phân tích về các hệ thống tiền tệ quốc tế và đánh giá tính hiệu quả của chúng
Trang 1I.Lời nói đầu:
Quan hệ mậu dịch giữa các nước dẫn đến hình thành các hệ thống tiền tệquốc tế Đó là một tập hợp những quy định thống nhất giữa các nước trongviệc tổ chức và điều hành thống nhất các quan hệ tiền tệ - tín dụng phát sinhgiữa các nước nhằm thiết lập một trật tự cho các quan hệ kinh tế - mậu dịch.Bài tập này em xin phân tích về các hệ thống tiền tệ quốc tế và đánh giá tínhhiệu quả của chúng.
II.Nội dung:
1 Khái niệm hệ thống tiền tệ quốc tế:
Hệ thống tiền tệ quốc tế là tập hợp các quy tắc, thể lệ, định chế điềuchỉnh các quan hệ tài chính – tiền tệ giữa các quốc gia, nhằm bảo đảm thựchiện các giao dịch thanh toán quốc tế, bảo đảm sự ổn định và phát triển cácquan hệ kinh tế quốc tế nói chung1
2 Phân tích các hệ thống tiền tệ quốc tế:
Hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành từ cuối thế kỷ XIX và cho đếnnay đã phát triển qua bốn giai đoạn với bốn chế độ khác nhau:
a Hệ thống thứ nhất – Hệ thống bản vị vàng (1875 -1914)
a1 Nguyên tắc cơ bản:
- Tỷ giá của các đồng tiền được xác định bởi một khối lượng vàng nhấtđịnh.Hay nói một cách khác mỗi quốc gia ấn định giá vàng theo đồng tiềncủa mình.
- Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được xác định dựa trên nguyên tắcngang giá vàng.tức là thông qua giá vàng đc ấn định tính bằng các đồngtiền này.
Trang 2- Sự chuyển đổi không hạn chế một số đồng tiền ra vàng hay ngược lại từvàng ra tiền theo giá vàng đc mỗi quốc gia ấn định Sự chuyển đổi này áp dụng cho người nước ngoài Để đảm bảo chuyển đổi ra vàng của tiền tệcác Ngân hàng trung ương đã duy trì một khối lượng dự trữ vàng tươngđương với số lượng tiền phát hành.Số lượng tiền phát hành phải đảm bảobằng vàng 100%
- Vàng có thể được xuất khẩu hay nhập khẩu không hạn chế, được tự domua bán trên thị trường thế giới.
-a2 Đặc điểm:
- Tỷ giá trên thị trường ngoại hối dao động không đáng kể xung quanh mứctỷ giá trên cơ sở bản vị vàng.Biên độ dao động của tỷ giá vào khoảng 1%xung quanh mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng tương đương với chi phíchuyên chở và bảo hiểm khi chuyên chở vàng giữa các quốc gia.Hànhđộng kinh doanh chênh lệch tỷ giá làm tăng cung bảng Anh trên thịtrường ngoại hối ,dẫn đến bảng Anh giảm xuống ,có xu hướng trở về mứctỷ giá trên cơ sở bản vị vàng Do Bảng Anh định giá cao nên các nhà nhậpkhẩu Mỹ sẽ thanh toán nhập khẩu từ Anh bằng cách vận chuyển vàngsang Anh ,và các nhà nhập khẩu Anh sẽ thanh toán nhập khẩu từ Mỹ bằngcách chuyển bảng Anh ra đô la Mỹ.Điều này làm tăng cung bảng Anh trênthị trường ,làm cho bảng Anh giảm giá Hệ thống bản vị vàng về nguyêntắc ,duy trì sự ổn định cán cân thanh toán trong dài hạn.Đối với quốc giathâm hụt cán cân thanh toán,xuất hiện dòng vàng chảy ra ,lượng tiền lưuthông giảm ->Tác động làm giá và tiền lương trong nước giảm.(thiếu mộtlượng tiền mặt để mua hàng hoá ,làm cho hàng hoá bị giảm giá ) Tiềnlương giảm khi hàng hoá tiêu dùng giảm ,tác động làm cho lãi suất lạităng (do thiếu tiền mua hàng và họ phải đến ngân hàng để vay ,cho nên lãi
Trang 3suất lúc này sẽ tăng lên) Giá và lương trong nước giảm có tác động làmcho hàng hóa rẻ hơn, nhập khẩu giảm ,xuất khẩu tăng.Lãi suất tăng có thểthu hút vốn chảy vào, cán cân thanh toán được cải thiện và trở về trạngthái cân bằng Đối với các quốc gia thặng dư cán cân thanh toán,xuất hiệndòng vàng chảy vào làm lượng tiền lưu thông tăng ->Tác động làm giá vàtiền lương tăng Giá và tiền lương tăng tác động làm cho hàng hoá đắthơn,xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng Lãi suất giảm kích thích luồngvốn chảy ra ,giảm thặng dư cán cân thanh toán ,cán cân thanh toán có xuhướng trở về trạng thái cân bằng.
b Hệ thống thứ hai – hệ thống bản vị vàng – hối đoái – Hệ thống GiơNoa (1922 – 1939)
Bối cảnh ra đời của hệ thống tiền tệ Giơ Noa: Sau Thế chiến lần thứ nhất,việc khôi phục lại nền kinh tế ở các nước châu Âu trở nên cấp thiết Nhu cầuthiết lập một trật tự mới trong các quan hệ mậu dịch, tín dụng, tiền tệ quốc tếnhằm nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế bị tổn thất trong chiến tranh trởnên vô cùng cấp thiết đối với các quốc gia ở châu Âu Thực tế này đòi hỏiphải có những thỏa thuận thống nhất giữa các nước để thiết lập một trật tựmới trong các quan hệ mậu dịch, tín dụng và tiền tệ quốc tế.
b1 Nguyên tắc cơ bản:2
- Đồng USD và Bảng Anh có vai trò chính trong thanh toán và hai đồngtiền này trở thành phương tiện dự trữ chính thức (cùng với vàng) của cácquốc gia.
- Áp dụng tỉ giá hối thả nổi và bản vị vàng có giới hạn Theo chế độ này,chỉ có một số đồng tiền chủ chốt trong thanh toán quốc tế phải giữ bản vị
Trang 4vàng, còn các đồng tiền khác khi thanh toán sẽ được chuyển đổi theo mộttrong số các dồng tiền chủ chốt.
Có thể thấy được hệ thống Giơ Noa là một hệ thống trung gian giữa hệthống bản vị vàng và hệ thống hối đoái thả nổi Đến cuối thập kỷ 30 của thếkỷ XX, hệ thống Giơ Noa bị sụp đổ hoàn toàn Chế độ tiền tệ Giơ Noa tạonên nhiều lợi thế cho nước Anh trong lĩnh vực mậu dịch, dịch vụ và thanhtoán và tín dụng quốc tế Điều đó đã làm cho Chính phủ Anh “lạm dụng”quyền phát hành đồng Bảng Anh, để rồi đẩy đồng tiền lâm vào tình trạngkhủng hoảng liên tục, làm cho uy tín của nó trên trường quốc tế ngày cànggiảm sút nghiêm trọng Đánh dấu sự kiện này chính là việc nước Anh đãtuyên bố chính thức phá giá đồng tiền nước mình với mức 33% so với đồngđô la Mỹ vào ngày 21-09-1931 Việc phá giá đồng Bảng Anh – xương sốngcủa hệ thống tiền tệ Giơ Noa cũng chính là sự ‘khai tử” đối với hệ thống tiềntệ quốc tế này.
c Hệ thống thứ ba – Hệ thống Bretton-Woods (1945 -1973):
Bối cảnh ra đời của hệ thống tiền tệ Bretton-Woods: Sự sụp đổ của hệthống tiền tệ Giơ Noa làm cho các quan hệ tài chính quốc tế trở nên rối ren đãdẫn đến sự hình thành các liên minh tiền tệ do một số nước tư bản đầu sỏ cầmđầu Đó là các khu vực tiền tệ như khu vực đồng Franc Pháp, khu vực đồngđô la Mỹ, khu vực đồng Bảng Anh.
Khu vực đồng đô la do Mỹ cầm đầu tồn tại bên cạnh các đối thủ khônghơn kém là khu vực đồng Bảng Anh và khu vực Franc Pháp Nhưng sau Đạichiến thế giới lần thứ II, Mỹ trở thành cường quốc mạnh nhất thế giới vềngoại thương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất trên toànthế giới (chiếm khoảng ¾ tổng dự trữ vàng của toàn bộ thế giới tư bản) Đâychính là những yếu tố tạo nên những thế mạnh cho đồng đô la Mỹ trên trường
Trang 5quốc tế, đưa đồng tiền này lên ngôi đồng tiền chủ chốt của thế giới Tháng 7năm 1944, lợi dụng địa vị kinh tế và tài chính của mình trên trường quốc tế,Hoa Kỳ đã đứng ra triệu tập Hội nghị tiền tệ - tài chính quốc tế tại thành phốBretton-Woods với sự tham gia của 44 nước Hội nghị đã ký kết một Hiệpđịnh quốc tế bao gồm những thỏa thuận của các nước về việc thiết lập cácquan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới lầnII được gọi là hệ thống tiền tệ Bretton-Woods.
c1 Đặc điểm của hệ thống tiền tệ Bretton-Woods:3
- Áp dụng chế độ tỷ giá cố định trong ngắn hạn, còn về mặt dài hạn chophép điều chỉnh theo quan hệ cung – cầù.
- Đồng USD được lấy làm chuẩn, có chế độ bảo đảm bằng vàng (Hoa Kỳcó trách nhiệm đổi không hạn chế USD ra vàng và ngược lại cho Ngânhàng Trung ương của các nước tham gia hệ thống theo giá 35 USD = 1ounce vàng) Các quốc gia khác gắn đồng tiền của mình với đồng USDtheo tỷ giá cố định trong ngắn hạn và có điều chỉnh trong dài hạn.
- Thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với các chức năng điều tiết tỷ giágiữa các nước, giám sát việc tuân thủ các quy định về tài chính quốc tế,cấp tín dụng cho các nước thành viên khi gặp khó khăn tài chính.
- Lập quỹ dự trữ quốc tế do IMF quản lý, do các nước thành viên đóng gópbằng vàng, ngoại tệ mạnh và nội tệ, tất cả được quy đổi thành đơn vịchung là SDR được tính bằng số bình quân của giá trị 16 đồng tiền củanhững nước có lượng hàng hóa xuất khẩu vượt mức 1% kim ngạchthương mại quốc tế Đến năm 1981, giá trị SDR đã được đơn giản hóa, chỉ
Trang 6tính theo giá trị của 5 đồng tiền chủ chốt là USD, Franc Pháp, Bảng Anh,Mác Đức, Yên Nhật.
Hệ thống Bretton-Woods đã lấy USD làm chuẩn Thực chất, các nước đãcố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình theo đồng đô la Mỹ Tuy cácnước vẫn phải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước mình, nhưng chỉ làhình thức Đồng tiền các nước không tự do đổi ra vàng, muốn có vàng thìtrước hết phải đổi các đồng tiền đó thành USD, tức là các nước phải có USD,từ USD sẽ chuyển thành vàng theo tỷ giá chính thức Chính vì lẽ đó, hệ thốngBretton-Woods được gọi là bản vị vàng-hối đoái dựa trên USD, hay còn gọilà hệ thống bản vị đô la.
Hệ thống bản vị đô la đã làm cho sự liên hệ giữa đồng tiền các nướcvới vàng một lần nữa bị nới lỏng hơn Hệ thống tiền tệ này đã hợp pháp hóa,biến đồng tiền quốc gia của Mỹ trở thành đồng tiền quốc tế, chính điều đó đãkhuyến khích Hoa Kỳ lạm phát đô la Tình trạng này đã kéo theo sự lạm phátquốc tế, trước hết là ở những nước thành viên của hệ thống tiền tệ này Lạmphát ở trong nước và quốc tế làm cho uy tín của USD giảm dần Nhưng vấnđề quan trọng là ở chỗ, các nước “đồng minh” của Hoa Kỳ đã không chấphành tỷ giá cố định, không can thiệp vào thị trường tiền tệ để giữ giá USDnhư đã cam kết, mà thả nổi tỷ giá trên thị trường Đô la Mỹ càng bị mất giá,thì các nước càng tìm mọi cách để chuyển nó ra vàng với số lượng ngày càngtăng Để đối phó với tình trạng này, ngày 15 tháng 8 năm 1971, Mỹ đã phảituyên bố ngừng chuyển đổi USD ra vàng theo tỷ giá chính thức Sau đó, ngày18 tháng 12 năm 1973, USD lại một lần nữa bị phá giá với mức 10%.
Qua hai lần phá giá USD (17.89%) đã chứng tỏ rằng, những nội dungcơ bản của hệ thống tiền tệ Bretton-Woods gần như bị phá vỡ hoàn toàn.USD trở về vị trí đồng tiền quốc gia, nhưng do tiềm lực về kinh tế của Mỹ là
Trang 7rất lớn, cho nên USD vẫn còn là một đồng tiền mạnh, đồng thời nó vẫn chiếmtỷ trọng đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối của các nước.
- Áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý của Chính phủ các nước, dưới sựdám sát và hỗ trợ của IMF.
- Cho phép các nước được liên kết để thành lập hệ thống tiền tệ khu vực- Đơn vị thanh toán chính thức giữa IMF và các nước thành viên là SDR.
Tuy nhiên, trong thanh toán và giao dịch quốc tế giữa các nước, đồngUSD vẫn giữ vai trò chủ chốt Giá trị đồng SDR được xác định 5 năm mộtlần dựa trên giá trị tiền tệ của nhóm 5 nước.
Hệ thống tiền tệ Gia-mai-ca đã hoạt động được hơn 30 năm nay, sau nhiềulần cải tiến và có tác dụng và hiệu quả hoạt động khá tốt.
3 Đánh giá tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tế:
Việc đánh gía tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tế cần dựa trênnhững tiêu chí như sau:
Trang 8a Độ tin cậy về cả lý thuyết lẫn thực tế của hệ thống: Sự xác định tỷ giá
hối đoái trên lý thuyết là phải phù hợp với trên thực tế, tính công bằngtrong việc xác định tỷ giá phải thật cao Từ đó tạo sự tin cậy lẫn nhauvà sự tin cậy vào hệ thống của các bên tham gia thì hệ thống tiền tệnày, họ sẽ tham gia hệ thống một cách hiệu quả nhất, làm nên thànhcông cho hệ thống.
b Tính ổn định của hệ thống khi vận hành: Tính ổn định của một hệ
thống tiền tệ khi vận hành là hết sức quan trọng, là yếu tố chủ chốttrong hiệu quả của hệ thống Trước những biến động lớn về chính trịcủa thế giới thì một hệ thống tiền tệ có tính ổn định cao mới có thểđứng vững trong mọi hoàn cảnh, góp phần lớn giúp nền kinh tế thế giớibình ổn qua qua mọi biến đọng, nếu có khủng hoảng về kinh tế thì đưanền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
c Khả năng đảm bảo cho đồng tiền của các hệ thống tiền tệ riêng củacác quốc gia và khu vực chuyển đổi dễ dàng với nhau mà không gâynên những tác động xấu:
Tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tế cũng thể hiện qua việcthực hiện các chức năng của nó Chức năng chính của một hệ thống tiền tệchính là xác lập tỉ giá hối đoái và phương tiện thanh toán giữa các đồngtiền và phương tiện thanh toán, đảm bảo cho việc thực hiện các thanh toánquốc tế, sau nữa là bảo đảm sự ổn định và phát triển các quan hệ kinh tếquốc tế nói chung Một hệ thống tiền tệ cần thực hiện thật tốt chức năngchính của mình và phải có những tác động tích cực, góp phần lớn cho việcđiều hòa và thúc đấy sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế
III Kết luận:
Trang 9Thế giới luôn cần phải có một hệ thống tiền tệ quốc tế để thực hiện và pháttriển quan hệ kinh tế quốc tế Với chút hiểu biết và kiến thức về quan hệ kinhtế quốc tế, em xin được phân tích và có sự đánh giá đối với các hệ thống tiềntệ quốc tế trên Do vốn hiểu biết có hạn nên bài làm chắc hẳn còn có nhiềuthiếu sót Mong thầy cô xem xét.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1 Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - Đại học luật HàNội – Nhà xuất bản công an nhân dân 2008
http://www.maxi-forex.com/57/cac-che-do-tien-te-quoc-te/
Trang 11c Hệ thống thứ ba – Hệ thống Bretton – Woods (1945-1973)d Hệ thống thứ tư – Hệ thống Gia-mai-ca (từ 1976)
3 Đánh giá tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tếa Độ tin cậy về cả lý thuyết lẫn thực tế của hệ thốngb Tính ổn định của hệ thống khi vận hành
c Khả năng bảo đảm cho đòng tiền của các hệ thống tiền tệ riêng củacác quốc gia và khu vực chuyển đổi dễ dàng với nhau mà không gâynên những tác động xấu
III Kết luận
Đề bài: Phân tích về các hệ thống tiền tệ quốc tế Theo anh/chị, việc đánh giá tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tế phải dựa trên tiêu chí nào? Tại sao?