KHÁI QUÁT CHUNG

Một phần của tài liệu Thực trạng về hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam và giải pháp thúc đẩy sự phát triển hàng hóa.doc (Trang 30 - 31)

chạp, dù viện trợ của Liên Xô là khá lớn. Siêu lạm phát, bội chi ngân sách và thiếu hụt cán cân thanh toán là đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ này. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu khởi sướng công cuộc cải cách kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách mở cửa, gọi là đường lối đổi mới. Đường lối đổi mới bắt đầu đi vào cuộc sống kinh tế - xã hội từ những năm đầu của thập kỷ 90. Để thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn. Do vậy, thị trường sơ cấp vì thế mà hình thành để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Từ đầu những năm 90, hàng loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán ra đời đó là: Luật công ty năm 1990, Nghị định 72/NĐ-CP ngày 26/7/1994 quy định về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, Nghị định 120/NĐ-CP ngày 17/9/1994 của chính phủ ban hành kèm theo quy chế tạm thời về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 28/NĐ-CP ngày 22/3/1994 về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Pháp lệnh ngân hàng 1990 quy định về việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các tổ chức tín dụng....

Thị trường sơ cấp khởi động bằng các đợt phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, một trong những chủ trương của chính phủ nằm trong đường lối đổi mới kinh tế đó là đa dạng hoá các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, kinh doanh, huy động mọi nguồn vốn cho phát triển sản xuất. Chủ trương này được thể hiện rõ rệt nhất ở quyết tâm cao của Đảng và Chính phủ trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nói riêng và thực

hiện chính sách cổ phần hoá nói chung. Từ Nghị quyết hội nghị Trung ương II, ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nghị quyết đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị, Nghị quyết đại hội 8 của Đảng, đến nghị Quyết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá IX đều khẳng định rõ điều đó. Kết quả là hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi hình thức sở hữu sang công ty cổ phần, hoạt động của thị trường sơ cấp vì thế mà sôi động hơn.

Trái phiếu từng được coi là mặt hàng đầu tiên và chủ đạo của thị trường sơ cấp Việt Nam nhưng chủng loại hàng hoá này vẫn được đánh giá là nhỏ bé và đơn điệu, chủ yếu vẫn chỉ là Trái phiếu chính phủ do Kho bạc nhà nước phát hành, ngoài ra còn có một số lượng không lớn các trái phiếu đầu tư của quỹ hỗ trợ phát triển và trái phiếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các tổ chức tài chính dường như chưa thực sự muốn huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu này.

II - HÀNG HOÁ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng về hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam và giải pháp thúc đẩy sự phát triển hàng hóa.doc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w