vì chính phủ có được nguồn đảm bảo khả năng thanh toán lớn nhất làthuế và quyền lực phát hành Do đặc điểm an toàn và tính thanh khoản cao, lãisuất của trái phiếu chính phủ thường được xem là lãi suất chuẩn để làm căn

cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn

Trái phiếu chính phủ thường do Bộ Tài chính hoặc Kho bạc nhà nướcđược chính phủ uỷ nhiệm phát hành, và có thời hạn khác nhau: ngắn, trung vàdài hạn Các trái phiếu trung và dài hạn được giao dịch trên thị trường chứngkhoán Trái phiếu chính phủ dược chia thành: tín phiếu kho bạc, trái phiếukho bạc trung và dài hạn

Tín phiếu kho bạc: Là những công cụ ngắn hạn từ 1năm trở xuống,phổ biến nhất là loại 3 tháng và 6 tháng

Trái phiếu kho bạc trung và dài hạn: là những công cụ có kỳ hạn dàihơn tín phiếu kho bạc Trái phiếu trung hạn được phát hành với kỳ hạn từ 1đến 10 năm Trái phiếu trung hạn được phát hành với kỳ hạn từ 10 đên 30

Trang 17

năm Các trái phiếu trung và dài hạn có mức lãi suất cố định ghi trên tráiphiếu và trái tức được thanh toán hàng năm hoặc nửa năm một lần.

2.3 Các công cụ phái sinh

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hàng hoá trên thị trường

sơ cấp cũng ngày càng được mở rộng bên cạnh những hàng hoá truyền thống

là cổ phiếu và trái phiếu, đã xuất hiện những hàng hoá khác như: chứngquyền, bảo chứng phiếu, hợp đồng quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai.những chứng từ tài chính này được ra đời từ các giao dịch chứng khoán vàđược quyền chuyển đổi sang chứng khoán thông qua hành vi mua bán chonên người ta gọi là các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán- một loại sảnphẩm tài chính ở các thị trường chứng khoán phát triển Những công cụ pháisinh này đã làm phong phú thêm các sản phẩm của thị trường sơ cấp

2.3.1 Hợp đồng tương lai (future contract)

Là một hợp đồng tài chính, trong đó hai bên cam kết chắc chắn muahoặc bán một công cụ tài chính vào một thời điểm trong tương lai với giá xácđịnh ở thời điểm ký hợp đồng Tuy nhiên, trên thực tế nó không bao gồm việcchuyển nhượng ngay chính hàng hoá đó Nói cách khác, bạn có thể mua vàbán hàng hoá đó trên thị trường tương lai mà không cần quan tâm tới việc bạn

có sở hữu hàng hoá đó vào thời điểm ký kết hợp đồng hay không, nhưng đếnthời điểm bạn phải thanh toán chênh lệch trị giá hàng hoá

2.3.2 Quyền mua (rights):

Là một quyền ưu đãi của công ty cung cấp cho các cổ đông hiện thờicủa công ty quyền được mua hoặc đặt mua một số lượng chứng khoán mới tỉ

lệ với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ, thường với giá thấp hơn giá trị thịtrường hiện hành của cổ phiếu Mục đích của việc phát hành quyền mua lànhằm đảm bảo cho tỷ lệ sở hữu của các cổ đông trong công ty không bị suygiảm do việc phát hành thêm các cổ phiếu mới Chứng quyền thường có thời

Trang 18

mua có quyền sử dụng nó để mua cổ phiếu hoặc đem bán trên thị trường Giácủa quyền mua được tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của

cổ phiếu đang lưu hành và giá thực hiện của cổ phiếu mới, chia cho số lượngquyền để mua một cổ phần mới

Ví dụ: Cổ phiếu mới bán theo quyền (Giá thực hiện) là 80$ nhưng có

giá trị thị trường là 100$; nếu cứ 10 quyền được mua một cổ phiếu mới thì giácủa quyền được xác định theo công thức:

Vr= P0- Pn/rTrong đó: Vr là giá trị của một quyền

P0 Là giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành

Pn là giá thực hiện cổ phiếu mới

r là số quyền cần có để mua một cổ phiếu mới

Vậy giá quyền ở đây là: Vr = ( 100-80)/10 = 2$.

Giá của quyền có thể lên xuống trong khoảng thời gian chào bán, do giáthị trường của cổ phiếu tăng hoặc giảm

2.3.3 Bảo chứng phiếu (Warrants):

Là giấy chứng nhận cho đảm bảo quyền mua lâu dài cho những ngườimua chứng khoán của công ty với một giá quy định khi có những đợt pháthành cổ phiếu mới và trái phiếu mới Giá xác định trên chứng quyền cao hơngiá trị hiện hành của cổ phiếu Chứng quyền là loại phát hành có kỳ hạn dàihơn quyền mua

Các chứng quyền thường được phát hành cùng các trái phiếu hoặc các

cổ phiếu ưu đãi để giúp cho việc chào bán lần đầu những chứng khoán này trởnên hấp dẫn hơn Phát hành bảo chứng phiếu thực chất là tạo ra nhu cầu tiềm

ẩn mua chứng khoán

Trang 19

Do bảo chứng phiếu có kỳ hạn dài nên một công ty có thể có một vàichứng quyền lưu hành vào cùng một thời điểm Giá của mỗi loại phát hành docác mối quan hệ của các nhân tố sau quyết định: thời hạn còn lại trên bảochứng phiếu, giá cổ phiếu cơ bản của nó.

2.3.4.Hợp đồng quyền lựa chọn (option contracts)

Là sự thoả thuận mua bán chứng khoán với một giá quy định trong thờigian tương lai và hi vọng giá chứng khoán sẽ tăng lên thì thực hiện quyềnmau chứng khoán và hy vọng giá sẽ giảm xuống thì thực hiện quyền bánchứng khoán để kiếm lời Người sở hữu hợp đồng có thể thực hiện hợp đồng

để mua và bán chứng khoán thực sự, nhưng cũng có thể không thực hiện hợpđồng mà lựa chọn hoặc là quyền bán hợp đồng cho người khác hoặc là huỷhợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực trong thời hạn quy định ghi trên hợpđồng Đối với hợp đồng lựa chọn kiểu Mỹ, thì quyền mua/bán có thể đượcthực hiện bất cứ lúc nào cho đến khi hết hạn hợp đồng, còn với hợp đồng lựachọn kiểu Châu Âu, thì quyền mua/bán chỉ có thể được thực hiện khi đến hạnhợp đồng

2.4 Chứng chỉ quỹ đầu tư

Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khoán do quỹ đầu tư theo mô hìnhtín thác phát hành Chứng chỉ này có đặc điểm tương tự cổ phiếu thường nhưquyền được hưởng lợi tức từ số vốn góp, quyền được kiểm tra sổ sách củaquỹ nhưng khác với cổ phiếu thường ở chỗ là không có quyền bỏ phiếu

Người nắm giữ chứng chỉ quỹ đầu tư theo mô hình tín thác được gọi làngười thụ hưởng và vì thế, chứng chỉ quỹ đầu tư còn được gọi là chứng chỉhưởng lợi

Tuỳ theo từng loại quỹ đầu tư khác nhau mà chứng chỉ quỹ đầu tư cónhững đặc điểm riêng:

Trang 20

Đối với quỹ mở: người tham gia góp vốn đầu tư được phép bán lại

chứng chỉ quỹ đầu tư cho chính quỹ đầu tư để thu hồi vốn Do vậy, chứng chỉquỹ đầu tư có tính thanh khoản cao

Đối với quỹ đóng: người tham gia góp vốn đầu tư không được phép

bán hoặc rút vốn bằng cách bán lại chứng chỉ cho quỹ mà có thể bán lại trên

Sở giao dịch hoặc thị trường OTC, do vậy nhứng chứng chỉ quỹ đầu tư loạinày thường có tính thanh khoản không cao Chính vì vậy, giá chứng chỉ quỹđóng thường thấp hơn giá trị thực của nó

IV - PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP

Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường phát hành, qua tên gọi ta

có thể thấy rằng, hoạt động phát hành là hoạt động chủ đạo của thị trường sơcấp

1 Chủ thể và mục đích phát hành

Chủ thể phát hành chứng khoán là tổ chức huy động vốn bằng cách bánchứng khoán cho người đầu tư Chủ thể phát hành bao gồm chính phủ và cácdoanh nghiệp

1.1 Chính phủ

Chính phủ Là chủ thể phát hành trái phiếu Mục đích phát hành tráiphiếu chính phủ là nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách, đồng thời, thực hiệnchính sách của nhà nước Chính phủ từ trung ương đến địa phương là mộttrong những chủ thể phát hành nhiều nhất của thị trường Điều này là dễ hiểu

vì không phải lúc nào chính phủ cũng có thể bù đắp sự thiếu hụt vốn xảy rakhá thường xuyên trong chi tiêu của mình bằng cách yêu cầu Ngân hàngTrung ương in tiền mặt Cho nên vay của nhân dân trên thị trường sơ cấp làcách làm phổ biến nhất Đồng thời thị trường trái phiếu chính phủ hoàn hảo sẽcung cấp một đường lãi suất chuẩn cho thị trường chứng khoán Do vậy, việcphát hành trái phiếu chính phủ không chỉ đơn thuần căn cứ vào nhu cầu vay

Trang 21

nợ của ngân sách mà được hoạch định trên quan điểm kinh tế vĩ mô nhằm vừaphát triển thị trường tài chính, vừa nhằm quản lý có hiệu quả việc vay nợ củanhà nước, góp phần kiềm chế lạm phát và thực hiện chiến lược kinh tế củachính phủ.

1.2 Các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp là chủ thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu

Việc thiếu vốn trong kinh doanh, sản xuất, trả lương cho công nhân,mua nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất là việc thường thấy trong hoạtđọng kinh doanh của một doanh nghiệp Không phải lúc nào doanh nghiệpcũng có thể giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách vay ngân hàng Khi đã cóthị trường sơ cấp, một cách đơn giản và mau lẹ nhất là huy động vốn trên thịtrường Phát hành cổ phiếu để mời cộng tác làm ăn, hay phát hành trái phiếu

để vay vốn là những cách phổ biến nhất

Hơn nữa, khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị, máymóc, cơ sở vật chất thì doanh nghiệp thường cần đến các khoản vốn lớn vàthường phải mất nhiều năm để thu hồi vốn Trong những trường hợp như vậy,ngân hàng thường ít mặn mà trong việc cho vay Do vậy vay dài hạn trên thịtrường là cách tốt nhất

Trong nền kinh tế thị trường, có ba hình thức tổ chức doanh nghiệp cơbản:

- Doanh nghiệp tư nhân

Trang 22

trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty.Đối với các doanh nghiệp khác trừ doanh nghiệp tư nhân, có thể phát hànhtrái phiếu ra thị trường để bổ sung vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình.

1.3 Quĩ đầu tư chứng khoán:

Quĩ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp cua rngười đầu tưđược uỷ thác cho công ty quản lý quĩ để đầu tư vào chứng khoán Quỹ đầu tư

là chủ thể phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư huy động vốn cho mục đích đầu

Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnhcủa luật công ty và chứng khoán phát hành như vậy không phải là đối tượnggiao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán

2.2 Phát hành ra công chúng

Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc phát hành trong đó chứngkhoán được bán rộng rãi ra công chúng, cho một số lượng lớn người đầu tư(trong đó phải dành một tỷ lệ nhất định cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượngphát hành phải đạt mức nhất định

Các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng được gọi là các công

ty đại chúng

Trang 23

Có sự khác nhau giữa phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu racông chúng

Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong haihình thức sau:

Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): Là việc phát hành trong đó cổ

phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi ra công chúng

Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung

của công ty đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư

Phát hành trái phiếu ra công chúng được thực hiện bằng một hình thứcduy nhất, đó là chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp)

Nhìn chung việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự chiphối của pháp luật về chứng khoán và phải được cơ quan quản lý nhà nước vềchứng khoán cấp phép Sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp, chứng khoán

sẽ được giao dịch tại sở giao dich cứng khoán nếu đáp ứng được những quiđịnh của sở giao dịch chứng khoán Những công ty phát hành chứng khoán racông chúng phải thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai vàchịu sự giám sát riêng theo qui định của pháp luật chứng khoán

Mục đích phân biệt hai hình thức phát hành: phát hành riêng lẻ và pháthành ra công chúng như trên trước hết là để quản lý, nhằm bảo vệ cho côngchúng đầu tư, nhất là những nhà đầu tư nhỏ, không có kiến thức chuyên sâubởi vì, để phát hành ra công chúng thì tổ chức phát hành phải là những công

ty làm ăn có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đápứng được những yêu cầu do cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán quyđịnh Mặt khác, sự phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra côngchúng còn nhằm xác định phạm vi thị trường của các loại chứng khoán đó.Chỉ có những chứng khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng mới đủhình thành nên thị trường thứ cấp có tổ chức và có tính thanh khoản

Trang 24

3 Điều kiện phát hành ra công chúng

Mỗi nước đều có quy định riêng về việc phát hành chúng khoán ra côngchúng Tuy nhiên, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường tổchức phát hành phải đảm bảo những điều kiện sau:

Thứ nhất, về quy mô vốn: tổ chức phát hành phải đảm bảo những yêucầu về vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, và sau khi phát hành phải đảm bảo một

tỷ lệ phần trăm nhất định về vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượngcông chúng tham gia

Thứ hai, về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: Công tyđược thành lập và hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định (thườngkhoảng từ 3 đến 5 năm)

Thứ ba, về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lýtốt, có đủ năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty

Thứ tư, về hiệu quả sản xuất kinh doanh : Công ty phải làm ăn có lãivới mức lợi nhuận không thấp hơn mức quy định và trong một số năm liên tụcnhất định (thường là 2-3 năm)

Thứ năm về tính khả thi của dự án: Công ty phải có dự án khả thitrong việc sử dụng nguồn vốn huy động được

Sau đây là một số ví dụ minh hoạ về điều kiện phát hành chứng khoán

ra công chúng ở một số nước

Tên nước

Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng

Vốn điều lệ tối thiểu

Lợi nhuận Số cổ đông nhỏ

Tỷ lệ phát hành chứng khoán ra công chúng

Hungary 2 triệu USD 3 năm >= 50 >=20% và 5 triệu USDThái Lan 2,4 triệu 3 năm >=600 15-30 %

Trang 25

quốc

50 triệu

Mỗi cổ đôngkhông quá 0,05

% số cổ phiếu

-25%

-15% nếu vốn điều lệ >

4000 triệu NDTMalaysia 50 triệu RM 5 năm 500- 1000 >= 25 %

( Nguồn: Giáo trình chứng khoán và thị trường chứng khoán,UBCKNN 1999)

V- NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổ chức phát hànhmuốn chứng khoán của mình được giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán(thị trường chứng khoán tập trung) thì thực hiện việc niêm yết chứng khoán.Hay nói cách khác, niêm yết chứng khoán là cách để đưa chứng khoán lên

"sàn"

1 Những lợi ích của việc niêm yết chứng khoán

- Niêm yết chứng khoán là cách tốt nhất để xây dựng hình ảnh và sựnổi tiếng của công ty Niêm yết trên thị trường chứng khoán, tên tuổi củacông ty được nhắc đến hàng ngày miễn phí qua các phương tiện thông tin đạichúng Kết quả là công ty có lợi thế hơn trong việc quảng bá sản phẩm

- Lợi ích đáng kể và quan trọng nhất là tăng khả năng huy động vốnvốn với chi phí thấp hơn dù thông qua cách phát hành trái phiếu, cổ phiếu hayvay vốn vì hình ảnh và giá trị của công ty niêm yết bao giờ cũng được coi làcao hơn so với các công ty chưa niêm yết Công chúng đầu tư tin tưởng hơnvào công ty niêm yết và tính thanh khoản của chứng khoán niêm yết thườngcao hơn nên huy động vốn dễ dàng hơn

- Tính thanh khoản của chứng khoán sẽ tăng lên Việc giao dịch muabán, chuyển nhượng, thế chấp thuận lợi hơn cho người sở hữu chứng khoánniêm yết

Trang 26

- Lãnh đạo các doanh nghiệp mong muốn niêm yết, ngoài việc phấnđấu đạt được các tiêu chuẩn niêm yết bao giờ cũng nhận thức được lợi ích huyđộng vốn để tăng trưởng doanh nghiệp đồng thời với áp lực của việc niêm yếtmang lại, nghĩa là phải thông tin thường xuyên hoạt động của doanh nghiệptrên thị trường chứng khoán và chịu sự chất vấn của các cơ quan quản lý, các

cổ đông và người quan tâm đầu tư Những áp lực đó yêu cầu doanh nghiệpphải cải tiến cơ cấu, áp dụng mô hình quản trị công ty hiện đại để mang lạihiệu quả, Như vậy việc niêm yết sẽ làm tăng giá trị thực của doanh nghiệptrên mọi phương diện

2 Những bất lợi của việc niêm yết chứng khoán

- Công ty niêm yết phải tuân thủ chế độ báo cáo, chế độ công bố thôngtin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với công ty chưaniêm yết Hơn nũa việc công bố thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnhtranh, phương thức hoạt động cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật rangoài có thể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lơị

- Phân tán quyền sở hữu công ty và có thể làm mất quyền kiểm soátcông ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tính công ty Bên cạnh

đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn bị biến động do sự chịu ảnhhưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày Do vậy, dễ bị thâu tóm sát nhập,quyền sở hữu dễ bị pha loãng

- Đội ngũ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước côngchúng

3 Các tiêu chuẩn niêm yết

Tiêu chuẩn niêm cao hay thấp là tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh

tế, chính sách phát triển thị trường và tương quan cung cầu chứng khoán Cáctiêu chuẩn niêm yết được phân ra làm hai loại chính như sau:

Tiêu chuẩn định lượng

Trang 27

Quy mô của công ty: Quy mô của công ty thường được xác định

thông qua 3 chỉ tiêu chính: Vốn cổ phần, vốn cổ đông và tổng số chứng khoánbán ra

Lợi suất chứng khoán: chỉ tiêu này có thể được quy định bằng mức

tuyệt đối hoặc tương đối Chẳng hạn như tổng số lợi nhuận thu từ vốn cổphần trong ba năm gần nhất phải nhiều hơn thu được từ tiền gửi kỳ hạn 1năm Lợi suất thu được từ cổ phiếu trong năm cuối cùng phải hơn một số lần

tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm

Tỷ lệ nợ: tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần phải thấp hơn mức quy định.

Sự phân bổ cổ đông: Số cổ phiếu do cổ đông tối thiểu nắm giữ phải

đạt một tỷ lệ tối thiểu quy định (thông thường là 25 %),

Tiêu chuẩn định tính: Nội dung chính của tiêu chuẩn định tính được

thể hiện ở khả năng chuyển nhượng cổ phiếu ghi trong điều lệ công ty và ýkiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của công ty trong vòng 3 nămgần nhất

4 Công ty niêm yết với yêu cầu công bố thông tin

Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứngkhoán đó là nguyên tắc công khai Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng,người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hànghoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin có liên quan Công bốthông tin cho công chúng đầu tư để họ có được những thông tin cần thiết làmột trong những yếu tố quan trọng để nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu

tư trên thị trường Hơn nữa, thông qua hoạt động công bố thông tin, các cơquan quản lý và điều hành thị trường có thể đảm bảo được tính công bằng vàhiệu quả trong các hoạt động giao dịch Chính vì vậy, thị trường chứng khoánphải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công khai thông tin tốt Các thông tinđược công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch,

Trang 28

các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác Yêu cầu tối cầnthiết của một thị trường chứng khoán là phải có thông tin kịp thời, đầy đủ,chính xác về chủ trương chính sách và những thông tin của thị trường có liênquan cũng như phải bình đẳng giữa các chủ thể được tiếp nhận thông tin Mộttrong những loại rủi ro chủ yếu và cơ bản nhất trong hoạt động đầu tư trên thịtrường chứng khoán hiện nay là rủi ro thiếu thông tin và thông tin khôngchính xác về các tổ chức phát hành cũng như về hoạt động của thị trường,điều này ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, tốc độ thu hút vốn đầu tư

Do tính chất đặc biệt quan trọng của việc công bố thông tin trên thịtrường chứng khoán, các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty niêm yếtchứng khoán và các tổ chức tham gia vào hoạt động của thị truờng chứngkhoán cần hiểu rõ trách nhiệm của mình để thực hiện việc công bố thông tinmột cách hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nói riêng và đảmbảo hoạt động lành mạnh của thị trường chứng khoán nói chung

Trang 29

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG VỀ HÀNG HOÁ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM

I KHÁI QUÁT CHUNG

Trong những năm 80 của thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam phát triển chậmchạp, dù viện trợ của Liên Xô là khá lớn Siêu lạm phát, bội chi ngân sách vàthiếu hụt cán cân thanh toán là đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam trong thời

kỳ này Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu khởi sướng công cuộc cải cách kinh

tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường

xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách mở cửa, gọi là đường lối đổi mới.Đường lối đổi mới bắt đầu đi vào cuộc sống kinh tế - xã hội từ những nămđầu của thập kỷ 90 Để thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, nhu cầu vốn củanền kinh tế là rất lớn Do vậy, thị trường sơ cấp vì thế mà hình thành để đápứng nhu cầu của nền kinh tế Từ đầu những năm 90, hàng loạt các văn bảnpháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán ra đời đó là: Luật công

ty năm 1990, Nghị định 72/NĐ-CP ngày 26/7/1994 quy định về việc pháthành trái phiếu Chính phủ, Nghị định 120/NĐ-CP ngày 17/9/1994 của chínhphủ ban hành kèm theo quy chế tạm thời về việc phát hành cổ phiếu, tráiphiếu của doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 28/NĐ-CP ngày 22/3/1994 về

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Pháp lệnh ngân hàng 1990 quy định vềviệc phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các tổ chức tín dụng

Thị trường sơ cấp khởi động bằng các đợt phát hành trái phiếu chínhphủ để huy động vốn cho ngân sách nhà nước Đồng thời, một trong nhữngchủ trương của chính phủ nằm trong đường lối đổi mới kinh tế đó là đa dạnghoá các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọinăng lực sản xuất, kinh doanh, huy động mọi nguồn vốn cho phát triển sảnxuất Chủ trương này được thể hiện rõ rệt nhất ở quyết tâm cao của Đảng vàChính phủ trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nói riêng và thực

Trang 30

hiện chính sách cổ phần hoá nói chung Từ Nghị quyết hội nghị Trung ương

II, ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nghị quyết đại biểu giữa nhiệm kỳkhoá VII, Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị, Nghị quyết đại hội 8 của Đảng,đến nghị Quyết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá IX đều khẳng định rõ điều đó.Kết quả là hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi hình thức

sở hữu sang công ty cổ phần, hoạt động của thị trường sơ cấp vì thế mà sôiđộng hơn

Trái phiếu từng được coi là mặt hàng đầu tiên và chủ đạo của thị trường

sơ cấp Việt Nam nhưng chủng loại hàng hoá này vẫn được đánh giá là nhỏ bé

và đơn điệu, chủ yếu vẫn chỉ là Trái phiếu chính phủ do Kho bạc nhà nướcphát hành, ngoài ra còn có một số lượng không lớn các trái phiếu đầu tư củaquỹ hỗ trợ phát triển và trái phiếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển Cácdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các tổ chức tài chính dườngnhư chưa thực sự muốn huy động vốn thông qua hình thức phát hành tráiphiếu này

II - HÀNG HOÁ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Thị trường chứng khoán Việt Nam là kênh huy động vốn tốt nhất cho sựphát triển của nền kinh tế thông qua các công cụ huy động vốn khác nhau.Trên các thị trường chứng khoán đã phát triển hiện nay, có rất nhiều loại hànghoá được giao dịch, tạo nên nguồn hàng dồi dào cho thị trường chứng khoán,đồng thời giúp cho công chúng đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn loại chứngkhoán phù hợp cho chính mình Như đã đề cập ở chương I, ngoài các loạichứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, thị trường chứngkhoán của các nước còn giao dịch các loại chứng khoán phái sinh khác như:chứng quyền (quyền mua), Bảo chứng phiếu, hợp đồng quyền lựa chọn vàhợp đồng tương lai Tuy nhiên do thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉđang trong giai đoạn tập dượt nên chỉ giao dịch một số loại chứng khoán cơbản

Trang 31

1 Các loại chứng khoán được pháp luật Việt Nam quy định

Các loại chứng khoán trên thị trường Việt Nam được quy định trong nhiềuvăn bản pháp luật khác nhau phù hợp với phạm vi điều chỉnh và đối tượngđiều chỉnh của văn bản Nghị định 01/2000/NĐ-CP của chính phủ ban hànhquy định về Quy chế phát hành trái phiếu chính phủ Trái phiếu công ty và cổphiếu được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 1999 và nghị định 48/1998/NĐ-

CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán Luật các tổ chức tín dụng chiphối các loại chứng khoán được phát hành bởi các ngân hàng thương mại, các

tổ chức tài chính

Các văn bản này quy định những loại công cụ tài chính hợp pháp trên thịtrường tài chính Việt Nam; quy định những vấn đề liên quan đến chứngkhoán: khái niệm, tính chất của các loại chứng khoán, quyền lợi và nghĩa vụcủa người mua, bán chứng khoán; những điều kiện để trở thành hàng hoá trênthị trường chứng khoán tập trung

Nhìn chung, các loại chứng khoán được quy định trong Luật doanhnghiệp Việt Nam và thông tư số 02/2001/TT-UBCK ngày 28/9/2001 hướngdẫn chi tiết Nghị định 48/1998/NĐ-CP bao gồm:

1.1 Cổ phiếu

Có 2 loại cổ phiếu:

a) Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường): Theo Luật Doanh nghiệp ban

hành năm 1999 quy định khái niệm, tính chất, và quyền của cổ phiếu phổthông tương tự như quy định về cổ phiếu thường của các nước (đã đề cập

ở chương I)

b) Cổ phiếu ưu đãi: Luật Doanh nghiệp của Việt Nam quy định có một số

điểm khác với thông lệ các nước Các công ty cổ phần Việt Nam có thểphát hành 3 loại cổ phần ưu đãi gồm: Cổ phần ưu đãi quyền biểu quyết; cổphần ưu đãi cổ tức; cổ phần ưu đãi hoàn lại

Trang 32

Cổ phần ưu đãi quyền biểu quyết: theo Điều 52 và 55 của Luật Doanh

nghiệp: là cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần thường (cổphần phổ thông); số quyền biểu quyết của mỗi cổ phần ưu đãi về quyềnbiểu quyết là bao nhiêu là do điều lệ công ty quy định Chỉ có các tổ chứcđược chính phủ uỷ quyền , và các cổ đông sáng lập mới được nắm giữ cổphiếu ưu đãi về quyền biểu quyết; cổ đông sáng lập chỉ được nắm giữ cổphiếu ưu đãi về quyền biểu quyết trong 3 năm đầu thành lập công ty ( kể

từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), sau thờihạn này số cổ phiếu ưu đãi này trở thành cổ phiếu ưu đãi phổ thông Cổphiếu ưu đãi không được phép chuyển nhượng, được hưởng mọi quyền lợitài chính khác như đối với cổ phiếu phổ thông

Cổ phần ưu đãi cổ tức: theo Điều 52 và 56 Luật Doanh nghiệp: có hai

loại cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức cao hơn so với mức

cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm Cổ tức đượcchia hàng năm bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng Cổ tức cố địnhkhông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty Cổ đông cổ phần ưuđãi cổ tức có các quyền như cổ đông phổ thông, được ưu đãi về cổ tức vàđược nhận lại vốn cổ phần trước cổ đông phổ thông sau khi công ty đãthanh toán hết cho chủ nợ và cổ phần ưu đãi hoàn lại khi thanh lý công ty;nhưng không có quyền biểu quyết, không có quyền dự Đại hội đồng cổđông, không có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểmsoát

Cổ phần ưu đãi hoàn lại: theo Điều 52 và 57 Luật Doanh nghiệp: cổ

phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn bất cứ khinào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc các điều kiện ghi trên tờ cổ phiếu

đó Cổ đông ưu đãi hoàn lại được hưởng các quyền lợi tài chính như cổđông cổ phần phổ thông, nhưng không được dự đại hội cổ đông, không cóquyền biểu ứng cử, bỏ phiếu và biểu quyết

Trang 33

1.2 Trái phiếu

Trái phiếu gồm có 2 loại:

a) Trái phiếu chính phủ: được Nghị định 01/2000/NĐ-CP qui định gồm:

Tín phiếu kho bạc: Là loại trái phiếu chính phủ có thời hạn dưới 1 năm,

phát hành với mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước

và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ

Trái phiếu kho bạc: Là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ 1 năm

trở lên được phát hành với mục đích huy động vốn theo kế hoạch của ngânsách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt

Trái phiếu đầu tư: là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ một năm

trở lên bao gồm các loại sau:

 Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộc diện Ngânsách Nhà nước, nằm trong kế hoạch đầu tư đã được chính phủ phê duyệtnhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm kế hoạch

 Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạc tíndụng đầu tư phát triển hàng năm được Chính phủ phê duyệt

b) Trái phiếu công ty: do các công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà

nước, công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để vay vốn trong công chúngđầu tư, được quy định trong Thông tư 02/2001/TT-UBCK ngày 28/9/2001hướng dẫn chi tiết Nghị định 48/1998/NĐ- CP về phát hành cổ phiếu và tráiphiếu ra công chúng, Luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng

Trái phiếu công ty có nhiều loại khác nhau:

 Trái phiếu có đảm bảo

 Phân biệt theo mức độ đảm bảo, trái phiếu có 2 loại: Trái phiếu đảmbảo toàn bộ giá trị và trái phiếu đảm bảo một phần

Trang 34

 Phân biệt theo phương thức đảm bảo, có 3 loại : Trái phiếu được bảolãnh thanh toán bởi ngân sách nhà nước; Trái phiếu được bảo lãnh thanhtoán bởi một tổ chức tài chính trung gian, và trái phiếu đảm bảo bằng tàisản của tổ chức phát hành hoặc bằng tài sản của một nước thứ ba.

Tài sản dùng để đảm bảo cho trái phiếu có thể là trái phiếu chính phủ,trái phiếu của công ty khác được đảm bảo thanh toán, quyền sử dụng đất, nhà

ở và công trình gắn liền với đất, các công cụ sản xuất Tài sản dùng để bảođảm phải có bảo hiểm Đảm bảo bằng giấy tờ có giá, giá trị đảm bảo phảibằng tổng giá trị trái phiếu dự định phát hành; đảm bảo bằng đất đai , tài sảnthì giá trị đảm bảo phải bằng 1,5 lần tổng giá trị trái phiếu dự định phát hành

 Trái phiếu không có bảo đảm: là loại trái phiếu được phát hành bằng uytín của tổ chức phát hành, công ty không phải đưa ra bất cứ một lượng giátrị nào ra làm đảm bảo cho đợt phát hành Trái phiếu này thường do cáccông ty lớn, có uy tín phát hành

 Trái phiếu chuyển đổi: Là trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổphiếu thường theo những điều kiện được xác định trước: điều kiện chuyểnđổi, thời hạn chuyển đổi, tỉ lệ chuyển đổi, và phương pháp tính giá chuyểnđổi

c) Chứng chỉ quỹ đầu tư: được quy định trong Thông tư số

02/2001/TT-UBCK ngày 28/9/2001 hướng dẫn chi tiết Nghị định số 48/1998/NĐ-CP.Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khoán do công ty quản lý quỹ đạidiện cho một quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợicủa người đầu tư đối với Quỹ

Trong thông tư số 02/2001/TT-UBCK cũng đưa ra những khái niệm vềquyền mua cổ phần và chứng quyền, tuy nhiên hiện nay trên thị trường chứngkhoán Việt Nam chưa cho phép các loại chứng quyền này được giao dịch nhưmột loại chứng khoán trên thị trường

Trang 35

2 Tiêu chuẩn để trở thành hàng hoá của thị trường chứng khoán tập trung

Tại khoản 1 điều 2 nghị định số 48/1998/NĐ-CP có quy định về cácloại chứng khoán được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, baogồm:

tư nhìn chung là rất mơ hồ Việc đưa nhiều loại chứng khoán vào giao dịch tạithị trường chứng khoán Việt Nam ngay trong giai đoạn đầu là việc không nênlàm Mặc dù làm như vậy thị trường sẽ có nhiều hàng hoá, nhưng bên cạnh đóthị trường sẽ rất dễ mất uy tín, bất ổn, dễ dẫn đến tình trạng không thể quản lýđược thị trường Ngoài ra công tác quản lý thị trường cũng chưa có kinhnghiệm nhiều, các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứngkhoán chưa được thử thách, vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, vừa làm vừahoàn chỉnh trên thị trường Do vậy việc đưa ra giao dịch hai loại chứng khoánthông thường trong thời gian vừa qua là hợp lý, vừa giúp công chúng làmquen dần với hoạt động của thị trường chứng khoán, vừa có đủ điều kiện để

Trang 36

từng bước khắc phục những yếu kém trong giai đoạn đầu của thị trườngchứng khoán.

Tuy nhiên trong tương lai, nền kinh tế và thị trường chứng khoán pháttriển, khi trình độ của của người đầu tư ngày càng cao, thì nhu cầu của ngườiđầu tư sẽ rất đa dạng và luôn phát triển theo hướng đòi hỏi cần có nhiều loạisản phẩm đáp ứng được những yêu cầu ngày càng tinh tế hơn, phức tạp hơn

Họ sẽ quan tâm, hứng thú hơn nếu như có thêm hàng hoá mới giao dịch trênthị trường Vì vậy việc nghiên cứu để đưa thêm nhiều chủng loại hàng hoátrên thị trường chứng khoán là cần thiết

Chứng khoán được đưa vào giao dịch trên thị trên thị trường tập trung gọi

là chứng khoán niêm yết Cũng giống như thị trường các nước khác, để đượcniêm yết trên thị trường Việt Nam, các công ty phát hành chứng khoán bắtbuộc phải tuân thủ những điều kiện nhất định về vốn, tính liên tục của hoạtđộng sản xuất kinh doanh, về hiệu quả kinh doanh, về trình độ quản lý vàphương án đầu tư khả thi

Việc niêm yết chứng khoán là một thủ tục cho phép chứng khoán củacông ty phát hành được phép giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung.Đây là quá trình Uỷ ban chứng khoán chấp thuận cho công ty phát hành đượcphép niêm yết và giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán nếu nhưcông ty này đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn do Uỷ ban chứng khoánNhà nước đề ra

Tiêu chuẩn rniêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

Các công ty muón niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam phảithoả mãn các quy định tại Điêù 21 Quy chế thành viên, niêm yết, công bốcông thông tin và giao dịch trên thị trường chứng khoán ban hành kèm theoQuyết định số 79/200/QĐ-UBCK - quyết định của Chủ tịch UBCK nhà nước

Trang 37

Những điều kiện quy định này đảm bảo việc khi các chứng khoán được niêmyết trên thị trường là những chứng khoán có chất lượng.

a) Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt nam:

Các doanh nghiệp muốn niêm yết tại trung tam giao dịch chứng khoán phải cómức vốn điều lệ ít nhất là 10 tỷ đồng Việt Nam Trong thời gian đầu việc quyđịnh mức vốn điều lệ như vậy là hợp lý, điều này nhằm chọn ra được nhữngcông ty niêm yết là những công ty có quy mô sản xuất tương đối, vững mạnh,các chứng khoán niêm yết trên thị trường có tính ổn định hơn, qua đó sẽ giúpcho thị trường chứng khoán hoạt động được liên tục và bình ổn

b) Hoạt động kinh doanh có lãi trong hai năm liên tục nhất tính đến ngày xin phép niêm yết hoặc niêm yết lại; tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển

Các công ty muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán phải chứng minhtình hình hoạt động kinh doanh của mình trong hồ sơ xin tham gia niêm yết.Đặc biệt là trong các báo cáo tài chính được trình bày trong bản cáo bạch.Việc quy định công ty phải hoạt động có lãi trong hai năm liên tục tínhđến ngày niêm yết để đảm bảo rằng: khi đến ngày xin phép niêm yết hoặcniêm yết lại, công ty đã đi vào hoạt động một cách ổn định, đã sinh lời từ hoạtđộng kinh doanh đó bên cạnh đó, điều kiện này cũng giúp cho cổ phiếu củacông ty niêm yết có giá trị hơn và được công chúng đầu tư quan tâm hơn vì cổphiếu của công ty này đã sinh lợi trong hai năm liên tục và triển vọng sẽ tiếptục như vậy khi công ty niêm yết

c) Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải do trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành nắm giữ; Trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng Việt nam trở lên thì tỷ lệ này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành (nếu là cổ phiếu)

Trang 38

Chỉ có các công ty phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng mớiđược phép niêm yết chứng khoán trên thị trường tập trung Tỷ lệ 20% phải do

ít nhất là 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành nắm giữ để đảm bảo tínhđại chúng của công ty Trong thực tế, do việc phát hành đã hoàn tất trước khiđăng ký niêm yết nên nhiều công ty không đáp ứng được điều kiện này.Trong trường hợp này, nếu công ty muốn xin đăng ký tham gia niêm yết thìcông ty phải tìm cách phân bổ lại số cổ đông ngoài tổ chức phát hành để đảmbảo điều kiện xin niêm yết

d) Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính trong hai năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin phép niêm yết hoặc niêm yết lại phải là chấp nhận toàn bộ hoặc chấp nhận có loại trừ.

Một trong những điều kiện bắt buộc khi tham gia thị trường chứng khoán

là phải công bố thông tin tài chính công khai Điều kiện này giúp thị trườnghoạt động một cách công bằng, hiệu quả, mọi người đầu tư đều có các cơ hộikhác nhau để lựa chọn và quyết định đầu tư thông qua nguồn và lượng thôngtin như nhau

Tuy nhiên đối với người đầu tư Việt Nam, chứng khoán và thị trườngchứng khoán chưa phải là những khái niệm quen thuộc đối với họ, họ chưathể lường trước được những rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào khi kinhdoanh chứng khoán Chính vì vậy để bảo vệ những người đầu tư, Uỷ banChứng khoán Nhà Nước yêu cầu các tổ chức phát hành phải công khai tìnhhình tài chính và những thông tin có thể làm ảnh hưởng đến giá chứng khoánmột cách nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và trung thực Một trong những tổchức chuyên nghiệp đánh giá các yêu cầu này chính là các tổ chức kiểm toán.Điều kiện kiểm toán ở mỗi nước khác nhau, thông thường là từ 3 năm trởlên ở Việt Nam trong thời kỳ đầu tổ chức phát hành muốn đăng kí niêm yếtphải tiến hành kiểm toán trong hai năm liên tục gần nhất Các công ty xinđăng kí niêm yết có quyền chọn một trong số các công ty kiểm toán được Uỷ

Trang 39

ban chứng khoán nhà nước chấp thuận Hiện nay có 6 công ty kiểm toán đượcchấp thuận:

- Công ty kiểm toán và tư vấn A&C

- Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC

- Công ty kiểm toán Việt Nam

- Công ty kiểm toán và tư vấn AASC

- Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn AFC

- Công ty kiểm toán và kế toán AACC

III - THỰC TRẠNG VỀ CHỨNG KHOÁN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

1 Tình hình phát hành

1.1 Tình hình các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành

Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động được hơn 2năm nhưng nhìn chung vẫn còn là một phạm trù rất mới mẻ Hệ thống phápluật về chứng khoán và thị trường chứng khoán còn sơ khai và nảy sinh nhiềubất cập trong thực tế hoạt động

Hiện tại chúng ta đã ban hành được một số văn bản điều chỉnh vấn đềphát hành cổ phiếu và trái phiếu Tuy nhiên, nhìn chung thực trạng pháp luậttrong lĩnh vực phát hành hiện nay còn quy định nhiều vấn đề mâu thuẫn,chồng chéo lẫn nhau, chưa đầy đủ, rõ ràng và còn bỏ ngỏ, đồng thời cũng cónhiều quy định mặc dù mới ban hành, chưa được kiểm nghiệm nhiều trên thực

tế nhưng cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý Cụ thể như sau:

 Nghị định 44/1998/NĐ-CP do thủ tướng chính phủ ban hành ngày29/6/1998 liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, trong đó quyđịnh rõ các vấn đề liên quan đến việc phát hành cổ phiếu của doanhnghiệp Mặc dù đã có những chính sách để khuyến khích doanh nghiệp

Trang 40

Nhà nước chuyển sang công ty cổ phần nhưng nghị định này còn một sốhạn chế cơ bản sau :

 Đối với việc tham gia mua cổ phiếu lần đầu của các doanh nghiệp nhànước cổ phần hoá, theo quy định, pháp nhân được mua từ 10-20%, cá nhânđược mua từ 5-10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp Việc giới hạnquyền và tỷ lệ cổ phiếu được mua của cá nhân và pháp nhân như trên đãlàm hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư dẫn tới làm chậm quá trình cổphần hóa

 Việc cổ phần hoá không quy định công bố thông tin ra công chúng nênchỉ được tiến hành trong nội bộ các doanh nghiệp, điều này không đảmbảo sự bình đẳng về quyền lợi cho các nhà đầu tư Đây là một trở ngại làmcho công tác cổ phần hoá chưa được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo củacông chúng đầu tư ngoài doanh nghiệp

 Việc xác định giá trị thực tế của các doanh nghiệp không bắt buộc phải

do kiểm toán độc lập thực hiện và việc giao cho bộ tài chính thẩm quyềnxác định giá trị doanh nghiệp có mức vốn trên 10 tỷ đồng sẽ không đảmbảo cho việc định giá chính xác và khách quan Bên cạnh đó việc xác địnhgiá trị lợi thế chỉ được tính tối đa là 30 % vào giá trị thực tế của doanhnghiệp sẽ làm hạ thấp giá trị của doanh nghiệp khiến cho nhiều doanhnghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có uy tínkhông mấy mặn mà với vấn đề cổ phần hoá

 Luật doanh nghiệp 1999 trên cơ sở tổng hợp và hợp nhất các luật công

ty và luật tư nhân ban hành năm 1990, là nền tảng cho việc hình thành vàphát triển các loại hình doanh nghiệp tham gia vào phát hành và kinhdoanh chứng khoán Luật này còn tạo ra hành lang pháp lý cho các doanhnghiệp cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu, công ty trách nhiệmhữu hạn được phát hành trái phiếu huy động vốn (đây là một tiến bộ so

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.NGƯT Đinh Xuân Trình, PTS Nguyễn Thị Quy, Trường Đại học ngoại thương: "Giáo trình thị trường chứng khoán" Nhà xuất bản Giao dục,1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thị trường chứng khoán
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao dục
2. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền- Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, giáo trình; " Lý thuyết thị trường chứng khoán ", Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh năm 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết thị trường chứng khoán
Nhà XB: Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh năm 1996
3. Merill Lynch, STC- Sercurities Training Corporation:" Introduction to the sercurities Market", 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to the sercurities Market
4. Robert D. Auerback: " Money, banking and Financial Market.", University of California,1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Money, banking and Financial Market
5. Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán: "Luật áp dụng trong ngành chứng khoán”, UBCKNN, 5/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật áp dụng trong ngành chứng khoán
6. Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán: "Chứng khoán và thị trường chứng khoán những kiến thức cơ bản", UBCKNN 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng khoán và thị trường chứng khoán những kiến thức cơ bản
9. UBCKNN và ADB :"Dự thảo Lộ trình phát triển thị trường vốn" - tháng 7/2002III - Tạp chí chuyên ngành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Lộ trình phát triển thị trường vốn
7. UBCKNN: Chứng khoán và thị trường chứng khoán (phần 1), 1999 Khác
8. UBCKNN: Thị trường chứng khoán và những vấn đề cơ bản trong vận hành thị trường chứng khoán ở Việt Nam , 5/1999 Khác
1. Báo đầu tư chứng khoán số các năm 2000-2001-2002 Khác
2. Báo Chứng khoán Việt Nam số các năm 2000- 2001-2002 Khác
3. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 4. Tạp chí Tài chính Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. Tình hình niêm yết cổ phiếu - Thực trạng về hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam và giải pháp thúc đẩy sự phát triển hàng hóa.doc
2.1. Tình hình niêm yết cổ phiếu (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w