1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các bước hướng dẫn học sinh giải và chữa bài môn toán và tiếng Việt

6 2,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

Bài tập: Đồng chí hãy trình bày đáp án và hướng dẫn học sinh làm bài tập sau: 1.. Câu hỏi gợi ý các bước thực hiện *Tình huống : Trong quá trình học sinh làm bài, nếu thấy cá nhân học si

Trang 1

CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI VÀ CHỮA BÀI

PHẦN I: MÔN TIẾNG VIỆT

VD Bài tập: Đồng chí hãy trình bày đáp án và hướng dẫn học sinh làm bài tập sau:

1 Giải bài tập

2 Hướng dẫn HS làm bài tập

*Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích đề

- Gv yêu cầu 1 HS đọc đề bài

- Gv phân tích đề:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

* Bước 2: Hướng dẫn HS tìm cách làm

- Gv yêu cầu HS: Nhớ lại khái niệm

- Gv hướng dẫn bằng câu hỏi gợi mở học sinh theo hệ thống câu hỏi

( Câu hỏi gợi ý các bước thực hiện)

*Tình huống : Trong quá trình học sinh làm bài, nếu thấy cá nhân học sinh còn lúng túng hoặc làm chưa đúng, Gv sử dụng 1 số câu hỏi gợi ý từ bao quát đến chi tiết

để hướng dẫn cá nhân HS

* Bước 3 Hướng dẫn cách trình bày

- Trình bày như thế nào?

- Làm vào đâu

* Bước 4: Hướng dẫn chữa bài:

- 1 HS nêu kết quả trước lớp, cả lớp trao đổi

- 2 bạn ngồi cùng bàn trao đổi đáp án, giải thích

- Gv chốt và giải thích những từ HS còn nhầm lẫn

*Bước 5:Khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh:

- Gv yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần chốt, nhăc lại các bước cần thực hiện

PHẦN II: MÔN TOÁN

Bài tập: Đồng chí hãy giải và hướng dẫn học sinh làm bài tập sau:

1 Giải bài tập

2 Hướng dẫn HS giải bà

Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích đề.

- Gv yêu cầu 1 HS đọc đề bài

- Gv phân tích đề:

+ Đề bài cho biết gì?

+ Đề bài hỏi gì?

Bước 2: Hướng dẫn HS tìm cách giải

- Bài toán này thuộc dạng toán gì? Vì sao?

- Hãy nhớ lại các bước giải bài toán

*Tình huống: Nếu học sinh còn lúng túng, GVgợi ý theo hệ thống câu hỏi từ bao quát đến chi tiết hoặctheo

từng bước giả để gợi mở học sinh

Bước 3: Hướng dẫn HS cách trình bày:

Bước 4: Hướng dẫn chữa bài:

- Gọi 1 học sinh đọc bài làm

- Gọi học sinh nhận xét theo các câu hỏi sau:

+ Nhận xét bài làm của bạn ?

Trang 2

( Học sinh nhận xét về câu trả lời, về phép tính, về danh số ).

+ Bạn nào có câu trả lời khác ?

- Gv hướng dẫn HS lựa chọn lời giải chính xác, ngắn gọn

+ Ai có cách làm khác?

- Dự kiến cách trình bày

Bước 5: Khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh:

- Bài toán vừa làm thuộc dạng toán gì đã học ?

- Nhắc lại các bước làm?

Ví dụ : Tham khảo

PHẦN I: MÔN TIẾNG VIỆT Bài tập: Đồng chí hãy trình bày đáp án và hướng dẫn học sinh làm bài tập sau:

Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau:

Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến Bầu trời ngày thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc Rồi vườn cây ra hoa Hoa bưởi nồng nàn Hoa nhãn ngọt Hoa cau thoảng qua Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy Những thím chích chòe nhanh nhảu Những anh chào mào đỏm dáng Những bác cu gáy trầm ngâm

1 Giải bài tập

Những tính từ có trong đoạn văn trên là: xanh, vàng, rực rỡ, nồng nàn, ngọt, đầy, nhanh nhảu, đỏm dáng

2 Hướng dẫn HS làm bài tập

*Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích đề

- Gv yêu cầu 1 HS đọc đề bài

- Gv phân tích đề:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (tìm tính từ trong đoạn văn)

- GV gạch chân các từ đó để HS nắm vững yêu cầu của đề bài

* Bước 2: Hướng dẫn HS tìm tính từ

- Gv yêu cầu HS: Nhớ lại khái niệm “tính từ” ( Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm,

tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, )

- Gv hướng dẫn học sinh theo hệ thống câu hỏi sau:

+ Đoạn văn có mấy câu ?

+ Trong mỗi câu từ nào miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật ?

+ Tìm các tính từ có trong đoạn văn trên?

*Tình huống : Trong quá trình học sinh làm bài, nếu thấy cá nhân học sinh còn lúng

túng hoặc tìm từ chưa đúng, Gv sử dụng 1 số câu hỏi gợi ý để hướng dẫn cá nhân học sinh tìm được các tính từ :

- Tính từ là từ chỉ gì?

Trang 3

- Tính từ có khả năng kết hợp từ với những từ nào?

( Tính từ có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm,

quá, cực kì, vô cùng, (rất xanh, hơi vàng….)

Chú ý: Các Động từ chỉ cảm xúc (trạng thái) như : yêu, ghét, xúc động, cũng

kết hợp được với các từ : rất, hơi, lắm, Vì vậy, khi còn băn khoăn một từ nào đó là

động từ hay Tính từ thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ, Nếu kết hợp

được với các từ đó thì đó là Động từ

-Với tính từ có thể thêm từ so sánh " hơn " vào đằng sau ( ngọt ngào hơn).

+ GV cho HS tự tìm

* Bước 3 Hướng dẫn cách trình bày

C1: Gạch dưới các tính từ vào phiếu học tập

C2: Viết các tính từ đó vào vở ?

* Bước 4: Hướng dẫn chữa bài:

- 1 HS nêu kết quả trước lớp, cả lớp trao đổi

- 2 bạn ngồi cùng bàn trao đổi đáp án, giải thích

- Gv chốt và giải thích những từ HS còn nhầm lẫn: VD từ trầm ngâm là Động

từ chỉ trạng thái chứ không phải là tính từ - Từ này học sinh hay bị sai.

*Bước 5: Khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh:

- Gv yêu cầu HS nhắc lại:

+ Khái niệm về tính từ

- Dựa vào đâu để xác định được đúng các tính từ

+ Ý nghĩa của tính từ

+ Khả năng kết hợp của tính từ

PHẦN II: MÔN TOÁN

Bài tập: Đồng chí hãy giải và hướng dẫn học sinh làm bài tập sau:

Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 12m và chiều rộng bằng

7

3

chiều dài

a/ Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh vườn

b/ Tính diện tích của mảnh vườn.

1 Giải bài tập

a, Theo đề bài, ta có sơ đồ:

Chiều rộng: | | | | 12m

Chiều dài : | | | | | | | |

Hiệu số phần bằng nhau là:

Trang 4

7 – 3 = 4 (phần)

Chiều rộng mảnh vườn là:

12 : 4 x 3 = 9 (m)

Chiều dài mảnh vườn là:

9 + 12 = 21 (m)

Đáp số: Chiều rộng: 9m

Chiều dài: 21m

b, Diện tích của mảnh vườn là:

21 x 9 = 189 (m2)

Đáp số: 189 m2

2 Hướng dẫn HS giải bài tập

* Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích đề.

- Gv yêu cầu 1 HS đọc đề bài

- Gv phân tích đề:

+ Đề bài cho biết gì?( chiều dài hơn chiều rộng 36m và chiều rộng bằng 73chiều dài) + Đề bài hỏi gì? (chiều dài, chiều rộng, diện tích của mảnh vườn)

* Bước 2: Hướng dẫn HS tìm cách giải

- Bài toán này thuộc dạng toán gì? Vì sao?

(Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó vì 36 là hiệu,

7

3

là tỉ số ).

- Hãy nhớ lại các bước giải bài toán : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó để giải bai toán

- Tình huống: Nếu học sinh còn lúng túng, GVgợi ý theo hệ thống câu hỏi theo thứ

tự sau đến khi học sinh tự làm được bài:

Câu1 HS nêu các bước giải dạng toán này ?

Bước 1: Vẽ sơ đồ

Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau,

Bước 3: Tìm số lớn, (số bé)

Bước 4: Tìm số bé( số lớn)

Nếu học sinh vẫn còn lúng túng trong phần vẽ sơ đồ, Gv gợi mở tiếp bằng câu hỏi 2

Câu 2:

Dựa vào đâu để vẽ được sơ đồ?

Tỷ số 3/7 cho biết gì?

Nếu còn cá nhân học sinh lúng túng trong phàn trình bài giải , Gv có thể tiếp tục gợi

mở bằng câu hỏi tiếp theo?

Câu 3: 12 m tương ứng với mấy phần?

Câu 4: Giá trị của một phần là bao nhiêu?

Câu 5: Tìm chiều dài, chiều rộng?

Trang 5

Câu 6: Tính diện tích hình chữ nhật làm như thế nào?

*Bước 3 : Hướng dẫn HS cách trình bày:

- HS có thể vẽ sơ đồ hoặc viết bằng lời: Biểu thị chiều rộng bằng 3 phần bằng nhau thì chiều dài bằng 7 phần như thế

- Gv lưu ý HS vẽ sơ đồ: các đoạn thẳng phải bằng nhau

( GV cần minh hoạ bài làm )

* Bước 4: Hướng dẫn chữa bài:

Gọi 1 học sinh đọc bài làm

Gọi học sinh nhận xét theo các câu hỏi sau:

- Nhận xét bài làm của bạn?

( Học sinh nhận xét về câu trả lời, về phép tính, về danh số )

- Bạn nào có câu trả lời khác ?

- Gv hướng dẫn HS lựa chọn lời giải chính xác, ngắn gọn

- Ai có cách làm khác?

HS có thể làm gộp hoặc tách bước:

-Tìm giá trị của một phần với số lớn hoặc số bé

- Gv chốt:Bài toán có nhiều cách tìm chiều dài, chiều rộng khác nhau: Chiều rộng mảnh vườn là: Chiều dài mảnh vườn là:

12 : 4 x 3 = 9 (m) 12 : 4 x 7 = 21(m)

Chiều dài mảnh vườn là: Chiều rộng mảnh vườn là:

9 + 12 = 21 (m)/ 12 : 4 x 7 = 21(m) 21 – 12 = 9(m)/ 12 : 4 x 3 = 9 (m)

*Bước 5 : Khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh:

- Bài toán vừa làm thuộc dạng toán gì đã học ?

- GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết Hiệu và tỷ của 2

số đó?

Ngày đăng: 20/04/2020, 12:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w