giao an nhu tuan 6

7 214 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
giao an nhu tuan 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GV: Ngô Thị quỳnh Như Giáo án sinh Tuần: 6 NS: 24/09/10 ND: 27/09/10 Tiết 11: TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG. VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG. I. Mục tiêu: - So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới). - Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở HS. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tư duy logic, vận dụng lí thuyết vào thực tế. - Giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối. II. Chuẩn bị : - Tranh vẽ cấu tạo bộ xương người và bộ xương thú. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 11 sgk. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định : Điểm danh. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu câu hỏi : 1. Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào ? 2. Giải thích nguyên nhân xcủa sự mỏi cơ ? nêu các biện pháp chống mỏi cơ? 3. Bài mới : ∗→ Giới thiệu bài mới : Chúng ta biết rằng con người có nguồn gốc từ động vật đặc biệt là lớp thú, trọng quá trình tiến hoá con người đã thoát khỏi thế giới động vật. Cơ tghể người có nhiều biến đổi, trông đó đặc biệt là sự biến đổi của cơ và xương. Vậy những biến đổi đó là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài học hôm nay. Chúng ta học bài 11: TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG , VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG. Hoạt động 1: I. SỰ TIẾN HOÁ CỦA BỘ XƯƠNG NGƯỜI SO VỚI BỘ XƯƠNG THÚ. ♦Mục tiêu : nêu được nét tiến hoá của bộ xương người so với xương thú . Chỉ rõ sự phù hợp với dáng đứng thẳng , lao động của hệ vận động ở người. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Yêu câu học sinh hoàn thành bài tập trong bảng 11 và trả lời câu hỏi : + Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng đi bằng hai chân và lao động ? Sau đó chữa bài tập bằng cach : + Gọi đại diện nhóm lên điền vào các cột ở bảng 11. + Nhận xét và đánh giá đê hoàn thiện bảng 11. → Kết luận : Quan sát hình vẽ, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được : + Đặc điểm của cột sống. + Lồng ngực phát triển, mở rộng. + Tay, chân phân hoá, các khớp linh hoạt , tay được giải phóng. Đại diện nhóm trình bày ý kiến , các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Học sinh ghi vở phần kết luận. Tiểu kết: - Bộ xương người có cấu tạo hoàn thiện phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động. Trường THCS Kim Dồng Năm học 10- 11 GV: Ngô Thị quỳnh Như Giáo án sinh Bảng so sánh sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú. Các phần so sánh Bộ xương người Bộ xương thú Tỷ lệ so não / mặt . Lồi cằm xương mặt. Lớn. Phát triển Nhỏ. Không có Cột sống. Lồng ngực. Cong 4 chỗ. Mở rộng sang 2 bên. Cong hình cung. Phát triển theo hương lưng bụng Xương chậu. Xương đùi Xương bàn chân. Xương gót ( thuộc nhóm xương cổ chân ) Nở rộng. Phát triển, khoẻ. Xương ngón chân ngắn, bàn chân hình vòm Lớn, phát triển về phía sau. Hẹp. Bình thường. Xương ngón dài, bàn chân phẳng Nhỏ. II. SỰ TIẾN HOÁ HỆ CƠ Ở NGƯỜI SO VỚI HỆ CƠ THÚ. ♦Mục tiêu : nêu được hệ cơ ở người phân hoá thành các nhóm cơ nhỏ phù hợp với các động tác lao động khéo léo ở người Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Nêu câu hỏi : + Sự tiến hoá của hệ cơ ở người so với hệ cơ của thú thể hiện như thế nào ? Sau đó nhận xét và hướng dẫn học sinh phân biệt từng nhóm cơ, có thể mở rộng thêm :” trong quá trình tiến hoá , do ăn thức ăn chín, sử dụng các công cụ lao động ngày càng tinh xảo , do phải đi xa để tìm kiếm thức ăn nên hệ cơ xương ở người đẫ tiến hoá đến mức hoàn thiện phù hợp với hoạt động ngày càng phức tạp , kết hợp với tiếng nói và tư duy làm cho con người khác xa với động vật “ → Kết luận Cá nhân tự nghiên cứu thông tin trong sgk, quan sát hình 11.4 . Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi . Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Học sinh ghi nhớ kiến thức. Học sinh ghi vở phần tiểu kết. Tiểu kết: Các nhóm cơ chính ở người : + Cơ nét mặt : biểu thị các trạng thái khác nhau. + Cơ vận động lưỡi phát triển. + Cơ tay: phân hoá làm nhiều nhóm nhỏ như cơ gập duỗi tay, cơ co duỗi các nhóm, đặc biệt là cơ ở ngón cái. + Cơ chân lớn, khoẻ. + Cơ gập ngửa thân. III. VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG . Trường THCS Kim Dồng Năm học 10- 11 GV: Ngô Thị quỳnh Như Giáo án sinh ♦Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân một số tật về xương và có biện pháp rèn luyện bảo vệ hệ vận động Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Yêu cầu học sinh làm bài tập mục ∇ sgk, sau đó nhận xét phần thảo luận của học sinh và bổ sung kiến thức. Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi : + Hiện nay có nhiều em bị cong vẹo cột sống là do nguyên nhân nào ? + Cần làm gì để bảo vệ cột sống tránh bị cong vẹo ? → Kết luận : Học sinh quan sát hình 11.5 sgk, trao đổi nhóm thống mnhất câu trả lời. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Học sinh liên hệ thực tế của cá nhân trả lời. Học sinh ghi vở phần kết luận Tiểu kết: - Để có xương, và hệ cơ phát triển cân đối cần : + Chế độ dinh dưỡng hợp lí. + Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. + Rèn luyện thể thao và lao động vừa sức. - Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý : + Mang vác đều ở hai vai. + Lao động vừa sức. + Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiêng vẹo. 4. Củng cố: - Cho các ý trả lời : Nhóm cơ lưng, nhóm cơ bụng , nhóm cơ ngực, cơ nét mặt, cơ cánh tay, cơ cẳng tay, cơ đùi, các cơ bàn tay hãy điền vào cột A cho phù hợp với tác dụng. Các cơ (A) Tác dụng (B) 1. Gây nên những vẻ mặt khác nhau của con người 2 Nâng và hạ lồng ngực trong động tác thở. 3 Gập thân về phía trước, uốn mình về bên. 4 Tham gia vào các động tác hô hấp , ngửa lưng. 5 Gập và duỗi cẳng tay. 6 Gập và duỗi bàn tay. 7 Gập và duỗi các ngón tay. 8 Duỗi, gập và xoay cẳng chân. 5. Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi sgk. Chuẩn bị bài thực hành theo nhóm như mục II sgk trang 40. Trường THCS Kim Dồng Năm học 10- 11 GV: Ngô Thị quỳnh Như Giáo án sinh Tuần: 6. NS: 29/09/10 ND: 01/10/10 Tiết: 12 THỰC HÀNH : TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI BỊ GÃY XƯƠNG. I. Mục tiêu: - Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương. - Nêu đựơc các bước thao tác sơ cứu cho người bị gãy xương. - Biết cố định xương cẳng tay khi bị gãy. - Củng cố kĩ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục ý thức cẩn thận khi tiến hành các công tác sơ cứu. II. Chuẩn bị : Giáo viên : một số nẹp, băng y tế, dây buộc, vải sạch. Học sinh : chuẩn bị theo nhóm theo yêu cầu của mục II sgk trang 40. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định : Điểm danh. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. 3. Bài mới : ∗→ Giới thiệu bài mới : Trong thực tế, có những lần chúng ta bị gãy xương trong trường hợp này chúng ta phaỉ tiến hành các biện pháp sơ cứu để tránh bị những tổn thương khác cho xương . Hôm nay chúng ta sẽ thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương. Hoạt động 1: I. NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG. ♦Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân gây gãy xương, và các điều cần chú ý khi bị gãy xương Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Nêu câu hỏi : + Nguyên nhân nào dẫn đến sự gãy xương ? + Khi gặp người bị gãy xương chúng ta cần phải làm gì ? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tổng kết lại → Kêt luận : + Gãy xương do nhiều nguyên nhân. + Khi bị gãy xương cần phải sơ cứu tại chỗ, không được nắn bóp bừa bãi. Học sinh tảo đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, nêu lên các nguyên nhân gây gãy xương như tai nạn, trèo cây , chạy ngã . Đai diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Học sinh ghi vở phần kết luận. Hoạt động 2: II. TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ. ♦Mục tiêu : Học sinh tiến hành được các thao tác sơ cứu và băng bó cố định cho người bị nạn. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Tiến hành làm các thaotác mẫu cho học sinh quan sát, sau đó yêu cầu các nhóm bắt đầu thực hành. Các nhóm theo dõi thao tác của giáo viên, sau đó nghiên cứu sgk, tiến hành tập băng bó Trường THCS Kim Dồng Năm học 10- 11 GV: Ngô Thị quỳnh Như Giáo án sinh Giáo viên quan sát các nhóm,hướng dẫn cho các nhóm. Sau đó gọi đại diện các nhóm lên để kiểm tra và yêu cầu các nhóm nhận xét , đanh giá kết quả lẫn nhau. Các nhóm lên kiểm tra phải trình bày được : + Các thao tác băng bó. + Sản phẩm làm được. 4. Củng cố: Đánh giá chung giờ thực hành, cho điểm các nhóm làm tốt. 5. Dặn dò: Yêu cầu mỗi nhóm làm 1 bản báo cáo thu hoạch. Nhắc nhở các nhóm dọn dẹp vệ sinh lớp. Trường THCS Kim Dồng Năm học 10- 11 GV: Ngô Thị quỳnh Như Giáo án sinh Tuần: 6 NS: 28/09/10 Tiết12: TH: BIẾN DẠNG CỦA RỄ ND: 01/10/10 I/Mục tiêu bài học: - Phân biệt 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút.Hiểu được đặc điểm từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng - Nhận dạng 1 số rễ biến dạng đơn giản thường gặp - HS giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa. - Rèn kĩ năng quan sát ,so sánh , phân tích mẫu II/ Đồ dùng dạy học: 1/GV: - Kẻ sẵn bảng ở SGK trang 40 - Tranh, mẫu 1 số loại rễ đặc biệt 2/HS: - Mỗi nhóm chuẩn bị mẫu theo yêu cầu đã dặn ở tiết trước III/Hoạt động dạy học: • Mở bài : Trong thực tế, rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan mà một số cây, rễ còn có những chức năng khác nữa nên hình dạng cấu tạo của rễ thay đổi, làm rễ biến dạng. Có những loại rễ biến dạng nào? Chúng có chức chức năng gì? Đó là nội dung của bài thực hành hôm nay. • Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA RỄ BIẾN DẠNG Mục tiêu: Thấy được các hình thái của rễ biến dạng Tiến hành hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò +GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm . Đặt mẫu vật lên bàn quan sát → phân chia rễ thành các nhóm +GV gợi ý : có thể xem rễ đó ở dưới đất hay trên cây +GV củng cố thêm M/T sống của cây bần, mắm, bụt mọc…. là ở nơi ngập mặn ,hay gần ao,hồ…. +GV nhận xét hoạt động của các nhóm ( không sửa, HS tự sửa ở mục sau) HS trong nhóm đặt tất cả mẫu vật và tranh lên bàn,cùng quan sát. Dựa vào hình thái màu sắc và cách mọc đẻ phân chia rễ vào từng nhóm nhỏ: . Rễ phình dưới mặt đất . Rễ mọc đâm trên thân cây, cành . Rễ bám vào từng,vào trụ . Rễ mọc ngược lên mặt đất + Một số nhóm HS trình bày kết quả phân loại của nhóm mình Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA RỄ BIẾN DẠNG Mục tiêu: Thấy được chức năng của rễ biến dạng Tiến hành hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò +GV yêu cầuHS hoạt động cá nhân ,hoàn thành bảng trang 40 +GV treo bảng mẫu để HS tự sửa lỗi ( nếu có) +Tiếp tục cho HS làm BT nhanh SGK trang 41 + GV đưa câu hỏi củng cố bài : - Có mấy loại rễ biến dạng ? +HS hoàn thành bảng ở trang 40 vào vở BT + HS so sánh với phần nội dung ở mục 1 để sửa những chỗ chưa đúng về tên cây, các loại rễ… + 1 đến 2 HS đọc kết quả,lớp nhận xét, bổ sung Trường THCS Kim Dồng Năm học 10- 11 GV: Ngô Thị quỳnh Như Giáo án sinh - Chức năng của loại rễ biến dạng đối với cây là gì? +GV liên câu2 SGK trang 42 +GV cho HS tự kiểm tra nhau bằng cách gọi 2 HS đứng lên +Vài HS trả lời, lớp nhận xét,bổ sung + HS thực hiện theo yêu cầu * Tiểu kết: STT Tên rễ biến dạng Tên cây Đặc điểm của rễ biến dạng Chức năng đối với cây 1. Rễ củ cải củ,cà rốt… Rễ phình to Chứa chất dự trữ cho cây khi ra tạo quả 2. Rễ móc Trầu không, hồ tiêu… Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất ,móc vào trụ bám Giúp cây leo lên 3. Rễ thở Bụt mọc, mắm, bần…. Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược trên mặt đất Lấy O 2 cung cấp cho các phần rễ dưới đất 4. Giác mút Tơ hồng,tầm gửi… Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân họăc cành cây khác Lấy thức ăn từ cây * KL chung: 1 HS đọc KL cuối bài IV/KTĐG: -Câu 1,2 SGK trang 42 - BT trắc nghiệm: Khoanh tròn đầu câu trả lời đúng a/ Rễ cây trầu không, hồ tiêu, cây vạn niên thanh là rễ móc b/ Rễ cây cải củ, cây su hào, củ của câykhoai tây là rễ củ c/ Rễ cây mắm, cây bần, cây bụt mọc là rễ thở d/ Dây tơ hồng, cây tầm gửi có rễ giác mút ( Đáp án: a,c,d ) ( GV lưu ý: củ khoai tây là thân vì nếu để lộ củ có màu xanh) V/Dặn dò: - Học bài -Sưu tầm cành của cây : Râm bụt, hoa hồng,ngọn bí đỏ, cành cây khế Soạn bảng trang 45 SGK Trường THCS Kim Dồng Năm học 10- 11 . khi cây ra hoa. - Rèn kĩ năng quan sát ,so sánh , phân tích mẫu II/ Đồ dùng dạy học: 1/GV: - Kẻ sẵn bảng ở SGK trang 40 - Tranh, mẫu 1 số loại rễ đặc biệt. động cá nhân ,hoàn thành bảng trang 40 +GV treo bảng mẫu để HS tự sửa lỗi ( nếu có) +Tiếp tục cho HS làm BT nhanh SGK trang 41 + GV đưa câu hỏi củng cố

Ngày đăng: 27/09/2013, 03:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...