1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đèn LED sang thị trường Brazil của công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông

46 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 233,93 KB

Nội dung

Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp hay của sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra so với các đối thủ khác trên thịtrường sẽ là yếu tố quyết định một quốc gia sẽ là “người hưở

Trang 1

Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tậntình hướng dẫn, giảng dạy trong quá trình em học tập, nghiên cứu và rèn luyện tạitrường Đại học Thương Mại.

Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn, ThS Nguyễn Thùy Dương đãtận tình góp ý, giúp đỡ và hướng dẫn em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các anh chị tại Phòng Xuất khẩu củaCông ty CP Bóng đèn Phích ước Rạng Đông đã luôn tạo cơ hội cho em được trảinghiệm thực tế, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệptại công ty

Do kiến thức còn hạn chế và có nhiều bỡ ngỡ trong việc nghiên cứu thực hiện đềtài nên khó tránh khỏi có những thiếu sót, hạn chế trong khóa luận Em rất mong nhậnđược sự góp ý từ phía các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em có thểhoàn thiện một cách đầy đủ nhất

Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô giáo tại Trường Đại học Thương Mạinói chung, tại khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế nói riêng và ThS Nguyễn ThùyDương dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Phương Thảo

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

Chương 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: 1

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 2

1.3 Mục đích nghiên cứu: 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu: 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu: 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu: 3

1.7 Kết cấu khóa luận: 4

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM 5

2.1 Một số khái niệm cơ bản: 5

2.1.1 Khái niệm xuất khẩu: 5

2.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm: 6

2.2 Một số lý thuyết liên quan tới cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm 7

2.2.1 Vai trò của cạnh tranh: 7

2.2.2 Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm: 8

2.2.3 Các tiêu chi đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm: 12

2.3 Phân định nội dung nghiên cứu: 15

Chương 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BÓNG ĐÈN LED CỦA CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL 16

3.1 Giới thiệu về Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông: 16

3.1.1 Khái quát về công ty CP Bóng đèn phich nước Rạng Đông: 16

3.1.2 Cơ cấu tổ chức: 17

Trang 3

3.1.3 Cơ sở vật chất & Nguồn nhân lực: 18

3.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty 19

3.2.1 Lĩnh vực kinh doanh: 19

3.2.2 Các sản phẩm chủ yếú: 19

3.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:.21 3.3 Phân tích thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đèn LED sang thị trường Brazil của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông 21

3.3.1 Phân tich các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm bóng đèn LED sang thị trường Brazil của Công ty: 21

3.3.2 Phân tich năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm bóng đèn LED sang thị trường Brazil của Công ty CP Bóng đèn Phich nước Rạng Đông: 26

3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân: 31

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG & GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BÓNG ĐÈN LED SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL CỦA CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG 32

4.1 Định hướng phát triển của việc tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đèn LED sang thị trường Brazil của công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông: 32

4.1.1 Đinh hướng phát triển: 32

4.1.2 Mục tiêu phát triển: 33

4.2 Những giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm bóng đèn LED: 33

4.2.1 Tăng cường nghiên cứu, đánh giá kĩ lưỡng thị trường Brazil: 33

4.2.2 Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực: 35

4.2.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá: 36

4.2.4 Xây dựng và phát triển thương hiệu Rạng Đông trên thị trường Brazil: 38

4.3 Một số kiến nghị đối với chính phủ và tổ chức liên quan: 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1 Bảng 3.1 Thị trường xuất khẩu của Rạng Đông 17

2 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng

3 Bảng 3.2 Cơ cấu lao động Rạng Đông giai đoạn 2014 – 2016 18

4 Biểu đồ 3.1 Doanh thu Rạng Đông giai đoạn 2012 – 2016

5 Bảng 3.3 Khả năng thay thế của đèn LED so với các loại đèn khác 28

6 Biểu đồ 3.2: Doanh thu xuất khẩu sản phẩm LED của Rạng Đông

sang thị trường Brazil giai đoạn 2014 – 2016 (đơn vị: Triệu USD) 29

7 Bảng 3.4 Cơ cấu xuất khẩu Rạng Đông trong giai đoạn 2014 –

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt Nghĩa nước ngoài

LED Đi-ốt phát quang Light Emitting Diode

CPLP Hiệp hội các nước sử dụng

Tiếng Bồ Đào Nha

Comunidade dos Países de Língua Portuguesa

BRIC Khối liên hiệp gồm Brazil,

Nga, Ấn Độ và Trung Quốc Brazil, Russia, India, China

R&D Nghiên cứu & Phát triển Research & Development

Trang 6

Chương 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:

Toàn cầu hóa là một xu thế được hình thành từ lâu và hiện đang phát triển mạnhmẽ, lan rộng ra hầu hết các quốc gia trên thế giới Quá trìnhh toàn cầu hóa tạo ra cơ hội

để các quốc gia có thể tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy và duytrì tăng trưởng bền vững và góp phần nâng cao phúc lợi xã hội nhờ việc phân bổ cácnguồn lực có hiệu quả hơn Bên cạnh những cơ hội phát triển kinh tế mà toàn cầu hóamang lại, không thể thiếu những thách thức đối với mỗi quốc gia, trong đó có ViệtNam Một trong những thách thức lớn khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa chính làmức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt do thựchiện những cam kết mở cửa về thị trường Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp hay của sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra so với các đối thủ khác trên thịtrường sẽ là yếu tố quyết định một quốc gia sẽ là “người hưởng lợi” hay “kẻ chịu thiệt”trong quá trình toàn cầu hoá

Các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty CP Bóng đèn phích nước RạngĐông, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa trước hết là vì mục tiêu lợi ích của chínhmình Do đó, tăng cường năng lực cạnh tranh sản phẩm luôn là mục tiêu cơ bản của sảnxuất kinh doanh Đặc biệt là khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài Cósản phẩm tốt, có thương hiệu tốt, năng lực cạnh tranh cao thì doanh nghiệp mới có chỗđứng trên thị trường mình đã nhắm đến, mới có thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triênlâu dài của doanh nghiệp

Đề tài: “Giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đèn LED sang thị trường Brazil của công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông” là đề tài

đứng từ góc nhìn của Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông muốn cạnh tranhxuất khẩu sản phẩm bóng đèn LED của mình sang thị trường Brazil sẽ phần nào thểhiện rõ tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm và

đề xuất ra những giải pháp đưa sản phẩm bóng đèn LED của công ty tiến xa hơn trênthị trường mục tiêu Brazil

Trang 7

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Với đề tài liên quan đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đã có nhiều công trìnhkhoa học như:

Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cao su Bình Long

đến năm 2015 – Lê Xuân Hòe (Đại học Kinh tế TP.HCM) phân tích thực trạng nâng cao

năng lực cạnh tranh của công ty cao su Bình Long và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty đến năm 2015

Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội (Servico Ha Noi) –

Vũ Anh Khôi (Học viện Chinh sách và Phát triển) phân tích và đánh giá thực trạng

năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của Servico Ha Noi, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của Servico Ha Noi.Luận án Tiến sĩ: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải containerbằng đường sông của Công ty cổ phần vận tải Thủy Tân Cảng – Cao Ngọc Minh (Đại

học Thương mại) đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch

vụ vận tải container bằng đường sông của Công ty CP vận tải Thủy Tân Cảng

Các đề tài nêu trên chỉ nói chung biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh nóichung của doanh nghiệp, hoặc của sản phẩm trên nhiều thị trường khác nhau Khóaluận tốt nghiệp này đi sâu phân tích nâng cao khả năng cạnh tranh của một sản phẩm(bóng đèn LED của công CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông) trên một thị trường cụthể (Thị trường Brazil) Đây là khóa luận tốt nghiệp của riêng em, do em đề xuất vàkhông có sự sao chép bất kì công trình nghiện cứu nào trước đó

1.3 Mục đích nghiên cứu:

 Hệ thống khái quát những vấn đề cơ bản liên quan đến năng lực canh tranh của sản phẩm

 Phân tích và đánh giá thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh xuát khẩu bóngđèn LED sang thị trường Brazil của công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, từ

đó nhận thấy được những lợi thế và hạn chế về năng lực cạnh tranh của sản phẩm sovới các đối thủ khác

Trang 8

 Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đèn LEDsang thị trường Brazil

 Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đènLED của công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông sang thị trường Brazil

1.4 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh xuất khẩu bóng đèn LED của công

ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông sang thị trường Brazil Công ty CP Bóng đènPhích nước Rạng Đông là một trong những công ty đầu ngành có bề dày lịch sử Hiệnnay công ty đang dần dần đổi mới và tập trung đầu tư vào khoa học công nghệ, đón đầu

xu hướng về đèn và hệ thống chiếu sáng Công ty đã cho ra đời sản phẩm đèn LED vớitính năng vượt trội, hứa hẹn là sản phẩm chiếu sáng thông minh thay thế cho các loạiđèn khác Cũng chính vì vậy, đèn LED trở thành một trong những sản phẩm có lợi thếcạnh tranh xuất khẩu lớn

1.5 Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi thời gian: từ năm 2014 đến năm 2016

 Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu về sản phẩm bóng đèn LED củaCông ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

 Phạm vi nội dung: Các yếu tố tác động và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnhtranh sản phẩm bóng đèn LED của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sangthị trường Brazil

1.6 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài:

 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu: Ngoài quan sát trực tiếp hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty, các tài liệu liên quan được em thu thập và tổng hợp lại

từ nhiều nguồn như website công ty: rangdongvn.com, Nguồn báo cáo tài chính từ năm

2014 đến 2016, nguồn tài liệu từ Phòng Xuất khẩu của công ty

 Phương pháp phân tích dữ liệu: Dựa vào nguồn dữ liệu đã tổng hợp được,phương pháp phân tích dữ liệu giúp đưa ra những nhận định, đánh giá rõ ràng, đảm bảonội dung nghiên cứu cụ thể và mang tính thực tiễn cao

1.7 Kết cấu khóa luận:

Kết cấu khóa luận gồm 04 chương:

Trang 9

Chương 1: Tổng quan vè tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm Chương 2: Cơ sở lí luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản

phẩm

Chương 3: Phân tích thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản

phẩm bóng đèn LED của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sang thị trườngBrazil

Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu

sản phẩm bóng đèn LED sang thị trường Brazil của Công ty CP Bóng đèn Phích nướcRạng Đông

Trang 10

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM

2.1 Một số khái niệm cơ bản:

2.1.1 Khái niệm xuất khẩu:

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc giakhác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại

tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động xuất khẩu làkhai thác được lợi thế của từng quốc gia trong việc phân công lao động quốc tế, thúcđẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nângcao mức sống của người dân

Có thể hiểu xuất khẩu hàng hóa chính là việc đưa hàng hóa ra thị trường nướcngoài để tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng nước ngoài

2.1.2 Khái niệm cạnh tranh:

Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng khá phổ biến, nó được hiểu như là sự ganhđua, đấu tranh giữa các chủ thể nhằm đạt được một mục đích nhất định nào đó Tuynhiên do từng thời kì kinh tế và cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều quan niệm khácnhau về cạnh tranh

Trước đây các nhà nghiên cứu cho rằng cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gaygắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinhdoanh hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch Trong thời kì chiếm hữu tư nhân về

tư liệu sản xuất, dưới chế độ phong kiến và tiền tư bản, cạnh tranh được xem là cáchoạt động chèn ép nhau, dùng mọi mưu kế, quyền thế nhằm tạo thế độc tôn trên thịtrường

Ngày nay quan điểm cạnh tranh có nhiều thay đổi, nhiều quốc gia cho rằng hànghóa hay sản phẩm cạnh tranh tốt trên thị trường như là một động lực thúc đẩy phát triểnkinh tế, nâng cao mức sống và tăng phúc lợi cho người dân, các doanh nghiệp tạo ranhiều hàng hóa chất lượng cao, thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàngthì sẽ phát triển Do đó, các quốc gia và doanh nghiệp đều cố gắng huy động và sử

Trang 11

dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của sản xuất hàng hóa dịch vụ, đòi hỏi các doanhnghiệp phải kiên trì nâng cao năng suất sản xuất bằng cách nâng cao chất lượng sảnphẩm, cải tiến kĩ thuật sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất Khi một nước trực tiếptham gia cạnh tranh quốc tế thì tiêu chuẩn về hàng hóa dịch vụ không còn là tiêu cuẩntrong nước mà là tiêu chuẩn quốc tế Vì vậy các doanh nghiệp trong nước không chỉphải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.Xét theo quan điểm tổng hợp, cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó chủ thể kinh

tế ganh đua nhau để dạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thịtrường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất

2.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm:

Năng lực cạnh tranh (hay “khả năng cạnh tranh”, “tính cạnh tranh”) là sức mạnhtương đối của một chủ thể kinh tế trong tương quan với các chủ thể kinh tế khác

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trêncùng một thị trường so với các sản phẩm cùng chủng loại của các doanh nghiệp khác.Một sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay không là do thị phần sản phẩm đó trên thịtrường lớn hay nhỏ Thị phần là yếu tố phản ánh sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao,tuy nhiên không thể không nói đến sức mạnh và đặc tính của sản phẩm trên thị trường.Khi mua sản phẩm, khách hàng quan tâm đến các yếu tố như giá cả, chất lượng, thươnghiệu sản phẩm, dịch vụ khách hàng Một sản phẩm có tính cạnh tranh cao khi có chấtlượng vượt trội so với các hàng hóa cùng loại ở cùng một mặt bằng giá, hoặc có đặctính vượt trội độc đáo riêng

Trước đây quan niệm cạnh tranh về giá cả của sản phẩm được đặt lên hàng đầu.Nhưng trong xu thế hiện nay, chất lượng sản phẩm mới là yếu tố được đưa lên hàngđầu Thương hiệu sản phẩm cũng là một yếu tố chủ chốt nâng cao năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm Ta có thể dễ dàng thấy được sản phẩm của một thương hiệu nổi tiếngbao giờ cũng có sức cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm cùng loại chưa có thươnghiệu hoặc thương hiệu chưa nổi tiếng

Trang 12

2.2 Một số lý thuyết liên quan tới cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm

2.2.1 Vai trò của cạnh tranh:

Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá trình

tích tụ và tập trung vốn tăng cường đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu, từ đó thúc đẩytăng trưởng và phát triển nhanh nền kinh tế quốc dân

Đối với chủ thể kinh doanh: Bằng sự hấp dẫn từ lợi nhuận của việc đi trước về

chất lượng, mẫu mã hàng hóa và áp lực phá sản nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các chủthể kinh tế phải thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tăng năngsuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mới Cạnh tranh chính là sự sàng lọc mọimặt, giúp nâng cao trình độ mọi mặt của những người lao động sản xuất, nhất là độingũ các nhà quản trị kinh doanh Mặt khác, cạnh tranh sẽ đào thải những chủ thể kinh

tế không thích ứng được với sự khắc nghiệt của cạnh tranh trên thị trường

Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả

sản phẩm, buộc các nhà doanh nghiệp phải đối phó, phản ứng kịp thời và phù hợp vớimong muốn của người tiêu dùng về giá cả, chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hóa vàdịch vụ Thông thường, cạnh tranh làm giá có xu hướng ngày càng giảm, số lượng,chủng loại hàng hóa ngày càng tăng, chất lượng hàng hóa tốt, đa dạng và đáp ứng tốtnhu cầu người tiêu dùng Vì vậy, cạnh tranh được coi là lực lượng điều tiết trên thịtrường, góp phần làm giảm thiểu hiện tượng độc quyền hóa kinh doanh

Các vai trò khác:

- Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp và nhà nước mở rộng tìm kiếm thị trường,

thúc đẩy thực hiện việc liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài nhằm huy độngnguồn vốn, lao động, khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý, hòa nhập thị trường mới

- Cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường,

cạnh tranh đã điều tiết một cách tự phát nền kinh tế trong từng thời kì nhất định Vậndụng quy luật cạnh tranh, các doanh nghiệp và Nhà nước có điều kiện hoạch định đượccác chiến lược kinh tế và chiến lược sản xuất kinh doanh một cách khoa học, góp phầnnâng cao năng lực trong quản lí vi mô cũng như vĩ mô

2.2.2 Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm:

Trang 13

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môitrường vĩ mô, các nhân tố thuộc nội bộ ngành cũng như các yếu tố trong bản thân nộitại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm

2.2.2.1 Các yếu tố vĩ mô:

Các yếu tố vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, chính trị – pháp luật, văn hóa –

xã hội và môi trường kinh doanh

Các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu

nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái… có ảnh hưởng rất lớnđến năng lực cạnh tranh của sản phẩm:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người: nền kinh tế phát triển,thu nhập bình quân đầu người cao dẫn đến nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa cao.Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng kinhdoanh, thu hút đầu tư nước ngoài Từ đó dẫn tới nâng cao năng lực cạnh tranh của sảnphẩm

- Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm Lãi suất quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư.Nếu lãi suất ngân hàng cho vay cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên, giá thành sảnphẩm cũng vì thế tăng lên Do đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa sẽ giảm đi nhất làkhi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn Ngược lại, nếu lãi suất ngân hàng thấpsẽ làm giảm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm hạ, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp có khả năng mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trườngbằng công cụ giá

- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước vớiđồng tiền của quốc gia khác Thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến nănglực cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm phải nhập khẩu nguyên liệuđầu vào hay các sản phẩm có lợi thế về xuất khẩu Nếu đồng nội tệ lên giá, sẽ khuyếnkhích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của cácsản phẩm trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước; đồng thời xuất khẩusẽ giảm do sản phẩm trong nước tăng giá Và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì

Trang 14

khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cũngsẽ tăng lên.

Các yếu tố chính trị – pháp luật: được thể hiện ở mức độ ổn định chính trị của

quốc gia, cơ sở hành lang pháp lý Các sản phẩm muốn được đưa ra tiêu thụ trên thịtrường phải tuân theo các quy định của Chính phủ về sản phẩm Những quy định này

có thể là cơ hội hoặc mối đe dọa với các sản phẩm Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớnđến quyết định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức đầu tư vốncủa nước ngoài vào việc phát triển sản phẩm đồng thời ảnh hưởng đến mức độ muahàng hóa của người tiêu dùng

Các yếu tố về văn hóa – xã hội: Tất cả các doanh nghiệp đều phải nghiên cứu,

phân tích các yếu tố liên quan đến văn hóa - xã hội để nhận biết các cơ hội và nguy cơ

có thể xảy ra đối với sản phẩm của mình Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi, chúng cóthể tác động đến các sản phẩm như trình độ dân trí, tập quán thị hiếu của người tiêudùng, truyền thống văn hóa dân tộc… Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động vềcác yếu tố văn hóa xã hội ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu thụcủa các sản phẩm Đây là yếu tố không những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn vàtiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến các quyết định củadoanh nghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm…

Yếu tố về môi trường kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp là một bộ phận của nền

kinh tế quốc dân, mỗi nền kinh tế lại là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới.Những thay đổi về môi trường quốc tế có thể xuất hiện cả những cơ hội cũng như nguy

cơ về việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước Hiện nay,trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế thếgiới và khu vực như ASEAN, WTO…thì các doanh nghiệp mà đặc biệt là sản phẩmcủa ta sẽ chịu tác động lớn của hệ thống luật pháp thế giới

2.2.2.2 Các yếu tố nội ngành:

Theo Michael Porter của trường quản trị kinh doanh Harvard thì trong nội bộngành chúng ta quan tâm đến các khía cạnh sau:

Trang 15

Áp lực từ phía khách hàng: Khách hàng được xem như là sự đe dọa mang tính

cạnh tranh khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịchvụ tốt hơn làm cho chi phí sản phẩm tăng lên Ngược lại, nếu người mua có những yếuthế sẽ tạo cơ hội để tăng giá sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Đây làyếu tố quyết định trực tiếp việc sản phẩm có năng lực cạnh tranh lớn hay không

Áp lực từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức trong

nước hay ngoài nước chuyên cung cấp vật tư thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính…đểmột doanh nghiệp có thể hoạt động Việc nhà cung cấp đẩy mức giá lên cao sẽ đẩy giásản phẩm tăng lên làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm Đồng thời nhà cungcấp là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm Vìvậy, để giảm áp lực từ phía nhà cung cấp đồng thời để tránh rủi ro thì các doanh nghiệpcần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau Đây là một yếu

tố ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Áp lực từ sản phẩm cạnh tranh: Sản phẩm cạnh tranh là những sản phẩm

cùng loại, có cùng tính năng tác dụng của các đối thủ cạnh tranh và cùng được tiêu thụtrên một thị trường Nếu trên thị trường có càng nhiều sản phẩm cạnh tranh và các sảnphẩm có sức cạnh tranh thực sự thì càng gây sức ép cho sản phẩm của doanh nghiệp.Sản phẩm có thể cạnh tranh bằng giá hoặc bằng các yếu tố như chất lượng, mẫu mã,thương hiệu… Mà hiện nay khi đời sống ngày càng được nâng cao thì sự cạnh tranhbằng các yếu tố chất lượng, mẫu mã, thương hiệu càng mạnh mẽ hơn so với cạnh tranhbằng giá Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì các doanh nghiệpphải thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ

Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở

trong ngành nhưng sản xuất cùng một loại sản phẩm và có khả năng tham gia hoạtđộng kinh doanh trong ngành đó Khi có đối thủ mới tham gia trong ngành có thể làyếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm hiện đang trong ngành từ đó làmgiảm lợi nhuận của của doanh nghiệp do họ dựa vào khai thác các năng lực sản xuấtmới với mong muốn giành được một phần thị phần.Do đó, để bảo vệ cho vị trí cạnh

Trang 16

tranh của sản phẩm doanh nghiệp thường quan tâm đến việc duy trì hàng rào hợp phápngăn sự xâm nhập từ bên ngoài.

Áp lực từ các doanh nghiệp trong nội bộ ngành: Sự cạnh tranh giữa các

doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc đe dọa cho các doanhnghiệp Nếu sự cạnh tranh là yếu thì sẽ là cơ hội để nâng giá sản phẩm tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp còn ngược lại, nếu sự cạnh tranh là gay gắt thì các doanh nghiệp sẽ

hạ giá sản phẩm để cạnh tranh về giá do đó có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanhnghiệp

2.2.2.3 Các yếu tố bên trong công ty:

Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan trọng đối

với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và sản phẩm Một nguồn nhân lực kémkhông đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thấtbại của doanh nghiệp Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chia thành hai cấp:

- Đội ngũ quản lý: gồm ban lãnh đạo và đội ngũ trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanhsản phẩm Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và xuhướng phát triển sản phẩm trong tương lai Nếu họ là những người có kinh nghiệm, cókhả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các quyết định đúng đắn thì doanh nghiệp đó sẽ

Quy mô sản xuất kinh doanh:

- Cơ sở hạ tầng: là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp tạo nên năng lực cạnh tranh của sảnphẩm Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất caohơn, hao phí nhỏ… dẫn tới số lượng sản phẩm tăng, chi phí cận biên giảm và như vậygiá thành sản phẩm hạ nhờ đó nâng sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ

Trang 17

- Khoa học công nghệ: đây là yếu tố đại diện cho sự sáng tạo, tiên tiến, cho sản phẩmmới cũng như loại bỏ những sản phẩm cũ, lạc hậu; tạo cho doanh nghiệp chỗ đứngvững chắc trên thị trường Một sản phẩm mới ra đời không thể thiếu được sự đóng gópcủa quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm Công nghệ hiện đại sẽ giúpdoanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu củangười tiêu dùng, giá thành hạ do năng suất lao động tăng, hao phí nhỏ…

Tình hình tài chính: tài chính là yếu tố có vai trò quan trọng đảm bảo cho việc

duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu một doanhnghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp

có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa đổi mới,nâng cao chất lượng của sản phẩm; có khả năng thực hiện tốt công tác bán hàng vàdịch vụ sau bán… tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm

2.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm:

2.2.3.1 Thị phần sản phẩm:

Thị phần là thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh hay thựcchất là sự phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trongngành Một sản phẩm chiếm được thị phần lớn sẽ có sức cạnh tranh đáng kể so với cácsản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh trên thị trường Đây cũng là thước đo nănglực cạnh tranh sản phẩm rõ ràng và cụ thể nhất của doanh nghiệp

Thị phần = (Doanh thu của doanh nghiệp : Tổng doanh thu ngành) x 100%

Thị phần sản phẩm có thể gia tăng bằng nhiều cách khác nhau như thay đổi sảnphẩm, dịch vụ, giá cả, phương pháp quảng bá, gia tăng ngân sách tiếp thị hay cải thiện

hệ thống phân phối hay đi theo thị trường ngách tiên phong trong thị trường

2.2.3.2 Chi phi sản xuất và giá bán sản phẩm:

 Chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp và mối quan hệcủa doanh nghiệp và nhà cung ứng Chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới nănglực cạnh tranh của sản phẩm theo hướng: Chi phí sản xuất càng cao, giá thành sảnphẩm tăng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm giảm nếu như cạnh tranh về giá

Trang 18

Doanh nghiệp với máy móc, thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến cùng nguồn vật

tư, nguyên liệu đầu vào với giá thành rẻ dễ dàng tạo ra những sản phảm có sức cạnhtranh lớn về giá do năng suất lao động tăng, ít hao phí và ngược lại

 Giá bán sản phẩm:

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanhnghiệp và khả năng sinh lời Đồng thời, giá cả còn là một công cụ linh hoạt nhất, mềmdẻo nhất trong cạnh tranh

Giá của sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua thỏa thuận giữangười bán và người mua Nó đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay khôngmua của khách hàng Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các doanhnghiệp, khách hàng là thượng đế, họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt nhất.Với cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựachọn mức giá bán thấp hơn đối với sản phẩm mà họ cần mua

Khi thu nhập của đại bộ phận dân cư đều tăng, khoa học kỹ thuật phát triển thìviệc doanh nghiệp định giá thấp chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu, đôi khi còn bị đánhđồng với việc suy giảm chất lượng Vì vậy, định giá thấp, định giá ngang thị trườnghay định giá cao, làm sao sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh lợi hại là tùy thuôcvào chiến lược marketing của doanh nghiệp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạntrong chu kỳ sản phẩm hay tùy thuôc vào đặc điểm của từng vùng thị trường

2.2.3.3 Chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tếkỹ thuật hoặc là khả năng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Chất lượng của sảnphẩm LED được đánh giá qua các tiêu chuẩn chính như chất lượng ánh sáng phát ra, độbền của thiết bị đèn

 Chất lượng ánh sáng phát ra: đèn phải cho được nguồn sáng đều, đồng màu,không có hiện tượng chập chờn Ánh sáng cho ra phải chân thực về màu sắc, khônggây chói, mỏi mắt cho người dùng

 Độ bền của thiết bị đèn LED thể hiện qua chất lượng các bộ phận cấu thành đènLED như chip LED, Driver, bộ tản nhiệt, vỏ đèn Chip LED bao gồm hàng trăm các

Trang 19

linh kiện điện tử nhỏ bé, chỉ cần sử dụng một linh kiện điện tử có chất lượng thấp trong

đó là sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của cả bộ đèn Driver là bộ phận chi phối cả bộ sảnphẩm đèn LED Driver được làm sơ sài sẽ khiến chất lượng của đèn LED bị giảm đi.Driver đèn kém chất lượng cho nguồn sáng không đều Bộ phận tản nhiệt thường đượclàm từ ba chất liệu là nhôm nguyên chất, hợp kim nhôm hoặc nhựa Tản nhiệt bằngNhôm tốt nhất cũng có giá thành cao nhất Tản nhiệt chế tạo từ nhựa đi kèm chất lượngkém và khiến cho đèn nhanh hỏng

2.2.3.4 Thương hiệu và uy tin của sản phẩm:

Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát

triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thươngmại, thể hiện uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Thương hiệu sản phẩm lànhững yếu tố phi vật chất gắn liền với sản phẩm nhằm giúp cho khách hàng có đượccái nhìn tổng quan về sản phẩm mà mình cần mua

Nhắc đến thương hiệu là nhắc đến hình ảnh sản phẩm, hàng hóa hoặc doanhnghiệp với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang đến với khách hàng.Đối với đèn LED, thương hiệu thường gắn với chất lượng sản phẩm đèn, các tính năng

ưu việt như tiết kiệm điện, hiệu suất cao hay tính nghệ thuật của đèn và những dịch vụ

tư vấn, dịch vụ sau bán mà doanh nghiệp cung cấp Việc tạo dựng một thương hiệu tốt,chiếm được sự tin tưởng của khách hàng chính là điều mà các doanh nghiệp liên tụchướng tới

2.2.3.5 Doanh thu và lợi nhuận:

Doanh thu và lợi nhuận chính là mục tiêu khi các doanh nghiệp tham gia xuấtkhẩu sản phẩm sang một thị trường

Một sản phẩm có sức cạnh tranh tốt khi chiếm được thị phần lớn trên thị trường

và đem lại cho doanh nghiệp khoản doanh thu, lợi nhuận cao Doanh thu và lợi nhuậncao khiến cho doanh nghiệp có khả năng tài chính để đầu tư phát triển sản xuất cũngnhư cải thiện chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng nănglực cạnh tranh của chính sản phẩm đó

Trang 20

2.3 Phân định nội dung nghiên cứu:

Dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty CP Bóng đèn Phíchnước Rạng Đông, khóa luận này sẽ đi sâu phân tích hai vấn đề chính như sau:

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm: Bao gồm các

yếu tố vĩ mô liên quan đến thị trường Brazil và thị trường LED tại Brazil như yếu tốkinh tế chính trị, văn hóa, pháp luật; các yếu tố nội ngành như khách hàng, đối thủ cạnhtranh, sản phẩm cạnh tranh… và các yếu tố nội tại công ty như nguồn nhân lực, quy môsản xuất, tài chính công ty để thấy rõ sự tác động của các yếu tố này đến năng lực cạnhtranh của sản phẩm đèn LED của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tại thịtrường Brazil

Một số tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm để có

các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp và có hiệu quả Các tiêu chí đượcphân tích bao gồm: Chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm, Chất lượng sản phẩm vàDoanh thu, lợi nhuận từ sản phẩm

Trang 21

Chương 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BÓNG ĐÈN LED CỦA CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL

3.1 Giới thiệu về Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông:

3.1.1 Khái quát về công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông:

Tên: Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

Năm thành lập: 1961

Địa chỉ trụ sở chính: Số 87 - 89 Phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, QuậnThanh Xuân, TP Hà Nội

Địa chỉ cơ sở 2: Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh

 Sứ mệnh: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hệ thống & giải pháp chiếu sáng Chấtlượng - Tiện nghi - Tiết kiệm chi phí - Thân thiện môi trường mang tính sáng tạo cao,góp phần phát triển kinh tế xanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, gia tăng giá trị cho cổđông, nhân viên & khách hàng

 Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam tiên phong trong lĩnh vựccung cấp sản phẩm, dịch vụ, hệ thống và giải pháp chiếu sáng xanh, với sản phẩm điện

tử - chiếu sáng rắn là sản phẩm chiến lược mũi nhọn Phát triển để mãi mãi xứng danh:Rạng Đông anh hùng & có Bác Hồ

 Hệ thống thương mại:

- Mạng lưới nội địa:

+ Kênh truyền thống: Mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc, bao gồm:

 05 Văn phòng đại diện miền Bắc: Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, HảiPhòng, Vinh

 06 Chi nhánh tại miền Trung và miền Nam: Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hòa,Tp.HCM, Cần Thơ, Tiền Giang

 Hơn 500 nhà phân phối và hơn 7000 cửa hàng bán lẻ cung cấp tất cả các sảnphẩm của Rạng Đông đến với người tiêu dùng

+ Kênh hiện đại và hộ tiêu thụ tập trung: 02 Trung tâm Kinh doanh Tư vấn thiết kế vàdịch vụ chiếu sáng tại Hà Nội và Tp.HCM

Trang 22

- Mạng lưới xuất khẩu: Rạng Đông đã tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra gần

40 thị trường quốc tế, bao gồm:

Châu Âu Châu Mĩ Châu

Châu ĐạiDương

AlgeriaAngolaEgyptNigeriaSudan

Bahrain MyanmarBangladesh PakistanCambodia QatarChina Saudi ArabiaIndia South KoreaIndonesia Sri LankaIrac SyriaIran U.A.EJapan YemenJordan Laos

Australi

Bảng 3.1 Thị trường xuất khẩu của Rạng Đông

Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu 2016 – Phòng Xuất khẩu

3.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty CP Bóng đèn Phich nước Rạng Đông

Nguồn: rangdongvn.com

3.1.3 Cơ sở vật chất & Nguồn nhân lực:

Trang 23

 Về cơ sở vật chất: Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông hiện đang có 2

cơ sở sản xuất:

- Cơ sở 1 được xây dựng từ năm 1958 với tổng diện tích 57.000, bao gồm 10 phòng

ban chức năng, 02 xưởng sản xuất với 14 dây chuyền sản xuất bóng đèn huỳnh quang,bóng đèn huỳnh quang compact, 03 dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng, 03 đâychuyền sản xuất ballast điện tử, ballast sắt từ Địa chỉ trụ sở chính tại số 87 - 89 Phố HạĐình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Cơ sở 2 tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh được xây dựng từ năm 2006 với

tổng diện tích 62.000 bao gồm 04 dây chuyền sản xuất phích nước, 04 dây chuyền kéoống huỳnh quang, kéo ống compact, 02 dây chuyền thổi vỏ bóng các loại

Bảng 3.2 Cơ cấu lao động Rạng Đông giai đoạn 2014 – 2016

Nguồn: Báo cáo 2014 – 2016 - Phòng Nhân sự

3.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty

3.2.1 Lĩnh vực kinh doanh:

Ngày đăng: 21/04/2020, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo thường niên – Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (2014 – 2016) Khác
2. Báo cáo – Phòng Nhân sự (2014 – 2016) Khác
3. Báo cáo Xuất khẩu – Phòng Xuất khẩu (2014 – 2016) 4. Website: inmetro.gov.br/English Khác
5. Website: www.ledsmagazine.com Khác
6. Website: www.rangdongvn.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w